Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

skkn ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.64 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU

Mã số:………………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG CỦA HÓA HỌC
VÀO THỰC TIỄN CỦA ĐỜI SỐNG
Người thực hiện: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục: 
- Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học 
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2013-2014

Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên : Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh
2.Ngày tháng năm sinh : 31/ 12 / 1975
3. Nữ
4. Đại chỉ : 185- ấp bình ý – Xã tân bình – Huyện Vĩnh Cửu – Tỉnh Đồng Nai
5. Điện Thoại : 0902273260 ( CQ )/ ( NR) 0613865278
6. Fax: E- mail:
7. Chức vụ : Giáo viên
8. Đơn vị công tác : Trường THPT Vĩnh Cửu
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO


- Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ) cao nhất : ĐHSP ngành hóa
học
- Năm nhận bằng : 2005
- Chuyên ngành đào tạo : Ngành Hóa Học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có khinh nghiệm : Giảng dạy môn hóa học
- Số năm có kinh nghiệm : 16
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây :
1 . Rèn luyện kỹ năng sử dụng, dụng cụ thí nghiệm – hóa chất
2 . Nâng cao chất lượng dạy và học thông qua việc tích hợp và lồng ghép giáo
dục môi trường vào bộ môn hóa học.
3. Biện pháp nâng cao tư duy trong việc giải bài tập hóa học phần kim loại tác
dụng với HNO
3
.
Trang: 2 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh
Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống
ỨNG DỤNG CỦA HÓA HỌC VÀO THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
- “Giáo dục ở bậc trung học phổ thông thì cần phải đảm bảo cho học trò
những tri thức phổ thông, chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ
xây dựng nước nhà, bỏ qua những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế”
Tuyển tập HCM
- Để thực hiện nguyên lí trên, là người đang công tác trong ngành giáo dục
phổ thông tôi đã và đang đóng góp một phần vào sự nghiệp trồng người “Vì lợi ích
mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
- Chăm sóc thế hệ trẻ, tương lai của đất nước là nhiệm vụ của toàn xã hội
trong đó giáo dục góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và bảo vệ quê hương đất
nước, làm sao nước ta trở thành nước thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
phát triển cùng với các nước trong khu vực.

- Muốn vậy ngay từ khi các em còn ngồi trong ghế nhà trường, người giáo
viên cần cung cấp cho các học sinh kiến thức cơ bản, thiết thực phù hợp với trình
độ nhận thức của các em thông qua bộ môn mà mình đảm nhận. Giáo dục cho học
sinh hiểu rõ “Học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn” để cho học sinh
thấy rõ giáo dục trong trường phổ thông không phải là kiến thức suông mà còn là
cơ sở khoa học để sau này chọn ngành, nghề, và đặc biệt là các em biết ứng dụng
vào thực tiễn đời sống thông qua các bộ môn.
- Bản thân là giáo viên giảng dạy bộ môn hóa học, theo quan điểm giáo dục
hiện nay “Học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn” mà thực hành phải
sát thực tế, mà thực tế đã được ứng dụng trong đời sống.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
Trang: 3 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh
Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống
1. Cơ sở lí luận
- Tại hội nghị lần 8. Ban chấp hành trung ương khóa XI đã ban hành nghị
quyết 29– NQ/ TW với nội dung “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.
- Muốn được như vậy thì trước tiên giáo viên phải đổi mới phương pháp
giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người trung gian dẫn dắt các em
tìm tri thức mới.
- Hóa học là bộ môn khoa học mà mà nó gắn liền với đời sống sản xuất, các
hiện tượng tự nhiên đã, đang và sẽ diễn ra, ví dụ như các phản ứng hóa học xảy ra
ngẫu nhiên, trong lúc chơi đùa, trong lúc nấu ăn… mà các em không biết như
+ Bánh bao khi tách ra ăn có mùi khai
+ Ném đất đèn xuống ao sau thời gian cá nổi lên.
+ Nước máy có mùi gì khó chịu, khác nước giếng
+ Cloramin là chất gì mà em nghe khuyên sử dụng để phòng bệnh tay, chân,
miệng
+ Trường hợp trâu, bò ăn sắn bị ngộ độc chết
+ Khi cho vôi sống vào nước thì bị bỏng
+ Làm thế nào để cá không bị tanh, khi sơ chế, hoặc nấu ăn.

+ Nấu canh cua thì thịt cua nổi lên trên…
Vậy làm thế nào để học sinh có thể khi nhìn thấy một hiện tượng và có thể
giải thích được bằng kiến thức phổ thông thông qua bộ môn, gắn kết được
giữa bộ môn với thực tế đời sống. Thì vai trò của giáo viên là người trung gian
dẫn dắt các em từ kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa sang thực tiễn đời
sống, thông qua các câu hỏi liên quan đến thực tế đời hằng ngày nhằm khắc
sâu kiến thức và tạo hứng thú trong học tập. Qua đó nắm được tầm quan trọng
của bộ môn mà có cách học tập tốt hơn. Đó chính là
“Ứng dụng của hóa học trong thực tiễn đời sống”
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
- Nội dung: Dựa vào nội dung kiến thức đã học lớp 10,11 và 12 giáo viên
đưa ra một số nội dung câu hỏi liên quan đến đời sống, theo từng chủ đề cho học
sinh trả lời và giải thích dựa vào kiến thức bộ môn hóa học.
- Hạn chế của giải pháp đã có:
+ Phân bố rãi rác, chưa xuyên suốt chương trình
+ Chưa tổ chức các chuyên đề, buổi ngoại khóa
- Các giải pháp thực hiện:
+ Nội dung thực hiện xuyên suốt chương trình.
+ Tổ chức hoạt động ngoại khóa tìm hiểu ứng dụng của hóa học trong đời
sống
Trang: 4 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh
Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống
+ Học sinh được trao đổi, chất vấn các vấn đề, các hiện tượng phản ứng hóa
học xảy ra.
+ Sau khi học sinh học hết một bài hoặc một chương cho làm bài kiểm tra
thực tế tìm các ứng dụng của bài học vào thực tiễn đời sống.
+ Ra bài tập liên quan kiến thức thực tiễn đời sống
- Giải pháp đưa ra là giải pháp đã được áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa
từng áp dụng tại đơn vị mình, mà khi thực hiện có hiệu quả cao tại đơn vị.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

