Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn ứng dụng phần mềm miễn phí vào dạy học thpt trảng bom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.9 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị TRUNG TÂM GDTX TRẢNG BOM
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MIỄN PHÍ VÀO DẠY HỌC
Người thực hiện: ĐẶNG HỮU CHƯƠNG
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: 
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2013 - 2014
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: ĐẶNG HỮU CHƯƠNG
2. Ngày tháng năm sinh: 08 tháng 02 năm 1965
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: 69/2G ấp Võ Dõng 2, Xã Gia Kiệm, Huyện Thống Nhất , Đồng Nai
5. Điện thoại: (CQ)/0613 921007 (NR)0613 766188; ĐTDĐ: 0913834764
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Phó giám đốc Trung tâm GDTX Trảng Bom
8. Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX Trảng Bom
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Đại học
- Năm nhận bằng: 2008
- Chuyên ngành đào tạo: Tin học
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý chuyên môn


Số năm có kinh nghiệm: 11 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
- Các phương pháp kiểm tra và đánh giá học sinh khi giảng dạy môn tin học
- Môt số kỹ thuật giảng dạy bộ môn tin học nhằm phát huy tính tích cực
của học sinh.
- Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác chuyên môn
- Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động chuyên môn.
- Khai thác Website của đơn vị để phục vụ tốt công tác dạy và học
2
Tên SKKN
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MIỄN PHÍ VÀO DẠY HỌC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như đã trình bày trong các đề tài của những năm trước về thực trạng của
ngành Giáo dục nói chung và ngành học GDTX nói riêng, hiện nay mô hình trường
lớp rất đa dạng: trường công lập có tuyển chọn; trường công lập không tuyển chọn;
trường tư thục…
Trung tâm GDTX Trảng Bom là cơ sở giáo dục theo đặc thù là nơi tiếp nhận
tất cả các học sinh, đối tượng người học đã tốt nghiệp THCS, phổ cập , không đủ
điều kiện ( về trình độ, về học phí, về thời gian ) để vào học tại các trường THPT
cùng cấp trên địa bàn huyện, do đó trình độ, độ tuổi của học sinh, học viên theo
học tại Trung Tâm GDTX Trảng Bom không đồng đều, đa số có học lực yếu. Mặt
khác, phần lớn học sinh theo học tại Trung Tâm GDTX lại sinh sống ở các xã vùng
sâu, vùng khó khăn của Huyện, có em là công nhân, vửa đi học, vừa đi làm, có em
là lao động chính trong gia đình, cha mẹ các em đi làm rẫy rất xa, 1 tuần, thậm chí
có khi một tháng mới về nhà một lần. Ơ nhà các em sinh hoạt theo kiểu tự quản
(anh chị lớn quản các em nhỏ), từ đó dẫn đến việc các em lơ là trong việc học và tự
học ở nhà hoặc do phải lo phụ giúp cha mẹ trong công việc vườn rẫy nên các em
không cò thời giờ để học và làm bài ở nhà. Với tình hình như trên, việc ôn kiến
thức cũ, tiếp thu kiến thức mới của học sinh, học viên và việc giảng dạy của giáo
viên gặp nhiều khó khăn.

