Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn những sai sót hay mắc phải khi ra đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan THPT CHuyên lương thế vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.83 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT ĐỊNH QUÁN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MÔN : HÓA HỌC
NHỮNG SAI SÓT HAY MẮC
PHẢI KHI RA ĐỀ KIỂM TRA
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Giáo viên : Tô Lan Phương .
Tổ : Hóa - Sinh
Năm Học : 2013 - 2014
Định Quán , tháng 02 năm 2014.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SOẠN ĐỀ KIỂM TRA TNKQ 4
1.1. Nguyên tắc xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ trong kiểm tra 4
1.1.1. Những nguyên tắc chung khi xây dựng câu hỏi TNKQ 4
Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
1.1.2. Các nguyên tắc liên quan đến việc cân đối câu hỏi với mục đích hỏi 4
1.1.3. Một số nguyên tắc trong việc biên soạn phần trả lời 5
1.2. Các yêu cầu khi ra đề kiểm tra TNKQ 6
1.2.1. Yêu cầu về nội dung 6
1.2.2. Yêu cầu về hình thức 7
1.3. Qui trình soạn đề kiểm tra TNKQ 7
CHƯƠNG 2: NHỮNG LỖI THƯỜNG MẮC PHẢI KHI SOẠN ĐỀ KIỂM TRA 9
2.1. Lỗi về nội dung 9
2.2. Lỗi về cách diễn đạt 10
2.3. Lỗi về cách định dạng các ký tự 13
2.4. Lỗi về logic 14
3.1. Nguyên nhân dẫn tới sai sót khi soạn đề kiểm tra 16
3.2. Một số biện pháp hạn chế sai sót 16


3.2.1. Khi soạn câu hỏi TNKQ 16
3.2.2. Khi tiến hành soạn đề kiểm tra 17
KẾT LUẬN 20
Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 2
Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
MỞ ĐẦU
Kiểm tra – đánh giá là khâu có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng và hiệu quả dạy học – giáo dục. Nếu đề kiểm tra được chuẩn bị một cách chu
đáo sẽ giúp cho giáo viên biết được năng lực học tập, khả năng tiếp thu của học sinh
đối với nội dung kiến thức vừa học. Từ đó biết được hiệu quả của phương pháp giảng
dạy để có thể khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng dạy học.
Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học đang được chú trọng để đáp ứng những
yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục nên vấn đề đổi mới trong kiểm tra - đánh giá càng
được coi trọng. Để hướng tới yêu cầu kiểm tra - đánh giá công bằng, khách quan kết
quả học tập của học sinh, người ta đưa thêm các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Tuy nhiên, viết một bài trắc nghiệm tốt là một nghệ thuật khó, đòi hỏi phải có
nhiều kinh nghiệm. Đa số các câu hỏi trắc nghiệm khách quan do giáo viên soạn không
được phân tích, đánh giá nên các đề kiểm tra trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao. Bạn
càng có ý thức cố gắng bao nhiêu để viết các bài trắc nghiệm tốt, thì bạn càng nhận
thức được các thiếu sót của chúng bấy nhiêu…
Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 3
Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SOẠN ĐỀ KIỂM TRA TNKQ
1.1. Nguyên tắc xây dựng và sử dụng câu hỏi TNKQ trong kiểm tra
1.1.1. Những nguyên tắc chung khi xây dựng câu hỏi TNKQ
Nguyên tắc 1
Câu hỏi cần phải tuân thủ đúng những nguyên tắc về mặt lí luận và bám sát vào
nội dung của chương trình cần kiểm tra - đánh giá. Nguyên tắc này là nhân tố cần thiết
đảm bảo cho tính chính xác và khoa học của các câu hỏi trắc nghiệm khách quan khi
được xây dựng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong nhà trường.