- Qua nội dung giảng dạy từng bài hầu hết giáo viên đều có liên hệ thực tế,
thông qua phần ứng dụng, chủ yếu là thuyết trình, không có thời gian để giải thích
hiện tượng, các em tiếp thu thụ động. Một số em chú ý lắng nghe, biết ứng dụng
của hóa học, còn lại không chú ý. Dẫn đến các em chưa biết vận dụng kiến thức
vào đời sống.
- Kết quả phiếu thăm dò lấy ý kiến về việc ứng dụng của hóa học vào đời
sống.
Lớp Sĩ số Ý kiến
Biết Không biết
12A2 45 22 23
12A3 38 18 20
12A9 37 18 19
- Tổ chức chuyên đề “Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống” theo
từng chủ đề, để học sinh có thời gian nghiên cứu tìm tòi, trao đổi, cùng với sự
hướng dẫn của giáo viên, học sinh biết tính chất đặc điểm của từng chất mà vận
dụng vào đời sống một cách hợp lí và khoa học.
CHUYÊN ĐỀ 1: HÓA HỌC VÔ CƠ.
Bài 22: Clo. Lớp 10
C âu 1 : Tại sao nước máy có mùi clo ? Khi sục một lượng nhỏ clo vào nước có
tác dụng sát trùng, diệt khuẩn ?
Do clo tan một phần (gây mùi) và phản ứng một phần với nước:
H
2
O + Cl
2
HCl + HClO
Hợp chất HClO không bền có tính oxi hóa mạnh.
HClO → HCl + [O]
Oxi nguyên tử có khả năng diệt khuẩn.
Ứng dụng làm sạch nước, hiện nay các nhà máy cung cấp nước trong thành

phố, thị xã, thị trấn…
Trang: 5 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh
Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống
Bài 22: Clo. Hóa học 10
Câu 2: Cloramin là chất gì mà sát trùng được nguồn nước?
Cloramin là chất Ar-SO
2
NHCl và Ar-SO
2
NCl
2
(Ar là gốc ankyl). Khi hòa tan
cloramin vào nước sẽ giải phóng cho ra khí clo. Clo tác dụng với nước tạo ra
HClO.
H
2
O + Cl
2
HCl + HClO
HClO có tính oxi hóa rất mạnh nên phá hoại hoạt tính một số emzim trong
sinh vật, làm cho vi sinh vật chết. Cloramin không gây độc hại cho người dùng
nước đã được khử trùng bằng chất này.
Ứng dụng: Cloramin là chất được sử dụng nhiều để làm sạch nước trong vùng
lụt, dùng tẩy rửa đồ chơi trẻ em đề phòng bệnh tai, chân, miệng…
Bài 23: Hợp chất của clo. Lớp 10
Câu 3: Vì sao khi luộc rau muống nên cho vào trước một ít muối ăn ?
Do nhiệt độ sôi của nước ở áp suất 1 atm là 100
0
C, nếu ta thêm NaCl thì lúc
đó làm cho nhiệt độ sôi của nước muối khi sôi (dung dịch NaCl loãng) là > 100

0
C.
Do nhiệt độ sôi của nước muối cao hơn của nước nên rau chín nhanh hơn, thời gian
luộc rau không lâu nên rau ít mất vitamin. Vì vậy khi đó rau muống sẽ mềm hơn và
xanh hơn.
Bài 25: Flo- Brom – Iot. Lớp 10.
Câu 4: Tại sao phải ăn muối iot ?
Ăn muối để bổ sung hàm lượng iot cho cơ thể, trong cơ thể một người trưởng
thành có chứa 20 – 50 mg iot chủ yếu tập trung ở tuyến giáp, thiếu iot thì cơ thể sẽ
bị một số bệnh: bướu cổ, nặng hơn là dẫn đến đần độn, phụ nữ thiếu iot dẫn đến vô
sinh, có biến chứng sau khi sinh. Mỗi ngày phải đảm bảo cho cơ thể tiếp xúc với
150 microgam iot.
Giúp các em biết cách sử dụng muối iot, nhận thức đúng vai trò của muối iot
đối với cơ thể.
Bài 25: Flo – Brom – Iot. Lớp 10
Câu 5: Tại sao chúng ta có thể khắc được chữ, tạo hình … lên đồ vật làm
bằng thủy tinh? Làm thế nào để khắc được thủy tinh?
Muốn khắc thủy tinh, người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, lấy ra cho
nguội, dùng vật nhọn tạo hình, tạo chữ, tạo hoa văn… cần khắc nhờ lớp sáp (nến)
mất đi, rồi nhỏ dung dịch HF vào, thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những nơi đã bị cạo đi
lớp sáp.
SiO
2
+ 4 HF → SiF
4
+ 2 H
2
O
Nếu không có dung dịch HF, ta có thể thay bằng dung dịch H
2

SO
4
đặc và bột
CaF
2
(màu trắng). Nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, lấy ra cho nguội, dùng vật
nhọn tạo hình, chữ… cần khắc nhờ lớp sáp (nến) mất đi, rồi rắc bột CaF
2
vào chổ
cần khắc, cho thêm H
2
SO
4
đặc vào và lấy tấm kính khác hoặc bìa cứng đặt lên trên
Trang: 6 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh
Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống
khu vực khắc, sau một thời gian thủy tinh cũng sẽ bị ăn mòn những nơi cạo lớp sáp
do.
CaF
2
+ 2 H
2
SO
4
→ Ca(HSO
4
)
2
+ 2 HF
4HF + SiO

2
→ SìF
4
+ 2 H
2
O
Đây là vấn đề thực tế với gia đình, các cơ sở kinh doanh xí nghiệp và sản xuất
thủy tinh. Không những cung cấp cho học sinh phương pháp khắc thủy tinh mà còn
giải thích hiện tượng đó. Giúp học sinh nhớ bài học sâu hơn, thậm chí có thể
hướng dẫn các em định hướng nghề nghiệp sau này.
Bài 29: Oxi- Ozon. Lớp 10
Câu 6: Tại sao, sau những cơn mưa có sấm chớp, đường xá, khu phố, rừng
cây…bầu trời xanh, thoáng mát, trong lành hơn. Dân gian có câu:“ Sau cơn mưa,
trời lại sáng”
Do trong không khí có 20 % oxi nên khi có sấm chớp tạo điều kiện cho phản
ứng xảy ra:
3 O
2
2O
3
. Tạo ra một lượng nhỏ O
3
, O
3
có khả năng sát trùng :
O
3
O
2
+ [O] (sát trùng)

Nên ngoài những hạt mưa cuốn theo bụi

thì ozon là tác nhân làm môi trường
sạch sẽ hơn và có cảm giác tươi mát hơn.
Bài 29: Oxi – Ozon. Lớp 10
Câu 7: Vai trò của ozon trong đời sống và công nghiệp như thế nào ?
Tầng ozon có ở đâu? Được hình thành như thế nào, hiện nay tầng ozon bị ảnh
hưởng như thế nào dưới tác động của khoa học công nghệ? Công nghiệp hóa hiện
đại hóa.
Trên tầng cao khí quyển 10 – 30 km quanh trái đất, ozon tồn tại thành một
tầng khí quyển riêng, có khả năng hấp thụ tia tử ngoại phát ra từ mặt trời. Vì các tia
tử ngoại làm cho người, động thực vật bị đột biến gen gây bệnh nan y Gần đây
do công nghiệp phát triển, các nhà máy sản xuất thải các khí thải ra môi trường,
động cơ phản lực…thải vào khí quyển một lượng bụi và khí ô nhiễm, thì ozon lại
góp phần oxi hóa chất gây ô nhiễm, cũng chính vì vậy tầng ozon bị mỏng dần.
Trong vòng 50 năm gân đây lượng ozon mỏng đi khoảng 1 %, có một số nơi tầng
ozon bị thủng và gây ra không ít hiện tượng như: bão, lũ lụt, cháy rừng, bệnh…
Ozon có khả năng “cải tạo” nước thải, có thể khử được các chất độc như:
phenol, hợp chất xianua, thuốc diệt cỏ, nông dược, các hợp chất hữu cơ gây
bệnh…có trong nước thải và ozon có thể tác dụng với các ion kim loại( sắt, thiếc,
chì, mangan…) biến nước thải thành nước vô hại.
Bài 29: Oxi – Ozon. Lớp 10
Câu 8: Tại sao ở các bệnh viện người ta thường trồng cây thông ?
Cây thông có khẳ năng tạo ra khí ozon với hàm lượng thấp trong không khí.
Khí ozon có tác dụng làm trong lành không khí, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu
Trang: 7 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh
Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống
cho con người, đồng thời cung cấp thêm oxi trong không khí, tốt cho sức khỏe.
Nhựa cây thông bị oxi không khí oxi hóa tạo thành hợp chất trong đó có liên kết
kiểu peoxit (giống nước oxi già H

