Đề tàiĐề tài: “Hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức hiện nay. Thực trạng & giải pháp” -
Nhóm 14
LỜI NÓI ĐẦU
Chảy máu chất xám” vẫn luôn là một vấn đề nhức nhối đối với các quốc gia
đang phát triển, khi mà hàng loạt nhân tài và những nhân công được rèn luyện có kỹ
năng cao ở những nước nghèo đua nhau đi tìm “miền đất hứa” ở những cường quốc
phát triển hơn.
Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, hiện tượng “chảy máu chất xám” (từ nước này
sang nước khác) là một hiện tượng được nhiều người, trong chính quyền cũng như
ngoài xã hội, đặc biệt quan tâm. Ngay các quốc gia tiền tiến Tây Âu và Canada thỉnh
thoảng cũng bộc lộ nhiều lo lắng về chất xám của họ di cư sang Mỹ. Và chính ở Mỹ,
trong vài năm gần đây, do hậu quả những luật lệ cấm đoán một số đề tài nghiên cứu
sinh y học tại nước này, cũng bị thất thoát nhiều khoa học gia sang Anh. Tuy nhiên,
cho đến nay, sự chảy máu chất xám trầm trọng nhất vẫn là từ các quốc gia nghèo, kém
phát triển Á, Phi, Mỹ La Tinh (và mới đây là Đông Âu) sang các quốc gia giàu, đã
phát triển, ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
Nguồn nhân lực Việt Nam – đặc biệt là nhân lực “chất xám” – có thể là khá tốt
với những đặc điểm như thông minh, ham học hỏi, tiếp thu nhanh với nguồn tri thức
Thế giới, nguồn lực dồi dào và có độ tuổi khá trẻ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp trong
nước vẫn chưa thực sự đánh giá đúng vai trò và vị trí của nguồn nhân lực này, nên
việc sử dụng họ không đạt hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, hiện tượng “Chảy
máy chất xám” đã và đang diễn ra một cách mạnh mẽ và nhanh chóng trong nền kinh
tế nước ta hiện nay.
Để có một chính sách đúng đắn đối với hiện tượng này, và cụ thể hơn là để cá
nhân chất xám có những quyết định sáng suốt cho tương lai bản thân và gia đình,
những lý do thường viện dẫn để giải thích cái “không tốt”, hoặc “tốt”, của sự chảy
máu chất xám, cũng như những phản luận, cần được xem xét cặn kẽ và khách quan.
Trang 1
Đề tàiĐề tài: “Hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức hiện nay. Thực trạng & giải pháp” -
Nhóm 14
MỤC LỤC
I/ CÁC KHÁI NIỆM……………………………………………….……… 3
1. Chất xám………………………………………………………… 3
2. Chảy máu chất xám……………………………………………………….3
3. Các hình thức chảy máu chất xám…………………………………….…4
II/ THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG HIỆN TƯỢNG “CHẢY MÁU CHẤT
XÁM” Ở VIỆT NAM…………………………………………………………4
1. Thị trường chất xám ở Việt Nam………………………………………….4
2. Một số biểu hiện của hiện tượng chảy máu chất xám ở Việt Nam………5
III/ NGUYÊN NHÂN GÂY RA CHẢY MÁU CHẤT XÁM……………….7
IV/ NHỮNG MẶT TÍCH CỰC & TIÊU CỰC …………………………… 8
1. Tích cực………………………….………………………………………….8
2. Tiêu cực…………………………………………………………… ………9
V/ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC…………………………………….….11
VI/ KẾT LUẬN………………………………………………… ………… 17
Trang 2
Đề tàiĐề tài: “Hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức hiện nay. Thực trạng & giải pháp” -
Nhóm 14
I/ CÁC KHÁI NIỆM:
1. Chaát xaùm :
Chất xám được hiểu là những hoạt động trí óc. Nó không chỉ có ở đội ngũ
những nhà khoa học, có học hàm, học vị, được đào tạo bài bản thông qua trường lớp,
mà chất xám còn được kể đến cả ở những nhà quản lý, lãnh đạo, những người lính,
những người nông dân, những người công nhân đang ngày đêm sản xuất, chiến đấu
bảo vệ và xây dựng đất nước (Quan niệm của Tô Bửu Giám, 1997).
Chất xám cũng có thể được hiểu là toàn bộ những lao động trí óc mang tính
sáng tạo của đội ngũ trí thức như: lao động quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp,
lao động trong các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học và công nghệ
(Quan niệm của Ban nghiên cứu Dự báo Chiến lược và Quản lý khoa học, Trung tâm
Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia).
Chất xám còn được hiểu là những trí thức về các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật,
khoa học công nghệ chứ không phải là chính bản thân những người hoạt động trong
lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, khoa học và công nghệ… (Quan điểm của Nguyễn Văn
Hiệu, 1998).
Cho dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa, cũng cho thấy chất xám là những hoạt
động mang tính trí tuệ, được tích luỹ qua cuộc sống, qua hoạt động và qua giáo dục
đào tạo. Chất xám được thể hiện ở tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiểu rông
ra, chất xám là nguồn nhân lực có tài năng, tri thức và kinh nghiệm đang làm việc
trong các tổ chức, doanh nghiệp.
Đây là nguồn tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia. Nếu biết khai thác và sử
dụng thì hiệu quả kinh tế của nó sẽ vô cùng to lớn. Ngược lại, nếu không biết cách gìn
giữ và phát huy thì tài nguyên này sẽ mất đi và rất khó lấy lại được.
2. Ch ảy máu chất xám :
Hiện tượng di chuyển của những người lao động có trình độ, tay nghề cao từ
nơi này sang nơi khác (từ doanh nghiệp này, vùng này, nước này sang doanh nghiệp
khác, vùng khác, nước khác) thường được gọi là “Chảy máu chất xám”.
Chảy máu chất xám là một hiện tượng mang tính toàn cầu, tuy xảy ra số lượng
lớn ở những nước đang phát triển nhưng tại những nước phát triển cũng diễn ra hiện
tượng này, gây thiệt hại đến quá trình phát triển kinh tế. Chính quyền các nước đã đề
Trang 3
Đề tàiĐề tài: “Hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức hiện nay. Thực trạng & giải pháp” -
Nhóm 14
ra những chính sách nhằm kìm hãm hiện tượng này và thu hút chất xám quay về bằng
nhiều biện pháp.
3. Các hình thức chảy máu chất xám :
a. Chảy máu chất xám “ nội”:
Nhân viên trong một doanh nghiệp chưa làm hết năng lực, không cống hiến
nhiều cho doanh nghiệp mặc dù có năng lực chuyên môn, nhưng vẫn hưởng lương và
các chế độ như những nhân viên khác.
b. Chảy máu chất xám “ngoại”:
Nhân viên trong doanh nghiệp ra khỏi doanh nghiệp để làm việc cho doanh
nghiệp khác.
Chảy máu chất xám ra nước ngoài: những người Việt Nam ra nước ngoài học
tập, nghiên cứu (tự túc hay kinh phí Nhà nước) không quay trở lại làm việc trong nước
mà làm việc ở nước ngoài.
II/ THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG HIỆN TƯỢNG “CHẢY MÁU CHẤT
XÁM” Ở VIỆT NAM:
- “ Nhân tài” luôn đi tới những nơi được chào đón và ở lại nơi được đối xử tốt.