Nguyên tắc 2
Cần phải đưa ra các mệnh đề chính xác về mặt cú pháp. Đây là quy tắc chuẩn
cho quá trình xây dựng tất cả các loại câu hỏi trong kiểm tra - đánh giá. Đảm bảo chính
xác về mặt cú pháp cũng là cơ sở đảm bảo cho sự chính xác và khoa học của đáp án,
tránh gây sự tranh cãi, hiểu nhầm của học sinh trong quá trình hiểu câu hỏi và lựa chọn
các đáp án.
Nguyên tắc 3
Không được đưa ra các thuật ngữ không rõ ràng nhằm mục đích đánh đố tư duy
học sinh. Câu trắc nghiệm nhằm mục đích kiểm tra kiến thức của học sinh trên cơ sở
nhận thức và tư duy khoa học của các em chứ không nhằm đánh đố học sinh bằng
những thủ thuật của từ ngữ.
Nguyên tắc 4
Tránh các hình thức câu phủ định (cả về mặt cú pháp lẫn ngữ nghĩa) và việc đặt
nhiều mệnh đề phủ định trong câu hỏi. Sự xuất hiện nhiều mệnh đề phủ định sẽ gây
phức tạp cho học sinh khi trả lời câu hỏi. Việc tích tụ nhiều mệnh đề phủ định có thể
gây khả năng hiểu nhầm trong việc lựa chọn các câu trả lời.
Nguyên tắc 5
Cần tách biệt rõ ràng phần dữ kiện và phần câu hỏi trong câu. Cần tránh trường
hợp dùng từ nối giữa phần hỏi và phần dữ kiện trả lời, hoặc các phần dữ kiện với nhau.
1.1.2. Các nguyên tắc liên quan đến việc cân đối câu hỏi với mục đích hỏi
Nguyên tắc 1: Xác định nội dung cần kiểm tra trước khi xây dựng câu hỏi.
Đây chính là nhân tố cơ bản nhất để đảm bảo hiệu quả của việc kiểm tra - đánh
giá. Nội dung kiểm tra chính là những kiến thức cơ bản học sinh cần phải nắm thông
Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 4
Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
qua các bài đã học. Hay nói cách khác các câu hỏi phải đại diện cho nội dung cần kiểm
tra - đánh giá, đảm bảo tính vừa sức và phân hoá được học sinh.
Nguyên tắc 2: Câu hỏi trắc nghiệm phải gắn liền với mục đích kiểm tra và phù
hợp với cách đánh giá.
Như vậy tuỳ theo trường hợp mà chúng ta lựa chọn loại câu hỏi cho phù hợp

với nội dung cần đánh giá. Ví như khi đánh giá các kiến thức mang tính chất tổng quát
nên sử dụng loại câu điền thế dưới hình thức điền đầy đủ thông tin vào bảng cho sẵn
theo những yêu cầu nhất định.
Nguyên tắc 3. Các yếu tố gây ra sự sao nhãng trong câu hỏi cần phải chỉ rõ
được các lỗi hoặc các lối tư duy không chính xác của học sinh.
Đây chính là một trong những hình thức giáo dục tốt nhất giúp học sinh tránh
dần được những lỗi chủ quan của mình, rèn luyện một khả năng tư duy chắc chắn. Do
đó giáo viên cần phải có sự lựa chọn kĩ càng các phương án lựa chọn sao cho học sinh
phải thực sự là người nắm chắc chắn kiến thức mới có thể trả lời đúng. Cần tránh
trường hợp đưa ra những câu lựa chọn mà học sinh có thể dễ dàng nhìn thấy được sự
khác nhau giữa đán án đúng và các phương án còn lại.
1.1.3. Một số nguyên tắc trong việc biên soạn phần trả lời
Nguyên tắc 1. Các phương án trả lời phải độc lập với nhau về mặt ngữ pháp.
Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi phương án là một câu hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn
chỉnh nhưng giữa các câu không được sử dụng các từ nối như “và”, “bên cạnh”, “cùng
với” Sự liên hệ về ngữ pháp vừa vi phạm tính khoa học của một câu trắc nghiệm
đồng thời không thể nào giúp học sinh chọn ra được một câu đúng nhất.
Nguyên tắc 2. Các giải pháp đưa ra phải độc lập với nhau về mặt ngữ nghĩa.
Người biên soạn ít kinh nghiệm hoặc không để ý thường vi phạm nguyên tắc
này, nhất là trong việc đưa ra các chỉ số, mốc thời gian hoặc
các đặc điểm.
Nguyên tắc 3. Không được đưa ra những phương án
không có nghĩa phù hợp với nội dung câu hỏi để đánh lạc
hướng người trả lời.
Nguyên tắc 4. Tránh dùng chung từ cho phần câu hỏi
và phần giải pháp trả lời.
Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 5
Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
Nguyên tắc 5. Không được biên soạn câu trả lời đúng một cách chi tiết và đầy
đủ nhất còn các phương án khác loại quá qua loa sơ sài. Các giải pháp trả lời phải có