2
O
2
).Các hợp chất này không bền bị phân hủy tạo
thành ozon (O
3
) có tính sát trùng rất tốt trong môi trường bệnh viện.
Bài 29: Oxi- Ozon. Lớp 10
Câu 9: Trong nhà máy sản xuất rượu bia, nước ngọt, nước là nguyên liệu
quan trọng, chất lượng của nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
Nước khử trùng bằng clo thường có mùi khó chịu. Do vậy các nhà máy đã sử dụng
phương pháp khử trùng nước bằng ozon để không có mùi lạ. Ozon được bơm vào
nước với hàm lượng 0,5 – 5 gam/m
3
.Vì sao ozon có tính sát trùng?
Vì ozon có tính oxi hóa mạnh nên có khả năng sát trùng
Bài 30: Lưu Huỳnh.Lớp 10
Câu 10: Tại sao khi đánh rơi nhiệt kế thủy ngân thì không được dùng chổi
quét mà nên rắc bột S lên trên.?
Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay và hơi thủy ngân là một chất
độc. Vì vậy khi làm rơi nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét thì thủy ngân
sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho quá trình thu gom khó
khăn hơn, ta phải dùng bột lưu huỳnh rắc lên chổ có thủy ngân, vì S có thể tác
dụng với thủy ngân tạo thành thủy ngân sunfua dạng rắn và không bay hơi.
Hg + S → HgS. Quá trình thu gom thủy ngân cũng đơn giản hơn.
Bài 30: Lưu Huỳnh.Lớp 10
Câu 11: Vì sao có thể đánh cảm bằng dây bạc và khi đó dây bạc bị hóa đen.
Để dây bạc trắng sáng trở lại, người ta sẽ ngâm vào nước tiểu.
Người bị cảm trong cơ thể thường sinh ra những hợp chất dạng sunfua(S
2-

) vô
cơ hay hữu cơ đều có tính độc. Khi đánh cảm bằng bạc, do lưu huỳnh có ái lực
mạnh với bạc nên xảy ra phản ứng tạo bạc sunfua (Ag
2
S) kết tủa màu đen. Do đó
loại được chất độc ra khỏi cơ thể và cũng làm cho dây bạc chuyển thành màu đen.
Ag
+
+ S
2-
→Ag
2
S↓, trong nước tiểu có NH
3
, khi ngâm dây bạc vào thì sẽ xảy
ra phản ứng:
Ag
2
S + 4 NH
3
→ 2 [Ag(NH
3
)
2
]
+
+ S
2-
.
Nên Ag

2
S bị hòa tan, bề mặt dây bạc trở nên sáng bóng.
Bài 8: Amoniac và muối Amoni. Lớp 11.
Câu 12: Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng người ta
thường ngửi thấy mùi khai.
Khi nước sông hồ bị nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm như: nước tiểu,
phân hữu cơ, rác thải hữu cơ,… lượng ure trong các chất hữu cơ sinh ra nhiều.
Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, ure bị phân hủy thành CO
2
và
NH
3
.
(NH
2
)
2
CO + 2 H
2
O → CO
2
+ 2 NH
3

Trang: 8 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh
Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống
Lượng NH
3
sinh ra hòa tan trong nước dưới dạng một cân bằng động:
NH

3
+ H
2
O NH
4
+
+ OH
-
Như vậy, khi trời nắng (nhiệt độ tăng), cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo
chiều nghịch, tức là NH
3
sinh ra do phản ứng phân hủy ure không

bị hòa tan trong
nước mà bị tách ra, bay vào không khí làm cho không khí xung quanh sông, hồ có
mùi khai khó chịu.
Bài 8: Amoniac và muối amoni. Lớp 11
Câu 13: Tại sao bột nở làm bánh bao có mùi khai.
Những chất ở nhiệt độ cao, dễ bị phân hủy sinh ra chất khí (làm giãn nở thể
tích, phòng xốp bánh) có thể dùng làm bột nở. Có nhiều chất dùng làm bột nở. Khi
làm bánh bao người ta sử dụng bột nở là NH
4
HCO
3
, khi nhiệt độ sinh ra khí CO
2
,
NH
3
nên bánh bao có mùi khai (NH

3
).
Bài 9: Axit nitric và muối nitrat. Lớp 11
Câu 14 : Ca dao việt nam
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Nghe tiếng sấm nổ phất cờ mà lên”
Câu này mang hàm ý của khoa học và được giải thích theo hóa học
Câu ca dao nhắc nhở người làm lúa: Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng mà
có trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này.
Do trong không khí có gần 80% khí nitơ và 20% khí oxi, khi có chớp (tia lửa
điện) sẽ tạo điều kiện cho N
2
hoạt động:
N
2
+ O
2

0
300 c
→
2NO
Sau đó : 2 NO + O
2
→ 2 NO
2

Khí NO
2
sẽ tan vào trong nước mưa : 4 NO

2
+ O
2
+ 2 H
2
O →

4 HNO
3
HNO
3
→ H
+
+ NO
3
-
Nhờ hiện tượng này, cây xanh hấp thụ ion NO
3
-
dưới dạng muối nitrat, hằng
năm làm tăng 6 – 7 kg N cho mỗi mẫu đất. Ngày nay, người ta điều chế ure
[(NH
2
)
2
CO] từ không khí để chủ động bón cho cây trồng. Trong

nền công nghiệp
hiện đại cần phải dùng nhiều phân bón và nhiệm vụ của ngành công nghiệp hóa
chất.

Bài 10: Phôt pho lớp 11
Câu 15 : Ma trơi là gì? Ma trơi thường gặp ở đâu?
“Ma trơi” là cái tên gọi mê tín mà thực chất, trong cơ thể (xương động vật) có
chứa một hàm lượng P khi chết phân hủy tạo 1 phần thành khí PH
3
(phot phin) khi
có lẫn một chút khí P
2
H
4
(điphotphin), khí PH
3
tự bốc cháy ngay trong điều kiện
thường tạo thành khối cầu khí bay trong không khí.
2PH
3
+ 4O
2

2 4
P H
→
P
2
O
5
+ 3H
2
O
Trang: 9 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh

Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống
Điều trùng lặp ngẫu nhiên là, người ta thường gặp “Ma trơi” ở các nghĩa địa
càng tăng nên tính chất kịch tính.
Ứng dụng : Giúp học sinh tránh mê tính dị đoan, tin vào khoa học, giải thích
được các hiện tượng tự nhiên, khoa học…
Bài 11: Axitphotphoric và muối photphat. Lớp 11
Câu 16: Trong xương động vật, nguyên tố canxi và photpho tồn tại chủ yếu
dưới dạng Ca
3
(PO
4
)
2
. Theo bạn hầm xương bằng nước thì xương

thu được có giàu
canxi và photpho không ? Nếu muốn nước xương thu được có nhiều canxi và
photpho ta cho thêm gì vào nước hầm xương.
Vì Ca
3
(PO
4
)
2
là hợp chất không tan trong nước (độ tan rất nhỏ) nên nước
xương thu được sẽ ít canxi và photpho. Nếu muốn nước xương thu được có nhiều
can xi và photpho ta nên cho thêm một ít quả chua vào (me, chanh…chất có chứa
axit) vào nước hầm xương, Ca
3
(PO

