Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn nâng cao chất lượng môn ngữ văn ở trường dân tộc nội trú thpt tân phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 25 trang )

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
1
I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Lê Văn Mười
2. Ngày tháng năm sinh: 10/06/1976
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Khu 12, thị trấn Tân Phú, Tân Phú, Đồng Nai
5. Điện thọai: 0613856483 ( CQ); 0613697447 ( NR)
6. Fax:
7. Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
8. Nhiệm vụ được giao: Phụ trách công tác chuyên môn
9. Đơn vị công tác: Trường PT Dân Tộc Nội Trú Liên huyện Tân Phú - Định
Quán, Đồng Nai
II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học
- Năm nhận bằng: 2005
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Môn Ngữ văn
- Số năm có kinh nghiệm: 15 năm
- Các chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm đã làm ( trong 5 năm gần đây):
+ Nâng cao hiệu quả một tiết dạy truyện ngắn Lão Hạc Ngữ văn 8
+ Nâng cao hiệu quả một tiết dạy bằng phương pháp “ đọc sáng tạo”
+ Nâng cao hiệu quả một tiết dạy truyện ngắn Chiếc Lược Ngà Ngữ văn 9
+ Nâng cao khả năng diễn đạt của học sinh khi nói, viết Tập làm văn
+ Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh
+ Nâng cao hiệu quả phụ đạo học sinh yếu trong Trường dân tộc nội trú
+ Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh Trường dân tộc nội trú
+ Nâng cao chất lượng Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 9
2
Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o ®ång nai


Trêng phæ th«ng dtnt liªn huyÖn
t©n phó - ĐỊNH QUÁN
Mã số: ………………

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN
Ở TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ

Người thực hiện: Lê Văn Mười
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp giáo dục 
- Lĩnh vực khác: ………… 
Có đính kèm:
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2013 - 2014
Tên SKKN: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG
DÂN TỘC NỘI TRÚ”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Ngữ Văn có một vị trí quan trọng đặc biệt trong chương trình của cấp
học THCS . Ngoài việc cung cấp kiến thức như các môn học khác, môn Ngữ Văn
còn góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho các em học sinh:
biết yêu thương, quý trọng gia đình, thầy cô, bạn bè, có lòng yêu nước, biết hướng
tới những tư tưởng cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công
bằng, lòng căm ghét cái ác, cái xấu , bước đầu các em có năng lực cảm thụ các tác
phẩm có giá trị nhân văn cao cả.
Trong cuộc sống hiện nay, trước sự bùng nổ của thông tin Khoa học - kỹ
thuật, con đường dẫn dắt học sinh tiếp cận văn chương càng trở nên khó khăn hơn,
thử thách hơn. Hơn nữa, tình trạng học sinh chây lười học bài trở nên phổ biến
nhất là đối với các môn khoa học xã hội nói chung và môn Ngữ văn nói riêng.

Trong giờ học, các em luôn có những biểu hiện tiêu cực như: ít phát biểu, khả năng
đọc bài yếu kém, khả năng diễn đạt trong quá trình làm bài lủng củng, thiếu mạch
lạc và hành văn không mang tính văn chương. Chính vì vậy, đòi hỏi người giáo
viên dạy văn phải có cách dạy, phương pháp dạy linh hoạt thì mới có thể thu hút,
hấp dẫn các em trong các giờ học.
Trường PT. DTNT liên huyện Tân Phú – Định Quán nằm trên địa bàn huyện
Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Đối tượng dạy học là con em dân tộc thiểu số (14 dân tộc:
châu Mạ, K’ Ho, STiêng, Chơ Ro, Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Thổ, Chăm,
Khơ me, Sán Chay, Hoa) thuộc các xã vùng sâu, vùng khó khăn ở hai huyện Tân
Phú - Định Quán. Do điều kiện sinh sống còn gặp nhiều khó khăn; do các em
thường sử dụng tiếng địa phương để giao tiếp nên vốn từ Tiếng Việt rất nghèo nàn,
tư duy lại kém và hay quên dẫn đến việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức gặp rất nhiều
khó khăn. Một số em chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập; khả năng phân
tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu,
nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin; lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô gíao.
Bên cạnh đó, một số em mặc dù là học sinh lớp 6, lớp 7 thậm chí là học sinh lớp 8
còn đọc chậm, đọc sai, viết chậm, viết sai ”.
Qua kết quả khảo sát đầu năm cũng như những hạn chế mà tôi đã nêu trên,
số lượng học sinh yếu môn Ngữ văn còn nhiều so với mặt bằng chung. Việc giúp
các em vươn lên trong học tập lại càng trở nên khó khăn, nan giải hơn so với học
sinh trường ngoài.
Từ thực trạng nêu trên, nâng cao chất lượng môn Ngữ văn cho học sinh là
một vấn đề cấp thiết của trường chúng tôi. Bản thân tôi luôn trăn trở mong tìm ra
biện pháp nhằm hạn chế tình trạng chán học và học yếu môn văn . Đó chính là lý
do tôi áp dụng một số biện pháp nhằm “Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ
văn” ở trường chúng tôi.
3
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “… nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền

thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành,
tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội … Quan tâm hơn tới sự phát
triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa…
Thực hiện chủ trương trên, trong những năm qua giáo dục dân tộc đã và
đang được Đảng và nhà nước quan tâm. Học sinh dân tộc vốn là những hạt giống
đỏ từ các địa phương, các vùng kinh tế còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, dân
tộc thiểu số.
Chính vì vậy, trong quy chế hoạt động của các trường PT. Dân tộc nội trú
ban hành kèm theo quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã chỉ rõ “một trong các nhiệm vụ của
giáo viên là nâng cao chất lượng đối với học sinh dân tộc”.
Cùng với các môn học khác, môn Ngữ văn góp phần hình thành, phát triển
và hòa thiện nhân cách cho học sinh. Từ việc khám phá ý nghĩa của các tác phẩm
học sinh có thể tự ý thức về mình, sống có nhân cách, trong sạch và cao thượng.
Bộ môn Ngữ văn bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào
dân tộc, yêu lao động và những đức tính tốt đẹp cần có ở con người thời đại mới.
Đồng thời rèn các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; rèn luyện năng lực ngôn ngữ và tư
duy như một công cụ để học tập các môn học khác. Từ đó các em có thể tự tin
trong mọi hoàn cảnh giao tiếp của cuộc sống.
Như đã nói ở trên, học sinh là người dân tộc thiểu số thì việc nói và viết tiếng
Việt đã là một việc khó khăn còn để khám phá vẻ đẹp lấp lánh của các áng văn
chương cũng như để tạo được một văn bản hoàn chỉnh truyền tải được một nội
dung cụ thể thì thật quả là một vấn đề không nhỏ. Bên cạnh đó bản thân chúng tôi
gặp không ít những khó khăn như: Các em rất thụ động, không tự giác tìm tòi
khám phá. Đa số học sinh không yêu thích môn Ngữ văn, không say mê hứng thú
trong học tập…. Đó cũng là điều tôi hằng trăn trở và luôn có gắng tìm tòi các giải
pháp để khắc phục.
Bên cạnh những khó khăn đó thì trường chúng tôi luôn được sự quan tâm chia
sẻ của lãnh đạo ngành, sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, nhất là Sở Giáo dục và
Đào tạo; sự đồng thuận, tin tưởng của phụ huynh và sự yêu quý vâng lời của các

