Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TỪ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.61 KB, 38 trang )



PHßNG GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Mü §øC
TRƯỜNG THCS AN TIẾN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH
TỪ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
Lĩnh vực: Ngữ Văn
Tên tác giả: Lê Thị Kim Thư
Chức vụ: Giáo viên
Năm học 2012 – 2013
1
PHÒNG GD&ĐT MỸ ĐỨC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS AN TIẾN ĐỘCLẬP -TỰDO -HẠNHPHÚC
- ___________ o0o__________
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SƠ Y Ế U LÝ LICH:
- Họ và tên : LÊ THỊ KIM THƯ
- Ngày, tháng, năm sinh : 19 / 11 / 1972 .
- Năm vào ngành : 1993
- Chức vụ và đơn vị công tác : Giáo viên trường THCS An Tiến
Mỹ Đức , Hà Nội .

- Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm
- Hệ đào tạo : Từ xa
- Bộ môn giảng dạy : Ngữ văn
- Trình độ chính trị : Sơ cấp
- Kỷ luật : Không
2
ĐẶT VẤN ĐỀ


I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn học Trung Đại là một bộ phận quan trọng của văn học dân tộc. Nó
chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình ở trường phổ thông và là phần mở
đầu cho nền văn học viết của dân tộc. Nếu văn học dân gian, ở không ít tác phẩm
tiếng Việt còn mộc mạc, giản dị, thì ở nhiều tác phẩm văn học trung đại, ngôn từ đã
đạt mức điêu luyện, tinh xảo, đặc biệt với những tác phẩm văn học thể hiện lòng
yêu nước, chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc, mỗi câu chữ, giọng văn,
thể văn đều thể hiện thống thiết tính dân tộc sâu sắc. Biểu hiện cao nhất của tính
dân tộc là lòng yêu nước. Mỗi văn bản thời trung đại được viết ra đều nhằm một
mục đích duy nhất là giáo dục, định hướng con người đồng nhất cao nhất về đoàn
kết dân tộc, mà biểu hiện của nó, cụ thể hơn bao giờ hết thể hiện khi Tổ Quốc lâm
nguy. Giọng văn hùng hồn, dõng dạc, đĩnh đạc, nhiệt huyết của người viết.Yêu
nước bằng những việc làm hiện hữu. Mỗi người thể hiện yêu nước bằng nhiều cách
khác nhau, tuy nhỏ- lớn tùy vào khả năng, điều kiện. Thời Trung Đại, yêu nước chủ
yếu gắn liền với bảo vệ núi sông, lập công danh bằng những chiến công hiển hách.
Tuy nhiên, yêu nước cũng lập công danh bằng khoa bảng.
Bác Hồ đã nói: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi
được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi
cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những
của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích,
tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người
đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. Tức là, với
từng đối tượng cụ thể, trong từng hoàn cảnh cụ thể, cần có biện pháp giáo dục tinh
thần yêu nước phù hợp để tinh thần yêu nước đó biến thành hành động cụ thể, góp
phần xây dựng và phát triển đất nước. Việc làm này được bắt đầu từ tầng lớp thanh
3
thiếu niên; biến những bài học cụ thể thành lòng yêu nước thực sự trong tâm
hồn thế hệ trẻ Việt Nam, tiếp nối truyền thống yêu nước ngàn năm của lịch sử
dân tộc.
Hiện nay, giáo dục lòng yêu nước trong điều kiện mới không nên đi theo

lối cũ. Phải thay đổi tư duy, đề cao sự cởi mở, thẳng thắn, trao đổi nhiều chiều; kết
hợp thuyết phục với khơi gợi. Trong thời kì hội nhập, ảnh hưởng của tư tưởng, lối
sống cho riêng mình, lấy lợi ích cá nhân làm lẽ sống thì càng cần phải giáo dục
lòng yêu nước tích cực hơn, sát sao hơn nữa. Tiếp thu những tinh hoa của thế giới
nhưng cũng phải biết phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.
Hơn nữa, việc dạy và học các môn khoa học xã hội còn nảy sinh biết
bao nhiêu câu chuyện bi hài, làm thầy cô giáo chúng tôi không biết nên cười hay
nên khóc. Sự yếu kém, thờ ơ, lạnh nhạt của học sinh đối với các bộ môn xã hội
ngày càng gia tăng, ít nhiều đã và đang bào mòn, suy giảm lòng đam mê, tâm huyết
của đội ngũ giáo viên dạy các môn xã hội. Trong khi đó, các môn khoa học tự
nhiên, như Toán, Lý, Hóa ngày càng có nhiều ưu thế hơn, được hầu hết học sinh
các cấp coi trọng hơn, dồn gần hết thời gian và công sức để học tập các môn đó.
Phải chăng là kiến thức chuyên môn cũng như cách dạy của thầy cô giáo dạy môn
xã hội không bằng thầy cô giáo dạy các môn tự nhiên?Thực tế, nguyên nhân này
xem ra không mấy thuyết phục, vì chưa chắc các môn tự nhiên học sinh coi trọng,
học nhiều là có đội ngũ giáo viên tốt hơn, giỏi hơn. Căn nguyên sâu xa của nó, theo
tôi suy nghĩ, chủ yếu do những nguyên nhân sau đây:
- Nhiều học sinh (kể cả phụ huynh) còn xem thường các môn khoa học xã hội, luôn
cho nó là môn phụ, môn học chỉ cần thuộc bài, môn chẳng mấy quan trọng, nên
không cần phải tư duy, suy nghĩ gì, học hành sơ sơ hoặc qua loa cũng chả sao.
Số đông học sinh khi lên cấp học trên có xu hướng học lệch, học một cách thực
dụng, thi gì học nấy. Vì coi trọng việc học và thi các môn khoa học tự nhiên thì cơ
hội vào ngành, nghề sẽ hết sức rộng rãi và hấp dẫn.
4
Còn coi trọng việc học các môn khoa học xã hội thì cánh cửa vào ngành, nghề rất
hẹp, không sư phạm thì tổng hợp, báo chí chứ biết chạy đâu, vả lại khi ra trường,
làm việc thuộc các ngành khoa học xã hội, cuộc sống vật chất không dễ dàng gì,
nhiều khi rất lao đao, vất vả.
Trước sức cuốn hút mạnh mẽ của cơ chế thị trường, mọi người đua
nhau làm giàu, đâu phải lúc để cho những suy ngẫm về dân tộc. Mặt khác, những

