BM 01-Bia SKKN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG NGỮ LIỆU RÈN LUYỆN
KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
Người thực hiện: Ngơ Đình Vân Nhi
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ mơn: Ngữ văn
- Lĩnh vực khác: ............................................
Có đính kèm: Các sản phẩm khơng thể hiện trong bản in SKKN
Mơ hình
Phần mềm
Phim ảnh
Hiện vật khác
1
BM02-LLKHSKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Ngơ Đình Vân Nhi
2. Ngày tháng năm sinh: 03/04/1982
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 34/13 Võ Thị Sáu, P.Quyết Thắng, Biên Hòa, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0128.408.1111
6. Fax:
E-mail:
7. Chức vụ: giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chun mơn, nghiệp vụ) cao nhất: thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2008
- Chuyên ngành đào tạo: Văn học Việt Nam
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chun mơn có kinh nghiệm: Dạy Ngữ Văn
Số năm có kinh nghiệm: 10 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1. Giáo dục thẩm mĩ cho học sinh thông qua dạy - học Văn (2008)
2. Giáo viên là chiếc cầu nối đa chiều (2010)
3. Giúp học sinh làm bài văn hay (2012)
2
BM04-NXĐGSKKN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị Trường THPT chuyên
Lương Thế Vinh
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Biên Hòa., ngày 29 tháng 04 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013-2014
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng hệ thống ngữ liệu rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn
bản cho học sinh trung học phổ thông
Họ và tên tác giả: Ngơ Đình Vân Nhi
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: . Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn
- Phương pháp giáo dục
- Lĩnh vực khác: .....................................................
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị
Trong Ngành
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
-
Có giải pháp hồn tồn mới
-
Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ơ dưới đây)
-
Hồn tồn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong tồn ngành có hiệu quả cao
-
Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
đơn vị có hiệu quả
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ơ mỗi dịng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt
Khá
Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống:
Tốt
Khá
Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Tốt
Khá
Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
3
XÂY DỰNG HỆ THỐNG NGỮ LIỆU RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
PHẦN 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết
29/NQ-TW, ngày 6/3/2014, Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch số 103/KHBGDĐT về việc tổ chức hội thảo “Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập
môn Ngữ văn trong trường phổ thông”.
Hội thảo nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận và xây dựng kế hoạch triển khai việc đổi
mới phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở trường phổ
thông theo định hướng phát triển năng lực người học với cách thức xây dựng đề
thi/kiểm tra và đáp án theo hướng mở; tích hợp kiến thức liên mơn; giải quyết vấn
đề thực tiễn.
Trong hội nghị đó, đáng quan tâm là lời phát biểu của các chuyên gia giáo dục đầu
ngành về mục đích thực sự trong tiến trình dạy học văn ở trường trung học. Xin
dẫn ra đây lời kết luận của Giáo sư Trần Đình Sử “khởi điểm của mơn Ngữ văn là
dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn… Nếu học sinh không
trực tiếp đọc các văn bản ấy, không hiểu được văn bản, thì coi như mọi yêu cầu,
mục tiêu cao đẹp của mơn Văn đều chỉ là nói sng, khó với tới, đừng nói gì tới
tình u văn học”.
Có thể nói, rèn luyện năng lực, kĩ năng đọc – hiểu văn bản cho học sinh là một
trong những yêu cầu quan trọng, khoa học và đúng đắn để các em tiếp cận mơn
Ngữ văn, đánh thức tình u đối với mơn Văn và có khả năng vận dụng sáng tạo
kiến thức đã học trong nhà trường vào cuộc sống.
2. Thời gian qua, do mục đích, động cơ học tập chính của học sinh là học để vượt
qua các kì thi, chương trình đọc - hiểu môn Ngữ văn THPT vẫn “nặng” về trang bị
kiến thức hơn là yêu cầu rèn kĩ năng, năng lực nhất là tư duy sáng tạo, tự học, tự
nghiên cứu, năng lực thực hành và giải quyết vấn đề cuộc sống.
Trong “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng” môn Ngữ văn lớp 10, 11,
12, ở phần "Hướng dẫn thực hiện", đối với các văn bản nghệ thuật, văn bản nhật
dụng có hai phần:
1- Tìm hiểu chung: (Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Đối với tìm hiểu tác phẩm, có
thể chia ra các yêu cầu nhỏ: hồn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể loại, vị trí đoạn trích,
bố cục….)
2- Đọc – hiểu văn bản: Ở phần Đọc – hiểu văn bản, “Hướng dẫn thực hiện chuẩn
kiến thức, kĩ năng” hướng vào các yêu cầu cần đạt sau:
- Nội dung;
- Nghệ thuật;
- Ý nghĩa văn bản;
4
Tất nhiên, “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng” chỉ là định hướng để
giáo viên giảng dạy. Nhưng các đề thi và đáp án môn Ngữ văn thời gian qua
thường chú trọng các yêu cầu về nội dung, nghệ thuật của văn bản nên để đáp ứng
các yêu cầu của đề thi, giáo viên cũng tập trung cung cấp kiến thức cho học sinh.