4
)
2
tan trong dung dịch axit.
Bài 12: Amoniac và muối amoni, hoặc bài muối cacbonat.
Câu 17: Vì sao trong công nghiêp thực phẩm, muối (NH
4
)
2
CO
3
được dùng làm
bột nở?
(NH
4
)
2
CO
3
đươc dùng làm bột nở vì khi trộn thêm vào bột mì, lúc nướng bánh
mì thì (NH
4
)
2
CO
3
sẽ bị phân hủy thành các chất khí và hơi nên làm cho bánh mì
xốp và nở hơn
(NH
4

)
2
CO
3

0
t
→
2NH
3
↑ + CO
2
↑ + H
2
O↑
Bài 15: Cacbon. Lớp 11
Câu 18: Vì sao than đá chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ?
Do than đá tác dụng với khí oxi trong không khí tạo ra khí CO
2
, phản ứng tỏa
nhiệt.
C + O
2
→ CO
2
ΔΗ < 0
Nhiệt tỏa ra được tích góp dần dần, khi đạt đến nhiệt độ cháy của than thì than
tự bốc cháy.
Ứng dụng: Giúp học sinh hiểu được sự tự bốc cháy của than đá.
Bài 15: Cacbon. Lớp 11

Câu 19: Vì sao cơm khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẫu than củi.?
Do than củi xốp có kích thước bề mặt lớn nên dễ hấp phụ được mùi khét của
cơm làm cho cơm đỡ mùi khê.
Đây là tính chất vật lí quan trọng của C, có khả năng hấp phụ màu và mùi.
Bài 16 : Hợp chất của cacbon. Lớp 11
Câu 20: Vì sao muối NaHCO
3
được dùng để chế thuốc đau dạ dày?
Trong dạ dày, có chứa dung dịch HCl. Người bị đau dạ dày là người có nồng
độ dung dịch axit HCl cao làm dạ dày bị hao mòn. NaHCO
3
dùng để chế thuốc đau
dạ dày vì nó làm giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong dạ dày nhờ phản ứng:
Trang: 10 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh
Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống
NaHCO
3
+ HCl → NaCl + CO
2
+ H
2
O.
Bài 16 : Hợp chất của cacbon. Lớp 11
Câu 21: Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc (CO) hoặc nhiều khí thiên
nhiên (CH
4
…) và không có khí oxi, để tránh khi xuống giếng bị ngạt ?
Trong các giếng đào đặc biệt nhiều ở vùng nông thôn đồng bằng thường có
các khí độc CO, CH
4

… và không có khí O
2
, mà người dân hay có thói quen xuống
giếng để vét giếng do nước cạn, hoặc để lấy vật gì đó rơi xuống giếng…Đã có
nhiều trường hợp bị tử vong một lúc nhiều mạng người vì gặp phải giếng có khí
độc (CO) gây đông máu, CH
4
…và không có oxi gây ngạt trong tít tắt, làm người
xuống cứu cũng chết. Để tránh, tốt nhất không nên xuống các giếng đào, nếu có
xuống phải đeo bình oxi. Còn muốn biết có khí độc (CO) hoặc nhiều khí thiên
nhiên (CH
4…
) và không có khí oxi chỉ cần lấy đây buộc 1 con gà, vịt, thả xuống
nếu nó chết thì chứng tỏ có khí độc
Đây là một hiện tượng hay xảy ra giáo viên nên đưa vào bài giảng để nhắc
nhở học sinh, cộng đồng tránh được những cái chết thương tâm.
Bài 18: Tính chất của kim loại.Lớp 12
Câu 22: Nhôm được làm dây dẫn điện cao thế, còn dây đồng lại được dùng
làm dây dẫn điện trong nhà.?
Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhôm( khối lượng riêng của nhôm là
2,70g/cm
3
) nhẹ hơn đồng (khối lượng của đồng là 8,98 g/cm
3
) do đó nếu như dùng
đồng làm dây dẫn điện cao thế thì phải tính đến việc xây các cột điện sao cho chịu
được trọng lực của dây điện. Việc làm đó không có lợi về mặt kinh tế. Còn trong
nhà thì việc chịu lực của dây dẫn điện không ảnh hưởng lắm. Vì vậy ở trong nhà
thì ta dùng dây dẫn điện bằng đồng.
Bài 20: Sự ăn mòn kim loại. Lớp 12

Câu 23: Vì sao đẻ bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta gắn các tấm kẽm
vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển.?
Khi thép và kẽm cùng ở trong nước biển thì sẽ xuất hiện cặp pin hóa học và có
sự ăn mòn điện hóa. Kẽm là cực âm, thép là cực dương và nước biển là dung dịch
điện li. Trong quá trình ăn mòn điện hóa thì kẽm bị ăn mòn. Do đó, vỏ tàu biển
được bảo vệ.
Bài 18: Tính chất của kim loại. dãy điện hóa của kim loại . Lớp 12
Câu 24 :Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen? Vì sao
dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi. ?
Do bạc tác dụng với khí oxi và H
2
S có trong không khí tạo ra bạc sunfua
(Ag
2
S) màu đen.
4 Ag + O
2
+ 2 H
2
S

→ 2 Ag
2
S ↓ + 2 H
2
O
Khi bạc sunfua gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion Ag
+
,
ion bạc Ag

+
, có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong 1 lít
Trang: 11 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh
Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống
nước cũng đủ diệt khuẩn. Không cho vi khuẩn phát triển nên giữ cho thức ăn lâu bị
ôi thiu.
Bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm. Lớp 12
Câu 25: Hàn the là chất gì ?
Hàn the có thành phần chính là chất natritetraborat ở dạng tinh thể ngậm
nước. Tinh thể trong suốt, tan nhiều trong nước nóng, không tan trong cồn 90
0
,
trước đây người ta thường dùng hàn the làm chất phụ gia cho vào giò lụa, bánh
phở, bánh cuốn… để cho những thứ này khi ăn sẽ cảm thấy dai và giòn. Ngay từ
năm 1985 tổ chúc y tế thế giới đã cấm dùng hàn the làm chất phụ gia cho thực
phẩm vì nó độc, có thể gây sốc, trụy tim, co giật và hôn mê.
Hàn the là chất được dùng trong buôn bán nhưng đã bị cấm sử dụng từ lâu.
Bài 26 : Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ.
Lớp 12
Câu 26. Tại sao khi cho vôi sống vào nước, ta thấy khói bốc lên mù mịt, nước
vôi như bị sôi lên và nhiệt độ hố vôi rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính mạng
của người và động vật. Cần tránh xa hố đang tôi vôi hoặc sau khi tôi vôi ít nhất 2
ngày.
Khi cho vôi sống vào nước đã xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit.
CaO + H
2
O

