Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

sáng kiến kinh nghiệm giáo dục lòng yêu nước cho học sinh thông qua bài học lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.41 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
Mã số: ……………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC CHO HỌC
SINH THÔNG QUA BÀI HỌC LỊCH SỬ
NGƯỜI THỰC HIỆN: ĐẶNG THỊ THU HÀ
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ
NĂM HỌC: 2013 – 2014
1
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
- Họ và tên: Đặng Thị Thu Hà
- Ngày tháng năm sinh: 24-06-1975
- Giới tính: Nữ
- Địa chỉ: Tổ 37- Khu phố 5 - Phường Trảng Dài - Biên Hòa - Đồng Nai
- Điện thoại: DĐ: 01678115692
- Chức vụ: Giáo viên
- Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy & Chủ nhiệm
- Đơn vị công tác: Tổ Sử - Địa - GDCD – Trường THPT Lê Hồng Phong
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị: Cử nhân khoa học
- Năm nhận bằng: 1997
- Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Lịch sử
- Số năm có kinh nghiệm: 17 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Không
2
ĐỀ TÀI
GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH THÔNG


QUA BÀI HỌC LỊCH SỬ
I - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những năm gần đây với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm cho
kinh tế Việt Nam chuyển biến mạnh mẽ đồng thời kéo theo những thay đổi về văn
hóa - xã hội. Một điều dễ nhận thấy là lớp trẻ bây giờ được tiếp thu những thành
tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau nên
nhạy bén, năng động hơn, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử - xu thế toàn
cầu hóa.
Tuy nhiên bên cạnh những chuyển biến tích cực đó thì cũng xuất hiện một bộ
phận có lối sống thực dụng, coi trọng giá trị vật chất, danh vọng. Họ trở nên lãnh
cảm, thờ ơ trước mọi người, mọi việc, trước thời cuộc và yêu cầu phát triển của đất
nước…
Cách đây không lâu, cộng đồng mạng đã “dậy sóng” trước những tấm hình
phản cảm của một số bạn trẻ khi đến thăm các nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử hay
tượng đài chiến tranh. Đó là hình ảnh một cô gái ngồi lên bia mộ liệt sĩ để làm
dáng chụp ảnh hay ngồi lên đầu một tượng chiến sĩ trong tượng đài chiến tranh
Điện Biên Phủ .
Khi những hình ảnh phản cảm đó được tung lên mạng, dư luận phản ứng dữ
dội, bản thân người trong cuộc bị “ném đá”, những nhà nghiên cứu xã hội học,
những người làm công tác giáo dục cảm thấy lo lắng, bất an. Nhiều câu hỏi được
đặt ra: Có phải lòng yêu nước của lớp trẻ ngày nay đang “có vấn đề”?
Đem băn khoăn ấy hỏi Nhà sử học Dương Trung Quốc, ông khẳng định: “Lòng
yêu nước của con người Việt Nam vẫn sâu sắc và mạnh mẽ. Đã là người
Việt Nam đều có lòng yêu nước. Khi có cơ hội, họ sẽ thể hiện tinh thần yêu nước
của mình. Lòng yêu nước là thuộc tính của mọi con người với mảnh đất quê hương
mình, với những giá trị văn hóa tinh thần mà tổ tiên để lại. Vấn đề ở đây là chúng
ta phải biết cách tập hợp được lòng yêu nước, định hướng nó vào những đường lối
phát triển đúng đắn. Việc thiếu hiểu biết lịch sử không phải chỉ do lỗi của các bạn
trẻ mà còn là trách nhiệm của người lớn, của lãnh đạo, của ngành giáo dục và đặc
biệt là những người nghiên cứu và giảng dạy lịch sử”.

Giáo dục lòng yêu nước là ưu thế của bộ môn Lịch sử. Một bài lịch sử có thể
làm sống dậy những thăng trầm của Tổ quốc giữa tiếng gươm khua, ngựa hí, rợp
bóng cờ chiến thắng hoặc thấm đẫm những giọt nước mắt đắng cay. Hoặc một bài
lịch sử cũng chỉ có thể là những dòng chữ vô hồn trên trang giấy xám xịt. Tất cả là
ở người truyền đạt.
Để góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học lịch sử và giáo dục lòng yêu
nước cho học sinh trong trường phổ thông, bản thân tôi là giáo viên dạy môn Lịch
3
sử đã lâu nên có một số kinh nghiệm trong giảng dạy, nên tôi cũng xin mạnh dạn
trình bày một số vấn đề về “ Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh thông qua bài
học lịch sử”.
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần vào việc giúp giáo
viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả hơn, học sinh yêu thích, hứng thú với môn
học hơn và đặc biệt các em biết gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của cha ông,
trân trọng sự hi sinh của những thế hệ đi trước, biết phân biệt đúng sai, phải trái.
Đồng thời các em còn biết phát huy lòng yêu nước của mình thông qua những
hành động cụ thể, phù hợp trong hoàn cảnh mới. Đây cũng là lí do tôi chọn đề tài
này.
II- CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận:
Nói về sự gắn kết giữa lịch sử và lòng yêu nước, TS Sử học Nguyễn Văn
Khoan - Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng: “Dạy Sử bản chất là
dạy cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào của dân tộc; phải truyền được ngọn
lửa yêu nước chứ không chỉ dạy về ngày tháng, số liệu, sự kiện ”
Giáo dục lịch sử dân tộc cho học sinh là để truyền thống nước nhà được các thế
hệ kế thừa, hiểu rõ hơn quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước đầy gian lao vất vả,
để các em thêm yêu mảnh đất mình đang sống. Việc dạy Sử không phải chỉ để các
em nắm được sự kiện mà thông qua đó cần khơi gợi tinh thần tự tôn, tự cường dân
tộc, giúp các em học được bài học dựng nước, giữ nước của cha ông… Bác Hồ rất
quan tâm đến việc giáo dục truyền thống cho người dân để nâng cao tinh thần yêu

nước thông qua lịch sử của dân tộc. Người dạy:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Hiện nay, “biết sử ta” không chỉ để “tường gốc tích” mà còn để có thêm điều
kiện xây dựng và bảo vệ đất nước được tốt hơn.
2. Cơ sở thực tiễn
Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta được viết bằng
mồ hôi, nước mắt và máu của nhiều thế hệ. Ngày nay học tập và kế thừa truyền
thống lịch sử của cha ông là bổn phận của mỗi người Việt Nam. Thế nhưng kiến
thức lịch sử của một bộ phận học sinh đang có nhiều “lỗ hổng”. Có nhiều lí do như
sự bùng nổ thông tin khiến giới trẻ tiếp cận với nhiều thứ khác dễ dàng và nhanh
hơn học lịch sử, cách dạy lịch sử ở trường học ít hấp dẫn, sự thiếu ý thức định
hướng của gia đình.
Trong quá trình trực tiếp giảng dạy tại trường phổ thông trung học Lê Hồng
Phong, tôi nhận thấy bây giờ học sinh học lịch sử chủ yếu là “học để thi”, sau khi
thi xong rồi thì không nhớ gì, không có ấn tượng gì nữa cả. Cách học thường là
“học thuộc lòng”, nhiều em “học vẹt” đạt điểm rất cao nhưng hỏi về bản chất các
vấn đề thì rất “lơ mơ”. Đặc biệt trong từng lời nói, cách ứng xử hàng ngày của các
4
em cũng tỏ ra bàng quan, thờ ơ trước các biến cố của thời cuộc, trước những yêu
cầu, đòi hỏi của xã hội, của dân tộc.
Tại sao lại như vậy?
Đối với giáo viên: Với môn Lịch sử, do áp lực kiến thức nặng nề, quá tải nên
giáo viên chỉ chú trọng dạy cho học sinh kiến thức, nhớ được các sự kiện lịch sử để
đạt kết quả khi đi thi, đảm bảo chỉ tiêu đề ra mà ít chú ý đến việc dạy cho các em
kĩ năng sống, giáo dục cho các em lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm của một
người học sinh, một công dân đối với Tổ quốc.
Đối với học sinh: Trong trường học đặt nặng mục tiêu dạy chữ. Các em học để
thi đạt điểm cao, để đậu đại học và sau này kiếm được việc làm có thu nhập tốt.
Nhìn ra xã hội, mặt trái của đồng tiền đã tấn công đến cả những môi trường vốn