Tóm lại năng lực “hiểu văn bản” của học sinh thường phụ thuộc rất nhiều vào kiến
thức của giáo viên giảng dạy. Hầu hết giáo viên tập trung hướng đến cung cấp kiến
thức cho các em học sinh. Do đó, năng lực đọc – hiểu văn bản của các em chưa
được phát huy tối đa.
3. Bộ giáo dục và đào tạo đã quyết định trong kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh
ĐH, CĐ năm 2014, cần đổi mới cách ra đề theo hướng đánh giá năng lực Ngữ văn
của người học và yêu cầu cao dần qua các năm theo hướng sau:
Đề thi gồm 2 phần: Phần 1 (5 điểm): Kiểm tra đánh giá (KTĐG) kĩ năng đọc của
HS (theo hình thức của PISA); Phần 2 (5 điểm): KTĐG kĩ năng viết (làm văn) của
HS (theo hướng mở, tích hợp).
4. Là một giáo viên dạy văn, người viết đồng tình với cách đổi mới của Bộ Giáo
dục. Và người viết nhận thấy rằng: để đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới ấy, giáo
viên dạy Văn cần thay đổi phương pháp dạy học văn. Dạy học văn khơng cịn là
việc truyền giảng kiến thức, cho học sinh cách hiểu của giáo viên mà là dạy học
sinh phương pháp tìm ra kiến thức ấy. Mục tiêu của dạy học văn trong thời gian tới
sẽ chú trọng nhiều hơn đến năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh.
Để giúp cho quá trình rèn luyện năng lực đọc hiểu của học sinh, giáo viên cần
chuẩn bị một hệ thống ngữ liệu gần gũi nhưng mới mẻ. Những ngữ liệu này giúp
học sinh làm quen với quy trình đổi mới kiểm tra đánh giá Ngữ văn trong kì thi tốt
nghiệp và đại học.
Người viết xin trình bày quy trình xây dựng ngữ liệu rèn luyện năng lực đọc hiểu
cho học sinh phổ thông
5
PHẦN 2: NỘI DUNG
I/ Cách thức tìm kiếm, lựa chọn ngữ liệu
1. Hướng dẫn của Bộ Giáo dục
Bộ Giáo dục đã đưa ra các phương án đổi mới đề thi kiểm tra Ngữ văn, người viết
đã căn cứ vào các hướng dẫn sau:
Phương án 1: Đưa ra một số văn bản ngắn (gồm cả văn bản hoàn chỉnh và đoạn
văn), lấy từ những nguồn khác nhau, ngồi chương trình SGK (như sách báo,
Internet...); nội dung bàn về một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, nghệ
thuật, y học, khoa học...; thuộc hai dạng: văn bản văn học và văn bản thông tin;
được viết theo các phong cách ngôn ngữ mà học sinh THPT đã học, tập trung vào
các phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/văn học, khoa học, báo chí, hành chính.
Các văn bản phù hợp với trình độ nhận thức của HS; khuyến khích các văn bản có
hình thức trình bày đa dạng (gồm cả chữ viết, hình ảnh...).
Phương án 2: Đưa ra một văn bản văn học (thơ hoặc văn xi, có thể là văn bản
hồn chỉnh hoặc một đoạn trích) khơng có trong chương trình SGK nhưng cùng
chủ đề hoặc đề tài và thể loại với các văn bản đã học.
Mục đích của phương án này là kiểm tra đánh giá kĩ năng đọc văn bản văn học –
loại văn bản mà học sinh được học nhiều nhất trong chương trình, SGK hiện nay.
Kết luận: Tóm lại, để xây dựng hệ thống ngữ liệu rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn
bản cho học sinh phổ thơng, giáo viên phải mở rộng nguồn tư liệu ngồi sách giáo
khoa, theo hướng dẫn của bộ giáo dục đào tạo.
2. Một số lưu ý khi tìm kiếm, lựa chọn ngữ liệu
Dù theo phương án nào, chúng ta dễ thấy rằng ngữ liệu học sinh tiếp cận trong các
kì thi phải là ngữ liệu mới.
Thế nào là ngữ liệu mới?
Đó là ngữ liệu học sinh chưa được giáo viên hướng dẫn tiếp cận trong chương trình
ngữ văn tại lớp.
Đó là ngữ liệu chưa xuất hiện trong bất cứ cuộc thi ngữ văn nào trước đó.
Nói ngắn gọn, nó nằm ngồi sách giáo khoa.
Ngữ liệu mới nhưng không thể đánh đố học sinh, vì vậy, tính mới mẻ đi liền với
tính gần gũi.
Thế nào là ngữ liệu gần gũi?
Đó là ngữ liệu nằm trong tầm tiếp nhận của học sinh trung học;
Đó là ngữ liệu của một tác giả/ một đề tài/ một thể loại mà học sinh đã từng học
trong chương trình sách giáo khoa.