Ca(OH)
2

. ΔΗ < 0
Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm cho nước sôi và bốc hơi đem theo cả
những hạt Ca(OH)
2
, rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt tỏa ra nhiều nên
nhiệt độ của hố vôi rất cao. Vì vậy, người và động vật cần tránh xa hố vôi để tránh
rơi xuống hố vôi sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ.
Lớp 12
Câu 27: Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng lại có lớp cặn ở dưới đáy
ấm ? Cách tẩy lớp cặn này ?
Trong tự nhiên ở một số vùng nước có chứa muối Ca(HCO
3
)
2
, Mg(HCO
3
)
2
.
Khi nấu sôi sẽ xảy ra phản ứng hóa học:
Ca(HCO
3
)
2

0
t
→
CaCO

3
↓ + CO
2
↑ + H
2
O
Mg(HCO
3
)
2

0
t
→
MgCO
3
↓ + CO
2
↑ + H
2
O
CaCO
3
, MgCO
3
sinh ra đóng cặn.
Cách tẩy cặn ở ấm : Cho vào ấm một lượng giấm ( CH
3
COOH 5%) và rượu,
đun sôi rồi để nguội qua đêm thì tạo thành dung dịch chỉ cần ta đổ ra và rửa sạch.

Bài 26 : Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ.
Câu 28: Phương pháp để loại bỏ một lượng lớn khí SO
2
, NO
2
, HF trong khí
thải công nghiệp.
Trang: 12 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh
Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống
Dùng nước vôi trong. Dẫn khí thải qua bể nước vôi trong, khí độc sẽ bị giữ
lại. Do
SO
2
+ Ca(OH)
2

CaCO
3
+ H
2
O
4 NO
2
+ 2 Ca(OH)
2


Ca(NO
2
)

2
+ Ca(NO
3
)
2
+ 2H
2
O
2HF + Ca(OH)
2


CaF
2
+ 2 H
2
O.
Bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ.
Lớp 12
Câu 29: Tại sao khi thả viên nén vào nước thì viên nén tan nhanh và sủi nhiều
bọt?
Trong thành phần của viên nén có chứa CaCO
3
và axit xitric. Khi thả viên nén
vào nước, CaCO
3
tác dụng với dung dịch axit, giải phóng khí CO
2
nên ta thấy sủi
bọt nhiều.

Bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ.
Lớp 12
Câu 30: Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ với những hình dạng phong
phú đang dạng góp phần vào việc bảo tồn di sản văn hóa. Thúc đẩy phát triển du
lịch.
Trong dãy núi đá vôi chủ yếu là CaCO
3
khi trời mưa, trong không khí có CO
2
tạo

môi trường axit làm tan được đá vôi, những giọt nước mưa rơi xuống như vô
vàn mũi dao nhọn, sắc khắc vào đá những đường nét khác nhau.
CaCO
3
+ CO
2
+ H
2
O → Ca(HCO
3
)
2
Và xuất hiện quá trình điện li: Ca(HCO
3
)
2

0
t

→
Ca
2+
+ 2 HCO
3
-

CaCO
3

0
t
→
Ca
2+
+ CO
3
2-
Theo thời gian dần tạo ra các hang động khi nước có Ca(HCO
3
)
2
ở đất đá do
áp suất nhiệt độ đột nhiên thấp nên khi giọt nước nhỏ từ từ có tồn tại phương trình
Ca(HCO
3
)
2

0

t
→
CaCO
3

+ CO
2
↑ + H
2
O
Như vậy lớp CaCO
3
lưu lại ngày càng nhiều dày, gọi đó là thạch nhũ có màu
là do lẫn các oxit kim loại, có hình thù đa dạng.
Gv: Chiếu cho học sinh xem phong cảnh thiên nhiên, động phong nha, động
thiên đường…
Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm. Lớp 12
Câu 31: Vì sao phèn chua có thể làm trong nước?
Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngậm nước.
[K
2
SO
4
.Al
2
(SO
4
)
3
.24H

2
O], phèn chua không độc, có vị chua chát, ít tan trong nước
lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng. Khi tan trong nước, phèn chua sẽ bị thủy
phân và tạo thành Al(OH)
3
ở dạng keo lơ lửng trong nước.
Al
2
(SO
4
)
3
→ 2Al
3+
+ 3SO
4
2-

Trang: 13 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh
Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống
Al
2
(SO
4
)
3
+ 3H
2
O 2Al(OH)
3

↓ + 3H
2
SO
4
Chính những hạt Al(OH)
3
kết tủa dạng keo lơ lửng ở trong nước này đã kết
dính với các hạt bụi bẩn trở thành hạt to hơn, nặng hơn và lắng xuống. Vì vậy mà
nước trở nên trong hơn.
Đây là một ứng dụng quan trọng của phèn chua trong đời sống dùng làm
trong nước.
CHUYÊN ĐỀ 2: HÓA HỌC HỮU CƠ
Bài 21 : Công thức phân tử hợp chất hữu cơ. Lớp 11
Câu 1: Tại sao người ta hay ngâm quả hồng vào nước nóng hoặc nước vôi
bão hòa trước khi ăn ?
Trong tế bào của quả hồng có nhiều tanin (là chất bột màu vàng, dễ tan trong
nước). Khi ta ăn hồng, làm vỡ màng tế bào, tanin sẽ thoát ra làm cho lưỡi có vị
chát. Khi ta ngâm quả hồng vào nước vôi bão hòa hoặc xoa vỏ ngoài bằng vôi bột,
vôi sẽ làm cho tanin đóng rắn và không tan trong nước. Khi tăng nhiệt độ, tanin
cũng đóng rắn. Vì vậy khi ăn sẽ không tạo vị chát ở đầu lưỡi.
Bài 21 : Công thức phân tử hợp chất hữu cơ. Lớp 11
Câu 2: Tại sao khi dùng dao sắt để cắt lê, táo, hồng thì bề mặt của chúng bị
thâm đen .
Trong tế bào của quả hồng, lê, táo có nhiều tanin. Khi dùng dao bằng sắt để
cắt lê, táo, hồng tanin tác dụng với sắt tạo nên sắt (III) tanat có màu đen nên bề
mặt của chúng bị thâm đen.
Bài 21 : Công thức phân tử hợp chất hữu cơ. Lớp 11
Câu 3: Vì sao khi cầu thủ đá banh bị chấn thương trên sân, các y bác sỹ chạy
vào dùng bình thuốc nước xịt vào chỗ chấn thương của cầu thủ, lát sau, cầu thủ
đứng lên và tiếp tục thi đấu, không còn bị đau nữa. Bình thuốc xịt đó chứa chất gì

mà công dụng nhanh thế?
Khi cầu thủ chấn thương thì rất đau, cách tốt nhất lúc này là làm lạnh cục bộ
để cơ bắp mất cảm giác đau. Các y bác sỹ đã phun chất làm lạnh lên chỗ bị thương,
đó là etylclorua hay cloetan.(C
2
H
5
Cl).
Cloetan là chất có nhiệt độ sôi thấp(12,3
0
C). Ở nhiệt độ thường, khi tăng áp
suất, cloetan sẽ biến thành chất lỏng. Khi phun lên chỗ bị thương, các giọt cloetan
tiếp xúc với da. Nhiệt độ cơ thể sẽ làm cloetan sôi lên và quá trình bốc hơi xảy ra
nhanh, hấp thụ một lượng nhiệt lớn làm cho da bị đông lạnh và tê cứng. Do đó,
thần kinh cảm giác không truyền được cảm giác đau lên não, nhờ đó mà cầu thủ
không còn cảm giác đau. Đồng thời, do sự đông lạnh cục bộ khiến cho các huyết
quản chổ bị thương không ảnh hưởng đến cơ.
Bài 32: Ankin. Lớp 11
Câu 4: Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết? Trong nông nghiệp, đất đèn
dùng để làm gì?
Trang: 14 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh
Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống
Đất đèn có thành phần chính là canxicacbua (CaC
2
), khi tác dụng với nước
sinh ra khí axetilen và canxi hiđroxit.
CaC
2
+ 2 H
2

