Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tiểu luận môn hành vi tổ chức hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.08 KB, 11 trang )

Hành Vi Tổ chức Hiện Tượng Chảy Máu Chất Xám
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BỘ MÔN: HÀNH VI TỔ CHỨC
ĐỀ TÀI: Hiện tượng chảy máu chất xám
trong các tổ chức. Thực trạng và giải pháp
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Chương
Nhóm sinh viên thực hiện: 03

Họ và tên MSSV
1. Bùi Kiến An 33111021864
2. Lý Thành Đạt 33111021044
3. Bá Thị Phương Giang 33111022528
4. Lê Quang Hiền 33111021872
5. Trần Thanh Hoàn 33111023946
6. Phạm Trần Anh Vũ 33111021318
7. Nguyễn Đình Quế Trâm 33111027191
Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 05 tháng 07 năm 2012
Mục Lục
Hành Vi Tổ chức Hiện Tượng Chảy Máu Chất Xám
Trang
A. Lời Nói Đầu 01
B. Phần Nội Dung 02
I. Khái niệm 02
1.1. Khái niệm chất xám 02
1.2. Khái niệm hiện tượng chảy máu chất xám 02
II. Thực Trạng chảy máu chất xám 02
2.1. Chảy máu chất xám từ Việt nam qua các nước phát triển 02
2.2. Chảy máu chất xám trong các cơ quan công quyền 03
2.3. Chảy máu chất xám trong các doanh nghiệp trong nước 04
III. Nguyên nhân, giải pháp của hiện tượng chảy máu chất xám 05


3.1. Chính sách tiền lương 06
3.2. Nền khoa học công nghệ kém phát triển 06
3.3. Môi trường làm việc 07
3.4. Cơ chế tuyển dụng không công bằng 08
3.5. Chính sách giữ và thu hút chất xám 08
V. Kết luận: 09
Hành Vi Tổ chức Hiện Tượng Chảy Máu Chất Xám
A. LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế hiện nay, môi trường làm việc luôn thay đổi một cách nhanh
chóng và sôi động. Kinh tế phát triển kéo theo con người cũng có thêm nhiều nhu
cầu mới. Không chỉ có nhu cầu tồn tại như trước đây, bây giờ chúng ta còn có nhu
cầu phát triển, nhu cầu được thể hiện và nhu cầu được mọi người tôn trọng. Để
được thỏa mãn những cầu ngày càng cao trên, người lao động luôn đi tìm một công
việc mới phù hợp. Sự rời bỏ tổ chức của mình và đến một tổ chức khác để làm việc
nhằm đạt được các mục tiêu cá nhân đã tạo ra hiện tượng “ Chảy máu chất xám”.
Vậy thực trạng chảy máu hiện nay diễn ra như thế nào trong các tổ chức?. Nguyên
nhân nào đã tạo nên hiện tượng này?. Trước hiện tượng chảy máu chất xám diễn ra
manh mẽ như hiên nay trong các tổ chức tại các nước đang phát triển, các nhà lãnh
đạo có những giải pháp nào để thu hút và giữ nhân tài ở lại công tác và cống hiến
cho sự phát triển của doanh nghiệp, tổ chức của họ. Đó là tất cả những nội dung
mà nhóm muốn làm sáng tỏ trong nội dung của bài tiểu luận này.
B. PHẦN NỘI DUNG:
Hành Vi Tổ chức Hiện Tượng Chảy Máu Chất Xám
I. KHÁI NIỆM:
1.1. Chất xám là gì?
Nghĩa đen: là chất có màu xám trên vỏ não con người; sinh ra con người đã có;
đồng thời nó ghi nhận lại những tri thức và kinh nghiệm được tích lũy.
Nghĩa bóng: là đội ngũ những trí thức; nhân viên có trình độ cao trong các lĩnh vực
khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội.
1.2. .Thế nào là “chảy máu chất xám”?