trong sáng, lành mạnh như y tế, giáo dục… khiến cho lớp trẻ mất phương hướng,
thiếu niềm tin vào người lớn. Từ đó các em chỉ nghĩ đến mình, muốn “mọi người
vì mình” chứ không muốn “mình vì mọi người”.
Trong khi chúng ta rất lo lắng, bất an trước những tấm ảnh phản cảm, những
phát ngôn gây sốc, những hành động thiếu văn hóa của một số bạn trẻ và cảm thấy
niềm tin vào thế hệ tương lai sụt giảm thì lòng ta như chùng lại trước sự ra đi của
“cây đại thụ của nhân dân Việt Nam” – Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tại số nhà 30-
Hoàng Diệu – Hà Nội, chúng ta thấy các bạn nam nữ thanh niên ăn mặc lịch sự,
nói năng nhẹ nhàng, sẵn sàng nhường chỗ cho các cụ già, chia sẻ từng ngụm nước,
miếng bánh mì trong khi chờ đợi hơn ba tiếng đồng hồ giữa trời nắng gắt để đợi
vào viếng tang Đại tướng. Khi nhìn thấy những hình ảnh đó, tôi mới chợt hiểu rằng
lòng yêu nước của lớp trẻ ngày nay không phải đã bị mai một, bị sa sút. Chỉ có
điều các em không biết thể hiện lòng yêu nước đó ở đâu, các em không biết biểu
hiện như thế nào thông qua những hành động cụ thể. Trách nhiệm làm cho các em
hiểu “ Yêu nước là phải làm gì” là của mọi người, của nhà trường và toàn xã hội,
trong đó vai trò của giáo viên lịch sử rất quan trọng .
Và để có thể giúp các em có những hiểu biết đúng đắn, sống với hiện tại, hướng
tới tương lai nhưng không quên đi quá khứ, cội nguồn, biết trân trọng lịch sử của
4000 năm dựng nước và giữ nước, tôi xin được trình bày một số kinh nghiệm của
mình được rút ra trong quá trình giảng dạy.
III - MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Một số yêu cầu:
Bộ môn Lịch sử là môn học có nhiều lợi thế trong việc giáo dục truyền thống
yêu nước cho học sinh. Thông qua bài học giáo viên có thể truyền vào các em tình
yêu, cảm xúc đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử. Mặc dù trong chương trình
lịch sử THPT chỉ có một bài về truyền thống yêu nước( Bài 28 - Lịch sử lớp 10)
nhưng trong cả một tiến trình lịch sử dân tộc từ cội nguồn đến nay có rất nhiều
phần giáo viên có thể thực hiện được để giáo dục lòng yêu nước. Trong quá trình
thực hiện, giáo viên cần biết kết hợp nhiều phương pháp, phương tiện dạy học như
5

kể chuyện, sử dụng phim tư liệu, tranh ảnh, âm nhạc, văn học …để phát huy thế
mạnh của từng biện pháp, từ đó mới có tác dụng tổng hợp.
Giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao hiểu biết và có khả năng sử
dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy như máy chiếu, bảng
tương tác, các phần mềm soạn giảng.
Giáo viên phải có kiến thức chuyên môn vững chắc, sự kết hợp linh hoạt, có
khả năng dẫn dắt, xử lí vần đề, ngôn ngữ giảng bài truyền cảm thu hút học sinh để
thực hiện tốt mục tiêu của mình
Trong đề tài này tôi xin được trình bày một số phương pháp mà tôi đã sử dụng
và nhận thấy rất có hiệu quả.
2. Những giải pháp cụ thể
a. Kể chuyện:
Kể chuyện lịch sử là một phương pháp dùng lời nói để diễn tả một cách sinh
động, hấp dẫn, có hình ảnh về một câu chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Câu chuyện
kể có khi chỉ là những mảnh sự kiện, biến cố lịch sử có liên quan đến nội dung bài
học, có khi là những tình tiết liên quan đến các nhân vật lịch sử, có khi chỉ là giải
thích cho một địa danh, cho một khái niệm, thuật ngữ trong bài học.
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ, rất nhiều câu
chuyện lịch sử đã được khám phá, đăng tải, vì vậy giáo viên có thể dễ dàng tìm
được những câu chuyện lịch sử hay, phù hợp và hỗ trợ nhiều cho nội dung mà bài
học không đề cập hết.
Có thể nói, kể chuyện là phương pháp thông dụng nhất trong dạy học lịch sử,
cung cấp những kiến thức mà sách giáo khoa không cung cấp hết. Kể chuyện lịch
sử có tác dụng giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Mỗi câu chuyện
là một tấm gương phản chiếu bao điều tốt, xấu, thiện, ác, những tấm lòng cao
thượng của các anh hùng dân tộc cũng như những nhân cách xấu xa của những kẻ
phản bội bán nước.
Phương tiện chính trong kể chuyện là ngôn ngữ. Ngôn ngữ kể chuyện phải gây
ấn tượng, cảm xúc mạnh mẽ đến học sinh. Khi kể chuyện phải luôn thay đổi nhịp
điệu khi nhanh chậm, lúc cao thấp, khi hùng hồn thiết tha, tránh kể chuyện với