O

→ C
2
H
2
↑ + Ca(OH)
2
Axetilen có thể tác dụng với nước tạo ra anđêhit axetic (CH
3
CHO). Các chất
này làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm chết cá, trong
nông nghiệp từ lâu người ta đã dùng đất đèn để kích thích quả mau chín và chín
đồng loạt ở các kho.
Trong công nghiệp axetilen được dùng hàn, cắt kim loại
Bài 37: Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên. Lớp11
Câu 5 : Vì sao không dùng xăng pha chì nữa ?
Xăng pha chì là thêm tetraetyl chì có tác dụng tiết kiệm 30% xăng dầu khi sử
dụng. Nhưng khi cháy trong động cơ, chì oxit bám vào các ống xả thành xi lanh
nên thực tế xăng còn hòa tan thêm vào đibrom etan thì chì oxit sẽ bị chuyển thành
chì bromua (PbBr
2
) dễ bay hơi, thoát ra khỏi xi lanh, ống xã, thải vào không khí
làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì chì sẽ ở trong môi trường không khí, tồn
tại trong thực vật, động vật nên khi tiếp xúc với khí thải, động, thực vật bị bệnh sẽ
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Ngoài ra hơi brom bay ra
gây nguy hiểm đến đường hô hấp, làm bỏng da. Hiện nay, nước ta không sử dụng
xăng pha chì.
Bài 40: Ancol. Lớp 11
Câu 6: Trong y tế cồn được sử dụng đại trà khi tiêm, rửa vết thương… nhưng

các em có biết tại sao lại dùng cồn? Vì sao cồn có thể sát khuẩn?
Cồn là dung dịch ancol etylic (C
2
H
5
OH) có khả năng thẩm thấu rất cao, có thể
xuyên qua màng tế bào, tiến sâu vào trong gây đông tụ protein làm cho tế bào bị
chết (do protein là cơ sở sự sống của tế bào).
Thực tế thấy rằng chỉ có cồn 75% là khả năng sát trùng tốt nhất, vì nếu cồn >
75% thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein bị đông tụ nhiều, làm protein trên bề
mặt vi khuẩn đông cứng hình thành một lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào
nên vi khuẩn không bị chết. Nếu cồn quá loãng < 75% thì hiệu quả sát trùng kém.
Bài 44: Anđêhit. Lớp 11
Câu 7: Gương soi có lịch sử như thế nào?.
Thời xa xưa muốn soi mình phải soi qua mặt nước, khi đến thời đồ đồng thau
thì gương làm bằng đồng nhưng nhanh ố, sau dần chuyển sang thủy ngân tráng sau
tấm kính phẳng, nhưng thủy ngân gây ngộ độc cho người sản xuất. Dần dần và
ngày nay người ta đã thay thế bằng bạc tráng sau tấm kính nhờ phản ứng anđehit
(R- CHO) với dung dịch bạc nitrat/ trong môi trường NH
3
hay thay anđehit
bằng glucozơ.
RCHO + 2AgNO
3
+ 3NH
3
+ H
2
O → RCOONH
4

+ 2Ag ↓ + NH
4
NO
3
.
Bạc tạo ra bám chặt vào gương, người ta quét lên mặt sau chiếc gương một
lớp sơn dầu để bảo vệ. Phích nước cũng chế tạo bằng kiểu này.
Trang: 15 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh
Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống
Bài 45: Axitcacbonxylic. Lớp 11.
Câu 8: Giấm ăn là gì? Có ích gì

?
Trong giấm ăn có vị chua vì có 3- 5% là a xit axetic (CH
3
COOH). Giấm ăn có
tác dụng tạo vị chua và có tác dụng làm cho cơ thể có cảm giác muốn ăn và tiêu
hóa tốt, có khả năng tiêu độc sát khuẩn.
Bài 45: Axitcacboxylic. Lớp 11
Câu 9: Vì sao nước rau muống đang xanh, khi vắt chanh vào thì chuyển sang
màu đỏ?
Có một số chất hóa học được gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho màu của
dung dịch thay đổi khi độ axit thay đổi.
Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị này. Trong chanh có 7
% axit xitric. Vắt chanh vào nước rau làm thay đổi độ axit, do đó làm thay đổi màu
nước rau. Khi chưa vắt chanh, nước rau muống có màu xanh là chứa chất kiềm
canxi.
Bài 45: Axitcacboxylic. Lớp 11
Câu 10: Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau?
Do trong nọc ong, kiến, có axit fomic (HCOOH). Vôi là chất bazơ nên trung

hòa axit làm ta đỡ đau.
2HCOOH + Ca(OH)
2
→ (HCOO)
2
Ca + 2H
2
O.
Bài 6: Saccarozơ - Tinh bột và xenlulozơ. Lớp 12
Câu 11: Vì sao ban dêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà ?
Ban ngày, do có ảnh hưởng mặt trời nên cây xanh tiến hành quá trình quang
hợp, hấp thụ CO
2
và giải phóng khí oxi.
6nCO
2
+ 5nH
2
O → (C
6
H
10
O
5
)
n
+ 6nO
2

Nhưng ban đêm, do không có ánh sáng mặt trời, cây xanh không quang hợp,

chỉ có quá trình hô hấp nên cây hấp thụ khí oxi và thải ra khí CO
2
làm cho phòng
thiếu khí oxi và quá nhiều khí CO
2
.
Bài 6: Saccarozơ - Tinh bột và xenlulozơ. Lớp 12
Câu 12: Vì sao tay một người dính cồn iot cầm bánh mì thì có chấm xanh trên
bánh ?
Do cồn iot là hỗn hợp tan của iot và ancol etylic (C
2
H
5
OH ), iot gặp tinh bột
tạo ra phức màu xanh dương. Điều này cũng có thể giải thích khi bôi cồn iot lên
phía trong quả chuối xanh lại cũng có hiện tượng tương tự ( do trong chuối xanh có
tinh bột (C
6
H
10
O
5
)
n
. Nhưng nếu là chuối chín thì không thấy hiện tượng này (do
chuối chín chuyển tinh bột thành đường glucozơ (C
6
H
12
O

6
). Người ta sử dụng tinh
bột để nhận biết iot và ngược lại.
Dung dịch iot 5 % trong etanol (cồn iot) dùng làm thuốc sát trùng vết thương.
Bài 6: Saccarozơ – tinh bột và xenlulozơ. Lớp 12
Trang: 16 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh
Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống
Câu 13: Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt ? Ông bà ta có câu: “Nhai
kỹ no lâu”
Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người
có các emzim. Khi nhai kỹ trộn đều, tuyến nước bọt làm tăng cơ hội chuyển hóa
một lượng tinh bột theo phản ứng thủy phân thành mantozơ, glucozơ gây ngọt theo
sơ đồ:
(C
6
H
10
O
5
)
n
C
12
H
22
O
11
C
6
H

