Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn thiết kế tiết đọc – hiểu qua bài thơ sóng (xuân quỳnh) THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.67 KB, 19 trang )

THIẾT KẾ TIẾT ĐỌC – HIỂU QUA BÀI THƠ SÓNG (XUÂN QUỲNH)
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hơn 10 năm qua, tình trạng học và dạy môn Ngữ văn ngày càng bất cập. Có
nhiều lí do từ phía phụ huynh và học sinh (HS): Học mơn Ngữ văn tương lai sẽ
khó xin việc, khó nâng cao chất lượng cuộc sống (xét về vật chất). Đồng thời, giáo
viên (GV) mặc dù có nhiệt tình nhưng kết quả dạy học vẫn cịn khiêm tốn. Phải
chăng, GV còn chưa thật thống nhất về quan niệm dạy học? Phương pháp Thiết kế
bài dạy học còn thiếu sự cụ thể hóa cần thiết về các hoạt động giữa thầy và trò,
việc khai thác điểm sáng thẩm mĩ chưa tới.
Về phía GV và HS: dạy – học mơn Ngữ văn đâu chỉ có chuyện rung cảm mặc
dù rung cảm cực kì quan trọng. Dạy - học mơn Ngữ văn còn để hiểu biết, để tập
viết văn, làm văn, đọc văn có văn hóa, để làm người chân chính… Nghĩa là có bao
nhiêu thứ nặng nề mà vinh quang của công việc dạy học văn. Một văn bản văn
chương khơng phải chỉ có thơng tin thẩm mĩ mà cịn là một văn bản văn hóa. Học
một bài văn, một tác phẩm văn chương, ngồi sự rung cảm cịn biết bao nhiêu điều
cần được khai thác và khám phá về con người, về cuộc đời, về xã hội, về cuộc
sống, về tư tưởng, về văn hóa… Một văn bản thơ có thể đưa đến cho HS bao nhiêu
điều cần được khai thác và khám phá về con người, về cuộc đời, về xã hội, về cuộc
sống, về tư tưởng, về văn hóa… Một văn bản có thể đưa đến cho HS bao nhiêu
hiểu biết phong phú tinh vi mà không phải dễ gì các em HS đã cảm nhận được hết.
Để khắc phục sự bất cập về chất lượng dạy-học, năm học 2006/2007 - năm
đầu tiên Bộ giáo dục – đào tạo chỉ đạo GV và HS dạy và học đúng chương trình
sách giáo khoa (SGK) mới. Từ đó tới nay, GV dạy môn Ngữ văn vẫn luôn đối diện
với thực tế: Thiết kế bài dạy học sao cho không dưới chuẩn và khơng trên chuẩn,
sao cho đúng hướng tích hợp, tích cực. Bên cạnh những thành quả dạy và học đã
đạt được vẫn cịn khơng ít GV ngộ nhận về đổi mới phương pháp, lúng túng trong
biện pháp thực thi, có ý kiến cho rằng: GV dạy văn vẫn thông minh như cũ (?)
V.v… Theo chúng tôi, Thiết kế bài dạy học là một trong những nguồn minh chứng


vấn đề này.
Quả thật, quá trình đổi mới là một quá trình tìm tịi, nhọc nhằn trước hết GV
dạy Ngữ văn có nhiều tâm huyết cần có hiểu biết sâu sắc về lí luận, về thực tiễn và
thái độ cầu thị, khiêm tốn mới có thể có phương pháp ngày càng hữu hiệu. Chính
vì thế, đề tài Thiết kế tiết đọc –hiểu qua bài thơ Sóng (xn Quỳnh) của chúng tơi
sẽ mạnh dạn đề xuất một vài phương pháp trong khâu thiết kế bài dạy của GV.
Đề tài nêu trên không hồn tồn mới nhưng hi vọng chúng tơi sẽ chia sẻ được
ít nhiều cơng việc “bếp núc” cùng đồng nghiệp vốn mang nặng duyên với môn
Ngữ văn
Thiết kế tiết đọc – hiểu qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) – Huỳnh Quang Sơn
-1-


II.

THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI
1. Thuận lợi
-

Về mặt tích cực của các vấn đề có liên quan đến đề tài:

+
Các vấn đề quan trọng như Quan điểm dạy học, tiến trình dạy học,
phương pháp dạy học, định hướng đổi mới PPDH, mục đích của đổi mới PPDH, đặc
trưng của các PPDH, yêu cầu đổi mơí PPDH, một số PPDH tích cực (Dạy học vấn đáp,
đàm thoại, đối thoại, Dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề, Dạy và học hợp tác
trong nhóm nhỏ), hình thức tổ chức dạy học góp phần đổi mới PPDH, một số kĩ thuật
DH góp phần đổi mới phương pháp, phương tiện, thiết bị DH, công nghệ thông tin, thực
hiện kế hoạch bài học theo PPDH tích cực, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới cách ra

đề. Đây là một phần rất quan trọng và có ảnh hưởng tích cực trong việc tiến hành

đề tài này.
+
Khi bước vào đổi mới dạy học mơn Ngữ văn, vị trí của mơn Ngữ văn
khơng dừng ở tính chất của bộ môn khoa học xã hội và nhân văn, bộ môn thuộc
lĩnh vực giáo dục thẩm mĩ mà còn là bộ mơn có tính chất cơng cụ. Ngơn ngữ Văn
học – tiếng Việt vừa là công cụ giao tiếp thông thường, vừa là công cụ giao tiếp
thẩm mĩ. HS học môn Ngữ văn không chỉ đọc – hiểu và viết các loại văn bản thơng
dụng, nói đúng phong cách ngơn ngữ mà còn biết đọc - hiểu, giao tiếp với loại văn
bản phức tạp nhất – văn bản văn học nghệ thuật. Hiểu văn học không đơn giản chỉ
cảm thấy hay mà cịn hiểu nữa thì cảm thụ mới hồn tồn.
+
Dạy học Ngữ văn tập trung dạy HS cách đọc - hiểu và làm văn, vì vậy
HS phải khơng ngừng trang bị trình độ văn hóa cũng như năng lực sáng tạo.
+
Trong kế hoạch bài dạy học có một số khái niệm: văn bản, thiết kế
bài dạy học, đọc - hiểu,… cần có sự nhìn nhận thống nhất bởi đây khơng phải là
vấn đề câu chữ hình thức mà bản chất vấn đề có nhiều thay đổi so với các khái
niệm tác phẩm, giáo án, giảng văn,…: Văn bản là sáng tạo riêng của nhà văn,
ngoài hoạt động chức năng xã hội thẩm mĩ của nó. Tác phẩm là văn bản được xem
xét, cảm nhận trong các mối quan hệ với thực tại, với tác giả, với văn hóa; Có ý
kiến cho rằng: Giáo án là danh từ còn thiết kế là động từ. Nhóm động từ Thiết kế
bài dạy giúp GV luôn ý thức tổ chức hoạt động của thầy - trị. Khái niệm Giảng
văn tự thân nó nói lên: cái hay, cái đẹp của văn bản do GV cung cấp, cảm nhận,
phân tích hộ HS. Dạy văn thực chất là dạy cho HS phương pháp đọc - hiểu (hiểu
một cách khá tồn diện): Là q trình tiếp xúc với văn bản, hiểu nghĩa đen, nghĩa
bóng, nghĩa hàm ẩn, mục đích sử dụng các biện pháp tu từ; các thơng điệp của nhà
văn. Đọc - hiểu là hoạt động duy nhất để HS tiếp xúc trực tiếp với các giá trị văn
học. Đọc - hiểu bắt đầu từ đọc chữ, đọc câu, hiểu nghĩa của từ và và sắc thái biểu

Thiết kế tiết đọc – hiểu qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) – Huỳnh Quang Sơn
-2-