điều tốt đẹp, đạo lí cao cả, tính nhân văn sâu sắc là những vật trìu tượng không nhìn
thấy trong khi đó thì thực tế cuộc sống lại hết sức phức tạp, biết bao chuyện xấu
xa, mất công bằng, ngang trái cứ phơi bày ra đấy. Nhiều tiêu chí, mục đích chân
thực, gần gũi với cuộc sống, có sức hấp dẫn cuốn hút, kích thích sự đam mê tìm tòi,
khám phá của đối tượng học sinh cũng cần thiết. Phải chăng đây là thử thách đối
với người làm công tác giáo dục mặt xã hội, với người có tâm huyết về dân tộc.
Vả lại, tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải Hoàng Sa- Trường Sa là chuyện
không hiếm gặp trong quan hệ quốc tế, nên chính phủ nào cũng cần trang bị cho
nhân dân thông tin và kiến thức cơ bản về lãnh thổ, lãnh hải của nước mình, để
người dân có ý thức bảo vệ Tổ quốc. Điều này sẽ tạo nên một “mặt trận” nữa bên
cạnh các “mặt trận” ngoại giao hay nghiên cứu.
Vì thế, việc giảng dạy văn bản phần văn học Trung Đại không chỉ làm cho học
sinh hiểu và cảm được cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ mà còn có khả năng
rèn luyện, tích tụ lòng yêu nước cho các em, nhất là tuổi hình thành nhân cách
bậc THCS.
II.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Do điều kiện và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh
nghiệm chỉ gói gọn ở đối tượng học sinh Lớp 8A của trường THCS An Tiến- Mỹ
Đức -Hà Nội trong năm học 2012 - 2013.
5
Chương trình Trung học cơ sở ban hành năm 2002 , nội dung chương trình
quy định văn bản được học 37 tiết ở lớp 8, trong đó những văn bản Trung Đại là 5
tiết.Chính vì thế trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đề cập đến Lòng yêu
nước trong văn bản Trung Đại SGK Ngữ văn 8.
III.PHẠM VI- THỜI GIAN THỰC HIỆN
- Áp dụng vào hoạt động dạy - học ở lớp 8A Trường THCS AN Tiến -Mỹ Đức –
TP Hà Nội.
-Thời gian áp dụng : Học kì 2 của năm học 2012- 2013.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu các tài liệu: Sách giáo khoa Ngữ văn 8, Sách giáo viên Ngữ văn 8,

Sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 8,
- Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS, Tài liệu bồi dưỡng thường
xuyên chu kỳ III…
- Dự giờ thăm lớp, kiểm tra đối chiếu.
- Giảng dạy theo phương pháp mà đề tài đưa ra.
6
B- NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN

Không một ai tự nhận mình là người không yêu nước và lòng yêu nước
là một tình cảm có thật trong trái tim mỗi con người bởi nước gắn liền với nhà, với
môi trường sống, với đồng loại xung quanh. Yêu nước mới yêu đời và ngay cả
những người chán sống vì lý do nào đấy có thể họ nói “chán đời” nhưng chưa thấy
ai nói “chán nước”.
Đất nước là gốc rễ, là phần thiêng liêng trong tâm thức mỗi người và
dường như với một số người yêu nước chỉ là lòng dũng cảm, tinh thần hy sinh để
bảo vệ nó mỗi khi đất nước bị xâm lược. Gốc của lòng yêu nước là niềm tự hào về
giang sơn, về tên tuổi danh dự của quốc gia và là cả sự phẫn nộ, căm thù khi đất
nước bị xâm lăng. Khi có ngoại xâm, cả dân tộc bằng lòng yêu nước từ mỗi trái tim
đa kết dính lại một khối thành một sức mạnh vô địch thắng mọi kẻ thù, thế nhưng
trước giặc “nội xâm”, dường như khối kết dính đó lại có phần rời rạc bởi có người
quên nước, chỉ nghĩ đến nhà. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thường
không quá 10 năm nhưng trước giặc nội xâm sao lâu tới ngày toàn thắng đến vậy.
Lòng yêu nước không chỉ làm chúng ta thấm thía nỗi nhục mất nước để toàn dân
phải đấu tranh chống áp bức, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc mà còn phải biết
lo lắng trong hòa bình khi đất nước thân yêu của mình bị tụt hậu so với các quốc
gia khác. Mọi niềm tự hào đều bắt đầu từ tình yêu và chính niềm tự hào về đất nước
ấy làm nên lòng tự tôn dân tộc, tính tự trọng công dân.
Không thể có lòng yêu nước thực sự nếu ai đó vì lợi ích của mình, của
nhóm lợi ích mình tham gia chà đạp lên lợi ích cộng đồng. Có thể yêu nước được

