Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn đổi mới kiểm tra, đánh giá môn tin học lớp 11 thpt sông ray

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.44 KB, 14 trang )

SKKN2014_TINHOC_NGUYEN VAN HUONG_THPT SONG RAY
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN TIN HỌC LỚP 11
TẠI TRƯỜNG THPT SÔNG RAY
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Kính thưa các quý đồng nghiệp. Đối với môn Tin Học nói chung và Tin Học
trong bậc THPT nói riêng là một bộ môn rất hấp dẫn đối với các học sinh ngày
nay. Tuy nhiên để học sinh có niềm đam mê thực sự thì đòi hỏi các giáo viên bộ
môn cần phải đầu tư, tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn được các giải pháp về mọi
mặt (phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá ) để đạt hiệu quả cao, chính xác,
công bằng đồng thời đánh giá được tương đối thực lực từng đối tượng học sinh của
mình, từ đó sẽ nâng cao được chất lượng giảng dạy và học tập.
Trong 3 năm học THPT thì (lớp 10 kiến thức chỉ mang tính sơ lược để học
sinh nắm được khái quát về Hệ thống Tin Học và thực hiện sử dụng các phần mềm
có sẵn như MS-WORD. Lớp 11 kiến thức mang tính tư duy, trừu tượng nên học
sinh phải thực hiện kĩ năng tư duy, suy luận và áp dụng vào từng bài toán cụ thể,
có tính ứng dụng cao trong thực tế. Lớp 12 có phần đơn giản hơn lớp 11 vì không
còn mang tính trừu tượng nữa.
Hơn nữa bộ môn Tin Học lớp 11 cần phải có kiến thức tương đối cơ bản của
2 bộ môn khác là Toán (liên quan đến giải thuật) và Anh ngữ (liên quan đến các
câu lệnh khi lập trình) nên để đánh giá được thực lực của từng học sinh trong bộ
môn Tin Học giáo viên cũng cần phải dành nhiều thời gian hơn so khối 10 và khối
12 hay với một số bộ môn khác trong việc kiểm tra đánh giá. Môn này cũng sẽ khó
dạy khi giáo viên hoàn toàn không được dùng máy tính để minh họa hay thực hành
các thao tác mẫu của bài học. Nếu thầy và trò trên lớp được học tập hoàn toàn với
phấn và bảng (học chay), việc tiếp thu kiến thức bài học có thể suy giảm đến 70%.
Mặc dù theo thiết kế của chương trình và cố gắng của các tập thể tác giả sách giáo
khoa việc trình bày các kiến thức của bài học đã cố gắng độc lập tối đa với các
thao tác cụ thể trên máy tính, nhưng nếu sử dụng phương tiện minh họa là máy tính
thì sẽ đạt chất lượng cao hơn.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh
thì từ những năm trước các cấp Bộ, Ngành, Sở GD-ĐT, các trường đã triển khai


đồng thời mỗi giáo viên cũng từng bước vận dụng để đánh giá chất lượng học tập
của học sinh. Tuy nhiên mỗi giáo viên cũng có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau
nhất định của mình và mỗi bộ môn lại có đặc thù riêng nhất là bộ môn tin học tuy
dễ mà lại khó, nên việc đánh giá chất lượng kiến thức cho học sinh còn nhiều hạn
chế như thiếu tính khách quan, tính chính xác, tính toàn diện, tính hệ thống, tính
công khai, tính phát triển và tính công bằng, kiểm tra đánh giá chỉ qua loa, sơ sài,
thiếu lòng tận tâm với nghề với những mầm xanh của tương lai nên chỉ có tính đối
phó cho xong việc, xong nhiệm vụ
Chính vì những yếu tố đó mà bản thân tôi không ngừng tìm tòi, học hỏi và
nghiên cứu các tài liệu, các phóng sự từ những nhà khoa học giáo dục cũng như
các nhà quản lý giáo dục và các cán bộ GV trong Ngành để có cái nhìn tổng thể
hơn đồng thời cũng xây dựng cho mình một hệ thống kiến thức về phương pháp
kiểm tra đánh giá nhằm áp dụng vào thực tiễn ở phạm vi các lớp học do mình phụ
Trang 1
SKKN2014_TINHOC_NGUYEN VAN HUONG_THPT SONG RAY
trách từ những năm qua tại trường THPT Sông Ray qua đề tài “Đổi mới kiểm tra
đánh giá môn Tin Học lớp 11 tại trường THPT Sông Ray”
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1) Cơ sở lí luận:
- Theo ý kiến của PGS-TS Nguyễn Công Khanh thành viên Hội đồng khoa
học giáo dục Vinschool “Hiện nay, giáo viên sử dụng hầu như rất hạn chế các
hình thức đánh giá, phần lớn những đánh giá dựa vào viết luận, làm các bài tập
như kiểm tra 15 phút, 1 tiết… , và thông qua một số câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự
luận mà chính giáo viên cũng không rõ mình định đánh giá kỹ năng hay năng lực
gì ở học sinh. Khi giáo viên chưa đa dạng hóa các kiểu đánh giá sẽ làm cho hoạt
động học tập nhàm chán, sẽ khó phát triển các năng lực bậc cao ở người học (như
năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo…). Trong khi đó, yêu cầu
của đổi mới kiểm tra đánh giá là phải áp dụng đa dạng các hình thức đánh giá:
Đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết kiểu tự luận, đánh giá thông qua
sản phẩm, qua hồ sơ học sinh, qua thuyết trình/ trình bày, thông qua tương tác

nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm…, đánh giá bằng các tình huống bài tập,
các hình thức tiểu luận… thì giáo viên chưa làm được vì chưa được đào tạo”;
“Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp
phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn rất
nhiều; Quá trình đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi dưỡng hứng thú học
đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng học sinh sự
tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ làm được”… Điều này vô
cùng quan trọng để tạo ra mã số thành công của mỗi học sinh trong tương lai ”
Nguyên nhân chính là việc đánh giá kết quả một chương, một phần hay một
quá trình học, giáo viên chưa chú trọng được mục tiêu và thiết kế bài học để học
sinh và giáo viên nắm bắt kịp thời thông tin hai chiều nhằm điều chỉnh hoạt động
dạy và học. Đồng thời nội dung kiểm tra, đánh giá chưa toàn diện, đa dạng. Bao
gồm cả kiến thức, kĩ năng và phương pháp hoặc là chỉ dừng lại tái hiện kiến thức
và kĩ năng mà chưa đề cấp đến khả năng sáng tạo của học sinh. Hơn nữa vẫn còn
thói quen kiểm tra, đánh giá nặng về công tác cho điểm xếp loại mà chưa chú trọng
đến việc đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của học sinh khi làm bài, sau khi
kiểm tra thì lại bỏ qua việc điều chỉnh hoạt động và học của cả thầy và trò. Thông
qua kết quả của HS, giáo viên chưa chú trọng việc củng cố lại kiến kiến thức bị
hổng cho học sinh cũng như công tác bồi dưỡng cho học sinh, chưa chú trong đến
các biện pháp tự học, tự đánh giá của học sinh
2) Cơ sở thực tiễn:
- Theo PGS.TS Lê Thế Vinh - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh đã
đưa ra những phân tích cũng như chia sẻ định hướng về khâu đổi mới đột phá này.
“Hoạt động thi, kiểm tra, đánh giá như một thước đo, công cụ được sử dụng
thường xuyên của giáo viên trong quá trình dạy học. Thầy cô giáo, là người thực
hiện việc lên lớp giảng bài, hướng dẫn cho HS-SV học tập, hoạt động hình thành
năng lực và phẩm chất con người tốt cho các em. Để đào tạo được một con người,
người thầy dành tâm trí, sức lực, trí thông minh, thời gian để thực hiện.Từng nội
Trang 2
SKKN2014_TINHOC_NGUYEN VAN HUONG_THPT SONG RAY

dung bài học, kiến thức, kỹ năng, thái độ được thầy cô tổ chức truyền thụ cho học
sinh qua việc tổ chức học tập là cả một nghệ thuật với biết bao công sức tìm tòi,
nghiên cứu để thực hiện. Trong đó, liên tục lắng nghe, điều chỉnh bằng nhiều cách
khác nhau khi truyền đạt thành công một nội dung bài học”.
- Trong thực tế lâu nay việc kiểm tra đối với môn tự nhiên trong đó có bộ
môn Tin học có hiện tượng thiên về kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu và vận
dụng kiến thức của người học thông qua chủ quan đánh giá của mỗi giáo viên. Vì
vậy việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập còn chưa có tác dụng mạnh mẽ, kích
thích, động viên học sinh nỗ lực học tập, cũng có trường hợp ra đề quá khó làm
cho học sinh có học lực từ trung bình trở xuống dễ chán hoặc ra đề quá dễ sẽ dẫn
đến học sinh có tâm lí thoả mãn, kém nỗ lực phấn đấu.
- Kiểm tra đánh giá mới chỉ tập trung vào việc giáo viên đánh giá học sinh, ít
tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau. Nhiều giáo viên
ra đề kiểm tra với mục đích làm sao để chấm dễ, chấm nhanh nên kết quả đánh giá
chưa khách quan. Một số ít giáo viên chưa nắm vững yêu cầu về kiểm tra đánh giá,
việc kiểm tra đánh giá chủ yếu được tiến hành tự phát theo kinh nghiệm của từng
người và cũng có một số giáo viên chưa bám sát mục tiêu môn học, chuẩn kiến
thức, kỹ năng của chương trình.
- Những năm gần đây, xu thế áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm phát
triển khá mạnh trong các trường học, môn học. Hình thức kiểm tra này được giáo
viên và học sinh hưởng ứng và áp dụng khá tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa cân đối giữa hình thức tự luận với trắc
nghiệm, đa số là hình thức trắc nghiệm lựa chọn, có biểu hiện đơn điệu hoặc lạm
dụng hình thức trắc nghiệm làm giảm hiệu quả đánh giá kiến thức của học sinh.
Tất cả các giải pháp trên đều đã được các nhà quản lí giáo dục cũng như các
thành viên hội đồng khoa học giáo dục có uy tín đưa ra, đồng thời bản thân tôi đã
tiếp cận nguồn thông tin này nên không ngừng tìm hiểu học tập, nghiên cứu vấn đề
đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh từ rất
nhiều nguồn khác nhau ở các thế hệ có nhiều kinh nghiệm, Những bài viết phóng
sự trên các báo, những đề tài nghiên cứu của các nhà quản lí giáo dục Từ đó đã