Tình trạng chảy máu chất xám không chỉ xảy ra ở các tổ chức thuộc Nhà nước hay tư
nhân của Việt Nam nói riêng mà nó là hiện tượng chung của toàn Thế giới, từ các
nước nghèo sang nước giàu, từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển.
“Lương cao, múc sống cao, nền khoa học cao, môi trường học tập và làm việc tốt, cơ
chế tuyển dụng công bằng, có chính sách ưu đão là những lực hút của các nước phát
triển đối với những người tài năng. Trong khi đó, những nước nghèo không có những
điều kiện đó, thậm chí là ngược lại hoàn toàn đã tạo nên lực đẩy đối với những người
tài của nước mình.
1. Thị trường chất xám:
- Cần một thị trường chất xám với giá cả được trả sòng phẳng, tương xứng với
chất lượng của loại hàng hóa đặc biệt này.
- Báo giới từng khá ồn ào về chuyện chọn huấn luyện viên “ngoại” cho đội
tuyển bong đá Việt Nam. Chắc chắn ứng cử viên nào được chọn sẽ được hưởng mức
lương cao gấp nhiều lần so với mức lương của một giáo sư ở Việt Nam. Nói cho cùng,
khoảng ngoại tệ ấy thực chất là mua chất xám của các huấn luyện viên “ngoại” (hay
các cầu thủ ngoại) cho bong đá nước nhà. Ở chừng mực nào đó, trong lĩnh vực bong
đá có thể tạm gọi là đã có thị trường chất xám khá sôi động và giá cả của loại hàng
hóa đặc biệt này có thể nói là đắt đỏ nhất ở nước ta hiện nay.
Trang 4
Đề tàiĐề tài: “Hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức hiện nay. Thực trạng & giải pháp” -
Nhóm 14
- Trong lúc đó, nhìn lại bức tranh hoạt động nghiên cứu khoa học – một lĩnh
vực được coi là động lực cho phát triển các ngành kinh tế xã hội ở nước ta – mới thấy
nguồn chất xám trong nước chưa thật sự được khơi dòng, chưa được “định giá” tương
xứng với chất lượng… Vì sao như vậy?
- Theo qui định hiện hành, phụ cấp cho chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước
150.000đ/ tháng, cấp bộ là 100.000đ/ tháng, làm phản biện cho một đề tài nghiên cứu
phải mất nhiều thời gian nghiên cưu báo cáo, cũng chỉ được thù lao tối đa 300.000đ/
người. Theo mức lương trước đây (tồn tại trong một thời gian dài), một nghiên cứu
viên chính có mức lương hệ số 1 là :3,35x270.000đ/ tháng + 150.000đ/ tháng phụ cấp
làm chủ nhiệm đề tài thì tính ra nhà khoa học này chỉ nhận khoảng 1 triệu đồng/tháng.
- Nếu so sánh với mức lương của cán bộ nghiên cứu “cùng đẳng cấp” ở Thái
Lan (khoảng 500 USD/ tháng) thì mức lương của cán bộ ta thấp hơn 10 lần. Sự thật là
những qui định ấy của Nhà nước đang đánh đố những người làm khoa học khi họ luôn
bị dằn vặt giữa 2 lựa lọn “tận tâm & trung thực” với “tồn tại & phát triển”. Nhiều nhà
khoa học đã nhìn nhận chính cơ chế quản lý hiện nay đã buộc nhà khoa học phải nói
dối trong hoạt động nghiên cứu, đặc biệt là khâu thanh quyết toán khi kết thúc một đề
tài, dự án nghiên cứu.
- Những năm gần đây, nhà nước đã nỗ lực và cố gắng xác lập rất nhiều chính
sách khuyến khích nhằm khơi lên một dòng chảy chất xám – là người Việt Nam ở
nước ngoài – chảy về cội nguồn đất nước. Song dòng chảy ấy đến nay vẫn chưa thật
mạnh mẽ, bởi “chưa có thị trường và chưa có khách hàng cho loại hàng hóa đặc biệt –
chất xám”. Câu hỏi đặt ra “Bao giờ có thị trường chất xám ở Việt Nam?”
2. Một số biểu hiện của hiện tượng chảy máu chất xám ở Việt Nam:
Trong những năm qua tình trạng chảy máu chất xám ở nước ta là đáng lưu tâm.
Có thể nêu ra một số biểu hiện của hiện trạng này:
- Biểu hiện thứ nhất: Những trí thức có khả năng, có năng lực, được đào tạo bài bản,
đang công tác tại các cơ quan đầu não nhà nước chuyển ra làm việc cho các công ty
ngoài quốc doanh, công ty 100% vốn nước ngoài. Tình hình này xảy ra phổ biến trong
những năm 1990. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là nhu cầu được trả lương
cao. Ở các công ty ngoài quốc doanh, mức lương trả cho cán bộ cao gấp nhiều lần so
với mức lương nhà nước trả cho họ. Sự hấp dẫn của đồng lương đã kích thích sự dịch
chuyển này.
- Biểu hiện thứ hai: Hiện tượng một số cán bộ đang công tác tại các vụ, viện, trung
tâm nghiên cứu, các cơ quan nhà nước nhưng lại làm bán thời gian cho các tổ chức,
các công ty nước ngoài cũng có thể được coi là chảy máu chất xám. Tuy nhiên, hiện
Trang 5
Đề tàiĐề tài: “Hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức hiện nay. Thực trạng & giải pháp” -
Nhóm 14
tượng này cũng đã được khắc phục phần nào sau khi Pháp lệnh về Cán bộ công chức
được ban hành.
- Biểu hiện thứ ba: Chảy máu chất xám diễn ra ở các đối tượng sinh viên cao đẳng đại
học và học sinh trung học chuyên nghiệp. Nhiều sinh viên tốt nghiệp loại ưu không
chấp nhận ở lại trường, hoặc về công tác tại các vụ, viện, trung tâm nghiên cứu. Nhiều
học sinh trung học chuyên nghiệp có tay nghề cao sau khi ra trường cũng có hiện
tượng tương tự.
- Biểu hiện thứ tư: Một số trí thức công tác tại các cơ quan khoa học đầu não được cử
đi học tập hoặc công tác ở nước ngoài, nhưng sau đó lại ở lại nước đó làm việc theo
đúng chuyên môn đã được đào tạo. Có ý kiến cho rằng, tuy chất xám ra đi nhưng
thông qua đào tạo ở môi trường thuận lợi hơn, phát huy được khả năng hơn thì chất
xám sẽ trở nên "xám hơn". Đến một lúc nào đó chất xám sẽ lại trở về phục vụ cho đất
nước mình. Giống như mô hình của Trung Quốc, người ta khuyến khích cán bộ đi học
tập ở nước ngoài, cho phép họ định cư ở đó nếu họ muốn. Người ta nghĩ rằng đến một
lúc nào đó họ sẽ quay trở lại. Trung quốc từng có cơ chế gửi người đi đào tạo ở nước
ngoài, có giai đoạn chỉ có 40% là quay trở lại. Tuy nhiên, theo chúng tôi để thu hút
được nhân tài phục vụ đất nước, nhất thiết không thể buông lỏng mà phải có cơ chế
thích hợp cho vấn đề này.