em học sinh đã phần nào giúp sức cho chúng tôi có thêm nghị lực, niềm tin để
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phó.
Với bề dày thời gian công tác giảng dạy và quản lý; và là người trực tiếp
giảng dạy môn Ngữ văn, tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm. Và qua trao đổi
một số trường, tôi cũng lắng nghe được một số ý kiến về vấn đề này, song chưa
thấy có sáng kiến nào thật sự mang lại hiệu quả cao đối với học sinh dân tộc. Với
chuyên đề này tôi mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ, kinh nghiệm của mình với
mong muốn góp phần trao đổi, chia sẻ học tập lẫn nhau để cùng mang lại hiệu quả
cao. Đó cũng là nội dung, mục đích hướng tới của sáng kiến kinh nghiệm.
4
Khảo sát chất lượng đầu năm ( Khi chưa áp dụng SKKN):
Số HS
được KS
Điểm số chia ra
0-2 2.5-4.5 5.0-6.0 6.5-7.5 8.0-10
Điểm từ TB
trở lên
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Lớp 6: 70 5 18 15 23 9 47 67.1
Lớp 7: 68 8 17 25 13 7 45 66.2
Lớp 8: 67 4 23 25 8 7 40 59.7
Lớp 9: 66 6 15 26 14 5 45 68.2
270/271 19 63 100 59 32 177 65.6
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng: Môn Ngữ văn lớp 6,7,8,9.
2. Thời gian áp dụng: áp dụng trong năm học 2013 - 2014.
3. Các giải pháp thực hiện:

Để nâng cao chất lượng môn Ngữ văn, trường PT.DTNT liên huyện Tân Phú
- Định Quán đã đưa ra một số giải pháp thực hiện như sau:
Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà:
Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy đa số các em học sinh là người đồng bào
thiếu số có tính ì, không chịu tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. Sở dĩ có hiện
tượng này là các em không chịu soạn bài, hoặc có soạn cũng sơ sài đối phó, cho
qua chuyện. Đến lớp nghe cô giảng bài cũng như lần đầu tiên đọc tới bài học, tất cả
đều mới mẻ xa lạ. Như vậy làm sao có thể phát huy tính chủ động, tích cực, nâng
cao chất lượng bộ môn.
Ngay từ đầu năm học, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định nội dung của
từng phân môn để các em định hướng và biết cách chuẩn bị bài trước khi lên lớp:
- Với phân môn Văn(Phần văn bản):
+ Đọc lại toàn bộ văn bản trước khi học(Mặc dù ở phần học chính khoá đã
đọc). Đối với văn bản là tác phẩm thơ phải học thuộc, là văn xuôi phải tóm tắt
dược nội dung của văn bản, học thuộc dẫn chứng.
+ Với những tác phẩm có tác giả cần nắm chắc được về tiểu sử tác giả(Năm
sinh năm mất - nếu có - tên khai sinh, bút danh, quê quán), sự nghiệp văn chương
của tác giả đó, hiểu được hoàn cảnh sáng tác tác phẩm
5
+ Nắm chắc được giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm ( tìm
hiểu phần nội dung cần đạt, phần ghi nhớ)
+ Biết phân tích, cảm thụ một số chi tiết(câu, đoạn) được cho là đặc sắc(Đối
với học sinh khá giỏi).
- Đối với phân môn Tiếng Việt :
+ Học thuộc các khái niệm, vận dụng làm tốt các bài tập từ dễ đến khó(Từ
nhận biết đến thông hiểu, vận dụng ở mức độ thấp, vận dụng ở mức độ cao)
+ Với các biện pháp tu từ biết phát hiện đúng, nêu được tác dụng của phép tu
từ đó trong hoàn cảnh sử dụng
+ Biết viết câu, viết đoạn (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) với nhiều chủ đề và
yêu cầu khác nhau (Diễn dịch, quy nạp…)

- Đối với phân môn Tập làm văn:
+ Nắm được đặc trưng các thể loại: Miêu tả, Tự sự , Biểu cảm, Nghị luận,
thuyết minh, hành chính công vụ
+ Sau khi đọc đề bài, phải biết tìm hiểu đề, tìm ý; biết cách lập dàn ý; biết
viết các đoạn để hoàn chỉnh bài viết
Để việc soạn bài thật sự có hiệu quả và hữu ích thì bản thân người giáo viên
phải thật sự nhiệt tình hướng dẫn học sinh soạn đúng và đủ theo tinh thần là tìm
hiểu trước. Nhắc các em không được chép sách giải hay viết dài vào vở soạn cho
có lệ mà cần chuẩn bị thật tốt những gì để thầy và trò cùng có một giờ khám phá
hiệu quả. Muốn làm được điều đó – để truyền được ngọn lửa đam mê văn học vào
các em thì người giáo viên cũng cần làm tốt công tác chuẩn bị của mình. Tôi tin
chắc rằng một giáo viên không nghiên cứu trước bài, không chuẩn bị tốt thì cũng
không thể hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt được. Vì thế để hướng dẫn các em
chuẩn bị tốt bản thân ta cần chuẩn bị tốt đã. Đặc biệt là dạy phần văn bản giáo viên
cần đọc kĩ tác phẩm trước, nghiền ngẫm bằng cả tâm hồn để khám phá cái hay cái
đẹp về nội dung và nghệ thuật. Cũng cần nghiên cứu kĩ về phần tác giả, hoàn cảnh
ra đời của tác phẩm để thấy được thông điệp mà văn bản muốn gửi gắm. Sau đó
hướng dẫn các em thông qua hệ thống câu hỏi mà SGK đề cập.
Ta có thể đặt ra cho các em các câu hỏi buộc các em phải chuẩn bị trước để
trả lời được như: - Tác phẩm viết về điều gì?
- Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Tác giả sử dụng cách viết như thế nào?
- Trong tác phẩm, em có ấn tượng nhất với chi tiết (sự việc) nào?
- Tác phẩm gợi cho em những suy nghĩ gì?
Ví dụ: Khi dạy bài “Bài học đường đời đầu tiên” (Ngữ văn 6, tập 2); giáo
viên gợi mở một số câu hỏi như:
? Khi miêu tả về sông nước Cà Mau, tác giả đứng ở vị trí nào để quan sát;
Hoặc một ví dụ bài Ngữ văn lớp 9:
6
Khi dạy hướng dẫn học sinh chuẩn bị soạn các bài: “ Mùa xuân nho nhỏ,