mạnh dạn cải tiến, thay đổi cho phù hợp với đặc thù của học sinh để áp dụng vào
các khối lớp học trong đó có khối lớp 11 do tôi đảm nhận trong các năm học qua
và có được kết quả đánh giá thật sự chất lượng qua đề tài “Đổi mới kiểm tra đánh
giá môn Tin Học lớp 11 tại trường THPT Sông Ray”.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Kiến thức của bộ môn Tin Học lớp 11 thật sự khó khăn cho các học sinh ở
vùng sâu, vùng xa như trường THPT Sông Ray vì chất lượng học sinh không đồng
đều. Chính vì điều đó giáo viên phải hết sức có tâm huyết thì mới dành nhiều thời
gian để tìm các giải pháp kiểm tra đánh giá được học sinh của mình. Muốn vậy
giáo viên phải tạo điều kiện cho các em khả năng phát triển tư duy sáng tạo, rèn
luyện tính độc lập, tính quy củ và tính kỷ luật đồng thời cũng phải áp dụng nhiều
biện pháp kiểm tra đánh giá “đa dạng các hình thức”.
Trang 3
SKKN2014_TINHOC_NGUYEN VAN HUONG_THPT SONG RAY
Công việc chuẩn bị ra để kiểm tra học sinh sau khi kết thúc một mục, một
chương hay một giai đoạn của giáo viên là hết sức quan trọng, cần phải đắn đo và
lựa chọn các hình thức kiểm tra, nội dung kiểm tra sao cho phù hợp với các lớp,
đồng thời phải đạt được những tiêu chí: Khách quan, tính chính xác, tính toàn diện,
tính hệ thống, tính công khai, tính phát triển và tính công bằng, phân hóa được
từng học sinh để từ đó sau khi đánh giá sẽ có biện pháp điều chỉnh phương pháp
dạy học
Để việc kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả cao thì tôi đã áp dụng các giải pháp sau
đây:
1) Các giải pháp:
- Thứ nhất: Khi nhận lớp giảng dạy ngay từ đầu năm học phải rà soát kiến thức
của từng học sinh bằng nhiều cách khác nhau để có cái nhìn tổng quát về lớp đó.
- Thứ hai: Chia các nhóm học sinh trong đó có đầy đủ những thành phần giỏi,
khá, trung bình đến yếu và kém.
- Thứ ba: Sau mỗi bài học có tổng kết kiến thức trọng tâm và cho câu hỏi để học
sinh về nhà trả lời.

- Thứ tư: Mỗi đầu giờ tranh thủ kiểm tra 2 đến 3 học sinh về kiến thức cũ đồng
thời mời thêm một số học sinh khác ý kiến và nhận xét.
- Thứ năm: GV cần ghi nhận khả năng tiếp thu bài học cũ đến đâu để trong tiết
hôm đó cần nhắc lại nội dung gì cho học sinh nắm.
- Thứ sáu: Đến khi kết thúc một dạng nào đó cần dành 10 – 15 phút để kiểm tra
kiến thức chung theo từng nhóm (chú ý quan sát việc hoạt động của các nhóm) sau
đó kiểm tra ngẫu nhiên thành viên nhóm bằng hình thức phỏng vấn nhanh tránh
việc nhóm nhiều người nhưng chỉ có 1 đến 2 người làm việc. Sau đó ghi nhận
chung vào sổ theo dõi cá nhân.
- Thứ bảy: Đến kì theo phân phối chương trình (PPCT) thì thực hiện ra đề kiểm
tra chung và kết hợp 2 hình thức chính là trắc nghiệm và tự luận.
- Thứ tám: Cần tranh thủ chấm bài nhanh (bài 15 phút trả ngay vào tuần sau tuần
làm bài; bài 45 phút tối đa sau 2 tuần làm bài) và dành 5 phút để lấy ý kiến về nội
dung bài làm từ các học sinh, giải đáp thắc mắc cho học sinh đồng thời cũng là
củng cố lại kiến thức.
2) Tổ chức thực hiện các giải pháp:
- Thứ nhất: Sau khi nhận phân công chuyên môn giảng dạy các lớp, tiết đầu
tiên tôi dành khoảng 15 phút để làm quen, giới thiệu tổng quát về nội dung chương
trình Tin Học lớp 11. Sau đó đặt ra một số câu hỏi liên quan đến môn Tin Học để
kiểm tra kiến thức chung của học sinh.
* Ví dụ thực hiện: “Em hãy cho biết các kỹ sư phần mềm máy tính họ
thường làm việc gì?”. Ở dạng câu hỏi này tôi thu được rất nhiều câu trả lời khác
nhau từ sự hiểu biết nội dung từ bên ngoài trường của các em. Tiếp tục hỏi câu tiếp
theo để ôn kiến thức lớp 10: “Để thực hiện được nhiệm vụ này, người kỹ sư đó họ
cần phải có sự hỗ trợ của công cụ và kiến thức về lĩnh vực nào?”. Như vậy qua 2
Trang 4
SKKN2014_TINHOC_NGUYEN VAN HUONG_THPT SONG RAY
câu hỏi ngắn này tôi đã nhận định sơ lược được kiến thức của tập thể lớp và một số
em có kiến thức sâu, rộng của bộ môn. Khi những học sinh trả lời có ý hay và sáng
tạo tôi đã tranh thủ ghi nhận vào sổ theo dõi từng lớp của cá nhân mình. Nhờ 2 câu