Đó là ngữ liệu viết về một đề tài quen thuộc, có tính thời sự mà học sinh quan tâm.
3. Kênh tìm kiếm ngữ liệu
6
Người viết xin cung cấp một vài gợi ý như sau:
- Văn học dân gian là kho tàng đẹp đẽ, phong phú. Giáo viên có thể lựa chọn một
số bài ca dao thuộc vào ba mảng chủ đề mà học sinh đã từng tiếp cận trong sách
giáo khoa ngữ văn 10: tiếng hát than thân, tiếng hát tình nghĩa, tiếng cười hài hước,
châm biếm.
Xin ví dụ cụ thể như bài ca dao Mười thương
Một thương tóc bỏ đi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua
Năm thương cổ yếm đeo bùa
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng
Bảy thương nết ở khơn ngoan
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh
Chín thương cơ ở một mình
Mười thương con mắt hữu tình với ai.
- Tác phẩm hay, nổi tiếng của các tác giả quen thuộc trong phong trào thơ Mới
(1930-1945): Ví dụ nhà thơ Xn Diệu, giáo viên có thể chọn ngữ liệu là bài thơ
Giục giã. Thứ nhất, học sinh đã quen với phong cách thơ Xuân Diệu. Thứ hai, bài
Giục giã có nội dung tư tưởng gần gũi với quan niệm thời gian mà Xuân Diệu đã
thể hiện trong thi phẩm Vội vàng (Sách giáo khoa Ngữ văn 11).
Hoặc chúng ta có thể chọn một đoạn trích trong tác phẩm Tỏa nhị kiều của Xuân
Diệu. Về chủ đề, Tỏa nhị kiều gần gũi với Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
- Đoạn trích văn xi bàn về một đề tài gần gũi với học sinh, ví dụ đoạn trích trong
Hoa học trị của Xn Diệu:
Phượng khơng thơm, phượng chưa hẳn đã là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng
nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang.
Phượng khơng phải là một đóa, khơng phải vài cành; phượng đây là cả một
loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã
hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ ngó đến cây, đến hàng, đến những tàn
lớn xòe ra, trên dậu khít nhau bằng mn ngàn con bướm thắm. Màu hoa phượng
chói lói, sinh sống như sắc máu người.
Ấy là lời kêu kỳ bí của mùa hè; trong nắng chói chang, mùa hè thét lên những tiếng
lửa.
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui, mới thực là nỗi
niềm bơng phượng. Một làn gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa....
Người ta hay trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng
phượng trong các sân trường. Vì sao? Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học
7
sinh yêu và hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa học trò. Còn ai quen với
phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi! Còn ai có linh hồn
tươi thắm để quan hồi cùng với phượng thắm tươi?
Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá
ban đầu xếp lại, cịn e; dần dần xịe ra cho gió đưa đẩy. Lòng học trò phơi phới
làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng.
Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm: mùa hoa phượng
bắt đầu! Đến giờ chơi, học trị ngạc nhiên nhìn trơng: hoa nở lúc nào mà bất ngờ
dữ vậy!
Bình minh cùa hoa phượng là một màu đỏ cịn non, nếu có mưa, lại càng tươi
dịu. Ngày xuân dần đến, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hịa nhịp với mặt
trời chói lói, màu phượng mạnh mẽ kêu vang; hè đến rồi !
Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.
Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng; thôi, nghĩ hè sắp đến
đây!
- Một tác phẩm ngắn, hay, có ý nghĩa với cuộc sống của học sinh. Người viết xin
đơn cử một vài ngữ liệu hay.
Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau
Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
(Hỏi – Hữu Thỉnh)
Một quán hàng nho nhỏ
“Mời vào đây
Ai mua gì cũng có”
Tơi là khách đầu tiên
Từ bên trong
8
Phù thủy ló ra nhìn
“Anh muốn gì?”
“Tơi muốn mua tình u
Mua hạnh phúc, bình n, tình bạn”
“Hàng chúng tơi chỉ bán cây non
Cịn quả chín anh phải trồng
Khơng bán”
(Qn hàng phù thủy – K.Badjadjo Pradip - Ấn Độ)
II/ Cách thức xây dựng hệ thống câu hỏi rèn luyện năng lực đọc hiểu văn bản.
Lựa chọn, tìm kiếm ngữ liệu là điều kiện cần, nhưng xây dựng hệ thống câu hỏi
dựa trên ngữ liệu đó mới là điều kiện đủ cho mục đích rèn luyện năng lực đọc hiểu
của học sinh.
1. Dựa vào hướng dẫn của Bộ giáo dục
Hạn chế các câu hỏi nhận biết, tăng cường các câu hỏi thông hiểu và vận dụng.
u cầu học sinh tìm kiếm thơng tin từ văn bản; tích hợp và suy luận thơng tin đã
đọc; phản ánh và đánh giá, tìm hiểu văn bản và liên hệ với kinh nghiệm bản thân.