Với sự phát triển của Công nghệ thông tin (CNTT) đã tạo ra cơ hội mới cho
ngành GD&ĐT trong tất cả các lĩnh vực, từ quản lý giáo dục, bồi dưỡng chuyên
môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Hỗ trợ đắc lực cho phương pháp dạy học tích
cực của hoạt động nhận thức của HS. Đổi mới công tác quản lý và đổi mới phương
pháp dạy học là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Đó là một
trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục nước ta hiện nay.
Việc ứng dụng CNTT và khai thác các thành tựu của CNTT vào việc nâng cao hiệu
quả của công tác dạy và học có hiệu quả là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi
rất nhiều điều kiện về CSVC, tài chính và năng lực của đội ngũ CBQL và giáo
viên, mặt khác do sự tiến bộ ngày càng nhanh của CNTT nên có rất nhiều phần
mềm có thể hỗ trợ giáo viên trong công tác soạn giảng, việc tìm ra những phần
mềm hữu ích, thiết thực, dễ sử dụng để giới thiệu, cung cấp cho giáo viên để họ có
thể làm tốt công việc soạn giảng của mình là trăn trở của người quản lý, chính vì
3
thế mà trong năm học qua sau quá trình nghiên cứu, tìm hiểu một số phần mềm
miên phí trên Internet, Trên cơ sở phát huy những mặt tích cực của những đề tài đã
được áp dụng từ những năm học trước, việc áp dụng những thành tựu của CNTT
và sử dụng hiệu quả những thành tựu đó thông qua việc “Ứng dụng phần mềm
miễn phí vào dạy học” sẽ giúp cho việc soạn giảng của giáo viên thuận lợi hơn từ
đó chất lượng học tập của học sinh được nâng cao đó chính là mục đích của đề tài
này và trong năm học 2013-2014 tại Trung tâm GDTX Trảng Bom tôi đã triển
khai, ứng dụng một số phần mềm như: BB FlashBack pro (Phần mềm quay phim
màn hình), PDF Creator (Tạo file PDF), PDF Booklet Creator (Tạo tài liệu dưới
dạng sách từ file PDF)… để giúp giáo viên có những công cụ tốt nhất trong việc
soạn giảng của mình. Trong đề tài này tôi xin giới thiệu một trong những phần
mềm miễn phí đã được triển khai và được giáo viên ứng dụng có hiệu quả khi soạn
giảng các tiết có ứng dụng CNTT tại đơn vị là phần mềm FreeCommander
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.Căn cứ công văn số 5665/BGDĐT- GDTX của Bộ GD-ĐT ngày 19 tháng 8

năm 2013 V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013- 201 đối với GDTX
2.Công văn số 1733/SGDĐT-GDTX ngày 20 tháng 8 năm 2013 V/v hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đối với GDTX.
3.Căn cứ Chỉ thị số 3004/CT-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên (GDTX) và giáo dục chuyên
nghiệp năm học 2013-2014
Với những văn bản hướng dẫn nêu trên, CNTT mở ra triển vọng to lớn trong
việc đổi mới các phương pháp, hình thức quản lý và dạy học.
4.Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong
quản lý và dạy học; được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp và đặc biệt là sự chỉ
đạo sâu sát của Sở GD&ĐT.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
a) Giới thiệu về phần mềm
FreeCommander (tải là phần
mềm tiện ích miễn phí được nhiều người sử dụng như một trình duyệt file với rất nhiều
tính năng phụ trợ. Ngoài khả năng quản lý tập tin tiêu chuẩn và sao chép nhanh chóng,
đơn giản chỉ bằng thao tác kéo - thả từ panel nọ sang panel kia, chúng ta còn có thể sử
dụng chương trình để so sánh thư mục, hiển thị kích thước thư mục, đồng bộ hóa các thư
4
mục… Nhưng một tính năng khác của phần mềm mà chúng ta chưa quan tâm đến đó là
khả năng chụp, cắt màn hình rất phong phú và đa dạng mà giáo viên khi soạn bài bằng
Powerpoint nếu muốn có những hình ảnh được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau thì
đây là công cụ tuyệt vời để chúng tá thực hiện công việc đó. Trên thực tế có rất nhiều
những phần mềm để chụp cắt màn hình nhưng trong quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy
phần mềm này dễ sử dụng hơn cả nên đã mạnh dạn triển khai tại đơn vị. Để sử dụng
phần mềm, sau khi cài đặt xong (Sau khi tải về, giải nén và cài đặt bằng File
fc_setup.exe), chúng ta bấm chuột vào biểu tượng chương trình trên Desktop, màn hình
chương trình xuất hiện như sau:
Bỏ qua những tính năng khác của chương trình ở đây chúng ta chỉ sử dụng