độ phức tạp như nhau.
Nguyên tắc 6. Các dữ kiện trong phần câu hỏi phải có cùng mức độ tổng quát.
Các từ như “tất cả”, “luôn luôn”, “không bao giờ” mang tính chất tuyệt đối và
dứt khoát. Đây là những trường hợp thường được học sinh đề phòng và tránh lựa chọn
những giải pháp có sử dụng các loại từ trên. Tâm lí học sinh thường chọn những câu
có các từ ở mức độ vừa phải như “đôi khi”, “một vài”, “có thể là” Chính vì thế các
giải pháp phải có mức độ phức tạp như nhau mới có thể gây nhiễu hiệu quả .
Nguyên tắc 7. Trong một bài kiểm tra cần lưu ý không để cho câu dẫn của câu hỏi
này là gợi ý đúng cho giải pháp lựa chọn của câu hỏi khác. Trong ngân hàng câu hỏi có thể có
những câu như thế những khi lựa chọn để sắp xếp các câu hỏi trong một đề kiểm tra thì giáo
viên phải lưu ý tránh vi phạm quy tắc này.
1.2. Các yêu cầu khi ra đề kiểm tra TNKQ
1.2.1. Yêu cầu về nội dung
 Phù hợp với mục đích của việc kiểm tra, đánh giá được những kiến thức, kỹ
năng cơ bản mà học sinh cần đạt được trong quá trình học tập. Tạo điều kiện cho
học sinh củng cố, nắm vững và khắc sâu kiến thức.
 Phù hợp với thời gian cho phép học sinh làm bài kiểm tra.
 Phù hợp với đối tượng cần kiểm tra, phân loại được học sinh. Kết quả thu được
đảm bảo phân biệt được trình độ học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu.
 Nội dung kiến thức nằm trong chương trình, có tính bao quát, chú ý đến kiến
thức trọng tâm. Nên có phần liên hệ thực tế.
 Nội dung đề kiểm tra, thi tập trung đánh giá phạm vi kiến thức rộng, bao quát
chương trình học, tránh tập trung nhiều vào những mảnh nhỏ kiến thức sẽ dẫn
đến mảnh rời rạc, chắp vá trong kiến thức của HS.
 Đảm bảo tính công bằng, khách quan đối với mọi học sinh.
 Có sự cân đối giữa các phần (giữa: phân ban và không phân ban, phần bắt buộc
và phần tự chọn, lý thuyết – bài toán và thực hành, hóa đại cương – vô cơ và
hữu cơ, câu khó và câu dễ…).
 Số lượng câu hỏi của từng nội dung, kiến thức tương xứng với trọng số của phần
đó. Dễ chi tiết hoá thang điểm, chấm bài nhanh chóng, thuận tiện.

Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 6
Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
 Có tính tin cậy và tính giá trị. Các số liệu, hệ thống
câu hỏi và bài tập đảm bảo tính chính xác khoa học.
 Không nặng về kiểm tra trí nhớ hoặc tính toán mà tạo
cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức, phát huy tính
sáng tạo, phát triển các năng lực nhận thức, tư duy
hóa học và hành động cho học sinh.
 Tạo hứng thú khi làm bài, kích thích học sinh học tập.
 Phù hợp với điều kiện thực tế, có tính khả thi cao.
 Đáp án rõ ràng, chính xác, khoa học.
 Nội dung các vấn đề cần hỏi phải rõ ràng, chính xác,
được tất cả mọi người công nhận và không có tranh
cãi.
 Đáp ứng và tuân theo các hướng dẫn của các cấp.
1.2.2. Yêu cầu về hình thức
 Trình bày rõ ràng, khoa học. Không quá dài, quá ngắn.
 Súc tích (ngắn gọn, đủ ý, sâu sắc…).
 Cách định dạng các kí tự (font, size, chữ hoa, chữ thường, in đậm, in nghiêng, sử
dụng dấu “:” , dấu “,” , dấu “?”, dấu “( )”…) phải hợp lí.
 Dạng câu: sử dụng câu hỏi, câu dẫn hợp lí, đúng cách (nên sử dụng câu dẫn).
 Cách diễn đạt tránh sự đơn điệu, lặp lại.
 Đề thi cần có tính mỹ thuật, dễ nhìn (đừng tiết kiệm giấy mà chen nhét vô lối).
1.3. Qui trình soạn đề kiểm tra TNKQ
Bước 1: Giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung chương trình và mục tiêu dạy học.
Bước 2: Thiết lập các ma trận kiến thức. Song song với quá trình này là việc biên
soạn các câu hỏi TNKQ theo từng đơn vị nội dung kiến thức.
Bước 3: Với ngân hàng câu hỏi đã được phân loại, giáo viên căn cứ vào ma trận
kiến thức để lập các đề thi TNKQ.
Bước 4: Các đề thi TNKQ sẽ được các đồng nghiệp thảo luận góp ý và đưa ra cho