12
O
6
Tinh bột Mantozơ Glucozơ
Cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản của sự chuyển hóa tinh bột trong khi
ăn, qua đó cũng giúp học sinh hiểu được tại sao những người bị tiểu đường thường
ít ăn cơm, kiêng ăn bánh, hạn chế ăn uống đồ ngọt, nên ăn nhiều rau.
Bài 9: Amin. Lớp 12
Câu 14: Làm cá bớt tanh bằng phương pháp nào?
Khi nấu canh cá thì cho thêm chất chua (me, giấm…) để giảm mùi tanh của
cá. Chất chua (axit lactic có trong me, axit axetic có trong giấm, axit xitric có trong
chanh,…) nâng cao hương vị và hạn chế mùi tanh của cá.
Trong chất tanh của cá có chứa hỗn hợp các amin [(CH
3
)
2
NH và (CH
3
)
3
N], có
tính bazơ yếu. Các chất chua dùng để nấu canh cá đều axit hữu cơ, chúng có phản
ứng với các amin tạo thành muối. Do đó làm giảm hoặc làm mất vị tanh của cá.
CH
3
COOH + [(CH
3
)
2
NH] → [(CH

3
)
2
NH
2
]
+
[CH
3
COO]
-

Bài 11: Peptit và protit. Lớp 12.
Câu 15: Giải thích vì sao khi nấu canh cua thì có gạch cua nổi lên? Khi nấu
trứng thì lòng trắng trứng kết tủa lại.?
Vì trong những trường hợp đó có xảy ra sự kết tủa protit bằng nhiệt, gọi là sự
đông tụ. Một số protit tan trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng sẽ bị
kết tủa.
Đây là một hiện tượng mà học sinh thường thấy trong quá trinh nấu ăn, hoặc
làm thí nghiệm tại nhà.
Bài 11: Peptit và protein. Lớp 12
Câu 16: Tại sao khi nấu, xào thịt, đậu phụ không nên cho muối ăn (muối
NaCl) vào quá sớm ?
Vì trong đậu, thịt chứa protein (protit), vốn có tính keo khi gặp các chất điện li
mạnh, sẽ bị ngưng tụ thành những “óc đậu" khi nấu xào nếu như cho muối ăn vào
quá sớm, gây khó khăn cho thẩm thấu, đậu và thịt bị đông tụ cứng lại, không có lợi
cho tiêu hóa…
Bài 11: Peptit và protein. Lớp 12
Câu 17: Vì sao vắt chanh vào cốc sữa đặc có đường sẽ thấy có kết tủa ?
Trang: 17 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh

Amilaza, H
2
O Mantozơ, H
2
O
Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống
Trong sữa có thành phần protein gọi là cazein, khi vắt chanh vào sữa làm tăng
độ chua, tức làm giảm pH của dung dịch sữa tới pH đúng với điểm đẳng điện của
cazein thì chất này sẽ kết tủa. Khi làm fomat, người ta cũng tách cazein theo
nguyên tắc tương tự và cho lên men tiếp.
Bài 14: Vật liệu polime. Lớp 12
Câu 18 : Tác hại của việc sử dụng bao bì nilông khó phân hủy như thế nào?
- Bao bì nilông khi thải ra nguồn nước sẽ gây cản trở giao thông đường thủy,
gây tắc nghẽn các trạm bơm của các công trình thủy lợi, công trình cấp nước, khi
trôi xuống đường cống thoát nước mưa, bao bì nilông sẽ gây tắc nghẽn cống thoát
nước, làm gia tăng gập úng khi trời mưa và triều cường, tạo điều kiện cho muỗi và
dịch bệnh phát sinh.
- Bao bì nilông tích tụ với khối lượng lớn trong đất, đặc biệt những khu vực
trồng cây sẽ suy giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây do hệ thống màng
bao của của bao bì quấn vào các điểm hấp thụ trong rễ cây.
- Bao bì nilông thải ra bãi chôn lấp rác sẽ làm giảm hiệu quả của các quá trình
phân hủy sinh học rác. Là môi trường rất tốt cho các loại sinh vật độc hại phát
triển.
- Bao bì nilông khi bị đốt cháy sẽ tạo ra khí thải có chứa các chất ô nhiễm
không khí gây ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn
dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh cho trẻ nhỏ. Tro tạo thành khi thiêu
hủy nilông cũng chứa kim loại nặng, gây ô nhiễm môi trường.
Bài 14: Vật liệu polime. Lớp 12
Câu 19 : Bao bì thân thiện với môi trường là gì ?
Bao bì thân thiện với môi trường là tên gọi chung cho những sản phẩm bao bì

gây hại ít hoặc không gây hại với môi trường, bao gồm nhiều loại như túi giấy, túi
vải, sử dụng nhiều lần, túi dệt plastic, sử dụng nhiều lần, túi ni lông tự rã và tự
phân hủy sinh học.
Bài 14: Vật liệu polime. Lớp 12
Câu 20: Teflon là chất gì?
Teflon có tên thay thế là: poli (tetraflo etilen) [(CF
2
- CF
2
)]. Đó là loại polime
nhiệt dẻo, có tính bền cao với các dung môi và hóa chất. Nó có độ bền nhiệt cao,
có độ bền kéo cao và có hệ số ma sát rất nhỏ. Teflon bền với môi trường hơn cả Au
và Pt, không dẫn điện. Do có các đặc tính quý đó, teflon được dùng để chế tạo
những chi tiết máy dễ bị mài mòn mà không phải bôi mỡ (vì độ ma sát nhỏ), vỏ
cách điện, tráng phủ lên chảo, nồi… để chống dính.
* Bên cạnh đó giáo viên lồng ghép thêm vào một số câu trắc nghiệm để giúp
các em tự tin hơn khi làm bài kiểm tra trắc nghiệm.
Câu 1: Những người thiếu vitamin A thường được khuyên ăn các củ, quả chín có
màu đỏ như : củ cà rốt, quả đu đủ, quả cà chua, quả gấc vì trong đó có :
a. Vitamin A b.
β
- caroten ( thủy phân ra vitamin A)
Trang: 18 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh
Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống
c. Hợp chất este của vitamin A d. Các emzim tổng hợp vitamin A
Câu 2: Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở người cao tuổi là do:
a. Sự thiếu hụt sắt trong máu b. Sự thiếu hụt canxi trong máu
c. Sự thiếu hụt kẽm trong máu d. Sự thừa canxi trong máu
Câu 3: Sữa đậu nành một loại nước uống rất bổ dưỡng với sức khỏe con người,
nên uống sữa đậu nành vào thời điểm nào là tốt :

a. Trước khi ăn sáng b. Sau khi ăn sáng 1-2 giờ
c. Ngay sau khi ăn cam, quýt d. Trước khi ăn cam quýt
Câu 4: Những trường hợp bị say hay chết do ăn sắn có một lượng nhỏ HCN.
Lượng HCN tập trung phần nhiều ở vỏ sắn. Để không bị nhiễm độc HCN, khi luộc
sắn cần :
a. Rửa sạch vỏ rồi luộc
b. Tách bỏ vỏ ngâm nước rồi luộc, khi nước sôi nên mở vung khoảng 5
phút
c. Tách bỏ vỏ rồi luộc
d. Cho thêm ít nước vôi trong vào nồi luộc sắn để trung hòa HCN
Câu 5: Dung dịch NaCl có khả năng diệt trùng vì:
a. Có thể tạo ion Na
+
độc
b. Vi khuẩn chết vì bị mất nước do thẩm thấu
c. Dung dịch NaCl độc
d. Dung dịch NaCl có thể tạo ion Cl