tính năng cắt chụp màn hình , do đó để chọn chức năng này chúng ta nhấn chuột
vào memu Extras. Hộp thoại Extras xuất hiện như sau :
5
Sau đó ta chọn chức năng chụp ảnh màn hình bằng cách bấm chọn
. Hộp thoại Desktop Snapshot xuất hiện như sau:
Ở mục Area, chúng ta có thể thiết lập chế độ chụp màn hình. Bạn có thể chọn lựa
Full screen để chụp toàn bộ màn hình hoặc chọn Selection để chụp theo vùng do
bạn chỉ định
6
Tiếp theo là khung Format, FreeCommander cung cấp cho chúng ta hai định dạng
tập tin ảnh phổ biến là BMP và JPG. Ngoài ra, chúng ta còn có thể thiết lập chất
lượng cho tập tin ảnh, nếu chất lượng bức ảnh càng đẹp thì dung lượng của tập tin
ảnh cũng sẽ càng to.
Cuối cùng là mục Store in dùng để lưu trữ ảnh chụp, có hai tùy chọn dành cho
chúng ta lựa chọn : Lưu vào bộ đệm cắt dán (Clipboard), hay lưu thành tập tin
(File). Ở mục Folder, chúng ta chỉ định đường dẫn để lưu tập tin ảnh. Còn
mục Hotkey, bạn lựa chọn phím tắt để tiến hành chụp ảnh màn hình trong
FreeCommander.
Nhấn OK để hoàn tất
Như vậy, từ bây giờ chúng ta có thể sử dụng tiện ích cắt chụp màn hình để
phục vụ cho việc soạn giảng của chúng ta. Thế mạnh của tiện ích này là có thể cắt
chụp bất cứ hình ảnh, biểu tượng … mà chúng ta nhìn thấy trên màn hình.
Để thực hiện việc cắt chụp màn hình chúng ta mở những trang có nội dung
cần cắt chụp, sau đó chúng ta nhấn tổ hợp phím Shift+Ctrl+F10 (phím tắt mà
chúng ta đã đặt ở phần trên). Trên màn hình xuất hiện một dấu + , chúng ta bấm
và giữ chuột trái đồng thời rê chuột trên vùng mà chúng ta muốn cắt, sau khi chúng
ta thả chuột trái ra chúng ta có một ảnh được lưu vào thư mục mà ta đã chọn ở trên
và có tên mặc định do chương trình tự đặt, để thuân tiện khi sử dụng ta có thể vào
thư mục trên để đặt lại tên các file ảnh theo ý chúng ta.
(Xem Demo trong dĩa CD)

b) Các nội dung đã được triển khai
Muốn ứng dụng CNTT vào giảng dạy hiệu quả thì ngoài những hiểu biết căn
bản về nguyên lý hoạt động của máy tính và các phương tiện hỗ trợ, đòi hỏi giáo
viên cần phải có kỹ năng thành thạo (thực tế cho thấy nhiều người có chứng chỉ
7
hoặc bằng cấp cao về Tin học nhưng nếu ít sử dụng thì kỹ năng sẽ mai một, ngược
lại chỉ với chứng chỉ A –Tin học văn phòng nhưng nếu bạn chịu khó học hỏi, thực
hành thì việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy sẽ chẳng mấy khó khăn). Nhận thức
được điều đó, nhà trường rất chú trọng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho
giáo viên thông qua nhiều hoạt động, như:
Tổ chức tập huấn cho toàn bộ giáo viên của Trung Tâm kỹ năng sử dụng và
khai thác các phần mềm trên Internet để phục vụ cho công việc soạn giảng. (Toàn
bộ giáo viên trong Trung tâm đều sử dụng hộp thư điện tử để trao đổi và cập nhận
thông tin liên quan đến chuyên môn).
Tập huấn sử dụng các phần mềm để xử lý văn bản, phần mềm xử lý ảnh, phần
mềm xử lý âm thanh để có thể làm chủ được phần việc do mình phụ trách. (Mỗi
giáo viên bộ môn phụ trách một trang tư liệu của bộ môn mình giảng dạy
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm tin
học với giảng viên là giáo viên CNTT và những giáo viên có kỹ năng tốt về Tin
học của trường, theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào
những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình soạn giảng hàng ngày như
lấy thông tin, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông dụng, cách
chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử dụng một số phương tiện như máy chiếu,
máy quay phim, chụp ảnh, cách thiết kế bài kiểm tra,
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng
dụng CNTT trong giảng dạy.
- Định hướng cho giáo viên luôn có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng
dụng CNTT hiệu quả, bộ phận chuyên môn nghiên cứu chọn lọc photo phát cho
giáo viên ( bằng cách làm này nhà trường đã có nhiều tài liệu hay, dễ thực hành
cho giáo viên sử dụng như: tài liệu hướng dẫn soạn giáo án powerpoint, hướng dẫn