“Chảy máu chất xám” là hiện tượng những nhà trí thức, nhân viên giỏi có năng lực
di chuyển ra nước ngoài hoặc doanh nghiệp khác vì lý do chủ quan hoặc khách
quan.
Ngoài ra hiện tượng chảy máu chất xám còn là sự thui chột nhân tài. Các nhân tài
không phát huy mà còn mất dần năng lực, do không có được môi trường làm việc,
không tạo điều kiện để nhân tài phát triển, không tiếp thu, tiếp cận được những
kiến thức mới.
Hiện tượng này diễn ra trên tất cả các quy mô: quốc gia, doanh nghiệp… Ở đề tài
này, chúng tôi chỉ xin đề cập tới việc “chảy máu chất xám” diễn ra trên quy mô
doanh nghiệp.
II. Thực Trạng chảy máu chất xám
2.1. Chảy máu chất xám từ Việt nam qua các nước phát triển
Theo số liệu mới nhất của Sở Giáo dục - Đào tạo, hiện số lượng du học sinh (DHS)
của ta (đã vào khoảng 50.000 người và ngày càng tăng) cho dù có học bổng hay tự
túc, thậm chí du học bằng ngân sách nhà nước… số học xong quay trở về là rất ít.
Chất xám của VN bị thất thoát đến giật mình. Chỉ với 80% DHS “một đi không trở
lại” như hiện nay, số chất xám thất thoát lên đến 40.000 người.
Từ năm 2000 đến 2006, Bộ GD-ĐT đã tổ chức cho 2.684 nghiên cứu sinh ra nước
ngoài du học, trong đó có 871 tiến sĩ, 793 thạc sĩ và 814 cử nhân. Chi phí bình
quân cho mỗi DHS theo đề án 322 là khoảng 22.000 USD/năm, tức khoảng
100.000 USD/4 năm, tức trên 1,5 tỷ đồng. Một vị giáo sư đã so sánh: Chỉ riêng tại
Úc và Đức, mỗi năm nhà nước ta phải chi đến 5.000 tỷ đồng cho DHS. Và, một khi
Hành Vi Tổ chức Hiện Tượng Chảy Máu Chất Xám
nguồn chất xám khổng lồ này không được khai thác đúng, số tiền mấy ngàn tỷ
đồng kia phải gọi tên chính xác là chảy máu ngoại tệ.
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT trình Quốc hội năm 2004, trong số vài ngàn DHS du
học bằng tiền nhà nước, chỉ có 120 trường hợp quay về. Đây quả thật là vấn đề
không nhỏ, nhưng tại sao nhiều năm qua vẫn chưa được đặt ra một cách nghiêm
túc?
2.2. Chảy máu chất xám trong các cơ quan công quyền

Hiện nay, hiện tượng chảy máu chất xám trong các cơ quan tổ chức công quyền
của nhà nước diễn ra nhanh chóng. Đặc biệt là ở các trung tâm kinh tế chính trị,
kinh tế văn hóa lớn của nhà nước. Số lượng công chức nhà nước nộp đơn xin nghỉ
việc không ngừng gia tăng, trong đó có cả những công chức có chức vụ cao trong
các ngành. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số công chức nghỉ việc lớn nhất, sự
“ra đi” ngày càng nhiều của cán bộ, công chức tại các cơ quan Nhà nước trên địa
bàn TPHCM gần đây đã trở thành chuyện thời sự khiến nhiều người quan tâm. Và
tình trạng chảy máu chất xám này tại các cơ quan công quyền đến nay vẫn chưa có
hồi kết.
Một năm, 20 người nghỉ việc
Viện Kinh tế TPHCM là đơn vị đầu não nghiên cứu, tham mưu cho UBND TP các
chính sách phát triển kinh tế của TP. Thế nhưng chỉ trong năm 2007, nơi đây đã có
gần 20 cán bộ xin nghỉ việc. Trong số này, chúng tôi đã tiếp xúc với ít nhất hai
người từng là cán bộ cấp phó các phòng ban trở lên của viện này.
Tiến sĩ Nguyễn Văn P., nguyên là phó Phòng Nghiên cứu Phát triển của Viện Kinh
tế. Với tấm bằng tiến sĩ (du học tự túc tại Hà Lan), lẽ ra ông đã có thể làm tốt công
tác chuyên môn và cống hiến nhiều hơn cho viện. Thế nhưng, sau gần 10 năm công
tác, đầu năm 2007, tiến sĩ P. đã quyết định nộp đơn xin nghỉ việc để tìm một môi
trường có thể phát huy được kiến thức đã học: giảng dạy ở trường đại học (hiện
ông là phó một khoa của Trường Đại học Mở TPHCM). “Hội họp quá nhiều, kiểu
làm việc rập khuôn, chế độ khen- thưởng bình quân chủ nghĩa và mức lương thấp
đó là những lý do khiến tôi chia tay Viện Kinh tế!”- tiến sĩ P. tâm sự.
Cũng trong năm 2007, Phòng Nghiên cứu Phát triển của Viện Kinh tế-một phòng
được xem là “linh hồn” của viện lại mất thêm một phó phòng khác là anh T. Hiện
anh đang làm việc tại một công ty địa ốc lớn ở TP với vai trò là phó tổng giám đốc.
Theo thông tin mà chúng tôi có được, không chỉ trong năm 2007, mà trước đó,
nhiều cán bộ có trình độ của Viện Kinh tế cũng đã lần lượt giã từ nhiệm sở để về
đầu quân ở nhiều công ty, tổ chức có tên tuổi như VinaCapital, Chương trình Phát
Hành Vi Tổ chức Hiện Tượng Chảy Máu Chất Xám
triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) Cụ thể như chị Thanh T., sau khi nghỉ việc ở Viện