không nếu như có lúc và nhiều lúc cầm những đồng tiền không phải từ giá trị lao
động cống hiến của mình thản nhiên đút túi hoặc cất vào tủ. Cũng không thể có một
người yêu nước nào có thể vô cảm trước nỗi đau đồng loại và trước những bất cập
7
trong cuộc sống. Và thật buồn khi hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại
chúng vẫn xuất hiện những chuyện buồn đi ngược với truyền thống đạo lý dân tộc
làm ảnh hưởng tới danh dự quốc gia, kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Lòng yêu nước thật giản dị khi mỗi con người trên đất nước ấy làm tốt
công việc của mình. Yêu nước không chỉ là sự hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc
mà còn là trách nhiệm với đồng bào, với tài sản quốc gia không bị thất thoát, với
khát vọng góp sức làm dân giàu nước mạnh. Một hành động chạy lại thùng rác để
vứt rác ở nơi thắng cảnh hoặc không xả rác ra đường cũng là hành động yêu nước
bởi vẻ đẹp đất nước không thể bị bôi bẩn dù là vô tình. Những cán bộ công không
hạch sách, nhũng nhiễu người dân cũng là hành động yêu nước. Những người tiếp
xúc với người nước ngoài có thái độ thân thiện cũng là biểu hiện của lòng yêu
nước. Mỗi người đều sống và làm việc bằng cái tâm và trách nhiệm với đất nước
thì đất nước ấy chẳng mấy chốc hóa rồng. Hóa ra kẻ thù trong chiến trận dễ nhận ra
nên lòng yêu nước có trong mỗi người đã làm nên chiến thắng, song kẻ thù của sự
thịnh vượng quốc gia trong thời bình lại nằm ở trong chính mỗi người với những
toan tính cá nhân nên cuộc chiến chống nội xâm, vì sự phát triển của xã hội vẫn cứ
là cuộc chiến “trường kỳ” chăng!?
Đã đến lúc phải có chiến lược củng cố, xây dựng niềm tự hào về
đất nước bắt đầu cụ thể từ lòng tự trọng của mỗi công dân, uy tín của từng trường
học, công sở, tổ dân phố, thôn làng Khi có niềm tự hào về cơ quan, đoàn thể, địa
phương, người ta sẽ sống là hành xử vì nó, giữ gìn và phát huy nó. Và lòng yêu
nước không thể chung chung nếu như không bắt đầu từ những điều cụ thể, gần gũi
nhất
Môn Ngữ văn được xem là trọng tâm của bộ môn khoa học xã hội –
nhân văn. Điều đó có nghĩa là muốn nhấn mạnh vào những kiến thức xã hội và chất
nhân văn trong các tác phẩm văn chương.

Theo V. Bêlinxki – nhà phê bình văn học Nga: “thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó
mới là nghệ thuật”. Vậy nên, trước hết cần phải giúp học sinh hiểu đời trước rồi
8
mới hiểu văn thơ sau. Học sinh chưa hiểu đời sẽ khó tiếp thu cái đẹp của văn
chương nghệ thuật. Cái hay, cái đẹp của văn chương sẽ được học sinh tiếp nhận
trong cả một quá trình xuyên suốt chứ không phải chỉ ở một vài tiết học trên lớp. Vì
thế giáo viên cần phải giúp học sinh nắm vững kiến thức xã hội qua bài đọc văn tác
phẩm văn chương.
Giá trị đích thực của một tác phẩm văn chương chính là chất nhân văn.
Mọi đề tài, chủ đề, tư tưởng cũng như mọi biện pháp nghệ thuật của một tác phẩm
văn chương, chung quy lại đều đọng vào những giá trị nhân văn nhất định. Bởi vì,
mục tiêu, chức năng của văn học là nhân đạo hóa con người. Văn chương không
phải là một cách đem đến cho người đọc sư thoát li hay sự quên, trái lại, văn
chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và
thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người trong sạch và phong
phú hơn “(Thạch Lam)”. Nó ca tụng lòng thương, tính bác ái, sự công bằng. Nó
làm cho người gần người hơn “(Nam Cao)”.
Điều đó có nghĩa là nói đến chức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ
của tác phẩm văn chương. Văn học cung cấp cho người đọc những hiểu biết toàn
diện về xã hội và con người “văn học là nhân học” (Gorki), từ những hiểu biết đó
con người sẽ sống đẹp và có khát vọng, xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Muốn
học sinh hiểu được chất văn, chất đời, chất người của tác phẩm văn chương phải
làm sao tạo nên sự rung động thật sự, sự cảm nhận chân thành từ phía học sinh.
Để truyền thụ và lĩnh hội kiến thức về Lòng yêu nước, người dạy và người
học cần nắm vững hệ thống các bài học của văn học Trung Đại theo thời gian của
các triều đại
gồm :
- Tìm hiểu thể Chiếu và văn bản Chiếu dời đô.
- Tìm hiểu thể Hịch và văn bản Hịch Tướng sĩ.
- Tìm hiểu thể Cáo và văn bản Nước Đại Việt ta.

- Tìm hiểu thể Tấu và văn bản Bàn luận về phép học.
9
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Việc dạy và học văn học trung đại Việt Nam đến nay vẫn còn là nỗi
khốn khổ, gây nhiều khó khăn, phiền toái cho người dạy lẫn người học. Hiểu được
những tác phẩm đó chẳng phải là chuyện dễ dàng gì; truyền thụ cái hay, cái đẹp của
nó cho người học hiểu được lại càng khó khăn gấp bội phần. Vấn đề có nhiều
nguyên nhân, mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là rào cản ngôn ngữ, bởi những tác
phẩm ấy đều viết bằng ngôn ngữ Hán văn cổ hay chữ Nôm có phần xa lạ với ngôn
ngữ Tiếng Việt hiện đại hôm nay. Thêm vào đó là người tiếp nhận văn bản dù
muốn hay không là phải có một kiến thức nền khả dĩ, ít nhiều phải hiểu rõ môi
trường văn hoá trung đại, tư tưởng ý thức hệ chính thống thời trung đại, điển cố
điển tích, thể loại văn học v.v Chỉ bấy nhiêu thứ cũng đủ làm cho người dạy lẫn
người học đau đầu, mệt trí thì thử hỏi làm sao mà lắng lòng, mà bình tâm để cảm
nhận cho được cái tinh hoa cùng vẻ đẹp của văn chương qua cách biểu đạt rất kiệm
lời của các bậc thi nhân tiền bối đã gởi gắm trong từng câu chữ. Ở đây, tôi có cái
may mắn là có 20 năm tìm hiểu, nghiên cứu và giảng dạy về nó, nên bản thân cũng
có vài trăn trở. Những trăn trở này xin được mạo muội ghi lại đây để đồng nghiệp
cùng suy nghĩ và góp ý, với thiện tâm là làm sao giúp cho việc dạy và học các tác
phẩm văn học trung đại Việt Nam tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Những trăn trở,
suy nghĩ này không chỉ là của riêng bản thân người viết bởi có một số ý kiến sẽ nêu
ở đây đã từng bắt gặp trên các tạp chí, các công trình của các nhà nghiên cứu bậc
thầy đã phát biểu rồi, tôi chỉ là người tổng thuật lại, có kết hợp thêm ý kiến của
mình mà thôi.
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ
xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành
một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn,
nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Hồ Chí Minh).
Hiện nay, trước sự biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực,
cùng với những tiến bộ nhảy vọt trong cách mạng khoa học và công nghệ, xu

