Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn phối hợp giáo dục học sinh vi phạm nội quy nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.46 KB, 12 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TÂN PHÚ
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHỐI HỢP GIÁO DỤC HỌC SINH
VI PHẠM NỘI QUY NHÀ TRƯỜNG

Người thực hiện: Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 
(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: Giáo dục học sinh



(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm khơng thể hiện trong bản in SKKN
 Mơ hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)



Năm học: 2013-2014


BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Văn Sơn
2. Ngày tháng năm sinh: 1964
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: ấp 114, thị trấn Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.
5. Điện thoại:

(CQ)/ 0613.851195

6. Fax:

(NR); ĐTDĐ: 016859244581

E-mail:

7. Chức vụ: Nhân viên Bảo vệ.
8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, cơng việc hành chính, cơng việc chun
mơn, giảng dạy mơn, lớp, chủ nhiệm lớp,…):
9. Đơn vị công tác: Trường Trung học phở thơng Tân Phú.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chun mơn, nghiệp vụ) cao nhất: Lớp 6/12.
- Năm nhận bằng:

- Chuyên ngành đào tạo:
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chun mơn có kinh nghiệm:
Số năm có kinh nghiệm:
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:


SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT TÂN PHÚ
___________________________________________

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________________________________________________________________

Định Quán, ngày 26 tháng 5 năm 2014

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013 - 2014
______________________

Tên sáng kiến kinh nghiệm: “PHỐI HỢP GIÁO DỤC HỌC SINH VI
PHẠM NỘI QUY NHÀ TRƯỜNG”.
Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Sơn
Chức vụ: Nhân viên bảo vệ.
Đơn vị: Trường Trung học phổ thông Tân Phú.
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực
khác)
- Quản lý giáo dục


- Phương pháp dạy học bộ môn: ……. 
- Phương pháp giáo dục 
- Lĩnh vực khác: giáo dục học sinh 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị
Trong Ngành 



1.Tính mới: (Đánh dấu X vào 01 trong 03 ơ có mức độ giải pháp thay thế đạt
được dưới đây)
- Đề ra các giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng
đắn



- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học,
đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng
ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả: (Đánh dấu X vào 01 trong 05 ơ có mức độ giải pháp thay thế đạt
được dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có
hiệu quả cao

- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có. Đã thực hiện trong toàn ngành
có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả
cao




- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã thực hiện tại đơn vị có hiệu
quả



- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng
ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả ở đơn vị 


3. Khả năng áp dụng: (Đánh dấu X vào 01 trong 03 ô ở mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:
Trong Tổ/Phịng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 

Trong ngành 

- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 

Trong ngành 

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 

Xếp loại chung: Xuất sắc




Khá



Đạt



Trong ngành 

Không xếp loại 

Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao
chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh
nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến
kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn
trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao
chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ vào các ô tương ứng, có ký tên xác nhận
của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối
mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
NGƯỜI THỰC HIỆN
SKKN

