Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

ĐỀ TÀI công nghệ sau thu hoạch quả bơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 22 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM





ĐỀ TÀI:













GVHD : Trƣơng Thị Mỹ Linh
Lớp : D10-TP
Nhóm : Nguyễn Thị Thảo Tâm
Trần Nguyễn Bích Trân
Trần Minh Ngọc
Lê Hữu Nhật Phú



Tp Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2012

CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH QUẢ BƠ GVHD: Trương Thị Mỹ Linh

Trang 2
Mục lục
A. GIỚI THIỆU CHUNG
I. Giá trị kinh tế, nguồn gốc phân bố 4
II. Đặc điểm thực vật và sinh lý 8
III. Điều kiện sinh trưởng 10
1. Nhiệt độ 10
2. Ẩm độ 11
3. Gió 11
4. Đất đai 11
IV. Thu hoạch và bảo quản 11
B. SÂU BỆNH VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
I. Bệnh hại thường gặp
1. Thối rễ do Phytophthora cinnamomi 13
2. Bệnh loét và thối thân do Phytophthora citricola 14
3. Bệnh đốm lá do Cerocospora purpurea 15
4. Bệnh héo rũ do Verticillium albo – atrum 15
5. Bệnh ghẻ vỏ quả do Sphaceloma perseae 16
6. Bệnh thán thư do Colletrichum gloeosporioides 17
7. Bệnh trên quả già 18
II. Sâu hại thường gặp
1. Các loại sâu ăn lá, gặm quả 18
2. Sâu cuốn lá (Gracilaria percicae Busk) 19
3. Rầy bông (Pseudococcus citri Risse) 19
C. HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƢƠNG LAI
1. Xà bông bơ

2. Dầu bơ
3. Bột bơ
4. Mỹ phẩm từ bơ


CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH QUẢ BƠ GVHD: Trương Thị Mỹ Linh

Trang 3


Mở đầu

Trái bơ là loại trái cây khá quen thuộc với nhiều người. Thế nhưng ít ai biết đến
công dụng quý giá của nó. Khác với nhiều loại trái cây khác như chuối, mít, xoài…
khi chín có vị ngọt, chua và hương đặc thơm đặc trưng cho mỗi loại. Trái bơ không có
đặc điểm như trên. Nhưng bù lại trái bơ có chất béo ngậy và chứa nhiều loại vitamin
A, B, D, E và một ít vitamin C. Ngoài ra người ta còn tìm thấy trong trái bơ có các loại
vitamin K, H, PP và các chất khoáng. Trên thế giới, tại các nước như Mỹ, Mexico,
Úc… Trái bơ được đánh giá cao và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như:
ăn quả tươi, chế biến nhiều món ăn ngon, tinh chiết tinh dầu, các sản phẩm bột trái bơ,
snack bơ và các sản phẩm lạnh đông, đặc biệt bơ được sử dụng rất nhiều trong mỹ
phẩm cho việc chăm sóc sắc đẹp. Ở Việt Nam trước đây, trái bơ chỉ được người dân
xem như một loại trái cây dùng để ăn chơi. Nhưng ngày nay nhờ những hiệu quả kinh
tế mà nó mang lại, trái bơ trở thành chiến lược phát triển.








CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH QUẢ BƠ GVHD: Trương Thị Mỹ Linh

Trang 4


Công nghệ sau thu hoạch quả bơ

A. Giới thiệu chung:
I. GIÁ TRỊ KINH TẾ, NGUỒN GỐC PHÂN BỐ:
1. Giá trị kinh tế:
- Trong các loại cây nhiệt đới và á nhiệt đới, bơ đứng vào bảng thứ 5 theo thống kê
của FAO (1977). Tổng sản lượng thế giới là 1.221.000 tấn, tập trung ở các nước châu
Mỹ về mặt tiêu thụ, các nước phát triển có nhu cầu ngày càng tăng đối với mặt hàng
ngày càng quen thuộc này.
- Thành phần dinh dưỡng của trái bơ cao hơn nhiều loại cây khác, nhất là về mặt
calo, protein, các chất muối khoáng; bơ là thực phẩm lý tưởng cho người bị bệnh tiểu
đường. Hàm lượng các chất dầu thực vật trong quả bơ rất cao (3-30%) và cơ thể con
người có thể hấp thụ đến 92,8%.

