Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

sử dụng hình ảnh để tăng hiệu quả dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 24 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
SỬ DỤNG HÌNH ẢNH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC
BÀI 17: PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY TRỒNG -
CÔNG NGHỆ 10
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong dạy học nói chung, trong dạy môn Công Nghệ nói riêng, vấn đề đặt ra là
phải đổi mới chiến lược đào tạo con người. Đặc biệt cần đổi mới phương pháp dạy
học (PPDH) theo hướng phát triển thế hệ mới năng động, sáng tạo, cho học sinh (HS)
tìm tòi khám phá, từ đó tìm ra tri thức và tiếp nhận tri thức một cách chủ động. Ở
nước ta, việc đổi mới PPDH đã diễn ra, nhất là trong thời gian gần đây.Tức là chúng
ta đang dần chuyển từ việc dạy học theo hướng lấy giáo viên (GV) làm trung tâm
sang việc dạy học lấy HS làm trung tâm. Giáo viên chính là những người hướng dẫn,
tổ chức, điều khiển cho HS để các em tự lĩnh hội tri thức.
Tuy nhiên dạy học Công nghệ 10 ở trung học phổ thông (THPT) phần lớn vẫn còn
trong tình trạng thầy đọc, trò chép,… người giáo viên ít chú trọng đến vấn đề phát huy
tính tự học của HS, ít khi đặt ra vấn đề mang tính chất tìm tòi cho HS phát triển năng
lực tư duy, tự học và tự nghiên cứu. Việc dạy và học công nghệ lớp 10 trong nhà
trường phổ thông muốn đạt hiệu quả cao cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn trong
việc khai thác hệ thống kênh chữ và hình ảnh. Hình ảnh ngoài vai trò là phương tiện
trực quan minh hoạ cho kênh chữ, nó còn là một nguồn tri thức lớn có khả năng phát
huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Bên cạnh đó
thông qua hình ảnh, con đường nhận thức của học sinh được hình thành, giúp cho học
sinh tự mình phát hiện và khắc sâu kiến thức, giúp cho giáo viên tổ chức việc dạy và
học theo đặc trưng bộ môn nhằm đạt hiệu quả cao.
Mặc khác nhiệm vụ phát triển của nghành Nông nghiệp hiện nay là nâng cao
năng suất và chất lượng nông sản, sản xuất ra những sản phẩm sạch phục vụ cho đời
sống con người, nhưng trên thực tế chất lượng nông sản của nông dân Việt Nam hiện
GV: Vũ Thị Kim Thành 1
Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
nay còn thấp, trong các sản phẩm nông sản dư lượng các chất hoá học có hại cho sức
khoẻ người tiêu dùng còn vượt mức cho phép quá lớn. Một trong những nguyên nhân


là do nông dân thiếu hiểu biết về phương pháp phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật không đúng cách, lạm dụng thuốc trong quá trình sản xuất. Một số học
sinh hôm nay là những nông dân tương lại, vì vậy nhiệm vụ của giáo viên trong khi
giảng dạy bài 17 là phải làm sao để học sinh hiểu và nắm vững được hệ thống phòng
trừ tổng hợp dịch hại cây trồng. Nhưng với kênh chữ trong sách giáo khoa chỉ giúp
các em biết về phương pháp này, muốn học sinh hiểu rõ thì cần thiết phải bổ sung
hình ảnh hợp lý để các em quan sát, phân tích rồi từ đó khắc sâu kiến thức.
Xuất phát từ những lý do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng hình ảnh để
nâng cao hiệu quả dạy học Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng - Công
nghệ 10” góp phần thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung và PPDH theo hướng phát
huy tính tích cực học tập của HS ở phổ thông nhằm giúp các em khắc sâu kiến thức.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1.Phương pháp dạy học tích cực
PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những
phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của người học. Tuy nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nổ
lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng
ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Chẳng hạn,
có trường hợp HS đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng
được, hoặc có trường hợp GV hăng hái áp dụng PPDH tích cực nhưng không thành
công vì HS chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, GV phải kiên
trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho HS phương pháp học tập chủ
GV: Vũ Thị Kim Thành 2
Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới PPDH phải có sự hợp tác của
cả thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành
công.
1.2. Phương pháp sử dụng hình ảnh trong dạy học.

