Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy tập làm văn lớp 4,5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.8 KB, 23 trang )

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tập làm
văn lớp 4,5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY TẬP LÀM VĂN 4-5

Họ và tên: Nguyễn Thị Bình
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị: Trường Tiểu học Phấn Mễ I- Huyện Phú Lương- Tỉnh Thái
Nguyên

PHẦN I: MỔ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, sáng tạo, thực
hành và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân. Nội dung chương
trình tập làm văn của lớp 4,5 hiện nay khá phong phú, học sinh
được học một số loại văn như: Kể chuyện, miêu tả, viết thư và một
số loại văn bản khác( trao đổi ý kiến, giới thiệu hoạt động, báo cáo
thống kê, thuyết trình tranh luận…).
Dạy tập làm văn lớp 4,5 nhằm tranh bị kiến thức và rèn
luyện các kĩ năng làm văn; góp phần cùng các môn học khác mở
rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô gích, tư duy hìh tượng, bồi
dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học
sinh.
Trong chương trình Tiểu học mới, các bài làm văn gắn với
chủ điểm của đơn vị học. Quá trìnhthực hiện các kĩ năng phân tích
đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng
hiểu biết về cuộc sống theo các củ đề đã học. Việc phân tích dàn
bài, lập dàn ý chia đoạn bài kể chuyện, miêu tả,biên bản,… góp
phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại của học
sinh. Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận


dụng các biện pháp so sánh nhân hoá khi miêu tả cảnh, tả người,
miêu tả nhân vật, miêu tả đồ vật; nhờ huy động vốn sống, huy
động trí tưởng tượng đẻ xây dựng cốt truyện. Khi học các tiết tập
làm văn, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con
người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn vănđiển hình. Khi phân
tích đề tập làm văn, học sinh lại có dịp hướng cái chân, cái thiện,
cái mĩ được định hướng trong các đề bài. Khi quan sát đồ vật trong
văn miêu tả, học sinh được rèn luyện cách nhìn đối tượng trong
quan hệ gần gũi giữa người và vật. Các bài luyện tập, làm báo cáo
thống kê, làm đơn, làm biên bản, lập chương trình hoạt động, viết
thư, trao đỏi với người thân, giới thiệu địa phương, tóm tắt tin tức,
…cũng tạo cơ hội cho học sinh thể hiện mối quan hệ với cộng
đồng. Những cơ hội đó làm cho tình yêu mến, gắn bó với thiên
nhiên, với người và vật xung quanh của trẻ nảy nở; tam hồn tình
cảm của trẻ thêm phong phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp
phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ.
Có thẻ nói, bàn đến việc dạy Tiếng Việt nói chung và dạy tập
làm văn nói riêng theo tinh thần đổi mới phương pháp, không áp đặt,
không làm thay, chỉ gợi mở để học sinh sắp xếp ý, viết câu, lập dàn
bài, giáo viên thường gặp khó khăn, kết quả học tập cảu học sinh còn
nhiều hạn chế. Đây là thực trạng rất phổ biến ở các lớp học, nhất là
các lớp ở vùng khó khăn về điều kiện sống, phương tiện, cơ sở vật
chất. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các em thiếu vốn từ
ngữ để diễn đạt.
Để giúp các thầy cô giáo giảng dạy tốt hơn phân môn tập làm
văn và giúp các em học sinh lớp 4, 5 học tập tốt hơn phân môn này, tôi
xin đưa ra “ Môt số biện pháp dạy học phân môn tập làm văn trong
Tiếng Việt 4,5 nhằm nân cao chất lượng dạy - học’’.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở điều tra thực trạng về chất lượng dạy và học phân

môn tập làm văn lớp 4, 5, từ đó đề xuất một số biện pháp giúp học
sinh học tốt hơn phân môn tập làm văn trong trường Tiểu học Phấn
Mễ I.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Học sinh lớp 4, 5 trường Tiểu học Phấn Mễ I.
- Nội dung: Xây dựng và triển khai một số biện pháp nhằm dạy
tốt phân môn tập làm văn lớp 4, 5.
- Thời gian: Trong 2 năm học 2007-2008 và 2008-2009.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng của việc giảng dạy và học tập
làm văn lớp 4, 5 qua 2 năm học 2007- 2008; 2008-2009 và nguyên
nhân của thực trạng đó.
- Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân của thực trạng trên,
đề ra một số biện pháp, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy
tập làm văn lớp 4, 5.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy
tập làm văn cho học sinh lớp 4, 5.
- Phương pháp điều tra chất lượng học tập phân môn tập làm
văn của học sinh lớp 4, 5 trong nhà trường.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp quan sát hoạt động dạy và học của giáo viên và học
sinh trên lớp.
- Phương pháp lấy ý kiến của đồng nghiệp, của chuyên gia.
- Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp thống kê toán học.
6. Đóng góp mới của đề tài:
- Cung cấp thêm cho học sinh một số vốn từ ngữ theo chủ đề.
- Giúp học sinh nâng cao vốn sống thực tế, biết bộc lộ cảm
xucsuy nghĩ của mình trong bài văn thật tự nhiên, thật sâu sắc.
7. Kế hoạch nghiên cứu:

- Tháng 10 và tháng 11 năm 2008: Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu đề
tài.
- Từ tháng 12/ 2008 đến tháng 2/ 2009: Giai đoạn nghiên cứu đề tài.
- Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2009: Giai đoạn soạn thảo và viết đề
tài.









PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận:
1. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dạy tập làm văn lớp 4, 5.
Theo “ Theo chiến lược con người” mà Đảng đã vạch ra đường
hướng rất đúng đắn là “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài”, nhà trường của chúng talà hướng đến phát triển tối
đa những năng lực còn tiềm ẩn trong mỗi học sinh. Ở trường Tiểu
học, đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo dục Tiểu học, việc chăm lo,
bồi dưỡng nâng cao chất lượng học tập cho học sinh góp phần đào
tạo nhân tài cho đất nước được xem là một nhiệm vụ cần thiết và
quan trọng.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy số học sinh được xem là phát
triẻn( có năng lực nhận thức, tư duy, vốn sống,…) chiếm từ 5- 10%
trong tổng số học sinh đến trường. Đồng thời những con số thống kê
cũng cho thấy, các tài năng xuất hiện từ rất sớm, hơn 1/3 những
người được xem là tài năng đã là những thần đồng khi chưa đầy 10