có tính khử
Câu 6. 3 – MCPD là chất gây ung thư có trong một số loại nước tương, tên hóa
học 3- monocloro propan - 1,2- điol. Công thức cấu tạo của 3 – MCPD là
a. CH
2
OH-CHCl-CH
2
OH b. CH
2
OH- CHOH-CH
2
Cl

c. CH
2
Cl- CHOH-CH
2
Cl d. CH
2
OH- CHCl-CH
2
Cl
Câu 7. Lá của cây thuốc lá có chứa một loại amin rất độc với cơ thể là:
a. Cocain b. Heroin c. Nicotin d. Anilin
Câu 8. Ancol nào mà chỉ một lượng nhỏ vào cơ thể gây ra mù lòa, lượng lớn có
thể gây tử vong( thường có trong rượu sắn )?
a. CH
3
OH b. C
2
H
5
OH
c. CH
3
CH
2
CH
2
OH d. CH
3
- CH(OH)-CH
3

Câu 9. Axit oxalic- chất chống canxi thường có trong khế, me…(5 gam axit oxalic
đủ gây tử vong cho người lớn trong lượng 70 kg). Công thức cấu tạo của axit
oxalic là :
a. CH
3
COOH b. HOOC-COOH c. HCOOH d. H
2
CO
3
Trang: 19 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh
Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống
Câu 10. Nước đá“khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên thường dùng để tạo
môi trường lạnh và khô thuận tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là :
a. CO rắn b. H
2
O rắn c. SO
2
rắn d. CO
2
rắn
Câu 11 :Natri peoxit(Na
2
O
2
) khi tác dụng với nước sinh ra H
2
O
2
là chất oxi hóa
mạnh có thể tẩy trắng quần áo. Để tăng hiệu quả của tẩy trắng, người ta thường

cho thêm vào ít bột Na
2
O
2
. Cách tốt nhất để bảo quản bột giặt là
a. Để trong hộp không có nắp, để nơi râm mát
b. Để trong hộp có nắp kín, để nơi râm mát
c. Để trong hộp không có nắp trong bóng râm
d. Để trong hộp không có nắp, để ngoài ánh sáng cho bột giặt luôn khô ráo
Câu 12. Người ta cho thêm Urê vào nước mắm mục đích gì?
a. Tăng độ đạm b. Bảo quản nước mắm c. Tạo màu d. Tăng thể tích.
Sau khi tổ chức cho học sinh hoạt động ngoại khóa theo chủ đề “Ứng dụng
của hóa học vào thực tiễn đời sống”. Các em trở nên mạnh dạn hơn, thích tự làm
thí nghiệm để nghiên cứu giải thích, tự thuyết trình nội dung mình có và trả lời
chất vấn được câu hỏi của bạn. Giáo viên là người tổ chức cũng là giám khảo để bổ
sung nội dung còn thiếu (nếu có) và chốt lại.
Kết quả phiếu thăm dò ý kiến về hoạt động ngoại khóa “Ứng dụng của hóa
học vào thực tiễn đời sống”.
Lớp Sĩ số Ý kiến
Biết và bổ ích Không bổ ích Không biết
12A2 45 44 0 1
12A3 38 37 0 1
12A9 37 35 0 2
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Qua nghiên cứu khảo sát thực tế và tổ chức các chủ đề ngoại khóa cho học
sinh tôi thấy các em dần trở nên yêu thích bộ môn hóa học, học sinh học tập tích
cực hơn. Giải thích được nguyên nhân, biết ứng dụng của bộ môn vào đời sống,
không còn căng thẳng tính toán khô khan trong các tiết học hóa, mà ngược lại thấy
rất gần gũi. Qua đó cung cấp thêm cho các em một số kiến thức thực tiễn có liên
quan đến bộ môn hóa trung học phổ thông.

Lớp Sĩ số Tiết học
trên lớp.
Học sinh
Tỷ lệ Hoạt động
ngoại khóa
Học sinh
Tỷ lệ
Trang: 20 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh
Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống
biết ứng
dụng của
hóa học
biết ứng
dụng của
hóa học
12A2 45 22 48,49 % 44 97,78 %
12A3 38 18 47,37% 37 97,34 %
12A9 37 18 48,64 % 34 91,89 %
Trong quá trình thực hiện chắc chắn là chưa nói hết được đủ các ứng dụng hóa học.
Rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và đồng nghiệp.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG.
- Tổ chức các chuyên đề ứng dụng thực tiễn của từng bộ môn vào đời sống để
học sinh tham gia học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nhằm bổ sung kiến thức cho
mình.
- Kết thúc một bài hoặc chương giáo viên đưa ra câu hỏi liên quan đến thực tế
đời sống mà học sinh hay gặp.
- Tham quan thực tế các cơ sở kinh doanh, sản xuất…
Trang: 21 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh
Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa, sách giáo viên 10,11,12– Tác giả: Nguyễn Xuân Trường - Nhà
xuất bản: Giáo dục - Năm 2008
2. Sách giáo khoa, sách giáo viên nâng cao 10,11,12 – Tác giả: Lê Xuân Trọng -
Nhà xuất bản: Giáo Dục - Năm 2006
3. Báo hóa học và ứng dụng – Tạp chí của hội hóa học việt nam - Số 16- Năm
2010
4. Báo hóa học và ứng dụng – Tạp chí của hội hóa học việt nam – Số 1- Năm 2011
5. Báo hóa học và ứng dụng – Tạp chí của hội hóa học việt nam – Số 5- Năm 2011
6. Báo hóa học và ứng dụng – Tạp chí của hội hóa học việt nam – Số 6- Năm 2011
7. Báo hóa học và ứng dụng – Tạp chí của hội hóa học việt nam - Số 8- Năm 2013
8. Báo hóa học và ứng dụng – Tạp chí của hội hóa học việt nam - Số 8- Năm 2013
VII. PHỤ LỤC.
Trang: 22 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh
Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống

MỤC LỤC
Trang
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 2
II.1. Cơ sở lý luận. 2
II. 2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài. 2
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP. 3
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 19
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 20
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
VII. PHỤ LỤC 21
Trang: 23 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh
Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống
Phiếu khảo sát
(v/v về việc thăm dò ý kiến.)

Biết các ứng dụng của hóa học trong đời sống
Xin cho biết ý kiến (đánh dấu x vào ô trống)
Ý kiến
Biết Không biết
Phiếu khảo sát
(v/v về việc thăm dò ý kiến.)
Sau khi tham gia buổi hoạt động ngoại khóa. Ứng dụng của hóa học trong đời
sống. Em hãy cho ý kiến bằng cách đánh dấu x vào ô trống,
Ý kiến
Biết và bổ ích Không bổ ích Không biết
Trang: 24 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh
Ứng dụng của hóa học vào thực tiễn đời sống
Trang: 25 Gv: Lâm Huỳnh Thị Ngọc Hạnh

×