a. Quan niệm về hình ảnh
Theo từ điện Tiếng Việt, “Hình ảnh là hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng
khí tượng quang học( như máy ảnh) hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện dược
trong trí nhớ”. Hình ảnh dạy học dùng để truyền đạt các lượng tin bằng các loại tranh,
biểu đồ, sơ đồ và các đồ thị.
Với đặc thù của môn Công Nghệ nói chung và bài 17 nói riêng, hình ảnh không
chỉ là nguồn cung cấp thông tin mà còn là phương tiện trực quan thể hiện hình dạng,
cấu trúc, đặc tính của sự vật, hiện tượng, được giáo viên sử dụng trong quá trình dạy
học để nâng cao hiệu quả của quá trình này giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức một
cách chủ động, tích cực, hình thành ở các em những kĩ năng, kĩ xảo, thái độ cần thiết.
Đồng thời kênh hình còn là phương tiện kết nối giữa giáo viên và học sinh trong quá
trình thực hiện các hoạt động dạy và học.
b.Vai trò của hình ảnh trong dạy học bài 17- Công Nghệ 10
Trong quá trình dạy học công nghệ hình ảnh có vai trò hết sức quan trọng, nó
không chỉ là phương tiện trực quan và những đồ dùng trực quan mà còn là tri thức
quan trọng.
• Đối với giáo viên:
Trong dạy học Công Nghệ nói chung và dạy học bài 17 nói riêng, sử dụng các
loại hình ảnh trong và ngoài sách giáo khoa đã góp phần làm phong phú thêm phương
tiện để giáo viên tổ chức quá trình dạy học. Sử dụng hình ảnh trong quá trình dạy học
cũng tạo điều kiện giáo viên áp dụng các phương pháp tích cực vào trong giảng dạy.
Giáo viên không mất thời gian cung cấp thêm kiến thức vì kiến thức đã có sẵn trong
GV: Vũ Thị Kim Thành 3
Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
hình ảnh, do đó giáo viên có nhiều thời gian hơn để hướng dẫn, tổ chức học sinh học
tập. Giáo viên có thể sử dụng hình ảnh trong quá trình dạy học để điều khiển, hướng
dẫn các hoạt động, tiến trình nhận thức của học sinh, từ đó phát huy được tính sáng
tạo, tích cực trong học tập của học sinh.
• Đối với học sinh:
Trong quá trình học, với những hình ảnh đẹp, sống động chứa nhiều thông tin bổ

ích sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh, tạo ra động cơ học tập, rèn luyện, cho các
em thái độ tích cực đối với tài liệu học tập mới, giúp học sinh chủ động trong tư duy,
sáng tạo trong học tập và làm không khí lớp học trở nên sôi nổi, vui vẻ, chất lượng
giờ học được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững kiến thức và
ghi nhớ bền lâu.
Vai trò của kênh hình đối với học sinh được thể hiện rõ qua sơ đồ sau:
Hướng dẫn của gv Hướng dẫn của GV
c. Các loại tư liệu hình ảnh trong dạy học.
Hiện nay có nhiều cách phân loại hình ảnh. Tuy nhiên cách phân loại này chưa
thực sự thống nhất với nhau, một số tác giả phân thành 3 loại chính:
- Tranh ảnh, hình vẽ, băng hình
- Sơ đồ, lược đồ, bản đồ giáo khoa
- Các vật thật: động vật sống, thực vật sống, các khoáng vật, mẫu vật
GV: Vũ Thị Kim Thành 4
HỌC SINH
- Lĩnh hội kiến thức
- Rèn luyện kĩ năng
- Hứng thú, say mê học tập
HÌNH ẢNH
- Phương tiện trực quan
- Đối tượng học tập
- Nguồn tri thức
Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Tình hình giảng dạy Công Nghệ lớp 10 hiện nay
Đối với môn Công Nghệ lớp 10, việc đổi mới phương pháp dạy học để phát huy
tính tích cực, chủ động tìm tòi kiến thức càng có ý nghĩa quan trọng. Trong thực tế
giảng dạy môn Công Nghệ hiện nay có thể thấy việc sử dụng hình ảnh ngày càng phổ
biến và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh.
Đây là một phương tiện dạy học tích cực, nó không chỉ có chức năng là minh hoạ cho