10
hướng toàn cầu hoá kinh tế tạo ra nhiều thời cơ, vận hội mới cho sự vươn lên mạnh
mẽ của nhiều nước; đồng thời cũng đặt các nước đang phát triển vào những nguy
cơ tiểm ẩn không lường. Sự tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn tại khu vực
các nước đang phát triển, mà Đông Nam Á là một điển hình, ngày càng phức tạp.
Xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo, hoạt động khủng bố quốc tế vẫn diễn biến
ngày càng phức tạp. Đặc biệt, sự chống phá của các thế lực thù địch đối với cách
mạng nước ta thông qua chiến lược “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng là
một vấn đề hết sức lưu ý. Trong bối cảnh đó, công tác giáo dục thế hệ trẻ, nhất là
giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng và cấp bách đối với sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay. Giáo dục chủ
nghĩa yêu nước cho thanh thiếu niên Việt Nam, đòi hỏi phải có hệ thống giải pháp
mang tính đồng bộ và khoa học.
Xã hội hiện nay phát triển rất nhanh và mạnh về kinh tế dẫn đến nhiều
mối quan hệ xã hội bị rạn nứt, phân hóa, rất nhiều giá trị đạo đức bị bào mòn, gặm
nhấm. Vì thế, môn ngữ văn phải làm sao lưu giữ được những gì đang bị băng hoại
trước cơn lốc thị trường, trước sự bào mòn về nhân cách con người, trước sự sa sút
về ý thức trong giới trẻ ngày nay. Việc dạy văn hiện nay trở nên khó khăn hơn
trước những biến động phức tạp của cuộc sống đời thường. Cho nên, giáo viên dạy
văn một mặt phải hướng trang văn ra với đời sống xã hội, với cuộc sống hiện tại
một mặt phải chắt chiu những giá trị nhân văn của tác phẩm văn học.
Lòng yêu nước càng cần thiết hơn khi vấn đề tranh chấp chủ quyền
biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam đang trở nên nóng bỏng hơn bao
giờ hết. Tràn ngập trên các diễn đàn, các mạng xã hội là vô vàn những ý kiến công
khai về biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Hầu hết là thái độ chỉ trích, phê phán gay
gắt về cái gọi là “đường lưỡi bò” và các hành động mà Trung Quốc vi phạm chủ
quyền biển đảo Việt Nam.
Trước những cơ sở trên, tôi đã kiểm chứng về lòng yêu nước của học sinh lớp 8A.
Cụ thể:
11

- Đặt câu hỏi hiểu biết về tình hình Trường Sa- Hoàng Sa.
- Thái độ của em về tình cảm đối với quê hương đất nước.
- Những biểu hiện của lòng yêu nước.
Những câu hỏi đó khiến tôi không thể khỏi bàng hoàng, các em thờ ơ
một cách lạ lùng, mà tưởng như một trận Game trong mạng. chơi mãi cũng chỉ
là trò chơi. Tôi cứ bị những điều đó ám ảnh, chẳng nhẽ những kiến thức về lòng
yêu nước, tự tôn dân tộc mà bao đời ông cha ta gìn giữ, lưu truyền, gửi gắm tâm
huyết cho con cháu lại bị hậu duệ lãng quên, tôi quyết định tìm phương pháp
mới trong giảng dạy nhằm đưa học sinh định hướng tốt hơn, cụ thể hơn về lòng
yêu nước.
III. NỘI DUNG CỦA VẤN ĐỀ:
Ôi Tổ Quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ Quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông.
Lòng yêu nước trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam. Truyền
thống đó không thể để bất kì một cá nhân nào vì lợi ích cá nhân làm mai một.
Chúng ta hãy cùng nhau vun đắp cho lòng yêu nước ngày càng được biểu hiện
nhiều hơn, cụ thể hơn, trên mọi phương diện khác nhau.
Là giáo viên dạy văn, ngoài việc cung cấp kiến thức xã hội cho học sinh,
tôi còn hướng các em, trau dồi cho các em tình yêu tổ quốc sâu đậm.
Cứ theo chiều dài dân tộc, tôi hướng học sinh về với cội nguồn, tìm về với tổ tông,
hiểu Lòng yêu nước của ông cha như thế nào.
Mở đầu thời kì oai hùng của dân tộc là triều Lý với Chiếu dời đô của Lý Công
Uẩn, rồi tiếp theo là triều Trần với Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, đến triều
Hậu Lê với Nước Đại Việt Ta ( trích Bình Ngô đại Cáo) của Nguyễn Trãi và tiếp
nối là Bàn về phép học của Nguyễn Thiếp.
12
Khi dạy các văn bản trung đại trong chương trình ngữ văn 8, tôi cho học sinh tìm
hiểu thể loại văn học trước, sau đó tìm hiểu nội dung, nghệ thuật văn bản để hiểu

thời đại, lòng yêu nước của họ.
* Hiểu thể loại văn học để hiểu tác giả.
? Em hiểu thể “ Chiếu” trong thể loại văn học là gì?
Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể được viết bằng
văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi; được công bố và đón nhận một cách trang
trọng. Một số bài chiếu thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận
mệnh của cả triều đại, đất nước nhằm thuyết phục mọi người về việc dời đô
? Em hiểu thể “ Hịch” trong Hịch Tướng sĩ là gì?
Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ
lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù
trong giặc ngoài. Hịch có kết cấu chặt chẽ, có lí lẽ sắc bén, có dẫn chứng thuyết
phục. Đặc điểm nổi bật của Hịch là khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe. Hịch
thường được viết theo thể văn biền ngẫu. Kết cấu của bài hịch có thể thay đổi linh
hoạt tùy theo mục đích và nghệ thuật lập luận của tác giả.
? Em hiểu thể “ Cáo” trong Bình Ngô Đại Cáo là gì?
Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình
bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
Cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu. Cũng như hịch, cáo là thể văn có
tính chất hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải
chặt chẽ, mạch lạc.
? Em hiểu “ Tấu ” trong Luận phép học là gì?
Tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự
việc, ý kiến, đề nghị. Tấu có thể viết bằng văn xuôi hay văn biền ngẫu, văn vần.
- Sau khi học sinh nêu thể loại, Giáo viên có thể bổ sung những chỗ còn thiếu sót
hoặc khen ngợi học sinh có câu trả lời đúng. Dùng câu hỏi tổng hợp để gợi ý học
sinh tìm ra nét chung của 4 thể loại văn học này là yêu nước thương dân.
13
? Em hãy tìm những nét chung, riêng của 4 thể loại văn học này?
Giống:
- Đều là thể văn nghị luận trung đại cổ.