cảm, hiểu nghĩa của hình thức câu, hiểu mạch văn, bố cục, ý chính, ý nghĩa văn
bản. Lí giải là hiểu đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa xã hội nhân văn… của văn bản.
Q trình đọc, HS cịn tích lũy kiến thức, đọc để lí giải, đọc để đánh giá và đọc
sáng tạo, phát hiện. HS sẽ học cách trích câu, trích chi tiết hay trích ý. Học cách
thuyết minh, thuật lại nội dung văn bản đã học… Chương trình Ngữ văn được xây
dựng theo nguyên tắc tích hợp ba phân môn Ngữ văn: Văn học, Tiếng Việt, Làm
văn làm cho ba phân mơn khơng tách biệt mà gắn bó với nhau trong một chỉnh thể,
hỗ trợ nhau để tạo ra kết quả đào tạo thống nhất.
+
Ở phạm vi nhất định, chuẩn kiến thức và kĩ năng có thể đo lường
được. Tuy nhiên, chuẩn của môn Ngữ văn là vấn đề có yếu tố cá nhân và sáng tạo.
Một chuẩn được hiểu cứng nhắc có thể trói buộc sự sáng tạo của GV và HS, biến
việc dạy văn thành đẽo gót cho vừa giày. Chúng ta tạm chấp nhận một quan niệm
chuẩn vừa xác định vừa có phần mền mại là thích hợp với bộ mơn Ngữ văn.
Tóm lại: Sự hiểu biết về nội hàm các khái niệm nêu trên chắc chắn sẽ có ảnh
hưởng tích cực cho đề tài Thiết kế tiết đọc – hiểu của GV.
Khi chọn đề tài này, chúng tơi thật sự có nhiều cảm hứng và ít nhiều
kinh nghiệm thực tế. Thực tế giảng dạy của bản thân, của đồng nghiệp gần xa, cả
thực tế lĩnh hội từ các phương tiện thông tin đại chúng nhiều năm qua. Thực tế gắn
với thành công và cả hạn chế trong khâu thiết kế, thi công bài dạy. Ba thập niên
dạy học, chúng tôi cũng được tập huấn trực tiếp về việc đổi mới dạy học Ngữ văn
từ các giảng viên, chuyên viên nên kinh nghiệm cá nhân được liên tục bổ sung.
Sự lãnh đạo của Bộ giáo dục – đào tạo, sở giáo dục đào tạo qua hội thảo,
tập huấn, công văn, chỉ thị, tài liệu bộ môn văn của ngành giáo dục - đào
tạo… đã tạo sinh lực mới cho thầy cô giáo dạy môn Ngữ văn. Sau mỗi đợt tập
huấn, tổ bộ môn lại chia sẻ kiến thức và động viên lẫn nhau vượt mình để hồn

thành tốt nhiệm vụ.
2.

Khó khăn

Mặc dù có tài liệu hỗ trợ cho các báo cáo chuyên đề đổi mới phương pháp
dạy học nhưng hệ thống chuyên đề ấy mới chỉ là gợi ý khái quát, chưa thích hợp
với yêu cầu cụ thể, đa dạng và linh hoạt mà GV chờ đợi.
Thời gian và yêu cầu đa dạng của các buổi tập huấn thường gấp, báo cáo
viên chuẩn bị nội dung các chuyên đề có muốn triển khai phong phú cũng không
được nên chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhiều GV.
HS khá giỏi còn học lệch, nghiêng về các môn tự nhiên. HS yếu các môn tập
trung vào lớp khoa học xã hội. Về cơ bản, các em còn thiếu chuyên cần học môn
Ngữ văn. Đối tác chưa thực học phương hại đến hợp tác dạy – học.
Thiết kế tiết đọc – hiểu qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) – Huỳnh Quang Sơn
-3-


Nhiệt huyết về đổi mới phương pháp dạy học… của GV không tương đồng.
Sự so sánh mở rộng ở một số GV đơi khi q chiếu lệ, ngược lại có GV lại so sánh
quá nhiều nên không bật trọng tâm. Bài thơ bị đọc - hiểu một cách chẻ vụn.
Nhiều tài liệu chưa xem dạy học tác phẩm văn học là là dạy học đọc văn, một
hoạt động có quy luật riêng của nó. Nhiều tài liệu thường nói dạy học văn là dạy
cảm thụ văn học. Nói như vậy là chưa thật chính xác, bởi vì HS khơng phải cảm
thụ các dòng chữ in, mà trước hết phải đọc để biến các kí hiệu chữ thành nghĩa,
thành thế giới hình tượng, trên cơ sở đó mới cảm thụ thế giới nghệ thuật bằng
ngôn từ. Cảm thụ văn học khác hẳn cảm thụ âm nhạc hay hội hoạ, là cảm thụ trực
tiếp âm thanh và màu sắc, bố cục bức tranh. Trong văn học chính người đọc phải
tự kiến tạo bức tranh mà mình sẽ thưởng thức.
-


