MỘT VÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KHI GIẢNG DẠY BÀI VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
VÀ BÀI ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ THEO
PHƯƠNG PHÁP “ÔN – GIẢNG – LUYỆN”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy học Sinh học là nhằm cung cấp cho học viên hiểu được quá trình sinh lý, các
qui luật sinh học cũng như sự tác động của môi trường vào các quá trình đó. Từ những
kiến thức đó giúp học viên vận dụng vào đời sống và thực tiễn sản xuất.
Tuy nhiên để hiểu được các quá trình sinh lí các qui luật sinh học thì phải hiểu
được bản chất của nó như thế nào, chúng chịu tác động của các yếu tố gì? Khi hiểu được
rồi thì học viên dễ dàng vận dụng vào đời sống thực tiễn mới đạt hiệu quả cao.
Mặt khác, cuộc sống hiện đại, vấn đề ăn uống, việc làm,… ảnh hưởng rất lớn đến
các hoạt động sinh lý trong cơ thể dẫn đến phát sinh nhiều bênh tật, đặc biệt là các bệnh
về tim mạch. Do đó giáo viên cần cung cấp cho học viên một số kiến thức về hệ tuần
hoàn để từ đó học viên nắm được kiến thức khoa học của hệ tuần hoàn mà vận dụng vào
trong cuộc sống để tự bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân gây hại cho hệ tuần hoàn nói riêng
và cơ thể nói chung.
Để thực hiện được mục đích này, người giáo viên cần phải có một phương pháp
truyền đạt kiến thức như thế nào đó mà giúp học viên dễ nhớ dễ hiểu và dễ vận dụng.
Đối tượng học viên là những người vừa đi học vừa đi làm nên việc học ở nhà rất
hạn chế. Mặt khác nhiều học viên nghỉ học quá lâu hoặc việc học bị gián đoạn do đó vấn
đề tiếp thu bài tương đối chậm. Vì vậy trong quá trình giáo dục, công việc của giáo viên
là phải hệ thống hóa kiến thức cũ, xây dựng kiến thức mới, kết hợp ôn tập, bổ sung kiến
thức và tìm cách truyền thụ kiến thức một cách khoa học, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ là
vấn đề rất cần thiết với đối tượng học viên này.
Xuất phát từ thực tế đó, bản thân tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài này để giảm bớt
việc học ở nhà, nhưng học viên vẫn nắm được kiến thức cơ bản, giành nhiều thời gian
cho công tác, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học viên và giảng dạy của giáo
viên.
1
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
- Qua nhiều năm giảng dạy ở từng khối lớp bản thân tôi đã lựa chọn tìm ra một số
phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng HV ở TTGDTX.
Quan điểm của bản thân tôi là làm thế nào để trong một tiết dạy, học sinh hiểu
được bài mới, nhớ kiến thức cũ và biết vận dụng vào thực tiễn. Vì vậy trong giảng
dạy giáo viên cần tìm ra phương pháp mới phù hợp để góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
- Truyền đạt các kiến thức cơ bản, đặt các hệ thống câu hỏi giúp học sinh tự tìm tòi
kiến thức mới trên cơ sở kiến thức cũ. Từ đó làm cho học viên hứng thú hơn trong
việc lĩnh hội kiến thức, tiết học trở nên sôi nổi, không gượng ép, căng thẳng, buồn
tẻ.
- Mặt khác trong quá trình giảng dạy cần giúp học viên thấy được tầm quan trọng
của quá trình rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh giữa kiến thức cũ và
mới, giữa bài này với bài khác. Từ đó giúp học viên hiểu bài mới và nhớ bài cũ tại
lớp, giúp giảm bớt thời gian học tập ở nhà. Đồng thời giúp học viên tự tin trong
học tập và trong cộng đồng (thông qua việc phát biểu ý kiến trong giờ học để tự
hoàn thiện kiến thức).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Nội dung:
Đối với bộ môn sinh hoc, HV bổ túc trung học đã nắm được một số kiến thức có
liên quan đến bài mới vì đã được học ở các lớp dưới, ngoài kiến thức sinh học, còn có
kiến thức các bộ môn khác liên quan như: vật lí, hoá học, toán học.v.v.v. Vì vậy , ở
đây tôi muốn dùng kiến thức cũ để dẫn dắt HV nắm kiến thức mới trên cơ sở đó hoàn
thiện kiến thức cho HV.
Mặt khác, theo phương pháp cũ thì GV chủ động truyền thụ kiến thức cho HV, còn
HV thì thụ động thu nhận kiến thức, cho nên HV không thể hiểu sâu và nhanh quên.