Viếng lăng Bác” ngoài các câu hỏi trong SGK giáo viên có thể gợi ý thêm các câu
hỏi khác như: Thanh Hải sáng tác bài thơ Mùa xuân nho nhỏ trong hoàn cảnh nào?
Hoàn cảnh ấy có tác dụng gì khi thể hiện chủ đề, tư tưởng của bài thơ?
Tác giả Viễn Phương sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác vào thời gian nào?
Hoàn cảnh ra sao? Hoàn cảnh ấy tác động đến cảm xúc của tác giả như thế nào?
* Ngoài ra, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách làm bài :
- Phần trắc nghiệm. Học sinh thường hay nhầm lẫn ở tác giả, phương thức
biểu đạt … vì thế giáo viên cần nhắc nhở thường xuyên để học sinh tránh các lỗi
đó. Cần cho học sinh nắm rõ các hình thức trắc nghiệm: trắc nghiệm nhiều lựa
chon, trắc nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm ghép đôi
- Phần tự luận: Khi làm phần tự luận cũng cần chú ý ở từng câu. Học sinh
thường chủ quan khi đọc câu hỏi, thấy câu nào quen thường chú tâm vào làm mà
không để ý đến thang điểm nên những câu ít điểm thì chú ý còn câu nhiều điểm thì
làm rất sơ sài …. dẫn tới bài làm bị điểm thấp, không đạt yêu cầu.
+ Đối với dạng tự luận ngắn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách trả lời,
cách làm bài. Không nhất thiết viết thành một bài có bố cục ba phần đầy đủ nhưng
trong đoạn văn cũng cần có phần nêu, phần nội dung và kết thúc
Ví dụ:
Nêu ý nghĩa tình huống truyện “Làng” của Kim Lân
“Làng” là một thành công của Kim Lân. Truyện thể hiện tình yêu làng của
nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy của ông Hai được đặt trong một tình huống thử
thách, tình huống ông đột ngột nghe tin dữ : làng quê ông - làng Chợ Dầu, theo
giặc lập tề. Làng Chợ Dầu mà ông hằng tự hào, hãnh diện bấy lâu nay bỗng theo
giặc. Tình huống ấy giúp nhà văn có thể đi sâu khai thác nội tâm nhân vật để thể
hiện rõ tình yêu làng và tinh thần kháng chiến của những người nông dân phải rời
làng đi tản cư như ông Hai.
+ Đối với dạng tự luận dài: giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý chi tiết
học sinh có thể vận dụng để lập dàn ý một cách thuần thục. Giáo viên cũng cần viết
mẫu cho học sinh một số bài văn để học sinh có thể dựa vào đó mà vận dụng. Ở
từng lớp(7,8,9) nên rèn cho học sinh cách viết bài cho các kiểu văn bản nhất là văn

bản nghị luận. Trước hết là phần mở bài để ít nhất khi đọc một đề văn học sinh biết
tự làm phần mở bài (Dù là học sinh yếu ). Muốn thế giáo viên có thể cung cấp cho
học sinh nhiều cách mở bài., hướng dẫn cho học sinh một cách mở bài và viết gợi
ý cho học sinh một cách mở bài. Để lên các lớp trên học sinh biết viết phần thân
bài(từ khâu viết đoạn)
Sau mỗi tiết dạy, ra bài tập và hướng dẫn học sinh cách làm, những nội dung
cụ thể cần học thuộc, cần ghi nhớ để học sinh chuẩn bị cho tiết sau.
Với biện pháp mà tôi đã nêu trên, đa số học sinh biết cách chuẩn bị bài, soạn
bài trước ở nhà. Khi đến lớp các em cảm thấy tự tin hơn, tích cực phát biểu xây
dựng bài hơn, và chất lượng giờ dạy được nâng lên rõ rệt.
7
Giải pháp 2: Quản lý chặt chẽ giờ tự học:
Ngoài việc giảng dạy trên lớp, thì theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BGDĐT
ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định ban
hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú thì mỗi
giáo viên vào buổi tối để phụ giúp các em trong học tập.
Để năm bắt kịp thời lực học của học sinh thì giáo viên phải thường xuyên
theo dõi, giúp đỡ các em trong những buổi tối mà giáo viên trực, hoặc có thể
xuống tận phòng để chỉ dẫn cho các em. Trong ca trực, giáo viên kiểm tra xem học
sinh học những gì, môn gì, các em học có hiệu quả không? bằng một số câu hỏi,
nhất là đối với học sinh yếu kém.
Ví dụ: Trước khi học bài “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ (SGK
ngữ văn 6, tập II), giáo viên có thể hỏi học sinh như sau;
?Em hãy học thuộc 2 khổ thơ đầu trong bài thơ bài “Đêm nay Bác không
ngủ” của Minh Huệ.
Tùy từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể kiểm tra từng em như vậy.
Bên cạnh đó giáo viên cần phải kiểm tra việc chuẩn bị bài của các em: ngày mai
học môn gì, giáo viên chỉ cách học cho các em.
Không chỉ có giáo viên hướng dẫn, mà Đội Thiếu niên còn phân công giúp
đỡ giữa lớp lớn với lớp nhỏ trong việc soạn bài, làm bài tập… vừa tạo được sự