- Đều được viết bằng văn biền ngẫu, văn xuôi, văn vần,
- Lí lẽ,, dẫn chứng chặt chẽ, thuyết phục
- Riêng chiếu, hịch, cáo thì đều do vua, chúa, thủ lĩnh, viết.
Khác:
* Chiếu:
- Là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh, buộc thần dân phải tuân theo.
- Một số bài chiếu có tư tưởng chính trị lớn lao, ảnh hưởng tới vận mệnh đất nước.
* Hịch:
- Là thể văn do vua chúa dùng để khích lệ, cổ vũ nhân dân tham gia vào phong trào
chống thù trong giặc ngoài.
- Mang tính chất khích lệ động viên.
- Bố cục 1 bài hịch nói chung gồm 4 phần:
+ P1: Nêu vấn đề
+ P2: Nêu truyền thống lịch sử vẻ vang
+ P3: Nhận định tình hình
+ P4: Nêu chủ trương kêu gọi
* Cáo:
- Là thể văn do vua chúa dùng để công bố kết quả cho toàn dân biết.
- Cáo gồm 4 phần:
+ P1: Nêu luận đề chính nghĩa
+ P2: Chứng minh tội ác của quân giặc
+ P3: Kể lại quá trình kháng chiến
+ P4: Khẳng định sức mạnh nhân nghĩa
* Tấu:
14
- Là thể văn do bề tôi dùng để trình bày với cua chúa 1 vấn đề, sự việc, tình hình, ?
? Những nét chung đó cho ta hiểu gì về thời đại mà họ đang sống ?

- Một là, thời đại độc lập dân tộc thống nhất đất nước, cộng đồng.
- Hai là, thời đại phục hưng dân tộc và phát triển đất nước.

- Ba là, thời đại khoan giản, an lạc nhân thứ, rộng mở và dân chủ.
? Em hiểu gì về ý thức,trách nhiệm của họ đối với non sông đất nước?
- Yêu nước gắn liền với lý tưởng trung quân ái quốc.
- Tự hào về truyền thống của dân tộc.
- Yêu con người, yêu ngôn ngữ dân tộc.
- Căm thù giặc, quyết tâm đánh giặc cứu nước.
* Hiểu hoàn cảnh ra đời văn bản để hiểu nội dung văn bản.
? Hoàn cảnh ra đời Chiếu dời đô?
Định đô, lập nước là một trong những công việc quan trọng nhất của một quốc
gia. Với khát vọng xây dựng một đất nước Đại Việt hùng mạnh và bền vững muôn
đời, sau khi được triều thần suy tôn lên làm vua, Lí Công Uẩn đã đổi tên nước từ
Đại Cồ Việt thành Đại Việt, đặt niên hiệu là Thuận Thiên (thuận theo trời). Năm
canh thân (1010), khi ông được triều thần tôn lên làm vua, ông đã viết bài chiếu để
bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư-Ninh Bình về thành Đại La-Hà Nội và quyết định
dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La-sau đổi tên thành Thăng Long
(Rồng bay). Vua ban Thiên chiếu cho triều đình và nhân dân được biết.
Trần Quốc Tuấn là người biết đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hiềm khích
của gia đình để trả thù cho cha, khi cha ông bị vua Trần Thái Tông cướp vợ. Vì
quyền lợi quốc gia, Trần Quốc Tuấn đã không làm theo lời cha dặn, ông đã một
lòng trung nghĩa với vua, với nước. Trần Quốc Tuấn đã phò vua và giúp vua đánh
bại kẻ thù. Khi ông mất, vua Trần đã phong cho ông tước Hưng Đạo Vương.
15
?Bài Hịch ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Theo Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam (XB 1987) thì bài hịch này được
công bố vào 9.1284 tại cuộc duyệt binh ở Đông Thăng Long. Trong 3 cuộc kháng
chiến chống Mông-Nguyên thời Trần thì cuộc kháng chiến lần 2 là gay go, quyết
liệt nhất. Giặc cậy thế mạnh ngang ngược, hống hách. Ta sôi sục căm thù quyết tâm
chiến đấu. Nhưng trong hàng ngũ tướng sĩ cũng có người dao động, có tư tưởng
đầu hàng. Vì vậy tư tưởng chủ đạo của bài hịch là nêu cao tinh thần quyết chiến
quyết thắng. Đây chính là thước đo cao nhất, tập trung tinh thần yêu nước trong