học sinh làm bài kiểm tra.
Bước 5: Giáo viên nhìn nhận và đánh giá lại đề thi, từ đó trở lại xem xét và điều
chỉnh các ma trận kiến thức và hệ thống câu hỏi trong ngân hàng. Thực chất là người
giáo viên quay lại bước 2 với một tầm cao mới về kiến thức và năng lực sư phạm.
Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 7
Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 8
Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
CHƯƠNG 2: NHỮNG LỖI THƯỜNG MẮC PHẢI KHI SOẠN
ĐỀ KIỂM TRA
2.1. Lỗi về nội dung
 Cân đối thời gian làm bài không hợp lí, đề ra quá nặng hay quá nhẹ hay yêu
cầu trả lời quá nhiều thông tin dẫn đến học sinh không đủ thời gian làm bài, hoặc dư
thời gian gây mất trật tự, ảnh hưởng đến sự làm bài của học sinh khác.
 Câu hỏi vụn vặt, không đúng trọng tâm của chương trình, chỉ kiểm tra những
chi tiết, những nội dung mang tính chất thuộc lòng. Điều này sẽ khuyến khích HS
“học vẹt”, thiếu tư duy khi làm bài.
 Trong một bài kiểm tra cần lưu ý không để cho phần gốc của câu hỏi này là
gợi ý cho đáp án của câu hỏi khác. Trong ngân hàng câu hỏi có thể có những câu như
thế nhưng khi lựa chọn để sắp xếp các câu hỏi trong một đề kiểm tra thì giáo viên phải
lưu ý tránh vi phạm quy tắc này.
 Không có câu hỏi về ứng dụng của hóa học trong thực tiễn, không có câu hỏi dùng
hình vẽ, sơ đồ,…
 Đưa quá nhiều nội dung vào một câu hỏi. Chỉ nên tập trung vào một ý cho mỗi
câu hỏi.
 Sử dụng cùng một nội dung hóa học ở quá nhiều câu trong bài kiểm tra.
 Các số liệu tính toán trong bài toán hóa học không phù hợp với thực nghiệm.
Câu hỏi, bài toán về điều chế không đúng với thực tế.
VD: Người ta tổng hợp polystiren (PS) theo sơ đồ sau:
Etylbenzen → Stiren → PS.

Tính khối lượng etylbenzen cần lấy để điều chế 54g PS (H=80%).
(Để phù hợp với thực tế thì khối lượng của nhựa PS trong câu trên nên thay là kg
hoặc tấn).
 Ra đề bài toán thiếu dữ kiện, học sinh không làm được bài.
VD: Đốt cháy hoàn toàn 6,3 g một anken A, thu được 19,8 g CO
2
. Công thức phân
tử của A là
A. C
2
H
4.
B. C
3
H
6
. C. C
4
H
8
. D. C
5
H
10
.
(GV đã xuất phát từ giả thuyết là đốt 0,15 mol C
3
H
6
, thu 0,45 mol CO

2
nhưng sơ
ý là không thể tìm ra CTPT với dữ kiện như thế).
 Chưa kiểm tra kĩ, dẫn đến sai về số liệu trong những bài toán hóa học.
Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 9
Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
 Dùng thuật ngữ, kí hiệu toán học hay hóa học không chính xác. Cần chú ý sự
thay đổi kí hiệu, thuật ngữ hóa học, danh pháp chất hữu cơ giữa chương trình cũ (khi
chưa thay sách giáo khoa) và chương trình mới (khi đã thay sách giáo khoa).
VD: SGK cũ gọi tên là 1,3-butadien, nhưng SGK mới là but-1,3-dien.
 Có nhiều hơn một đáp án đúng hoặc không có đáp án nào đúng trong các
lựa chọn.
VD: Để nhận biết 3 axit đặc nguội HCl, HNO
3
và H
2
SO
4
đựng riêng biệt trong ba
lọ mất nhãn, ta dùng thuốc thử là
A. CuO. B. Al. C. Cu. D. Fe.
(Đáp án có thể là C hoặc D. Nếu dùng Fe là thuốc thử thì tiến hành như sau:
- Lần lượt cho Fe tác dụng với 3 dd axit. Nhận biết được HCl do phản ứng tạo
bọt khí thoát ra.
- Dùng dd FeCl
2
thu được từ phản ứng trên lần lượt cho vào 2 lọ còn lại.
- Với dd HNO
3
sẽ có khí thoát ra hóa nâu trong không khí).

 Đáp án chưa chính xác do người soạn chủ quan hoặc kiến thức không vững. Ra
đáp án mà khi học sinh giải sai vẫn chọn được kết quả đúng.
 Các mồi nhử không hợp lý với đáp án đúng hoặc không hấp dẫn HS do không
xuất phát từ các hướng giải sai.
VD: Cho 200 ml dung dịch KOH vào 200 ml dung dịch AlCl3 thu được 7,8 gam kết
tủa. Nồng độ mol/lit của dung dịch KOH là
A. 1,4 và 3,4. B. 1,5 và 3,5.
C. 1,4 hoặc 3,4. D. 1,5 hoặc 3,5.
(Yêu cầu tính nồng độ của 1 chất, nhưng lựa chọn có từ “và” nghĩa là 2 chất →
không hợp lý).
2.2. Lỗi về cách diễn đạt
 Diễn đạt dài dòng, đưa quá nhiều tư liệu không thích hợp vào câu dẫn. Tuy
nhiên cũng cần chú ý sao cho câu không quá rời rạc, thô cứng.
V D : Đem nung một lượng Cu(NO
3
)
2
sau một thời gian thì dừng lại, để nguội, đem
cân thấy khối lượng giảm 54 gam. Khối lượng Cu(NO
3
)
2
đã bị nhiệt phân là
A. 50 g. B. 49 g. C. 94 g. D. 98g.
SỬA LẠI: Nung Cu(NO
3
)
2
sau một thời gian thấy khối lượng giảm 54 gam. Số gam
Cu(NO