bài giảng mà còn góp phần là nguồn cung cấp kiến thức mới lạ, hiệu quả sinh động,
hấp dẫn. Hình ảnh còn giúp cho giáo viên thuận lợi và tiết kiệm thời gian trong quá
trình giảng dạy. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng hình ảnh vẫn còn nhiều hạn chế.
Một số giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của hệ thống hình ảnh, cho rằng
hình ảnh chỉ là đồ dùng trực quan nên việc sử dụng hình ảnh chỉ mang tính chất minh
hoạ cho kênh chữ. Một khó khăn đặt ra là muốn sử dụng hình ảnh trong dạy học thì
phải sử dụng công nghệ thông tin nên một số giáo viên đứng tuổi, những giáo viên ở
vùng sâu, vùng xa thường ít hoặc không sử dụng đồ dùng trực quan để tạo nhu cầu và
hứng thú cho học sinh.
2.2. Thực trạng trước khi làm đề tài
a. Thuận lợi:
• Về phía giáo viên:
- Còn trẻ, nhiệt huyết, thật sự yêu nghề.
- Khắc phục được các khó khăn trong cuộc sống, trong dạy học, thường xuyên học
hỏi, trao dồi tích lũy kinh nghiệm.
- Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo cấp trên.
- Cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường tương đối đủ thực hiện nhiệm vụ.
• Về phía học sinh:
- Đa số học sinh khối 10 đang ở độ tuổi hiếu động, thích tìm tòi, khám phá.
GV: Vũ Thị Kim Thành 5
Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
- Học sinh hiện nay rất thích sử dụng máy tính nên tiện lợi trong việc tra cứu tài liệu
học tập, nắm bắt thông tin.
b. Khó khăn:
• Về phía giáo viên:
- Là giáo viên trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm.
- Chuẩn bị, soạn giảng mất nhiều thời gian.
- Kinh tế gia đình còn khó khăn, con còn nhỏ.
• Về phía học sinh:
- Học sinh còn xem nhẹ môn học.

- Áp lực học tập rất lớn, yêu cầu cao nhiều môn học.
- Học sinh chưa rèn luyện được phương pháp tự học, cộng tác học tập.
2.3. Kết quả:
Một số học sinh còn học tập theo kiểu đối phó, thầy cô nào giao việc kiểm tra
thường xuyên thì chép bài tập của bạn, học tập theo mùa kiểm tra.
III . TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.Đặc điểm hình ảnh trong SGK Công Nghệ 10 và bài 17.
Hiện nay, trong SGK hình ảnh đã được chú trọng, trung bình mỗi bài có 2-3 hình.
Chất lượng của hình ảnh cũng khá tốt và phù hợp với hệ thống kênh chữ, tạo điều
kiện cho giáo viên tiến hành giảng dạy và hướng dẫn học sinh khai thác tri thức thông
qua hình ảnh.
Hình ảnh được bố trí không những trong các bài học lí thuyết mà còn được thể
hiện trong các bài thực hành nên việc rèn luyện kĩ năng, thao tác thực hành của học
sinh chính xác hơn.
Nhìn chung các hình ảnh được bố trí rõ ràng cho nên không những đảm bảo tính
trực quan, thẩm mĩ mà còn kích thích hứng thú học tập của học sinh. Dựa vào hệ
thống hình ảnh được cung cấp, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn, hiệu quả giờ học tăng
GV: Vũ Thị Kim Thành 6
Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
lên rõ ràng. Tuy nhiên, số lượng hình ảnh trong mỗi bài như vậy vẫn còn ít, riêng bài
17 chỉ có 2 hình ảnh và chỉ tập trung vào phương pháp sinh học nên học sinh khó nắm
bắt được các biện pháp khác, mỗi biện pháp phòng trừ cần 2- 3 hình ảnh, đặc biệt là
hình ảnh động (chiếu các đoạn phim về việc sử dụng biện pháp đó ngoài thực tế) thì
giờ học mới thật sự có khai thác hết tri thức.
2. Các loại hình ảnh sử dụng trong bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây
trồng.
2.1. Quy trình bổ sung hệ thống hình ảnh
Cách thức tiến hành bổ sung hình ảnh có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau:
Học sinh quan sát và phân tích hình ảnh
2.2. Các dạng hình ảnh được sử dụng.