So sánh một số trái cây về mặt chất lƣợng (trong 100g phần ăn đƣợc).
Loại trái
Calo
Nƣớc
(g)
Protein
(g)
Lipid
(g)
Đƣờng

(g)
VitB1
(mg)
VitC
(mg)
Phosphor
(mg)
Calci
(mg)

102
79
1,1
6,1
13,2
0,05
8
38
12
Xoài
70
79,9
0,9
0,1
18,5
0,01
13

4
Đu đủ

45
87,1
0,5
0,1
11,8
0,03
73

24
Cam
40
88,6
0,8
0,2
9,9
0,07
43
23
21

- Mặc dù thành phần dinh dưỡng của trái bơ rất cao so với nhiều loại trái cây khác,
nhưng do mới phát triển trong thời gian gần đây, nên sản lượng bơ chưa cao, năng suất
bình quân chỉ đạt 8-15 tấn, ngay cả những vườn cây thâm canh ở California.
CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH QUẢ BƠ GVHD: Trương Thị Mỹ Linh

Trang 5

2. Nguồn gốc phân bố, phân loại:
- Đa số các giống bơ đều xuất xứ từ các vùng nhiệt đới Trung Mỹ như Mexico,
Guatemala và quần đảo Antilles. Trong những xứ này, người ta thường phát hiện

những cây bơ mọc hoang dại.
- Bơ gồm rất nhiều giống thuộc họ Lauraceae. Phần lớn các giống có tính cách
thương mại đều thuộc vào 3 chủng: chủng Mexico, chủng Guatemala và chủng
Antilles hay West Indian.
- Chủng Guatemala và West indian (Antilles) được xếp vào loài Persea americana
Mill.
- Chủng Mexico được xếp vào loài Persea drymyfolia.
- Đặc tính của 3 chủng loại bơ quan trọng:
 Chủng Mexico: Có lá thay đổi nhiều về kích thước, lá có màu xanh lục, mặt
dưới nhạt hơn mặt trên, đặc biệt khi vò lá ngửi có mùi hôi anique. Trái thường
dài dạng quả lê, dạng đu đủ. Chất lượng rất tốt do hàm lượng chất béo rất cao:
15-30% (trên thị trường gọi là bơ sáp). vỏ trái mỏng, thường trơn tru, khi chín có
màu xanh, vàng xanh, hay đỏ tím, đỏ sẫm tùy giống. hạt hơi lớn, vỏ hạt mỏng,
mặt ngoài hạt trơn láng, khi chín hạt nằm lỏng trong lòng quả nhưng lắc không
kêu. Thời gian từ khi ra hoa đến lúc trái chín thường từ 8-9 tháng. Đây là chủng
bơ có chất lượng cao nhất và có đặc tính chịu rét tốt nhất.









 Chủng Guatemala: có lá màu xanh sẫm hơn chủng mexico và chủng Antilles,
khi vò lá không có mùi hôi. Đọt non màu đỏ tối. Thời gian từ lúc trổ hoa đến lúc
CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH QUẢ BƠ GVHD: Trương Thị Mỹ Linh

Trang 6

trái chín thường từ 9-12 tháng. Trái nhiều cuống trái dài, vỏ hơi dày và có sớ gỗ.
Da thường sần sùi như da cá sấu. Hạt nhỏ và nằm sát trong lòng quả. Thịt quả
dày cơm, có hàm lượng dầu béo 10-15%. Mặt ngoài hạt láng hoặc trơn láng.
Chủng này có sức chống chịu rét khá tốt.










 Chủng Antilles hoặc West Indian: có lá to, lá thường có màu sắc gần như
đồng đều ở hai mặt lá; khi vò nát lá, ngửi không thấy mùi vị gì cả. Thời gian từ
lúc trổ hoa đến lúc trái chín thường từ 6-9 tháng. Trái thường to, có trái rất to.
Cuống trái ngắn. Vỏ trái hơi ngắn và dai, dày trung bình 0,8-1,5 mm. Da trái có
màu xanh và khi chín thì đổi sang màu xanh hơi vàng. Thịt quả có hàm lượng
dầu 3-10%. Hạt khá lớn và nằm lỏng trong lòng quả, khi chín lắc qua nghe tiếng
kêu. Mặt ngoài của hạt sần sùi, vỏ bao quanh hạt không dính liền với hạt. Chủng
Antilles chịu rét yếu nhưng chịu nóng và chịu mặn (3% trong nước tưới).










CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH QUẢ BƠ GVHD: Trương Thị Mỹ Linh

Trang 7

ChủngAntilles hoặc West Indian
ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT 3 LOẠI BƠ:

Chủng bơ
Màu lá
Cỡ
trái
Vỏ trái
Dầu
trong
cơm
Hạt
Khoảng
rỗng hạt
Chịu
rét
Ƣu điểm
chung
Mexico
Hôi mùi
anique
Nhỏ
Mỏng
0,8mm
Cao

To
Lỏng không
sát thịt
Tốt
Chịu rét,
chất
lượng tốt
Guatemala
Không
hôi
Nhỏ,
lớn
đều có
dày 1,5-
1,8mm
trung
bình
nhỏ
dính chặt
vào cơm
khá tốt
chịu rét
khá tốt
Antilles
Không
hôi
rất lớn
và nhỏ
trung
bình 0,8-

1,5mm
thấp
to
lỏng, khi
chín lắc kêu
yếu
Chịu
nóng,
chịu mặn

- Hiện nay trên thị trường đẵ xuất hiện1 giống bơ có tên Booth mới, nguồn gốc từ
Mỹ được nghiện cứu và tiến hành khảo nghiệm từ Cty TNHH Tư vấn đầu tư phát triển
nông lâm nghiệp EaKmát (Viện KHKTNLN Tây Nguyên).
Ưu điểm nổi trội của bơ Booth là hàm lượng chất béo cao, đạt 15% so với 5% ở
giống bơ nước và dưới 10% ở giống bơ địa phương, có hương vị thơm ngon. Ngoài ra,
trái bơ có vỏ dày, thời gian bảo quản có thể kéo dài trên 10 ngày, đáp ứng yêu cầu cho
xuất khẩu. Đặc biệt thời vụ thu hoạch bơ Booth vào tháng 10 – tháng 11, muộn hơn so
với các giống bơ địa phương trên 2 tháng.

