Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn khơi gợi hứng thú học môn ngữ văn đối với học sinh chuyên toán thpt chuyên lương thế vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.84 KB, 12 trang )

Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Giáo viên : Võ Thanh Minh
KHƠI GỢI HỨNG THÚ HỌC MÔN NGỮ VĂN
ĐỐI VỚI HỌC SINH CHUYÊN TOÁN
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Ngữ văn là một môn học quan trọng trong nhà trường phổ
thông. Trước hết, môn Ngữ văn là môn thi bắt buộc trong kì thi tốt nghiệp
Trung học phổ thông và thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng
thuộc khối C, D… Sau nữa, môn Ngữ văn còn giúp người học có khả năng
ứng dụng trong công việc sau này như khả năng dùng từ, đặt câu, tạo lập
văn bản, viết quảng cáo, làm bản tổng kết… Xa hơn, học văn còn là học
cách làm người, nó nuôi dưỡng tâm hồn người học, giúp họ có tâm hồn
trong sáng hơn, cao thượng hơn, biết sống đẹp hơn, cao cả hơn.
Tuy nhiên, môn Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông hiện nay
chưa được nhìn nhận đúng với tầm quan trọng của nó. Phần đông phụ
huynh và học sinh vẫn định hướng theo các môn “thời thượng” bây giờ để
thi đỗ vào những trường đại học danh tiếng với mong muốn tìm được công
việc có thu nhập cao sau này.
Môn Ngữ văn nói chung đã không được xã hội xem trọng, đối với
ban khoa học tự nhiên trong đó có đối tượng học sinh chuyên Toán thì điều
này lại càng rõ rệt. Nhiều học sinh ở ban khoa học tự nhiên làm bài kiểm
tra khảo sát chất lượng học kì, các môn Toán, Vật lí, Hoá học… có điểm 9,
10 nhưng điểm Ngữ văn chỉ là 3, 4 hay nhiều học sinh có điểm trung bình
học kì, trung bình cả năm trên 8.0 nhưng không được học sinh giỏi chỉ vì
môn Ngữ văn dưới 6.5… Vậy nguyên nhân do đâu? Liệu có giải pháp nào
thiết thực để cải thiện tình hình dạy và học môn Ngữ văn và khơi gợi được
hứng thú học văn đối với học sinh chuyên Toán hay không?
Trong hai năm liền dạy môn Ngữ văn ở các lớp thuộc các môn
chuyên khoa học tự nhiên nói chung, chuyên Toán nói riêng, bản thân tôi
rút ra được một số kinh nghiệm bổ ích, thiết thực phần nào kích thích được
lòng yêu thích môn Ngữ văn và nâng cao được chất lượng môn Ngữ văn ở
học sinh chuyên Toán. Nay cũng xin nêu ra đây xem như một vài kinh


nghiệm nhỏ.
Vì những lí do đã nêu trên mà tôi đã chọn đề tài : Khơi gợi hứng thú
học môn Ngữ văn đối với học sinh chuyên Toán.
Sáng kiến kinh nghiệm 1
Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Giáo viên : Võ Thanh Minh
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
Khi dạy Ngữ văn ở các lớp chuyên Toán người giáo viên cần phải
vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp nhưng điều quan trọng là giáo viên
phải tìm ra giải pháp thích hợp để kích thích niềm đam mê, gây sự hứng
thú, phát huy khả năng sáng tạo, bồi dưỡng năng khiếu tiềm ẩn ở học sinh.
2. Những thuận lợi và khó khăn
2.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường, Tổ
trưởng tổ Ngữ văn, sự giúp đỡ của đồng nghiệp và sự hợp tác của phụ
huynh và học sinh các lớp chuyên Toán.
Môn Ngữ văn là môn thi đầu vào bắt buộc đối với học sinh trường
chuyên. Các em thi đậu được vào trường chuyên đều là học sinh khá, giỏi
ở bậc Trung học cơ sở nên có kiến thức cơ bản môn Ngữ văn khá vững
chắc.