giọng đều đều, buồn tẻ, hờ hững.
* Khi trình bày diễn biến một cuộc chiến tranh, chiến dịch hay một cuộc khởi
nghĩa: Giáo viên ngoài sử dụng lược đồ, sa bàn trong quá trình tường thuật sự
kiện, có thể có những câu chuyện có liên quan.
Ví dụ: Trong bài 20 – Lịch sử 12: Cuộc kháng chiến toàn quốc kết thúc.
Khi giảng về diễn biến các trận đánh, giáo viên kể những câu chuyện về tấm
gương hi sinh của các anh hùng dân tộc như Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo,
Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng.
Học sinh sẽ cảm động, khâm phục tinh thần hi sinh quên mình cho sự nghiệp giải
phóng đất nước của các anh, từ đó có những nhận thức đúng đắn về vai trò, nghĩa
vụ của mình trong giai đoạn hiện tại.
6
Có những vấn đề quan trọng chưa được đưa vào giảng dạy ở chương trình lịch
sử phổ thông nhưng lại thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh, sinh viên và
nhân dân cả nước như cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, vấn đề
Hoàng Sa, Trường Sa…Hiện nay giới truyền thông, học giả, các nhà nghiên cứu,
các cơ quan, đơn vị và chính quyền nhiều nơi tổ chức tuyên truyền về biển đảo
dưới nhiều hình thức khác nhau, khẳng định một cách đanh thép: Hoàng Sa,
Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam
Trước yêu cầu bảo vệ chủ quyền của dân tộc mà sách giáo khoa lịch sử các cấp
học không có một bài học nào có liên quan đến vấn đề này theo tôi là một thiếu
sót. Vì vậy khi giảng dạy chương trình lịch sử lớp 12 tôi đã quyết định đưa phần
tuyên truyền về chủ quyền biển đảo vào thay thế cho bài 25( Bài này thuộc chương
trình giảm tải hoàn toàn). Trong tiết học này tôi đã giới thiệu với các em lịch sử
phát triển Hoàng Sa, Trường Sa, giới thiệu những chứng cứ đanh thép khẳng định
chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, những cuộc
chiến đấu, sự hi sinh xương máu của ông cha ta để bảo vệ phần lãnh thổ thiêng
liêng của Tổ Quốc. Sự mất mát đó cho dù ở thời đại nào, ở phía bên này hay bên
kia chiến tuyến đều là sự hi sinh cho toàn vẹn lãnh thổ của Việt nam. Nhân dân
Việt Nam, thế hệ trẻ Việt Nam phải ghi nhớ công lao của họ… Để cho bài giảng

sinh động, học sinh hiểu đúng bản chất vấn đề và truyền vào các em lòng yêu
nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, tôi đã kể cho các em nghe về cuộc hải chiến
Hoàng Sa năm 1974, đặc biệt là trận chiến bi hùng của các chiến sĩ Hải quân tàu
HQ 604 tại đảo đá Gạc Ma năm 1988. Hình ảnh “Vòng tròn bất tử Gạc Ma” đã
gieo vào lòng các em học sinh một sự xúc động mãnh liệt. Câu chuyện này dựa
theo lời kể của chiến sĩ Hải quân Nguyễn Văn Lanh- người sống sót trở về từ tàu
HQ 604 tại Trường Sa năm 1988( đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 9-3-2014).
Đầu tháng 3-1988, ba tàu Hải quân HQ 604, 605, 505 được lệnh ra bảo vệ
nhóm đảo chìm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đảo trước sự lăm le chiếm đóng bất hợp
pháp của Trung Quốc.
Ngày 13-3 các chiến sĩ tàu HQ 604 hạ xuồng chuyển vật liệu lên đảo chìm Gạc
Ma, còn việc bảo vệ lá cờ Tổ quốc do thiếu úy Trần Văn Phương đảm nhiệm, phải
đục san hô để cắm cờ. Trung tá Trần Đức Thông yêu cầu các chiến sĩ cứ tập trung
làm nhiệm vụ mặc kệ tàu Trung Quốc cứ lảng vảng quanh đó.
Rạng sáng 14-3-1988 thì các tàu chiến Trung Quốc đã áp sát đảo. Đó là các
biên đội tàu chiến thực sự với hỏa lực mạnh, trong khi các tàu Việt Nam là tàu hải
vận chở binh sĩ và vật liệu xây dựng, lương thực tiếp tế cho các đảo chứ không
phải là tàu chiến. Trước tình hình không cân sức này, các thuyền trưởng ra lệnh
cho các tàu: Kiên quyết giữ vững chủ quyền.
Tại bãi đá Gạc Ma, nhóm bảo vệ ngọn cờ chủ quyền của thiếu úy Trần Văn
Phương vẫn kiên cường bám trụ trên bãi san hô. Tình hình diễn biến càng căng
thẳng, quân Trung Quốc đổ bộ xâm chiếm đảo. Trên bãi san hô Gạc Ma, các chiến
sĩ Việt Nam đã quây thành vòng tròn bảo vệ ngọn cờ Tổ quốc (Sau này người ta
gọi vòng tròn thiêng liêng ấy là “vòng tròn bất tử”). Trên đảo, đa số là lính công
binh chỉ có cuốc, xẻng, xà beng trong tay. Trung tá Thông kêu gọi anh em trên tàu
7
HQ 604 bơi vào đảo tiếp ứng cho đồng đội…Lúc này lính Trung Quốc đổ bộ dày
đặc lên đảo với súng AK sáng quắc lưỡi lê cố tràn vào vòng tròn giật cờ Việt Nam.
Các chiến sĩ Việt Nam chỉ có cuốc xẻng cố quyết tử giữ cờ, mỗi khi lính Trung
Quốc tràn vào đều bị đánh bật ra. Đến lúc chúng xả đạn vào vòng tròn mới áp sát

được chỗ Thiếu úy Trần Văn Phương. Bất ngờ lính Trung Quốc nổ súng thẳng vào
đầu thiếu úy Phương, anh ngã xuống nhưng vẫn ôm chặt lá cờ. Quân Trung Quốc
xông vào giật cờ nhưng chiến sĩ Lanh giằng được, một tay ôm cờ, một tay cầm xà
beng đánh lại. Thấy khó hạ gục người chiến sĩ công binh ấy, quân Trung Quốc
đâm anh từ phía sau rồi bắn thẳng vào anh bằng AK.
Lúc ấy cuộc chiến diễn ra rất quyết liệt, quân ta quyết tử bám trụ đảo. Thuyền
trưởng Vũ Phi Trừ quyết định cho tàu ủi lên bãi đá nhưng vừa lúc đó quân Trung
Quốc bắn pháo 12 ly 7 và đại liên dữ dội vào tàu HQ 604. Tàu HQ 604 mất dần
dưới mặt biển mang theo Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ, Trung tá Trần Đức Thông và
các chiến sĩ. Máu xương của các anh đã hòa vào muôn trùng sóng vỗ vì hai tiếng
thiêng liêng chủ quyền Tổ quốc.
Sự hi sinh oanh liệt của 64 chiến sĩ trên tàu HQ 604 tại đảo đá Gạc Ma vẫn in
đậm mãi trong lòng nhân dân Việt Nam, thôi thúc bao trái tim của các thế hệ trẻ
Việt Nam sống sao cho xứng đáng với sự hi đó. Nối tiếp cha mình, con trai lớn của
thuyền trưởng Vũ Phi Trừ là Vũ Hải Đăng đã tham gia lực lượng Hải quân giữ chủ
quyền biển đảo, hiện anh đang công tác tại Lữ đoàn hải quân 125, đơn vị trước đây
cha anh đã từng công tác, chiến đấu .Còn con gái của thiếu úy Trần Văn Phương là
Trần Thị Thủy tiếp bước cha mình trở thành sĩ quan hải quân, thuộc Lữ đoàn 146
vùng 4 Hải quân. Chị tâm sự với vong linh người bố khi tàu đi Trường Sa: “ Bố ạ,
con đã đến Trường Sa, tàu đi ngang qua Gạc Ma, nơi bố và đồng đội đã ngã xuống.
Chúng con thả vào biển những bông hoa tưởng nhớ. Cố nhủ lòng đừng khóc nhưng
nước mắt vẫn cứ trào ra”.
Và khi đọc cho học sinh nghe những dòng tâm sự của chị, tôi thấy ở dưới lớp
nước mắt học sinh cũng trào ra. Thật xúc động.
* Kể chuyện về một nhân vật lịch sử:
Lịch sử Việt Nam là lịch sử của các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước nên
từ xưa đến nay mỗi thời đại đều xuất hiện những nhân vật lịch sử nổi bật như Bà
Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang
Trung, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướngVõ Nguyên Giáp…Khi kể về nhân vật
lịch sử, tùy thời lượng bài học mà giáo viên có những cách kể chuyện phù hợp. Có