hoàn cảnh lúc bấy giờ.
? Hoàn cảnh ra đời Nước Đại Việt ta?
Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu ức Trai.Là nhà yêu nước, là anh hùng dân tộc,
là danh nhân văn hóa thế giới. Nguyễn Trãi không phải chỉ là tác giả của những bài
thơ nôm phú tuyệt vời như Cửa biển Bạch Đằng, Bến đò xuân đầu trại…mà còn là
tác giả của Bình Ngô đại cáo. Bản thiên cổ hùng văn, rất xứng đáng là bản tuyên
ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Sau khi đánh thắng giặc Minh năm 1427,Thừa
lệnh vua Lê, Nguyễn Trãi soạn thảo Bình Ngô Đại Cáo có ý nghĩa trọng đại của
một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố ngày 17 tháng Chạp năm Đinh Mùi( tức
đầu năm 1428), sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của
giặc, buộc vương Thông phải giảng hòa, chấp nhận rút quân về nước.
? Hoàn cảnh ra đời của Luận phép học?
Nguyễn Thiếp là người Thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu từng đỗ đạt làm
quan dưới triều Lê. Nhưng sau đó từ quan về dạy học. Quang Trung mấy lần viết
thư mời ông cộng tácvới thái độ rất chân tình.Nên cuối cùng Nguyễn Thiếp cũng
giúp triều Tây Sơn góp phần xây dựng đất nước về mặt chính trị. Bàn về phép học
là một trong những văn bản quan trọng của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung
16
vào tháng 8- 1781.Ba điều mà ông muốn gửi vua Quang Trung là Quân Đức, Dân
tâm, Học pháp.
Lịch sử đất nước Việt Nam có những trang vàng chói lọi là nhờ vào những vị
vua, vị tướng anh minh như Lý Công Uẫn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,… Họ là
tấm gương sáng ngời để đời sau soi vào đó mà học tập. Chúng ta tưởng nhớ đến
Bác Hồ đã lãnh đạo toàn dân giành độc lập ngày hôm nay. Chúng ta chắc chắn Bác
đã noi gương những người đi trước. Sống xứng đáng với sự hi sinh của họ. Bác đã
từng nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ
lấy nước". Và người cũng đã ân cần dạy tuổi trẻ "có tài mà không có đức thì là
người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".
Sau khi thực hiện những nội dung cần đạt, giáo viên tiến hành cho học sinh
tìm hiểu về lí tưởng của thanh thiếu niên trong những cuộc kháng chiến chống

ngoại xâm. Đó là lí tưởng “dấn thân, nhập cuộc” với một ý chí quyết tâm thực
hiện đến cùng lí tưởng cách mạng. Sau đó yêu cầu học sinh trình bày lí tưởng
của thanh thiếu niên trong xã hội hiện nay.
* Hiểu nội dung, nghệ thuật của tác phẩm để hiểu về lòng yêu nước.
Văn bản Chiếu dời đô
1-Vì sao phải dời đô (luận điểm 1):
Hs đọc đoạn 1.
? Luận điểm trong văn nghị luận thường được triển khai bằng một số luận cứ (lí lẽ
và d.c). ở Đoạn 1, luận điểm vì sao phải dời đô được làm sáng rõ bằng những luận
cứ nào?
- 2 luận cứ: Dời đô là điều thường xuyên xảy ra trong lịch sử các triều đại; nhà
Đinh và nhà Lê đóng đô 1 chỗ là hạn chế.
? Ở luận cứ 1, những lí lẽ và chứng cớ nào được viện dẫn ?
? Những chứng cớ và lí lẽ mà tác giả đưa ra ở đây có sức thuyết phục không ? Vì
sao ?
17
? Ý định dời đô bắt nguồn từ kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy ý chí mãnh liệt nào
của Lí Công Uẩn, cũng như của dân tộc ta thời Lí ?
a-Dời đô là điều thường xuyên xảy ra trong lịch sử các triều đại (luận cứ 1):
-Nhà Thương 5 lần dời đô, nhà Chu 3 lần dời đô.
-Không phải theo ý riêng mà vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp
lớn, tính kế muôn đời cho con cháu.
-Khiến cho vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.
->Chứng cớ và lí lẽ có sức thuyết phục. Vì nó có sẵn trong sử sách, ai cũng biết.
=>Thể hiện ý chí mãnh liệt là muốn noi gương sáng của các triều đại đi trước và
muốn đưa nước ta đến sự hùng mạnh lâu bền.
-Luận cứ 2 là gì ?
? Ở luận cứ 2, những lí lẽ và chứng cớ nào được viện dẫn ?
? Những chứng cớ và lí lẽ trên có sức thuyết phục không ? Vì sao ?
-Gv: Tính thuyết phục của lí lẽ dời đô được tăng lên khi tác giả lồng cảm xúc của

mình: Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
? Những lí lẽ và cảm xúc của Lí Công Uẩn, đã thể hiện được tư tưởng và khát vọng
nào của ông ?
b-Nhà Đinh và nhà Lê đóng đô 1 chỗ là hạn chế (luận cứ 2):
-Hai nhà Đinh, Lê không noi theo dấu cũ, cứ đóng yên đô thành.
-Khiến cho triều đại không được lâu bền, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không
được thích nghi.
->Chứng cớ và lí lẽ có sức thuyết phục. Vì đó là sự thật được ghi trong sử sách.
=> Nước ta chưa ngang hàng với phương Bắc.
=>Thể hiện khát vọng muốn thay đổi đất nước để phương triển đất nước lâu bền và
hùng cường.
2-Vì sao thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất( luận điểm 2)
-Hs đọc đoạn 2.
18
? Luận điểm thứ 2 của bài được trình bày bằng những luận cứ nào ?
- 2 luận cứ: Cái lợi thế của thành Đại La và Đại La là thắng địa của đất Việt.
? Ở luận cứ 1, để làm rõ lợi thế của thành Đại La, tác giả đã dùng những chứng cớ
nào ?
? Em có nhận xét gì về những chứng cớ được đưa ra ở đây ? Vì sao ?
a-Cái lợi thế của thành Đại La( Luận cứ 1)
-Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương.
-Nơi trung tâm trời đất.
-Có thế rồng cuộn hổ ngồi.
-Đúng ngôi nam bắc đông tây; tiện hướng nhìn sông dựa núi,
->chứng cớ có sức thuyết phục. Vì chúng được phân tích trên nhiều mặt: lịc sử, địa
lí, dân cư.
b-Đại La là thắng địa của đất Việt ( Luận cứ 2)
? Luận cứ 2 là gì ?
? Theo em, đất như thế nào thì được gọi là thắng địa ? (Đất tốt, lành, vững có thể
đem lại nhiều lợi ích cho kinh đô).