hỏi này mà tạo được sự vận động nhiệt tình, sự thoải mái, tự tin cho từng học sinh
trong lớp đồng thời gây được sự thân thiện, mạnh dạn giữa Trò – Thầy ngay từ
buổi học đầu tiên. Từ đó học sinh cũng có thể nắm được khái niệm về lập trình.
- Thứ hai: Căn cứ vào danh sách lớp do văn phòng nhà trường cung cấp, tiếp
theo tôi xuống máy quản lý điểm của học sinh ghi nhận những học sinh có điểm bộ
môn Tin học kì 1 lớp 10 từ 6.5 trở lên sau đó dành thời gian lên sơ đồ nhóm học
tập trên lớp của học sinh, phân lớp thành 6 nhóm và những học sinh có điểm TB
cao được chia đều ra 6 nhóm này (mục đích là để hoạt động theo nhóm cho suốt
thời gian học). Vấn đề này làm ngay trong tuần đầu. Không liên quan đến sơ đồ
lớp do giáo viên chủ nhiệm phân bổ. Sau đó yêu cầu mỗi nhóm bầu nhóm trưởng
của mình xong rồi gửi danh sách nhóm cho giáo viên, giáo viên giữ danh sách này
để ghi nhận khi kiểm tra đánh giá học sinh trong suốt năm học và làm căn cứ để
lấy điểm vào sổ điểm chính.
- Thứ ba: Khi đã vào chương trình học rồi, sau mỗi tiết dạy tôi dành 5 phút,
nếu 2 tiết dành 10 phút (vì học kì 1 học 2 tiết/ tuần, học kì 2 học 1 tiết/ tuần) để
củng cố và ra câu hỏi về nhà cho học sinh. Như vậy đầu giờ kiểm tra bài cũ 5 phút,
củng cố bài học 5 phút thì nội dung chỉ còn 35 phút. Điều này nếu giáo viên mới,
hoặc là giáo viên chưa có kinh nghiệm chắc chắn sẽ khó có thể đáp ứng được nội
dung yêu cầu của bài.
- Thứ tư: Bất kể là bài cũ khó hay dễ, lý thuyết hay bài tập thì đầu giờ vẫn
cần phải kiểm tra, nếu tiết trước là kiểm tra viết 15 hay 45 phút thì càng phải kiểm
tra lại xem những gì học sinh thể hiện trong bài làm có thực sự là của mình hay
không, chỉ cần trích một nội dung đơn giản để đặt câu hỏi. Nên tránh việc đặt câu
hỏi theo hình thức học thuộc lòng bài cũ, chỉ dùng những câu hỏi mang tính gợi
nhớ, tư duy và trọng tâm của bài đã học. Lưu ý là trước khi giáo viên kết luận thì
gọi học sinh khác đánh giá câu trả lời của học sinh ở trên bảng. Sau đó giáo viên
rút và nhắc lại kiến thức. Như vậy là đánh giá được khả năng tiếp nhận kiến thức
của học sinh về bài cũ hoặc bài kiểm tra trước đó rồi.
* Ví dụ thực hiện 1: (Kiểm tra bài cũ theo cá nhân) Sau khi học xong tiết 1
bài 1, ngay đầu giờ tiết 2 ta vẫn cần kiểm tra lại kiến thức của bài 1 bằng cách gọi

học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi như: “Em hãy phân biệt trình thông dịch với
trình biên dịch”. Sau đó gọi một số học sinh khác đánh giá, nhận xét sau đó giáo
viên mới kết luận và có thể lấy điểm làm điểm miệng cho học sinh này. Tiếp tục
với câu hỏi khác nối tiếp như “chương trình dịch đóng vài trò gì trong lập trình?”
* Ví dụ thực hiện 2: Sau khi học hết bài 1 & 2 Ta phải dành 10 phút củng
cố bằng cách tổng hợp các kiến thức trọng tâm lên góc bảng bên phải đó là ở bài 1
cần nắm được 3 ý sau: - Người lập trình cần phải biết làm gì; - Con người sử dụng
ngôn ngữ bậc cao, nhưng cần có chương trình để dịch sang ngôn ngữ máy; - Có 2
loại chương trình dịch đó là thông dịch và biên dịch. Ở bài 2 cần nắm được: - Các
thành phần của ngôn ngữ lập trình (bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa); - Các loại
tên được dùng trong chương trình (tên dành riêng, tên chuẩn, tên do người lập trình
Trang 5
SKKN2014_TINHOC_NGUYEN VAN HUONG_THPT SONG RAY
đặt); - Các loại hằng (hằng số, hằng logic, hằng xâu) và biến sử dụng trong ngôn
ngữ lập trình. Dặn học sinh về nhà học bài theo những nội dung này tiết sau kiểm
tra và đúng đầu giờ sau dành 15 phút ra câu hỏi và kiểm tra riêng cho mỗi nhóm;
nội dung đều nằm trong phần củng cố; kiểm tra theo hình thức nhóm thảo luận
nhưng không xem tài liệu rồi viết vào giấy nộp cho giáo viên. Giáo viên ghi nhận
kết quả cho mỗi nhóm, đồng thời giải đáp những thắc mắc của học sinh (nếu có).
Riêng phần điểm kiểm tra này giáo viên cộng với điểm kiểm tra viết cá nhân từng
đợt trong khung thời gian của tổ và phần kiểm tra định kì của nhà trường cho học
sinh sau đó tính trung bình để lấy điểm chính thức.
- Thứ năm: Sau khi kiểm tra bài cũ của học sinh, giáo viên đã nắm bắt được
khả năng từ học sinh rồi tranh thủ nhắc lại những nội dung trọng tâm của bài để
học sinh nắm chắc đồng thời dựa vào đó để điều chỉnh phương pháp dạy học.
- Thứ sáu: Ngoài việc kiểm tra thường xuyên theo đúng thời gian quy định
của Tổ (kiểm tra 15 phút) và theo phân phối chương trình (PPCT) của Sở giáo dục
– Đào tạo cũng như của trường (kiểm tra định kì 45 phút) trong quá trình giảng dạy
khi kết thúc dạng, một chương, một mảng cần phải dành khoảng 30 phút kiểm tra
lại những kiến thức trọng tâm đã truyền đạt cho học sinh.