a. Dạng hình ảnh tổng hợp: Giáo viên có thể treo tường hoặc chiếu trên màng
hình máy chiếu một hình ảnh lớn trong đó có nhiều hình nhỏ qui về tâm, yêu cầu học
sinh quan sát rồi từ đó rút ra kiến thức cần nắm.
GV: Vũ Thị Kim Thành 7
Lựa chọn hình ảnh phù hợp với nội dung
Phân tích nhu cầu về hình ảnh
Nghiên cứu nội dung bài dạy giáo khoa
Xử lý sư phạm hình ảnh
Giáo viên chiếu hình ảnh
Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
Cụ thể ở phần I bài 17: Giáo viên chiếu hình ảnh tổng hợp gồm 6 ảnh nhỏ, 6 ảnh này
đều hướng mũi tên vào dòng chữ “Biện pháp phòng trừ tổng hợp hại cây trồng”
Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng


GV: Vũ Thị Kim Thành 8
Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
b. Dạng sơ đồ: Chiếu sơ đồ nguyên lý, yêu cầu học sinh quan sát và cho biết để
phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng phải tuân theo mấy nguyên lý, là những nguyên
lý nào?
Nguyên lý phòng trừ dịch hại
cây trồng
Trồng cây khoẻ Bảo tồn thiên địch Thăm đồng ruộng
thường xuyên
Huấn luyện nông
dân thành chuyên
gia.
c. Dạng hình ảnh nhận biết: Giáo viên chiếu lần lược từng hình ảnh, yêu cầu học
sinh quan sát rồi cho biết người nông dân đang sử dụng biện pháp nào?
• Thiên địch của sâu bệnh


Kiến ba khoang Bọ rùa
GV: Vũ Thị Kim Thành 9
Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
• Biện pháp kỹ thuật:

Cày đất Bừa đất

Vệ sinh đồng ruộng Trồng rau đúng thời vụ

GV: Vũ Thị Kim Thành 10
Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
Chăm sóc Trồng đậu phộng luân canh
• Biện pháp sinh học:



GV: Vũ Thị Kim Thành 11
Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
• Biện pháp sử dụng giống cây trồng kháng sâu, bệnh

Lúa kháng rầy RNT3

Lúa kháng rầy MTN110 Lúa kháng rầy OM6162
GV: Vũ Thị Kim Thành 12
Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
• Biện pháp cơ giới vật lý

Dùng vợt bắt bướm hại Bẫy đèn


GV: Vũ Thị Kim Thành 13
Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
• Biện pháp hoá học



Hướng dẫn sử dụng thuốc hoá học
GV: Vũ Thị Kim Thành 14
Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
• Biện pháp điều hoà: Phòng sâu bệnh hơn chống sâu bệnh
Nhận xét: Sau khi chia các hình ảnh theo từng nội dung cụ thể, trong lúc giảng dạy
tôi kết hợp giữa phương pháp diễn giải và công nghệ thông tin, tổ chức cho học sinh
hoạt động theo nhóm, tôi nhận thấy được không khí lớp học sôi nổi hơn, học sinh
năng động và thích thú với bài giảng hơn nhiều so với phương pháp truyền thống.
2.3. Những lưu ý khi sử dụng hình ảnh.
- Xác định rõ mục đích của hình ảnh
- Sử dụng đúng mức độ và cường độ
- Kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học đã có với việc khai thác cơ sở vật chất ngoài xã
hội như truyền hình, mạng internet
GV: Vũ Thị Kim Thành 15
Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Bài này được dạy song song cùng thời gian và chéo nhau với 2 loại giáo án:
- Giáo án thực nghiệm có sử dụng hình ảnh trong bài trình chiếu vào giảng dạy đối
với lớp 10A1, 10A2, 10A3,10A5.(Lớp thực nghiệm)
- Giáo án đối chứng không sử dụng hình ảnh đối với các lớp còn lại.(Lớp đối chứng)
Những ghi nhận sau khi dạy thực nghiệm ở 4 lớp 10A1, 10A2, 10A3 và 10A5:
• Về không khí lớp học:
Ở lớp thực nghiệm, lớp học diễn ra nghiêm túc, học sinh hứng thú học tập, tích cực,
chủ động, số lượng học sinh tham gia xây dựng bài nhiều làm cho không khí lớp học