- Căn cứ vào các đặc điểm trên, có thể nghi nhận các vùng phân bố của các chủng
bơ ở Việt Nam cụ thể Đà Lạt-Lâm Đồng như sau:

 Vùng Đà Lạt: hiện diện chủ yếu các giống thuộc chủng Mexico do đặc
CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH QUẢ BƠ GVHD: Trương Thị Mỹ Linh

Trang 8
điểm chịu rét rất giỏi của nó, bên cạnh đó còn phát hiện các giống thuộc
chủng Guatemala, nhưng chủng này chiếm tỷ lệ rất ít.
 Vùng Đức Trọng, Đơn Dƣơng, Bảo Lộc: trong các huyện này, chủng
Antilles chiếm tỷ lệ cao nhất so với các chủng khác.

 Vùng Di Linh: được xem là vùng phân bố chủng Guatemala.
 Vùng chuyên canh bơ Tây Nguyên: tại tỉnh ĐăkLăk có khoảng 80.000
người trồng bơ với diện tích đạt gần 2.700ha, sản lượng hàng năm bán ra thị
trường hơn 40.000 tấn.

- Bơ rất dễ trồng, gần như không cần phải bón phân và để công chăm sóc. Cây
trồng khoảng 3-4 năm đã cho quả bói. Vụ bơ chính bắt đầu từ tháng 5-9, bình quân
mỗi cây có thể cho từ 100-150 kg quả, với giá khoảng 3000đ/kg thì mỗi ha bơ (150
cây) có thể cho thu nhập không dưới 45 triệu đồng. Thực tế ở Tây Nguyên bơ chỉ là
một thứ cây trồng “tay trái”, nguyên nhân do đầu ra của sản phẩm hạn hẹp, không
được quảng bá.
- Song những năm gần đây, trái bơ Tây Nguyên đã có mặt tại các chợ , siêu thị
trong cả nước, và còn xuất khấu sang Trung Quốc, khiến nông dân một số nơi đã nhìn
nhận lại giá trị của loại trái cây này.

- Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã tạo được một tập đoàn
57 giống bơ mới tuyển chọn từ những cây đầu dòng trong nước và 12 giống nhập
ngoại. Bà con nên mua những giống bơ mới này để trồng.

II. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT:
1. Đặc điểm thực vật:.
Bơ (Persea americana) là một cây hai lá mầm, họ Lauraceae.
Giới( regnum): Plantae
Bộ( ordo): Laurales
Họ( familia): Lauraceate
Chi ( genus): Persea
Loài ( species): P.americana
CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH QUẢ BƠ GVHD: Trương Thị Mỹ Linh

Trang 9


- Cây bơ cao khoảng 20 mét, lá chen kẽ, được xếp vào loại cây xanh lá quanh năm.
Lá lúc còn non thường có lông mịn, màu hơi đỏ hoặc màu đồng nhưng đến khi trưởng
thành, lá có màu xanh láng và dài. Chiều dài lá 12-25cm có hình thuỗng hoặc hình
dao. Chóp lá thường bén nhọn nhưng có vài giống chóp lá hơi tròn. Mùi vị của lá
thường chỉ đặc trưng cho loài Persea drymifolia Cham.et Schect. Khi vò ngửi có mùi
hôi.
- Hoa có màu xanh nhạt, hoặc xanh vàng, thường phát sinh thành chùm trên đoạn
cuối cánh quả. Khi hoa nở, hoa có đường kính 12-14mm. Hoa có 12 nhị, nhưng chỉ có
9 nhị hoạt động, mỗi nhị mang 4 túi phấn. Hoa chỉ có một nhụy và một tâm bì chứa
một tiểu noãn. Đa số các bộ phận của hoa có lông mịn.