sử dụng máy chiếu, hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử )
- Động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ,
luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; chuyên môn nhà
trường phải là bộ phận kết nối, là trung tâm tạo ra một môi trường học hỏi chuyên
môn tích cực.
c) Biện pháp thực hiện :
Xác định Con người là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành
công trong việc “Ứng dụng phần mềm miễn phí vào dạy học” để phục vụ tốt cho
công tác soạn giảng, Do đó bộ phận chuyên môn của Trung tâm GDTX Trảng
Bom đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, đặc biệt là
8
các kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên. Để hiểu rõ trình độ và kỹ năng
Tin học của đội ngũ, ngoài việc tìm hiểu hồ sơ giáo viên, nhà trường đã tiến hành
khảo sát thực tế. Kết quả cho thấy 100% giáo viên có chứng chỉ Tin học từ A trở
lên nhưng trong đó kỹ năng sử dụng máy tính của một số giáo viên còn hạn chế.
Xuất phát từ thực tế đó, nhà trường đã tiến hành bồi dưỡng bằng các giải pháp
cụ thể:
Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính
tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua việc
triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về ứng dụng CNTT trong dạy học;
thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối, hội thảo chuyên đề; thông qua
dự giờ thăm lớp và qua việc triển khai các cuộc thi có ứng dụng CNTT do ngành tổ
chức.
Phát động sâu rộng thành phong trào và đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết ứng
dụng CNTT đối với mỗi giáo viên để chính họ qua áp dụng thấy được hiệu quả và
sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đặc biệt là đối với đổi mới
phương pháp dạy học.
Để làm được điều đó, với vai trò phụ trách chuyên môn của Trung tâm tôi
phải luôn quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi- cùng làm với giáo
viên thì mới hiểu được họ yếu ở điểm nào, gặp khó khăn ở khâu nào, cần giúp đỡ

gì. Nói đi đôi với làm luôn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy phong
trào phát triển.
d) Kết quả đạt được
Việc dùng những phần mềm để biên tập những hình ảnh dùng phục vụ cho
bài giảng có ứng dụng CNTT đã được nhiều Thầy (Cô) thực hiện bằng nhiều cách,
nhiều phần mềm khác nhau. Tuy nhiên đối với một đơn vị dạy học theo chương
trình GDTX với những điều kiện về đội ngũ, đối tượng người học như đã nêu trên
thì việc áp dụng và thực hiện linh hoạt chức năng của phần mềm đã nêu trong đề
tài là một thành công đối với người làm công tác quản lý chuyên môn vì đã tạo cho
giáo viên sự hứng thú khi soạn giảng bài bằng CNTT, giáo viên chủ động hơn
trong việc tìm kiếm tư liệu để phụcvụ cho bài giảng của mình chính vì vậy việc
soạn giảng không trở thành áp lực cho giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn của mình.
- Hiện nay, 100% giáo viên nhà trường có chứng chỉ Tin học văn phòng từ
trình độ A trở lên và đều soạn bài bằng máy vi tính; 100% giáo viên biết sử dụng
9
kỹ thuật trình chiếu hỗ trợ giảng dạy, sử dụng các phần mềm dạy học bộ môn, các
tư liệu điện tử,
- Tổng số tiết ứng dụng CNTT trong năm học là 62 tiết/ 10 giáo viên;
- Thành lập được thư viện hình ảnh cho tất cả các môn;
Đối với giáo viên: dù là giáo viên cơ hữu, hay hợp đồng thỉnh giảng vẫn tận
tâm thực hiện các yêu cầu, biện pháp đã đề ra một cách triệt để tạo ra sự đồng
thuận trong hội đồng sư phạm giúp Trung Tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục.
e) Phương hướng thời gian tới
Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học và kỹ năng ứng dụng CNTT cho
toàn thể giáo viên.
Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy: sử
dụng các phần mềm do Bộ GD & ĐT cung cấp (đặc biệt là các phần mềm mã
nguồn mở), soạn giảng bài giảng điện tử, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài
nguyên trên internet…

