Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn xây dựng một số đề tài nghiên cứu khoa học – môn hóa học cho học sinh phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.08 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Võ Trường Toản
Mã số:
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG MỘT SỐ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC –
MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
Người thực hiện: PHAN VĂN NHÂN
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: Hóa học 
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2013 – 2014
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Phan Văn Nhân
2. Ngày tháng năm sinh: 16 – 07 – 1985
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Cọ Dầu II, Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai.
5. Điện thoại: 01699433299
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn hóa học.
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Võ Trường Toản.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO


- Học vị cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2013
- Chuyên ngành đào tạo: Hóa học hữu cơ
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy hóa học.
Số năm có kinh nghiệm: 6
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: không.
2
Tên SKKN: XÂY DỰNG MỘT SỐ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC –
MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy và học ở nhà trường phổ thông
đang từng bước được tiến hành một cách sâu rộng, kết hợp nhiều hình thức, đặc
biệt là các phương pháp gắn lí thuyết với thực tiễn cuộc sống. Do đó, nhiều cuộc
thi khoa học, kĩ thuật được triển khai nhằm mục đích giúp học sinh phổ thông tìm
hiểu về các phương pháp nghiên cứu khoa học, ứng dụng những vấn đề lí thuyết
vào thực tiễn, từ đó làm tăng niềm say mê học hỏi, nghiên cứu của học sinh.
Bộ môn hóa học là môn khoa học tự nhiên gắn liền với đời sống, sản xuất,
nên rất cần những nghiên cứu, ứng dụng từ lí thuyết vào thực tiễn. Trong nhà
trường phổ thông, việc giảng dạy hóa học vẫn chủ yếu nặng về lí thuyết, việc thực
hành còn sơ sài và chưa mang tính ứng dụng. Việc tăng cường ứng dụng nghiên
cứu khoa học để góp phần giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, xã hội sẽ phát
huy những giá trị của kiến thức lí thuyết, đồng thời giúp học sinh bước đầu làm
quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học; học tập các phương pháp giải
quyết các vấn đề trong tự nhiên, xã hội.
Tuy nhiên, với những sự hạn chế về kiến thức, sự thiếu thốn về cơ sở vật
chất, việc học sinh tự tìm hiểu, mày mò để thực hiện các đề tài là hết sức khó khăn,
đòi hỏi có sự định hướng, giúp đỡ của giáo viên để học sinh có thể tạo ra các đề tài
phù hợp với điều kiện sẵn có và trình độ của học sinh.
Đề tài “ xây dựng một số đề tài nghiên cứu khoa học – môn hóa học cho học

sinh trung học phổ thông” nhằm mục đích:
– Định hướng một số đề tài nghiên cứu phù hợp cho học sinh.
– Hình thành các nhóm học sinh thực hiện các đề tài.
– Ứng dụng phương pháp dạy học theo dự án vào giảng dạy hóa học.
– Góp phần giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống ở địa phương.
3
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Việc triển khai các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cho học sinh phổ
thông đã được tiến hành trong những năm gần đây ở các tỉnh thành trong cả nước,
đã có rất nhiều đề tài có giá trị của học sinh được nghiên cứu. Tuy nhiên, việc triển
khai rộng rãi đến tất cả các trường, để thực sự trở thành phong trào thường xuyên
vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn như: tìm kiếm đề tài phù hợp, cơ sở vật chất, điều
kiện thực nghiệm còn rất hạn chế, kinh phí thực hiện
Phương pháp dạy học theo dự án đã rất phát triển ở phương Tây, ở Việt
Nam, việc đưa phương pháp dạy học theo dự án vào trong chương trình dạy học
không phải là ý tưởng mới lạ hay mang tính cách mạng trong giáo dục. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây việc triển khai dự án trong thực tế đã được phát triển
chính thức thành một chiến lược dạy học ở nhiều trường với một trong các hình
thức đó là các dự án sáng tạo khoa học, kĩ thuật.
Theo sự tìm hiểu của tác giả về công tác nghiên cứu khoa học của học sinh ở
trường trung học phổ thông Gia Định – TPHCM cho thấy nhiều hiệu quả tích cực
đối với việc dạy và học môn hóa học. Đối với trường THPT Võ Trường Toản, năm
2013 mới bắt đầu có các đề tài nghiên cứu của học sinh, gồm một đề tài môn vật lí
và một đề tài môn công nghệ. Bộ môn hóa học đã triển khai được một đề tài nhỏ.
Trong việc nghiên cứu thuộc lĩnh vực hóa học, đòi hỏi các thiết bị kĩ thuật cao,
nhiều hóa chất mà ở phòng thí nghiệm trường phổ thông không có sẵn, do đó việc
xây dựng các đề tài phù hợp, dễ làm, có tính gần gũi với học sinh là rất cần thiết.
Hiện cơ sở vật chất của trường đang được hoàn thiện, đội ngũ giáo viên cũng đầy
đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc nghiên cứu khoa học của học sinh, đặc
biệt là trong môn hóa học.