- Biểu hiện thứ năm: Vấn đề suy giảm chất xám hay mất dần chất xám cũng được coi
là chảy máu chất xám. Hiện trạng suy giảm chất xám được thể hiện ở chỗ: một số
người được đào tạo bài bản ở nước ngoài nhưng lại bỏ nghề và làm việc không theo
đúng chuyên môn. Điển hình là những người được đào tạo ở các nước Đông Âu cũ.
Sau khi hệ thống XHCN ở Đông Âu sụp đổ thì phần đông những người Việt Nam đã ở
lại các nước đó và làm trái ngành nghề. Đây là tình trạng suy giảm chất xám ở ngoài
nước.
- Mặt khác suy giảm chất xám trong nước cũng xảy ra khá phổ biến. Nhiều sinh viên
sau khi tốt nghiệp chỉ muốn công tác tại các đô thị lớn, vì vậy buộc họ phải làm các
công việc khác không đúng chuyên môn. Bên cạnh đó, tình trạng trí thức thiếu việc
làm ở các thành phố lớn là rất phổ biến. Hiện nay có tới 90% trí thức đang tập trung
tại các thành phố, các đô thị lớn. Trong khi đó, ở nông thôn, miền núi, hải đảo thì
thiếu cán bộ trầm trọng. Chúng ta biết rằng, để đào tạo ra một kỹ sư hay một cử nhân,
hàng năm nhà nước ta cũng như bản thân gia đình tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền
của. Cụ thể, để một người có thể tốt nghiệp đại học, ngoài chi phí trực tiếp trong hệ
thống giáo dục tối thiểu cũng phải mất 16 năm, gia đình và xã hội còn phải chi một
khoản gián tiếp cho việc đào tạo này. Tình trạng làm việc không đúng chuyên môn và
không có việc làm thực sự là một lãng phí quá lớn trong điều kiện nước ta còn nghèo
như hiện nay.
- Còn một tình trạng suy giảm chất xám cũng đáng báo động mà ít được nhắc tới đó là
khá nhiều trí thức hiện đang có biên chế trong các cơ quan khoa học công nghệ Nhà
Trang 6
Đề tàiĐề tài: “Hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức hiện nay. Thực trạng & giải pháp” -
Nhóm 14
nước, thậm chí cả những người có chức vụ, học hàm, học vị cao đã từ lâu không có
điều kiện hoặc không tự rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ, không tự nâng cao trình
độ do đó kiến thức ngày một lạc hậu. Theo ông, tuy chất xám không chảy đi đâu cả,
bề ngoài thì vẫn giữ nguyên, nhưng thực chất đã bị suy thoái. Sự suy giảm này cần
phải được chữa trị ngay .
III/ NGUYÊN NHÂN GÂY RA CHẢY MÁU CHẤT XÁM :
Có nhiều nguyên nhân khiến người tài giỏi bỏ nước ra đi: để tìm một cuộc sống
tốt đẹp hơn về phương diện tài chánh, chăm sóc y tế, cơ hội học hành cho mình và con
cái, cơ hội thi thố tài năng; cũng có người ra đi vì lý do chính trị, tìm một cuộc sống tự
do hơn, an toàn hơn. Nguyên nhân chính vẫn là lý do kinh tế. Vì vậy quốc gia càng
nghèo thì tỉ lệ chảy máu chất xám càng cao. Mà mất người tài giỏi thì một quốc gia
khó phát triển kinh tế, nhất là trong bối cảnh ngày hôm nay, nền kinh tế trí tuệ rất cần
đến những khối óc sáng tạo và dồi dào kiến năng. Đây là cái vòng luẩn quẩn rất nguy
hiểm cho các quốc gia chậm tiến: càng nghèo càng tụt hậu thì càng mất nhiều người
giỏi, mà càng mất người giỏi thì càng nghèo, càng tụt hậu.
Hiện tượng này lại càng tệ hơn cho những quốc gia như Việt Nam, vừa nghèo,
vừa tụt hậu (so với ngay cả các quốc gia lân cận) lại vừa có một guồng máy chính trị
độc tài không tôn trọng quyền sống của người dân. Mặc dù ở những quốc gia Cộng
sản hiện nay hay những quốc gia nghèo đói, người đi không dễ vì bị luật di trú ngăn
trở, nhưng chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn kêu trời vì hiện tượng chảy máu chất
xám khi các du học sinh và cán bộ đi công tác nước ngoài tìm cách trốn lại, và khi
những người hải ngoại về làm việc được một thời gian rồi cũng ngán ngẩm trở ra (2).
Các nguyên nhân chính của lực hút chất xám ở các nước có điều kiện là:
1. Lương cao, mức sống cao
2. Nền khoa học - công nghệ cao
3. Môi trường học tập và làm việc tốt
4. Cơ chế tuyển dụng công bằng
5. Có chính sách ưu đãi đối với người tài.
Hiện tượng chảy máu chất xám diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển còn
do tác động của nhu cầu thị trường lao động thế giới: dư thừa lao động phổ thông
nhưng khan hiếm nhân lực lao động trí thức cấp cao. Tình trạng này dẫn đến các chính
sách cạnh tranh thu hút nhân tài chủ yếu ở châu Âu và Mỹ, bao gồm: sửa đổi luật di
dân, cấp visa việc làm, đề mức lương cao, đầu tư các chế độ đãi ngộ, xây dựng các
quỹ nghiên cứu hoặc quỹ học bổng,
Một số nguyên nhân tạo lực đẩy chất xám là tình trạng lương thấp, thiết bị lỗi
thời, tương lai không sáng sủa, ít lựa chọn cho các nhà khoa học nếu làm việc ở các
nước sở tại, chế độ đãi ngộ kém, môi trường nghiên cứu khoa học không phù hợp, giá
Trang 7
Đề tàiĐề tài: “Hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức hiện nay. Thực trạng & giải pháp” -
Nhóm 14
trị lao động thực sự chưa được đề cao. Riêng tại châu Phi còn do các yếu tố nghèo đói,
chính trị bất ổn định (chiến tranh, đại loạn) và nguồn ngân sách đầu tư cho lĩnh vực
khoa học kỹ thuật quá thấp (0,3 % GDP).
Một số khía cạnh cá nhân có thể kể đến như: sự tác động từ gia đình (ví dụ
người thân ở nước ngoài) hoặc do sở thích cá nhân thích khám phá và muốn được cải
thiện sự nghiệp.
Tóm lại, nguyên nhân chính của hiện tượng chảy máu chất xám đến từ những
yếu tố nội tại của một quốc gia nghèo đói, lạc hậu, không có công ăn việc làm và cơ
hội để người tài được phát huy khả năng của mình, một hệ thống chính trị hà khắc,
độc tài và vi phạm nhân quyền. Cạnh đó còn các yếu tố bên ngoài mang tính chất phụ
hơn yếu tố nội tại như ảnh hưởng của toàn cầu hóa và các chính sách chiêu dụ người
tài từ các quốc gia tân tiến.
IV/ NHỮNG MẶT TÍCH CỰC & TIÊU CỰC
Chảy chất xám vừa có những hậu quả tốt vừa có những hậu quả xấu nhưng lý
do mà các quốc gia gặp vấn nạn này phải lo lắng là vì ảnh hưởng xấu nhiều hơn, nhất
là trên đường dài và lại càng tệ hơn trong thời đại mà sự phát triển một quốc gia cần
đến chất xám nhiều hơn để có thể cạnh tranh trong Thế giới toàn cầu tiến bộ về khoa
học và kỹ thuật.