Theo tinh thần cơng văn số 1656/BGDĐT-KTKĐCLGD, Bộ giáo dục đã có những
hướng dẫn cụ thể về cách thức ôn tập như sau: Để làm tốt phần đọc hiểu, giáo viên
cần giúp học sinh nắm được thế nào là một văn bản; các yêu cầu và hình thức kiểm
tra cụ thể về đọc hiểu; lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và
năng lực của học sinh để làm ngữ liệu hướng dẫn đọc hiểu; xây dựng các loại câu
hỏi và hướng dẫn chấm một cách phù hợp với mục đích và đối tượng học sinh.
Sau đây là một dạng đề gợi ý của Bộ Giáo dục:
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Phần I – Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc bài thơ sau:
Mẹ và quả
Nguyễn Khoa Điềm
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Cịn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
9
Rỏ xuống lịng thầm lặng mẹ tơi.
Và chúng tơi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tơi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn cịn một thứ quả non xanh.
(Trích từ Mẹ của nhà thơ, NXB Phụ nữ, 2008)
Câu 2: Nêu chủ đề của bài thơ?
Câu 3: Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng
nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng?
Câu 4: Nghĩa của “trơng” ở dịng thơ Mẹ vẫn trơng vào tay mẹ vun trồng là gì?
Câu 5: Trong hai dòng thơ Những mùa quả lặn rồi lại mọc - Như mặt trời, khi như
mặt trăng, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Hãy nêu tác dụng của biện
pháp so sánh đó.
Câu 6: Ở khổ thơ thứ nhất, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Cảm xúc của
nhà thơ dành cho mẹ là gì?
Câu 7: Đặc sắc nghệ thuật của hai dịng thơ: Lũ chúng tơi từ tay mẹ lớn lên - Cịn
những bí và bầu thì lớn xuống là gì? A. Sử dụng từ trái nghĩa. B. Sử dụng hình ảnh
nhân hóa. C. Sử dụng thủ pháp miêu tả. D. Sử dụng phép tương phản, đối lập.
Câu 8: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong hai dịng thơ Chúng mang
dáng giọt mồ hơi mặn - Rỏ xuống lịng thầm lặng mẹ tơi? Ghi lại cảm xúc của em
khi đọc hai dòng thơ này.
Câu 9: Ở khổ thơ thứ hai, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Hãy ghi lại
cảm xúc của nhà thơ mà em cảm nhận được?
Câu 10: Phần in đậm trong dòng thơ: Và chúng tôi, một thứ quả trên đời được gọi
là: A. Phụ chú. B. Khởi ngữ. C. Tình thái. D. Gọi đáp.
Câu 11: Chữ “hái” trong dòng thơ Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái có nghĩa là
gì?
Câu 12: Chữ “mỏi” trong dịng thơ Tơi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi có nghĩa là
gì?
Câu 13: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ cuối bài? Tác
dụng của những biện pháp đó là gì?
Câu 14: Ở khổ thơ thứ ba, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Hình dung và
ghi lại tâm trạng của nhà thơ trong hai dòng thơ cuối bài.
Câu 15: Suy nghĩ, cảm xúc nào của nhà thơ để lại ấn tượng sâu đậm nhất với em?
Câu 16: Đọc xong bài thơ, em nghĩ đến câu tục ngữ hay ca dao nào? Hãy ghi lại
câu tục ngữ hay ca dao đó.
10
Câu 17: Trong văn học có nhiều tác phẩm viết về tình mẫu tử. Hãy kể tên một số
tác phẩm viết về đề tài này mà em đã học hoặc đã đọc. Từ đó, chỉ ra sự khác biệt
lớn nhất về mặt nghệ thuật và nội dung của bài thơ Mẹ và quả (Nguyễn Khoa
Điềm) với những tác phẩm ấy.
Câu 18: Đọc xong bài thơ, em có suy nghĩ gì về cách ứng xử với cha mẹ của một
số người qua những mẩu tin sau?
- Sáng 26/3, Nguyễn Duy Linh (25 tuổi, trú huyện Thanh Oai) bị TAND Hà Nội
xét xử về tội giết người. Nạn nhân là mẹ của bị cáo. (Theo
ngày 26/3/2014)
- Cụ Nguyễn Văn Quý (84 tuổi) và cụ Nguyễn Thị Chén (82 tuổi), ngụ thôn Đồng
Lư, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội đang sống trong góc nhà nhỏ hẹp
khoảng dăm m2, chiếc giường xin được ở đâu nên hai chân còn, hai chân phải lấy
gạch kê lên. Tám năm qua, cả 2 cụ bị con cái đẩy ra đường dù đã dựng vợ, gả
chồng cho con cái yên ấm. Hiện tại, cụ ông ngày ngày ra đồng mị cua bắt ốc về
ni cụ bà qua những ngày đói khổ. (Theo ngày 27/12/2013)
- Đùn đẩy trách nhiệm không muốn phụng dưỡng mẹ già, các con đã đẩy cụ bà 77
tuổi ra đường trong đêm sương lạnh. (Theo ngày 23/2/2013)
2. Vận dụng PISA trong việc đánh giá năng lực đọc – hiểu văn bản
2.1.Yêu cầu đọc – hiểu văn bản trong PISA
Kỳ thi PISA yêu cầu học sinh phải có những năng lực tổng hợp. Ngồi phần thi ở
lĩnh vực Tốn học, học sinh phải trải qua phần đọc hiểu với những kỹ năng, hiểu
biết về các văn bản hành chính, văn học nghệ thuật, văn bản khoa học, toán học....