thân thiện, lại vừa giáo dục các em về tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau khi sống
chung trong một mái nhà nội trú.
Bằng việc làm đó mà giờ tự học đi vào nền nếp, các em đều có ý thức tự
giác học tập, không cần phải nhắc nhở. Đó cũng là một yếu tố quan trọng cho sự
thành công của những giờ lên lớp.
Giải pháp 3: Ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ:
Đối với học sinh là người đồng bào dân tộc thì việc các em vắng học, bỏ tiết
là chuyện rất bình thường. Các em học yếu, không thích những nội quy gò bó nên
thường trốn học. Nếu giáo viên mà la mắng, bắt phạt thì các em bỏ học luôn. Với
đặc thù học sinh dân tộc, công tác duy trì số lượng có tốt mới có thể từng bước
nâng cao chất lượng. Vì vậy việc kiểm tra sĩ số hằng ngày và động viên các em kịp
thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc “ ngăn dòng bỏ học”. Từ việc tìm hiểu
nguyên nhân ta gần gũi nhẹ nhàng khuyên bảo và giúp các em hiểu sự cần thiết của
việc học tập.
Còn việc kiểm tra bài cũ là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn nhưng khi áp
dụng đòi hỏi người giáo viên cần hết sức khéo léo và linh hoạt. Ta có thể ví nó
“như con dao hai lưỡi” nếu không kiểm tra lâu dần khiến học sinh có ý thức lười
biếng, không học bài, không soạn bài cũ mà cũng chẳng làm bài tập. Và như vậy
chắc chắn không thể nâng cao chất lượng môn Ngữ văn lên được. Nhưng nếu ta
thường xuyên kiểm tra mà thực hiện một cách máy móc, cứng nhắc sẽ gây áp lực,
sự lo lắng cho học sinh. Đặc biệt học sinh là người đồng bào dân tộc kĩ năng nhớ
và diễn đạt còn rất yếu đặt vào tình huống giáo viên quá nghiêm nghị sẽ khiến các
8
em không nói được gì đồng thời còn rất căng thẳng ảnh hưởng không tốt đến cả
tiết học.
Để việc kiểm tra bài cũ có hiệu quả theo tôi giáo viên không nên đặt những
câu hỏi dài, có nội dung buộc học sinh thuộc lòng kiến thức mà nên sử dụng những
câu hỏi dạng bài tập trắc nghiệm, vừa đảm bảo thời gian vừa khái quát được nội
dung bài cũ và đồng thời phù hợp với đặc điểm học sinh. Các em rất hứng thú với
câu hỏi, bài tâp dạng này vì khá dễ trả lời lại ngắn gọn dễ nhớ. Nên khi đưa ra các

dạng bài tập để làm câu hỏi kiểm tra bài cũ đa số các em sôi nổi xung phong trả
bài. Nhưng để làm được điều này đòi hỏi người giáo viên cần chuẩn bị tốt có thể
viết vào bảng phụ, hoặc làm phiếu học tâp.
Ví dụ: khi kiểm tra bài cũ tiết 16, 17 bài Chuyện người con gái Nam Xương
( Trích Truyện kì mạn lục – Nguyễn Dữ). Tôi đưa ra phiếu trắc nghiệm như sau:
1. Em hiểu thế nào về tên tác phẩm "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn
Dữ ?
A. Những câu chuyện hoang đường.
B. Ghi chép lại những câu chuyện kì lạ.
C. Ghi chép lại những câu chuyện kì lạ được lưu truyền.
D. Ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền (trong dân
gian).
2. "Truyền kì mạn lục" được viết bằng:
A. Chữ Hán.
B. Chữ Nôm.
C. Chữ Quốc ngữ.
3. Ý kiến nào là xác đáng, trong 4 ý kiến cho rằng "Truyền kì mạn lục"
là tập truyện có đặc điểm:
A. Văn xuôi cổ viết bằng chữ Hán.
B. Văn xuôi cổ (lối văn biền ngẫu), viết bằng chữ Hán.
C. Văn xuôi cổ (biền ngẫu), viết bằng chữ Hán, sử dụng nhiều thi
liệu, văn liệu và điển tích.
D. Văn xuôi cổ (văn biền ngẫu), viết bằng chữ Hán, sử dụng nhiều
thi liệu, văn liệu và điển tích; cuối mỗi truyện có lời bình; một số truyện
có xen câu thơ, bài thơ.
4. Nhân vân chính của "Chuyện người con gái Nam Xương" là ai ?
A. Trương Sinh
B. Vũ Nương và Trương Sinh.
C. Bé Đản.
D. Phan Lang và Linh Phi.

9
5. Phần 2 của "Chuyện người con gái Nam Xương" có ý nghĩa gì về nội
dung và nghệ thuật ?
A. Câu chuyện có hậu , cái kết có hậu.
B. Làm nổi bật chất thần kì của câu chuyện.
C. Khắc hoạ, tô đậm, hoàn chỉnh vẻ đẹp nhân cách của Vũ Nương.
D. Thể hiện tính bi kịch và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
E. Tất cả A, B, C, D đều đúng.
6. Trong các câu văn sau, câu nào nói lên được vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp
nhan sắc của Vũ Nương - mẫu người phụ nữ lí tưởng ngày xưa ?
A. Chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm
lạng vàng cưới về.
B. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị,
nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
C. Có lẽ không thể giữ hình ẩn bóng ở đây, để mang tiếng xấu xa.
Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi
ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.
D. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã
nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.
7. Câu này nói lên ước mong gì của Vũ Nương khi tiễn chồng lên
đường ra trận ?
"Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu,
mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên,
thế là đủ rồi".
A. Vũ Nương không màng công danh phú quý.
B. Vũ Nương chỉ cầu mong ngày chồng trở về bình yên, vợ chồng
đoàn tụ hạnh phúc.
C. Cả A và B.
8. Câu văn này nói lên tâm trạng gì của Vũ Nương ?
"Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh, mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn

trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm
buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa".
A. Lời tự thương đau khổ.
B. Lời oán trách chàng Trương.
C. Tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng trước bi kịch, cảm thương mình
mệnh bạc.
D. Khao khát được sống trong yên vui, hạnh phúc.
10
9. Câu văn biền ngẫu là câu văn có hai hay nhiều vế đối. Những câu
văn này có phải là câu văn biền ngẫu không ?
- Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa;// trông liễu rủ
bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú.
- Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc
Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ.// Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa
chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ…
- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng,// phần mộ tiên nhân
của nương tử, cỏ gai rợp mắt…
A. Đúng là câu văn biền ngẫu.
B. Không đúng.
10. Ý kiến nào chính xác nhất nói lên giá trị nội dung tư tưởng và giá
trị nghệ thuật của tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" ?
A. Giàu giá trị nhân đạo
B. Cốt truyện li kì, hấp dẫn, chặt chẽ.
C. Khắc hoạ tâm lí nhân vật sâu sắc làm nổi bật bi kịch điển hình về
người phụ nữ thời loạn lạc.
D. Tất cả A, B, CD đều đúng.
Với hình thức kiểm tra này, các em có thể hệ thống lại kiến thức cũ một cách
nhanh nhất và dễ nhớ, các em dễ dàng làm được, dễ đạt điểm cao tạo tâm thế vui
vẻ, ham học và tích cực ở các em.
Đây chỉ là những câu hỏi gợi ý, còn tùy vào thời gian để giáo viên lựa chọn