XÁC NHẬN CỦA
TỔ CHUYÊN MÔN

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ



PHỐI HỢP GIÁO DỤC HỌC SINH VI PHẠM NỘI QUY
NHÀ TRƯỜNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trường Trung học phổ thông Tân Phú được hình thành và phát triển gần
38 năm (từ tháng 7/1976 đến nay). Địa điểm trường đặt ở vị trí trung tâm của
huyện Định Quán (thuộc thị trấn Định Quán, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai).
Là một trường trọng điểm của huyện, học sinh được tuyển chọn vào lớp 10 đầu
cấp THPT thông qua hình thức thi tuyển nên phần đông số học sinh đầu vào hầu
hết đạt học lực và hạnh kiểm đều từ loại khá, giỏi và tốt trở lên.
Số học sinh toàn trường mỗi năm học duy trì ở mức trên, dưới 1.500 học
sinh cho 36 lớp (mỗi khối 12 lớp); trong tổng số học sinh có khoảng gần 250 học
sinh là người dân tộc Hoa đã sinh sống lâu năm tại địa phương.
Với tuổi “dậy thì” của học sinh cấp trung học phổ thông, với tuổi 15, 16
việc phát triển tâm sinh lý được nẩy sinh tính hiếu động tự nhiên giữa thiếu nhi và
thiếu niên là điều tự nhiên. Khi mới bước vào học lớp 10 các em còn e dè, ngoan
hiền, lễ phép chấp hành tốt nội quy, kỷ luật của nhà trường. Đến khi đã lên lớp 11
và 12 có một số rất ít học sinh đã thể hiện một số hành động, hành vi vi phạm nội
quy, kỷ luật nhà trường. Với các lỗi học sinh thường mắc phải như:
- Chen lấn nhau khi ra, vào cổng trường, gây gỗ lớn tiếng lẫn nhau làm
mất cảnh quan, trật tự trong nhà trường (thường xảy ra vào sáng thứ hai, phải vào
sớm 15 phút để chuẩn bị cho buổi chào cờ và sinh hoạt đầu tuần).
- Một số ít học sinh đến trường trong lúc toàn trường đang chào cờ sáng
thứ hai hàng tuần, nhưng vẫn cố gắng chạy vào lớp.
- Một số ít học sinh đi học bằng xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm.
- Thường trong các dịp sau thời gian nghỉ tết nguyên đán (âm lịch), các em
có những đổi mới theo mốt như: tóc được nhuộm vàng; tóc kiểu đứng ngược; đi
dép kiểu…
- Bất chợt, có những lúc tan trường đã xảy ra những cuộc cãi vã lẫn nhau,

có hiện tượng ấu đã theo nhóm thanh niên, học sinh trong và ngoài nhà trường dự
tính đánh nhau trước cổng trường.
- Vệ sinh trường lớp, đôi lúc có một số ít học sinh nữ mua quà vặt ăn,
uống dọc đường đưa vào sân trường rồi tự ý bỏ rác tùy tiện không đúng nơi, đúng
chỗ, có khi còn đưa vào lớp học bỏ vào hộc bàn; chưa có ý thức về vệ sinh trường
lớp và nơi công cộng. Nhất là sau dịp nghỉ tết, thường gặp phải các loại rác khó để
quét dọn sạch được (hạt dưa, mứt kẹo, sing gum…).
- Trong các kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, một số học sinh hầu
như đã cố tình quên về việc chấp hành nội quy, kỷ luật nhà trường nên đã mắc phải


một số lỗi vi phạm nhất định không thể kể hết được, nhất là sau mỗi buổi thi được
kết thúc và buổi thi sau cùng.
Những lỗi vi phạm trên, thường xảy ra là những học sinh có “khuyết tật”
về hạnh kiểm chỉ ở mức trung bình và học lực cũng chỉ ở mức trung bình trở
xuống.
II. CÁC SỰ VIỆC XẢY RA VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
Với những lỗi học sinh vi phạm nội quy, kỷ luật nhà trường như đã nêu
trên. Với trách nhiệm là nhân viên bảo vệ nhà trường làm nhiệm vụ trực cổng ra,
vào trường trong các tiết ra, vào lớp, giờ tan trường và giữ trật tự, an toàn trong
khu vực trường và trước cổng trường. Theo từng lỗi vi phạm của một số ít học
sinh như nêu trên, tôi đã thực hiện từng giải pháp để giáo dục học sinh hạn chế tối
thiểu mức độ vi phạm và không còn vi phạm nội quy nhà trường. Cụ thể như sau:
+ Với việc: Chen lấn nhau khi ra, vào cổng trường, gây gỗ lớn tiếng lẫn
nhau làm mất cảnh quan, trật tự trong nhà trường (thường xảy ra vào sáng thứ hai,
phải vào sớm 15 phút để chuẩn bị cho buổi chào cờ và sinh hoạt đầu tuần).
Sự việc này thường xảy ra đối với một số ít học sinh thường đi học đến
trường chậm trễ, khi nghe có tiếng trống thì dắt xe chạy ào vào cổng trường,
không chú ý đến người đi trước, xô đẩy, chen lấn để được vào kịp tiết sinh hoạt.
Do vậy, người này lấn người kia, nhất là những lúc mùa mưa, việc chen lấn đã làm