Môn Ngữ văn, đặc biệt là những bài đọc văn vốn luôn hấp dẫn, lôi
cuốn học sinh. Các em học sinh chuyên Toán tuy không dành nhiều thời
gian cho môn học nhưng cũng có một số em thích văn học và tỏ ra có năng
khiếu về môn học này.
Đa số học sinh chuyên Toán đều rất thông minh, năng động, nhanh
nhẹn, nhạy bén, tiếp thu bài nhanh, có kiến thức về vi tính nên rất thuận lợi
trong việc tìm kiếm tài liệu cũng như khả năng chuẩn bị bài trên máy
tính…
Có nhiều học sinh viết chữ đẹp, trình bày mạch lạc, ngắn gọn, súc
tích và có năng khiếu về văn chương.

Giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, rất thích sự thông minh,
nhanh nhẹn ở học sinh chuyên Toán.
2.2. Khó khăn
Đối với giáo viên, rất dễ mất hứng khi dạy Ngữ văn ở các lớp chuyên
về các môn khoa học tự nhiên trong đó có chuyên Toán bởi thái độ thờ ơ
của một số học đối với môn học do mình phụ trách.
Đối với nhiều em học sinh chuyên Toán thì môn Ngữ văn là không
quan trọng, không hấp dẫn, học dễ buồn ngủ… Giáo viên đã phát Phiếu
thăm dò ý kiến học sinh chuyên Toán về việc học tập môn Ngữ văn đối với
hai lớp chuyên Toán khóa 2012 – 2015. Câu hỏi đầu tiên mà giáo viên
khảo sát: Em có hứng thú học môn Ngữ văn không?
Sáng kiến kinh nghiệm 2
Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Giáo viên : Võ Thanh Minh
Có  Không 
Số phiếu phát ra: 62 ; số phiếu không hợp lệ: 04 ; số phiếu hợp lệ:
58. Trong đó có 24 phiếu trả lời: Có, chiếm tỉ lệ 41,4% ; 34 phiếu trả lời:
Không, chiếm tỉ lệ 58,6%. Như vậy, qua Phiếu thăm dò có thể khẳng định
được một cách chắc chắn là học sinh chuyên Toán không hứng thú đối với
môn Ngữ văn.
2.3. Số liệu thống kê
Năm học 2013 – 2014, giáo viên dạy hai lớp chuyên Toán: 11 Toán 1
(34 HS) ; 11 Toán 2 (29 HS). Số liệu thống kê cho thấy:
- Học sinh có điểm trung bình môn ở lớp 10 từ 8.0 trở lên là 01 học
sinh, em Vũ Thị Mai – lớp 10 Toán 2 ; có 03 học sinh có điểm trung bình
môn ở lớp 10 5.0. Số còn lại đạt từ 5.1 đến 7.9. Số học sinh có điểm trung
bình cả năm lớp 10 từ 8.0 trở lên nhưng không được học sinh giỏi vì môn
Ngữ văn dưới 6.5 là 12 học sinh.
Như vậy, việc tìm ra một giải pháp thích hợp để gây hứng thú học
môn Ngữ văn đối với học sinh chuyên Toán là điều cần thiết.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

Đề tài gồm có ba phần chính : Tình hình thực tế việc dạy và học môn
Ngữ văn ở các lớp chuyên Toán ; Nguyên nhân ; Giải pháp
1. Tình hình thực tế việc dạy và học môn Ngữ văn ở các lớp chuyên
Toán
Như trên đã nói, học sinh chuyên Toán tập trung chủ yếu vào những
môn là sở thích và sở trường của các em như: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh
vật. Những môn học này các em được học nâng cao, có tiết tự chọn, ngoài
giờ học chính các em còn đi học thêm, luyện thi đại học… Mục đích của
các em theo đuổi những môn này là để thi đỗ đại học. Do đó, đối với nhiều
em, việc học môn Ngữ văn chỉ là bắt buộc hay chỉ là để thi tốt nghiệp.