tuổi. Vì vậy, trên thế giới, người ta luôn quan tâm đến việc phát hiện
và bồi dưỡng nhân tài ngay từ những năm tháng đứa trẻ còn nhỏ
tuổi. Ở nước ta, từ nhiều năm nay, vấn đề này cũng đã được quan
tâm. Bên cạnh bộ sách giáo khoa môn Tiếng Việt Ở Tiểu học, chúng
ta còn có bộ sách Tiếng Việt nâng cao, những bài văn hay…nhằm
giúp học sinh nâng cao kiến thức tiếng việt, đặc biệt là kĩ năng làm
văn ở bậc Tiểu học. Đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ phát hiện
và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, bồi dưỡng nâng cao chất lượng
dạy làm văn trong môn Tiếng Việt còn có tác dụng thúc đẩy phong
trào thi đua dạy tốt - học tốt. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy có
tác dụng tích cực trở lại đối với giáo viên. Để có thể bồi dưỡng học
sinh, người giáo viên luôn phải tự học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức để
nâng cao trìng độ chuyên môn và năg lực sư phạm cũng như bồi
dưỡng lòng yêu nghề, tinh thần tận tâm với công việc.
Nhìn chung, nhiều năm nay, nhà trường chúng ta đã chú ý đến
việc nâng cao chất lượng môn học này nhưng chưa tạo cho công
việc này những điều kiện đầy đủ. Trên thực tế việc giải quyết mối
quan hệ giữa giáo dục toàn diện và bồi dưỡg nâng cao chất lượng
cho học sinh còn nhiều lúng túng. Đặ biệt việc bồi dưỡng nâng cao
chất lượng dạy tập làm văn trong môn Tiếng Việt 4, 5 càng gặp nhiều
khó khăn hơn bởi nhiều lý do: Về phía phụ huynh và học sinh, số học
sinh có hứnh thú học tập làm văn ít hơn học môn toán, số lượnh phụ
huynh học sinh có nguyện vọng cho con được bồi dưỡng phân môn
làm văn ít hơn môn toán. Về phía giáo viên, kỹ năng làm văn ( ngôn
ngưữ giao tiép ), khả năng tư duy nghệ thuật còn nhiều hạn chế. Số
giáo viên có kinh nghiệm dạy tập làm văn trong môn Tiếng Việt còn ít.
Thêm nữa, do kiến cơ bản về Tiếng Việt bị hao mòn nhiều, hoặc ít
được rèn luyện kỹ năng này khi còn học ở tại nhà trường nên việc
tiếp thu môn học cũng bị hạn chế. Nhiều học sinh thực sự lúng túng
khi phải bắt tay vào xât dựng dàn ý, viết một đoạn văn bản, ghi ý

chính và tóm tắt văn bản, chữa lỗi dùng từ, đặt câu,…bằng tiếng mẹ
đẻ của mình.
2. Nhiệm vụ của việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy tập làm
văn lớp 4, 5.Mục tiêu của việc bồi dưỡng nâng cao chất giảng dạy
tập làm văn không phải để tạo ra các nhà văn, nhà ngôn ngữ học
mặc dầu trên thực tế, trong số những học sinh nhận thức khá về
phân môn này, sẽ có nhưng em trở thàn những tài năng văn học và
ngôn ngữ học. Mục tiêu chính của việc làm này là bồi dưỡng lẽ sống,
tâm hồn, khả năng tư duy và năng lực ngôn ngữ, cảm thụ văn
chương cho học sinh, góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam hiện đại. Góp phần phát triển bốn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt
cho học sinh. Các hoạt động dạy học phân môn tập làm văn rất gần
vứi cuộc sống thực, do đó các kỹ năng nghe- nói- đọc- viết được vận
dụng, rèn luyện và nâng cao, cảcti thức Tiếng Việt được kiểm nghiệm
trong thực tiễn giúp học sinh hiểu rõ hơn, sâu hơn. Góp phần khơi
dậy, nuôi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt. Có một giai đoạn
nhiều người than phiền học sinh học trong nhà trường một thứ tiếng
việt khô cứng, xa lạ với tiếng việt hàng ngày của các em vẫn sử
dụng. Các em nói rất giỏi về khái niệm chủ ngữ, vị ngữ, danh từ,
động từ,…nhưng dùng tiếng việt lại lúng túng( nói năng ấp úng,
không có nghĩa, câu văn lủng củng,…). Giờ học tập làm văn lẽ ra
phải là giờ sinh động, hấp dẫn lại trở nên buồn tẻ, tạo nên không khí
không thích học. chính vì thế mà có câu: “Phong ba bão táp không
bằng nhữ pháp Việt Nam”. Có nhiều nhuyên nhân cần khắc phục
trong đó có một nguyên nhân chúng ta chưa coi trọng đó là: Dạy lý
thuyết hoạt động giao tiếp với việc day tập làm văn trong Tiếng Việt
lớp 4, 5. Trong giao tiếp, nội dung một ngôn bản sẽ được xác định từ
hai góc độ: Từ sự kết hợp các yếu tố theo đúng quy tắc ngôn ngữ,
sự lý giải ngôn bản của người tiếp nhận, xét dưới góc độ quy tắc
ngôn ngữ, ngôn bản là một hệ thống khép, nhưng xét dưới góc độ

người tiếp nhận nội dung ngôn bản lại là một hệ thống mở. Người
mang thông tin cuối cùng trong hoạt động giao tiếp phải là người
nghe, người đọc chứ không phải là bản thân ngôn bản. Bởi thế, việc
xử lí mối quan hệ giữa cách thức tổ chức ngôn ngữ trong ngôn bản
với các nhân tố ngoài ngôn ngữ, mà trước hết đối với đối tượng giao
tiếp là hết sức cần thiết. Điều này đòi hỏi người tạo ngôn bản phải
xác định vai của mình trong hoạt động giao tiếp, phải có những hiểu
biết về thói quen sử dụng ngôn ngữ, hoàn cảnh sống, nhu cầu, hứng
thú về đặc điểm tâm, sinh lý của đối tượng giao tiếp thì mới tao ra
được một ngôn bản tốt. Làm văn là một hoạt độnh giao tiếp; vì vậy,
việc rèn luyện kĩ năng làm văn vừa cần phải đúng qui tắc ngôn ngữ,
hay nói rộng hơn là đúng với những vấn đề kí mã, vừa cần phải đúng
qui tắc giao tiếp…
Để đạt được mục tiêu trên, việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng
dạy TLV cho HS lớp 4, 5 cần đặt cho mình những nhiệm vụ sau:
- Bồi dưỡng hứng thú học TLV cho HS.
- Bồi dưỡng vốn sống, bổ sung vốn từ ngữ cần dung ở từng thể
loại giúp các em có một số vốn từ co bản.
- ồi dưỡng kiến thức, kĩ năng làm văn cho HS.
- Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho HS.
II. Thực trạng của việc giảng dạy và học tập phân môn TLV lớp 4, 5
của nhà trường.
Nhìn một cách bao quát, việc giảng dạy phân môn TLV lớp 4, 5
hiện nay ở nhà trường chúng tôi đã có một số chuyển biến tích cực
so với khoảng ba, bốn năm trước đây. Trước hết, các qui định, nền
nếp về chuyên môn đã được các giáo viên thực hiện nghiêm túc hơn
với một tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm trong giảnh dạy. Chất lượng
gìơ lên lớp, chất lượng chấm bài, đã có những tiến bộ nhất định.
Việc dạy học theo lối không đúng vơi đặc trưng bộ môn- một trong
những nhược điểm nặng nề đã giảm đi một cách đáng kể. Đặc biệt,