Kinh tế, chị về làm việc cho UNDP với mức lương mỗi tháng gần 1.500 USD.
(Theo: Chay-mau-chat-
xam-o-co-quan-cong-quyen.html).
Không những chỉ có các nhân tài rời bỏ các cơ quan công quyền mới tạo nên hiện
tượng chảy máu chất xám, mà còn những nhân tài ở lại nhưng môi trường làm việc
không tạo cho họ có cơ hội phát triển, học hỏi bổ sung thêm chất lượng chất xám.
Họ làm việc không phát huy được năng lực bản thân và ngày càng thui chột tài
năng của bản thân. Chính vì điều này làm cho hiện tượng chất xám ngày càng
nhanh chóng trong các cơ quan công quyền của nhà nước.
2.3. Chảy máu chất xám trong các doanh nghiệp trong nước.
Ngày nay, hầu như những ai quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh, đến sự phát triển
kinh tế đều nói đến vấn đề chảy máu chất xám. Thật vậy, những năm gần đây, khi
mà giáo dục tiến được những bước dài trong việc tiếp thu tri thức nhân loại thì hiện
tượng chảy máu chất xám diễn ra ngày càng phổ biến. Không chỉ là chảy máu ra
bên ngoài lãnh thổ, mà còn xảy ra ở khu vực nhà nước sang các khu vực kinh tế
khác, từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác. Do đó, khó khăn lớn nhất của
các nhà quản lý trong doanh nghiệp là phải làm sao giữ chân người tài trong doanh
nghiệp. Các nhà quản trị nhân sự gần đây đang đau đầu vì hiện tượng “chảy máu
chất xám” đang ngày càng gia tăng trong doanh nghiệp Việt Nam. Các nhà quản trị
doanh nghiệp Việt Nam không có giải pháp nào khác là phải biết cách “bảo tồn”
và phát triển vốn tài sản to lớn này nếu còn muốn kinh doanh. Rất cấp thiết là họ
phải phân biệt được một nhân viên giỏi khác với nhân viên bình thường, đánh giá
đúng vai trò, sức ảnh hưởng của những nhân vật chủ chốt này trong tổ chức và
quan trọng nhất là tìm ra được phương thức để người tài gắn kếtlâu dài với doanh
nghiệp.
Đội ngũ nhân viên giỏi sẽ tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đặc biệt, nguồn
nhân lực cùng với vốn là hai nhân tố nhất thiết phải quyết định thành công của một
doanh nghiệp. Nguồn vốn tài chính giúpcông ty bảo đảm bộ mặt bên ngoài của tổ
chức nhưng nguồn nhân lực đóng
vai trò quan trọng quyết định sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp bởi đó chính