Đã có phụ huynh học sinh đến trường xin phép giáo viên miễn cho
con họ việc chuẩn bị bài ở nhà vì việc chuẩn bị bài môn Ngữ văn ở nhà
chiếm mất thời gian học các môn Khoa học tự nhiên “để cháu thi đại học”.
Đối với giáo viên khi giảng dạy môn Ngữ văn ban khoa học tự nhiên
nói chung, chuyên Toán nói riêng không tránh khỏi cảm giác buồn khi có
nhiều em có thái độ “coi thường” môn mình giảng dạy.
2. Nguyên nhân chính
Đối với nhiều em học sinh chuyên Toán, môn Ngữ văn không quan
trọng, không thật sự lôi cuốn, hấp dẫn.
Sáng kiến kinh nghiệm 3
Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Giáo viên : Võ Thanh Minh
Có những bậc phụ huynh luôn có ý nghĩ hướng con em chỉ tập trung
vào những môn khoa học tự nhiên để thi đại học, cao đẳng còn môn Ngữ
văn chỉ để thi tốt nghiệp mà thi tốt nghiệp thì trong tầm tay của các em, các
em chỉ cần không bị “điểm liệt” là được. Trong các buổi họp phụ huynh
học sinh luôn có các ý kiến kiến nghị Giáo viên chủ nhiệm đề xuất giảm tải
các môn khoa học xã hội trong đó có môn Ngữ văn.
Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn chưa thật sự gây được hứng thú
cho các em, chưa kích thích được khả năng sáng tạo, khám phá, tự khẳng
định mình ớ các em.

Các em chán, ngán học môn Ngữ văn vì sợ nó làm mất thời gian học
bài các môn khoa học tự nhiên ; nhiều em do mất căn bản ở lớp dưới cho
nên dùng từ, đặt câu, hành văn yếu, chữ viết xấu…
Cũng trong Phiếu thăm dò ý kiến học sinh chuyên Toán về việc học
tập môn Ngữ văn đối với hai lớp chuyên Toán khóa 2012 – 2015, giáo viên
có đặt câu hỏi: Những khó khăn của em trong việc học môn Ngữ văn là gì?
Có rất nhiều ý kiến nhưng chủ yếu tập trung vào những vấn đề sau:
- Bài quá dài, học không nổi.
- Hiểu bài nhưng khi làm văn không có vốn từ, không xác định
được ý để viết.
- Học trước quên sau, lẫn lộn giữa tác phẩm này và tác phẩm kia.
- Vì bài “toàn chữ là chữ”, khi học bài là cảm thấy buồn ngủ,
không hứng thú học.
- Mất căn bản nên học kông hiểu.
- Không biết cách sắp xếp các ý trong việc viết văn.
- Không có thời gian để học bài vì phải dành nhiều thời gian cho
môn chuyên.