bùn đất lấm lem vào y phục của người khác hoặc làm cho bị té xe… để dẫn đến
việc gây gỗ lớn tiếng lẫn nhau (hầu hết là học sinh nữ).
Với sự việc trên, tôi đã nhắc nhở các em nên đi học đến trường trước giờ
sinh hoạt sáng thứ hai từ 20 phút để không phải chen lấn, xô đẩy lẫn nhau để sự
việc phải xảy ra gây mất đoàn kết, mất đi tình, nghĩa học trò dưới một mái trường
gắn liền với ba năm học, mỗi ngày đều gặp nhau trong sân trường… Nếu bị phải
trễ giờ vào lớp ít nhiều thì đã mắc lỗi rồi, chịu lỗi để lần sau biết khắc phục đi sớm
hơn, không nên chen lấn nhau, gây gỗ lớn tiếng lẫn nhau trước cổng trường để làm
mất đi cái lớn hơn là nhân cách của một học sinh cấp trung học phổ thông, là anh,
là chị của các em ở các cấp dưới (tiểu học và trung học cơ sở).
+ Với việc: Một số ít học sinh đến trường trong lúc toàn trường đang chào cờ
sáng thứ hai hàng tuần, nhưng vẫn cố gắng chạy vào lớp.
Là một việc thường gặp vào sáng thứ hai, một số ít học sinh đưa xe vào
bãi giữ xe và một số học sinh đi bộ vào cổng trường. Khi nghe có hiệu lệnh bắt
đầu chuẩn bị chào cờ, các em đã vội vã chạy thật nhanh để vào hàng lớp của mình.
Với sự việc này, tôi đã ngăn lại để không cho các em chạy vào sân trường
và đồng thời nhắc nhở các em này phải đứng lại ngay, nghiêm trang chào cờ tại
chỗ, chờ cho đến hết bài hát quốc ca và phút mặc niệm xong, mới được nghỉ và
ngồi một nơi nhất định cho đến khi hết tiết sinh hoạt mới vào lớp. Tôi đã nhắc nhở
các em phải biết nhận thức và có ý thức về tác phong, chuẩn mực của người công
dân thể hiện lòng yêu nước phải thể hiện sự nghiêm trang ở bất cứ nơi nào, lúc nào
khi nghe tiếng hát quốc ca, khi thấy chào cờ là nơi đó đang thể hiện tinh thần dân
tộc, tinh thần bảo vệ tổ quốc…


+ Với việc: Một số ít học sinh đi học bằng xe đạp điện không đội mũ bảo
hiểm.
Theo chỉ đạo của các cấp về việc cấm và hạn chế học sinh đi học bằng
phương tiện xe máy có phân khối lớn (trên 50 cc) và sự tích cực của Đội cảnh sát
giao thông huyện thường xuyên có mặt ở các điểm đi, về trong giờ đi học và giờ