một bộ phận giáo viên- nhất là những người vừa có trình độ, vừa có
tâm huyết với nghề đã có ý thức tìm tòi, thể hiện phương pháp giảng
dạy mớ, và ít nhiều họ đã gặt hái được những thành quả bước đầu
rất đáng trân trọng tuy chưa thường xuyên và ổn định. Việc sinh hoạt
chuyên môn ở các tổ khối đã đi vào nề nếp, dần dần đã có những
hiệu quả thiết thực; qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho một số giáo
viên mới vào nghề hoặc năng lực còn hạn ché nâng cao chất lượng
giờ dạy, đặc biệt là đối với những bài khó trong chương trình. Phong
trào thi GV dạy giỏi, đúc rút kinh nghiệm được nhà trường tiến hành
thường xuyên và đem lại những kết quả khá khả quan.
Trong năm học 2008- 2009 Tôi đã dự 55 tiết dạy môn Tiếng Việt
trong đó có 41 tiết đạt loại tốt, 12 tiết đạt loại khá, số tiết đạt yêu cầu
là 2, không có tiết nào chưa đạt yêu cầu. Nhờ chất lượng giảng dạy
của GV và sự nỗ lực học tập của HS, việc giảng dạy phân môn TLV
nhìn chung cũng có một số tiến bộ đáng mừng. Da phần các em
chăm học, số HS thích thú học TLV đã tăng ít nhiều so với những
năm học trước. Chất lượng học tập của các em ở tại xã, thị trấn đã
vượt xa những HS ở vùng sâu, vùng xa. Những học sinh đại trà tuy
chuyển biến chậm nhưng đã có một dấu hiệu tích cực. Đọc một số
bài văn của các em trong các lần kiểm tra định kì gần đây, thấy có
phần đỡ lỗi về chính tả, về dung từ, ngữ pháp hơn dăm năm về
trước. Những chuyển biến tích cực trong việc giảng dạy môn Tiếng
Việt nói chung phân môn TLV nói riêng xuất phát từ nhiều nguyên
nhân quan trọng nhất đó là:
Trước hết, phải kể đến sự tiến bộ trong giảng dạy TLV còn trực
tiếp bắt nguồn từ chương trình, SGK được biên soạn để đổi mới
phương pháp giảng dạy. Nhìn bao quát, tuy còn có những hạn chế
nhất định cần phải được điều chỉnh, nhưng chương trình và SGK
môn Tiếng Việt được biên soạn đã có sự tiến bộ rất xa so với SGK
trước đó. Ngoài ra, bằng tình yêu nghề, ý thức trách nhiệm đối với

HS than yêu, nhiều GV đã tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng những yêu cầu mới của chương
trình hiện nay.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, so với nhiệm vụ chung của ngành giáo dục,
việc dạy và học phân môn TLV còn nhiều hạn chế, bất cập. Tôi cho
rằng cần phải nhìn thẳng vào sự thật để phân tích một cách thấu đáo
điều này. Bởi lẽ, nó có ý nghĩa về nhiều phương diện, nhất là xác
định những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng dạy và học. Về
GV, thông qua các tiết dự giờ, vẫn còn một số tiết đạt yêu cầu, trong
đó đã có nhiều tiết GV còn co không ít những sai sót về kiến thức cơ
bản và hầu như chưa có ý thức về đổi mới phương pháp dạy. Qua
khảo sát ở một số lớp, cho thấy không ít HS chán học những tiết làm
văn, trước hết vì giờ dạy chưa đạt yêu cầu. Lẽ ra làm văn phải là cơ
hội tốt để các em tiếp xúc được cái hay, cái đẹp của tác phẩm nghệ
thuật ngôn từ, để có thể lớn khôn lên về trí tuệ, đặc biệt là về tâm
hồn tư tưởng, hình thành một nhân cách cao đẹp, thì có khi nó lại bị
biến thành một giờ học hết nhạt nhẽo, khô khan. Các em phải nghe
và ghi nhớ những nhận định sáo mòn, máy móc về văn chương hoặc
phải nghe những lời thuyết giảng khô khan về đạo đức. Không hiếm
những trường hợp, người dạy đã phụ công tìm tòi, sang tạo của tác
giả bằng cách qui tất cả cái hay, cái đẹp muôn hình vạn trạng ở nhiều
tác phẩm thành những nhận định chung chung, nhàm chán, theo lối
“đồng phục hoá bài giảng”, mà những nhận định ấy nhiều khi các em
đã biết kĩ hơn qua các tiết học khác, nhất là các tiết luyện từ và câu,
luyện nói theo chủ đề,…
Cũng còn một số GV trong phần cảm thụ văn học chưa phân biệt
rõ việc phân tích nghệ thuật với việc gọi tên các biện pháp nghệ
thuật; không nhận thức đầy đủ rằng cho dù gọi đúng tên các biện
pháp nghệ thuật, thì việc ấy cũng chẳng có giá trị gì đáng kể, một khi

chưa phân tích và chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật thuật đó đã
giúp tác giả thể hiện sâu sắc nội dung như thế nào. đặc biệt, hầu như
HS hoàn toàn thụ động. Có những người vẫn quen dạy theo lối
thuyết trình, thậm chí còn chép nôi dung chính đã trình bày trong
SGK lên bảng để HS nhìn bảng mà chép lại vào vở. Tương tự như
vậy, vẫn còn một số bộ phận GV thích thú với loại giáo án mẫu, bài
soạn mẫu, dù họ thừa biết điều thích thú đó trái ngược với bản chất
sáng tạo của việc giảng dạy theo tinh thần đổi mới. Bên cạnh những
nhược điểm đã có từ lâu, từ khi thay đổi chương trình, SGK xuất hiện
một số nhược điểm mới đó là có những bài giảng về phân môn TLV
mà Gv dạy rất say sưa, tâm huyết, đôi khi thể hiện những sự cảm
nhận độc đáo, tinh tế đáng quí. Trong những tiết học này, các em HS
cũng không kém phần hào hứng. Nhưng nếu khi yêu cầu trình bày
thật ngắn gọn nội dung bao trùm mà tác giả muốn trao gửi cho bạn
đọc qua văn bản ấy thì hiếm HS trả lời đúng. Bởi vậy, xét đến cùng,
nếu HS chưa thấy được nội dung bao trùm của một văn bản thì khi
thi cử HS sẽ dễ viết lung tung và do đó cũng khó có thể coi là bài
giảng của thầy đã thành công.
TLV là phân môn thực hành tổng hợp, nhưng khônh ít GV lại
dạy thiên về lí thuyết. Để có được một kĩ năng, thơng thường buộc
phải trải qua nhiều bước luyện tập từ thấp đến cao, lúc đầu phải làm
theo mẫu, sau đó mới có thể vận dụng áng tạo. Nhưng trên thực tế,
HS thường nhảy cóc qua một số bước, phần tập và phần luyện
thường bị coi nhẹ. Bên cạnh đó lại phải học những bài, những văn
bản trùng lặp một cách đáng tiếc. Việc ra đề cho HS làm bài cũng
chưa được chú ý một cách đúng mức. Không hiếm GV chưa có thói
quen chuẩn bị đáp án và biểu điểm chấm bài đồng thời hoặc ngay
sau việc ra đề, ra bài tập. Phải chăng để có tỷ lệ chất lượng cao, nên
ngay trong một số bài kiểm tra giữa kì, cuối kì đều xuất hiện một số
bài mà trước đó đã được không ít tài liệu tham khảo “giải” thành