sôi nổi kích thích sự sáng tạo, chủ động nên khả năng hiểu và nhớ bài tốt hơn.
Còn ở lớp đối chứng, lớp học vẫn diễn ra nghiêm túc, học sinh vẫn chăm chú tiếp thu
bài giảng, nhưng các em tiếp thu thụ động về kiến thức, giáo viên sử dụng phương
pháp truyền thống như thông báo, giải thích nên quá trình làm việc thường nghiêng về
giáo viên.
• Về kết quả:
Tôi tiến hành kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh bằng hệ thống câu
hỏi khảo sát. Kết quả như sau:
Lớp đối chứng (ĐC): 10A4
Lớp thực nghiệm (TN): 10A5
Lớp
Số
hs
Số HS đạt điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Lớp
TN
10A5 38 0 0 0 0 3 3 13 12 5 2
Lớp
ĐC
10A4 35 0 0 1 3 6 9 10 5 1 0
GV: Vũ Thị Kim Thành 16
Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
Qua kết quả nghiên cứu ta thấy rằng, ở lớp thực nghiệm tỷ lệ đạt điểm khá giỏi đều
cao hơn lớp đồi chứng. Ngược lại, tỷ lệ điểm trung bình và dưới trung bình của lớp
đối chứng lại cao hơn. Điều đó phần nào cho thấy học sinh lớp thực nghiệm tiếp thu
kiến thức nhiều hơn và tốt hơn.
GV: Vũ Thị Kim Thành 17
Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG

1. Kết luận
- Việc sử dụng hình ảnh trong giảng dạy vẫn chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức
trong khi ý nghĩa của nó lại rất tốt.
- Hình ảnh giúp học sinh thấy hứng thú với việc học môn công nghệ nói chung và bài 17 nói
riêng.
- Hình ảnh trong SGK bám sát vào chương trình học tuy nhiên chưa được khai thác hợp lí,
riêng bài 17 chỉ có 2 hình ảnh tập trung vào biện pháp sinh học nên học sinh khó hình dung
và Giaos viên phải diễn giảng nhiều trong giờ dạy.
2. Kiến nghị
Qua nghiên cứu đề tài này, tôi có một số kiến nghị sau đây:
- Cần phát huy tối đa vai trò của hệ thống hình ảnh trong sách giáo khoa.
- Giáo viên cần chủ động bổ sung hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu ở các nguồn khác nhau để bổ
sung cho hệ thống hình ảnh có sẵn trong sách giáo khoa.
- Các ban ngành chức năng cần có những biện pháp cụ thể trong việc trang thiết bị dạy học
cho bộ môn, nhất là những công nghệ thông tin tiên tiến hiện nay.
- Bổ sung hình ảnh cho những bài học khác.
- Do khả năng và thời gian có hạn nên kết quả chỉ dừng lại ở những kết luận ban đầu, nhiều
vấn đề chưa được đi sâu đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu.
Tuổi nghề không nhiều, kinh nghiệm giảng dạy còn ít nên những phần tôi đã thực
hiện trong đề tài này đương nhiên không tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự
chia sẻ, góp ý từ các thầy cô trong ban giám khảo, quý đồng nghiệp để ngày càng
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
GV viết sáng kiến