bao nhiêu câu, nội dung nào cho phù hợp. Điều đó cần sự vận dụng linh hoạt của
mỗi giáo viên.Ta cũng có thể sử dụng câu hỏi tự luận nhưng nên sử dụng những
câu có vấn đề để học sinh suy nghĩ liên hệ, xâu chuỗi dựa trên những hiểu biết,
cảm nhận của mình để trả lời theo cách hiểu của các em.
Ví dụ:
Qua bài thơ “Tiếng gà trưa” (Ngữ văn 7, Tập 1) đã gợi cho em những gì về
tình cảm của cháu đối với người bà? Qua đó ta giáo dục các em về tình cảm gia
đình, tình yêu thương cha me, tình cảm bà cháu
Hoặc: Bài thơ “ Viếng lăng Bác” đã nói hộ lòng ta những tình cảm nào đối với
Bác Hồ? Từ câu hỏi bài cũ ta có thể giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Đó
là giáo dục lòng biết ơn kính trọng Bác, ý thức học tập, làm theo tấm gương đạo
đức của Người và sống xứng đáng.
Song song với việc kiểm tra bài cũ ta cũng cần kiểm tra việc soạn bài và làm
bài tập ở nhà của các em. Cần chú ý vì có nhiều em soạn qua loa đối phó, chép
sách giải, chép bài của bạn Những trường hợp này cần nhắc nhở nhẹ nhàng còn
những học sinh chuẩn bị tốt ta có thể tuyên dương cộng điểm, cũng cần thu vở
soạn của cả lớp chấm theo đợt.
11
Ta nên nhớ rằng các em là học sinh vùng đặc biệt này không thể lấy việc kiểm
tra bài cũ, theo dõi sự vắng mặt của các em để đưa ra các biện pháp mạnh: “đình
chỉ học, hạ hạnh kiểm, mời phụ huynh, phạt lao động ” như đối với các học sinh ở
trường ngoài. Với học sinh là người đồng bào dân tộc rất hay tự ti và tự ái nên
chúng ta phải thật khéo léo làm thế nào để các em hiểu được tất cả việc chúng ta
làm là mong muốn mang lại điều tốt đẹp cho các em. Người giáo viên cần duy trì
thái độ vui vẻ, thân thiện, chân thành, cởi mở tạo tâm thế tự tin, chủ động hào hứng
cho các em từ đầu tiết học và thật sự nhiệt tình với học sinh trong suốt quá trình
truyền tải kiến thức.
Với biện pháp này, tôi thấy giảm được tình trạng học sinh cúp tiết; điểm kiểm
tra bài cũ (kiểm tra miệng) cao hơn trước, phần nào giúp học sinh yêu thích môn
học hơn.

Giải pháp 4: Đưa hệ thống câu hỏi để phát triển tư duy cho học sinh:
Thực tế tại trường chúng tôi học sinh là người đồng bào thiếu số các em rất
thụ động, ỷ lại. Muốn phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thì trong giờ
học cần có hệ thống câu hỏi đa dạng và phong phú, phù hợp với đối tượng học
sinh.
Qua hệ thống câu hỏi học sinh sẽ có được những định hướng cơ bản để tìm
hiểu, đánh giá, thưởng thức tác phẩm văn học.
Căn cứ vào đặc trưng của hoạt động học tập Ngữ văn có thể sử dụng các kiểu
câu hỏi đi từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến khái quát.
Theo tôi cũng có thể xây dựng hệ thống câu hỏi căn cứ trên nhiệm vụ cụ thể
của mỗi giờ Ngữ văn. Làm thế nào đó để có hệ thống câu hỏi phù hợp với mỗi giờ
học và phát huy một cách có hiệu quả, giúp học sinh tích cực tham gia vào hoạt
động học tập sôi nổi có hứng thú. Các bước chuẩn bị cũng rất quan trọng nhưng
tiết học có thành công, hiệu quả hay không phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống câu hỏi
mà giáo viên đặt ra để học sinh tìm tòi khám phá tri thức.
Ví dụ:
Khi dạy truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân để học sinh cảm nhận được tình
yêu làng quê thống nhất với tình yêu nước ở nhân vật ông Hai thì giáo viên cần có
hệ thống từ thấp đến cao, từ cụ thể đến khái quát, vừa có thêm câu hỏi gợi mở:
Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc nghe tin làng
mình theo giạc cho đến khi kết thúc truyện?
Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc thì thái độ, tâm trạng của ông Hai như
thế nào? ( Câu hỏi tái hiện)
Tại sao ông Hai lại có tâm trạng như vậy? (Câu hỏi có tính chất suy luận)
Vì sao ông Hai lại trò chuyện với đứa con út? Qua những lời trò chuyện ấy em
cảm nhận được gì ở tấm lòng ông vi làng quê đất nước, với cuộc kháng chiến? (câu
hỏi, bài tập phân tích đánh giá, khái quát các vấn đề)
Tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở ông Hai có quan hệ như thế nào?
12
Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật, bút pháp viết truyện ngắn

của nhà văn Kim Lân? ( Câu hỏi sáng tạo)
Em học được gì qua nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai của nhà văn.
(câu hỏi vận dụng)
Đến phần luyện tập có thể đưa thêm câu hỏi sáng tạo: Nêu những nét riêng
của tình cảm đối với quê hương trong truyện ngắn Làng so với những bài thơ nói
về tình cảm quê hương mà em đã học?
Bên cạnh đó, chúng ta cần xây dựng hệ thống câu hỏi tích hợp giữa ba phân
môn: Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. Câu hỏi tích hợp sẽ giúp các em hệ
thống kiến thức hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa ba phân môn này trong mạch tư
duy logic.
Ví dụ:
Khi bài “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương ta có thể sử dụng một số câu hỏi
tích hợp gợi ý sau:
Câu hỏi Hướng trả lời Hướng tích
hợp
Cách xưng “con” của tác giả
mở đầu bài thơ có ý nghĩa gì
Bày tỏ tình cam thương nhớ,
kính yêu, trân trọng mà gần gũi
Tích hợp
Tiếng Việt
Tính từ “xanh xanh” và thành
ngữ “ bão táp mưa sa” có sức
diễn tả điều gì?
Vẻ đẹp thanh cao và sức sống
bền bỉ, mãnh liệt của cây tre Việt
Nam.
Tích hợp
Tiếng Việt
Ý nghĩa của từ “Ôi” trong lời