những bài mẫu. Việc đổi mớiphương pháp giảng dạy tuy đã được
phát động từ rất nhiều năm nay, nhưng về căn bản một số GV vẫn
dạy theo phương pháp cũ. Đây là một khó khăn không nhỏ trong quá
trình nâng cao chất lượng giảng dạy. Hơn nữa, số HS say mê học
phân môn TLV tuy có tăng như đã nêu ở trên nhưng chưa nhiều,
chat lượng học phần TLV ở một số bộ phận HS vẫn còn nhiều hạn
chế. Phần đông vẫn chưa có thói quen chuẩn bị bài chu đáo trước
khi đến lớp, thâm chí khi cần thiết chỉ chép lại bài của bạn. Trừ
những HS khá giỏi, hầu như các em không để ý gì đến những phần
đọc thêm trong SGK. Năng lực cảm thụ văn bản cũng như những kĩ
năng phân tích đề, làm bài văn,… đề còn nhiều hạn chế. Không ít HS
tỏ ra thờ ơ, ít có nhu cầu được tự than bộc lộ cảm nhận của mình
qua một tiết học hay một bài làm. Ngay trong số những HS giỏi cũng
ít thấy sự sang tạo nổi bật. Vấn đề đặt ra ở đây không phải chỉ là
đánh giá những bài làm văn khá hay kém, việc khinh hay trọng đối
với một môn học, mà điều đáng nói hơn là chứng tỏ chất lượng dạy
và học phân môn TLV rõ rang còn nhiều bất cập. Qua việc dự giờ, tôi
nhận thấy rằng, việc giảng dạy và học tập phân môn TLV còn có
những vấn đề sau:
- Các tiết học thường kéo dài quá thời gian qui định.
- Nhiều HS còn mơ hồ về loại văn miêu tả.
- Kĩ năng làm văn của các em còn hạn chế như: chưa biết quan
sát, miêu tảcòn chung chung chưa thể hiện được đặc điểm nổi bật
của từng chủ đề mình định tả; chưa biết sử dụng những từ gợi tả và
các thủ pháp nghệ thuật trong bài văn; chưa biết thể hiện cảm xúc
của mình khi miêu tả.
- Vốn từ ngữ của các em còn nghèo…
Thực trạng này đòi hỏi nhà trường cần có những biện pháp đồng
bộ để nâng cao chất lượng dạy TLV, mà trước hết nhà trường phải
khắc phục những hạn chế đã nêu trên.


III.Các giải pháp và kết quả đạt được:
1. Các giải pháp:
1.1.Bồi dưỡng vốn sống:
Hiện nay, nhiều GV khi dạy làm văn cho HS thường thiên về dạy
các kĩ thuật làm bài mà không cung cấp các chất liệu sống, cái tạo
nên nội dung bài viết. Thường GV ra một đề làm văn và hướng dẫn
kĩ thuật làm bài. Còn HS thì gắng đọc thật nhiều bài văn mẫu, yhậm
chí có em bê nguyên bài của người khác vào bài làm của mình. Khi
thấy một HS ngồi trước một đề văn hang 15- 20 phút chưa viết được,
GV thường cho rằng các em không nắm được lí thuyết viết thể văn
nọ, thể văn kia mà không hiểu rằng nguyên nhân đầu tiên làm các
em không có hứng thú viết là do các em đã không tạo được một
quan hệ than thiết giữa mình và đề bài- đối tượng của miêu tả, kể…,
nghĩa là các em không có nội dung, không có gì để nói, để viết về cái
đo, Nguyên nhân của tình trạng trên là việc thiếu hụt vốn sống, vốn
cảm xúc. Vì vậy phải bồi dưỡng vốn sống cho các em. Trước hết đó
là vốn sống trực tiếp: GV cho các em quan sát, trải nghiệm những gì
sẽ phải viết. Ví dụ GV cần hướng dẫn HS quan sát con đường từ
nhà đến trường trước khi yêu cầu tả nó, hoặc GV tổ chức cho các
em tham quan một danh lam thắng cảnh của địa phương trước khi
yêu cầu các em tường thuật một buổi tham quan. Tất nhiên, GV cần
làm cho vốn sống thực này không cản trở trí tưởng tượng phong phú
của HS. Nhưng trí tưởng tượng dù bay bổng đế mấy vẫn phải có cơ
sở, bắt nguồn từ đời sống thực. Một em HS ở vùng núi xa xôi chưa
từng thấy một chiếc cặp sách thì không thể tả đúng chiếc cặp sách
và có cảm xúc với nó; cũng như không thể tả cây chuối đang trổ
buồng, cây bang đang thay lá khi chưa hề nhìn thấy chúng lần nào
và không thể gây ra xúc động cho ai khi phải tả con lợn nhà em trong
khi nhà chưa bao giờ nuôi lợn. Cần tổ chức tốt quá trình quan sát,

tham quan thực tế của HS. Khi HS tham quan hoặc quan sát, GV
nên đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, tạo nguồn cảm hứng, khơi dạy suy
nghĩ trong các em. Sauk hi các em đã quan sát, làm quen với đối
tượng rồi thì cần phải viết những bài cụ thể về những gì đã quan sát
được, những gì đã được tham quan.
Hoặc như với đề bài “Hãy quan sát kĩ chiếc cặp sách của em hoặc
của bạn emvà viết một đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài chiếc
cặp đó” (TLV.4), GV có thể giữ nguyên nội dung này nhưnh xác định
mục đích tả khác nhau, chẳng hạn như: tả để các bạn thấy mình biết
giữ gìn chiếc cặp cẩn thận như thế nào, hoặc tả để các bạn hiểu mình
đã có lúc mắc sai lầm không biết giữ gìn chiếc cặp đó ra sao, thì chắc
chắn bài viết của các em sẽ sinh động hơn và gần giũ với cuộc sống
đời thường hơn. Những bài văn không phải chỉ bị chi phối bởi đích
giao tiếp mà còn bị chi phối bởi đối tượng giao tiếp. Trong đời sống
thường ngày, HS phải tiếp xúc với nhiều người khác nhau và trong
từng trường hợp cụ thể ấy các em cũng sẽ giữ những “vai” khác
nhau. Chính “vai” giao tiếp này buộc các em trau dồi thêm vốn sống
lựa chọn chi tiết để nói, chọn nhôn từ để thể hiện.
1.2.Bồi dưỡng cảm thụ văn học:
Cảm thụ văn học là một quá trình hoạt động nhận thức thẩm mĩ
rất đặc biệt, phức tạp và có tính sang tạo. Quá trình cảm thụ văn học
là quá trình nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngôn
từ hệ thống hoá tín hiệu thứ hai của loài người. Quá trình này còn
mang tính chất chủ quan vì nó phụ thuộc vào vốn sống, vốn kinh
nghiệm, hiểu biết riêng của người cảm thụ văn học. Hiểu một cách
đơn giản, cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật,
những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác
phẩm( cuốn truyện, bài văn, bài thơ,…) hay một bộ phận cảu tác
phẩm(đoạn văn, đoạn thơ, thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu
văn, câu thơ). Cảm thụ văn học phụ thuộc rất nhiều vào vốn sống