Trường THPT Võ Trường Toản ở vùng nông thôn, xung quanh khu vực có
rất nhiều loài thực vật, trong đó có nhiều thực vật có giá trị về mặt dược liệu, hơn
nữa một số công đoạn nghiên cứu về các loài thực vật không cần đòi hỏi nhiều
thiết bị, hóa chất phức tạp, vì vậy, việc tập trung khai thác các đề tài liên quan sẽ
thuận lợi.
Nước - nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải vô tận. Mặc dù
lượng nước chiếm hơn 97% bề mặt trái đất nhưng lượng nước có thể dùng cho sinh
hoạt và sản xuất rất ít, chỉ chiếm khoảng 3%. Nhưng hiện nay nguồn nước này
đang bị ô nhiễm trầm trọng do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là do sự
phát triển dân số, các hoạt động sản xuất và ý thức của con người. Ở vùng nông
thôn như huyện Cẩm Mỹ, thực trạng con người xả rác trực tiếp xuống các con suối
là rất thường xuyên và người dân chủ yếu sử dụng nước giếng khoan chưa qua xử
lí để phục vụ cho đời sống. Do đó, tìm hiểu về chất lượng nguồn nước, các biện
pháp cải tạo chất lượng nước là những vấn đề rất đáng quan tâm.
Việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học giúp cho việc cải tiến và đổi
mới các phương pháp dạy học hiện có; phát huy sự say mê nghiên cứu khoa học
của học sinh; tạo điều kiện cho học sinh bước đầu làm quen với việc nghiên cứu
4
khoa học, kĩ thuật, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề trong đời sống, sản
xuất.
Trong phạm vi của đề tài, tác giả trình bày hai dự án cho học sinh nghiên
cứu, dự kiến thực hiện trong thời gian tới (tại trường THPT Võ Trường Toản) và
hiệu quả của một dự án nghiên cứu đã được thực hiện (tại trường THPT Gia Định
– TPHCM) và một đề tài nhỏ đã thực hiện (tại trường THPT Võ Trường Toản). Đề
tài này góp phần bổ sung thêm các phương pháp dạy học hiện có, phát triển
phương pháp dạy học theo dự án, tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận nghiên cứu
khoa học kĩ thuật trong môn hóa học.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Phạm vi – đối tượng áp dụng:
– Đề tài được thực hiện trong phạm vi nhà trường phổ thông.

– Đề tài được ứng dụng cho học sinh phổ thông.
2. Thời gian thực hiện giải pháp:
– Ở trường THPT Gia Định: Năm học 2011/2012
– Ở trường THPT Võ Trường Toản: Năm học 2013/2014 và 2014/ 2015
3. Nội dung đề tài:
a, Các bước tiến hành cho học sinh nghiên cứu:
+ Lập các nhóm nghiên cứu: mỗi nhóm gồm 3 – 5 học sinh có trình độ phù
hợp với đề tài.
+ Phân công giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu: Giáo viên đóng vai
trò rất quan trọng trong việc định hướng, tư vấn, giúp đỡ các em hoàn thành đề tài.
+ Lập đề cương và phương pháp nghiên cứu: Với mỗi đề tài, dưới sự hướng
dẫn của giáo viên, học sinh tiến hành lập đề cương và tìm hiểu tổng quan, phương
pháp nghiên cứu cho đối tượng trong đề tài.
+ Thực nghiệm: Học sinh tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên cơ sở đề
cương và phương pháp nghiên cứu.
+ Ghi nhận kết quả và đánh giá quá trình thực hiện.
b, Các đề tài gợi ý:
 ĐỀ TÀI 1: CHIẾT XUẤT TINH DẦU TỪ CÂY BẠCH ĐÀN CHANH
Eucalyptus Citriodora (Hook.f) BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT LÔI
CUỐN HƠI NƯỚC.
Cây bạch đàn chanh có tên khoa học là Eucalyptus Citriodora (Hook.f) là
loại bạch đàn được trồng rất phổ biến ở Việt Nam, lá có mùi sả, chứa hàm lượng
tinh dầu lớn. Tinh dầu bạch đàn hay còn gọi là tinh dầu khuynh diệp có hương
thơm dịu mát làm thanh thản đầu óc và tác dụng làm mát da, là chất làm thông mũi
rất tốt khi bị cảm cúm và cảm lạnh, làm cơ thể sảng khoái. Tinh dầu khuynh diệp
có tác dụng trị cảm cúm và giúp các em bé không bị ảnh hưởng của gió độc, kích
5
thích tuần hoàn máu, đẩy nhanh sự hình thành tế bào mới, có thể dùng khi đau
nhức cơ và giúp làm lành chỗ da bị trầy xước. Tinh dầu khuynh diệp có khả năng
sát trùng và điều trị vết thương tốt. Được dùng để xông điều trị các chứng lên quan