3
)
2
đã bị nhiệt phân là
A. 50. B. 49. C. 94. D. 98.
 Lặp lại từ hay cụm từ trong phần gốc, phần lựa chọn.
Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 10
Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
KHẮC PHỤC:
- Nếu lặp từ trong các lựa chọn: đưa từ bị lặp lại lên phần gốc.
- Nếu lặp từ trong phần gốc: dùng các đại từ thay thế.
VD: Trong công nghiệp, isopren được điều chế bằng cách
A. tách hiđro từ 1-metylbutan. B. tách hiđro từ 2-metylbutan.
C. tách hiđro từ 3-metylbutan. D. tách hiđro từ 4-metylbutan.
SỬA LẠI: Trong công nghiệp, isopren được điều chế bằng cách tách hiđro từ
A. 1-metylbutan. B. 2-metylbutan.
C. 3-metylbutan. D. 4-metylbutan.
 Sử dụng từ ngữ không chính xác.
VD: Kết tủa AgCl được tạo thành trong dung dịch bằng cặp chất
A. AgNO
3
và ZnS. B. AgNO
3
và H
2
S.
C. Cd(NO
3
)
2

và AgS. D. CdCl
2
và AgNO
3
.
(Kết tủa AgCl được tạo thành trong dung dịch không phải bằng “cặp chất” mà là
bằng “phản ứng giữa hai chất”).
 Câu hỏi không đúng với nhiệm vụ mà học sinh phải làm, không xác định rõ hoặc
không có từ để hỏi.
 Đầu câu hỏi là số.
VD: Câu 28. 1 lít cồn
(Để rõ ràng hơn thì không nên để số đầu câu, có thể thêm từ “lấy” hoặc
“cho”).
 Các cụm từ sắp xếp không liền mạch, câu văn thiếu trong sáng, không rõ nghĩa.
VD: Những ion sau đều có cùng số e. Ion nào sau đây có bán kính nhỏ nhất?
SỬA LẠI:
Ion nào trong các ion sau có bán kính nhỏ nhất? (Biết chúng có cùng số e).
 Câu có nhiều cách hiểu khác nhau, dùng từ đa nghĩa làm mất thời gian suy
nghĩ, ảnh hưởng đến sự tư duy của học sinh.
VD: Một mol chất nào sau đây khi tác dụng hết với dung dịch HCl đặc cho số mol
khí clo bằng với số mol chất tác dụng ?
A. KMnO
4
B. CaOCl
2
C. KClO
3
D. K
2
Cr

2
O
7
(“Chất tác dụng” có thể hiểu là “chất thêm vào” dd HCl hoặc bao gồm “chất
thêm vào” và HCl).
 Câu hỏi và câu dẫn không rõ ràng gây hiểu nhầm.
VD1: Số đồng phân của hợp chất có công thức phân tử C
5
H
10

A. 4. B. 5. C. 6. D. 8.
(không nói rõ là về đồng phân hình học, đồng phân cấu tạo hay đồng phân quang
học).
Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 11
Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
VD2: Ở nhiệt độ thấp hơn 445
0
C. Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất vật lý
của lưu huỳnh?
A. Chất rắn, màu vàng. B. Chất lỏng linh động, màu vàng.
C. Ở thể quánh nhớt, màu nâu đỏ. D. Ở thể hơi, màu nâu đỏ.
(Theo như bạn, thấp hơn là bao nhiêu độ???).
 Để từ hỏi xa đáp án. Giữa đáp án và câu dẫn bị ngắt quãng bởi câu chú thích.
VD: Có bao nhiêu electron trong các obital s của nguyên tử clo (Z=17)?
A. 8. B. 9. C. 6. D. 7.
SỬA LẠI: Nguyên tử clo (Z=17) có số electron s là
 Phần gốc và phần lựa chọn khi ghép lại không tạo nên 1 câu hoàn chỉnh.
VD: Phương trình ion rút gọn cho biết
A. những ion nào tồn tại trong dung dịch.

B. nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.
C. bản chất của phản ứng trong dung dịch chất điện li.
D. không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.
( Phương án D có lỗi về cách diễn đạt khi ghép với phần hỏi. Nên sửa lại là :
“ trong dung dịch các chất điện li không tồn tại phân tử”).
 Dùng nhiều từ viết tắt không theo chuẩn qui định
VD: “ngt” có thể hiểu là nguyên tử hoặc nguyên tố; “ct” có thể hiểu là công thức
hay cấu trúc, cấu tạo.
 Không có sự thống nhất giữa các ký hiệu trong phần gốc.
 Không thống nhất khi lấy số chữ số thập phân.
 Các lựa chọn không tương đồng với nhau về độ dài (có đáp án quá dài, có đáp
án chỉ 2, 3 từ). Biên soạn đáp án đúng một cách chi tiết và đầy đủ nhất, còn các mồi
nhử lại quá qua loa, sơ sài khiến học sinh đoán ra được đáp án ngay.
VD: Cho các chất: KCl, CaCl
2
, H
2
O, MnO
2
, H
2
SO
4
đặc, HCl. Để tạo thành khí clo
thì phải trộn:
A. KCl với nước và H
2
SO
4
đặc.

B. CaCl
2
với H
2
O và H
2
SO
4
đặc hoặc HCl.
C. KCl hoặc CaCl
2
với MnO
2
và H
2
SO
4
đặc.
D. CaCl
2
với MnO
2
và H
2
O.
 Đưa ra các lựa chọn là: “kết quả khác”, “đáp án khác”, “không xác định”. HS
dễ dàng nhận thấy đây là những lựa chọn hoàn toàn vô lý.
 Chưa chú ý phân biệt phần lựa chọn có đơn vị hay không.
VD: Cho 8,4 g sắt tác dụng với 3,36 lít khí clo (đktc). Chất rắn thu được có khối
lượng là

A. 16,25. B. 19,05. C. 7,625. D. 2,8.
(Yêu cầu xác định “khối lượng” → các lựa chọn phải có đơn vị “gam”).
Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 12
Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
 Chèn phương trình phản ứng vào giữa câu.
VD: Trong PTPƯ BaCl
2
+ Na
2
SO
4
→ 2NaCl + BaSO
4
, ion Ba
2+

A. bị oxi hóa. B. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
C. bị khử. D. không bị oxi hóa, không bị khử.
SỬA LẠI: Cho PTPƯ: BaCl
2
+ Na
2
SO
4
→ 2NaCl + BaSO
4
.
Trong phản ứng trên, ion Ba
2+
2.3. Lỗi về cách định dạng các ký tự

 Dùng thiếu dấu chấm “.” ở cuối các lựa chọn.
 Viết hoa, viết thường vô tội vạ, mắc nhiều lỗi
chính tả.
 Tùy tiện và lạm dụng khi dùng các dấu câu như:
dấu chấm hỏi “?”, dấu phẩy “,”, dấu chấm phẩy “;”
và dấu hai chấm “:” .
Nguyên tắc dùng dấu câu:
-Nếu các lựa chọn là liệt kê hay biểu thức: có dấu
“:”ở cuối phần gốc, còn nếu là đơn nhất hoặc có liên từ nối (“và”, “hoặc”) thì
không có dấu hai chấm.
-Phần gốc nối với từng lựa chọn thành một câu hoàn chỉnh: không có dấu “:”
và các lựa chọn viết thường chữ cái đầu.
-Phần gốc là câu độc lập: các lựa chọn viết hoa chữ cái đầu và phải là câu
hoàn chỉnh.
-Phần gốc có từ để hỏi: cuối câu phải có dấu chấm hỏi “?” và viết hoa chữ cái
đầu các lựa chọn .
-Từ “sau” nên để ở cuối mệnh đề, kèm theo dấu “:”.
 Dùng dấu “<” hay dấu “>” mà không dùng dấu phẩy “,” để diễn đạt sự
thay đổi (tăng hay giảm).
VD: Dãy các obitan sắp xếp theo chiều tăng dần mức năng lượng là:
A. 3s<3p<3d<4f. B. 3p<3s<3d<4f.
C. 3f<3p<4s<3d. D. 3s<4f<3p<3d.
(Câu trên dấu “<” nên thay bằng dấu “,”).
 Trong phần gốc có các kí hiệu A, B, C, D trùng với kí hiệu dùng để trả lời trong
phần lựa chọn.
VD: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
S + O
2
→ (A)
(A) + Br

2
+ H
2
O → dung dịch (B)
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 13
Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
A. Dung dịch (B) không làm quì tím hóa đỏ.
B. (A) nhẹ hơn không khí.
C. Dung dịch (B) có màu nâu đỏ.
D. Dung dịch (B) tạo kết tủa với dung dịch BaCl
2
.


Nên thay các kí hiệu (A), (B) trong phần gốc bằng (X), (Y).
 Phần lựa chọn không cùng trang với phần gốc làm học sinh mất thời gian lật
trang. Để ngắt trang nhấn tổ hợp phím Ctrl + Enter.
 Lỗi vi tính (khoảng cách giữa các dấu câu với từ phía trước và từ phía sau chưa
đúng qui ước).
2.4. Lỗi về logic
 Từ hỏi và đáp án không tương thích.
VD: Viết cấu hình e của K ( Z =19 ).
A. 1s
2
2s
2
2p
6
3s

2
3d
7
. B. 1s
2
2s
2
2p
6
3s
2
3p
6
4s
2
.
C. 1s
2
2s
2
2p
6
3s
2
3p
6
4s
1
.