của HS nên bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học trước hết là cần
tạo điều kiện để HS tiếp xúc với tác phẩm, cần tôn trọng nhưỡng suy
nghĩ cảm xúc thực,thơ ngây của trẻ em và nâng chúng lên ở chất
lượng cao hơn. Cần trang bị cho các em một số kiến thức về văn học
như hình ảnh, chi tiết kết cấu tác phẩm, các đặc trưng ngữ nghệ
thuật, một số biện pháp tu từ…Một trong nhữnh biện pháp có hiệu
quả để bồi dưỡng cảm thụ văn học là rèn luyện cách đọc diễn cảm
có sán tạo. Nó giúp HS nâng cao khả năng cảm xúc thẩm mĩ, kích
thích các em khám phá ra cái hay, cái đẹp của văn chương. Đọc diễn
cảm là hình thức tái sản sinh tác phảm nghệ thuật, là khám phá ra
nhữnh gì ẩn dưới các dòngchữ để cho chúng được vang lên, giúp
cho việc học làm văn ngày càng tốt hơn và trở thành HS giỏi văn.
Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học ở HS lớp 4, 5, GV cần giúp
HS nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình môn Tiếng Việt
lớp 4, 5. Có hiểu biết về ngữ âm và chữ viết tiếng việt, HS mới đễ
dàng cảm nhận được vẻ đẹp của câu thơ tả cảnh mùa hạ của
Nguyễn Du:
Dưới trăng quyên mới gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.
Lửa lựu lập loè- bốn phụ âm đầu L được lặp lại, các thanh điệu
hài hoà, từ láy lập loè có một tiếng láy mang vần ấp( thường gợi nét
nghĩa: một trạng thái không ổn định, lúc mờ lúc tỏ, lúc mạnh lúc yếu,
lúc cao lúc thấp…tương tự các từ láy: gập ghềnh,nhấp nhô, thập
thò…) những hiểu biết đó giúp HS thấy rõ hình ảnh hoa lựu đỏ như
sắc lửa khi ẩn, khi hiện, báo hiệu không khí oi bức của mùa hạ đang
tới gần. Nắm vững kiến thức ngữ pháp tiếng việt, HS sẽ không thể
chỉ nói- viết tốt mà còn có thể cảm nhận được nét đẹp của nội dung
qua những hình thức diễn đạt sinh động và sang tạo. Đọc đoạn văn
tả cảnh Sa Pa- “ Món quà tặngdiệu kì thiên nhiên dành cho đất nước
ta”( Tiếng Việt 4, tập 2)- chắc các em HS sẽ chú ý đến cách đặt câu

rất hay của nhà văn Nguyễn Phan Hách: “ Thoắt cái, lác đác lá vàng
rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn
mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy
nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý”.
Nếu thiếu đi những trạng ngữ gây ấn tượng về thời gian( thoắt
cái),không dung cách đảo bổ ngữ( lác đác), đảo vị ngữ( trắng long
lanh) thì những câu văn trên sẽ không thể làm cho người đọc cảm
nhận được vẻ đẹp nên thơ, huyền ảo của thắng cảnh Sa Pa.
Ngoài những kiến thức về ngữ âm, từ ngữ, ngữ pháp, qua các
giờ tập đọc, kể chuyện, TLV ở lớp 4, 5 người GV cần cho HS làm
quen và cảm nhận bước đầu về một số khái niệm như: hình ảnh, chi
tiết, bố cục…khi tìm hiểu một văn bản trên lớp, để tìm hiểu nội dung,
ý nghĩa của bài văn, bài thơ, cảm thụ văn học tốt hơn GV cần hướng
dẫn về một số biện pháp nghệ thuật tu từ thuộc yêu cầu chương
trình lớp 4, 5 như: so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, đảo ngữ…Để làm
được bài văn về cảm thụ văn học đạt kết quả tốt GV cần hướng dẫn
HS thực hiện những việc sau:
- Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập( phải trả lời được điều
gì? Cần nêu bật được ý gì? )
- Đọc và tìm hiểu về câu thơ, câu văn hoậc đoạn trích được nêu
trong đề bài.
- Viết đoạn văn về cảm thụ văn học hướng vào yêu cầu của đề bài.
- Nắm vững yêu cầu về cảm thụ văn học, kiên trì rèn luyện từng bước,
nhất định cácem sẽ viết được những đoạn văn hay về cảm thụ văn
học, sẽ có đượcnăng lực cảm thụ văn học tốt để phát hiện biết bao
điều đáng quý trong văn học và trong cuộc sống của chúng ta.
1.3. Cung cấp thêm một số vốn từ ngữ theo chủ đề:
Chương trình Tiếng Việt có các phân môn Tập đọc, Chính tả,
Luyện từ và câu, TLV làm cơ sở để các em học tốt phân môn TLV. Tuy
nhiên nội dung SGK Tiếng Việt thường không đáp ứng được. Đối

chiếu SGK Tiếng Việt 4, 5 ta thấy: Khi dạy một thể loại TLV thì nội
dung của phân môn Tập đọc, Từ ngữ tương ứng nhằm cung cấp cho
HS vốn từ ngữ học thể loại này là rất ít. Tất nhiên chúng ta đều biết
rằng vốn từ ngữ của các em được tích luỹ từ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu
giáo và cả suốt những năm đầu ở bậc Tiểu học. Nhưng vốn từ ấy thực
sự vẫn chưa đủ để các em làm tốt bài TLV nếu không được cung cấp
thêm các từ ngữ thoe chủ đề.
Để hỗ trợ HS, GV cần soạn thêm vốn từ ngữ giúp các em tham khảo để
làm văn.
Ví dụ: Từ thường dung khi làm bài văn tả người:
TẢ HÌNH DÁNG:
- Tả than hình, dáng người: Cao, lùn, gầy gò, ốm yếu, nho nhỏ, nhỏ thó,
tầm thước, xương xương, mảnh khảnh, dong dỏnh, thon thả, đẫy đà, yểu
điệu, béo phệ, mập mạp, lực lơững, vạm vỡ, trẻ trung, quắc thước,cân đối,
gầy guộc, mảnh mai, cường tráng, bệnh hoạn, tiều tuỵ, lụ khụ, uể oải, bụ
bẫm…
- Tả khuôn mặt, diện mạo: Bầu bĩnh, trẻ măng,hồng hào, đen sạm,
rám nắng, xanh xao, tái met, xanh tái như chàm, không còn chút máu,
vuông vắn, vuông chữ điền, trái xoan, hốc hác, vô tư, đần độn, thông
minh sáng sủa, khôi ngô, khả ái, xấu xí, rỗ như tổ ong, tươi tỉnh, niềm
nở, hớn hở, ủ rũ, cau có, bơ phờ, hung tợn, ngờ nghệch khờ khạo,
lầm lì, là lạ, đạo mạo, thơ ngây, nhăn nheo, thờ thẫn, đăm chiêu, thiểu
não, hiền hậu, dễ thương,…
- Tả làn da: Nhăn nheo, xanh như tàu lá, bạch tạng, trắng nõn, trắng
trẻo, nõn nà, mịn màng, chai cứng, nứt nẻ, có nhiều vết xẹo, sần sùi,
tái mét, xanh xao, xanh lét, hồng hào, đỏ thắm, mốc thếch, đen sạm,
da bánh mật, ngăm ngăm, ngăm đen, đen đủi,…
- Tả mắt: Đen huyền, đen láy, trong sang, u buồn, thâm quầng, trắng
đục, đỏ ngầu, mù loà, sang, lồi, tròn vo,xếch, một mí, mất ốc bươu,
trao tráo, ti hí, mắt bồ câu,…