là thế và lực của doanh nghiệp đó.Thực trạng hiện nay cho thấy rằng rất nhiều
nhân viên giỏi được công ty đào tạo chuyên sâu xong, họ sẽ ra đi tìm một công ty
tốt hơn với những kinh nghiệm họ vừa nhận được. Một cuộc khảo sát của Hiệp hội
Doanh Nghiệp TP.HCM trên 2.700 Doanh Nghiệp cho thấy: 100% Doanh Nghiệp
đang gặp khó khăn về vấn đề nhân lực. Còn Công ty Bảo hiểm AIA và AIG lại đưa
ra một thông số: Việc biến động nhân sự làm cho công ty mất đi từ 150%-180% chi
Hành Vi Tổ chức Hiện Tượng Chảy Máu Chất Xám
phí. Ngoài ra, việc biến động nhân sự còn làm cho các công ty mất đi lượng khách
hàng từ 20%-50%.
III. Nguyên nhân và giải pháp của hiện tượng chảy máu chất xám
3.1. Chính sách tiền lương
Lương quá thấp là do các doanh nghiệp muốn thu lại lợi nhuận cao. Đặc biệt sẽ
chẳng dễ dàng chút nào đối với các CEO khi muốn nâng lương cho nhân viên dù là
chút ít, nhất là phải bàn thảo vấn đề này với một vị giám đốc tài chính (CFO) nổi
tiếng kỹ tính. Sự hấp dẫn của đồng lương đã kích thích sự dịch chuyển này.
“Tiền lương” chính là nhu cầu “sinh học” trong thang bậc nhu cầu của Maslow
nên khi được thỏa mãn sẽ có sức mạnh cao nhất nên “tiền thưởng” sẽ là mục tiêu
để nhân viên phấn đấu để đạt được mục đích của doanh nghiệp là nhanh nhất. Thật
vậy, đối với người lao động họ đi làm vì muốn có đời sống kinh tế khá giả và ổn
định. Nên các doanh nghiệp cần chú trọng phát triển sản xuất để tăng thu nhập cho
nhân viên, đảm bảo họ có công việc làm thường xuyên ổn định, trả lương hợp lý,
từ đủ tới dư để họ có tiền dự trữ cho tương lai. Vì vậy, với một quỹ lương hạn
hẹp,thay vì nâng bậc hay chia tiền thưởng theo kiểu dàn trải. Nếu dồn lại cho một
số nhân viên xuất sắc con số sẽ trở nên lớn hơn rất nhiều và xứng đáng với cái từ
“tiền thưởng”. Một thực tế là các thành viên có xu hướng đánh giá cao cống hiến
của mình so với người khác và đánh giá cao phần thưởng mà ngườikhác đạt được.
Vì vậy, bạn cần cụ thể hóa các điều kiện thụ-hưởng, thưởng phạt phân minh và
quan trọng nhất vẫn là luôn tạo cơ hội tốt nhất cho mọi nhân viên phấn đấu.
3.2. Nền khoa học công nghệ kém phát triển
Nhiều tài năng với lòng đam mê nghiên cứu cho sự phát triển, họ thật sự có năng

lực và muốn phát huy nhưng do điều kiện hoàn cảnh nước ta còn nghèo, trang thiết
bị cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản không đáp ứng được nhu cầu học tập và nghiên
cứu. Các tổ chức ít đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (D&R). Cơ sở vật chất
thiếu thốn không đáp ứng được nhu cầu. Điều đó làm cho chất xám chảy đi tìm
những nước có nền khoa học công nghệ phát triển hơn để phát triển chuyên môn,
trao dồi thêm kỹ năng làm việc. Chỉ có những nước có khoa học kỹ thuật tiên tiến
thì những nhân tài mới ứng dụng được những lý thuyết học được vào công việc từ
đó cho những kết quả thành công. Những công ty có cơ sở hạ tầng, vật chất tốt
luôn thu hút được những nhân tài vào làm việc để phát huy được năng lực. Trái lại
nên khoa học, cơ sở vật chất kém phát triển thì có thể làm thui chột dần nhân tài.
Hành Vi Tổ chức Hiện Tượng Chảy Máu Chất Xám
Đây là những điều kiện quan trọng, điều kiện cơ bản và nền tảng mà các tổ chức,
doanh nghiệp và cả nhà nước cần chú trọng để thu hút nhân tài về cống hiến và
phát huy năng lực của bản thân.
3.3. Môi trường làm việc
Khi nhân viên cảm thấy công việc trở nên vô vị, những bất ổn sẽ xuất hiện.
Nguyên nhân là do: anh ta chọn sai công ty, nhưng cũng có thể là do công ty không
biết cách khai thác năng lực của người này.
Nhu cầu cần công việc tránh nhàm chán (công việc thử thách, sáng tạo, ) để “tự
khẳng định mình” trong thang bậc nhu cầu của Maslow là nhu cầu được thỏa mãn
từ nội tại của con người. Vì vậy, hãy quan sát tiến độ làm việc của nhân viên. Nếu
nhân viên này có thể hoàn thành công việc được giao mỗi lúc mỗi nhanh hơn, thì
đã đến lúc bạn nên thưởng và giao thêm những dự án mới với độ khó cao hơn. Gửi
anh ta đi học thêm hoặc giao cho anh ta nhiệm vụ huấn luyện nhân viên mới cũng
là phương pháp hữu hiệu để tăng thêm động lực và thử thách đối với nhân viên.
Ngoài ra, các doanhnghiệp cần tạo một môi trường giao tiếp, khơi dậy sự cống
hiến hết mình của mỗi nhân viên, đối xử đúng mực với họ thì doanh nghiệp mới sẽ
có cơ hội nhận được sự tận tụy của mỗi nhân viên nhằm hoàn thành tốt mục tiêu
của tổ chức.
Những người có bằng cấp cao, có tài năng, xử lý tốt công việc nhưng không được