2. Cấu tạo quả bơ

- Quả bơ có trọng lượng và hình dáng khác nhau tùy giống: tròn, trứng, quả lê,
thuỗn Trọng lượng thay đổi từ 60-150g, có giống quả rất to nặng đến 1,5 kg dài
khoảng 7-20cm. Trên thị trường những giống quả bé hoặc quá lớn đều ít được ưa
chuộng.
- Quả có ba phần rõ rệt: vỏ thịt và hạt. Bề dày và cấu tạo của vỏ thay đổi tùy giống.
Quả của những giống thuộc chủng Mexico thường có vỏ mỏng và láng, chủng
Guatemala và Antilles thường có vỏ dày hơn. Có giống quả vỏ sần sùi, có giống vỏ
láng và đôi khi có sớ gỗ. Màu sắc của vỏ quả biến động từ màu xanh sáng, màu xanh
nhạt, xanh vàng, hoặc tím đến tím sẫm khi quả chín.
CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH QUẢ BƠ GVHD: Trương Thị Mỹ Linh

Trang 10
- Thịt quả thường có màu vàng kem, vàng bơ, hoặc màu vàng sáng, có giống cho
thịt quả có màu vàng xanh ở sát phần vỏ quả. Thịt quả có hàm lượng dầu béo rất cao
so với các loại quả khác.
- Hạt được 2 lớp vỏ lụa bao bọc, gồm có hai tử diệp hình bán cầu. Giữa hai tử diệp

có phôi hạt nằm về phía cuống quả, và khi hạt nẩy mầm, cây mầm sẽ mọc thẳng từ
dưới lên theo trục thẳng đứng của hạt. Mặt ngoài tử diệp (nội nhũ) trơn láng hoặc sần
sùi tùy theo giống và hình dạng cũng biến động khá nhiều.
- Tỷ lệ giữa vỏ, thịt và hạt của quả cũng tùy thuộc nhiều vào giống; chẳng hạn như
ở giống Lula, hạt chiếm đến 25% trọng lượng quả.

III. ĐIỀU KIỆN SINH TRƢỞNG CỦA CÂY BƠ:
Cây bơ có rất nhiều giống thuộc các chủng khác nhau nên không thể nêu nên đặc
điểm sinh thái nói chung.
1. Nhiệt độ: Như đã trình bày, cây bơ có nguồn gốc ở các xứ nhiệt đới Trung Mỹ,
phân bố ở độ cao dưới 1.000 - 2.700 m. Ở đây các giống thuộc chủng Guatemala,
Mexico có thể chịu được nhiệt độ từ -20
o
C đến -60
o
C, các giống Antilles chỉ chịu được
nhiệt độ khoảng 0
o
C.
- Tại Đà Lạt, nhiệt độ tuyệt đối thấp rất hiếm khi đạt mức 0-10
o
C, nên các giống
Antilles kém chịu rét nhất cũng chịu được, do đó vấn đề nhiệt độ thấp đối với cây bơ
không quan trọng lắm. Vấn đề đặt ra là ảnh hưởng của nhiệt độ quá cao đối với sự
chống chịu của giống và vấn đề phẩm chất biểu hiện ở hàm lượng dầu trong quả.
- Như thế mỗi giống có yêu cầu về nhiệt độ khác nhau. Chẳng hạn như giống
Booth 7 bắt đầu rụng trái khi nhiệt độ xuống đến 3
o
C. Tuy nhiên, người ta tạm chia các
giống bơ ra thành 5 nhóm căn cứ vào sức kháng lạnh như sau:


o Nhóm chịu lạnh rất giỏi: có Lula, Taylor
o Nhóm chịu lạnh giỏi: có Nabal, Hall, Tonnage
o Nhóm chịu lạnh khá: Booth 8, Monroe, Wagner, Choquette
o Nhóm chịu lạnh kém: Booth 7, Waldin, Hickson, Collinson, linda
o Nhóm chịu lạnh rất kém: Pollock, Trap

CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH QUẢ BƠ GVHD: Trương Thị Mỹ Linh

Trang 11
2. Ẩm độ: lượng mưa tối thích cho cả năm là 1.000 - 1.500mm. Khi bơ ra hoa, nếu
gặp trời mưa dầm, ẩm độ không khí quá cao, hoa sẽ rụng nhiều. Do đó, bơ cần có một
mùa khô mát để ra hoa đậu quả tốt. Mưa nhiều vào mùa quả chín cũng làm giảm chất
lượng quả, hàm lượng dầu không cao.

3. Gió: Cây bơ có gỗ dòn, chống gió yếu nên vấn đề trồng cây che chắn gió có tác
dụng hạn chế đổ gãy đồng thời giảm tốc độ bốc thoát hơi nước vào mùa ra quả (mùa
khô) để cây không bị rụng trái. Gió còn làm trái cọ sát lẫn nhau, cọ sát với lá, cành gây
ra bệnh sinh lý làm giảm giá trị trái bơ.

4. Đất đai: có thể trồng bơ trên nhiều loại đất khác nhau: đất sét pha cát, đất pha
sét, đất thịt nặng. Nhưng vấn đề đặc biệt cần lưu ý là đất phải thông thoáng, dễ thoát
nước, giầu chất hữu cơ. Lớp đất thông thoáng thoát thủy phải sâu ít nhất là 90 cm. Đất
có mạch nước ngầm thấp sâu ít nhất là 2m, vì trong thời kỳ đầu sinh trưởng, rễ bơ ăn
cạn, cây vẫn phát triển tốt nhưng càng về sau, bộ rễ ăn càng sâu, gặp đất úng thủy, rễ
phát sinh nấm Phytophthora làm chết cây.