thể giới thiệu về tài năng, đức độ cũng có thể chỉ kể những mẩu chuyện nhỏ trong
một trận đánh cụ thể để có thể nêu bật được vai trò của nhân vật lịch sử đó.
VD: Bài 20- Lịch sử 11: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến
của nhân dân ta từ 1873-1874. Nhà Nguyễn đầu hàng.
Khi giảng về cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội, giáo viên có thể kể về tấm
gương yêu nước của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương.
Ngày 20-11-1873 Pháp tấn công thành Hà Nội. Mặc dù trong thành có đông
binh lính nhưng trang bị vũ khí thô sơ, chủ yếu là giáo mác. Khi tiếp cận thành,
8
quân Pháp nã đạn pháo liên tiếp phá vỡ cổng thành. Quân sĩ hoang mang bỏ chạy.
Tổng đốc Nguyễn Tri Phương bị một mảnh đại bác xuyên vào bụng, bị thương
nặng, con trai ông là Nguyễn Lâm đã anh dũng hi sinh.
Thành Hà Nội thất thủ , 2000 quân sĩ nhà Nguyễn bị bắt trong đó có Nguyễn
Tri Phương. Quân Pháp tìm mọi cách chạy chữa hòng mua chuộc ông, vì nếu
Nguyễn Tri Phương quy thuận, chúng sẽ dễ dàng đạt mục đích chiếm nước Nam.
Nguyễn Tri Phương từ chối yêu cầu của chúng, ông quyết định tuyệt thực tuẫn tiết
để khẳng định tinh thần bất khuất của người Việt Nam trước giặc ngoại xâm. Lời
đáp trả đanh thép của ông trước quân giặc càng thổi bùng lên tinh thần “ vì việc
nghĩa” ở khắp nước Nam “Bây giờ nếu ta chỉ lay lắt mà sống sao bằng thung
dung chết vì việc nghĩa”
Sau đó, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương tuyệt thực nhiều ngày rồi qua đời, để lại
sự tiếc thương vô hạn cho quan, dân và sĩ phu cả nước nói chung và Hà thành nói
riêng. Niềm tiếc thương ấy được hun đúc thành ý chí quật cường, quyết tâm quét
sạch giặc ngoại xâm trên toàn cõi nước Nam.
Ngày nay nhân dân cả nước vẫn luôn nhớ đến công lao của ông, sự hi sinh vì
việc nghĩa của ông đã lập đền thờ ông ở nhiều nơi, đặt tên ông cho nhiều khu phố,
con đường, trường học (Ở Biên Hòa cũng có một trường Tiểu học mang tên
Nguyễn Tri Phương tọa lạc tại phường Hố Nai)
* Kể chuyện về những quyết định tạo nên những bước ngoặt lịch sử quan trọng
đối với đất nước

VD: Bài 20 - Lịch sử 12: Cuộc kháng chiến toàn quốc kết thúc.
Khi giảng bài về cuộc tiến công chiến lược Đông xuân 1953-1954 và chiến dịch
lịch sử Điện Biên Phủ, giáo viên kể về quyết định quan trọng của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp khi thay đổi từ chiến lược “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang chiến
lược “Đánh chắc, tiến chắc”. Quyết định này đã tạo nên một bước ngoặt lịch sử,
làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của
thực dân Pháp.
Trước khi đến Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến chào Bác ở
Khuổi Tát. Bác hỏi:
- Chú đi xa vậy chỉ đạo các chiến trường có trở ngại gì không.
Đại tướng trả lời:
- Chỉ ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng và cần thiết, khó xin ý kiến của Bác.
- Tướng quân tại ngoại. Bác trao cho chú toàn quyền, có vấn đề gì khó khăn thì cứ
quyết định, có gì báo cáo sau.
Khi chia tay, Bác nhắc: Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, không chắc
thắng, không đánh.
Khi đến Sở chỉ huy, Đại tướng thấy ai cũng phấn khởi và chung ý kiến: Cần đánh
nhanh, thắng nhanh trong lúc địch chưa tăng thêm quân và củng cố công sự. Ta có
thể giành thắng lợi quân sự trong vài ngày đêm.
Chỉ riêng Đại tướng thấy rằng đánh nhanh, thắng nhanh là rất mạo hiểm vì so
sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường chênh lệch, không thể tiêu diệt
địch chỉ trong vài ngày. Tuy vậy, đồng chí chưa có cơ sở để bác bỏ ý kiến đó.
9
Lúc này quân ta tập trung kéo pháo vào trận địa. Công việc rất khó khăn vì pháo
phải kéo bằng tay, những cỗ pháo nặng trên hai tấn đi trên những cung đường mới
mở, gập ghềnh, cheo leo, vượt qua những dốc cao 30, 40 độ, có khi lên đến 60 độ.
Trong thời gian chờ đợi nổ súng, những tin tức ta thu được cho thấy rằng Pháp đã
thêm xe tăng, pháo, xây thêm công sự kiên cố, hàng rào thép gai, bãi mìn không
ngừng được mở rộng. Trong khi đó, pháo ta đặt trên trận địa dã chiến, địa hình
trống trải, nếu bị phản pháo hoặc bị máy bay ném bom sẽ bị tổn thất lớn.

Với người chỉ huy cao nhất trận địa mới nhận nhiệm vụ hơn 10 ngày vẫn văng
vẳng lời Bác dặn: “Chỉ được thắng không được bại vì bại là hết vốn”.
Đêm 25 -1 đầu Đại tướng đau nhức, y sĩ Thùy phải buộc một nắm ngải cứu lên
đầu của Người.
Sáng 26- 1, Đảng ủy mặt trận họp. Đại tướng phân tích những khó khăn và kết
luận: Nếu đánh sẽ thất bại
Nhưng cuộc họp Đảng ủy không dễ dàng bởi bây giờ tinh thần bộ đội đang lên rất
cao, phải giải thích với họ như thế nào. Có nhiều ý kiến cho rằng: lần này ta có ưu
thế pháo binh, có khả năng sẽ thắng.
Đại tướng nhắc lại câu nói của Bác “Có chắc thắng mới đánh, không chắc không
đánh” và đề nghị mọi người trả lời câu hỏi: Nếu đánh có dám chắc thắng 100%
không?
Làm sao mà dám chắc thắng 100%. Cuối cùng cuộc họp nhất trí chuyển từ “đánh
nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, quyết định hoãn tiến công, ra
lệnh cho bộ đội lui về địa điểm tập kết và kéo pháo ra.
Sau này Đại tướng có nói lại rằng: “ Mấy vạn quân đã dàn trận rồi, sắp nổ súng
rồi mà lại ra lệnh rút quân ra. Trong quân nhiều người nói đây là lệnh của Việt
gian. Đây là quyết định lớn nhất và khó khăn nhất trong đời cầm quân của tôi”
Qua câu chuyện, học sinh càng yêu mến, tài năng, đức độ và bản lĩnh của Đại
tướng. Chính tố chất của một thiên tài quân sự đã làm nên chiến thắng Điện Biên
Phủ, giảm thiểu đến mức tối đa sự hi sinh xương máu của đồng bào và chiến sĩ cả
nước. Lòng dân tin tưởng vào ông, thế hệ trẻ ngưỡng mộ ông, noi gương ông, phấn
đấu vươn lên để sống cho xứng đáng là thế hệ tương lai của Bác Hồ,của Đại tướng
Võ Nguyên Giáp.
* Kể chuyện về một địa danh lịch sử: Đất nước Việt Nam có rất nhiều địa danh
gắn liền với các sự kiện lịch sử, vì vậy giáo viên có thể kể chuyện về các chiến
công oanh liệt của quân dân ta gắn liền với các địa danh đó.
VD: Bài 20 - Lịch sử 11: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến
của nhân dân ta từ 1873-1874. Nhà Nguyễn đầu hàng.
Khi dạy, giáo viên kể câu chuyện về tên phố Ô Quan Chưởng ở Hà Nội