Lĩnh vực đọc - hiểu của PISA yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi về các
loại văn bản (bao gồm cả văn bản nhật dụng, văn bản hành chính, văn bản tốn
học, văn bản khoa học,...).
Ngồi những câu hỏi về nội dung, thông tin … trong văn bản, đề thi PISA cịn có
những câu hỏi mở, đưa ra những tình huống trong cuộc sống để học sinh thể hiện
quan điểm cá nhân, yêu cầu các em phải suy ngẫm, đưa ra quan điểm, nhận xét, ý
kiến của cá nhân, phải phân tích sâu, thuyết phục.
PISA thực sự chú trọng tới việc phát triển năng lực, kĩ năng cho học sinh hơn là
mục tiêu thưởng thức văn chương nghệ thuật. Do đó, đề thi PISA đánh giá được
năng lực đọc – hiểu văn bản của học sinh.
2.2. Vận dụng PISA trong việc đánh giá năng lực đọc – hiểu văn bản của học
sinh THPT ở môn Ngữ văn
PISA đánh giá cao năng lực đọc – hiểu.Vì năng lực đọc - hiểu có ý nghĩa thiết thực
và tầm quan trọng lớn với sự trưởng thành của con người. Nó khơng chỉ là một yêu
cầu trong suốt thời kỳ trẻ thơ ở nhà trường phổ thơng mà nó cịn trở thành nhân tố
quan trọng trong việc xây dựng, mở rộng những kiến thức, kỹ năng và chiến lược
của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các hoạt động ở những
tình huống khác nhau trong mối quan hệ với người xung quanh, cũng như trong cả
cộng đồng rộng lớn.
11
Nhận thức rõ những ưu điểm của PISA, hiện nay, Bộ GD&ĐT đang có chủ trương
vận dụng PISA trong giảng dạy và kiểm tra, đánh giá năng lực đọc – hiểu văn bản
của học sinh để góp phần cải tiến chất lượng giáo dục phổ thông, chú trọng đến
khả năng tư duy, lập luận của học sinh, giúp các em gắn kiến thức học tập trong
nhà trường vào giải quyết các vấn đề ngồi cuộc sống.
Đối với mơn Ngữ văn THPT, việc vận dụng PISA trong việc đánh giá năng lực
đọc – hiểu văn bản (chủ yếu là văn bản nghệ thuật và văn bản nhật dụng) của học
sinh là yêu cầu hợp lý, khoa học, đúng đắn để đáp ứng các u cầu của mơn học,
đồng thời gợi tình cảm tích cực của học sinh đối với mơn Văn, giúp các em nhanh
chóng hịa nhập với giáo dục quốc tế.
Để giúp các em học sinh THPT phát huy được năng lực đọc – hiểu văn bản, các
thầy giáo cô giáo đang giảng dạy mơn Ngữ văn cần tìm được phương pháp giảng
dạy phù hợp và hiệu quả. Và rất cần phải đổi mới cách kiểm tra đánh giá để đánh
giá đúng năng lực đọc – hiểu của học sinh.
a) Vận dụng PISA trong việc xây dựng câu hỏi, đề thi: Đề kiểm tra đọc – hiểu của
chương trình Ngữ văn THPT hiện hành chủ yếu là đề tự luận. Còn các câu hỏi, đề
kiểm tra của PISA bao gồm hai phần: trắc nghiệm và tự luận. Do đó, vận dụng Pisa
trong việc xây dựng đề thi, chúng ta có thể đa dạng hóa đề bài.
b) Vận dụng PISA trong việc đánh giá bài thi: Giúp giáo viên đổi mới cách đánh
giá bài làm của học sinh.
Trước đây, chúng ta chỉ chú trọng kiến thức trong văn bản nhưng học tập PISA, sẽ
chú trọng đánh giá cách tư duy của học sinh, kỹ năng giải quyết các vấn đề đặt ra,
cho phép học sinh được thể hiện, bày tỏ các quan điểm cá nhân, tránh đánh giá
theo lối mòn, đơn chiều, phát huy được năng lực sáng tạo, cảm thụ văn bản của
bản thân.
3. Một số lưu ý khi xây dựng hệ thống câu hỏi rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn
bản cho học sinh trung học.