thơ này?
Bộc lộ trực tiếp cảm xúc thương
mến, tự hào đối với đất nước,
dân tộc
Tích hợp
Tiếng Việt
Em có nhận xét gì về giọng
điệu của khổ thơ này? Tác
dụng của nó?
Giọng điệu thành kính, trang
trọng thể hiện được cảm xúc dồn
nén chất chứa.
Tích hợp
TLV
Khổ thơ thứ hai tác giả sử
dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Ý nghĩa?
Ẩn dụ
Ý nghĩa: Ca ngợi sự trường tồn,
vĩnh hằng của hình ảnh Bác. Con
người Bác với những biểu hiện
sáng chói về tư tưởng yêu nước
và lòng nhân ái mênh mông có
sức tỏa sáng mãi mãi. Tình cảm
biết ơn ngưỡng vọng của tác giả
đối với Bác.
Tích hợp
Tiếng Việt
Phương thức biểu đạt trong hai
13

câu thơ “Ngày ngày dòng
người đi trong thương nhớ.
Kết tràng hoa…mùa xuân” là
gì? Từ đó tình cảm, cảm xúc
nào của nhà thơ được bộc lộ?
Phương thức miêu tả và biểu
cảm, cảm xúc thành kinh, tình
cảm yêu quý và ngưỡng vọng.
Tích hợp
TLV
Trong khổ thơ tiếp theo xuất
hiện một hình ảnh ẩn dụ, đó là
hình ảnh nào? Ý nghĩa của
hình ảnh này?
“trời xanh là mãi mãi”
-> Công đức của Bác đối với
mọi người là cao đẹp, vĩnh hằng.
Tích hợp
Tiếng Việt
Từ nào trong câu “ Mà sao
nghe nhói ở trong tim” có sức
biểu cảm trực tiếp? Tác dụng
của nó?
Động từ “nhói”
-> đau đột ngột, quặn thắt.
Tác giả cảm thấy đau đớn, mất
mát về sự ra đi của Bác
Tích hợp
Tiếng Việt
Giọng điệu của đoạn thơ này

là gì? Nó thể hiện nỗi niềm
nào của tác giả
Giọng điệu trầm lắng, nghẹn
ngào thể hiện niềm tiếc thương
vô hạn, sự xót xa đau đớn
Tích hợp
TLV
Khổ thơ cuối tác giả sử dụng
các biện pháp nghệ thuật nào?
Tác dụng của các biện pháp
nghệ thuật ấy?
Điệp ngữ “muốn làm”, biểu cảm
trực tiếp, gián tiếp
-> Tình cảm chân thành, ước
mong tha thiết được ở bên Bác
Tích hợp
Tiếng Việt
Tích hợp
TLV
Chuẩn bị tốt câu hỏi để phát triển tư duy cho học sinh, đó cũng là việc cần làm
đối với giáo viên để hạn chế được việc lười suy nghĩ của học sinh, đồng thời nâng
cao được tính chủ động, sáng tạo cho học sinh.
Giải pháp 5: Sử dụng các phương pháp thích hợp:
Đối với một trường mà tỉ lệ học sinh là người đồng bào cao như trường tôi thì
việc đổi mới các phương pháp trong dạy học là rất khó khăn nhưng cần thiết. Bản
thân các em học yếu, chậm tiếp thu nên khi nghe giảng và ghi chép nhiều thì các
em không hứng thú. Vì vậy trong qua trình dạy Ngữ văn cho đối tượng học sinh
này chúng ta cần vận dụng các phương pháp mới cũng như tích cực ứng dụng công
nghệ thông tin sẽ giúp các em chú ý, tích cực và sôi nổi hơn trong giờ học.
Dạy học tích hợp chính là phương pháp dạy học tích cực. Dạy học tích cực sẽ

giúp học sinh chủ động trong việc học tập, lĩnh hội kiến thức … Học sinh chỉ
được xem là tích cực khi các em tham gia trực tiếp vào các hoạt động thông qua
sự dẫn dắt, tổ chức của giáo viên. Các em có thể làm việc cá nhân, tổ, nhóm và
trình bày trước lớp. Những học sinh, nhóm khác sẽ đặt câu hỏi phát vấn về vấn
đề bạn vừa trình bày để đào sâu và mở rộng kiến thức. Gíao viên có thể hỏi thêm,
hoặc "cứu trợ" trong trường hợp cần thiết. Cuối mỗi phần, giáo viên nhận xét, bổ
sung và kết luận. (Phương pháp này vận dụng cho giờ tiếng Việt và TLV rất có
14
hiệu quả, học sinh hứng thú học tập, giờ học rất sôi nỗi. Đối với giờ Văn thì giáo
viên cần chọn lựa tác phẩm, hướng dẫn chi tiết hơn).
Ví dụ: Khi dạy bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”, giáo viên chia
lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ chuẩn bị hai câu ( Nhóm 1: hai câu đề: Nhóm 2:
hai câu thực; Nhóm 3: hai câu luận; Nhóm 4: hai câu kết).
Các nhóm thảo luận và trình bày vào bảng phụ. Sau đó các nhóm sẽ cử đại
diện trình bày; các nhóm còn lại sẽ đặt câu hỏi phát vấn; giáo viên sẽ giúp đỡ hoặc
có thể hỏi thêm để kiểm tra mức độ hiểu biết của học sinh, sau đó nhận xét và kết
luận.
Bằng cách đó, các em vừa chuẩn bị bài thuyết trình, vừa tìm tòi những câu
hỏi khó, hay để phát vấn nhóm bạn…Các nhóm trình bày thì phải có sự thống nhất
cao . Vì thế, giờ học sôi nổi, hào hứng; khác với cách thảo luận nhóm bình thường,
nhiều em chỉ ngồi thụ động trong giờ học.
Đặc biệt cần tích cực ứng dụng Công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng
học tập. Năm học 2013 - 2014, nhà trường được trang bị đầu đủ các thiết bị,
phương tiện dạy học; mỗi lớp đều có một bộ máy dạy Công nghệ thông tin. Với
học sinh dân tộc các em có ưu thế là mắt rất tinh, tai rất thính nên việc đưa những
hình ảnh, những sơ đồ vào trong giáo án là rất cần thiết và hiệu quả.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cây tre Việt Nam” (Ngữ văn 6, tập 2) tôi chiếu một số
hình ảnh về cây tre và lợi ích của tre như sau:
15
Qua đó giáo dục nhân cách, đạo đức cho các em hiệu quả hơn. Giáo dục các