- Không xác định được ý chính khi làm văn…
3. Một số giải pháp
Không có giải pháp nào là vạn năng có thể ngay lập tức giúp cho học
sinh chuyên Toán say mê, hứng thú học tốt môn Ngữ văn cả mà nó là cả
một quá trình lâu dài. Trong hai năm liền giảng dạy môn Ngữ văn ở ban
khoa học tự nhiên trong đó có học sinh chuyên Toán, bản thân rút ra được
một số giải pháp thiết thực và có hiệu quả cao sau:
Giải pháp thứ nhất, giúp học sinh chuẩn bị bài ở nhà: Hiện nay, thực
hiện chương trình đổi mới phương pháp dạy học, học sinh là những người
chủ động lĩnh hội kiến thức, người thầy giáo giữ vai trò định hướng, hướng
dẫn cho nên việc học sinh chuẩn bị bài ở nhà là vô cùng quan trọng. Thông
Sáng kiến kinh nghiệm 4
Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Giáo viên : Võ Thanh Minh

thường khi kết thúc bài học giáo viên dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn
bị bài tiếp theo. Hay giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi ở phần
Hướng dẫn học bài… Đây là việc làm cần thiết, nhưng nếu chỉ dặn như thế
thì học sinh thường đối phó bằng cách chép ở tài liệu tham khảo mà không
chịu tự giác soạn bài. Đối với học sinh chuyên Toán, giáo viên cần định
hướng chuẩn bị bài cụ thể cho các em. Để làm được điều này đòi hỏi giáo
viên phải chủ động chuẩn bị các vấn đề để giao cho học sinh chuẩn bị bài ở
nhà. Những vấn đề, câu hỏi đặt ra cần cụ thể, kích thích hứng thú sáng tạo
đối với các em. Ví dụ : khi chuẩn bị bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc
Tử ở lớp 11, giáo viên không dặn chung chung mà nên đặt ra các yêu cầu
cụ thể, chẳng hạn như học sinh cần sưu tầm chuẩn bị các yêu vấn đề sau:
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử;
- Những hình ảnh về dòng sông Hương, thôn Vĩ Dạ và xứ Huế;
- Những người phụ nữ có liên quan mật thiết đến cuộc đời và sự
nghiệp của nhà thơ
Tương tự như vậy, nếu là chương trình 12, khi chuẩn bị bài “Tây
Tiến” của Quang Dũng, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh cần sưu tầm chuẩn
bị :
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng;
- Những hình ảnh về dòng sông Mã và miền Tây Bắc;
- Những tác phẩm văn học xuất sắc cùng đề tài ra đời cùng thời.
Hay khi chuẩn bị bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ
Ngọc Tường, cần phân công các nhóm sưu tầm chuẩn bị các vấn đề sau:
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Những hình ảnh về sông Hương.
- Những tác phẩm văn học viết về sông Hương.
- Những tác phẩm văn học xuất sắc viết về các dòng sông.
- Bản đồ Thừa Thiên - Huế…
Giải pháp thứ hai, khi kiểm tra bài cũ giáo viên nên đặt những câu
hỏi đòi hỏi sự tư duy hiểu biết của học sinh, tránh hỏi những câu hỏi yêu

cầu học sinh đọc thuộc lòng, dù môn Ngữ văn việc học thuộc lòng cũng rất
cần thiết, nhất là những bài thơ hay (học thuộc lòng chứ không phải học
vẹt). Khuyến khích những học sinh có chuẩn bị bài ở nhà tốt, câu hỏi nên
có nhiều câu, thang điểm rõ ràng, hợp lí, thuyết phục.
Giải pháp thứ ba, trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cần linh
hoạt, vận dụng kết hợp nhiều phương pháp. Tùy vào từng trường hợp, từng
bài học, giáo viên có thể đặt các câu hỏi gợi mở để phát huy khả năng
Sáng kiến kinh nghiệm 5
Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Giáo viên : Võ Thanh Minh
thông minh, nhạy bén ở các em ; giáo viên cũng có thể phân công cho các
em chuẩn bị bài ở nhà và thuyết trình ở lớp nhằm rèn luyện khả năng diễn
đạt, cách lập luận cũng như thể hiện lập trường quan điểm, chính kiến của
bản thân đối với các vấn đề ; đối với các tác phẩm kịch, nhất thiết phải cho
các em trình diễn một số cảnh đặc sắc để các em có sự đồng cảm sâu sắc
với nhân vật hay có thái độ đúng đắn với hiện tượng ; đối với những bài
thơ hay không thể không diễn ngâm hay đọc diễn cảm bởi ngâm thơ hay
đọc diễn cảm dễ làm say đắm lòng người nhất…; đối với những bài tiếng
Việt hay lí thuyết làm văn, cần tăng cường luyện tập, vận dụng để giúp các
em trau dồi, tích luỹ thêm vốn kiến thức về dùng từ, đặt câu, chuyển đoạn,
khả năng diễn đạt…
Giải pháp thứ tư, tăng cường soạn giảng bằng công nghệ thông tin.