đến đường hô hấp, hạ sốt. Ngoài ra, khi da bị dị ứng, côn trùng cắn có vết sưng có
thể bôi một ít tinh dầu khuynh điệp sẽ làm giảm tình trạng dị ứng, vết sưng. Tinh
dầu khuynh diệp có tác dụng làm se da rất tốt, pha chế thêm các loại kem và dầu
dưỡng không mùi để xông mặt hoặc thoa vào chân, nó giúp chống đổ mồ hôi chân.
Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước là một phương pháp chiết tách các
chất đơn giản, với các thiết bị dụng cụ không quá phức tạp, có thể thực hiện được
trong phòng thí nghiệm ở trường phổ thông.
Hiện nay, ở Việt Nam việc trồng bạch đàn chủ yếu lấy gỗ, chưa chú trọng
khai thác nguồn dược liệu từ cây bạch đàn, vì vậy đề tài này cũng góp phần nghiên
cứu khai thác tinh dầu cây bạch đàn.
Một số hướng dẫn cho học sinh thực hiện đề tài:
(1) Tìm hiểu về tinh dầu.
(2) Tìm hiểu về cây bạch đàn, xác định loài bạch đàn chanh ở địa phương.
(3) Tìm hiểu về phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
(4) Xây dựng qui trình thực nghiệm:
– Thu mẫu: dự kiến lá cây bạch đàn chanh ở địa phương
– Thực nghiệm:
+ Dùng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước tại phòng thí
nghiệm trường để chiết xuất tinh dầu.
+ Dùng một số phương pháp làm sạch tinh dầu như chiết, chưng cất
(5) Xác định một số tính chất của tinh dầu thu được.
 ĐỀ TÀI 2: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA HỌC CỦA NGUỒN NƯỚC
Ở SUỐI, AO, HỒ, GIẾNG KHOAN Ở ĐỊA PHƯƠNG.
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn
được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng 70% trọng
lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng
xương. Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn
ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh
dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch
nước. Uống không đủ nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như chức

năng các hệ thống trong cơ thể. Uống không đủ nước sẽ làm suy giảm chức năng
thận, thận không đảm đương được nhiệm vụ của mình, kết quả là trong cơ thể tích
lũy nhiều chất độc hại. Tuy nhiên một số người lại lầm tưởng về tác dụng của việc
uống nhiều nước, họ cho rằng uống càng nhiều nước thì sẽ tăng cường thải các
chất độc hại ra khỏi cơ thể, và họ đã uống quá nhiều nước (4-5 lít/ngày). Thực ra
khi uống nhiều nước sẽ gây quá tải cho thận, kèm theo với thải các sản phẩm
6
chuyển hóa, các chất độc hại, cơ thể còn thải các dưỡng chất và các nguyên tố vi
lượng.
Nước còn đóng vai trò rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và
sinh hoạt thông thường của con người. Tuy nhiên, nguồn nước ngày càng bị ô
nhiễm, gây ra những tác hại tiêu cực cho việc sản xuất, sinh hoạt và sự khỏe con
người.
Đề tài này giúp nghiên cứu một số chỉ tiêu hóa học của nguồn nước ở đại
phương, đặc biệt là phát hiện các loại ion kim loại nặng, nguy hại đến sức khỏe
con người trong các nguồn nước.
Một số hướng dẫn cho học sinh thực hiện đề tài:
(1) Tìm hiểu về các chỉ tiêu hóa học của một nguồn nước.
(2) Tìm hiểu các phương pháp xác định chỉ tiêu hóa học của một nguồn nước.
(3) Tìm hiểu phương pháp phân tích ion.
(4) Xây dựng qui trình thực hiện:
– Lấy mẫu: dự kiến lấy các nguồn nước ở ao, hồ, sông, suối, giếng khoan ở
địa phương.
– Thực nghiệm: Tiến hành xác định các chỉ tiêu hóa học của các nguồn nước
tại phòng thí nghiệm trường:
+ Xác định cặn toàn phần: sử dụng cách đun nóng một thể tích nước đến khi
thu được chất rắn có khối lượng không đổi.
+ Xác định độ cứng của nước.
+ Xác định pH của nước.
+ Định tính một số ion kim loại trong nước như: sắt, mangan, asen, chì