? Lời tiên đoán của tác giả đã bộc lộ khát vọng gì ?
? Cuối bài chiếu, Lí Công Uẩn đã tuyên bố gì ?
? Lời tuyên bố của Lí Công Uẩn có ý nghĩa gì ?
?Bài chiếu có những nét đặc sắc gì về nội dung, nghệ thuật ?
? Qua bài chiếu, em hiểu thêm gì về vua Lí Công Uẩn ?
? Hs đọc diễn cảm bài chiếu
- Đại La sẽ là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô
bậc nhất của đế vương muôn đời.
=>Thể hiện khát vọng về một đất nước vững mạnh, hùng cường.
-Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào
?
=>Khẳng định ý chí dời đô là đúng đắn, là hợp mệnh trời, hợp ý dân.
19
=> Khẳng định nước ta ngang hàng với phương Bắc.
Văn bản Hịch tướng sĩ
-Hs đọc phần mở bài.
? Những nhân vật nào được nêu gương ?
? Những nhân vật ấy có địa vị như thế nào, có cùng thời đại không ?
? Họ có điểm chung nào để trở thành gương sáng cho mọi người noi theo ?
? Em có nhận xét gì về cách nêu dẫn chứng và cách viết câu văn của tác giả ? Điều
này đã đem lại hiệu quả gì cho đoạn văn ?
? Phần mở bài đã đảm bảo được chức năng nào của bài Hịch tướng sĩ ?
1-Nêu gương sáng trong lịch sử:
-Có người là tướng như Do Vu, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu
Tư.
-Có người là gia thần như Dự Nhượng, Kính Đức.
-Có người làm quan nhỏ coi giữ ao cá như Thân Khoái.
->Các nhân vật được nêu gương có địa vị cao thấp khác nhau, thuộc các thời đại
khác nhau.
=>Sẵn sàng chết vì vua, vì chủ tướng, không sợ hiểm nguy, hoàn thành xuất sắc

nhiệm vụ.
->Liệt kê dẫn chứng kết hợp với nhiều câu cảm thán – Có sức thuyết phục người
đọc và bộc lộ t.cảm tôn vinh, ngưỡng mộ đối với những gương sáng trong lịc sử.
=>Nêu gương sáng trong Lịch sử để khích lệ lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ
thời Trần.
2-Phân tích tình hình đich-ta:
- Học sinh đọc phần thân bài.
? Khi phân tích tình hình địch- ta, tác giả đã dùng những luận điểm nào ? (Tội ác
của giặc và lòng căm thù giặc; phê phán thói hưởng lạc cá nhân, từ đó thức tỉnh
tinh thần yêu nước của tướng sĩ).
20
? Ở luận điểm 1, tác giả đã nói tới "Thời loạn lạc và buổi gian nan", theo em đó là
thời kì lịch sử nào của nước ta ? (Thời Trần quân Nguyên- Mông xâm lược nước
ta).
?Trong thời buổi ấy, h/ả của kẻ thù được hiện lên qua những câu văn nào ?
? Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn văn này (từ
ngữ, giọng điệu, biện pháp tu từ )?Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó là gì ?
? Qua đoạn văn, h/ả kẻ thù hiện lên như thế nào ?
? Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả khi viết đoạn văn này ?
? Đọc đoạn văn diễn tả lòng căm thù giặc, hãy chô biết, đoạn văn này được cấu tạo
như thế nào trên các phương diện: câu, liệt kê ý trong câu, cách dùng dấu câu, cách
dùng từ, giọng điệu? Cách cấu tạo ấy có tác dụng gì trong việc diễn tả tâm trạng
con người ?
? Theo dõi đoạn văn diễn tả tâm tình của chủ tướng đối với các tướng sĩ, em có
nhận xét gì vể sự liệt kê các câu văn trong đoạn văn ?
a-Tội ác của giặc và lòng căm thù giặc:
-Sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình,
đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, giả
hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng Thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói.
->Từ ngữ gợi hình, gợi cảm kết hợp với b.p so sánh; giọng văn mỉa mai, châm

biếm – Khắc hoạ sinh động hình ảnh của kẻ thù, gợi cảm xúc căm phẫn cho người
đọc, người nghe.
=>Kẻ thù bạo ngược, vô nhân đạo, tham lam.
->Căm ghét, khinh bỉ kẻ thù và đau xót cho đất nước.
-Ta thường tới bữa quên ăn vui lòng.
->Cả đoạn có 2 câu văn, mỗi câu có 2 ý liên kết với nhau (nỗi đau xót- nỗi căm hờn
kẻ thù), dùng nhiều dấu phẩy, nhiều động từ, giọng điệu thống thiết tình cảm – Cực
tả niền uất hận trào dâng trong lòng và khơi gợi sự đồng cảm trong lòng người đọc,
người nghe.
21
? Sử dụng câu văn biền ngẫu, có cấu tạo 2 vế song hành đối xứng ấy có tác dụng gì
trong việc diễn tả mối quan hệ chủ tướng ?
? Sau khi bày tỏ quan hệ thân tình, tác giả đã phê phán lối sống sai lầm nào của
tướng sĩ?
? Những biểu hiện đó cho thấy một cách sống nào bị phê phán ?
? Tác giả đã phân tích hậu quả của cách sống này bằng những câu văn nào ?
? Những lời văn đó đã bộc lộ được thái độ gì của tác giả ?
? Tiếp theo, tác giả đã khuyên răn tướng sĩ những điều gì, những câu văn nào nói
lên điều đó ?
? Những lời khuyên trên nhằm mục đích gì, những câu văn nào nói lên điều đó ?
? Theo em, trong 2 đoạn văn trên, tác giả đã thuyết phục người đọc, người nghe
bằng một lối nghị luận như thế nào ?
b-Phê phán thói hưởng lạc cá nhân, từ đó thức tỉnh tinh thần yêu nước của
tướng sĩ:
-Các ngươi ở cùng ta kém gì.
->Liệt kê các câu có 2 vế song hành đối xứng (câu văn biền ngẫu) –
Diễn tả mối quan hệ gắn bó khăng khít không thể tách rời giữa chủ tướng đối với
tướng sĩ trên phương diện vật chất và tinh thần.
-Nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn,
-Lấy việc chọi gà làm vui hoặc mê tiếng hát.