Như trên đã nói học sinh ban khoa học tự nhiên đa phần thông minh, giỏi
tin học, rất sáng tạo. Những hình ảnh trực quan sinh động rất có tác dụng
khơi gợi hứng thú khám phá ở các em. Đặc biệt, với phương pháp này học
sinh có thể tự mình soạn bài và trình chiếu.
Ví dụ : Khi dạy bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử ở lớp 11,
giáo viên phân công các nhóm học sinh chuẩn bị bài ở nhà. Ở lớp, các em
trình chiếu và thuyết trình về:
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hàn Mặc Tử;
- Những hình ảnh về dòng sông Hương, thôn Vĩ Dạ và xứ Huế;

- Những người phụ nữ có liên quan mật thiết đến cuộc đời và sự
nghiệp của nhà thơ
Tương tự như vậy, nếu là chương trình 12, khi chuẩn bị bài “Tây
Tiến” của Quang Dũng, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh cần sưu tầm, chuẩn
bị:
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng;
- Những hình ảnh về dòng sông Mã và miền Tây Bắc;
- Những tác phẩm văn học xuất sắc cùng đề tài ra đời cùng thời
Ở lớp, học sinh trình bày các phần chuẩn bị của mình. Sau đó, việc
tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm sẽ dễ dàng hơn.
Hay khi dạy bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ
Ngọc Tường, giáo viên đã phân công các nhóm sưu tầm chuẩn bị các vấn
đề sau:
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Những hình ảnh về sông Hương;
- Những tác phẩm văn học viết về sông Hương;
Sáng kiến kinh nghiệm 6
Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Giáo viên : Võ Thanh Minh
- Những tác phẩm văn học xuất sắc viết về các dòng sông;
- Bản đồ Thừa Thiên - Huế có dòng sông Hương chảy qua…
Ở lớp, học sinh cũng trình bày các phần chuẩn bị của mình. Những
bài trình bày tốt sẽ được điểm xứng đáng. Sau đó, việc tìm hiểu nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm sẽ dễ dàng hơn, học sinh có hứng thú học bài
hơn và tự tin hơn vào năng lực của mình. Sử dụng phương pháp dạy học
bằng công nghệ thông tin đặc biệt có hiệu quả tích cực đối với những tác
phẩm văn học đã được chuyển thể thành phim hay được dàn dựng sân khấu
như: Chí Phèo của Nam Cao, Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, Rô-mê-
ô và Giu-li-et của Sếch-xpia, Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Hồn Trương
Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ… Học sinh được thưởng thức tác
phẩm qua sự diễn xuất của các nghệ sĩ, diễn viên đương nhiên là hấp dẫn

hơn đọc bài. Cũng với phương pháp này, học sinh được nghe giọng đọc,
giọng ngâm của các nghệ sĩ, đặc biệt còn được nghe chính giọng đọc, hay
ngâm của chính tác giả. Có gì tuyệt vời hơn khi nghe Xuân Diệu hay Tố
Hữu đọc thơ của các ông. Và có gì trang trọng, thiêng liêng hơn khi được
sống lại với giọng Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại
quảng trường Ba Đình lịch sử.
Tuy nhiên, công nghệ thông tin chỉ là một phương tiện hữu ích để
giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập chứ không thể thay thế Sách giáo
khoa, vở ghi Lại càng không thể thay thế được vai trò của người hướng
dẫn – người giáo viên. Có một số bài thực hiện có hiệu quả, một số bài
không thể. Cũng có bài chỉ có hiệu quả khi trình chiếu một phần nào đó.
Nếu lạm dụng công nghệ thông tin thì sẽ phản tác dụng.