Do đó khi giảng dạy GV cần chủ động tìm tòi phương pháp dạy học phù hợp để giúp
HV lĩnh hội kiến thức một cách chủ động trên cơ sở đó HV nhanh hiểu và dể nhớ, có
thể vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
2. Gỉai pháp:
a. Gỉai pháp 1: Sử dụng phương pháp dạy học phù hợp, phát huy tối đa tính tích cực
và chủ động của HV. Để thực hiện giải pháp này GV và HV cần:
* GV: - Chuẩn bị kĩ nội dung kiến thức cần truyền thụ.
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi logic, khoa học và phù hợp.
- Hướng dẫn HV tìm tòi các kiến thức có liên quan đến bài học.
2
- Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.
* HV: Chuẩn bị kiến thức bài cũ, vận dụng kiến thức của các bộ môn có liên quan và
xem trước bài mới trước khi đến lớp.
b. Giải pháp 2: Sử dụng phương tiện trực quan và ứng dụng CNTT vào bài giảng.
Tuỳ theo từng nội dung trong bài dạy mà GV có thể sử dụng hình vẻ, hoặc sử dụng
CNTT vào bài dạy một cách hợp lí để HV dể dàng tiếp thu kiến thức do đó GV và HV
cần:
* GV: - Chuẩn bị các hình vẽ có liên quan và có chọn lọc.
- Nội dung bảng so sánh và hệ thống câu hỏi.
- Hướng dẫn HV cách quan sát, tìm tòi kiến thức rút ra kết luận về nội dung
kiến thức cần đạt được và ghi chép.
* HV: - Cần chuẩn bị các tranh vẽ hoặc mẫu vật có liên quan đến bài học.
- Chú ý quan sát , nghe giảng, thảo luận để rút ra kiến thức cần đạt được.
c. Giải pháp 3: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn và giải bài tập. Để thực hiện giải
pháp này GV và HV cần:
* GV - Giải một số bài tập mẫu.
- Gợi ý cho HV giải bài tập và câu hỏi khó trong SGK, Sách bài tập và một số
kiến thức liên quan đến thực tế trong đời sống.
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để củng cố bài học.
* HV - Trên cơ sở kiến thức có được vận dụng để giải bài tập trả lời câu hỏi SGK,
SBT và ứng dụng vào thực tiễn đời sống.
3. Thực hiện đề tài
Bài 2: VẬN CHUYỂN CHẤT TRONG CÂY
Bài này giáo viên đặt hệ thống các câu hỏi để cho học viên nhớ lại kiến thức đã học
ở lớp dưới trên cơ sở đó xây dựng kiến thức bài mới.
Để học sinh dễ nhớ bài và phân biệt được 2 dòng vận chuyển vật chất trong cây
giáo viên giảng bài này bằng cách sử dụng hệ thống câu hỏi.
I. Dòng mạch gỗ:
- Chức năng của dòng mạch gỗ? (kiến thức cũ).
- Cấu tạo của mạch gỗ? (kiến thức cũ).
3
- Phân biệt quản bào và mạch ống? Cấu tạo này thích nghi với chức năng như thế
nào? Đây là câu hỏi khó giáo viên có thể gợi ý cho học viên.
- Tốc độ vận chuyển vật chất trong mạch gỗ nhanh hay chậm? Tại sao?
- Dịch mạch gỗ gồm những thành phần nào?
- Động lực đẩy dòng mạch gỗ gồm những lực nào?
- Giải thích hiện tượng ứ giọt?
II. Dòng mạch rây:
- Chức năng của mạch rây?
- Cấu tạo của mạch rây?
- Dịch mạch rây gồm những thành phần nào?
- Động lực đẩy dòng mạch rây như thế nào?
- Tốc độ vận chuyển các chất trong mạch rây? Tại sao?
Với hệ thống câu hỏi trên giáo viên dẫn dắt học viên hoàn thiện kiến thức thông qua lập
bảng so sánh.
Dòng
vận
chuyển
vật chất
Chức năng Cấu tạo
Thành phần
dịch
Động lực
Dòng
mạch gỗ
(dòng đi
lên)
Vận chuyển
nước và ion
khoáng từ đất
vào mạch gỗ của
rễ sau đó chuyển
lên mạch gỗ của
thân rồi phân
phối đến lá và
các bộ phận khác
của cây
- Là các tế bào chết gồm
quản bào và mạch ống.
- Các tế bào cùng loại nối
với nhau bằng cách đầu của
tế bào này gắn với đầu của
tế bào kia thành ống dài từ
rễ lên lá.
