Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn ứng dụng phần mềm tạo bài tập & kiểm tra trắc nghiệm online thpt đoàn kết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.84 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT ĐOÀN KẾT
  
Mã số : ………………….
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM
TẠO BÀI TẬP & KIỂM TRA TRẮC
NGHIỆM ONLINE
Người thực hiện : LÊ QUỐC HOÀNG
TỔ: TIN HỌC
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: 
- Lĩnh vực khác: Xây dựng bài tập và kiểm tra trắc nghiệm online. 
Có đính kèm:
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2013-2014
MỤC LỤC
Sơ lược lý lịch khoa học Trang 3
Lý do chọn đề tài 4
Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài 5
Nội dung đề tài 6
I. Cơ sở lý luận 6
II. Nội dung 7
. Phần mềm Lecture MaKer 7
- Hình ảnh minh hoạ phần mềm Lecture MaKer 8
- Bài tập được nhúng vào website 9
. Ứng dụng Google Forms 10
- Một số hình ảnh về google Forms 11
- Hình ảnh học sinh làm bài kiểm tra online 14


III. Kết quả 16
IV. Bài học kinh nghiệm 17
V. Lời kết 18
VI. Tài liệu tham khảo 19
Nhận xét, đánh giá sáng kiến… 20
2
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
  
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
Họ và tên : Lê Quốc Hoàng
Ngày tháng năm sinh : 07 – 02 - 1978
Nam, nữ : Nam
Địa chỉ : Khu 10, TT.Tân Phú, H. Tân Phú, Đồng Nai
Đơn vị công tác : Trường THPT Đoàn Kết, Tân Phú, Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
Học vị cao nhất : Cử nhân
Năm nhận bằng : 2002
Chuyên nghành đào tạo : Cử Nhân Tin Học
Hệ đào tạo : Chính quy
Nơi đào tạo : Trường ĐH Đà Lạt
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy Tin Học và phụ trách CNTT
Số năm kinh nghiệm : 11
3
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong giai đoạn đất nước ta đang hội nhập với thế giới và sự bùng nổ trong
lĩnh vực CNTT thì Tin Học là một phương tiện không thể thiếu trong mọi lĩnh vực.
Mỗi người dân đều nên có một vốn kiến thức Tin Học nhất định đặc biệt là lớp
trẻ - lực lượng chính để thúc đẩy quá trình hội nhập. Muốn đạt được điều đó đòi hỏi
việc dạy và học Tin Học phải tốt đặc biệt là trong hệ thống các trường phổ thông.

Trong những năm gần đây với sự bùng nổ thông tin đặc biệt là thông tin trên
mạng INTERNET ngày càng phổ biến trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ vui
chơi, giải trí, nghiên cứu… cho đến các vấn đề khác.
Trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang đẩy mạnh đổi mới phương
pháp kiểm tra, đánh giá. Đã đưa ra các hình thức kiểm tra đánh giá chất lượng học tập
thông qua hình thức trả lời bằng trắc nghiệm khách quan. Đối với hình thức trả lời
bằng trắc nghiệm khách quan thì việc ứng dụng các phần mềm thi trắc nghiệm trên
máy tính là một lợi thế: vừa nhanh, chính xác khi chấm điểm và có kết quả ngay sau
khi làm bài xong.
Hiện nay trên INTERNET có rất nhiều WebSite cho phép học sinh làm thử bài
kiểm tra trên mạng và đưa ra kết quả đánh giá ngay sau khi làm song bài, không
những cho đối tượng là học sinh, sinh viên và còn mở rộng ra các lĩnh vực khác như:
thi an toàn giao thông….
Trước những vấn đề đó, nhằm giúp cho học sinh có cơ hội làm quen với thao
tác kiểm tra trên máy tính cũng như trên mạng INTERNET. Tôi đã có sáng kiến ứng
dụng một số phần mềm và dịch vụ trực tuyến để tạo ra bài tập và bài kiểm tra, nhúng
vào website của trường. Từ đó giúp học sinh làm bài tập ở nhà với máy tính có nối
mạng Internet và giáo viên có thể cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm trên máy
tính có nối mạng của nhà trường.
4
THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN
CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
I. THUẬN LỢI
- Ban Giám Hiệu nhà trường luôn khuyến khích và tạo điều kiện để giáo viên
phát huy được những kiến thức đã học ở trường Đại học, nhằm đêm những hiểu biết,
kiến thức đến cho học sinh.
- Trường có phòng máy tính nối mạng (Lan) và INTERNET tốc độ cao.
- Đối với bộ môn Tin Học hình thức kiểm tra và thi thường theo hình thức trắc
nghiệm khách quan và thực hành.
- Hiện nay bộ môn Tin Học thường không thi tập trung như những môn khác