* Ví dụ thực hiện: Sau khi kết thúc chương 2; từ bài 3 đến bài 8, cần dành
thời gian tổng kết chương và kiểm tra đồng loạt 3 hình thức đó là kiểm tra viết,
kiểm tra thực hành và cho bài tập theo nhóm, các nhóm làm xong nộp lại kết quả
cho giáo viên, giáo viên lại đưa kết quả này cho các nhóm phân tích chéo bài làm
của nhau ở phía dưới.
Phần tổng kết chương gồm các nội dung trọng tâm sau: - Sơ đồ tổng quát
của một chương trình trong đó có các khai báo (tên chương trình, thư viện, hằng,
biến (đã có khi dạy); - Viết một khai báo hằng và một khai báo biến theo cú pháp
của ngôn ngữ lập trình Pascal với 1 kiểu dữ liệu đã học và giải thích lại các thông
số cho học sinh nắm chắc; - Ví dụ về các phép toán, biểu thức, hàm và cách gán
biểu thức cho biến; - Giới thiệu cách viết thục tục nhập dữ liệu vào từ bàn phím
đồng thời giải thích lại sự khác nhau giữa giá trị của biến khi gán trong chương
trình với giá trị của biến khi được nhập từ bàn phím và thủ tục xuất kết quả ra màn
hình.
Riêng phần bài tập cho làm trước theo nhóm ta có thể cho học sinh thời gian
20 phút trong 1 tiết bài tập (chia ra 10 phút nhóm tự làm, 10 phút chấm chéo) rồi
nộp lại và giáo viên ghi nhận kết quả để lấy điểm trung bình với các lần khác cho
điểm miệng. Cách lấy điểm đó là chấm cả 2 bài (1 tự làm + 1 chấm chéo bài của
nhóm kia) sau đó cộng lại chia 2 rồi lấy điểm cụ thể cho nhóm đó. (học sinh không
xem tài liệu khi làm bài)
* Ví dụ thực hiện:
+ Nhóm 1: Phân tích sự khác nhau giữa trình thông dịch với trình biên dịch
+ Nhóm 2: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal có các loại tên nào. Cho biết
cách viết của hằng số và hằng xâu và lấy 2 ví dụ ứng với mỗi loại.
+ Nhóm 3: Viết cấu trúc tổng quát của 1 chương trình có đầy đủ 2 phần
Trang 6
SKKN2014_TINHOC_NGUYEN VAN HUONG_THPT SONG RAY
+ Nhóm 4: Nêu các kiểu thuộc kiểu dữ liệu nguyên và cho biết bộ nhớ lưu
trữ cũng như phạm vi giá trị mỗi kiểu.
+ Nhóm 5: Viết 3 khai báo biến khác nhau về kiểu dữ liệu và cho biết tổng

số bộ nhớ cấp cho các biến ở 3 khai báo đó.
+ Nhóm 6: Sử dụng các hàm và biểu thức logic để viết câu lệnh tương ứng
cho các biểu thức sau:
a)
2 2 2 2
( )y a b a b= + + +
b)
10 x


20 x

Sau 10 phút giáo viên thu lại và chuyển chéo cho các nhóm để chấm lẫn
nhau.
Còn lại cho thực hiện kiểm tra giáo viên thực hiện 2 dạng thực hành trên
máy và viết. Kiểm tra thực hành ta cho học sinh làm theo nhóm tại phòng thực
hành với ví dụ cụ thể để áp dụng các nội dung đã học phần này giáo viên cho học
sinh làm trước khi kiểm tra viết trên lớp để tạo được sự hứng thú, kích thích sự tìm
tòi cũng như học tập qua bạn mình điều này sẽ giúp học sinh nhớ lâu. Khi kiểm tra
viết thì thực hiện riêng rừng cá nhân và học sinh sẽ tự lấy ví dụ làm sao đừng trùng
với bài thực hành và giống bài viết của bạn khác là đạt yêu cầu. Giáo viên ghi nhận
2 bài kiểm tra này và lấy kết quả điểm là trung bình cộng.
Thứ bảy: Đến thời điểm kiểm tra định kỳ giáo viên cần cho học sinh thực
hiện với 2 nội dung là trắc nghiệm và tự luận. Trắc nghiệm sẽ gợi nhớ kiến thức
tổng hợp cho học sinh còn tự luận tạo cho sự tư duy được phát triển đồng thời thể
hiện được sự khác biệt của mỗi học sinh. Để thực hiện được thì giáo viên phải đầu
tư rất nhiều về thời gian cho soạn câu hỏi, vì đề kiểm tra phải rõ ý, chính xác, phải
có tính phân hóa và dành thời gian chấm bài sao cho kịp theo quy định, điều này
giúp giáo viên sớm có kết quả và điều chỉnh phương pháp giảng dạy. Thậm chí nếu
có vấn đề gì ta vẫn còn thời gian cho kiểm tra lại.