Giải pháp thứ năm, đổi mới cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh. Ngoài những bài làm văn và kiểm tra cuối kì theo quy định,
đối với những bài kiểm tra 15 phút, giáo viên cần kết hợp giữa trắc nghiệm
và tự luận. Giải pháp này tuy không mới những nó vẫn có tác dụng cao
trong việc vừa đánh giá được chất lượng học tập môn Ngữ văn đối với các
em, vừa kích thích được hứng thú học tập ở các em. Đối với những đề trắc
nghiệm, kiểm tra được phạm vi bao quát của kiến thức và các em cũng đã
quen với những bài trắc nghiệm của các môn học khác rồi. Nhưng đối với
môn Ngữ văn nhất thiết phải kết hợp với tự luận để rèn luyện kĩ năng dùng
từ, đặt câu, diễn đạt và có sự cảm nhận tinh tế nhạy cảm đối với các vấn
đề. Đối với các bài làm văn, giáo viên cần cho nhiều đề và nên có nhiều
dạng đề mở để khai thác khả năng sáng tạo ở các em. Khi chấm bài, giáo
viên cần phê cụ thể, chi tiết, lời phê cần thể hiện được sự động viên, quan
tâm đối với các em. Nhìn chung, bài làm văn của các em chuyên Toán
đúng nhưng chưa hay. Câu văn ngắn gọn nhưng chưa uyển chuyển, linh
hoạt. Ý văn đúng mà chưa sâu. Giáo viên cần giúp các em phát huy những
ưu điểm và khắc phục những hạn chế của mình.
Sáng kiến kinh nghiệm 7

Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Giáo viên : Võ Thanh Minh
Giải pháp thứ sáu, khuyến khích bằng điểm số. Tâm lí chung của
học sinh chuyên Toán là sợ bị “liệt” điểm môn Văn. Các em cần được
điểm cao để được xếp loại Học sinh Giỏi, để được học bổng và có thể để
du học Để khuyến khích hứng thú học văn ở các em, giáo viên chấm
điểm cao cho những em có công tìm kiếm tư liệu học tập ở nhà. Thông
thường, học sinh học thuộc lòng thơ sau khi đã học xong bài và giáo viên
sẽ kiểm tra trong phần Kiểm tra bài cũ để lấy điểm vào cột điểm miệng.
Tuy nhiên, những em yêu thích thơ, học thuộc lòng trước, khi đọc bài ở
lớp nếu học sinh diễn ngâm hoặc đọc lưu loát, diễn cảm thì giáo viên cũng
chấm điểm cao. Chính việc học thuộc lòng thơ trước khi học đọc văn ở lớp
sẽ giúp các em dễ cảm thụ tác phẩm hơn và các em sẽ hứng thú hơn khi
học môn Ngữ văn. Trong Phiếu thăm dò ý kiến học sinh chuyên Toán về
việc học tập môn Ngữ văn đối với hai lớp chuyên Toán khóa 2012 – 2015,
giáo viên có đặt câu hỏi:
Học thuộc lòng các bài thơ trước khi học tiết đọc văn trên lớp. Nếu
đọc hay được khuyến khích điểm, em có hứng thú không?
Có  Không 
Ở câu hỏi này 100% học sinh trả lời : Có.
Như vậy, được khuyến khích bằng điểm số cũng giúp học sinh
chuyên Toán có động lực hơn, hứng thú hơn trong quá trình học môn Ngữ
văn.
Giải pháp thứ bảy, tăng cường các hoạt động ngoại khoá. Cùng với
tổ bộ môn, đoàn thanh niên, nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm
học như 20 tháng 11, 8 tháng 3, ngày 19 tháng 5… tổ chức cho học sinh thi
ứng tác, sáng tác… đặc biệt nhân kỉ niệm Ngày thơ Việt Nam, Tổ Văn tổ
chức với quy mô rộng có sự tham gia giữa các khối lớp với các tiết mục
như: Ngâm thơ của Bác, ứng tác thơ về mùa xuân, thi câu đối, hát nhạc
phổ thơ, thi hát dân ca, viết Thư pháp… những hoạt động này quả thật là
“vui để học”, nó kích thích niềm say mê hứng thú học văn của học sinh,

đặc biệt là học sinh chuyên Toán.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Khi giáo viên áp dụng đề tài này, quả thật kết quả rất khả quan. Kết
quả học môn Ngữ văn tập của học sinh tăng mà giáo viên giảng dạy cũng
tìm được niềm vui lớn cho mình khi dạy môn Ngữ văn ở lớp chuyên Toán.