7
IV. KẾ HOẠCH CHI TIẾT CHO HỌC SINH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Thời gian thực hiện đề tài: đề tài được thực hiện trong thời gian 3 tháng.
 ĐỀ TÀI 1: CHIẾT XUẤT TINH DẦU TỪ CÂY BẠCH ĐÀN CHANH
Eucalyptus Citriodora (Hook.f) BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT LÔI
CUỐN HƠI NƯỚC.
THÁNG TUẦN CÔNG VIỆC CỦA HỌC SINH
1
1 - Tìm hiểu về cơ sở lí thuyết về tinh dầu.
- Tìm hiểu về cây bạch đàn (các tài liệu tham khảo
về thành phần, công dụng, dược tính…), đặc biệt là
các loại tinh dầu đã được cô lập từ cây bạch đàn.
- Tìm hiểu về phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi
nước, xây dựng trên lí thuyết một quy trình chưng cất
phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm sẵn có.
2
3
4
- Chuẩn bị hệ thống chưng cất lôi cuốn hơi nước (hệ
thống chưng cất, ống sinh hàn, bình lóng…)
2
5 - Thu hái mẫu cây bạch đàn (dự kiến tiến hành
nghiên cứu trên lá cây) tại địa phương.
- Tiến hành định danh, và sơ chế mẫu (rửa sạch, bỏ
đi những bộ phận hư, sâu).
- Chưng cất ngay mẫu cây tươi sau khi thu hái để
tránh thất thoát tinh dầu.
- Ngưng tụ tinh dầu, và làm sạch tinh dầu bằng các
phương pháp chiết, chưng cất lại…
6

7
8
3
9 - Tiếp tục tiến hành chưng cất thu tinh dầu.
- Đem phần tinh dầu thu được đi thử hoạt tính.
- Nghiên cứu, và thử ứng dụng của tinh dầu trong
việc chữa các bệnh thông thường, làm hương liệu và
làm đẹp…
10
11 - Đánh giá và kiểm nghiệm tính ứng dụng của đề
tài.
- Viết bài báo cáo về kết quả thu được.
12
8
 ĐỀ TÀI 2: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA HỌC CỦA NGUỒN NƯỚC
Ở SUỐI, AO, HỒ, GIẾNG KHOAN Ở ĐỊA PHƯƠNG.
THÁNG TUẦN CÔNG VIỆC CỦA HỌC SINH
1
1 - Tìm hiểu về các chỉ tiêu hóa học của một nguồn nước.
- Tìm hiểu các phương pháp xác định chỉ tiêu hóa học
của một nguồn nước.
- Tìm hiểu phương pháp phân tích ion.
- Xây dựng qui trình thực hiện trên lí thuyết, theo điều
kiện thiết bị và hóa chất cho phép.
2
3
4
2
5 - Lấy mẫu: dự kiến lấy các nguồn nước ở ao, hồ, sông,
suối, giếng khoan ở địa phương.

- Thực nghiệm: Tiến hành xác định các chỉ tiêu hóa học
của các nguồn nước tại phòng thí nghiệm trường:
+ Xác định cặn toàn phần: sử dụng cách đun nóng một
thể tích nước đến khi thu được chất rắn có khối lượng
không đổi.
+ Xác định độ cứng của nước.
+ Xác định pH của nước.
+ Định tính một số ion kim loại trong nước như: sắt,
mangan, asen, chì
6
7
8
3
9
10
11 - Đánh giá và kiểm nghiệm tính ứng dụng của đề
tài.
- Viết bài báo cáo về kết quả thu được.
12
V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
1. Hiệu quả chung của đề tài:
Đề tài được áp dụng góp phần làm phong phú các phương pháp dạy học, đổi
mới các hình thức dạy học, dạy học gắn liền lí thuyết và thực tiễn.
Tạo thuận lợi, định hướng cho học sinh bước đầu làm quen với việc nghiên
cứu khoa học.
Tăng hứng thú học tập, đam mê khoa học cho học sinh; Phát huy tính tự lập,
trách nhiệm cho học sinh; Phát triển khả năng sáng tạo, làm việc nhóm, rèn luyện
năng lực đánh giá và khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh.
Tạo sân chơi tri thức cho học sinh, góp phần đưa việc nghiên cứu khoa học
kĩ thuật của học sinh ở trường phổ thông thành một phong trào thường xuyên, bổ