Vũ Thị Kim Thành
GV: Vũ Thị Kim Thành 18
Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyên Văn Khôi và các tác giả, công nghệ 10, NXB giáo dục 2006.
2. Nguyên Văn Khôi và các tác giả, Sách giáo viên công nghệ 10, NXB giáo dục
2006.
3. Nguyễn Ngọc Hiếu, Một số biện pháp tổ chức học sinh làm việc độc lập với SGK
để nâng cao hiệu quả dạy học Lâm nghiệp - Trồng trọt ở trường THPT, khóa luận tốt
nghiệp đại học sư phạm Huế.
4. Nguyễn Minh Đồng và các tác giả, Thiết kế bài giảng công nghệ 10, quyển 1, NXB
Hà Nội, 2006.
5. Hoàng Thị Nguyệt Thắm, Phương pháp sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa địa
lý lớp 11.
6. www.baigiang.edu.com
GV: Vũ Thị Kim Thành 19
Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
VII. PHỤ LỤC
BÀI 17: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, KỸ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI
PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức:
- Hiểu được hệ thống phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là gì.
- Nắm được nguyên lý cơ bản trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
- Phân biệt được các biện pháp phòng trừ, nắm được ưu điểm và nhược điểm của từng
biện pháp trong hệ thống phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng.
b. Về kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm, trình bày trước lớp
c. Về thái độ: Có ý thức vận dụng được những hiểu biết về phòng trừ sâu, bệnh hại
cây trồng để tham gia và vận động mọi người áp dụng hợp lý, hạn chế tác hại của sâu
bệnh, đảm bảo năng suất cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con
người.
2. Chuẩn bị bài dạy
- Một số mẫu vật: Vợt bắt bướm, con bọ rùa, kiến vàng, ếch
- Hình ảnh liên quan đến bài dạy

- Sách giáo khoa
3. Phương pháp dạy học
Thảo luận nhóm - diễn giải - trình chiếu
4. Tiến trình dạy học
a. Ổn định tổ chức (2 phút)
b. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
GV: Khi nào thì sâu, bệnh có thể phát triển thành dịch ?
HS: Khi hội tụ đủ 3 yếu tố: nguồn sâu bệnh, khí hậu thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào
GV: Vũ Thị Kim Thành 20
Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
HS trả lời xong → GV chiếu lai 1 lên màn hình
GV: Để bảo vệ cây trồng, chúng ta chỉ tiêu diệt sâu, bệnh khi chúng đã thành dịch
được không? Vì sao?
HS: Không được
Vì: Bảo vệ cây trồng không chỉ có việc tiêu diệt sâu, bệnh mà chúng ta phải lấy phòng
là chính, nếu có sâu bệnh ta phải kịp thời chữa bằng biện pháp phù hợp.
Như vậy, trong quá trình sản xuất nông nghiệp không phải thấy sâu mới tiêu diệt
mà phải phòng là chính, nếu có sâu, bệnh hại thì phải kịp thời xử lý. Nhưng xử lý thế
nào để vừa phòng trừ hiệu quả mà không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ được sức
khoẻ, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về hệ thống phòng trừ tổng hợp dịch hại cây
trồng. (Chiếu slide thứ 2: Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng)
Thời
gian
Hoạt động của
giáo viên – học sinh
Nội dung chính
5
phút
Mời các em quan sát hình ảnh (GV
chiếu slide thứ 3 trong bài giảng

công nghệ thông tin) và đặt câu hỏi:
thế nào là phòng trừ tổng hợp dịch
hại cây trồng?
HS: Là kết hợp các biện pháp phòng
trừ một cách hợp lý.
GV: Vì sao phải áp dụng phòng trừ
tổng hợp dịch hại cây trồng?
HS: Nhằm phát huy tối đa các ưu
điểm và hạn chế nhược điểm của
từng biện pháp
GV tóm tắt lại để HS ghi nhớ kiến
thức.
I. Khái niệm về phòng trừ tổng
hợp dịch hại cây trồng ( IPM )
Là kết hợp các biện pháp phòng trừ
một cách hợp lý nhằm phát huy tối
đa các ưu điểm và hạn chế nhược
điểm của từng biện pháp
GV: Vũ Thị Kim Thành 21
Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
7
phút
5
phút
10
phút
GV chiếu slide thứ 4, yêu cầu học
sinh quan sát và cho biết nguyên lý
cơ bản trong phòng trừ tổng hợp dịch
hại cây trồng là gì?