em về vẻ đẹp bình dị và tinh thần yêu nước qua hình ảnh cây tre.
16
Trong phân môn Tiếng Việt chúng ta cần sử dụng sơ đồ tư duy. Đây là một
phương tiện giúp các em hệ thống lại kiến thức một cách dễ dàng. Sơ dồ tư duy
cũng giúp các em tính độc lập, sáng tạo, tích cực. Và thật sự yêu thích môn Ngữ
văn – môn học vốn ghi chép nhiều, lượng kiến thức lớn.
Ví dụ:
Khi dạy bài “ Ôn tập Tiếng Việt” (lớp 7, tập II) ta cho học sinh vẽ bản đồ tư
duy. Sau khi có một học sinh hoặc một nhóm học sinh vẽ xong, ta sẽ cho một học
sinh khác, nhóm khác nhận xét, bổ sung … Có thể cho học sinh vẽ thêm các
đường, nhánh khác và ghi thêm các chú thích… rồi thảo luận chung trước lớp để
hoàn thiện, nâng cao kĩ năng vẽ bản đồ tư duy cho các em. Sau đó ta có thể đưa
bản đồ của chúng ta vẽ sẵn ra đối chiếu trao đổi kinh nghiệm với các em
( Sơ đồ minh hoạ)
Từ bản đồ tư duy này giúp các em có được cái nhìn tổng quát hơn về câu
nghi vấn một cách mạch lạc giúp hình thành và phát triển tư duy tốt hơn.
Nếu người giáo viên vận dụng linh hoạt thì Sơ đồ tư duy cũng giúp ta dạy
cách tiết phần Văn khá thuận lợi, bởi nó khái quát được khối lượng kiến thức lớn.
Học sinh có thể nhìn vào đó hình dung, suy nghĩ đưới sự giảng giải của thầy, trò có
thể tự nắm được toàn bộ đơn vị kiến thức mà tiết học muốn truyền tải.
Như đã nói ở trên, học sinh dân tộc mắt rất tinh và đặc biệt là rất thích màu
sắc. Vì vậy trong khi vẽ sơ đồ giáo viên chúng ta cần chia nhánh theo từng màu
khác nhau và tô đậm những nội dung cần nhấn mạnh. Hơn nữa sơ đồ tư duy không
những giúp học sinh khái quát được vấn đề, khắc sâu được nội dung mà còn dạy
cho các em tự củng cố và nắm bắt kiến thức qua sơ đồ tư duy của các em tự vẽ.
Ví dụ dạy bài “Lão Hạc” của Nam Cao (Ngữ văn 8, học kỳ I) ta có thể sử
dụng sơ đồ tư duy sau:
17

Để củng cố kiến thức sau mỗi bài học, chúng ta có thể sử dụng trò chơi

“Giải ô chữ”.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cô bé bán diêm” (Ngữ văn 8, tập 1)
Với việc sử dụng các phương pháp thích hợp cho từng bài, từng phân môn
sẽ đem lại hiệu quả cao trong các tiết dạy so với cách dạy thông thường, đơn giản.
18
Giải pháp 6: Phát huy tối đa hiệu quả giờ phụ đạo:
Theo công văn 7600/GDTrH ngày 26 tháng 8 năm 2003 của Bộ giáo dục và
Đào tạo hướng dẫn về việc học ngày 2 buổi đối với trường DTNT. Buổi sáng tổ
chức dạy học theo chương trình của Bộ ban hành. Buổi chiều tổ chức dạy học các
môn tự chọn, chủ đề tự chọn, phụ đạo học sinh yếu…Trường chúng tôi đã thực
hiện dạy học ngày 2 buổi, trong đó công tác phụ đạo học sinh yếu, kém, là nhiệm
vu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Dạy phụ đạo cũng như dạy chính khoá, giáo viên phải nắm bắt được những
hạn chế, hổng kiến thức của từng học sinh để tập trung bù đắp, bổ sung kiến thức.
Trong các tiết phụ đạo cần cho các em đọc nhiều, luyện viết nhiều. Đặc biệt
là kỹ năng viết văn, giáo viên thường xuyên cho các em viết đoạn văn, sau đó giáo
viên kiểm tra bằng nhiều cách như: gọi học sinh lên bảng viết hoặc thu vở phụ đạo
của học sinh để kịp thời uốn nắn cho từng em; qua đó giúp các em biết cách hành
văn, làm bài văn. Đồng thời giao bài tập cho các em về nhà làm, đến tiết phụ đạo
sau giáo viên kiểm tra xem các em có làm không; nếu không kiểm tra thì hiệu quả
sẽ giảm.
Trong các tiết dạy, cần tạo cơ hội cho các em phát biểu, lên bảng làm bài;
qua đó khơi gợi được sự ham học của các em. Hướng dẫn, giảng dạy tỉ mỉ, cặn kẽ,
kỹ lưỡng, khắc sâu kiến thức cơ bản giúp HS hiểu và có kĩ năng vận dụng. Cần
kiên trì, nhẫn nại, khơi gợi, kích thích, tạo không khí học tập thoải mái, nhẹ nhàng,
(tránh căng thẳng, nóng vội, cáu gắt) với HS, để có hiệu quả trong công tác này.
Mặt khác giáo viên cần kiểm tra các em thường xuyên bằng nhiều hình thức
như: kiểm tra miệng, 15 phút (cứ 04 tuần/lần), kiểm tra vở viết, vở bài tập để biết
những hạn chế, ưu điểm, từ đó, khen thưởng kịp thời giúp HS tiến bộ, có ý kiến đề
xuất với giáo viên chủ nhiệm nếu cần thiết.