- Quản bào và mạch ống xếp
sát nhau theo cách lỗ bên
của tế bào này sít khớp với
lỗ bên của tế bào khác tạo
thành lối đi cho dòng vận
chuyển ngang.
=> Với cấu tạo này => đã tao
ra các ống rỗng nên lực cản
thấp => tốc độ vận chuyển
nhanh.
- Chủ yếu là
nước và ion
khoáng.
- Một số chất
hữu cơ được
tổng hợp ở rễ
như: axit-
amin, amit,
vitamin, hooc
môn.
Gồm 3 lực:
- Lực đẩy (áp
suất rễ)
- Lực hút do
thoát hơi
nước ở lá
(động lực chủ
yếu).
- Lực liên kết
giữa các phân
tử nước với
nhau và với
thành mạch
gỗ
Dòng
mạch rây
(dòng đi
xuống)
Vận chuyển các
chất hữu cơ và
các ion khoáng
(K
+
, Mg
+2
,…) từ
lá đi vào cuống
lá rồi đến nơi cần
sử dụng hoặc dự
- Là các tế bào sống gồm
ống rây và các tế bào kèm.
+ Tế bào ống rây không có
nhân nhưng vẫn còn
màng sinh chất, tế bào
chất (có một số bào
quan).
- Chủ yếu là
các hợp chất
hữu cơ như
saccarozơ,
axit-amin,
hoocmôn,
ATP,…
Là nhờ sự
chênh lệch áp
suất thẩm thấu
giữa cơ quan
nguồn (lá) nơi
tổng hợp các
chất hữu cơ có
4
trữ (trong hạt,
quả, rễ, củ,…)
+ Tế bào kèm có nhân,
nhiều ti thể là nguồn cung
cấp ATP cho quá trình
vận chuyển chủ động một
số chất trong dòng mạch
rây.
=> Với cấu tạo này làm cho
lực cản trong ống rây và tế
bào kèm cao hơn => vận
chuyển các chất chậm hơn.
- Một số ion
khoáng được
sử dụng lại
như K
+
.
áp suất thẩm
thấu cao và các
cơ quan chứa
(cơ quan nhận)
như rễ, hạt, hoa,
củ,… nơi có áp
suất thẩm thấu
thấp hơn.
Qua 2 dòng vận chuyển vật chất trên giáo viên yêu cầu học viên quan sát H.2.6 nêu
mối quan hệ giữa dòng mạch gỗ và dòng mạch rây trong thân cây?
Để củng cố bài, giáo viên sử dụng câu hỏi 1 và 2 sách giáo khoa và sử dụng một số
câu hỏi trắc nghiệm.
Hãy chọn phương án đúng nhất cho các câu sau:
Câu 1: Nước và ion khoáng vận chuyển trong thân cây chủ yếu.
A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
B. Từ mạch gỗ sang mạch rây.
C. Từ mạch rây sang mạch gỗ.
D. Qua mạch gỗ.
Câu 2: Động lực chính cho việc vận chuyển nước ở thân là:
A. Lực đẩy của rễ.
B. Lực hút của lá.
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước.
D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch.
Câu 3: Tốc độ vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây.
A. Mạch rây nhanh hơn mạch gỗ.
B. Mạch rây bằng mạch gỗ.
C. Mạch gỗ nhanh hơn mạch rây.
D. Khi thì mạch gỗ nhanh hơn, khi thì mạch rây nhanh hơn tùy nhu cầu của cây.
Bài 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
Mục tiêu của bài: sau khi học xong bài này học viên phải hiểu được:
- Khái niệm đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
- Khái niệm, phân loại, cơ chế hình thành, đặc điểm hình thành và ý nghĩa.
5
- Phân biệt thể tự đa bội và thể dị đa bội và cơ chế hình thành.
- Hậu quả và ý nghĩa của thể đa bội.
Để đạt được mục tiêu này giáo viên cần phải:
- Dùng kiến thức khái niệm đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể để dẫn đến khái niệm
đột biến số lượng nhiễm sắc thể (học viên làm việc).
- Để cho học viên dễ hiểu, dễ nhớ giáo viên khi dạy cần dùng phương pháp so sánh
kết hợp kiểm tra kiến thức cũ dẫn đến kiến thức bài mới.
- Sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học viên đến kiến thức cần đạt.
Hệ thống câu hỏi
I. Đột biến lệch bội
Phần này học viên đã được học sơ lược ở lớp 9 nên giáo viên có thể sử dụng câu hỏi
vừa ôn bài cũ và cũng cố kiến thức mới.
- Khái niệm thể lệch bội?
- Các dạng đột biến lệch bội thường gặp?