ích.
9
- NaCl bão hòa
- Axit citric
- Chất tạo nhũ
- Chất bảo quản
Kiểm tra pH
- Chất diệt khuẩn
- Chất giữ ẩm
- Màu, mùi
- NaOH
- Etanol
- đun 90
o
C
- khuấy nhẹ
Lọc nóng với
than hoạt tính
(*)
Dầu thải chứa tạp
chất rắn
Lọc nóng bằng
bông gòn
(*)
Dầu thải
qua lọc
Dầu thải
sau khi xử lý
Xà phòng thô, NaOH dư
Glixerol

Xà phòng
Thành phẩm
Hỗn hợp qua lọc
pH ~ 8 – 10
Giải quyết được một số vấn đề trong đời sống, sản xuất ở địa phương.
2. Đánh giá kết quả:
a, Đánh giá kết quả của đề tài : ‘Điều chế xà phòng từ dầu ăn thải” (Học sinh
trường THPT Gia Định – TPHCM – Năm học 2011/2012)
 Mục đích:
Tận dụng lượng dầu thải bỏ đi ở các hộ gia đình làm xà phòng sẽ giúp hạn
chế chất thải hóa học tác động đến môi trường sống gây ô nhiễm nguồn nước, bảo
vệ sức khỏe con người, đẩy mạnh tiêu chí tái sử dụng hóa chất một cách “xanh” và
sạch.
Tối ưu hóa quy trình tổng hợp xà phòng dựa trên các yếu tố cơ bản: nhiệt độ
tiến hành phản ứng và hàm lượng NaOH
 Cách tiến hành: Sơ đồ tóm tắt quy trình điều chế xà phòng:
(*) Các quá trình lọc đều sử dụng phễu thủy tinh xốp và lọc nóng dưới áp suất thấp.
10
 Kết quả:
Điều chế thành công xà phòng có tác dụng giặt rửa từ dầu ăn thải ra từ các
hàng quán.
Phương pháp điều chế tương đối đơn giản, dễ thực hiện.
Xà phòng tự điều chế có các chỉ tiêu kiểm nghiệm đạt theo TCVN 2224 – 91
– Xà phòng tắm dạng bánh.
Xà phòng có độ tinh sạch cao, có khả năng giặt rửa, khả năng diệt khuẩn đã
được kiểm nghiệm, có mùi hương và màu sắc, không độc hại và không gây kích
ứng da.
Chi phí điều chế xà phòng không quá cao.
Bảng thống kê chi phí điều chế xà phòng từ “dầu thải”.
Thành phần Lượng sử dụng Giá cả (VNĐ)

Dầu thải 90 (g) 0
NaOH 25 (g) 450
NaCl 30 (g) 90
Etanol 5 (ml) 100
Axit citric 5 (g) 200
Chất tạo bọt 22 (g) 1760
Chất tạo mùi 5 (ml) 500
Chất tạo màu 0,1 (g) 50
Natri benzoat 2 (g) 200
EDTA 2 (g) 1000
Tổng cộng: 4350
11
b, Đánh giá kết quả của đề tài: “Xử lí một số kim loại và ion kim loại sau các
buổi thực hành thí nghiệm ở chương trình lớp 12 – học kì 2” (Học sinh trường
THPT Võ Trường Toản – Đồng Nai – năm học 2013/2014)
 Mục đích:
– Xử lí sơ bộ chất thải trong một số thí nghiệm để hạn chế ô nhiễm và tái sử dụng.
– Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
– Bước đầu hướng dẫn học sinh thực tập nghiên cứu khoa học.
 Cách tiến hành:
– Dùng các cốc lớn, có phểu lọc để lọc phần kim loại rắn và tách lấy phần dung
dịch chứa muối (các cốc được dán nhãn để tiến hành phân loại); Sau đợt thực hành
sẽ tiến hành xử lí.
– Phần kim loại rắn được xử lí sơ bộ bằng nước sạch, sau đó rửa bằng dung dịch
axit rất loãng để tái sử dụng hoặc hòa tan hết vào các axit tạo các dung dịch muối
tương ứng để sử dụng.
– Phần dung dịch chứa muối được kết tủa bằng dung dịch bazơ loãng, tách phần
kết tủa, rửa bằng nước nhiều lần, làm khô ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt phân thu
được các oxit tương ứng để làm mẫu quan sát hoặc dùng cho các thí nghiệm khác.
 Sơ đồ xử lý sau thí nghiệm: Dãy điện hóa của kim loại (trang 104 – sách giáo