Khi thực dân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất chúng vấp phải sự kháng cự
quyết liệt của quân dân Hội Nội, đặc biệt là tinh thần hi sinh oanh liệt của một
viên Chưởng cơ và khoảng 100 binh sĩ tại của Ô Thanh Hà. Họ đã chiến đấu và hi
sinh đến tận người cuối cùng. Nhân dân Hà Nội nhớ ơn những người đã ngã
xuống và đổi tên cửa Ô Thanh Hà thành cửa Ô Quan Chưởng
10
b. Sử dụng tranh ảnh lịch sử
Trong dạy học lịch sử, giáo viên thường sử dụng rất nhiều đồ dùng dạy học hỗ
trợ, trong đó phương pháp đơn giản mà hiệu quả là khai thác tranh ảnh, kênh hình
trong sách giáo khoa hoặc tư liệu từ bên ngoài. Những bức ảnh tư liệu có tính
chính xác cao, phản ánh chân thực sự kiện lịch sử đó. Khi dạy chúng ta cần sử
dụng những bức ảnh phù hợp với nội dung bài học và mục tiêu của giáo viên trong
vấn đề giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.
VD: Bài 22- Lịch sử 12: Hai miền đất nước trực tiếp chống Mĩ. Miền Bắc
vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
Khi giáo viên nói về tội ác của đế quốc Mĩ đối với nhân dân miền Nam trong
chiến lược “ Chiến tranh cục bộ”, giáo viên có thể kết hợp vừa giảng bài vừa minh
họa bằng bức ảnh “Thảm sát Mĩ Lai”
Giới thiệu về tác giả bức ảnh:
Những bức ảnh này do nhà nhiếp ảnh Ron Hacberle chụp khi ông tham gia
chiến dịch với tư cách phóng viên quân đội chính thức nhằm cung cấp chứng cứ
cho thống kê quân sự - “đếm xác”. Ông đã cung cấp những tấm ảnh này cho nhà
báo Seymou Hersh nhằm vạch trần tội ác của lính Mĩ tại Mĩ Lai.
Nội dung bức ảnh: Bức ảnh này chụp lại những hành động của đại đội Charlie
thuộc tiểu đoàn 1 trung đoàn 20 sư đoàn 23 của quân đội Mĩ khi tấn công vào
những thường dân thuộc làng Mĩ Lai huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi diễn ra
ngày 16-3-1968. Binh sĩ Mĩ đã xả súng giết chết người già, phụ nữ, trẻ em. Những
cơ thể phụ nữ còn hằn dấu vết bị làm nhục. 504 người dân thường thiệt mạng,
không một lính Mĩ nào bị bắn. Quân đội Mĩ che đậy vụ việc hơn một năm rưỡi,
11

cho đến khi nhà báo Seymou Hersh điều tra ra và cho công chúng cả thế giới biết
sự thật. Vụ thảm sát Mĩ Lai là một vết nhơ đối với nước Mĩ.
Tác dụng của bức ảnh: Tin tức kinh hoàng về vụ thảm sát, những hình ảnh
chân thực về vụ việc làm nóng lên phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam.
Nhân dân Mĩ và thế giới đòi chấm dứt chiến tranh Việt Nam, đòi Mĩ rút về nước.
Thanh niên Mĩ có lí do phản đối việc đăng lính, những người có tư tưởng phản
chiến được tiếp thêm sức mạnh, những người còn lưỡng lự ngả hẳn sang phe phản
chiến.
Đối với học sinh: Khi được xem những bức ảnh này học sinh sẽ thấy được sự
tàn bạo, dã man của quân Mĩ trong chiến tranh Việt Nam. Từ đó giáo dục các em
lòng yêu nước, yêu nhân dân, cương quyết chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
c. Sử dụng ca khúc cách mạng :
Nhạc Cách mạng hay còn gọi là nhạc đỏ là những ca khúc hát về cách mạng và
những gì liên quan tới cuộc kháng chiến đầy gian khổ của nhân dân ta. Cùng lắng
nghe những ca khúc cách mạng để cảm nhận cuộc kháng chiến trường k• gian khổ,
để biết trân trọng những gì mà chúng ta được hưởng cho tới ngày hôm nay và phấn
đấu góp phần xây dựng đất nước .
Khi dạy lịch sử dân tộc phần hiện đại, từ 1945 - nay trong chương trình Lịch sử
lớp 12, giáo viên có thể sử dụng các ca khúc cách mạng thời kháng chiến chống
Pháp và chống Mĩ. Khi sử dụng ca khúc cách mạng, nên kết hợp với các đoạn
phim tư liệu thích hợp để tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn, để các em có cảm giác mình
đang được sống lại một thời kì gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc.
VD1: Bài 20 - Lịch sử 12: Cuộc kháng chiến toàn quốc kết thúc.
Khi dạy về phần sự chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, giáo viên cho học
sinh xem đoạn phim tư liệu về việc kéo pháo vào trận địa của bộ đội ta và cho các
em nghe bài hát Hò kéo pháo do nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác. Nhìn hình ảnh bộ
đội đang kéo những khẩu pháo nặng nề bằng tay trần lên những dốc núi cao, được
nghe âm vang câu hát:
Hò zdô ta nào…kéo pháo ta vượt qua đèo
Hò zdô ta nào…kéo pháo ta vượt qua núi.

Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi.
Vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù .
Kéo pháo ta lên trận địa đây vùi xác quân thù.
Hoặc khi kết thúc chiến dịch giáo viên cho học sinh xem hình ảnh đoàn quân
chiến thắng, bước đi dồn dập trên đường và nghe bài hát Giải phóng Điện biên,
(nhạc và lời của nhạc sĩ Đỗ Nhuận). Các em có cảm giác như mình được sống
trong cảnh tưng bừng của ngày hội chiến thắng:
Giải phóng Điện Biên, bộ đội ta kéo quân trở về
Giữa mùa này hoa nở miền Tây Bắc tưng bừng vui.
12
VD2: Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chống Mĩ. Miền Bắc vừa chiến
đầu vừa sản xuất( 1965-1968)
Để tăng tính hấp dẫn cho bài học, để học sinh hình dung được cuộc chiến đấu
vô cùng gian khổ, ác liệt dọc theo cung đường Trường Sơn của công cuộc chi viện
sức người, sức của từ miền Bắc vào miền Nam, giáo viên cho học sinh nghe bài hát
Đường Trường Sơn xe anh qua (của nhạc sĩ Văn Dung) hoặc bài Lá đỏ (Nhạc
Hoàng Hiệp - Thơ Nguyễn Đình Thi) , bài hát Màu hoa đỏ (Nhạc Thuận Yến – lời
thơ Nguyễn Đức Mậu). Tốt nhất giáo viên sử dụng những bài hát trên You Tube để
khai thác hiệu ứng từ các đoạn phim tư liệu. Khi được nghe những bài hát này, các
em sẽ hình dung được những gian khổ của các anh trong chiến tranh, biết tri ân các
bà mẹ anh hùng, các liệt sĩ đã hi sinh cho chúng ta có cuộc sống êm đềm, ấm áp
ngày hôm nay.
Các ca khúc sáng tác từ 1945 - 1975 là những bản hùng ca cách mạng thể
hiện đậm nét truyền thống yêu nước, ý chí quật cường, niềm tự hào dân tộc. Chúng
có sức sống mãnh liệt, khơi dậy niềm lạc quan tin tưởng cho quân và dân ta vào sự
nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà. Ca khúc thời chống Pháp, chống
Mỹ mãi mãi là bài ca đi cùng năm tháng, sống mãi trong tâm hồn mỗi người dân
Việt Nam. Khi được nghe những ca khúc đó sẽ khiến cho các em sống có lí tưởng
hơn, có ý nghĩa hơn trong hiện tại và tương lai.
d. Sử dụng phim tài liệu:

Phim tài liệu là những minh chứng chân thật, sinh động cho cuộc kháng chiến
trường kì của dân tộc, có hình ảnh và âm thanh tạo cho học sinh cảm giác như
đang sống cùng sự kiện đó. Điều này giúp các em cảm nhận được sự kiện lịch sử
một cách sâu sắc, tác động trực tiếp đến tâm tư, tình cảm của các em. Phim tư liệu
được dùng để minh họa cho các trận đánh, các chiến dịch.
VD1: Bài 20 - Lịch sử 12: Cuộc kháng chiến toàn quốc kết thúc.
Giáo viên khi dạy về diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ thì cho học sinh xem
một số đoạn phim tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ như trận đánh đồi Him
Lam, việc đào hào khép chặt vòng vây ở phân khu Mường Thanh, trận đồi A1…
VD2: Bài 23- Lịch sử 12: Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội ở miền
Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam
Khi dạy về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975, giáo viên chiếu cho các
em xem những đoạn phim tư liệu về chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà
Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh. Khi được coi phim tài liệu các em sẽ rất hứng thú,
tiếp thu bài nhanh, nhớ lâu và chính xác. Những hình ảnh, âm thanh, lời bình sâu
sắc khiến học sinh hình dung được bối cảnh, diễn biến chân thực của những chiến
dịch đó.
VD3: Bài 22- Lịch sử 12: Nhân dân hai miền trực tiếp chống Mĩ. Miền Bắc
vừa chiến đầu vừa sản xuất( 1965-1968)
Trong bài học về chiến tranh phá hoại lần 2 của đế quốc Mĩ năm 1972, đặc biệt
là trận không kích B52 trong 12 ngày đêm vào Hà Nội, Hải Phòng từ ngày 18 đến
13
ngày 29-12-1972 giáo viên nên sử dụng những thước phim tư liệu cho học sinh
thấy được sự khốc liệt, tàn bạo của cuộc chiến này. Hình ảnh thương vong, hoang
tàn, đổ nát của phố Khâm Thiên, của Bệnh viện Bạch Mai…giúp học sinh rạch ròi
trong phân biệt đúng sai, thiện ác, căm thù kẻ xâm lược và yêu thương đồng bào
của mình. Các em có thấy được sự khủng khiếp của chiến tranh mới biết trân trọng
hòa bình và đóng góp công sức cho công cuộc gìn giữ hòa bình.
Tuy nhiên khi sử dụng phim tư liệu, giáo viên cần chọn lọc những tài liệu tin
cậy, có giá trị để ghép vào bài giảng tăng thêm tính hiệu quả. Những tài liệu đó chủ

yếu được lấy mạng Internet (phần tư liệu lịch sử), thông qua các đài truyền hình
hay từ Công ti sách và thiết bị trường học. Tùy vào lượng kiến thức bài học đó
nhiều hay ít để đưa vào những đoạn phim tư liệu phù hợp, vừa hỗ trợ tăng tính hấp
dẫn cho bài học vừa có tác dụng giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.
e. Sử dụng văn thơ
Trong chiều dài của lịch sử dân tộc Việt Nam, cha ông ta đã biết sử dụng vũ khí
rất hiệu quả là chiến tranh tâm lí, cụ thể qua thơ văn, thư từ để khích lệ tinh thần
yêu nước của quân sĩ, gây hoang mang cho kẻ thù. Trong cuộc kháng chiến chống
Tống, Lí Thường Kiệt đã đọc bài thơ Nam quốc sơn hà vào một hoàn cảnh lịch sử
đặc biệt tạo nên một tác dụng to lớn góp phần vào chiến thắng giặc Tống hay
Quang Trung đọc bài Hịch trước khi tiến quân ra Thăng Long diệt Thanh đã cổ vũ
mạnh mẽ tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc trong lòng mỗi chiến binh Việt.
Thời hiện đại, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, giới văn nghệ sĩ
luôn theo sát cuộc chiến, sáng tác những tác phẩm văn học phản ánh chân thực,
sinh động cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Không chỉ có tác dụng to lớn trong
động viên tinh thần quân dân lúc bấy giờ mà những tác phẩm văn học đó còn giúp
cho thế hệ trẻ sau này có cái nhìn toàn diện về những gì lịch sử đã diễn ra, giúp
các em được sống lại một thời quá khứ hào hùng của dân tộc.
VD1: Bài 20 - Lịch sử 12 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp kết thúc
Sau khi khái quát về kết quả của chiến dịch Điện Biên phủ, ta có thể trích dẫn
mấy câu thơ của Tố Hữu như sau:
“… 56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng, chí không mòn…”.
Những câu thơ đó đã mô tả về sự gian khổ của người lính khiến học sinh rất
xúc động về những hình ảnh mà mình thu nhận được. Điều này có ý nghĩa rất lớn
trong việc giáo dục tinh thần cảm phục đối với công lao của các thế hệ đi trước
đồng thời cũng góp phần nâng cao ý thức bảo vệ quê hương, đất nước trong nhận
thức của các em.