cho nên áp dụng kiểm tra hoặc thi trắc nghiệm trên máy là một thuận lợi.
II. KHÓ KHĂN
Hiện nay phòng máy tính chưa đủ cho một học sinh trên một máy (phòng chỉ
có 24-25 máy) nên phải chia làm hai ca thi cho một lớp học.
5
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
• Một câu hỏi luận đề đòi hỏi thí sinh phải tự suy nghĩ ra câu trả lời rồi diễn đạt
bằng ngôn ngữ riêng của bản thân, câu hỏi trắc nghiệm buộc thí sinh phải chọn
duy nhất một câu đúng nhất.
• Một bài luận đề có rất ít câu hỏi nhưng thí sinh phải diễn đạt bằng lời lẽ dài
dòng, còn một bài trắc nghiệm có rất nhiều câu hỏi nhưng chỉ đòi hỏi trả lời
ngắn gọn nhất.
• Làm bài luận đề cần nhiều thời gian để suy nghĩ và diễn đạt, còn khi làm trắc
nghiệm thời gian đó cần để đọc và suy nghĩ.
• Chất lượng bài luận đề phụ thuộc vào kỹ năng người chấm bài, còn chất lượng
bài trắc nghiệm phụ thuộc vào kỹ năng người ra đề.
• Một đề bài luận đề tương đối dễ soạn nhưng khó chấm điểm, còn trắc nghiệm
thì khó soạn nhưng dễ chấm điểm.
• Với bài luận đề, thí sinh tự do bộc lộ suy nghĩ cá nhân, người chấm tự do cho
điểm theo xu hướng riêng; bài trắc nghiệm chỉ chứng tỏ kiến thức thông qua tỉ
lệ câu trả lời đúng, người ra đề tự bộc lộ kiến thức thông qua việc đặt câu hỏi.
• Một bài trắc nghiệm cho phép và đôi khi khuyến khích sự "phỏng đoán" đáp
án, nhưng một bài luận đề cho phép sử dụng ngôn từ hoa mỹ, khó có bằng
chứng để "lừa phỉnh" đáp án.
6
II. NỘI DUNG
Sau đây xin giới thiệu phần mềm Lecture MAKER và dịch vụ GoogleForms :
. Phần mềm Lecture MAKER:
Đây là phần mềm của hãng Daulsoft - Hàn Quốc và được Cục Công nghệ

thông tin (Bộ GD&ĐT Việt Nam) khuyến khích sử dụng để tạo ra các bài giảng điện
tử.
Ngoài tính năng tạo bài giảng điện tử, phần mềm còn cho phép tạo ra các câu
hỏi dạng trắc nghiệm với nhiều dạng câu hỏi khác nhau( Một đáp án, nhiều đáp án,
điền vào chỗ trống…).
Một tính năng hay mà tôi ứng dụng trong phần mềm này là có thể đóng gói và
đưa lên website. Tôi đã sử dụng phần mềm này để tạo ra các bài tập trắc nghiệm, sau
đó xuất ra định dạng flash và sử dụng file này để nhúng lên website của trường. Từ
đó học sinh có thể vào website trường làm các bài tập do giáo viên đưa lên.
Với phần mềm này thì tất cả các bộ môn điều có thể ra câu hỏi dạng trắc nghiệm và
đưa lên website để học sinh vào làm bất cứ ở đâu, khi nào. Từ đó giúp học sinh có
nhiều cách để hiểu bài học hơn.
7
 Hình ảnh minh hoạ phần mềm Lectur MAKER
 Soạn bài tập trắc nghiệm với Lactur Maker.
8
 Bài tập được nhúng vào website
9
. Ứng Dụng Google Forms.
Để tạo ra bản khảo sát trực tuyến, biểu mẫu đăng ký, thông tin khách hàng mua
sản phẩm…trên một website, nhiều người thường sử dụng dịch vụ trực tuyến Google
forms nhờ tính năng ổn định rất cao và được tích hợp ứng dụng văn phòng trực tuyến
Google Docs.
Trên cơ sở sử dụng tính năng trên, tôi đã tạo ra bài tập hoặc bài kiểm tra trắc
nghiệm và nhúng vào website của trường (). Hiện
nay tôi có thể ứng dụng Google Forms để tạo ra bài tập trắc nghiệm cho tất cả các
môn học.
Đối với bài tập thì sau khi học sinh làm xong có thể xem được đáp án và các
thông tin khác…
Đối với bài kiểm tra : sau khi học sinh làm bài xong, giáo viên dể dàng quản