thăng tiến vì một lí do nào đó thì họ sẽ có xu hướng từ bỏ công ty sang một môi
trường làm việc tốt hơn có cơ hội thăngtiến hơn.
Theo phân bậc nhu cầu của Maslow thì cần “thăng tiến” chính là nhu cầu được
“tôn trọng”. Việc thảo mãn nhu cầu này tạo ra cảm giác tự tin, uy tín quyền lực và
sự hạn chế. Vì vậy, khi nhu cầu “thăng tiến” không được thỏa mãn vì nguyên nhân
nào đó thì họ sẽ tìm một môi trường làm việc mới tạo cho họ cơ hội thăng tiến hơn.
Hiện nay, chính sách giữ nhân tài được cácdoanh nghiệp rất quan tâm, đặc biệt khi
đất nước ta đang trên đà hội nhập vào kinh tế thế giới. Vì vậy các doanh nghiệp
cần tạo mọi điều kiện phát triển tài năng và cơ hội thăng tiến công bằng cho nhân
viên của mình.
Một vài công ty còn quản lý nhân viên theo giờ hành chính. Nói theo cách dễ hiểu
hơn là nhân viên buộc phải có mặt xuyên suốt tại bàn làm việc. Nếu họ “biến mất”
trong vài giờ, cho dù đang phải ra ngoài để thực hiện một nhiệm vụ phát sinh, họ
cũng bị xem như là đang “ăn gian” giờ công laođộng. Nhiều chuyên gia gọi đây là
chính sách điên rồ vì nó khiến nhân viên lười biếng và làm việc theo kiểu “cầm
cự” để đợi chuông báo hết giờ làmviệc.
Hành Vi Tổ chức Hiện Tượng Chảy Máu Chất Xám
Yêu cầu nhân viên thường xuyên phải làm việc ngoài giờ hoặc
giao cho họ những công việc theo kiểu “bắt bí” cũng là những hìnhthức “giam
lỏng” đầy tai hại. Nhưng thời biểu linh hoạt có giúp họ làm việc
có hiệu quả hơn không?
Có nên cho họ làm việc ở nhà? Trang thiết bị tác nghiệp đang rất cũ kỹ và lạc hậu?
Họ đang cần được đào tạo thêm? Hãy dànhthời gian thăm dò ý kiến của nhân viên
bằng một cuộc trưng cầu theo kiểu bỏ phiếu kín. Và rồi bạn sẽ biết được mình nên
làm gì để giữ chân họ lại.
Ngoài ra, các tổ chức, doanh nghiệp cũng cần xây dựng một văn hóa tổ chức,
doanh nghiệp để mọi người cảm thấy thân thiện, cùng hợp tác làm việc, phát huy
được sức mạnh tập thể. Mọi người lao động không cảm thấy nhàm chán, đơn độc.
tinh thần đồng đội sẻ tạo cho người tài cảm thấy hưng phấn khi làm việc dẫn tới họ
yêu thích tổ chức của bạn và sẽ gắn bó lâu dài.