1. Tích cực :
- Trước hết, phải coi rằng đây là kết quả tất yếu của nền kinh tế thị trường của
việc gia nhập WTO, vì có thể dù người lao động có đi đâu thì sức lao động, chất xám
ấy vẫn được biến thành vật chất hiện hữu trong đất nước này chứ không phải là mất
hẳn.
- Ở khía cạnh cải cách hành chính trong các tổ chức nhà nước, lâu nay chúng ta
vẫn thấy rằng đa phần cán bộ công chức không sống bằng lương mà chủ yếu sống
bằng bổng lộc do vị trí công tác mang lại. Nhưng nhiều người đã sẵn sang từ bỏ
những bổng lộc đó để đi làm thuê, kiếm sống bằng chính sức lao động, trí tuệ của
mình. Điều đó chứng tỏ nền hành chính đã minh bạch hơn trước, đạo đức công vụ
được nâng cao hơn, khiến họ tự cảm thấy mình không thể hưởng những thứ không
phải do mình tạo ra. Họ nhận thức được rằng đã đến lúc năng lực của họ phải được
phát huy một cách hiệu quả hơn. Khi họ làm việc hết sức mình thì giá trị từ năng lực
đó mang lại còn lớn hơn những bổng lộc từ vị trí cũ mang lại.
- Nếu các tổ chức có chính sách cử người đi học ở những thành phố phát triển
hoặc ở nước ngoài, xuất khẩu lao động và sau đó đãi ngộ nhân tài thì sẽ hướng dòng
chảy chất xám chảy ngược về địa phương hoặc về trong nước. Chúng ta có nguồn
nhân lực học tập hoặc làm việc ở các khu vực hoặc những nước tiên tiến, phát triển.
Trang 8
Đề tàiĐề tài: “Hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức hiện nay. Thực trạng & giải pháp” -
Nhóm 14
Khi tích lũy được kinh nghiệm, tri thức họ sẽ trở về địa phương , về nước làm việc.
Đây là mặt tích cực của “chảy máu chất xám” mà chúng ta có thể học tập ở Philippin,
Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc…
- Giá trị được tạo ra của tổ chức sẽ lớn hơn khi người tài có môi trường phát
triển tốt hơn, kéo theo giá trị chung của nền kinh tế sẽ tăng lên.
- Hiện tượng này buộc các tổ chức phải có sự thay đổi về cơ chế, chính sách,
môi trường làm việc theo hướng tích cực hơn để giữ chân và thu hút nhân tài.
- Đảm bảo công bằng cho xã hội khi có sự đánh giá đúng năng lực của con
người trong công việc, đánh giá theo khả năng, không đánh giá theo thâm niên.
- Nền kinh tế toàn cầu đổi mới mạnh mẽ đang tạo ra “sự lưu thông chất xám”
hay “chuỗi chất xám” thay cho "chảy máu chất xám", trong đó nhân tài trở về quê
hương với vốn, kỹ năng và tri thức cùng với nhiều mối quan hệ với doanh nghiệp đa
quốc gia cũng như hệ thống công nghệ, đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển của
đất nước. Một số người có trình độ cao chọn ở lại nơi điều kiện vẫn đóng góp cho
quốc gia dưới hình thức gửi kiều hối về nước và hỗ trợ xây dựng quan hệ doanh nhân.
- Người dân làm việc và thành công ở hải ngoại thường gởi những số tiền rất
lớn về cho thân nhân của mình ở quê nhà, giúp cho quốc gia có một số vốn lớn để đầu
tư và chi dùng [người Việt hải ngoại hằng năm gởi về từ 2-4 tỉ đô la (3), đủ để giúp
cho chính quyền Việt Nam hiện tại bù đắp vào sự thiếu hụt cán cân thương mãi (trade
deficit)], đây cũng là một nguồn ngoại tệ quan trọng. Người dân sống ở hải ngoại
cũng là những nhịp cầu cho các thương vụ và đầu tư giữa người ngoại quốc và bản xứ,
họ cũng là thành phần đầu tư và giúp cho sự học hỏi ở trong nước hay chuyên chở các
kiến thức, kiến năng từ hải ngoại.
- Đây là một hiện tượng bình thường và ngày càng xảy ra thường xuyên hơn
trong thị trường lao động. Nền kinh tế càng phát triển, hiện tượng này càng phổ biến
và thực ra là một điều kiện không thể thiếu của sự phát triển lành mạnh. Cuộc cạnh
tranh vì tài năng đã đưa đến nhiều thuận lợi – từ việc thúc đẩy năng suất lao động đến
việc tăng thêm các cơ hội, từ việc đẩy mạnh sự thỏa đáng nghề nghiệp đến việc tăng
thêm những tiến bộ khoa học. Càng nhiều nước và công ty cạnh tranh giành tài năng,
càng có nhiều cơ hội để các nhân tài xuất hiện từ bóng tối. Nó làm cho nền tri thức
nhân loại cân bằng hơn và kinh tế Thế giới phát triển đồng bộ hơn “Nước lên sẽ đưa
thuyền lên theo”
2. Tiêu cực:
Trang 9
Đề tàiĐề tài: “Hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức hiện nay. Thực trạng & giải pháp” -
Nhóm 14
- Hiện tượng chảy máu chất xám tất yếu sẽ xảy ra đối với các tổ chức không đủ
bản lĩnh và chiến lược để giữ nhân tài của mình. Đội ngũ lao động tri thức là những
người có tính năng động rất cao. Họ làm gì, ở đâu, làm thế nào, phần lớn là do quyết
định của họ. Người sử dụng lao động cần hộ hơn là ngược lại. Chính vì thế, một khi
đã mất đi nguồn nhân lực quan trọng này, các công ty sẽ phải đối mặt với những khó
khăn bất lợi.
- Điều này có nguy cơ dẫn đến nguồn nhân lực của bộ máy tổ chức sẽ thiếu và
yếu.
- Đằng sau việc nhân viên “nhảy việc” là việc các tổ chức bị ảnh hưởng không
nhỏ, bởi cùng ra đi với nhân viên lá các khách hàng, đối tác, cơ hội làm ăn…
- Chi phí đào tạo một nhân viên có năng lực có thể kéo dài va2ina8m rất tốn
kém, do đó khi họ ra đi là một tổn thất rất lớn đối với tổ chức ấy.
- Nhà nước cấp kinh phí du học rất tốn kém, hỗ trợ kinh phí đào tạo tại các
trường đại học trong nước cao nhưng khi tuyển dụng nhân viên vào làm trong các cơ
quan tổ chức nhà nước rất ít hoặc môi trường làm việc không phù hợp.
- Về lâu dài thì chỉ còn những người lớn tuổi, những người năng lực hạn chế
hoặc số ít người có trình độ nhưng vẫn còn tâm huyết với tổ chức.
- Các tổ chức có thể tra giá rất cao để thực hiện các giải pháp thu hút nhân tài,
khiến giá của thị trường lao động tăng đột biến.
- Không tận dụng được nguồn nhân lực trong nước, các tổ chức phải bỏ ra một
nguồn kinh phí lớn để trả lương cho các chuyên gia nước ngoài được mời sang nước
mình làm việc.
- Hiện tượng nhân tài dứt áo ra đi đã tác động xấu đến người dân cũng như các
giới trí thức, văn hóa nghệ thuật, thể thao… những người đóng góp lớn nhất cho sự
tiến hóa của nhân loại.