HS: Nêu thứ tự 4 nguyên lý theo sơ
đồ.
GV cho lớp thảo luận cặp đôi 2 phút
để trả lời những câu hỏi trong phiếu
học tập 1(chiếu slide 5)
Sau 2 phút GV mời vài đại diện trả
lời.
GV nhận xét và chiếu slide 6: đáp án
phiếu học tập 1 và slide 7, 8 để học
sinh xem một vài loài thiên địch.
GV chiếu chậm cho HS xem hình
ảnh về các biện pháp phòng trừ sâu
bệnh
GV chia lớp làm 4 nhóm và phát mỗi
nhóm 1 bảng nhóm, các nhóm hoạt
động trong 10 phút.
Nhóm 1 và Nhóm 2: Tìm hiểu về các
biện pháp kỹ thuật, biện pháp sinh
học và biện pháp sử dụng giống cây
chống chịu sâu, bệnh. yêu cầu các
nhóm tìm hiểu khái niệm, nêu được
ưu và nhược điểm của từng biện
pháp.
II. Nguyên lý cơ bản phòng trừ
tổng hợp dịch hại cây trồng
1. Trồng cây khoẻ
2. Bảo tồn thiên địch
3. Thăm đồng ruộng thường xuyên
4. Huấn luyện nông dân thành
chuyên gia.

III. Biện pháp chủ yếu của phòng
trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
1. Biện pháp kỹ thuât: Cày bừa,
tiêu huỷ tàn dư cây trồng, tưới tiêu,
bón phân hợp lý, luân canh cây trồng,
gieo trồng đúng thời vụ
2. Biện pháp sinh học: Sử dụng
sinh vật và sản phẩm của chúng để
ngăn chặn, làm giảm thiệt hại do sâu,
bệnh gây ra
3. Biện pháp sử dụng giống cây
chống chịu sâu, bệnh
4. Biện pháp cơ giới -vật lý: Sử
dụng bẫy ánh sáng, bẫy mùi vị, bắt
GV: Vũ Thị Kim Thành 22
Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
5
phút
5
phút
Nhóm 3 và Nhóm 4: Tìm hiểu về các
biện pháp cơ giới, vật lý, biện pháp
hoá học và biện pháp điều hoà. yêu
cầu các nhóm tìm hiểu khái niệm,
nêu được ưu và nhược điểm của từng
biện pháp.
Sau 10 phút, GV mời đại diện nhóm
1 lên bảng trình bày
HS nhóm 2 bổ sung → GV tổng kết
bằng cách vừa diễn giải vừa chiếu

cho HS xem lại các slide thứ 10 đến
thứ 15.
GV chiếu bảng tóm tắt ưu và nhược
điểm của các biện pháp kỹ thuât, sinh
học và giống cây chống chịu sâu
bệnh (slide 21,22,23)
Tiếp theo GV mời đại diện nhóm 4
lên trình bày
HS nhóm 3 bổ sung GV tổng
kết bằng cách vừa diễn giải vừa
chiếu lại các slide thứ 16 đến slide 20
GV chiếu bảng tóm tắt ưu và nhược
điểm của các biện pháp kỹ thuât, sinh
học và giống cây chống chịu sâu
bệnh (slide 24, 25)
bướm bằng vợt, bắt sâu bằng tay
5. Biện pháp hoá học: Sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật
6. Biện pháp điều hoà
5. Củng cố và dặn dò (3 phút): GV chiếu 3 lai có câu hỏi phần củng cố vào yêu
cầu học sinh trả lời
GV: Vũ Thị Kim Thành 23
Sáng kiến kinh nghiệm công nghệ 10 Trường THPT Phước Thiền
Kết bài: Ưu điểm chính của biện pháp phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng đối
với sản xuất nông, lâm nghiệp là: phòng chống được sâu bệnh hại cây trồng mà ít
phải sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật , sinh thái đồng ruộng được cân bằng,
không gây ô nhiễm môi trường.
Lưu ý: Có đính kèm theo bài Power poin ( bài trình chiếu)
• Phiếu học tập 1
Câu 1: Vì sao phải trồng cây khỏe?

Câu 2: Thiên địch là gì? Tại sao phải bảo tồn thiên địch? Kể tên một số thiên địch?
C âu 3:Thường xuyên thăm đồng ruộng để làm gì?
Câu 4: Tại sao phải đào tạo nông dân trở thành chuyên gia?
• Phiếu học tập 2
Các biện pháp Nội dung Ưu điểm Nhược điểm
1. Biện pháp kỹ thuât
2. Biện pháp sinh học
3. Biện pháp sử dụng
giống cây chống chịu
sâu, bệnh
4. Biện pháp cơ giới
-vật lý
5. Biện pháp hoá học
6. Biện pháp điều hoà
GV: Vũ Thị Kim Thành 24

×