- Cơ chế phát sinh?
- Hậu quả?
+ Ví dụ: Thể lệch bội ở nhiễm sắc thể thường của người (hội chứng Đao).
Thể lệch bội ở nhiễm sắc thể giới tính của người (hội chứng: XXX, XXY,
OX).
- Ý nghĩa?
II. Đột biến đa bội
- Khái niệm đột biến đa bội?
- Các loại đột biến đa bội?
- Thế nào là thể tự đa bội và thể dị đa bội?
- Cơ chế phát sinh? Ví dụ?
- Thế nào là thể song nhị bội?
- Phân biệt thể tự đa bội và dị đa bội.
- Đặc điểm của thể đa bội? Hậu quả? Ýnghĩa?
Nội
dung
Đột biến lệch bội Đột biến đa bội
Khái
niệm
Đột biến lệch bội là dạng
đột biến lam thay đổi số
lượng nhiễm sắt thể ở 1 hay
1 số cặp nhiễm sắt thể tương
đồng.
Đột biến đa bội là dạng đột biến làm tăng 1 số nguyên lần
bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài và lớn hơn 2n.
Các
dạng
2n-2, 2n-1, 2n+1, 2n+2,… Đa bội chẵn, đa bội lẻ.
Cơ
chế
phát
- Do sự rối loạn phân bào.
- Trong nguyên phân (tế bào
sinh dưỡng): làm cho 1
Thể tự đa bội (đột biến cùng
nguồn)
Thể dị đa bội (đột biến
khác nguồn)
- Trong nguyên phân: do - Được hình thành do lai
6
sinh phần cơ thể mang tế bào
lệch bội và hình thành thể
khảm.
- Trong giảm phân: làm cho
1 hoặc 1 số cặp nhiễm sắc
thể tương đồng không
phân li. Sự không phân li
của 1 hoặc 1 số cặp nhiễm
sắc thể tương đồng trong
giảm phân đã tạo ra các
giao tử thừa hay thiếu 1
vài nhiễm sắc thể (giao tử
lệch bội). Các giao tử này
kết hợp với giao tử bình
thường sẽ tạo ra các thể
lệch bội.
không hình thành thể phân
bào nên toàn bộ nhiễm sắc
thể nhân đôi mà không
phân li được về 2 cực tế
bào bộ nhiễm sắc thể
tăng lên gấp bội: 2n 4n
(tứ bội). Ví dụ (sử dụng
hình 6.2).
- Trong giảm phân: do
không hình thành thể phân
bào nên toàn bộ nhiễm sắc
thể trong tế bào sinh giao
tử không phân li tạo nên
giao tử 2n. Nếu giao tử:
+ 2n kết hợp với giao tử
n 3n.
+ 2n kết hợp với giao tử
2n 4n.
=> Như vậy: thể tự đa bội là
hoạt động làm gia tăng số
nhiễm sắc thể đơn bội của
cùng 1 loài trong tế bào.
khác loài (lai xa).
Thường cơ thể laibất thụ.
Nếu con lai xảy ra đột
biến tăng đôi số lượng
của cả 2 bộ nhiễm sắc thể
của 2 loài khác nhau thì
tạo ra thể dị đa bội (thể
song nhị bội)sinh sản hữu
tính được. Ví dụ (sử dụng
hình 6.3).
=> Như vậy hoạt động dị
đa bội là hoạt động làm
tăng số lượng nhiễm sắc
thể đơn bội của 2 loài khác
nhau trong 1 tế bào.
Hậu
quả
Sự gia tăng số lượng của 1
hay vài cặp nhiễm sắc thể
một cách khác thường =>
mất cân bằng gen của toàn
bộ hệ gen => các thể lệch
bội thường không sống được
hay sức sống giảm, giảm
khả năng sinh sản.
Sử gia tăng số lượng nhiễm sắc thể => gây mất cân bằng
gen => đột biến đa bội thường gây chết hoặc không sinh
sản được (đặc biệt là ở động vật).
Vị trí,
ý
nghĩa
- Trong chọn giống: có thể
sử dụng đột biến lệch bội
để xây dựng vị trí của gen
trên nhiễm sắc thể, có thể
sử dụng cây không nhiễm
để đưa các nhiễm sắc thể
theo ý muốn vào cây lai.
- Cung cấp nguyên liệu cho
quá trình tiêu hóa.
- Trong chọn giống: đột biến đa bội tăng lượng AND gấp
bội => qúa trình sinh tổng hợp các chất mạnh.
- Ứng dụng rộng trong quá trình tạo giống cây trồng.
- Tiêu hóa: cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiêu hóa.