tan học của học sinh đã hạn chế được số học sinh đi học bằng phương tiện xe máy.
Một số ít học sinh (chủ yếu là học sinh nữ) đôi lúc đi học sử dụng phương tiện xe
đạp điện vào cổng trường không đội mũ bảo hiểm. Với trách nhiệm là bảo vệ nhà
trường, tôi đã bắt các em phải ngừng xe trước khi vào cổng trường, với lý do này,
lý do nọ do vội vã trễ giờ học của các em. Tôi đã nhắc nhở các em về việc phải
tuân thủ và chấp hành đúng Luật an toàn giao thông, dù phải ở bất cứ trường hợp
cấp bách nào cũng luôn phải có ý thức chấp hành và tuân thủ tuyệt đối để bảo vệ
tính mạng cho bản thân mình và cho người khác. Để tạo điều kiện cho các em vào
lớp kịp tiết học, tôi đã tạm để xe các em vào một chỗ quy định và đề nghị các em
liên lạc với gia đình đến đưa mũ bảo hiểm để hết giờ học mới để các em đem xe ra
khỏi cổng trường.
+ Với việc: Trong các dịp sau thời gian nghỉ tết nguyên đán (âm lịch), các em
có những đổi mới theo mốt như: tóc được nhuộm vàng; tóc kiểu đứng ngược; đi
dép kiểu…
Với các sự việc: Nhuộm tóc vàng (cả học sinh nam lẫn học sinh nữ); tóc
kiểu đứng ngược; đi dép kiểu; đồng phục theo mốt… Là những sự việc bất
thường, thường xảy ra sau những ngày nghỉ tết nguyên đán dài ngày (thường trên
10 ngày). Một số ít học sinh đã có sự biến dạng “đột xuất”. Khi có những hiện
tượng lạ này, tôi đã cùng phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh nhà trường tập hợp số học sinh này lại nhắc nhở các em có các biểu hiện
“thay đổi” này là không phù hợp với tính cách của một học sinh và đề nghị các em
phải thực hiện việc thay đổi hình thái này về đúng hình thái ban đầu theo nguyên
mẫu của một học sinh chân thực. Yêu cầu các em phải thực hiện ngay cho buổi
học ngày hôm sau đúng nghĩa là học sinh chân thực.
+ Với sự việc: Đôi lúc có những buổi tan trường đã xảy ra những cuộc cãi vã
lẫn nhau, có hiện tượng ấu đã theo nhóm thanh niên, học sinh trong và ngoài nhà
trường dự tính đánh nhau trước cổng trường.
Với tâm sinh lý của các em có sự phát triển và có tính hiếu động bằng
những hành động vũ lực đôi khi không thể hạn chế được khi có những sự việc bất
đồng xảy ra; với các yếu tố này, đôi khi sự việc xảy ra giữa mối quan hệ về giới

tính đã là một nguyên nhân để dẫn đến sự xô sát này. Những mâu thuẩn này, các
bên (là học sinh giữa nam với nam; giữa nữ với nữ hoặc giữa nam với nữ), có
những mâu thuẫn mới được xuất phát, có những mâu thuẫn đã có trước… Những
mâu thuẫn này không thể xử sự trong lớp hoặc trong nhà trường được. Các em đã
cố tình xử sự lẫn nhau khi ra khỏi cổng trường; có lúc ở đoạn gần, có lúc ở đoạn
xa trước cổng cổng trường.
- Thường ở đoạn gần trước cổng trường là giữa học sinh nữ với nữ được
biểu hiện qua sự cãi vã, xô đẩy xe lẫn nhau, không để xảy ra sự việc nghiêm trọng


và thường xảy ra mang tính đột biến, bất thường. Trong trường hợp này, với trách
nhiệm là nhân viên bảo vệ trước cổng trường, sau các tiết tan trường, tôi luôn cảnh
giác để xử lý các tình huống bất thường xảy ra. Với tình huống này, tôi luôn có
mặt kịp thời để giải tán và tách biệt các em, tìm hiểu sự việc mâu thuẫn và giải
thích cho các em không nên hành động kiểu “chợ, búa” như thế trước cổng trường
làm mất đi hình ảnh của nữ sinh duyên dáng của thời đại văn minh, tiến bộ và có
văn hóa.
- Có những lúc bất thường, như đã có sự chuẩn bị trước. Một số thanh niên
tụ tập chờ học sinh nam vừa ra khỏi cổng trường đi một đoạn thì xông ra gây hấn,
gây sự để có hành động vũ lực “dạy cho một bài học”. Với tinh thần cảnh giác,
cũng như nhận được các nguồn tin của học sinh trong nhà trường và của nhân dân
khu vực trước cổng trường, tôi đã thông qua Ban Giám hiệu nhà trường báo cáo
cho công an khu vực địa phương được biết trước lúc tan trường sẽ có sự việc để
các anh thường xuyên có mặt trước các điểm có những thanh niên xấu để răn đe và
giải tán sớm nhất khi tan trường. Do có sự tích cực phối hợp của công an khu vực
địa phương nên đã giữ vững được an ninh trật tự trước cổng trường, không có sự
việc đáng tiếc xảy ra.
+ Với việc: Vệ sinh trường lớp, đôi lúc có một số ít học sinh nữ mua quà vặt
ăn, uống dọc đường đưa vào sân trường rồi tự ý bỏ rác tùy tiện không đúng nơi,
đúng chỗ, có khi còn đưa vào lớp học bỏ vào hộc bàn; chưa có ý thức về vệ sinh