VD2: Bài 22 - Lịch sử 12: Nhân dân hai miền trực tiếp chống Mĩ. Miền Bắc
vừa chiến đầu vừa sản xuất( 1965-1968)
Khi dạy phần miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phương và chi viện cho miền Nam,
giáo viên có thể đọc một đoạn thơ trong bài thơ Đường ra mặt trận của Chính
Hữu
14
Có những ngày vui sao cả nước lên đường.
Xao xuyến bờ tre từng hồi trống dục.
Xóm dưới làng trên con trai, con gái
Cơm nắm xôi đùm ríu rít theo nhau.
Súng nhỏ, súng to chiến trường chật chội
Tiến cười hăm hở đầy sông, đầy cầu.
Đây không giống với không khí ra trận đối mặt với hi sinh, chết chóc mà đây
đúng là một ngày hội tòng quân, mọi người hăm hở, vui vẻ tiến ra mặt trận. Qua
đây các em sẽ thấy được tinh thần phơi phới, thái độ lạc quan đi thẳng ra chiến
trường của những thanh niên miền Bắc trong công cuộc chi viện cho miền Nam
ruột thịt. Với tinh thần yêu nước, khát vọng được sống hòa bình, tinh thần lạc quan
trước mọi khó khăn đã tạo nên sức mạnh của cả dân tộc “ cả nước lên đường” đánh
bại kẻ thù.
f. Giáo dục qua di tích lịch sử
Đặc trưng cơ bản nhất của lịch sử Việt Nam là đấu tranh chống ngoại xâm bảo
vệ độc lập, vì vậy trên lãnh thổ Việt Nam, ở nơi nào cũng có các di tích lịch sử
gắn liền với sự phát triển của đất nước như Đền Hùng, địa đạo Nhơn Trạch, nghĩa
trang Trường Sơn, thành cổ Quảng Trị, Ngã Ba Đồng Lộc, địa đạo Củ Chi, nhà tù
Côn Đảo…. Trong quá trình dạy học lịch sử, giáo viên khai thác các di tích này
phục vụ cho bài học( có thể nội khóa hoặc ngoại khóa). Khi đến với di tích lịch
sử các em được cụ thể hóa một cách sống động nhất, góp phần tích cực trong việc
gắn liền nhà trường và đời sống xã hội.
Để có thể làm tốt việc giảng dạy qua di tích lịch sử cách mạng, giáo viên lựa
chọn những di tích phù hợp với bài học, tốt nhất là nằm tại địa phương mình để

thuận tiện cho quá trình di chuyển đến thực địa của giáo viên và học sinh.
VD1: Trong tiết lịch sử địa phương lớp 11: Đồng Nai trong kháng chiến
chống Pháp cuối thế kỉ 19-
Giáo viên tổ chức cho các em đến thăm mộ của Nguyễn Đức Ứng tại xã Long
Phước, huyện Long Thành. Đây là nơi thờ vị Lãnh binh Nguyễn Đức Ứng cùng 27
nghĩa binh hi sinh trong cuộc đấu tranh chống Pháp vào tháng 12- 1861. Nhớ đến
công lao của ông, nhân dân đã lập đền thờ và ngày nay hàng tuần những học sinh
nhỏ tại các trường huyện Long Thành đến để chăm sóc, làm vệ sinh cho khu mộ.
Đến đây học sinh được nghe câu chuyện về tấm gương hi sinh của các bậc cha anh
mình thủa trước, được tự tay chăm sóc các ngôi mộ của những người đã ngã xuống
vì dân tộc, các em mới biết mình cần phải làm gì, phải sống như thế nào.
VD2: Trong tiết lịch sử địa phương lớp 12: Đồng Nai trong kháng chiến
chống Mĩ
Để các em có cái nhìn rõ hơn về cuộc chiến đấu của nhân dân Đông Nam Bộ
chống đế quốc Mĩ, giáo viên nên cho các em thực hiện một chuyến ngoại khóa
đến di tích địa đạo Củ Chi. Ở đây các em sẽ được tận mắt chứng kiến “một thành
phố trong lòng đất” với đầy đủ kho dự trữ vũ khí, lương thực thực phẩm, cơ sở vật
15
chất y tế, bếp ăn không khói, bệnh viện dã chiến, các căn hầm dành cho phụ nữ,
người già và trẻ em. Trong hầm địa đạo được bố trí phòng học, nơi biểu diễn văn
nghệ… Có trực tiếp đến nơi này các em mới hiểu được cuộc sống gian khổ của
nhân dân, bộ đội trong thời chiến và sự thông minh, sáng tạo khi đương đầu với
quân thù. Nhờ có địa đạo này Củ chi trở thành “vùng đất thép”, khiến cho quân thù
khiếp sợ.
VD3: Sau khi học xong phần lịch sử Việt Nam từ 1954 - 1975 – chương trình
lớp 12, giáo viên cho học sinh thực hiện một buổi ngoại khóa đến thăm Bảo tàng
chứng tích chiến tranh.
Nơi đây không chỉ lưu giữ những hiện vật chiến tranh gây xúc động mà hơn thế
nữa, bảo tàng chính là nơi kêu gọi hòa bình cho thế giới, giúp công chúng có cái
nhìn xác thực nhất về sự mất mát, hy sinh, tổn thất của Việt Nam qua các cuộc

chiến tranh. Đến Bảo tàng, các em sẽ được xem những phương tiện, vũ khí trong
chiến tranh, những bức ảnh ghi lại tội ác của đế quốc Mĩ… nhưng hiện vật để lại
nhiều cảm xúc, sự đau xót nhất cho học sinh phải kể đến máy chém. Cỗ máy này
được thực dân Pháp đưa sang Việt Nam để đàn áp nhân dân trong cuộc kháng
chiến giành độc lập dân tộc đầu thế kỷ 20. Sau Hiệp định Geneve, chính quyền Sài
Gòn cũ đã đưa máy chém đi khắp các tỉnh ở miền Nam để hành quyết những người
yêu nước. Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, cỗ máy giết người này được đưa
vào đây để là minh chứng cho tội ác chiến tranh của thực dân.
Chiến tranh đã lùi xa, chúng ta cần biết khép lại quá khứ và hướng vào tương
lai nhưng không bao giờ được quên những năm tháng nhân dân miền Nam quằn
quại đớn đau trước sự tàn bạo của đế quốc Mĩ. Đứng trước những hiện vật chiến
tranh đó, học sinh sẽ hiểu được cái giá vô cùng đắt đỏ của hòa bình và quyết tâm
bảo vệ đất nước để được sống độc lập, tự do, hạnh phúc.
IV– HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau quá trình thực hiện các giải pháp tôi nhận thấy các em có sự chuyển biến rõ
rệt về tư tưởng, tình cảm, ý thức trách nhiệm đối với gia đình, quê hương, đất nước
trong giai đoạn hiện tại. Hiện tượng học sinh vi phạm nội quy, vô cảm, thờ ơ với
mọi người, mọi việc giảm hẳn, các em đã biết quan tâm, chia sẻ.
Khi các tổ chức, đoàn thể tổ chức phát động phong trào “Vì người nghèo”,
“Ủng hộ nạn nhân chất độc da cam”, các em tham gia rất sôi nổi, nhiệt tình. Tôi đã
rất vui vì các em đã có sự sự thay đổi trong nhận thức tư tưởng, đạo đức để trở
thành những con người biết “ sống vì mọi người”.
Từ đầu tháng 5- 2014 khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép
trong vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam thì tinh thần yêu nước
của người Việt Nam sôi sục từ Bắc chí Nam. Trên các trang Facebook của học sinh
các lớp, tôi thấy các em đã đồng loạt đổi hình đại diện. Đó là hình bản đồ Việt
Nam, hình lá cờ Tổ quốc với các dòng chữ “ Hướng về Biển Đông”, “Hoàng Sa-
Trường Sa là của Việt Nam”, “ Tôi yêu Việt Nam”.Các em nói với tôi:
- Bây giờ chúng em muốn góp một phần sức mình vào cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ
quốc. Em không muốn mình chỉ là một “ anh hùng bàn phím” mà thôi.