3.4. Cơ chế tuyển dụng không công bằng
Cơ chế tuyển dụng ở nước ta còn nhiều bất cập, đặc biệt là trong các tổ chức và
doanh nghiêp có vốn đầu tư nhà nước. Không tạo ra được sự cạnh tranh làm việc
của nhân viên. Trái lại nhân viên luôn ỷ lại do các mối quan hệ mà họ có được. Sự
hưởng lương không theo năng lực mà theo sự cào bằng, điều đó làm những người
có năng lực thật sự luôn thấy bất công và dần làm họ chán nản không muốn làm
việc nữa. Nhưng với sự thích thành công, thích cống hiến thì các nhân tài họ không
ngồi im một chỗ để nhận lương như những người chỉ biết bám lấy chỗ an toàn để
sống. Họ sẽ ra đi tìm kiếm một môi trường năng động, nơi đó các nhân viên vừa
làm việc với tinh thần đồng đội nhưng vẫn luôn thi đua cạnh tranh nhau. Có như
vậy thì năng lực nhân viên luôn được phát huy, đây là động lực thu hút chất xám.
Vậy tổ chức phải có cơ chế tuyển dụng, thi đua, thưởng phạt công bằng để mọi
người không cảm thấy bất mãn thua thiệt, Và họ sẽ luôm gắn bó với tổ chức, doanh
nghiệp của bạn
3.5. Chính sách dữ và thu hút chất xám
Một số doanh nghiệp cho rằng sở dĩ họ không “dám” cho nhân viên của mình đi
học thêm là vì công ty phải trả tiền học phí và khi học xong, nhân viên này sẽ
nhanh chóng ra đi để tìm kiếm một công việc tốt hơn, tương xứng với kiến thức và
kỹ năng mới của họ. Nhưng nếu không làm việc này, nhân viên của bạn cũng ra đi
thôi vì họ không muốn suốt đời giam mình với một công việc bất biến.
Hành Vi Tổ chức Hiện Tượng Chảy Máu Chất Xám
Nhu cầu được đào tạo thuộc nhu cầu “tự khẳng định mình” trong thang bậc nhu
cầu của Maslow. Vì vậy các nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp cần đối xử công bằng
với mỗi nhân viên, ai có tài và cống hiến thì cần được ưu tiên để đào tạo chuyên
sâu. Giải pháp lưỡng toàn vẫn là cứ cho họ đi học, nhưng họ phải vay tiền hằng
tháng của công ty để trang trải mọi thứ có liên quan. Mặc khác, khi học xong cần
tạo điều kiện hơn cho cơ hội bộc lộ tài năng, tạo môi trường làm việc vui vẻ, công
bằng và tạo cơ hội thăng tiến sẽ giữ chân được nhân viên tài năng.
Ngoài chính sách hỗ trợ đào tạo để giữ và thu hút nhân tài, các tổ chức, doanh
nghiệp cần có những chính sách ưu đãi khác như chính sách động viên nhân viên.

Hỗ trợ khi người lao động gặp khó khăn để họ yên tâm công tác. Có chính sách
phát triển tài năng và tôn vinh nhân tài để họ luôn thỏa mãn được nhu cầu được
người khác tôn trọng.
IV. KẾT LUẬN:
Qua nội dung trên chúng ta phần nào thấy được thực trạng của hiện tượng chảy
máu chất xám hiện nay ở nước ta và trong các tổ chức doanh nghiệp. Từ những
thực trạng đó, chúng ta đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế sự chảy máu chất
xám từ trong doanh nhiệp ra ngoài và có những chính sách để thu hút và giữ nhân
tài ở lại với doanh nghiệp mình.
Hiện tượng chảy máu chất xám trong các tổ chức là xu thế tất yếu của sự phát triển
và sự canh tranh giữa các tổ chức với nhau, giữa nước này với nước khác. Hiện
tượng này hiện nay đang diễn ra rộng khắp trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề,
đặc biệt diễn ra mạnh mẽ tại các nước đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy để hạn
chế chảy máu chất xám trong doanh nghiệp, tổ chức thì các nhà lãnh đạo cần có
những giải pháp như: về chính sách lương bổng, môi trường làm việc, chính sách
đại ngộ nhân tài, chính sách tuyển dụng, đào tạo, …và phải kết hợp sử dụng các
giải pháp này một cách hợp lý để chất xám tăng lên cả về mặt số lượng và chất
lượng. Đây là một vấn đề quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
trong thời đại kinh tế canh tranh khốc liệt như hiện nay đó là thời đại của nền kinh
tế tri thức.
Hành Vi Tổ chức Hiện Tượng Chảy Máu Chất Xám

×