trường lớp và nơi công cộng. Nhất là sau dịp nghỉ tết, thường gặp phải các loại rác
khó để quét dọn sạch được (hạt dưa, mứt kẹo, sing gum…).
- Vệ sinh môi trường luôn là chủ đề được Ban Giám hiệu và Tổ chức Đoàn
TNCSHCM quan tâm và tuyên truyền xuyên suốt trong các buổi sinh hoạt toàn
trường vào các sáng thứ hai; được học sinh thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, vẫn
có một số ít học sinh nữ trên đường đi học đến trường vội cho kịp thời giờ vào lớp
đã mua quà vặt trên đường đi đưa vào trường, vào lớp; có học sinh ăn uống xong
tại sân trường đã vội vã bỏ rác ngay dưới gốc cây, trên sân cỏ một cách len lút bất
thường; có học sinh đưa vào lớp ăn, uống xong bỏ trong hộc bàn học “như không
có gì xảy ra”
- Với những học sinh bỏ rác dưới gốc cây hoặc trên sân cỏ nhà trường
(thường ở buổi trước đầu giờ học buổi sáng). Khi ăn, uống xong thuận tiện trên
đường vào lớp các em đã tự ý bỏ rác ngay trên đường có gốc cây hoặc trên sân cỏ
trường. Với trường hợp này, tôi đã gọi học sinh lại nhắc nhở các em có ý thức về
vệ sinh nơi công cộng, nhất là nhà trường nơi các em có nhiều gắn bó với môi
trường sư phạm, học đường nên phải biết giữ gìn và tạo cảnh quan môi trường
xanh, sạch, đẹp như đúng tên gọi của nó. Có ý thức về vệ sinh môi trường nơi các
em đang học thì mới biết được môi trường của đất nước, môi trường là mái nhà
chung của cộng đồng và của cả nhân loại như các em đã học.
+ Trong các kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, một số học sinh hầu như
đã cố tình quên về việc chấp hành nội quy, kỷ luật nhà trường nên đã mắc phải một
số lỗi vi phạm nhất định không thể kể hết được, nhất là sau mỗi buổi thi được kết
thúc và buổi thi môn sau cùng.


Trong các ngày thi tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm, là những
buổi thi nặng nề, vất vả về trí lực để hoàn thành tốt chương trình bậc trung học phổ
thông. Có lẽ buổi thi môn sau cùng, cũng là buổi phải tập trung và chuẩn bị cho
các tình huống xảy ra không thể lường trước được. Đây có thể coi là thời gian
nhạy cảm nhất với những bất đồng, những mâu thuẫn có thể xảy ra. Tôi luôn luôn