- Tả cái nhìn của đôi mắt: Đăm đắm, đắm đuối, dáo dác, trìu mến, mơ
màng, chòng chọc, chăm chú, ngơ ngác, hằn học,…
TẢ TÍNH TÌNH:
- Diễn tả tính cách: Nóng nảy, khoác lác, ba hoa, nham hiểm, xảo
quyệt, tham lam, ích kỉ, ưa giễu cợt, cau có, gắt gỏng, hấp tấp, khắt
khe, láu táu, ít nói, nhã nhặn, bạo dạn, vị tha, hời hợt,lười nhác, lì lợm,
trầm tính, đứng đắn, thật thà, ôn hoà, hiền hậu, vui vẻ, nhút nhát,
nghiêm nghị, dè dặt, siêng năng, thận trọng, lỗ mãng,…
- Diễn tả thái độ: Vui sướng, hớn hở, hân hoan, hả hê, thoả thích,
sảng khoái, khoái chí, vui nhộn, vui đáo để, vui mừng, đắc chí,…
1.4.Khai thác sự chủ động sang tạo, suy nghĩ tìm ý trêncơ sở qan sát,
liên tưởng hoặc hồi tưởng bằng hệ thống câu hỏi mở:
Ví dụ 1: Tả quang cảnh trường em trước buổi học(Đề bài TLV 5).
Một số câu hỏi khai thác ý đòi hỏi sự quan sát:
- Tả khu vực sân trường: Sân trường rộng hay hẹp? Cây cối trồng trên
sân đã cao lớn chưa? Có tán toả bong mát cho các em trong giờ chơi
chưa hay chỉ là khu đât nắng chói chang?
- Tả bồn hoa: Bồn hoa được trồng ở trước các lớp học với nhiều loài
hoa màu sắc rực rỡ, nhiều cây xanh hay chỉ toàn những câycỏ dại?
- Tả bảng tin: Bảng tin thường xuyên có những thông tin mới hay
thường ngày chỉ là một mặt gỗ sơn đen phẳng lì, im lìm?
Ví dụ 2: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc một
chuyện mà em biết về ước mơ đẹp của bạn bè người than(Đề TLV 4).
Câu hỏi gợi ý:
- Em( hoặc bạn bè , người thân) có một ước mơ dẹp. Em kể lại cau
chuyện để giải thích điều gì đã làm nảy sinh ước mơ đẹp đó?
- Em( hoặc bạn bè, người than ) đang cố gắng để đạt được ước mơ
đẹp đây đó như thế nào?
- Em( hoậc bạn bè, người than) đã vượt qua những khó khăn gì để đạt
được ước mơ đẹp đó?

Ví dụ 3: Dựa vào ý nghĩa sau, hãy kể lại câu chuyện “ Bàn chân
ông nội”( Đề TLV 4).
Câu chuyện kể về một chú bé ngạc nhiên thấy bàn chân ông nội
mình to quá cỡ đã tìm hiểu nguyên do. Truyện giáo dục ta phải biết
yêu thương quan tâm chăm sóc những người than trong gia đình.
Câu hỏi gợi ý:
- Theo em vì sao bàn chân của ông nội lại to đế như vậy?
- Chắc chắn ông em đã có cả một cuộc đời lao động vất vả? chú bé
trong câu chuyện đã đi từ ngạc nhiên đến xúc động như thế nào?
- Chú đã quyết định làm gì để bày tỏ tấm long yêu thương ông?
Em hãy tưởng tượng và viết lại thành câu chuyện.
1.5. Rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng viết trong giờ TLV lớp 4, 5.
* Rèn luyện kĩ năng nói:
Cùng với kĩ năng đọc, viết, nghe phân môn TLV ở lớp 4, 5 dạy
cho HS kĩ năng nói trong các giờ học văn kể chuyện, miêu tả và một
số loại văn khác. Thông qua các bài tập thực hành luyện nói theo đề
tài hoặc tình huống cho trước, GV hướng dẫn HS thực hiện tốt những
yêu cầu sau:
- Xác định rõ nội dung cần nói( nói về nội dung gì, gồm những ý nào,
sắp xếp các ý đo ra sao,…).
Ví dụ: (đề bài TLV 4- Luyện tập xây dựng cốt truyện): Hãy tưởng
tượng và : kể lại vắn tăt một câu chuyện có ba nhân vật: Bà mẹ ốm,
người con của bà mẹ, một bà tiên.
Trước hết, HS cần lựa chọn và xác định rõ: Câu chuyện sẽ kể ,
sắp xếp các ý sẽ kể dựa theo những câu hỏi trong SGK như sau: Bà
mẹ ốm như thế nào? Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó
khăn gì? Bà tiên giúp hai mẹ con như thế nào?
- Chọn từ,tạo câu để triển khai các ý cần nói thành từng đoạn văn cụ
thể và lien kết các đoạn thành bài văn theo yêu cầu của đề bài.
Ví dụ: (Đề bài TLV 5 - Luyện tập thuyết trình, tranh luận):Hãy trình

bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của
cả trăng và đèn trong bài ca dao sau:
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng, hỡi đèn?
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây?
Sau khi tìm ý, sắp xếp ý theo một trình tự hợp lí để thuyết trình
về vấn đề nêu ra trong đề bài, HS có thể chọn từ, tạo câu để triể khai
các ý cần nói thành một đoạn văn và lien kết cácđoạn thành bài thuyết
trình ngắn như sau:
Theo em trong cuộc sống, cả đèn lẫn trăng đều rất cần thiết đối
với con người. Nếu chỉ có đèn mà không có trăng thì khi đèn bị gió thổi
tắt, trái đất sẽ tối tăm, con người khó làm việc được, cuộc sống rất
buồn tẻ. Nếu chỉ có trăng mà không có đèn thì nhiều khi trên trái đất sẽ
rất tối vì trăng chỉ sang một số ngày trong tháng và có lúc trăng bị mây
che khuất…Trăng toả sang trên trái đất làm cho mọi vật thêm tươi đẹp,
cuộc sống thêm vui. Đèn gần gũi, soi sang cho con người học tập, làm
việc và cũng làm cho cuộc sống thêm đẹp. Do vậy, cả trăng và đèn
đều cần thiết đối với cuộc sống con người.
- Lắng nghe ý kiến đóng góp của bạn bè, cô giáo, thầy giáo để tự kiểm
tra, đối chiếu văn bản nói của bản than với mục đích giao tiếp và yêu
cầu diiễn đạt; biết sửa lỗi về nội dung, hình thức diễn đạt.
Quan tâm rèn luyện kĩ năng nói cho HS theo những yêu cầu
trên, GV vừa giúp các em nâng cao năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ,
phát triển tư duy, vừa tạo điều kiện cho kĩ năng viết phát triển tốt.
*Rèn luyện kĩ năng viết:
Dựa vào yêu cầu bài tập( hay đề bài) để viết một đoạn văn( hay
bài văn), HS có thời gian suy nghĩ, tìm cách diễn đạt( dùng từ, đặt câu,
sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá,…) thuận lợi hơn làm văn
nói. Tuy nhiên, HS cũng cần đạt được những yêu cầu rèn luyện về kĩ