D. 1s
2
2s
2
2p
6
3s
2
3d
6
4s
1
.
(Nếu như câu trắc nghiệm này, đòi hỏi học sinh phải viết cấu hình chứ không
phải chọn cấu hình của K ).
 Chưa chú ý đến mối quan hệ nhân – quả giữa các mệnh đề.
- Nếu “A thì B”: A là nguyên nhân, B là kết quả.
- Nếu “A khi B”: A là kết quả, B là nguyên nhân.
VD: “Giá trị pH tăng khi độ axit giảm”.
“Độ axit giảm thì giá trị pH tăng”.
 Không chú ý đến logic của câu. (“A là B” nhưng không phải lúc nào cũng suy
ra được “B là A”).
VD : Oxit trung tính là
A. cacbon monooxit. B. silic dioxit.
C. cacbon dioxit. D. nito dioxit.
SỬA LẠI: Chất thuộc loại oxit trung tính là
 Dùng nhiều mệnh đề phủ định (cả về mặt cú pháp lẫn ngữ nghĩa) trong phần
gốc và phần lựa chọn. Sự xuất hiện nhiều mệnh đề phủ định sẽ gây phức tạp cho học
sinh khi trả lời câu hỏi, gây khả năng hiểu nhầm trong việc lựa chọn đáp án.
VD: Chọn câu KHÔNG đúng:

A. B.
Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 14
Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
C. D. Cả A, B đều không đúng.
Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 15
Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ SAI
SÓT KHI SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
3.1. Nguyên nhân dẫn tới sai sót khi soạn đề kiểm tra
- Người soạn chưa quan tâm đến trình độ học sinh, ra đề nhiều so với thời gian
kiểm tra, khó, nặng về suy luận, tính toán.
- Bản thân người soạn đề không nắm qui tắc (không nắm rõ cách viết hoa, đặt
dấu câu, logic…).
- Không xác định đúng trọng tâm chương trình và mức độ đề kiểm tra, cho tùy
hứng.
- Có khi giáo viên vì quá bận rộn nên không dành thời gian thích hợp, quên tới
tiết kiểm tra, tranh thủ giờ giải lao soạn hoặc lấy câu hỏi ở tài liệu tham khảo, dẫn tới
dễ sai sót, không “cân” được đề với trình độ học sinh, không soạn được nhiều đề trong
khi lớp học đông, thiếu tính tin cậy.
- Không tích lũy dạng ngân hàng nên dễ gặp khó khăn vất vả.
- Chủ quan soạn đề quá nặng về bài tập, cho rằng đặc thù của bài kiểm tra môn
hóa học là bài toán.
- Ra bài toán theo cảm tính mà không giải lại, nên có khi dư hoặc thiếu dữ kiện,
không thể giải được, trùng câu, trùng đáp án, không có đáp án nào đúng hoặc sai…
- Không sáng tạo, lấy mãi một số câu thường dùng dẫn tới trùng lặp.
3.2. Một số biện pháp hạn chế sai sót
3.2.1. Khi soạn câu hỏi TNKQ
- Khi soạn câu TNKQ cần chuẩn bị sẵn sàng những câu đúng và hoàn chỉnh, sau
đó soạn các lựa chọn làm mồi nhử.
- Tránh lặp lại các bài toán cũ, rập khuôn. Ứng với một phương pháp giải nên

cho các dạng bài toán khác nhau.
- Hạn chế dùng lại câu đã sử dụng trên lớp. Các câu hỏi được đưa ra nên dựa
trên các lời diễn giải hơn là chỉ đơn thuần trích dẫn các từ ngữ, câu trong sách giáo
khoa.Nếu có thì nên diễn đạt theo một cách khác.
- Sử dụng font, size chữ hợp lí, không quá to gây hao phí nhưng cũng không
quá bé gây khó khăn khi đọc.
- Văn phong đơn giản, mạch lạc, không hiểu theo nhiều nghĩa.
Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 16
Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
- Hạn chế đưa ra lựa chọn “tất cả đều đúng” hoặc “tất cả đều sai” vì khi trộn đề
nếu không chú ý vị trí của chúng sẽ không còn phù hợp.
- Hạn chế cho học sinh lựa chọn phương án trả lời
sai vì dễ gây nhầm lẫn. Nếu yêu cầu chọn phương án phủ
định hoặc sai thì phải in đậm, gạch chân hoặc làm nổi rõ
những từ đó ở câu dẫn.
- Các câu trong phần phải có nội dung rõ ràng và
chỉ nên đưa vào một nội dung.
- Nên thay các câu hỏi bằng câu tường thuật.
- Nên cho nguyên tử khối của các nguyên tố.
- Tránh dùng từ ngữ địa phương.
- Tham khảo một số mẫu câu hay được dùng.
- Các lựa chọn phải độc lập về mặt ý nghĩa, ngữ
pháp và phải tương đồng nhau (mức độ khó-dễ, độ dài-ngắn,…).
- Cần cân nhắc lựa chọn mồi nhử cho hấp dẫn. Các mồi nhử phải dựa trên lỗi
thông thường học sinh hay mắc phải hoặc dựa trên nhận thức/quan niệm sai.
- Dùng các phần mềm trộn đề để sắp xếp các phương án lựa chọn theo thứ tự
ngẫu nhiên, tránh thể hiện một ưu tiên nào đối với vị trí của phương án đúng.
3.2.2. Khi tiến hành soạn đề kiểm tra
- Lấy SGK làm chuẩn, ra đúng trọng tâm chương trình, không đi nhiều vào
những câu hỏi vụn vặt.