- Ngoài ra, do thiếu thốn nhân tài, rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học
không được thực hiện, một số thành tựu khoa học kỹ thuật cũng không được phổ biến
vào ứng dụng & thực tiễn.
- Hiện tượng “ Cá lớn nuốt cá bé” khi những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế
lớn dễ dàng thu hút nguồn nhân lực của những doanh nghiệp nhỏ.
Trang
10
Đề tàiĐề tài: “Hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức hiện nay. Thực trạng & giải pháp” -
Nhóm 14
- Những tổ chức không thể giữ chân người tài sẽ gặp khó khăn và rơi vào vòng
lẩn quẩn “ tiềm lực yếu nên không giữ được người tài nên tiềm lực càng yếu hơn”.
Nguồn lực của tổ chức sẽ càng yếu và thiếu.
- Khi người tài bỏ xứ ra đi, quốc gia thường mất một nguồn vốn nhân lực
rường cột cho việc phát triển vì theo lý thuyết kinh tế thì yếu tố phát triển này quan
trọng nhất so với các yếu tố như tài chánh, tài nguyên thiên nhiên hay cấu trúc kinh tế
(infrastructure). Quốc gia bị chảy máu chất xám còn mất vốn đầu tư vào việc giáo dục
những nhân tố này từ tấm bé, và mức độ thua kém của quốc gia về mọi phương diện
phát triển (xã hội, kỹ thuật, đồng lương và năng xuất) càng ngày càng tăng so với thế
giới. Trong cuộc đua kinh tế và kỹ thuật, vấn đề tương quan sức mạnh rất nghiêm
trọng, một khi đã thua kém thì mức độ cạnh tranh lại càng khó hơn.
- Tóm lại, hậu quả tiêu cực của chảy máu chất xám khiến các quốc gia nghèo
và lạc hậu không thể tiến triển nhanh để bắt kịp đà văn minh của nhân loại, vì thế càng
ngày càng tụt hậu và đang là một vấn đề quan tâm của toàn thế giới vì chính những
khu vực đói nghèo, lạc hậu này là nguyên nhân của sự bất ổn có thể lan tràn ảnh
hưởng lên toàn cầu.
V/ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC:
- Tuyển dụng và bộ trí đúng cán bộ. Đây là vấn đề mấu chốt và mang ý nghĩa
quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và
công tác cải cách nền hành chính nhà nước nói riêng. Việc tuyển dụng cán bộ, công
chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác, tiêu chuẩn và số lượng của
chức danh thực tế cần tuyển dụng, khắc phục tình trạng vào cơ quan nhà nước rồi mới
đưa đi đào tạo và chủ yếu là đào tạo tại chức. Áp dụng thi tuyển đối với một số chức
danh lãnh đạo gắn với chuyên môn nghiệp vụ trong bộ máy hành chính nhà nước và
các đơn vị sự nghiệp, đồng thời phải đổi mới cơ bản chính sách tiền lương, chế độ đãi
ngộ, để tạo sức thu hút những người có tài, tạo cơ chế để thay thế những người không
đủ tiêu chuẩn ra khỏi bộ máy Đảng và Nhà nước.
- Thực hiện tốt hơn nữa chính sách tiền lương. Đối với đội ngũ cán bộ, công
chức hành chính nhà nước phải bảo đảm “đủ phẩm chất và năng lực gắn với chế độ
hưởng thụ thoả đáng và công bằng”. đây là điều mà đội ngũ cán bộ, công chức chưa
được thụ hưởng thoả đáng trong suốt thời gian dài. Qui định về bậc lương và xét nâng
lương thiếu cơ sở khoa học làm nản lòng nhiều cán bộ công chức tốt. Chế độ tiền
lương của nước ta đã được cải tiến nhưng so với yêu cầu cuộc sống thì chưa giải quyết
được căn bản đời sống của người cán bộ, công chức trong khi các doanh nghiệp ở khu
vực ngoài nhà nước sẵn sàng trả lương xứng đáng cho những người làm việc có hiệu
quả. Nếu không quyết liệt cải cách chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức thì
tình trạng bỏ việc ngày càng nhiều, nhất là đối với những người có năng lực.
- Tạo môi trường làm việc thoải mái và công bằng. Ngoài thu nhập, môi trường
làm việc và cơ hội thăng tiến cũng là điều rất quan trọng đối với cán bộ, công chức.
Bất kỳ ai, dù làm cho cơ quan nào cũng đều cần lương, phản ánh đúng năng lực của
mỗi người. Song đối với những người có năng lực, tâm huyết thì đồng lương không
Trang
11
Đề tàiĐề tài: “Hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức hiện nay. Thực trạng & giải pháp” -
Nhóm 14
phải là tất cả. Với năng lực thật sự của mình, họ hoàn toàn có những cách khác để
kiếm tiền một cách minh bạch và lương thiện, do vậy lương không phải là chuyện lớn.
Sự thăng tiến của bản thân, sự phát triển của cơ quan là một ước mơ cháy bỏng đối
với người có tài năng và tâm huyết.
- Giữ chân người giỏi là chiến lược, không phải là biện pháp đối phó nhất thời.
Vì vậy, chiến lược giữ người giỏi phải tiến hành song song 4 yếu tố: thu hút, tuyển
dụng, hội nhập và cộng tác.
- Cần có những tiêu chí định tính và định lượng giúp tổ chức nhận diện ra nhân
tài giỏi cần giữ. Đó là việc luôn hoàn thành xuất sắc công việc, đảm trách những công
việc đòi hỏi kỹ năng, kiến thức hiếm trên thị trường lao động, tâm huyết với sự phát
triển của tổ chức…
- Theo đối sách “Brain Loss -> Brain Gain”, tức là chấp nhận chảy máu chất
xám ban đầu thu lại chất xám về sau, chính phủ khuyến khích học sinh du học và làm
việc ở nước ngoài, thậm chí nhập quốc tịch hay kết hôn với người nước ngoài. Sau đó,
nhờ bản sắc văn hóa độc đáo và tinh thần dân tộc cao của họ, kết hợp với đưa ra
những chính sách ưu đãi đặc biệt, chính phủ đã vận động khá thành công lực lượng trí
thức, doanh nhân mang tri thức khoa học, công nghệ cao và tư bản về nước. Ngoài
một số chính sách như tập trung nâng cấp hệ thống giáo dục bậc đại học, trao giải
thưởng nghiên cứu khoa học hàng năm cho những người có những đóng góp cho quốc
gia trong các lĩnh vực khác nhau.
- Cần đề ra các quy định về đối tượng không được phép ra làm việc ở nước
ngoài nếu không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, bao gồm: công chức nhà
nước, chuyên gia kỹ thuật, các nhà quản lý nhân sự làm việc trong các dự án hoặc
chương trình nghiên cứu lớn, những người tham gia chiến lược phát triển khu vực,
người làm trong các bộ phận cơ mật hoặc công tác liên quan tới pháp luật.
- Thật ra, như đã nói, tâm lý phổ biến của nhiều chuyên gia là bị xem nhẹ nên
họ bực bội bỏ đi. Những quốc gia bản xứ phải tìm cách lôi họ về, trao quyền cao chức
trọng cùng lương cao. Tâm lý “được trọng dụng” là con bài đắt giá để lôi kéo nhân tài.