năng sản sinh văn bản ở mức cao hơn, lời văn viết vừa cần rõ ý vừa
cần sinh động, bộc lộ được cảm xúc; bố cục bài văn cần chặt chẽ, hợp
lí ở từng đoạn và cả bài. Các bài học về phân môn TLV trong SGK
Tiếng Việt 4, 5 được xây dựng trên cơ sở qui trình sản sinh ngôn bản
và chú trọng các kĩ năng bộ phận. Kĩ năng viết của HS được rèn luyện
chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài văn hoàn
chỉnh. Do vậy, trong quá trình rèn luyện kĩ năng viết, GV cần giúp HS
thực hiện tốt những yêu cầu sau:
- Phân tích đề bài, xác định nội dung viết; tìm dàn ý, sắp xếp ý để
chuẩn bị thực hiện yêucầu viết theo loại văn, kiểu bài đã học- tương tự
một số yêu cầu rèn luyện kĩ năng nói.
- Tập viết đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý: Viết các đoạn
phần than bài, viết đoạn mở bài( trực tiếp , gián tiếp), viết đoạn kết bài(
mở rộng, không mở rộng) sao cho có sự liền mạch về ý, các ý trong
được diễn tả theo một trình tự nhất định nhằm minh hoạ, cụ thể hoá ý
chính.
- Viết bài văn có bố cục chặt chẽ, có lời văn phù hợp với yêu cầu nội
dung và thể hiện cụ thể: Các đoạn văn trong một bài phải lien kết với
nhau thành một văn bản hoàn chỉnh, được bố cục chặt chẽ theo ba
phần( Mở bài, than bài ,kết bài). Lời văn trong bài cần phù hợp với yêu
cầu nội dung và thể loại. Ví dụ:
+Tả đồ vật thường dung nhiều từ ngữ gợi rõ hình dạng, đặc
điểm, so sánh, nhân hoá làm cho đồ vật được miêu tả thêm sinh động.
+Tả cây cối thường dung nhiều từ ngữ gợi tả hình dạng, màu
sắc, hương thơm, mùi vị; có thể sử dụng biện pháp lien tưởng, so
sánh để gợi ra hình ảnh cây cối ở thời kì phát hay mua khác nhau.
+ Tả con vật thường dung nhiều từ ngữ gợi rõ hình dáng, màu
sắc, âm thanh; từ ngữ chỉ hoạt động, trạng tháicủa con vật; có thể sử
dụng biện pháp lien tưởng, so sánh, nhân hoá để tả cho sinh động và
bộc lộ mối quan hệ gần gũi với con người.

+ Tả cảnh thường dụng nhiều từ ngữ gợi tả hình dạng, đặc
điểm, ; có thể so sánh, nhân hoá làm cho cảnh vật được miêu tả thêm
sinh động; cần bộc lộ cảm xúc trước sự vật được miêu tả trong cảnh.
+ Tả người thường dung nhiều từ ngữ gợi tả hình dáng, màu
sắc, âm thanh; từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, trạng thái của người;
có thể sử dụng biện pháp lien tưởng, so sánh để miêu tả cho sinh
động và bộc lộ mối quan hệ tình cảm với người được tả.
2. Kết quả:
Thông qua việc thăm lớp dự giờ thườnh xuyên, quan sát
trược tiếp hoạt động dạy và học trên lớp cho thấy kết học phân môn
TLV lớp 4,5 được thể hiện ở chỗ:
- Các em nói, viết được những đoạn văn, bài văn đúng với yêu cầu
của chương trình.
- Các em say mê, ham thích đọc và nghe các tác phẩm văn học, mong
muốn học cách diiễn đạt chuẩn mực, tinh tế các tác phẩm văn học vận
dụng vào việc bày tỏ ý nghĩ và tình cảm của mình trong bài văn thật
tự nhiên và sâu sắc.
- Qua các bài làm văn, cácem đã bộc lộ được vốn sống thực tế của
mình để viết được bài văn hay, từ đó tạo điều kiện cho các em cảm
nhận được vể đẹp của thơ văn một cách tinh tế và sâu sắc.
Sau một năm học chỉ đạo GV lớp 4, 5 thực hiện một số biện
pháp dạy học TLV nêu ở trên, tôi nhận thấy chất lượng giảng dạy môn
Tiếng Việt nói chung, phân môn TLV nói riêng của nhà trường đã có
một số tiến bộ rõ rệt. Bảng dưới đây là kết quả xếp loại học lực môn
Tiếng Việt năm học 2008- 2009 của HS lớp 4, 5:

Lớp TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
4 68 27 39,7 31 45,6 10 14,7 o 0
5 68 25 36,8 40 58,8 3 4,4 0 0

3. Bài học kinh nghiệm:
Có thể nói, bàn đến việc dạy Tiếng Việt nói chung, dạy TLV nói
riêng theo lí thuyết của hoạt động giao tiếp không phải chỉ dạy hai loại kĩ
năng lớn: Kĩ năng tạo lập một văn bản theo qui tắc ngôn ngữ và kĩ năng
tạo lập bài văn theo qui tắc giao tiếp mà còn nhiều vấn đề khác nữa cần
được quan tâm đầy đủ hơn. Chẳng hạn như: mối quan hệ giữa lí thuyết và
thực hành làm văn, sự tác động qua lại giữa luyện kĩ năng nói và kĩ năng
viết, việc xác lập môi trường giao tiếp và tạo nhu cầu giao tiếp cho HS như
thế nào,…cũng là những vấn đề người GV cần làm cho HS.
Tuy nhiên, muốn có HS giỏi văn người GV cần rèn luyện cho HS
một số kĩ năng cơ bản sau:
- Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn nhằm rèn luyện mình để
có nhận thức đúng, tình cảm đẹp từ đó đế với văn học một cách tự
giác, say mê.
- Tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học qua sự hoạt
động ,quan sát hằng ngày trong cuộc sống. Nhưng, quan sát như thế
nào mố có kết quả tốt, phục vụ cho việc tích luỹ “ Vốn sống”? Nhà văn
Tô Hoài, người nổi tiếng về tài quan sát, miêu tả đã mach giùm ta kinh
nghiệm sau:
“Quan sát giỏi phải tìm ra nét chính, thấy được tính riêng, móc
được những ngóc ngách của sự vật, của vấn đề. Nhiều khi chẳng cần
dàn đủ sự việc, chỉ cần chép lại những đặc điểm mà nình cảm nhận
như: Một câu nói lột tả tính nết, những dáng người và hình bónh, tiếng
độn, ánh đèn, nét mặt, một trạng thái tư tưởng do mình đã khổ công
ngắm, nghe,nghĩ mới bật lên, khi thấy bật lên được thì thích thú, hào
hứng, không ghi khong chịu được”.
- Nắn vững kiến thức cơ bản đã học trong chương trình môn Tiếng
Việt ở Tiểu học. Có hiểu biết về ngữ âm, chữ viết Tiếng Việt; nắm
vững kiến thức ngữ pháp tiếng việt, các em sẽ không thể nói- viết tốt
mà còn có thể cảm nhận được nét đẹp của nội dung qua những hình