- Xác định mức độ kiến thức học sinh tiếp thu đến đâu. (Thời điểm đó đã học
cái gì? Cái gì chưa học?). Không ra đề quá rộng hoặc quá hẹp, quá phức tạp hoặc quá
đơn giản.
- Ra đề theo đối tượng học sinh từng lớp, từng chương trình (cơ bản hay nâng
cao) với nhiều cấp độ để học sinh mọi trình độ có thể làm bài được với các mức điểm
tương ứng.
- Lập ma trận cho đề kiểm tra theo các mức độ nhận thức (biết, hiểu, vận dụng),
dự kiến số lượng câu hỏi cho từng phần kiến thức.
VD: ma trận đề kiểm tra 1 tiết chương “Đại cương hóa học hữu cơ” lớp 11:
BÀI Số câu hỏi
Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 17
Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
15
phút
1 tiết
Biết Hiểu
Vận
dụng
Tổng
Đại cương hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ 1 1 1 0 2
Phân loại và danh pháp 2 2 3 0 5
Phân tích nguyên tố 1 1 0 2 3
Công thức phân tử 3 2 2 2 6
Cấu trúc phân tử 2 3 3 1 7
Phản ứng hữu cơ 1 1 1 0 2
Tổng cộng 10 10 10 5 25
- Tham khảo các đề thi chính thức của Bộ Giáo dục và đào tạo để rút kinh
nghiệm về nội dung, hình thức trình bày.
- Sử dụng những câu trắc nghiệm đã được thử nghiệm, phân tích và sửa chữa,
có độ tin cậy cao thành lập ngân hàng đề để chọn lựa.

- Cần chuẩn bị mỗi lớp nên có 2 đề tự luận hoặc 4 đề trắc nghiệm.
- Cố gắng trình bày trọn vẹn câu trên một mặt giấy. Nên có những phần in đậm,
nghiêng, gạch chân cho HS chú ý.
- Khoảng cách giữa các câu vừa đủ để HS không nhầm từ câu này qua câu kia.
- Nên để phần trả lời câu hỏi nằm ngay trong đề để thuận tiện trong quá trình
sửa và lưu trữ bài của học sinh sau này.
- Đáp án với thang điểm rõ ràng, chi tiết, đơn giản, dễ nhớ.
- Làm thử hoặc kiểm tra thử để chỉnh sửa nâng cao chất lượng đề.
- Cần xem lại và thông qua tập thể để chỉnh sửa cho thật đúng về ngữ pháp, về
nội dung khoa học, về nguyên tắc soạn thảo và phù hợp với mục tiêu đặt ra.
Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 18
Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 19
Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
KẾT LUẬN
Không có một bài trắc nghiệm tốt nào có thể sáng tạo chỉ qua một đêm, cũng
không ai có thể trở thành một chuyên gia viết trắc nghiệm trong có vài tuần. Như vậy,
để không mắc phải những sai sót khi soạn đề kiểm tra đòi hỏi người giáo viên phải có
trình độ chuyên môn và một số kĩ năng nhất định, có tinh thần trách nhiệm, cẩn thận,
nghiêm túc trong công việc.
Xây dựng được các đề kiểm tra tốt, hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn hình thức sẽ
giúp cho việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách hiệu quả hơn,
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 20
Những lỗi thường mắc phải khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2004), Kiểm tra và đánh giá thành quả học tập của học
sinh bằng trắc nghiệm khách quan, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III.
2. Trịnh Văn Biều (2009), Một số vấn đề cơ bản về kiểm tra đánh giá, ĐHSP
TPHCM.

3. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông và
đại học, NXB Giáo dục.
4.
5.
6.
Giáo Viên : Tô Lan Phương Trang 21

×