* Ví dụ thực hiện: (Tôi xin trích phần nội dung của đề cho ngắn gọn)
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT LẦN 1-HỌC KÌ 1-LỚP 11
I/ Phần câu hỏi trắc nghiệm:(7.5 điểm)
Câu 1: Cho biết kết quả của biểu thức sau: 6/3 + 2 div 3
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2: Trong NNLT Pascal khai báo nào sai?
A. Program 1_vi_du; B. Program vi du;
C. Progam vidu; D. Câu A và B sai.
Câu 3: Trong ngôn ngữ lập trình, hằng có dạng:
A. Hằng số học B. Hằng Xâu
C. Hằng logic D. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Cho biết kết quả của biểu thức sau: (18+12< 29) or (25 div 4 >=1)
A. 1 B. 6 C. False D. True
Câu 5: Cho biết giá trị của biến X khi thực hiện xong lệnh gán: X:=14 div 5 +2;
A. 4 B. 6 C. 0 D. 14
Trang 7
SKKN2014_TINHOC_NGUYEN VAN HUONG_THPT SONG RAY
Câu 6: Để đóng cửa sổ tệp tin của Pascal :
A. Alt+F4 B. Alt+F3 C. Alt+F D. Ctrl+F3
Câu 7: Từ nào trong các từ dưới đây dùng để khai báo hằng?
A. Type B. Uses C. Const D. Var
Câu 8: Cho biết Kết quả xuất ra màn hình của các câu lệnh trong chương trình sau:
a:=11; Write(‘hoc sinh lop ’ , a);
A. hoc sinh lop a B. 11 C. hoc sinh lop D. hoc sinh lop 11
Câu 9: Để tính điểm trung bình cho từng học sinh ta dùng kiểu dữ liệu nào:
A. Longint B. Byte C. Real D. Word.
Câu 10: Trong ngôn ngữ Pascal để chú thích, ta sử dụng cặp dấu:
A. /* … */ B. Câu C và D đều đúng;
C. (* … *) D. { … }
Câu 11: Câu lệnh gán nào đúng:

A. b=x+a; B. x;=a+b; C. a:= x+b; D. a+b:=x;
Câu 12: Thủ tục Read hay Readln dùng để:
A. Nhập dữ liệu từ bàn phím B. Gán giá trị cho biến
C. Hiển thị kết quả ra màn hình D. Tất cả đều sai
Câu 13: Để lưu chương trình vào bộ nhớ ngoài, sử dụng phím chức năng:
A. F2 B. F1 C. F3 D. F4
Câu 14: Khai báo hằng nào sai trong Pascal:
A. Const a=2,1; B. Const a: 2.1; C. Const a ; D. Tất cả đều sai.
Câu 15: Để nhập dữ liệu ta dùng thủ tục nào:
A. Tất cả đều đúng B. Real(danh sách biến)
C. Readln(danh sách biến) D. Readln(danh sách các giá trị)
Câu 16: Cho biết kết quả của biểu thức sau:10*((45 mod 3)+12)/6
A. 0 B. 27 C. 20 D. 45
Câu 17: Giá trị 109.21 nhận kiểu dữ liệu nào trong các kiểu dữ liệu sau
A. Integer B. Longint C. Word D. Real
Câu 18: Phạm vi giá trị của kiểu dữ liệu Integer là
A. 0 đến 255 B. -2
15
đến 2
15
-1
C. 0 đến 2
16
– 1 D. 0 đến 2
15
Câu 19: Kiểu dữ liệu nào sau đây trong Pascal chỉ có hai giá trị true (đúng) và
false (sai)?
A. Kiểu lôgic B. Kiểu thực
C. Kiểu nguyên D. Kiểu ký tự
Câu 20: Cho câu lệnh Writeln (x:7:3) thì độ rộng của biểu diễn là

A. 3 B. 7 C. 10 D. 4
Câu 21: Trong các khai báo biến sau, khai báo nào là chính xác
A Var x;y:Byte; B Var x,y: Interger;
C Var x,y: Longint; D Var: x,y:Byte;
Câu 22: Trong Pascal cấu trúc khai báo biến
A. Var <tên hằng>:<Kiểu dữ liệu> B. Var :<danh sách biến>:<Kiểu dữ liệu>
C. Var <danh sách biến>:<Kiểu dữ liệu> D. Var <danh sách hằng >:<Kiểu dữ liệu>
Câu 23: Câu lệnh rẽ nhánh có
A. 4 dạng B. 1 dạng C. 3 dạng D. 2 dạng
Câu 24: Phải sửa bao nhiêu lỗi để chương trình sau thực hiện được trên máy
Trang 8
SKKN2014_TINHOC_NGUYEN VAN HUONG_THPT SONG RAY
Program vidu;
Uses Crt
Var x,y,z Integer;
Begin
Clrscr;
Write(‘nhap x,y:’); Readln(x,y);
Z: x+y;
Writeln(‘tong z là:’, z);
Readln
End.
A. 2 lỗi B. 3 lỗi C. 4 lỗi D. 5 lỗi
Câu 25: Để nhập giá trị từ bàn phím và xuất câu thông báo cho biến M ta dùng
cặp thủ tục:
(1) Write (‘nhap M’); (2) Readln(M); (3) Writeln(M); (4) Realn(M)
A. (1) - (4) B. (3) - (1) C. (2) - (3) D. (3) - (4).
Câu 26: Xét chương trình sau
Var s,i,n: Integer;
Begin

Write(‘nhap n:’); readln(n);
S:=0;
For i:=1 to n do s:= s+i;
Writeln(‘tong s la:’, s:6);
Readln
End.
Với n=4 thì kết quả thực hiện chương trình là:
A. 104 B. 110 C. 100 D. 10
Câu 27: Cho đoạn chương trình
Begin
x:= a;
If a < b then x:= b;
End.
Cho a = 20, b = 15 thì kết quả của x = ?
A. 20 B. 10 C. 5 D. 35
Câu 28: Trong những từ dưới đây từ nào không phải là từ khoá trong Pascal
A. End B. Real C. Uses D. Var
Câu 29: Trong các tên dưới đây tên nào sai theo quy ước
A. Tong B. Bai_tap C. Bai-tap D. Tinhtong
Câu 30: Xét biểu thức logic ((n mod 100 < 10) and (n div 100 > 0)) với giá trị nào
của n dưới dây biểu thức cho giá trị True
A. 99 B. 2000 C. 116 D. 2008
Trang 9

=
+
=
100
1
2

i
i
i
y
SKKN2014_TINHOC_NGUYEN VAN HUONG_THPT SONG RAY
II/ Phần tự luận:(2.5 điểm)
A- Phần dành cho ban KHTN:
Sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để viết đoạn chương trình thực
hiện bài toán tính tổng sau đây
B- Phần dành cho ban cơ bản
Sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để Viết đoạn chương trình thực
hiện câu lệnh rẽ nhánh sau:
Nếu a
2
+b
2
<= 1 thì gán y = a
2
+b
2
Nếu a
2
+b
2
>1 và b < a thì gán y = a + b
Nếu a
2
+b
2
>1 và b > = a thì gán y = 1/ 2.