lý bài làm của học sinh và chấm điểm nhanh chóng (dùng hàm IF để chấm bài) nhờ
kết quả được lưu trữ trực tuyến với bộ ứng dụng văn phòng Google Docs.
Đặc biệt sử dụng Google Forms là hoàn toàn miễm phí, tính ổn định cao, mọi
người đều có thể áp dụng. (Nếu không nhúng lên website, thì có link trực tiếp đến bài
đã tạo ra)
10
 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ VỚI GOOGLE FORMS
 Tạo bài tập trắc nghiệm với Google Forms
 Bài tập được nhúng vào Website trường
11
12
Kết quả được lưu lại dưới file Excel.
13
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH LÀM BÀI TRÊN PHÒNG MÁY
14
Học Sinh Lớp 10 Làm Bài Thi Học Kỳ II NH:2013-2014
15
III. KẾT QUẢ
Các tiết kiểm tra áp dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan nêu trên đã
mang lại những kết quả như sau so với kiểm tra trắc nghiệm trên giấy hoặc tự luận:
- Học sinh thích thú hơn trong giờ kiểm tra.
- Hoàn thành được nội dung kiến thức theo phân phối chương trình.
- Tiết kiệm được thời gian chấm bài cho giáo viên.
- Làm cho học sinh làm quen với phương pháp kiểm tra trên máy tính.
- Học sinh thích thú khi làm xong bài kiểm tra là có thể biết điểm .
16
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. ƯU ĐIỂM
Khi sử dụng phần mềm nêu trên có một số ưu điểm sau:
- Giúp cho học sinh hiểu thêm bài học thông qua bài tập trắc nghiệm.

- Đối với bài kiểm tra, giáo viên không mất thì giờ chấm bài, thống kê…
- Học sinh thích thú trong giờ kiểm tra, làm bài xong là biết điểm số ngay.
- Học sinh ít hỏi nhau hơn (soạn nhiều đề)
- Với một bộ đề có thể cho nhiều lớp khác buổi học kiểm tra hay thi mà
không sợ học sinh biết đề cho những lớp sau.
2. TỒN TẠI
- Phầm mềm Lectur Marker cần có bản quyền sử dụng (chỉ áp dụng bài tập,
không lưu được kết quả bài làm của học sinh).
- Ứng dụng Google Forms thì chưa hổ trợ các công thức dạng toán học
( Nhưng ta có thể soạn câu hỏi ở word rồi chèn câu hỏi vào dưới dạng
hình ảnh).
- Hiện nay phòng máy mới chỉ có khoảng 25 máy/ học sinh nên khó khăn
trong lúc kiểm tra.
17
V. LỜI KẾT

Trong khuôn khổ của đề tài này, với việc ứng dụng 02 phần mềm trên, chúng
ta có thể tạo ra các bài tập trắc nghiệm của nhiều môn học và đưa lên website của
trường nhằm giúp cho học sinh củng cố thêm nội dung bài học.
Rất mong nhận được những góp ý chân thành của quý thầy cô và đồng nghiệp
để tôi có cơ hội học hỏi, rút kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và
ứng dụng phần mềm hiệu quả hơn nữa để phục vục cho công tác kiểm tra đánh giá
cho môn học.
Xin chân thành cảm ơn Trường THPT Đoàn Kết đã tạo điều kiện, giúp đỡ và
động viên để tôi có cơ hội hoàn thiện, ứng dụng hiệu quả.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tổ chuyên môn Tin và quý thầy cô
trong nhà trường đã hỗ trợ và đóng góp những ý kiến chuyên môn quý báu để tôi
hoàn thành đề tài này.
Người viết đề tài
LÊ QUỐC HOÀNG


18
VI. TÀI LUẬN THAM KHẢO
Tham khảo thông tin trên mạng Internet.
19
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị : THPT Đoàn Kết
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Tân Phú, ngày tháng năm
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013-2014
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Xây Dựng Bài Tập Và Kiểm Tra Trắc Nghiệm Online
Họ và tên tác giả: Lê Quốc Hoàng Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị: THPT ĐOÀN KẾT
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: 
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: Xây dựng bài tập và kiểm tra trắc
nghiệm online 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong
Ngành 
1.Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
-Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

-Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng
đắn 

-Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn
vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2.Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
-Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
-Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành
có hiệu quả cao 
-Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao

-Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu
quả 
-Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn
vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3.Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ
đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở
GD&ĐT  Trong ngành 
20
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại 
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác
giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản
sáng kiến kinh nghiệm.
NGƯỜI THỰC HIỆN
SKKN

(Ký tên và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu)
21

×