=>Phê phán cách sống quên danh dự, quên bổn phận, cầu an hưởng lạc.
-Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp tiếng hát hay không thể làm cho giặc
điếc tai.
-Chẳng những thái ấp của ta không còn lúc bấy giờ giẫu các ngươi muốn vui vẻ
phỏng có được không ?
=>Phê phán nghiêm khắc lối sống cá nhân, hưởng lạc của tướng sĩ.
-Nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào dưới đống củi" là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh
nóng mà thổi rau nguội" làm răn sợ.
22
-Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên.
=>Phải biết lo xa và phải tăng cường tập võ nghệ.
-Có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt, làm rữa thịt Vân Nam Vương,
-Chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà tên họ các ngươi cũng sử sách
lưu thơm.
=>Vừa chống được ngoại xâm, vừa giữ được nước nhà.
->Dùng nhiều điệp từ, phép liệt kê, từ ngữ có hình ảnh, phép so sánh, sử dụng câu
văn biền ngẫu, lí lẽ sắc sảo kết hợp với tình cảm thống thiết.
-Hs đọc 2 đoạn cuối.
? Tác giả viết bài Hịch để nhằm mục đích gì ?
Khích lệ tướng sĩ học binh thư, trong hoàn cảnh đất nước đang có ngoại xâm.
? Theo em, vì sao Trần Quốc Tuấn có thể nói với tướng sĩ rằng: Nếu
(Vì binh thư yếu lược là sách binh pháp nổi tiếng, vì nước ta đang đứng trước nguy
cơ ngoại xâm, vì tướng sĩ muốn cầu an hưởng lạc).
? Điều đó cho thấy Trần Quốc Tuấn có thái độ như thế nào đối với tướng sĩ và kẻ
thù ?
? Bài hich có những nét đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật ?
? Chọn đọc diễn cảm đoạn văn mà em thích ?
3-Kêu gọi tướng sĩ:
-Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời bảo của ta, thì mới phải đạo thần
chủ, nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy của ta, tức là kẻ nghịch thù.

=>Thể hiện thái độ dứt khoát, cương quyết, rõ ràng đối với tướng sĩ và thể hiện
quyết tâm chiến đấu, chiến thắng kẻ thù xâm lược.
Văn bản Nước Đại Việt ta
-Hs đọc 2 câu đầu.
GV: Nhân nghĩa là đạo lí, là cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau;
yên dân là giữ yên cuộc sống cho dân, đem lại cuộc sống yên ổn cho dân; điếu phạt
là thương dân trừ bạo.
23
? Vậy theo em ý của 2 câu đầu là gì ?
? Từ đó có thể hiểu nội dung tư tưởng nhân nghĩa được nêu trong Bình Ngô đại cáo
là gì?
? Bình Ngô đại cáo là bản tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi,
được mở đầu bằng tư tưởng nhân nghĩa vì dân, qua đó em hiểu gì về tính chất của
cuộc kháng chiến này ? (Chính nghĩa là phù hợp với lòng dân).
? Em hiểu gì về tư tưởng của người viết bài cáo này ?
1-Nguyên lí nhân nghĩa của cuộc kháng chiến
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
->Phải trừ giặc Minh bạo ngược để giữ yên cuộc sống cho dân.
=>Nhân nghĩa có nghĩa là lo cho dân, vì dân. Thể hiện tư tưởng tiến bộ vì dân,
thương dân.
-Hs đọc phần còn lại.
? Trong phần văn bản trình bày nền văn hiến Đại Việt, các biểu hiện nào được nói
đến? Thông qua những câu thơ nào ?
?Các lí lẽ này nhằm khẳng định biểu hiện nào của văn hiến Đại Việt ? Vì sao ?
? Tác giả đã nhắc tới những triều đại nào xây nền độc lập ? Các triều đại đó được
so sánh với những triều đại nào của Trung Quốc ?
? Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật được sử dụng mà tác giả sử dụng ở
đây ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó ?
? Qua đó tư tưởng và tình cảm nào của tác giả bộc lộ ?

? Nền văn hiến Đại Việt còn được làm rõ hơn qua những chứng cớ nào ? (Chứng
cớ ghi trong LS chống ngoại xâm). Câu văn nào nói rõ điều đó ?
-Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
24
? Ở đây tác giả có sử dụng câu văn biền ngẫu, em hãy miêu tả cấu trúc của câu văn
biền ngẫu ? Tác dụng của việc sử dụng câu văn biền ngẫu ?
? Qua đó tư tưởng tình cảm nào của người viết được bộc lộ ?
? Em hãy nêu những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản ?
? Trên cơ sở so sánh với bài Sông núi nước Nam, hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát
triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta ?
2-Chân lí về nền độc lập có chủ quyền của Đại Việt
-Núi sông bờ cõi đã chia ->có lãnh thổ riêng.
-Phong tục Bắc Nam cũng khác ->có nền văn hóa riêng.
-Từ triệu, Đinh, Lí, Trần ->có lịch sử riêng.
=>Khẳng định Đại Việt là nước độc lập.
Từ Triệu, bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên
->Sử dụng câu văn biền ngẫu và phép so sánh ngang bằng-> Khẳng định tư cách
độc lập của nước ta và tạo sự uyển chuyển nhịp nhàng cho câu văn.
=>Đề cao ý thức dân tộc và bộc lộ tình cảm tự hào về dân tộc Đại Việt.
->Sử dụng câu văn biền ngẫu, mỗi câu có 2 vế sóng đôi, đối xứng- Làm nổi bật
chiến công của ta và thất bại của địch, tạo sự cân đối nhịp nhàng cho lời văn.
=>Kđịnh nền độc lập của nước ta và bộc lộ niềm tự hào về truyền thống đấu tranh
vẻ vang của dân tộc.
Đoạn thơ ngắn nhưng bao quát được khá đầy đủ những yếu tố chính của
một quốc gia: lãnh thổ, văn hiến, phong tục, chủ quyền, và lịch sử. Trong đó, có
hai yếu tố mới: văn hoá và lịch sử. Nước, do đó, là một cộng đồng có một lãnh

thổ riêng, độc lập, tự chủ, và một lịch sử cũng như một nền văn hoá với những
phong tục riêng. Nhấn mạnh vào yếu tố văn hoá và lịch sử, trong quan niệm về
lòng yêu nước của Nguyễn Trãi có một yếu tố vốn đã manh nha từ thời Trần:
lòng tự hào. Tự hào về các bậc “hào kiệt đời nào cũng có”. Và sự quan tâm sâu
sắc đến số phận của dân chúng: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Có điều sự
25

×