đề cao cảnh giác với những hiện tượng tiêu cực bất thường có thể xảy ra trước
cổng trường, vì đây là thời gian “tự do” đối với những học sinh tiêu cực do không
còn ai trong nhà trường quản lý nữa. Tôi đã luôn phối hợp với công an khu vực địa
phương (cùng bảo vệ cho công tác coi thi tại trường) luôn cảnh giác, phòng ngừa
và ngăn chặn trước các học sinh “chậm tiến bộ” có hành vi đụng độ với học sinh
khác do những mẫu thuẫn trong phòng thi hoặc những mâu thuẫn trong lúc còn
học trong nhà trường.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện xử lý các sự việc trên đôi lúc cũng gặp
phải một số ít học sinh cá biệt: vi phạm nhiều lần dù đã được nhắc nhở, có lúc gặp
học sinh ngang bướng, cải lại và đôi lúc còn hạ thấp công việc của tôi ở mức độ
“chỉ là nhân viên bảo vệ”. Ngoài sự kiên trì của bản thân có giới hạn, tôi phải phối
hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp của học sinh “cá biệt” để cùng phối hợp giữa nhà
trường và gia đình để xử lý vụ việc và giúp học sinh được tiến bộ.
III. HIỆU QUẢ MANG LẠI.
Với những việc làm được coi như giải pháp tôi đã trình bày trên, với quá
trình thực hiện trong nhiều năm học qua, từng năm học qua đi đã có sự cải thiện
đáng kể về việc học sinh có ý thức chấp hành tốt nội quy, kỷ luật trong nhà trường.
Hạn chế được tối đa những thiếu sót của học sinh khi mắc phải các lổi vi phạm.
Kết quả đã mang lại theo từng sự việc có thể minh chứng cho cả năm học 20132014 như sau:
+ Với việc: Chen lấn nhau khi ra, vào cổng trường, gây gỗ lớn tiếng lẫn
nhau làm mất cảnh quan, trật tự trong nhà trường (thường xảy ra vào sáng thứ hai,
phải vào sớm 15 phút để chuẩn bị cho buổi chào cờ và sinh hoạt đầu tuần).
Kết quả mang lại: Số học sinh chen lấn khi ra, vào cổng trường vào sáng
thứ hai và những ngày học khác hầu như đã giảm hẳn từ học kỳ II năm học 20132014; đầu năm học mỗi buổi học có từ 15 đến 20 học sinh đã giảm hẳn đôi lúc chỉ
còn từ 1 đến 3 em vào trễ, không còn hiện tượng chen lấn, xô đẩy lẫn nhau.
+ Với việc: Một số ít học sinh đến trường trong lúc toàn trường đang chào cờ
sáng thứ hai hàng tuần, nhưng vẫn cố gắng chạy vào lớp.
Kết quả mang lại: Hầu như từ giữa tháng 11/2013 đến cuối năm học không
còn trường hợp học sinh đến trường chậm trễ trước lúc toàn trường đang chào cờ,
mặc niệm sáng thứ hai hàng tuần.

+ Với việc: Trong các dịp sau thời gian nghỉ tết nguyên đán (âm lịch), các em
có những đổi mới theo mốt như: tóc được nhuộm vàng; tóc kiểu đứng ngược; đi
dép kiểu…
Kết quả mang lại: Trong dịp tết Giáp Ngọ vừa qua, hiện tượng các em học
sinh đổi mới theo mốt: tóc nhuộm vàng; tóc kiểu đứng ngược; đi dép kiểu … đã có


những hạn chế, khắc phục nhất định. Số lượng có giảm hẳn đáng kể, các trường
hợp theo mốt mới trên chỉ còn mắc phải ở những em chủ yếu là người dân tộc Hoa
là 6 học sinh, đã được khắc phục ngay trong buổi học ngày hôm sau.
+ Với sự việc: Đôi lúc có những buổi tan trường đã xảy ra những cuộc cãi
vã lẫn nhau, có hiện tượng ấu đã theo nhóm thanh niên, học sinh trong và ngoài
nhà trường dự tính đánh nhau trước cổng trường.
Kết quả mang lại: Từ đầu tháng 10/2013, những buổi tan trường hầu như
không còn xảy ra những cuộc cãi vã lẫn nhau (hầu hết là học sinh nữ); hiện tượng
ấu đã theo nhóm thanh niên, học sinh trong và ngoài nhà trường dự tính đánh nhau
trước cổng trường không còn hiện tượng xảy ra trước cổng trường, đảm bảo được
công tác an ninh trật tự trước và trong nhà trường.
+ Với việc: Vệ sinh trường lớp, đôi lúc có một số ít học sinh nữ mua quà vặt
ăn, uống dọc đường đưa vào sân trường rồi tự ý bỏ rác tùy tiện không đúng nơi,
đúng chỗ, có khi còn đưa vào lớp học bỏ vào hộc bàn; chưa có ý thức về vệ sinh
trường lớp và nơi công cộng. Nhất là sau dịp nghỉ tết, thường gặp phải các loại rác
khó để quét dọn sạch được (hạt dưa, mứt kẹo, sing gum…).
Kết quả mang lại: Vệ sinh trường lớp đã được phát huy tích cực, không
còn hiện tượng vứt, xả rác bừa bải. Một số ít học sinh nữ đã nhận thức đúng đắn
về vệ sinh môi trường ngày càng tiến bộ và đã thực hiện hiện tốt về cảnh quan môi
trường xanh, sạch, đẹp trong nhà trường. Không còn học sinh nào xả rác vào gốc
cây và sân cỏ trong sân trường.
+ Trong các kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, một số học sinh hầu như
đã cố tình quên về việc chấp hành nội quy, kỷ luật nhà trường nên đã mắc phải một