Kết thúc bài giáo viên sử dụng một số các câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức
của học viên.
Hãy chọn phương án đúng nhất ở các câu hỏi sau:
Câu 1: Các thể lệch bội nào sau đây thường gặp:
7
A. Thể không nhiễm và thể bốn nhiễm.
B. Thể một nhiễm và thể ba nhiễm.
C. Thể không nhiễm và thể một nhiễm.
D. Thể ba nhiễm kép và thể bốn nhiễm.
Câu 2: Đột biến lệch bội là những biến đổi về số lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở:
A. Một hay một số cặp nhiễm sắc thể.
B. Một cặp nhiễm sắc thể.
C. Một số cặp nhiễm sắc thể.
D. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể.
Câu 3: Thể dị đa bội là cơ thể mà:
A. Trong tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của 2 loài khác nhau.
B. Trong tế bào có bộ nhiễm sắc thể tứ bội của 1 loài.
C. Trong tế bào có 1 số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi số lượng.
D. Trong tế bào có bộ nhiễm sắc thể tứ bội của 2 loài.
8
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau khi áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy trên lớp, tôi thấy:
- Học viên nắm bài tại lớp một cách nhanh chóng, nhớ được kiến thức và lớp học sôi
động, nhiều học viên tham gia phát biểu xây dựng bài, rút ngắn được thời gian học
bài ở nhà. Bản thân học viên thấy tự tin hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Cụ thể: Áp dụng cho 2 lớp: Một lớp không áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, một lớp
áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Kết quả như sau:
Bài VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY:
Lớp không áp dụng sáng kiến (10Đ)
Số học viên phát biểu: 5/35, tỉ lệ:
14,2%.
Số lượng câu trả lời đúng: 3/5, tỉ lệ:
60%.
Bài kiểm tra 15’: 15/35 đạt từ điểm 5 trở
lên chiếm tỉ lệ: 42,9%
Lớp áp dụng sáng kiến (10B)
Số học viên phát biểu: 17/39, tỉ lệ:
43,6%.
Số lượng câu trả lời đúng: 14/17, tỉ lệ:
82,4%.
Bài kiểm tra 15’: 31/39 đạt từ điểm 5 trở
lên chiếm tỉ lệ: 79,5%
Bài ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ:
Lớp không áp dụng sáng kiến (12Đ)
Số học viên phát biểu: 7/36, tỉ lệ:
19,4%.
Số lượng câu trả lời đúng: 4/7, tỉ lệ:
57,1%.
Bài kiểm tra 15’: 14/36 đạt từ điểm 5 trở
lên chiếm tỉ lệ: 39%
Lớp áp dụng sáng kiến (12C)
Số học viên phát biểu: 27/64, tỉ lệ:
42,2%.
Số lượng câu trả lời đúng: 23/27, tỉ lệ:
85,2%.
Bài kiểm tra 15’: 50/64 đạt từ điểm 5 trở
lên chiếm tỉ lệ: 78,1%
V. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
Các đề tài xuất sắc nếu có điều kiện cho giáo viên học hỏi trao đổi tập trung để rút
kinh nghiệm cho bài dạy của mình nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cũng như chuyên
môn nghiệp vụ cho mỗi giáo viên.
Nếu có điều kiện sở nên tổ chức tập huấn chuyên đề hàng năm để GV học hỏi thêm
kinh nghiệm và nâng cao chuyên môn.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách GK , sách bài tập nâng cao lớp 10 và 12.
9
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơn vị: TTGDTX Long Khánh Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Long Khánh, ngày 2 tháng năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013-2014
Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT VÀI SÁNG KIẾN KHI GIẢNG DẠY BÀI: VẬN CHUYỂN
CÁC CHẤT TRONG CÂY VÀ BÀI ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ THEO
PHƯƠNG PHÁP “ ÔN – GIẢNG – LUYỆN”
Họ và tên tác giả: Trần Thị Hương Đơn vị ( tổ): Văn hóa.
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn
- Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác
1. Tính mới: (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn.
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn.
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị.
2. Hiệu quả: (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao.
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao.
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao.
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả.
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị.
3. Khả năng áp dụng: (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng áp dụng thực tiễn, để thực hiện và dễ đi vào
cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
Xếp loại chung: Xuất sắc Khá Đạt Không đạt
10
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu
của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm
này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá;
tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm
cũ của chính tác giả.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và
người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh
nghiệm.
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Kí tên và ghi rõ họ tên) CHUYÊN MÔN (Kí tên, ghi rõ
(Kí tên và ghi rõ họ tên) họ tên và đóng dấu)
11