IV. Thu hoạch và bảo quản
- Cây ươm hạt bắt đầu có trái sau khi trồng được 5 hoặc 7 năm. Cây tháp bắt đầu
cho trái bói sau khi trồng 1 đến 2 năm, nhưng không nên duy trì để thu hoạch quả

những năm đầu (3 năm trở lại); đến năm thứ 4 chỉ để một số trái tương xứng với hình
vóc của cây; và năm thứ 5 khi tiềm lực cây đủ cho năng suất thì không tỉa bỏ trái nữa
mà chỉ áp dụng cho những giống có khuynh hướng ra trái quá sức như Booth 8 chẳng
hạn.
- Sau khi cây trổ hoa được từ 6 -12 tháng thì trái chín, thời gian này tuỳ theo giống.
Năng suất cũng biến thiên rất nhiều theo giống, nhưng năng suất bình quân thường 8-
20 tấn/ha. Việc tiến hành thu hoạch, thời điểm hái trái sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến
phẩm chất cũng như điều kiện bảo quản, vận chuyển. Thông thường dựa vào màu sắc
của da, nhưng ở Califorlia, người ta giám định hàm lượng dầu trong cơm.
- Trái bơ có thể bảo quản lạnh hoặc ở nhiệt độ thường. Thông thường các giống bơ
CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH QUẢ BƠ GVHD: Trương Thị Mỹ Linh

Trang 12
có thể bảo quản lạnh ở nhiệt độ 7
o
C, nhưng những giống thuộc chủng Antilles phải
được bảo quản ở nhiệt độ cao hơn 12
o
C.

B. Sâu bệnh và cách phòng trị:
BỆNH HẠI THƢỜNG GẶP
1. Thối rễ do Phytophthora cinnamomi

Tác hại:
- Là bệnh hại nguy hiểm nhất của cây Bơ, gây hại ở mọi lứa tuổi của cây và gây
bệnh trên hàng ngàn ký chủ khác. Phát triển mạnh trên chân đất quá ẩm, thoát nước
kém.
- Nấm xâm nhập làm hư rễ chính (rễ cọc), sau đó nấm lan tràn phá huỷ cả bộ rễ làm
cây chết rụi. Cây bị bệnh có tán lá xơ xác, lá đổi sang mầu xanh nhạt rồi rụng. Cành

chết dần từ ngọn xuống thân chính.
- Lây lan nhanh, dễ lây lan qua cây giống vườn ươm có sẵn mầm bệnh; hạt giống
lấy từ quả rụng trên đất nhiễm mầm bênh; dụng cụ; giày dép; người và gia súc di
chuyển.
Triệu chứng:
- Lá nhỏ, xanh nhạt hoặc vàng, thường héo rũ với đầu lá úa nâu. Tán lá thưa, ít ra lá
mới. Nhiều cành nhỏ trên ngọn bị chết.
- Cây bệnh vẫn mang nhiều quả nhưng quả nhỏ, năng suất thấp.
- Cây bệnh rất ít ra rễ tơ. Rễ tơ nhiễm bệnh màu đen, dễ gãy và chết.
- Cây bệnh có thể chết nhanh hoặc chậm.
Biện pháp phòng trừ:
CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH QUẢ BƠ GVHD: Trương Thị Mỹ Linh

Trang 13
- Trồng trên đất thoát nước tốt; tạo mương rãnh thoát nước; vun gốc, trồng trên
luống cao; không trồng âm xuống đất.
- Không dùng cây giống có nguy cơ chứa nấm bệnh, dùng gốc ghép kháng bệnh.
- Tưới nước vừa đủ, không dùng nước có nguy cơ nhiễm bệnh.
- Không trồng lại ngay trên vườn có bệnh.
- Bón thạch cao (10 kg/cây); ủ lớp chất hữu cơ thô, xác bã thực vật.
- Bón phân đạm, phân gia súc vừa phải.
- Các loại thuốc hóa học nhóm Phosphite có thể giúp cây bệnh phục hồi, tuy nhiên
dùng thuốc trừ nấm luôn phải kết hợp với các biện pháp canh tác. Các loại thuốc trừ
nấm thường dùng có hiệu quả khá cao là:  Aliette
 Agri-fos, Fosphite (Phosphorous acid)
 Ridomil Gold
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên bao bì và cán bộ kỹ thuật hướng dẫn.

2. Bệnh loét và thối thân do Phytophthora citricola
Tác hại:

- Là bệnh nguy hiểm sau bệnh thối rễ, hệ ký chủ rộng thường gây hại cùng với bệnh
thối rễ Phytophthora cinnamomi.
- Tấn công vùng cổ rễ, gốc thân, cành già và cả trên quả.
- Bệnh phát triển sau khi nhiễm thông qua các vết thương, lây lan mạnh trong điều
kiện độ ẩm không khí cao, đất quá ẩm ướt.
Triệu chứng:
- Bệnh thường xuất hiện ở vùng gần mặt đất, đặc biệt nơi thân hoặc cành thấp có vết
thương. Vết loét ban đầu là một vùng vỏ màu nâu sẫm chảy nhựa đỏ, sau đó chuyển
sang nâu, trắng và khi khô có phủ lớp phấn.
- Cắt bỏ bề mặt vùng loét thấy vết thương màu cam cam hoặc nâu. Bệnh gây hại hệ
thống mạch dẫn.
- Cây bệnh bị yếu sức, vùng ngọn cây ít phát triển. Khác với bệnh thối rễ là kích
thước lá vẫn bình thường, với bệnh loét tán lá suy giảm từ từ, ít khô cành, rễ tơ còn
khá nhiều. Đôi khi cây bị vàng rụng nhanh và cây chết đột ngột.
CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH QUẢ BƠ GVHD: Trương Thị Mỹ Linh