Chính phủ phải có những chính sách nhằm bảo tồn liên lạc giữa người đã ra đi và đất
nước quê hương. Tất nhiên, các chính sách này cũng phải gồm những biện pháp
khuyến khích chất xám hồi hương. Cả nước gốc lẫn nước thu nhận phải làm dễ dàng
việc xuất nhập cảnh của kiều dân, gửi kiều hối, và đầu tư. Theo đa số người nghiên
cứu vấn đề này, các chính phủ nên tạo động lực cho người muốn trở về hơn là gây
thêm rào cản cho người muốn ra đi. Nền kinh tế toàn cầu đổi mới mạnh mẽ đang tạo
ra “sự lưu thông chất xám” hay “chuỗi chất xám” thay cho "chảy máu chất xám",
trong đó nhân tài trở về quê hương với vốn, kỹ năng và tri thức cùng với nhiều mối
quan hệ với doanh nghiệp đa quốc gia cũng như hệ thống công nghệ, đóng vai trò
không nhỏ trong sự phát triển của đất nước. Một số người có trình độ cao chọn ở lại
Trang
12
Đề tàiĐề tài: “Hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức hiện nay. Thực trạng & giải pháp” -
Nhóm 14
nơi điều kiện vẫn đóng góp cho quốc gia dưới hình thức gửi kiều hối về nước và hỗ
trợ xây dựng quan hệ doanh nhân.
- Thiết lập những hệ thống giáo dục đại học chất lượng cao, trả lương ngang
với Mỹ và châu Âu, đảm bảo nhà cửa và việc ăn học cho con cái các chuyên gia,
thành lập công ty để lôi về kỳ được những bộ óc siêu phàm đang phục vụ cho xứ
người. Đồng thời phải tạo môi trường nghiên cứu khoa học - kinh tế thật thuận lợi
đang là chiêu thức lợi hại, vì với các chuyên gia bậc thầy, không gì chán hơn bị ngồi
chơi xơi nước, không được giao một công trình nào. Chẳng hạn như: xây dựng mô
hình tập trung nghiên cứu cấp cao, tập trung nâng cấp (ngang tầm cỡ quốc tế) các
trường đại học để tạo ra một nền giáo dục chất lượng cao chính hệ thống đại học tuyệt
hảo sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nghiên cứu và giảng dạy của các bậc thầy ly
hương.
- Tiến hành một chính sách tuyển mộ nhân tài. Riêng với các nước đang phát
triển, việc để chảy máu chất xám là một lãng phí lớn. Nhiều nước đã thay đổi chính
sách đãi ngộ nhân tài vì khá nhiều chuyên gia bất mãn do không được đãi ngộ. Thực
hiện chiêu thức trả lương cao bổng hậu và kêu gọi lòng yêu nước của những sinh viên
đã trưởng thành từ những trường đại học danh tiếng trên thế giới về phục vụ cho Quốc
gia. Cụ thể, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước có tỉ lệ sinh viên yêu nước cao, vì chỉ
có trên dưới 11% ở lại Mỹ.
- Có thể áp dụng biện pháp “hoàn lại tiền đào tạo” nếu sinh viên bỏ nước mà đi.
Xem ra biện pháp này cũng thành công nếu được áp dụng khéo léo một số quốc gia đã
áp dụng biện pháp này rất hiệu quả.
- Để đạt được hiệu quả cao trong việc thu hút chất xám, ngay từ bây giờ chúng
ta phải chú ý đến số học sinh giỏi ở các trường phổ thông. Có định hướng nghề nghiệp
cho các học sinh này, và có chính sách trong suốt quá trình học đại học của họ, làm
sao khi ra trường, họ tình nguyện ở lại hoặc từ xa trở về làm việc. Bên cạnh đó phải
chú ý hạn chế việc đào tạo vừa thiếu vừa thừa, cần có sự nâng cấp và đầu tư các cơ sở
vật chất, các trung tâm nghiên cứu khoa học ngang tầm với các khu vực khác, phải có
trách nhiệm định hướng nghề nghiệp cho lớp trẻ sát với tình hình thực tế của địa
phương, giáo dục, động viên lớp trẻ ý thức phục vụ quê hương.
Có như thế mới xóa bỏ dần chênh lệch giữa các vùng miền, giữa nông thôn và các
thành phố lớn.
- Ngay cả bản thân những tri thức cũng phải hiểu rõ được vai trò, trách nhiệm
phục vụ của mình trước xã hội, nhất là trách nhiệm đối với chuyên môn, nghề nghiệp
được đào tạo. Vì chính bản than họ là những người quyết định khả năng cạnh tranh, sự
Trang
13
Đề tàiĐề tài: “Hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức hiện nay. Thực trạng & giải pháp” -
Nhóm 14
thành bại của 1 tổ chức, là 1 thành tố quan trọng có sức ảnh hưởng to lớn nhất đến sự
phát triển của xã hội.
- Khi làm việc trong một tổ chức cần tạo được môi trường làm việc tốt. Song
song đó phải tạo điều kiện cho người tri thức có thể thể hiện năng lực bản thân, tạo
cho họ cảm giác luôn có những thử thách mới cần khám phá từ đó họ sẽ cảm thấy
hứng thú trong công việc và cống hiến hết mình cho tổ chức. Đồng thời phải tạo
những điều kiện cho họ có cơ hội được đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ khi học
xong cần tạo điều kiện hơn cho cơ hội bộc lộ tàinăng, tạo môi trường làm việc
vui vẻ, công bằng và tạo cơ hội thăng tiến sẽ giữ chân được nhân viên tài năng.
- Chính sách thiết thực nhất là cải tiến tình trạng của đất nước mà quan trọng và
cụ thể nhất là cải tiến tình trạng kinh tế quốc gia. Nhưng làm sao để cải tiến tình trạng
kinh tế của một quốc gia đói nghèo, lạc hậu lại đang mất hay thiếu nhân tài?
- Giải pháp khả thi đã được minh chứng qua nhiều quốc gia trên thế giới là các
quốc gia kém phát triển mở cửa giao thương với thế giới, để có cơ hội trao đổi hàng
hóa và dịch vụ, phát huy và xuất cảng những đặc điểm của đất nước. Giao thương
cũng giúp tạo cơ hội học hỏi kiến năng và kỹ thuật.
- Một khía cạnh quan trọng bên cạnh việc mở cửa giao thương là mở cửa cho
ngoại quốc đầu tư, không phải chỉ hình thức góp vốn mà cho phép các công ty trên thế
giới vào mở hãng xưởng, thiết lập liên doanh với chính quyền, với tư nhân bản xứ,
hay mở các chi nhánh tự trị của họ. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài
(foreign direct investment, FDI). Hình thức này có những ưu điểm sau: giúp tạo công
ăn việc làm cho người bản xứ, dùng đến nhân lực có trình độ cao do đó giúp ngăn
chận chảy máu chất xám , gia tăng kỹ năng bản xứ qua những tiếp xúc, huấn luyện,
hợp tác và cạnh tranh trực tiếp (knowledge diffusion, technological transfer through
direct training, close association, cooperation and competition, imitation). Lối đầu tư
ngoại quốc qua hình thức FDI cũng không bị trở ngại bấp bênh như cách hùn vốn qua
các cổ phần mà điển hình là cuộc khủng hoảng tài chánh tại Á Châu năm 1997-98 (the
Asian financial crisis in 1997-98 due to vulnerable foreign portfolio is a case in point).