số lỗi vi phạm nhất định không thể kể hết được, nhất là sau mỗi buổi thi được kết
thúc và buổi thi môn sau cùng.
Kết quả mang lại: Trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2013,
có lẽ được coi là kỳ thi có tính ổn định nhất, không có trường hợp xấu nào xảy ra
hoặc có học sinh mắc phải lỗi vi phạm sau buổi thi môn sau cùng. Tình hình an
ninh trật tự trước cổng trường được ổn định và học sinh đã thực hiện có trật tự khi
ra về với tinh thần sảng khoái sau kỳ thi. Trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ
thông sắp tới này, với tình hình theo dõi diễn biến của học sinh trong năm học qua,
tin tưởng rằng học sinh sẽ phát huy tốt kết quả học tập và rèn luyện và có ý thức
chấp hành tốt nội quy nhà trường thì kết quả thực hiện sẽ được tốt đẹp.
Với những kết quả mang lại như tôi đã trình bày trên, ngoài một phần công
sức phấn đấu nhỏ của bản thân, chủ yếu nhờ vào sự phối hợp tích cực của các tổ
chức trong nhà trường như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; của tập thể
Giáo viên chủ nhiệm lớp cùng sự phối hợp tích cực của các anh Công an khu phố
địa phương đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Với gần 20 năm gắn bó với công việc: tham gia quân đội nhân dân Việt
Nam tình nguyện qua Campuchia hơn 3 năm và gần 17 năm làm công tác bảo vệ
tại Trường Trung học phổ thông Tân Phú. Tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.


Khi được nhà trường phân công làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm từ đầu
năm học 2013-2014, tôi thật sự tôi rất lo lắng, vì trình độ học vấn có hạn chế, do
hoàn cảnh khó khăn gia đình nên đã phải dở dang việc học từ lúc còn bé, chỉ hòn
thành xong bậc tiểu học giữa đường. Với sự trình bày trong “Sáng kiến kinh
nghiệm” của tôi chủ yếu là thấy sự việc mình làm đến đâu, giải quyết được vấn đề
nào với cái chính nhất là tạo điều kiện và giúp đỡ cho học sinh biết khắc phục khó
khăn, hạn chế được những khuyết điểm do vô tình hoặc cố ý mắc phải lỗi thì phải
khắc phục và sửa chữa lỗi để xứng đáng là người học trò ngoan, tốt.
Mong được sự thông cảm của các thành viên trong tổ, của lãnh đạo nhà

trường và các cấp xem xét miễn chấp cho tôi về việc trình bày cả về nội dung và
hình thức cũng như bố cục của bài viết này. Xin được sự góp ý chân thành của các
cấp để tôi củng cố thêm sự hiểu biết hơn.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG.
Những sự việc nêu trên là sự việc thường xảy ra ở các trường học khác và
mỗi đơn vị đều có trách nhiệm giải quyết sự việc để hạn chế mức thấp nhất các
hiện tượng tiêu cực xảy ra. Do vậy, đề tài này có thể chỉ áp dụng tại trường, mỗi
năm học mới, mỗi một ngày mới sẽ có sự phát triển hơn để giữ vững an ninh trật
tự và tạo được môi trường tốt hơn, mới hơn trong nhà trường gắn liền với cuộc vận
động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

Định Quán, ngày 22 tháng 5 năm 2014
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Văn Sơn




×