Từ những hướng dẫn, người viết rút ra một số lưu ý trong xây dựng hệ thống câu
hỏi rèn luyện năng lực đọc hiểu ngữ văn cho học sinh trung học như sau:
- Tránh câu hỏi tái hiện kiến thức.
- Câu hỏi tập trung phát huy năng lực tư duy.
- Tránh câu hỏi vượt tầm nhận thức của học sinh.
- Không hỏi đánh đố.
- Câu hỏi liên hệ cuộc sống
Giáo viên có thể tập trung vào các dạng câu hỏi thuộc vào phương diện sau:
- Câu hỏi về nội dung văn bản: chủ đề, nội dung chính, ý nghĩa của văn bản, cách
đặt nhan đề…
- Câu hỏi về hình thức văn bản: kết cấu, thể loại, biện pháp nghệ thuật…
- Câu hỏi về Tiếng Việt: từ ngữ, cú pháp, dấu câu, phong cách ngôn ngữ
12
- Câu hỏi liên hệ thực tế cuộc sống
III/ MỘT SỐ NGỮ LIỆU TIÊU BIỂU
1. Hỏi của Hữu Thỉnh
Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau
Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
1. Bài thơ có kết cấu đặc biệt như thế nào?
2. Em hiểu câu trả lời của đất, nước, cỏ ra sao? Hữu Thỉnh muốn gửi đến người
đọc thông điệp gì?
3. Biện pháp tu từ nổi bật của bài thơ. Tác dụng của nó.
4. Theo em, tại sao tác giả lại hỏi con người tới ba lần?
5. Em hãy đại diện con người trả lời câu hỏi cho Hữu Thỉnh.
2. Mười thương
Một thương tóc bỏ đi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng lánh hạt huyền kém thua
Năm thương cổ yếm đeo bùa
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng
Bảy thương nết ở khơn ngoan
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh
Chín thương cơ ở một mình
Mười thương con mắt hữu tình với ai
13
1. Xác định thể loại của văn bản. Văn bản có tn thủ đúng cấu trúc thể loại
khơng?
2. Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là ai?
a. Cơ gái
b.Chàng trai
c. Ai
d. Tác giả
3. Mười nét thương có thể chia thành mấy nét chính? Đó là gì?
4. Ý nghĩa của văn bản?
5. Xác định những tính từ được sử dụng để ngợi ca cơ gái? Tìm từ trái nghĩa với
những từ ấy?
6. Giải thích từ hữu tình
7. Trong mười nét thương, nét thương nào gây ấn tượng và thiện cảm nhất? Từ đó,
em rút ra bài học gì để bản thân mình trở nên đáng yêu trong mắt người khác?
3. Hoa học trò – Xuân Diệu
Người ta hay trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng
phượng trong các sân trường. Vì sao? Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học
sinh yêu và hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa học trò. Còn ai quen với
phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi! Cịn ai có linh hồn
tươi thắm để quan hoài cùng với phượng thắm tươi?
Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá
ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xịe ra cho gió đưa đẩy. Lịng học trị phơi phới
làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng.
Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm: mùa hoa phượng
bắt đầu! Đến giờ chơi, học trị ngạc nhiên nhìn trơng: hoa nở lúc nào mà bất ngờ
dữ vậy!
Bình minh cùa hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi
dịu. Ngày xuân dần đến, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt
trời chói lói, màu phượng mạnh mẽ kêu vang; hè đến rồi !
1. Đặt nhan đề cho đoạn trích.
2. Theo Xuân Diệu, hoa phượng hấp dẫn bởi điều gì?
3. Biện pháp tu từ xuất hiện trong các câu văn sau: Mùa xuân, phượng ra lá. Lá
xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, cịn e; dần dần
xịe ra cho gió đưa đẩy. Lịng học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành,
rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng.
4. Theo em, ví sao tác giả sử dung dấu hai chấm trong hai câu văn sau: Một hôm,
bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu!
Đến giờ chơi, học trị ngạc nhiên nhìn trơng: hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy!
14
4. Văn bản của Nguyễn Đình Thi
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi theo đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…
Đứa trẻ đang muốn lẫm chẫm chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay
hoa hoa một điệu múa kỳ lạ.
Và cái miệng nhỏ líu lo khơng thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước cịn chưa vững lại chính là nơi tựa cho người đàn bà kia
sống.
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ đi trên đường kia?
Đơi mắt anh có ánh riêng của đơi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng cịng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp
nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước khơng cịn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia
đi qua những thử thách.
1. Chủ đề của văn bản? Đặt nhan đề cho văn bản trên.
2. Văn bản thuộc thể loại nào? Kết cấu của văn bản.
3. Tìm từ láy xuất hiện trong văn bản.
4. Em hiểu thế nào về hình ảnh đơi mắt của anh chiến sĩ: đơi mắt đã nhiều lần nhìn
vào cái chết.