Mẫu: “Theo dõi chất lượng phụ đạo học sinh yếu về học lực”
Môn:…………… GV:………………………………….
I.Theo dõi kết quả của học sinh
TT Họ tên Lớp ĐKS
đầu
năm
Các loại
điểm
KTHKI
TB
HKI
Các loại
điểm
KTHKI
TB
năm
Những
biểu hiện
yếu kém
19
II.Biện pháp phụ đạo
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
III.Ý kiến của BGH kiểm tra
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Sau khi áp dụng, tôi thấy số lượng học sinh yếu kém giảm đáng kể, có những
em trong diện phụ đạo đã vươn lên thành học sinh tiên tiến.
* Bên cạnh những biện pháp nêu trên thì dạy học sinh là người đồng bào thì
khâu chấm điểm, động viên khích lệ kịp thời có ý nghĩa rất to lớn trong việc thúc
đẩy các em tích cực thi đua học tốt. Các em rất thích được giáo viên khen ngợi,
chấm điểm cao. Vì vậy trong môi trường đặc biệt, đối tượng học sinh cũng đặc biệt
chúng ta cần phải có các hình thức khích lệ kịp thời, tạo niềm hưng phấn, hứng thú
cho học trò, giúp các em tiếp tục phát huy khả năng của bản thân, tự tin và năng
động.
Với tôi sau mỗi lần học sinh giơ tay phát biểu hay trả lời đúng tôi liền khen
ngợi và động viên các em bằng cách công một điểm cho các em. Chính vì thế giờ
dạy của tôi lúc nào cũng được các em yêu thích, tích cực xung phong phát biểu xây
dựng bài. Nhưng để tạo tính công bằng và hướng học sinh đến với yêu cầu cao hơn
dần dần hoàn thiện mình hơn thì tôi sử dụng hình thức này cũng linh hoạt.
Ví dụ khi một học sinh yếu vốn rất rụt rè, nhút nhát mà em xung phong được
một lần là tôi khen ngợi liền và chấm điểm động viên em kịp thời. Trong trường
hợp các em trả lời sai tôi sẽ cùng học trò phân tích, lí giải và tìm ra chân lí, tuyệt
đối không la mắng, chê bai các em, bởi tôi hiểu điều đó dễ khiến các em tự ái, xấu
hổ và e ngại việc phát biểu. Còn đối với học sinh khá hơn một chút nếu các em trả
lời tốt thì tôi thường cộng một điểm hoặc chỉ khen ngợi và hẹn lần sau sẽ cộng
thêm điểm.
Đối với học sinh giỏi thì tôi thường giành cho những câu hỏi khó hơn và các
em trả lời hay và xung phong trả lời nhiều lần thì mới được cộng điểm Tôi cũng
nói rõ cho học sinh lí do vì sao lại như thế để các em hiểu điểm số cũng quan trọng
nhưng nâng cao tri thức bản thân và rèn các kĩ năng, tính tự tin, mạnh dạn, tích cực
mới là điều quan trọng nhất. Đồng thời tạo không khí thi đua học tập sôi nổi, vui
tươi giữa các em.
Việc làm này tưởng chừng như đơn giản, nhỏ nhặt nhưng qua áp dụng tôi thấy
rất hữu ích vì vừa tạo được niềm yêu thích, say mê cho học sinh học tập vừa nâng
cao chất lượng bộ môn. Qua thực tế tôi thấy các lớp tôi đảm nhận không có học

sinh nào thiếu điểm môn Ngữ văn.
20
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua quá trình thực hiện tôi thấy rất có hiệu quả: đa số học sinh yêu thích các
giờ dạy của tôi. Các em rất tự tin, tích cực trong việc soạn bài và trả bài cũ, hăng
say phát biểu đóng góp ý kiến. Đặc biệt, số lượng học sinh yếu kém giảm đáng kể,
có những em trong diện phụ đạo đã vươn lên thành học sinh tiên tiến. Điều đặc biệt
nữa mà tôi nhận thấy rõ rệt là các em đã có ý thức tự giác, tự tin, chủ động sáng tạo
và thật sự yêu thích bộ môn Ngữ văn. Và chính các em lại truyền ngọn lửa đam mê
văn học cho tôi, khiến tôi tích cực hơn, thích tìm tòi và sáng tạo hơn trong mỗi giờ
dạy.
Thống kê điểm kiểm tra học kỳ II (Sau khi áp dụng SKKN)
Số HS
được KS
Điểm số chia ra
0-2 2.5-4.5 5.0-6.0 6.5-7.5 8.0-10
Điểm từ TB trở
lên
Số
lượng
Tỉ lệ
%
Lớp 6: 70 0 03 27 27 13 67 95.7%
Lớp 7: 68 0 0 08 35 25 68 100%
Lớp 8: 68 0 02 11 28 26 65 97.0%
Lớp 9: 66 0 01 9 26 30 65 98.4%
Tổng
cộng
0 6 55 116 94 265 97.8%
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG

Với SKKN này đã áp dụng thực tế vào công tác giảng dạy trong nhà trường
chúng tôi đạt hiệu quả cao. Tôi nghĩ rằng với những biện pháp mà tôi đề ra trong
sáng kiến này có thể áp dụng cho toàn ngành, đặc biệt là học sinh dân tộc.
Để chất lượng dạy và học môn ngữ văn ngày càng được nâng cao, trường
PTDT Nội trú kính mong các cấp tạo đầu tư thêm đầu sách tham khảo và các tác
phẩm văn học cho Thư viện. Vì học sinh sống tại trường nên nhu cầu đọc rất cao.
Đọc sách sẽ giúp các em có được vốn từ, khả năng tư duy, cảm thụ văn học…. Từ
đó việc học văn sẽ có hiệu quả hơn.
Trong khuôn khổ cho phép, tôi nghĩ rằng trong SKKN này sẽ không tránh
khỏi đươc thiếu sót và hạn chế nhất định. Vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của quý cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để chúng ta cùng nhau đưa chất
lượng dạy học ngữ văn nói riêng, sự nghiệp giáo dục dân tộc của tỉnh nhà nói
chung ngày càng đi lên.
21
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI về “Đổi mới căn bản và
toàn diện Giáo dục” – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
- Quy chế hoạt động của các trường PT. DTNT ban hành kèm theo quyết
định số 49/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
- Tài liệu hội thảo “Tâm lý học sinh dân tộc thiểu số… ở trường PT. Dân tộc
nội trú - Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- SGK, SGV môn Ngữ văn 6,7,8,9 – Nhà xuất bản Giáo dục
- Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên Chu kì III Quyển 2 Bộ GD-ĐT
- Tài liệu nghiên cứu phương pháp dạy học Ngữ văn của Nguyễn Quang
Cương (Đại học sư phạm Quy Nhơn)
- Một số tư liệu khác.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Lê Văn Mười
22

VII: PHỤ LỤC


I. Lý do chọn đề tài
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn
III.Tổ chức thực hiện các giải pháp của đề tài
IV. Hiệu quả của đề tài
V. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng
VI. Tài liệu tham khảo
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 19
Trang 19
Trang 20


23

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trường PT. DTNT Liên huyện
Tân Phú- Định Quán
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Tân Phú, ngày 20 tháng 5 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013 - 2014

–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG DÂN
TỘC NỘI TRÚ
Họ và tên tác giả: Lê Văn Mười.; Phó Hiệu trưởng
Đơn vị: Trường PT. Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: 
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 

Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại 
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
Tôi cam kết và chịu trách nhiệm
không sao chép tài liệu của người
khác hoặc sao chép lại nguyên
văn nội dung sáng kiến kinh
nghiệm cũ của mình.
(ĐÃ KÝ)
Lê Văn Mười
XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
24
BM04-NXĐGSKKN
25

×