Năm học 2012 – 2013, giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn lớp chuyên
Tin học, cũng là đối tượng thiên về Khoa học công nghệ, Khoa học tự
nhiên, rất hạn chế trong việc viết văn và không hề hứng thú học văn. Trải
Sáng kiến kinh nghiệm 8
Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Giáo viên : Võ Thanh Minh
qua quá trình tìm tòi, tích luỹ kinh nghiệm vận dụng những giải pháp nêu
trên kết quả rất khả quan.
Năm học 2013 – 2014, bản thân giáo viên giảng dạy hai lớp 11 Toán
1 và 11 Toán 2. Tuy là lớp chuyên Toán, các em tập trung nhiều thời gian,
công sức cho các môn khoa học tự nhiên để thi đại học, cao đẳng nhưng
kết quả môn Ngữ văn cũng rất khả quan. Trong năm học này, giáo viên đã
phát hiện một số học sinh chuyên Toán thật sự có năng lực văn chương tốt
như: Trần Nguyễn Túc Nhi, Nguyễn Thị Tố Hạnh, Lương Thị Thủy Tiên ở
lớp 11 Toán 1, hay những em Vũ Thị Mai, Lê Thị Thùy Linh ở lớp 11
Toán 2 Nếu ở lớp 10, trong hai lớp chuyên Toán chỉ có 01 học sinh có
điểm trung bình môn Ngữ văn cả năm từ 8.0 trở lên thì ở lớp 11 là 13 học
sinh (Lớp 11 Toán 1 có 06 học sinh: Trần Nguyễn Túc Nhi, Nguyễn Thị
Tố Hạnh, Lương Thị Thủy Tiên, Nguyễn Thị Diệu Linh, Nguyễn Đoàn
Phương Thi, Nguyễn Thị Tươi ; Lớp 11 Toán 2 có 07 học sinh: Vũ Thị
Mai, Lê Thị Thùy Linh, Nguyễn Đinh Thu Hiền, Dương Tùng Lâm,
Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Phạm Nguyễn Thùy Ngân, Trương Hoàng Yến).
Đó là niềm động viên, an ủi lớn lao của người giáo viên giảng dạy môn
Ngữ văn ở lớp chuyên Toán và hạnh phúc hơn khi giáo viên biết rằng
những giải pháp mình vận dụng đã thành công.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Trong bất cứ lĩnh vực nào thì để đi đến thành công rất cần các lí
thuyết làm kim chỉ nam cho hành động và lí thuyết đó phải ứng dụng vào
thực tiễn một cách linh hoạt. Trong dạy học, nhà sư phạm rất cần có
phương pháp và thật linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp đó.
Bàn về việc dạy học, đức Khổng Tử dạy rằng: “Phương pháp là thầy của
các thầy”. Điều này cho ta thấy phương pháp dạy học là vô cùng quan
trọng và có thể nói là quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng của
học sinh. Tìm ra phương pháp dạy học môn Ngữ văn có hiệu quả đã khó,
việc tìm ra được phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở học sinh chuyên
Toán có hiệu quả lại càng khó hơn. Nhưng khó khăn nhất vẫn là khơi gợi
niềm đam mê, hứng thú học văn chương ở các em.