5. Nơi dựa của em là đâu?
5. Văn bản của Trang Thế Hy
Gió nói với những chiếc lá úa:
“Trong vịng tuần hồn bất tận của kiếp lá
màu vàng của mi trong khoảnh khắc này
là nét đẹp vĩnh hằng của nhan sắc mùa thu tàn phai nhanh
Đừng buồn, cái đẹp nào cũng phù du vì chỉ có phù du mới đẹp”
Lá biết gió nói dối nhưng lá vẫn vui vẻ bay vèo theo gió.
“Chàng thấy nàng đẹp rồi chàng mới u
Anh thì ngược lại, anh yêu em trước rồi sau đó mới biết rằng em đẹp”
Lời nói dối ngược ngạo luật phản xạ của anh chồng làm ửng hồng đôi má cô vợ
trẻ
Cô gái nói với ơng già:
“Bố đẹp lão q! Hồi con trai chắc bố có số đào hoa”
15
Ông già héo quắt queo như cây kiểng còi, uống lời nói dối cực kỳ khó tin của cơ
gái như uống giọt nước mắt thần có được chất hồi xuân
Tiếc thay! Những lời nói dối ta phải nghe hằng ngày
lại là những lời nói dối khơng nhân ái.
1. Đặt nhan đề cho văn bản
2. Theo em vì sao lời nói dối của gió, của chàng trai, của cơ gái là đáng trân trọng?
3. Tác giả muốn nhắn nhủ gì với ta qua câu thơ cuối:
Tiếc thay! Những lời nói dối ta phải nghe hằng ngày
lại là những lời nói dối khơng nhân ái.
4. Xét theo mục đích nói, các câu sau thuộc loại câu nào? (Kể, cầu khiến, cảm
than, nghi vấn)
a. Đừng buồn, cái đẹp nào cũng phù du vì chỉ có phù du mới đẹp
b. Bố đẹp lão quá! Hồi con trai chắc bố có số đào hoa
c. Tiếc thay! Những lời nói dối ta phải nghe hằng ngày
lại là những lời nói dối khơng nhân ái.
6. Thư gửi thầy hiệu trưởng của tổng thống A. Lincoln
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người
đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu
biết cứ mỗi kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một người chính
trực, cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ gặp một nhà lãnh đạo tận tâm.
Bài học này sẽ mất nhiều thời gian tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho
cháu biết rằng mỗi một đồng đô la kiếm được do cơng sức lao động của mình bỏ
ra cịn q giá hơn nhiều so với 5 đô la nhặt được trên hè phố.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui
chiến thắng. Xin hãy dạy cho cháu tránh xa sự đố kị. Xin hãy dạy cho cháu biết
được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng
những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ đánh bại nhất.
Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách, nhưng cũng hãy cho
cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn mn thuở của cuộc sống: đàn
chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông
hoa nở ngát bên đồi xanh.
Ở trường xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi trượt còn vinh dự hơn
gian lận trong khi thi. Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù
tất cả mọi người đều cho rằng ý kiến đó hồn tồn sai lầm.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng đối với những người hồ nhã
và cứng rắn đối với những kẻ thơ bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy
theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.
16
Xin dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng cần phải
sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận
những gì tốt đẹp.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã. Xin hãy dạy cho cháu
biết rằng khơng có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu
biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn thận trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá
cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông gào thét và
đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng. Xin hãy đối xử dịu dàng với
cháu nhưng đừng vuốt ve nng chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới
tơi luyện được những thanh sắt cứng rắn.
Xin hãy cho cháu biết rằng cháu phải ln có niềm tin tuyệt đối vào bản thân
bởi vì khi đó cháu sẽ có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết mình. Nếu
được như vậy thật là điều tuyệt vời đối với con trai tôi.
1. Nêu tên những phẩm chất mà tổng thống A. Lincoln muốn trường học dạy cho
con trai mình.
2. Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều, nổi bật nhất trong văn bản trên. Tác dụng?
3. Xét theo mục đích nói, văn bản trên chủ yếu sử dụng loại câu gì?
a. Câu cảm thán
b. Câu nghi vấn
c. Câu kể
d. Câu cầu khiến
4. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Xin hãy đối xử dịu dàng với
cháu nhưng đừng vuốt ve nng chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới
tơi luyện được những thanh sắt cứng rắn.
5. Tìm ý nghĩa sâu sắc của câu văn: Xin hãy dạy cho cháu biết rằng có thể bán cơ
bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá
mua trái tim và tâm hồn mình.
7. Câu chuyện Bức tranh đẹp nhất trần gian
Một họa sĩ suốt đời mơ ước một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo
sư để biết điều gì đẹp nhất. Vị giáo sư trả lời: "Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là
niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người."