FDI qua nhiều trường hợp cụ thể đã giúp tăng trưởng kinh tế tại quốc gia chủ nhà, gia
tăng công ăn việc làm, làm tăng đồng lương tương đối so với các quốc gia khác
(home’s relative wage rises), gia tăng kiến năng, kỹ năng và năng suất ((knowledge,
technology and productivity).
Ngay lập tức sẽ nảy sinh những quan tâm như sau:
1. Từ phía quan điểm bảo vệ quốc gia của người bản xứ: lo ngại khi mở cửa giao
thương và nhất là cho phép đầu tư trực tiếp từ người ngoại quốc, thì hàng hoá và hãng
xưởng quốc nội sẽ bị triệt tiêu vì không cạnh tranh nổi với hàng hoá và hãng xưởng
ngoại quốc.
2. Từ phía quan điểm bảo vệ công ăn việc làm của người dân tại các quốc gia tân
tiến như Hoa Kỳ, Châu Âu, Canada: lo ngại về vấn đề outsourcing. Với nền kinh tế
Trang
14
Đề tàiĐề tài: “Hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức hiện nay. Thực trạng & giải pháp” -
Nhóm 14
còn trì trệ chưa vượt dậy và mức độ thất nghiệp cao tại các quốc gia tân tiến, phong
trào chống outsourcing, tức chống tìm nguồn nhân lực ở nước ngoài đang càng ngày
càng mạnh mẽ. Động lực chính của FDI là tìm thị trường nhân công rẻ và chỗ xây
dựng hãng xưởng rẻ. Hiện tượng outsourcing ngày hôm nay không còn giới hạn trong
phạm trù nhân công lao động, mà đã lan sang lãnh vực công ăn việc làm của những
thành phần trí thức. Thành phần trí thức ở đâu thì cũng có ảnh hưởng lớn hơn thành
phần lao động, vì thế mà hiện tượng chống đối outsourcing bây giờ mới thấy nổi dậy
ồn ào ở các quốc gia tân tiến, khi quyền lợi của những thành phần trí thức bị ảnh
hưởng.
Nếu chúng ta nhìn vấn đề một cách tổng thể và trên đường dài thì vấn đề
outsourcing không hẳn gây thiệt thòi cho người dân tại các quốc gia tân tiến. Khi các
hãng xưởng (từ các quốc gia phát triển) có lợi nhuận cao hơn nhờ FDI, họ sẽ đầu tư
vào các lãnh vực khác, thường sẽ mới lạ, cần chất xám và kỹ thuật cao. Như thế sẽ tạo
công ăn việc làm mới cho những thành phần khả năng cao tại các quốc gia tân tiến -
nơi luôn luôn đi hàng đầu trong các nỗ lực phát minh. Hàng hóa sản xuất từ các quốc
gia lương rẻ sẽ có giá thành rẻ, và khi nhập cảng ngược lại vào các quốc gia tân tiến,
người dân tại đây sẽ được hưởng các mặt hàng giá thấp, sẽ tăng tiêu thụ và đời sống
được thăng hoa hơn. Khi quốc gia tiền tiến giúp đỡ các quốc gia nghèo đói và lạc hậu
thăng tiến, thì thế giới thêm ổn định, cuộc sống loài người thêm tốt đẹp, nhất là trong
thế giới liên lập ngày nay. Điều quan trọng là chính quyền các quốc gia phải có các
biện pháp và luật lệ để ngăn chận lòng tham của các đại tài phiệt, những chủ nhân ông
muốn vắt chanh nhân công, và lợi nhuận của hãng không được trả về cho quốc gia,
cho những cổ đông và chia xẻ với nhân viên dưới quyền các cấp, khiến outsourcing
chỉ có lợi cho các chủ nhân ông và đưa đến hiện tượng thất nghiệp chất xám ở các
quốc gia tân tiến. (Maybe it’s time to limit upper management’s paychecks, or at least
there should be regulations on the shares of profits between the CEO, the executives
and the workers)
Mối e ngại không cạnh tranh nổi với thế giới khi mở cửa giao thương của các
quốc gia chậm tiến không hoàn toàn đúng. Các quốc gia như Nhật Bản, Đại Hàn, Đài
Loan, Thái Lan, Ái Nhĩ Lan, Hung Gia Lợi phát triển mau lẹ là nhờ mở cửa giao
thương và nhất là nhờ FDI. Vấn đề hàng hoá trong nước có bị ngoại quốc giết chết
hay không còn tùy thuộc vào các chính sách của quốc gia sở tại như chính sách thuế
khóa, nâng đỡ giáo dục, tài trợ nghiên cứu v v ; mục tiêu là làm sao dung hòa được
quyền lợi tương quan của hai đối tác trong kinh doanh và không để cho các đại công
ty thao túng thị trường, môi trường, lợi dụng nhân công và tài nguyên quốc gia sở tại.
Các quốc gia kém phát triển có thể áp dụng chính sách mở cửa từ từ, từng khu vực và
có những phương cách nâng đỡ các doanh vụ, sản phẩm bản xứ để đương đầu với
cạnh tranh ngoại quốc. Hãy nhìn vấn đề tương quan quyền lợi (mutual benefits) trên
tinh thần hợp tác, hơn là lo sợ sự cạnh tranh hay bóc lột (cooperation vs competition
and exploitation). Nhưng quan trọng hơn cả là guồng máy chính quyền phải tôn trọng
luật pháp và quyền lợi của quốc gia, phải thực lòng đại diện và lo cho người dân, phải
tôn trọng quyền tự do căn bản của con người. Chính quyền cần để cho các tổ chức
thiện nguyện, tôn giáo và mọi giới tham gia vào các lãnh vực phát triển xã hội, bảo
tồn văn hóa và đạo đức, giáo dục, môi sinh; có thế mới phát huy được tiềm năng đất
Trang
15
Đề tàiĐề tài: “Hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức hiện nay. Thực trạng & giải pháp” -
Nhóm 14
nước và bảo vệ được quyền lợi của dân tộc, quân bằng được lợi hại trong việc mở cửa
ra giao thương với thế giới bên ngoài.
Một quan tâm nữa từ đại khối dân tộc Việt Nam yêu chuộng tự do là chính sách
mở cửa ra giao thương và tiếp nhận đầu tư ngoại quốc trong môi trường độc tài cộng
sản hiện nay tại Việt Nam sẽ làm lợi cho chế độ và hàng ngũ lãnh đạo. Khối vốn đầu
tư ngoại quốc khổng lồ vào Việt Nam sẽ giúp cho chế độ cộng sản giầu có hơn, trong
khi đại đa số người dân vẫn bị đối xử bất công và nghèo đói. Số tiền đầu tư ngoại
quốc vô tình đã củng cố chế độ độc tài đang cai trị Việt Nam. Điều quan tâm này rất
chính đáng. Tuy nhiên, FDI cũng đem tới những lợi ích đường dài cho Việt Nam vì
đầu tư ngoại quốc đã buộc Việt Nam nói riêng, và các quốc gia sở tại nói chung (host
countries, nhận FDI), phải có những cải cách cần thiết trong kinh doanh quốc tế như
luật pháp, chống tham nhũng, phải có tinh thần trách nhiệm, minh bạch sổ sách, tôn
trọng tự do thông tin, tôn trọng quyền tư hữu và đẩy mạnh tư hữu hoá các doanh
nghiệp nhà nước vân vân. Tất cả những áp lực cải tổ này cùng với các hoạt động tư
nhân của nền kinh tế thị trường sẽ xoáy mòn quyền lực chuyên chính của chế độ.