thức diễn đạt sinh động, sang tạo của tác giả.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học là một trong những nhiệm vụ cần
thiết đối với HS lớp 4, 5. Có năng lực cảm thụ văn học tốt, các em sẽ
cảm nhận được nhiều nét đẹp của văn thơ, được phong phú thêm về
tâm hồn, nói- viết tiếng việt thêm trong sang, sinh động. Những điều
nói trên cho thấy: Các em tuy còn ít tuổi nhưng đều có thể rèn luyện,
trau đồi để từng từng bước nâng cao trình độ làm văn, giúp cho việc
học tập môn Tiếng Việt ngày càng tốt hơn và trở thành HS giỏi.























PHẦN III: KẾT LUẬN

1.Dạy TLV trong môn Tiếng Việt lớp 4, 5 phải chs ý dạy từ, dạy câu;
phải dạy cho HS biết suy nghĩ, tìm tòi, diễn tả chính xác; phải dạy cho
HS tất cả những cai hay, cái đẹp trong tiếng việt. Mục đích của việc
dạy TLV là phải rèn luyện cho HS có ý thức, từ đó có cố gắng, rồi có
khả năng tự mình suy nghĩ, suy nghĩ nhiều, suy nghĩ sâu về những
điều mình muốn nói, lúc viết phải diễn tả ý mình làm sao cho trung
thành, sáng sủa, chặt chẽ, chính xác và hay. Vậy phải đặt vấn đề như
thế nào? Phải bắt đầu từ cái gì?
Tôi cho rằng trong ngôn ngữ thì TỪ là cái quan trọng nhất, rồi
đến CÂU, sau đến VĂN, ý nghĩa sâu xa, ý nghĩa phong phú, phải hiểu
tất cả mọi cách dung TỪ, bất cứ làm một bài tập nào trong môn Tiếng
Việt cuối cùng cũng thấy hiểu TỪ dung TỪ đúng chỗ là điều quan
trọng và cũng là điều khó khăn nhất, Sau TỪ thì đến CÂU; nhiều CÂU
thành một đoạn, nhiều đoạn thành một BÀI; rồi đến một văn bản,…Tất
cả đều phải dạy, phải học, phại tập nhằm diễn tả cho thành công
những điều mình suy nghĩ. Cho nên dạy làm văn, phải chăng, trước
hết là dạy suy nghĩ, tìm tòi, sang tạo. Đây là điều rất mới, bởi vì khác
với lói dạy “Thầy nói trò nghe”, “ Thầy làm mẫu trò bắt trước”. Chúng ta
phải nhắc đi nhắc lại một trăm lần ý muốn lớn của chúng ta trong giáo
dục là phát huy trí thông minh, từ đó phát huy trí sang tạo.
Dạy TLV là dạy cách viết, cách nói. Vậy phải dạy viết gì, nói gì,
đồng thời dạy viết, dạy nói thế nào. Đây là một sự rèn luyện, sự đào
tạo vô cung quan trọng và quí báu không thể thiếu được. Không phải
mọi HS của chúng ta đều trở thành nhà văn! Nhưng HS của chúng ta
đều sẽ trở thành những con người có công việc xứng đáng, có hoạt
động nhiều mặt, đều cần viết được, nói được một cách gãy gọn,rõ
rang những điều mình muốn diễn đạt. Dạy làm văn dĩ nhiên là phải
cho trẻ đọc văn. Văn học hấp dẫn lắm nên trẻ rất thích đọc, cái đó rất

tốt. Nhưng không phải chỉ khuyến khích HS đọc các bài văn, bài tập
đọc, bài thơ trong SGK mà phải đọc rất nhiều, đọc gấp mấy mươi lần
những bài, những điều thầy cô giảng dạy ở lớp. Nhưng đọc để làm gì?
để cuối cùng đạt được yêu cầu của việc thực hiện mục tiêu môn học.
- Phải suy nghĩ, phải tìm tòi, sang tạo để có cách giảng dạy phân
môn TLV tốt nhất.
Chúng ta phải xem lại cách dạy TLV trong nhà trường của ta,
không nên dạy theo kiểu “ Hướng trung tâm vào giáo viên”, bởi vì dạy
theo kiểu này thì không những không phát huy được tính tích cực chủ
động của HS mà quá trình giảng dạy không đạt hiệu quả cao nhất. Vì
vậy, chúng ta cần có cách dạy khác, phải dạy cho HS biết suy nghĩ,
suy nghĩ bằng trí óc của mình và diễn đạt sự suy nghĩ đó theo cách
của mình thế nào cho tốt nhất. Ngày nay sự hiểu bíêt của con người
luôn đổi mới. Cho nên, dù học được trong nhà trường bao nhiêu
chăng nữa cũng chỉ là rất có hạn. Thế thì cái gì là quan trọng? Cái
quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ,
phương pháp học tập, phương pháp vận dụng kiến thức, phương
pháp vận dụng tốt bộ óc của mình. Bởi vì bộ óc của con người co thể
phát huy được tất cả cái hay, cái mới và phát huy mãi mãi. Chúng ta
phải làm thế nào, bằng giáo dục, qua giáo dục mà rèn luyện cho HS có
bộ óc để suy nghĩ, để tiếp thu cái gì có giá trị, sau đó tự học và vận
dụng sang tạo. Phải làm sao cho mỗi môn học đều đóng góp vào việc
đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người dũng cảm, thong minh, sang
tạo. Phải làm cho bất cứ môn học nào không chỉ dừng lại ở môn Tiếng
Việt cũng đề là công cụ để dạy những cái đúng, cái hay, cái đẹp rất
cần thiiết đối với trẻ em. Lứa tuổi HS Tiểu học là rất nhạy cảm, thong
minh lạ lung lắm. Phải làm thế nào qua giáo dục, trong vòng mấy năm
đó, đào tạo cho HS của chúng ta có một trình độ về cả mọi mặt: đức,
trí, thể, mĩ;có đủ các kĩ năng: Nghe, đọc, nói, viết. Đó là cái nền tảng
cho các em tiến lên, đó cũng là cái vốn quí để xây dựng đất nước.

Và, muốn được như vậy yhì ngoài trình độ của GV rất cần
được nâng cao, chúng ta phải có những phương tiện giảng dạy tối
thiểu của nhà trường, của bản than GV tự tạo ra sao cho phù hợp với
từng bài học. Tất cả những việc này, nhất định chúng ta phải làm, và
làm tốt để góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy cho thế
hệ trẻ xứng đáng với yêu cầu phát triển của đất nước

×