Để giảng dạy môn Ngữ văn ở các lớp chuyên Toán có hiệu quả cao
đòi hỏi ở người giáo viên sự nhiệt tình, lòng nhẫn nại, phải biết vận dụng
linh hoạt các phương pháp dạy học. Đặc biệt, người giáo viên phải khơi
gợi được hứng thú học Văn ở học sinh.
Trong đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn có không ít những
người vốn là học sinh ban Khoa học tự nhiên, thậm chí là học sinh chuyên
Toán. Đó thực sự là những người “Văn – Toán song toàn”. Có những
trường hợp như vậy là do sự thông minh, nhạy bén và cả năng khiếu văn
chương của người giáo viên và có lẽ cũng nhờ người thầy của họ biết khơi
Sáng kiến kinh nghiệm 9
Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Giáo viên : Võ Thanh Minh
gợi niềm đam mê, hứng thú học môn Ngữ văn ở những giáo viên đó. Hay
là trường hợp của em Trần Nguyễn Túc Nhi ở lớp 11 Toán 1 là học sinh
chuyên Toán nhưng thuộc lòng tất cả các bài thơ được học ở trong chương
trình và nhiều bài thơ hay khác. Điều đáng khen hơn là em Túc Nhi vẫn
thuộc lòng văn bản khá dài như Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ở
chương trình lớp 10 và thuộc lòng bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của
Nguyễn Đình Chiểu ở chương trình 11. Điều này là do học sinh chăm chỉ,
có năng khiếu văn chương và có phần không nhỏ của người giáo viên dạy

môn Ngữ văn ở lớp chuyên Toán đã gợi được niềm đam mê hứng thú học
môn Ngữ văn ở em.
Dù chưa thật hoàn hảo nhưng đề tài này đã có những lợi ích nhất định.
Mong rằng nó sẽ được áp dụng rộng rãi để khơi gợi hứng thú học môn
Ngữ văn đối với học sinh chuyên Toán nói riêng và với tất cả học sinh nói
chung.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bảng điểm, học bạ lớp 10 Toán 1, 10 Toán 2 năm học 2012-2013
- Phiếu thăm dò ý kiến học sinh chuyên Toán về việc học tập môn
Ngữ văn
Sáng kiến kinh nghiệm 10
Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Giáo viên : Võ Thanh Minh
VII. PHỤ LỤC
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH CHUYÊN TOÁN
VỀ VIỆC HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN
Để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của học sinh chuyên Toán về
việc học tập môn Ngữ văn có hiệu quả và nhằm khơi gợi hứng thú học
môn Ngữ văn ở các em, giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ở lớp chuyên
Toán phát Phiếu thăm dò ý kiến của học sinh qua các câu hỏi sau. Rất
mong các em trả lời chân thực, thẳng thắn mang tính xây dựng.
1. Em có hứng thú học môn Ngữ văn không?
Có  Không 
2. Điểm môn Ngữ văn thi đầu vào trường THPT chuyên của em là mấy
điểm? (Làm tròn 0.5):
3. Điểm trung bình môn Văn cả năm lớp 10 của em là mấy ? :
4. Những khó khăn của em trong việc học môn Ngữ văn là gì?
-
-
-
-

-
5. Học thuộc lòng các bài thơ trước khi học tiết đọc văn trên lớp. Nếu
đọc hay được khuyến khích điểm, em có hứng thú không?
Có  Không 
6. Môn Ngữ văn là môn học quan trọng, có vai trò quyết định trong kì
thi Tốt nghiệp THPT và có nhiều lợi ích cho công việc, cho cuộc sống
sau này. Là học sinh chuyên Toán, em đã làm gì để học môn Ngữ văn
có hiệu quả?
-
-
-
-
-
Cám ơn các em đã trả lời các câu hỏi trên!
Sáng kiến kinh nghiệm 11
Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Giáo viên : Võ Thanh Minh
Biên Hòa, ngày 15 tháng 04 năm 2014
NGƯỜI THỰC HIỆN
VÕ THANH MINH
Sáng kiến kinh nghiệm 12

×