Người họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với một cơ gái và được trả lời: "tình u"
là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang
17
đến nụ cười cho kẻ đang than khóc, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao quý, cuộc
sống sẽ nhàm chán biết bao nếu khơng có tình u"
Cuối cùng, người họa sĩ gặp một người lính mới trở về từ mặt trận, khi được hỏi,
người lính trả lời: "hịa bình" là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hịa bình, ở đó có
cái đẹp."
Khi trở về nhà, người họa sĩ nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con, tình u
trong cái hơn của người vợ. Chính những điều đó khiến tâm hồn ơng ngập tràn
hạnh phúc và bình an. Bây giờ thì ơng đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian.
Sau khi tác phẩm của mình hoàn thành, người họa sĩ đặt tên cho bức tranh của
mình là: "…."
1. Hãy điền vào dấu ba chấm để đặt tên cho bức tranh đẹp nhất trần gian.
2. Câu trả lời của vị giáo sư, cơ gái, người lính có hợp lí khơng? Vì sao người họa
sĩ vẫn chưa thỏa mãn câu trả lời của họ?
3. Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về vai trò của gia đình.
8. Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Michel Sidibé đã gửi thông điệp nhân
ngày 1/12/ 2012
Hỡi hàng triệu triệu con người đã và đang sát cánh bên nhau, cùng chung niềm
nhiệt huyết và quyết tâm phòng, chống AIDS trong Ngày Thế giới phịng chống
AIDS năm nay.
Tơi xin được nói với các bạn rằng: “Máu, mồ hơi và nước mắt của các bạn đang
làm thay đổi thế giới”.
Chúng ta đã đi từ tuyệt vọng đến hy vọng. Ngày hơm nay đã ít đi rất nhiều người
phải chết do AIDS.
Có 25 quốc gia đã giảm được hơn 50% số ca nhiễm mới. Tôi mong muốn được
thấy bước tiến này ở tất cả mọi quốc gia.
Và bước tiến của chúng ta đang ngày càng nhanh chóng hơn, với tốc độ chưa từng
thấy – điều mà trước đây phải mất cả mười năm để thực hiện được thì nay có thể
đạt được chỉ trong vòng một năm.
Giờ đây, khi chúng ta đã biết rằng việc mở rộng chương trình phịng chống HIV
một cách nhanh chóng trên diện rộng là có thể thực hiện được, chúng ta cần phải
nỗ lực nhiều hơn nữa.
Hỡi các bạn, chúng ta chỉ còn một ngàn ngày nữa thơi để thực hiện các mục tiêu
tồn cầu về phịng chống AIDS đến năm 2015.
Bởi vậy ngày hơm nay, kỷ niệm ngày Thế giới phòng chống AIDS, chúng ta hãy
cùng nhau tái khẳng định cam kết thực hiện mục tiêu Ba khơng:
Khơng cịn người nhiễm mới HIV;
Khơng cịn người tử vong do AIDS;
18
Khơng cịn kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS…”.
1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?
2. Em hiểu ý nghĩa của câu văn này như thế nào?
“Máu, mồ hôi và nước mắt của các bạn đang làm thay đổi thế giới”.
3. Mục đích của văn bản là gì?
4. Câu văn nào trong văn bản trên có nội dung gần gũi với câu văn sau của Tổng
thư kí Liên Hiệp quốc Kophi.Anna: “Trong thế giới của AIDS, khơng có khái niệm
chúng ta và họ. Trong thế giới ấy, im lặng đồng nghĩa với cái chết”
19
KẾT LUẬN
Nghị quyết số 29- NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện
đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc... Đổi mới
căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào
tạo, đảm bảo trung thực khách quan...”
Theo tinh thần trên, đổi mới hình thức đánh giá kiểm tra chất lượng học tập môn
Ngữ văn theo yêu cầu phát triển năng lực học sinh là cần thiết. Tuy nhiên, người
viết cho rằng việc đổi mới ấy cần tiến hành theo một lộ trình thời gian. Bản thân
giáo viên cũng cần có sự chuẩn bị chu đáo cho một hình thức dạy học phù hợp với
yêu cầu mới.
Sáng kiến kinh nghiệm này là một vài gợi ý thiết thực để mỗi giáo viên dạy Văn có
thể áp dụng linh hoạt trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản cho học
sinh.
Người viết
Ngơ Đình Vân Nhi
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục hướng dẫn ôn thi Ngữ văn theo dạng mới – vnexpress.net, ngày
15/04/2014
2. Công văn 1933/BGD ĐT-GDTrh về việc hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT
năm 2014 đối với môn Ngữ văn
3. Đổi mới cách hỏi trong môn văn tốt nghiệp THPT 2014 – danviet.com, ngày
16/04/2014
4. Tìm hiểu về chương trình Pisa – Ths Nguyễn Từ Sinh, trang web của Sở giáo
dục và đào tạo Gia Lai.
5. Trang thơ thivien.net
6. Vận dụng Pisa trong đánh giá năng lực đọc – hiểu văn bản Ngữ văn của học sinh
THPT – baomoi.com, ngày 03/04/2014.
21