Tổ chức hội thảo chuyên đề cấp trường về ứng dụng CNTT trong dạy học.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Với những biện pháp và nội dung của đề tài khi được triển khai và áp dụng tại
Trung tâm trong năm học qua đã đạt được những hiệu quả sau:
Cái được đầu tiên phải kể đến đó chính là giáo viên đã có sự chuyển đổi về
nhận thức, từ qui định (mang tính áp đặt) lúc ban đầu sang tâm thế thích thú với
những công việc mà giáo viên phải thực hiện thông qua việc soạn giảng bằng
CNTT . Từ yêu thích đến chủ động học hỏi cho nên việc thực hiện quy chế chuyên
môn theo quy định được thực hiệt rất nghiêm túc, kỹ năng soạn giảng các tiết có
ứng dụng CNTT của giáo viên không ngừng được nâng lên, chất lượng bài dạy
cũng tốt hơn, hấp dẫn với học sinh hơn.
Chất lượng chuyên môn của giáo viên được nâng lên: 100% giáo viên được
xếp loại cuối năm về chuyên môn từ loại khá trở lên.
Chất lượng về học lực, hạnh kiểm duy trì sĩ số ở các lớp BTVH THPT có tiến
bộ rõ rệt so với năm học trước. Đội tuyển học sinh giỏi môn giải toán trên máy tính
cầm tay và học viên giỏi các môn văn hóa của đơn vị tiếp tục duy trì với thứ hạng
cao ( Trong đó đội tuyển Văn có 1 giải nhất 01 giải ba và 02 giải khuyến khích)
Thu hút sự quan tâm của phụ huynh học sinh trên địa bàn ngày càng cao, rất
nhiều phụ huynh đã đến liên hệ với Trung tâm từ cuối năm học để đăng ký cho con
em mình vào học tại Trung Tâm trong năm học mới 2014 - 2015
10
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Vạn sự khởi đầu nan, “Ứng dụng phần mềm miễn phí vào dạy học” ban
đầu là một bài toán khó, nhưng qua một thời gian không dài (Trong 01 năm thực
hiện tại đơn vị), công việc này đã cho thấy hiệu quả tích cực khi CNTT mang lại
nhiều hiệu quả cho tích cực cho đơn vị. Với sự hỗ trợ của máy tính và một số phần
mềm miễn phí việc soạn giảng của giáo viên trong đơn vị đơn vị trở nên nhẹ nhàng
và ngày càng hoàn thiện hơn theo yêu cầu chung của ngành. Đối vối giáo viên việc
dạy học cùng các thiết bị đi kèm, giáo viên có thể tổ chức tiết học một cách sinh
động, các bài giảng không chỉ mang hơi thở cuộc sống hiện đại gần gũi hơn với

học sinh mà còn giúp cả người dạy và người học được tiếp xúc với các phương tiện
hiện đại, làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Công văn số 5665/BGDĐT- GDTX của Bộ GD-ĐT ngày 19 tháng 8 năm
2013 V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013- 201 đối với GDTX
2.Công văn số 1733/SGDĐT-GDTX ngày 20 tháng 8 năm 2013 V/v hướng
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đối với GDTX.
3.Chỉ thị số 3004/CT-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo
dục phổ thông, giáo dục thường xuyên (GDTX) và giáo dục chuyên nghiệp năm
học 2013-2014
NGƯỜI THỰC HIỆN
Đặng Hữu Chương
11
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM GDTX TRẢNG BOM
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Trảng Bom, ngày 24 tháng 05 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013-2014
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Các biện pháp phối hợp giáo dục đạo đức học sinh tại TTGDTX
Họ và tên tác giả: Đặng Hữu Chương Chức vụ: Phó Giám đốc
Đơn vị: Trung Tâm GDTX Trảng Bom
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: 
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: 

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
-Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
-Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
-Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong
ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
12
BM04-NXĐGSKKN
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại 
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Đặng Hữu Chương
XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN

(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Võ Ngọc Vinh
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõhọ tên và đóng dấu)
Võ Ngọc Vinh
13

×