Trang 14
- Quả đeo gần mặt đất dễ bị nhiễm bệnh này. Trên vỏ quả, vùng bệnh màu đen rất rõ
thường xuất hiện phía đuôi quả. Thịt quả bên trong cũng bị hư hỏng.
Biện pháp phòng trừ:
- Bao gồm vệ sinh đồng ruộng, gốc ghép kháng bệnh, nguồn nước không mang
mầm bệnh, không tạo vết thương trên cây.
- Sau khi cắt cành tạo hình hoặc phát hiện vết thương, xử lý thuốc trừ nấm bệnh.
Với vùng bệnh mới bị nhiễm, cắt bỏ mô bệnh và xịt thuốc trừ nấm.
- Các thuốc trừ nấm khuyến cáo là:  Aliette
 Agri-fos, Fosphite (Phosphorous acid)
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên bao bì và cán bộ kỹ thuật hướng dẫn.
- Phòng trừ bệnh trên quả bằng cách cắt bỏ những cành mang quả cách mặt đất dưới
1m, tỉa bỏ cành khô, tủ gốc dày, thu gom quả rụng đưa ra khỏi vườn.


3. Bệnh đốm lá do Cerocospora purpurea:

Triệu chứng, tác hại
Bệnh hại lá và trái, nấm bệnh xuất hiện rải rác trên lá có hình dạng và kích thước
gần giống nhau, hình có góc cạnh hoặc hơi tròn, mầu nâu. Những đốm này cũng có thể
liên kết lại với nhau thành những mảng. Trên trái bệnh tạo nên những mụt lồi cỡ 5mm,
có mầu nâu nhạt đến nâu đậm. Trái bị bệnh mất giá trị. Bệnh tồn tại trên lá già để phát
tán khi có điều kiện thích hợp.
Biện pháp phòng trừ: cắt tỉa cành, lá bị bệnh, phun thuốc bảo vệ.




CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH QUẢ BƠ GVHD: Trương Thị Mỹ Linh

Trang 15
4. Bệnh héo rũ do Verticillium albo – atrum:

Triệu chứng
- Cây bị nhiễm nấm thường đột nhiên bị héo lá trên một phần cây hoặc khắp cây. Lá
bị chết rất nhanh, đổi thành vàng nhưng lá khó rụng. Nếu lột vỏ của cành hoặc rễ cây
đã chết sẽ thấy những đường sọc màu nâu ở phần tiếp giáp vỏ và gỗ. Sau thời gian vài
tháng, mầm non phát sinh trở lại trên những nhánh chưa chết và trong vòng một hoặc
hai năm, cây sẽ sống trở lại bình thường và không còn triệu chứng gì cả. Nấm tồn tại
trong đất và gây bệnh cho nhiều loại thực vật ở bất cứ tuổi nào. Cây bệnh có thể chết
luôn hoặc sống trở lại, đối với những cây bị bệnh một phần thì phần bệnh không thể
cho trái trong vòng một hoặc hai năm.
Biện pháp phòng trừ :
- Dùng thuốc hóa học (Anvil, Daconil, Aliette…)
- Cắt xén kỹ khi cây vừa có triệu chứng bệnh, sau khi cây bị bệnh phục hồi, cắt bỏ

những nhánh nhỏ, chết.
- Không dùng cành tháp của những cây đã bị bệnh, nên dùng gốc ghép là những
giống thuộc chủng Mexico.
- Không nên xen canh hoặc luân canh bơ với các cây họ cà,
- Không trồng cây trên đất kém thông thoáng, ẩm thấp và úng thuỷ.







CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH QUẢ BƠ GVHD: Trương Thị Mỹ Linh

Trang 16
5. Bệnh ghẻ vỏ quả do Sphaceloma perseae.

Tác hại:
- Tấn công trên lá, cành và quả, rất nghiệm trọng ở vùng nhiệt đới ẩm cũng như một
số nước á nhiệt đới.
- Tình trạng bệnh tùy theo giống. Giống nhiễm nặng gây giảm năng suất do rụng
quả. Quả còn lại cũng không có giá trị thị trường do ngoại hình xấu.
- Khi thời tiết mưa nhiều, quá ẩm, nấm tấn công mô non của lá, cành, quả.
- Bào tử lây lan nhờ gió, mưa, hạt sương, côn trùng.
- Vết bệnh là cửa ngõ xâm nhập của các vi sinh vật gây thối quả.
Triệu chứng:
- Trên vỏ quả hình thành vết bệnh bầu dục, hơi gồ lên, màu nâu - nâu tím. Khi quả
gài, các vết bệnh liên kết, tâm vết bệnh co lại gây nứt, tạo thành mạng, toàn vỏ sần sùi.
Chất lượng thịt quả không bị ảnh hưởng nhưng trông bên ngoài vỏ rất xấu.
- Trên gần mặt dưới lá, cuống lá, cành non cũng bị vết ghẻ hình bầu dục dài.

Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh đồng ruộng, cắt bỏ cành bệnh sau thu hoạch, đốt cành, lá.
- Phun các thuốc có gốc đồng với nồng độ theo hướng dẫn trên nhãn.
- Thời điểm phun: đầu mùa nở hoa, gần cuối mùa nở hoa, 3 - 4 tuần sau khi tất cả
quả đã đậu.





CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH QUẢ BƠ GVHD: Trương Thị Mỹ Linh

Trang 17
6. Bệnh thán thư do Colletrichum gloeosporioides:


Tác hại:
- Đây là bệnh phổ biến ở tất cả các nước trồng Bơ, nhất là vùng nhiều mưa, bệnh
gây hại chủ yếu trên quả trước cũng như sau thu hoạch. Sau thời kỳ mưa dài, ẩm độ
cao, quả sau thu hoạch thường bị bệnh nặng hàng loạt.
Triệu chứng:
- Trước thu hoạch, trên vỏ quả xuất hiện những vết nâu đen nhỏ đường kính dưới
5mm. Nếu không có vết thương do côn trùng hoặc gió thì vết bệnh không phát triển
thêm.
- Sau thu hoạch, vết bệnh ngày càng đen hơn và to hơn với những chỗ lõm. Sau
cùng vết bệnh lan ra khắp cả bề mặt vỏ quả, cũng như bên trong thịt quả. Khi cắt đôi
quả ngang qua chỗ bệnh, vùng lan vào thịt quả thường có dạng hình cầu. Phần thịt quả
bị hỏng lúc đầu cứng sau đó mềm nhũn. Trên bề mặt vỏ quả có thể hình thành những
khối bào tử màu tím.
Phòng trừ tổng hợp:

- Căt tỉa bỏ những cành bệnh, lá bệnh.
- Cắt bỏ những cành thấp cách mặt đất dưới 1m. Trước mùa hoa cắt bỏ hết cành
khô, quả còn sót trên cây. Chỉ tạo hình và thu hoạch trong điều kiện khô ráo
- Không cần thiết xử lý thuốc trừ nấm cho quả sau thu hoạch nếu được thu hái, vận
chuyển, bảo quản phù hợp. Giữ cho quả khô và mát cho tới khi bán. Nhiệt độ sau thu
hoạch là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của bệnh. Ngay sau khi thu
hoạch, bảo quản lạnh trong phạm vi 5 - 12
0
C tùy theo giống.
- Khi cần có thể phun các hợp chất có đồng để hạn chế bệnh, theo hướng dẫn của
chuyên gia.
CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH QUẢ BƠ GVHD: Trương Thị Mỹ Linh

Trang 18

7. Bệnh trên quả già:
- Nấm bệnh xâm nhập từ khi quả đang phát triển (đường kính 1-3cm) tạo ra các
điểm đen nhỏ trên vỏ quả, ở các giống bơ Sáp nhìn khá rỏ vào thời điểm sắp thu hoạch
những vết nứt nhỏ, hình dấu cộng trên vỏ quả, các điểm đen này nứt và tách ra, làm
giảm mẫu mã và giá bán. Cần tạo vườn thông thoáng, dọn sạch tàn dư, sau đậu trái nên
phun thuốc phòng ngừa.

SÂU HẠI
1. Các loại sâu ăn lá, gặm quả:

- Có rất nhiều loài, có hai loài đã được định danh là Seirarctia echo và Feltia
subterrania F. Sâu ăn trụi lá làm chết cây con và làm giảm sức tăng trưởng cây lớn.
Có thể tìm thấy sâu trên lá, trên cành hoặc vỏ thân cây. Ban ngày, sâu ẩn núp dưới gốc
cây, đêm đến bò ra phá hại.
- Biện pháp: Có thể phun khi trái bắt đầu chín bằng các loại thuốc hóa học như

Decis, Cymbush, Ambush… chú ý phải cách ly thuốc trước khi thu hoạch trái 14 ngày.
2. Sâu cuốn lá (Gracilaria percicae Busk):

CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH QUẢ BƠ GVHD: Trương Thị Mỹ Linh

Trang 19
- Bướm thường đẻ trứng trên lá mới ra, trứng nở thành sâu và lớn dần lên theo lá,
nhưng thông thường nhất là sâu nhả tơ cuốn lá lại để làm tổ. Sâu dài khoảng 10mm,
xanh và có những lằn ngang không rõ rệt. Trưởng thành, sâu làm nhộng trong các tổ
lá, nằm yên 5-7 ngày rồi vũ hóa.
- Biện pháp: Dùng các loại thuốc trừ sâu nội hấp để phun diệt trừ. Nếu có điều
kiện, trước khi phun thuốc, nên gỡ bỏ các tổ lá do sâu cuốn lại để tăng thêm hiệu lực
của thuốc.