- Thứ tám: Bước này chấm bài nhanh và trả đúng vào tiết sau là tốt nhất
đồng thời dành thời gian cho các học sinh xem lại nội dung bài làm của mình để
còn gì vước mắc thì phát biểu, hỏi để giáo viên giải đáp. Có nhiều cách làm khác
nhau có thể có một số học sinh có tư duy tốt sẽ làm cách tối ưu nên giáo viên sẽ lấy
bài đó làm mẫu ghi lên bảng, sau đó hỏi lại một số học sinh khác đánh giá về bài
đó xem thế nào. Nếu không có học sinh nào có cách tối ưu thì giáo viên lấy 1 mẫu
bài làm trung bình ghi lên bảng đồng thời cũng ghi lên bảng cách tối ưu cùng song
hành với cách của học sinh rồi giải thích để học sinh so sách được 2 cách này như
thế nào.
* Ví dụ thực hiện: ở đây tôi xin lấy bài của ban cơ bản làm dẫn chứng và xin lấy 2
cách làm cơ bản nhất ghi lên bảng như sau:
Từ đây giáo viên yêu cầu một số học sinh trung bình và yếu quan sát, so
sánh sau đó đưa ra ý kiến nhận xét cũng như giải thích (giáo viên cần gợi ý trọng
tâm là chỗ sử dụng lệnh Else). Sau khi làm rõ rồi giáo viên lại giới thiệu cách sử
dụng hàm để thay thế cho biểu thức
Trang 10
Cách thông thường của nhiều học sinh
Var a, b, y: real;
Begin
Readln(a,b);
If a*a + b*b <= 1 then y:= a*a+b*b;
If (a*a + b*b > 1) and (b < a) then y := a+b;
If (a*a + b*b > 1) and (b >= a) then y := 0.5;
Writeln(y);
End.
Cách ngắn gọn của học sinh khá giỏi
Var a, b, y: real;
Begin
Readln(a,b);
If a*a + b*b <= 1 then y:= a*a+b*b

Else (b <a) then y := a+b
Else y := 0.5;
Writeln(y);
End.
SKKN2014_TINHOC_NGUYEN VAN HUONG_THPT SONG RAY
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua mấy năm áp dụng kiểm tra đánh giá qua nhiều hình thức như trên tôi
nhận thấy các em học sinh thật sự tiếp thu được nhiều kiến thức, nhớ kỹ và lâu
hơn, có ý thức học tập cao hơn vì không mang tư tưởng học để đối phó cũng như
nặng nề mỗi khi vào tiết học đối mặt với sự kiểm tra của các thầy cô. Trong giờ
học hay ngoài giờ đều có điều kiện học tập qua bè bạn, khi kiểm tra không phải cứ
thuộc lòng những kiến thức đã học tiết trước, đồng thời cũng cho các em nhiều cơ
hội qua nhiều hình thức kiểm tra để các em khỏi bị thiệt thòi (vì 1 lần và 1 hình
thức kiểm tra thì chưa thể đánh giá hết khả năng của các em được). Vì vậy nếu mỗi
em trong suốt quá trình học đều được các giáo viên đầu tư thời gian và áp dụng
nhiều hình thức để kiểm tra, đánh giá thì sẽ có được kết quả thật sự công bằng,
khách quan, đó không còn là phương pháp kiểm tra đánh giá nữa mà nó còn mang
cả phương pháp giảng dạy. Do đó kết quả học tập của các em tương đối đồng đều
và có chất lượng cao.
Để minh chứng tôi xin đưa ra số liệu về chất lượng cuối năm của các lớp tôi
đảm nhiệm có áp dụng đổi mới kiểm tra, đánh giá (kết hợp nhiều hình thức kiểm,
tra đánh giá) với các lớp không áp dụng việc đối mới kiểm tra đánh giá (chỉ đơn
thuần kiểm tra viết) trong năm học 2012 – 2013 cụ thể như sau:
Đối với các lớp chỉ kiểm tra, đánh giá bằng hình thức bài viết theo phân phối
chương trình đến khi thực hiện bài 45 phút cho kết quả theo bảng dưới đây.
Do là 2 lớp thuộc ban KHTN nên tôi không thực hiện nhiều hình thức kiểm
tra trong suốt năm học như các lớp ban cơ bản.
Lớp

số

0 – 2.0 2.5 – 3.5 4.0 – 4.5 5.0 – 6.5 7.0 - 8.0 8.5– 10.0
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
11 C
1
39 0 0.0 0 0.0 4 10.25 25 64 6 15.4 4 10.25
11 C
2
41 0 0.0 0 0.0 4 9.75 22 53.65 10 24.4 5 12.2
Sau đây là bảng tổng hợp kết quả kiểm tra điểm 45 phút cho những lớp
thuộc ban cơ bản do tôi đảm nhiệm:
Lớp

số
0 – 2.0 2.5 – 3.5 4.0 – 4.5 5.0 – 6.5 7.0 - 8.0 8.5– 10.0
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
11 C
5
38 0 0.0 0 0.0 4 10.5 26 68.4 7 18.4 1 2.6
11 C
6
41 0 0.0 0 0.0 4 9.8 22 53.7 12 29.2 3 7.3
11 C
11
40 0 0.0 0 0.0 3 7.5 25 62.5 10 25.0 2 5.0
11 C
12
40 0 0.0 0 0.0 5 12.5 20 50.0 14 35.0 1 2.5
- Từ kết quả ở bảng tổng hợp điểm các lớp chúng ta thấy như sau:
Trang 11
SKKN2014_TINHOC_NGUYEN VAN HUONG_THPT SONG RAY