khoa lớp 12 – Nhà xuất bản giáo dục)
+ Cốc 1 lọc ống nghiệm: Al tác dụng dung dịch HCl
+ Cốc 2 lọc ống nghiệm: Fe tác dụng dung dịch HCl
(Al
2
O
3
dùng làm mẫu vật cho việc quan sát tính chất vật lý và thí nghiệm)
12
Ống nghiệm 1
Cốc 1:
Lọc
Chất rắn:
Al
dd:
AlCl
3
, HCl
Rửa bằng nước
(nhiều lần)
Al sạch
dd Ca(OH)
2
Al(OH)
3
Nhiệt phân
Al
2
O
3

(Fe
2
O
3
dùng làm mẫu vật cho việc quan sát tính chất vật lý và thí nghiệm)
 Sơ đồ xử lý sau thí nghiệm: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm (trang 136 –
sách giáo khoa lớp 12 – Nhà xuất bản giáo dục)
(*) CO
2
tạo ra từ phản ứng phấn vụn (thu gom từ các lớp học) tác dụng với dung
dịch giấm.
13
Ống nghiệm 2
Cốc 2:
Lọc
Chất rắn:
Fe
dd:
FeCl
2
, HCl
Rửa bằng nước
(nhiều lần)
Fe sạch
dd Ca(OH)
2
Fe(OH)
2
Nhiệt phân
Fe

2
O
3
Ống nghiệm
Cốc :
Lọc
Chất rắn:
Al
dd:
NaAlO
2
, NaOH
Rửa bằng nước
(nhiều lần)
Al sạch
CO
2
dư (*)
Al(OH)
3
Nhiệt phân
Al
2
O
3
 Kết quả:
– Đã xử lí được 1 số ion kim loại như Mg
2+
, Al
3+

, Fe
3+
, Cu
2+
trong nước thải bằng
phương pháp kết tủa từ 5 thí nghiệm.
– Thu hồi và tái sử dụng các kim loại còn dư: Mg, Al, Fe, Cu.
VI. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Đề tài bước đầu hình thành, định hướng các dự án nhỏ cho học sinh nghiên
cứu khoa học, dễ áp dụng trong thực tiễn.
Thông qua đề tài này, tôi mong muốn sẽ có thêm nhiều đề tài khác phong
phú hơn, sâu hơn để định hướng cho học sinh nghiên cứu.
Thông qua việc áp dụng đề tài trong thực tiễn, việc nghiên cứu khoa học của
học sinh ở trường phổ thông còn gặp rất nhiều khó khăn, tôi mong muốn có sự hỗ
trợ hơn nữa từ phía thầy cô, nhà trường về kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu,
thiết bị, kinh phí
14
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng
Nai – Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Nai (2013)
2. Dạy học theo dự án – Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier – Tạp chí dạy và học
(2012)
3. Phương pháp dạy học theo dự án – Tống Xuân Tám – Khoa Sinh học, Đại học
sư phạm TPHCM (2011)
4. Điều chế xà phòng từ dầu thải – Hồ Minh Quang, Nguyễn Huỳnh Thùy Giang,
Bùi Nguyễn Khánh Uyên – THPT Gia Định (2011/2012)
5. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi – NXB Y học (2004)
6. Tinh dầu – Lê Ngọc Thạch – NXB đại học quốc gia TPHCM (2003)
7. Phương pháp cô lập các hợp chất hữu cơ – Nguyễn Kim Phi Phụng – NXB đại
học quốc gia TPHCM (2007)

8. Phân lập các hợp chất Citronellal và Geraniola trong nhóm tinh dầu –
(2013)
9. Hóa học phân tích, Tập 2 – Nguyễn Tinh Dung – NXB giáo dục (2003)
10. Xử lí nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp – Trịnh Xuân Lai – NXB xây
dựng (2004)
11. Giáo trình công nghệ xử lí nước thải – Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga – NXB
khoa học và kĩ thuật (2002)
NGƯỜI THỰC HIỆN
Phan Văn Nhân
15

×