3. Rầy bông (Pseudococcus citri Risse):

- Rầy thường xuất hiện vào mùa mưa, chích hút nhựa lá và đọt non, quả non làm
cây giảm sức tăng trưởng.
- Biện pháp: + Sử dụng bẫy đèn để thu hút rầy trước khi cây ra bông 1-2 tuần.
+ Sau khi thu hoạch cần xén tỉa cành, vệ sinh vườn

-Trong điều kiện trồng chưa tập trung như hiện nay, nhìn chung các loài sâu hại này
chưa gây hại có ý nghĩa kinh tế.

C. Hƣớng phát triển cho cây bơ:
-Ở Việt Nam, bơ hầu như chỉ được sử dụng để ăn trực tiếp hay chế biến thành sinh tố. Tuy
nhiên, ở các nước lớn khác như Mỹ, Úc, Mexico…. Bơ được sử dụng để chế biến nhiều
món ăn ngon, tinh chiết dầu ăn và đặc biệt bơ được sử dụng rất nhiều trong mỹ phẩm
cho việc chăm sóc sắc đẹp. Những sản phẩm này cũng là tiền đề hứa hẹn sẽ tạo ra
những thành công ngoài mong đợi cho các vùng trồng bơ hiện nay.

-Những sản phẩm từ bơ được phát triển:

CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH QUẢ BƠ GVHD: Trương Thị Mỹ Linh

Trang 20
1. Xà bông bơ
Xà phòng làm từ tinh chất quả bơ là một loại kem sang trọng và giữ ẩm tuyệt vời
của thiên nhiên, chống lão hóa da. Màu xanh của vỏ quả bơ làm sạch da, tăng thêm
độ cứng và màu sắc hấp dẫn cho thanh xà phòng.



2. Dầu bơ


-Sản lượng bơ ngày càng nhiều, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ bơ ngày càng tăng,
cùng với đặc tính hóa học của quả bơ là tỉ lệ chất béo trong bơ rất cao, từ đó việc sản
xuất dầu bơ bắt đầu được nghiên cứu.
Acid béo
Khung C
Số nối đôi
Hàm lượng%
Palmetic Acid

16
1
11.85
palmitoleic
16
1

3.98
stearic
18
0
0.87
oleic
18
1
70.54
CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH QUẢ BƠ GVHD: Trương Thị Mỹ Linh

Trang 21
linoleic
18
2
9.45
linolenic
18
3
0.87

Các chỉ số quan trọng trong dầu bơ
Chỉ số iod
79
Chỉ số xà phòng hóa
191
Chỉ số axit
1.65
Acid béo tự do
0.33


3. Bột bơ
-Bơ ở dạng bột là một sản phẩm được sản xuất nhằm mục đích kéo dài hạn sử dụng,
ngăn ngừa quá trình oxy hóa chất béo, sự mất mùi và màu sắc, hương vị. Đây là sản
phẩm tự nhiên không thêm bất kỳ phụ gia bảo quản nào và vẫn đảm bảo giá trị dinh
dưỡng và cảm quan.


3.mỹ phẩm
-Ngoài sản phẩm khá quen thuộc là mặt nạ bơ, thì nay trên thị trường nước ngoài cũng
đã có các sản phảm khác chiết xuất từ bơ như sữa rửa mặt bơ, kem bơ, son môi bơ, dầu
CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH QUẢ BƠ GVHD: Trương Thị Mỹ Linh

Trang 22
thơm bơ… Bơ đặc biệt chứa nhiều vitamin E, là một trong những chất dinh dưỡng
tuyệt vời giúp cho phụ nữ có làn da đẹp.


KẾT LUẬN

Trái bơ với những đặc tính đáng quý đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nước
như Mexico, Hoa Kỳ, Chilê Đồng thời, việc tìm ra các phương pháp bảo quản và sản
xuất các sản phẩm từ trái bơ góp phần nâng cao vị trí của trái bơ trên thị trường thế
giới hiện nay. Điều đó có nghĩa là trái bơ không còn là trái cây dùng để ăn chơi mà còn
được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp như : công nghệ thực phẩm, công
nghiệp dệt, ngành được phẩm đặc biệt là trong ngành mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp.
Tuy nhiên, ở Việt Nam trái bơ chỉ mới được quan tâm những năm gần đây và hầu hết
là tiêu thụ trong nước, người dân vẫn chưa biết nhiều về giá trị dinh dưỡng của cây bơ.
Do đó, cần phải xúc tiến thương mại, cải tiến các công đoạn như giống, thu hoạch, bảo
quản, mở rộng thị trường tiêu thụ bơ đặc biệt là xuất khẩu. Đồng thời, ở thị trường

trong nước cũng cần xây dựng thương hiệu và quảng bá quả bơ.

×