+ Với 2 lớp C
1
và C
2
không thực hiện nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá,
trong năm và dù là ban KHTN thì tỉ lệ học sinh có điểm từ trung bình trở lên xấp xỉ
90%. Không có học sinh kém.
+ Với 4 lớp thuộc ban cơ bản C
5
, C
6
, C
11
, C
12
tỉ lệ điểm kiểm tra về điểm giỏi
có thấp hơn một chút nhưng nếu tính tỉ lệ từ trung bình trở lên thì cũng xấp xỉ
90%, tương đương với các lớp ban KHTN. Đặc biệt cũng không lớp nào có học
sinh bị điểm kém.
Kết luận: Như vậy qua việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh
(thực hiện nhiều hình thức kiểm tra) mặc dù giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian
hơn song đổi lại học sinh có thể tiếp thu kiến thức đồng thời nắm vững được nội
dung kiến thức của chương trình học. Các học sinh có kiến thức ngày càng đồng
đều hơn và cũng tạo cho học sinh sự thân thiện với nhau trong học tập. Để cuối
cùng kết quả kiểm tra được thực chất hơn cũng như chất lượng học tập đạt hiệu
quả cao.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
- Hội đồng bộ môn ở cấp Sở GDĐT nên tổ chức các cuộc hội thảo để đưa ra
các phương hướng cho các trường nhiều hơn. Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận
lợi, cung cấp các thiết bị cần có, hiện đại phù hợp với từng bộ môn để giúp giáo

viên có điện kiện nghiên cứu và vận dụng vào công việc giảng dạy của mình.
- Các trường có chính sách hỗ trợ thêm kinh phí để giáo viên dành nhiều
thời gian đầu từ cho việc soạn giảng cũng như học tập, tìm hiểu kiến thức nhiều
hơn.
- Các giáo viên cần dành thời gian tìm tòi, học hỏi và dự các buổi tọa đàm
cũng như chuyên đề để nâng cao kiến thức cho mình giúp nâng cao năng lực giảng
dạy của mình để đạt được hiệu quả cao nhất. Nếu áp dụng phương pháp kiểm tra,
đánh giá bằng nhiều hình thức này trong quá trình dạy học thì tôi tin chắc rằng nó
sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng của học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm áp dụng từ những phương pháp của những nhà
quản lí giáo dục cũng như những nhà khoa học vào việc kiểm tra đánh giá học sinh
lớp 11 tại trường THPT Sông Ray do tôi đảm nhiệm. Xin trình bày và mong nhận
được sự góp ý từ quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để tôi có thể hoàn chỉnh hơn đề
tài này, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Trân trọng cảm ơn!
Trang 12
SKKN2014_TINHOC_NGUYEN VAN HUONG_THPT SONG RAY
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1) Sách giáo khoa Tin Học 11– Nhà xuất bản giáo dục;
2) Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa 11;
trung học phổ thông môn Tin Học – Nhà xuất bản giáo dục;
3) Sách hướng dẫn giáo viên Tin Học 11 – Nhà xuất bản giáo dục;
4) Một số Website như: Bộ giáo dục – Đào tạo, Các Sở Giáo dục – Đào tạo
trong nước và trên thế giới.
5) PGS.TS Lê Thế Vinh - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh;
6) PGS-TS: Lê Đức Ngọc. Giáo dục đại học phương pháp dạy và học, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2005;
7) PGS-TS Nguyễn Công Khanh_đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá.
8) Tài liệu tập huấn về chuyên đề đổi mới kiểm tra, đánh giá của Hội đồng bộ
môn Tin Học Sở GD ĐT Đồng Nai.

9) ThS. Hồ Sỹ An_Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường ĐH Sư phạm
Tp.HCM.
VI. PHỤ LỤC:
Một số bài tập sau:
1. Biên dịch và thông dịch khác nhau như thế nào?
2. Viết cấu trúc tổng quát của 1 chương trình có đầy đủ 2 phần
3. Cho biết điểm khác nhau giữa tên dành riêng và tên chuẩn?
4. Viết các ví dụ đúng về hằng trong ngôn ngữ lập trình.
5. Viết các khai báo biến ứng với mỗi kiểu dữ liệu đã học và tính số bộ nhớ cần
cấp cho các khai báo đó.
6. Viết các biểu thức và hàm cho các biểu thức trong toán học
7: Viết thủ tục nhập các biến a, b, c tù bàn phím và thủ tục xuất ra biến x ra
màn hình.
8. Viết chương trình thực hiện các bài toán trong sách giáo khoa tin học 11
trang 36 và trang 50.
Sông Ray, ngày 24 tháng 5 năm 2014
NGƯỜI THỰC HIỆN
Trang 13
SKKN2014_TINHOC_NGUYEN VAN HUONG_THPT SONG RAY
Nguyễn Văn Hưởng
Trang 14

×