Tuy nhiên, một ảnh hưởng đáng lo của việc mở cửa giao thương là sự suy đồi
các giá trị đạo đức trong xã hội Việt Nam, khi nền kinh tế biến chuyển với các ảnh
hưởng tiêu cực của nó mà các hoạt động tôn giáo và xã hội của các tổ chức thiện
nguyện và tư nhân bị hệ thống chính trị chuyên chính hiện tại kềm chế. Sự phát triển
đất nước không quân bằng về mọi mặt song song với phát triển kinh tế đã đưa đến
nhiều tệ đoan và bất công trong xã hội. Trong khi đó sự chênh lệch giầu nghèo ngày
càng khuyếch đại; hiện tượng ’’phí phạm chất xám’’ ngày càng gia tăng với tiềm năng
tuổi trẻ của đất nước (60% dân số dưới 30 tuổi) bị lãng phí do thiếu giáo dục hoặc
phát huy sai lệch. Điều này cho thấy sự cần thiết của một chính sách phát triển quân
bằng về kinh tế, giáo dục, chính trị, thông tin, luật pháp, xã hội, tôn giáo và hạ tầng cơ
sở, nhằm tạo một môi trường sinh hoạt ổn định, phục vụ phúc lợi người dân và duy trì
phát triển kinh tế bền vững trên đuờng dài (sustainable growth).
Đất nước ta ngày hôm nay không khác gì một con bệnh nặng bị cancer, cần
phải giải phẫu đi mầm mống của bệnh hoạn, đó chính là guồng máy chính trị lỗi thời,
phi nhân đang cản bước tiến của toàn dân. Nếu con bệnh quá yếu thì không thể đủ sức
để trải qua cuộc giải phẫu hoặc không thể hồi phục nhanh chóng sau khi bướu cancer
được cắt bỏ. Nhưng nếu nuôi cho con bệnh thật khoẻ thì bướu cancer lại cũng có cơ
hội tăng trưởng và giết chết con bệnh trước khi kịp giải phẫu. Những hoạt động của
người Việt trong và ngoài nước phải là một sự đóng góp nhịp nhàng, có cân nhắc giữa
hai quan tâm: giúp đất nước thoát cảnh đói nghèo, lạc hậu hiện tại và dẹp bỏ đi chế độ
chính trị độc tài đang ngăn cản bước tiến của toàn dân.
Tóm lại, chảy máu chất xám là một hiện tượng đáng quan tâm trên thế giới và
là một nỗi trăn trở cho tất cả những người Việt có quan tâm đến tương lai dân tộc.
Nguyên do của vấn nạn này đến từ đói nghèo, lạc hậu. Nhưng tại đất nước Việt Nam
ta, một nguyên ủy cốt lõi hơn đó chính là hệ thống chính trị độc tài, độc đảng đương
thời. Vì thế song song với kinh nghiệm phát triển kinh tế của các quốc gia khác bằng
cách mở cửa giao thương với thế giới và cho phép đầu tư ngoại quốc, chúng ta phải
giúp cho Việt Nam có những cải tiến căn bản về chính trị, giáo dục và xã hội để tạo
một sự phát triển quân bình và lâu bền. Trong môi trường toàn cầu hoá ngày hôm nay,
Trang
16
Đề tàiĐề tài: “Hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức hiện nay. Thực trạng & giải pháp” -
Nhóm 14
những trí thức có lòng của Việt Nam khi có cơ hội du học ở ngoại quốc, đặc biệt
những thành phần chất xám của Việt Nam đang sống ở hải ngoại, chúng ta làm sao có
được những trao đổi, suy nghĩ và hành động thiết thực có lợi cho dân tộc, đừng vì
những cái lợi trước mắt mà quên đi những di hại lâu dài.
Là người Mỹ, Úc, Gia Nã Đại hay Âu Châu gốc Việt, chúng ta không chỉ hạn
hẹp quan tâm về vấn đề outsourcing, lo lắng cho công ăn việc làm của mình mà không
nhìn ra được bức tranh tổng thể để có thể giúp cho quê hương Việt Nam nói riêng và
thế giới nói chung bớt nghèo đói, lạc hậu, giảm bớt sự chênh lệch giầu nghèo giữa các
quốc gia. Một thế giới nhân bản hơn, quân bằng hơn chắc chắn sẽ đem đến cho tất cả
chúng ta một cuộc sống an bình, hạnh phúc hơn. Chúng ta phải giúp vận động các áp
lực cải tổ trên mọi bình diện, từ nhiều phía, đặc biệt là từ các nhà đầu tư ngoại quốc,
các quốc gia giao thương và các định chế quốc tế để Việt Nam vừa được bảo vệ từ
những bóc lột nhân công, lạm dụng môi sinh, phí phạm tài nguyên do cấu kết giữa độc
tài và tài phiệt, vừa vận dụng được tài lực của thế giới giúp Việt Nam phát triển thành
một quốc gia văn minh, tự do, nhân bản và phú cường.
VI/ KẾT LUẬN:
Tóm lại, chảy máu chất xám là một hiện tượng đáng quan tâm trên Thế giới và
là một nỗi trăn trở cho tất cả tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam mà nguyên
nhân chủ yếu là do nhu cầu của nhân viên tron g thang bậc nhu cầu
chưađược thảo mãn. Ngụ ý quan trọng của thuyết bậc nhu cầu của Maslow
là các nhà quản trị muốn lãnh đạo nhân viên tốt, điều quan trong là chúng
ta phải hiểu người lao động của mình đang ở mức độ nhu cầu nào. Với sự hiểu biết đó
sẽ giúp chúng ta đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc thỏa mãn nhu cầu của người
lao động đồng thời đảm bảo các mục tiêu của tổ chức sẽ đạtđược như ý muốn.
Vì vậy khi các nhà quản trị tìm hiểu, lưu ý đến việc thỏa mãn các nhu cầ u của
các nhân viên, chắc chắn sả n phẩm được tạo ra nhiều hơn, chấ t
lượng sẽ cao hơn, người lao động sẽ gắn bó với tổ chức nhiều hơn và động lực làm
việc của nhân viên sẽ được đánh thức để khơi dậy. Ngoài ra, bản thân
người có chất xám phả i ý thức đư ợc khả năng đón g góp thật sự của
mình trong những quyết định nghề n ghiệp và cuộc sốn g của họ thì
hiện tượng chảy máu chất xám sẽ không gia tăng.
Trang
17
Đề tàiĐề tài: “Hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức hiện nay. Thực trạng & giải pháp” -
Nhóm 14
DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN
SBD HỌ VÀ TÊN CHỮ KÝ
MỨC ĐỘ
THAM GIA
GHI CHÚ
Lê Thị Phương Lan Tài liệu, tổng hợp Word & Slide Nhóm trưởng
Hồ Huỳnh Thu Tài liệu
Bùi Nguyệt Minh Tuyền Tài liệu
Đinh Thị Hoàng Anh Tài liệu
Lữ Thị Mỹ Hạnh Tài liệu
Trần Hoàng Anh Tài liệu
Trang
18
Đề tàiĐề tài: “Hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức hiện nay. Thực trạng & giải pháp” -
Nhóm 14
Trang
19