16
Trước những tình cảm và ý thức trách nhiệm của học sinh, tôi đã định hướng để
các em thấy rằng lúc này đây, lòng yêu nước của các em phải thể hiện là học tập
thật tốt, hành xử đúng pháp luật, tránh để kẻ xấu lợi dụng tình hình phức tạp để lôi
kéo, kích động. Đồng thời các em có thể thể hiện tấm lòng yêu nước của mình
bằng việc tham gia đóng góp trong cuộc vận động “Chung sức bảo vệ chủ quyền
biển Đông”, có thể gửi tại tòa soạn báo Tuổi trẻ ( hoặc chuyển khoản) hay tham gia
nhắn tin qua đầu số 1409.
Ngay hôm đó, học sinh các lớp bắt tay vào việc kêu gọi bạn bè, người thân
cùng tham gia. Có thể số tiền không lớn nhưng đó là cách để các em thể hiện ý
thức trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với non sông, đất nước. Tôi hết sức rất xúc
động vì các em đã trưởng thành, đã biết vượt lên những toan tính đời thường để
sống cho xứng đáng với với các thế hệ cha anh như câu hát Đừng hỏi Tổ quốc đã
làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
Để kiểm tra kết quả của việc giáo dục lòng yêu nước của học sinh trong bài học
Lịch sử, tôi đã tổ chức tìm hiểu học sinh các khối lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy.
Kết quả cụ thể như sau:
Bảng : Thay đổi về nhận thức, tư tưởng của học sinh khi tham gia các
phong trào trước và sau khi thực hiện đề tài giáo dục lòng yêu nước cho học
sinh
Năm 2012 - 2013
2013 - 2014
Khối
Số
lượg
Tự giác
Phải nhắc
nhở
Không
tham

gia
Khối
Số
lượg
Tự giác
Phải nhắc
nhở
Không
tham gia
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
K. 10 70 55 78.6 15 21.4 0 0 K.10 73 70 95.9 3 4.1 0 0
K. 11 76 62 81.6 14 18.4 0 0 K.11 75 74 98.7 1 1.3 0 0
K. 12 135 115 85.2 20 14.8 0 0 K.12 135 135 100 0 0 0 0
17
V- KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, có nhiều người cho rằng: Vấn đề phát triển kinh tế
quan trọng hơn truyền thống, việc của hôm nay cần thiết hơn chuyện ngày hôm
qua…Tư tưởng này rất nguy hiểm, nếu không chấn chỉnh kịp thời sẽ khiến cho
một thế hệ người Việt quên mất cội nguồn, đánh mất bản sắc. Vì vậy việc giáo dục
tinh thần yêu nước cho nhân dân hết sức quan trọng, bởi vũ khí lòng yêu nước còn
có sức mạnh gấp bội những phương tiện quân sự hiện đại, bởi đây là sức mạnh của
cả một dân tộc 90 triệu người mang trên mình lịch sử 4000 năm.
Qua quá trình dạy học, bản thân tôi có một số kinh nghiệm trong việc giáo dục
lòng yêu nước của học sinh, góp phần phục vụ trong quá trình giảng dạy và học
tập, nâng cao nhận thức tư tưởng cho các em để các em trở thành một công dân tốt.
Tuy vậy với khả năng còn hạn chế nên phần trình bày của tôi còn nhiều thiếu sót,
tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng
nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.
IV- MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Để việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh được thực hiện một cách thường
xuyên, có hiệu quả, phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong giai đoạn đất nước ta
đứng trước nhiều khó khăn và thách thức mới tôi có một số kiến nghị nhỏ:
- Các phương tiện dạy học, cơ sở vật chất trong trường học phải được được
trang bị đầy đủ, phù hợp.
- Nhà trường nên tổ chức cho học sinh đi tham quan các bảo tàng, di tích lịch sử
ít nhất mỗi năm một lần.
- Tổ chức các trò chơi dưới hình thức các cuộc thi cho học sinh toàn trường để
tăng thêm hiểu biết lịch sử, chẳng hạn như trò chơi “Dân ta phải biết sử ta”.
- Thông qua Đoàn thanh niên, kịp thời tuyên truyền, định hướng đúng đắn cho
học sinh trước sự biến động của tình hình, phát động các phong trào bảo vệ chủ
quyền biển đảo như “Góp đá xây Trường Sa”, “ Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”,
“ Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông”…để các em thể hiện trách nhiệm, nghĩa
vụ của mình đối với đất nước.
- Để giáo viên được chủ động phân phối bài học trong chương trình trên cơ sở
chuẩn chung.
- Đề thi, kiểm tra cần hạn chế những câu hỏi có tính chất yêu cầu học sinh học
thuộc như trình bày diễn biến, nội dung các văn kiện đồng thời tăng thêm các câu
hỏi có tính chất tư duy, suy luận và liên hệ thực tiễn.
18
VII – TÀI LIỆU THAM KHẢO
- SGK, SGV lớp 10,11,12.
- Phương pháp dạy học Lịch Sử, tác giả Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị, NXB
Giaó dục.
- Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1884 - tác giả Nguyễn Phan Quang
và Võ Xuân Đàn - NXB TP Hồ Chí Minh.
- Tại sao Điện Biên Phủ - tác giả Lê Phú Khải - NXB Thanh niên.
- Những ca khúc cách mạng trên YouTube.
- Một số tài liệu, phim ảnh trên Internet.
- Tài liệu tập huấn “Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông” môn

Lịch sử 2014.
VIII – PHỤ LỤC
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC
CHO HỌC SINH TRONG BÀI HỌC LỊCH SỬ
a. Cơ sở lý luận
b. Cơ sở thực tiễn
3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
a. Một số yêu cầu về giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong bài học lịch sử.
b. Một số phương pháp vận dụng:
* Kể chuyện
* Sử dụng tranh ảnh tư liệu
* Sử dụng ca khúc cách mạng
* Sử dụng phim tài liệu
* Sử dụng văn học
* Giáo dục qua di tích lịch sử cách mạng
4. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
5. KẾT LUẬN
6. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO
8. PHỤ LỤC
19
SỞ GD& ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THPT Lê Hồng Phong Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Biên Hòa, ngày 20 tháng 05 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013-2014

Tên sáng kiến kinh nghiệm:

GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI HỌC
LỊCH SỬ
Họ và tên tác giả: Đặng Thị Thu Hà
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị: Tổ Sử - Địa - GDCD - Trường THPT Lê Hồng Phong
Lĩnh vực: ( Đánh dấu x vào các ô tương ứng dưới đây )
- Quản lí giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử 
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác……………………… 
1. Tính mới: ( Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây )
- Đề ra giải pháp hoàn toàn mới, đảm bảo tính khoa học, đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đảm bảo tính khoa học, đúng đắn: 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay
tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị : 
2. Hiệu quả: ( Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây )
- Giải pháp hoàn toàn mới và đã thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới và đã thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giai pháp mới gần đây đã áp dụng tại đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng tại đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng: ( Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây )
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/ Phòng/ Ban  Trong CQ, đơn vị, trong cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào
cuộc sống:
Trong Tổ/ Phòng/ Ban  Trong CQ, đơn vị, trong cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm
vi rộng
- Trong Tổ/ Phòng/ Ban  Trong CQ, đơn vị, trong cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc Khá  Đạt  Không xếp loại 

NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
CHUYÊN MÔN
20

×