Trên đây là một số khó khăn tuy gián tiếp nhưng có liên quan lớn đến việc tiến
hành đề tài của chúng tôi.
Số liệu thống kê
Thích
Lớp

Sĩ số

Thích đọc- chép

12A1

45

4 (8.88%)

41 (91.12%)

12A3

40

7 (17.5%)

33 (82.5%)

12A11

43


27 (62.79%)

16 (37.21)

Đọc - hiểu

Qua thống kê đầu năm học 2013 – 2014, ba lớp khá – trung bình – yếu, chúng tơi
thấy lớp càng yếu càng thích đọc – chép. Đây cũng là điều dễ hiểu với đối tượng này.
Tuy vậy chúng tôi sẽ tác động để không xảy ra trường hợp cịn thích đọc – chép nhiều
như trên.
III.

NỘI DUNG ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lí luận
Quan điểm của các nhà lí luận, phê bình thơ - nhà thơ là cơ sở cho việc khai thác thơ:
-

Nhà thơ Sóng Hồng trong Gửi một nhà thơ trẻ nhấn mạnh:
Vần hay không tôi cho là thứ yếu
Nhưng vắng âm thanh réo rắt đố thành thơ
Thiết kế tiết đọc – hiểu qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) – Huỳnh Quang Sơn
-4-


Khơng long lanh hình tượng, chắp cánh ước mơ
Thì thơ đó cịn thua vè một chút
Nhà thơ Tố Hữu cũng nói: Thơ là cái đó: Sự im lặng giữa các từ. Nếu người ta
lắng nghe cái im lặng đó, thì có những tiếng dội rất đa dạng và tinh tế. Thơ phải chăng là

điều ấy, mơ ở trong thực, cái vơ hình trong cái hữu hình. Những sắc màu ở trong màu
trắng? Đó là điều mà người ta gọi là sự tinh diệu của ngôn ngữ và của tâm hồn (Tạp chí
văn học 1/1973).
Nguyễn Tn cho rằng: Theo tơi nghĩ, thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng là loại
cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác cái cụ thể của văn. Cũng mọc lên từ cái đống tài liệu
thực tế, nhưng từ một cái hữu hình mà nó thức dậy được cái vơ hình bao la, từ một cái
điểm nhất định mà nó mở được ra một cái diện khơng gian, thời gian, trong đó nhịp mãi
lên một tấm lịng sứ điệp (Thời và thơ Tú Xương, Văn nghệ, 5/1961.)
Trong xã hội hiện nay, giá trị tinh thần phát triển không kịp so với giá trị vật chất tạo
nên không ít sự méo mó về nhân cách. Văn học nói chung và thơ nói riêng có nhiều điều
kiện cảm hóa con người theo chiều hướng tích cực. Việc tạo cho HS yêu thơ là trách
nhiệm lớn của GV dạy Ngữ văn - trách nhiệm lớn lao khó ai sánh bằng. Thiết nghĩ GV
phải tạo được chất thơ qua mỗi bài giảng, mỗi buổi sinh hoạt chủ nhiệm, hoạt động ngoài
giờ. Thơ mang lại cho con người phát hiện mới mẻ, sự khôn lớn, sự thưởng thức, sự đồng
điệu. “Cái đẹp sẽ cứu thế giới”, tức là thông qua giá trị thẩm mĩ, tác phẩm văn học có khả
năng cải tạo con người theo hướng người hơn. Xuất phát từ quan niệm như vậy, chúng
tôi muốn cùng đồng nghiệp làm tốt công việc dạy văn mà khởi đầu là công việc thiết kế
theo phương pháp đổi mới lấy hoạt động học thực sự là trung tâm.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Nội dung Thiết kế tiết đọc – hiểu qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) đã trở thành
hoạt động rất nhiều năm qua. Đề tài đã được chúng tôi vận dụng trong công việc thường
nhật và có nhiều khả thi.
Điểm mới của đề tài là khâu soạn giảng đảm bảo tính hệ thống của cấu trúc một
bài dạy từ phần tìm hiểu khái quát đến tìm hiểu cụ thể văn bản tác phẩm thơ. Người thực
hiện ln tích hợp Văn học với tiếng Việt và Làm văn; tích hợp một số bài thơ cùng đề
tài, chủ đề vừa đảm bảo chuẩn vừa tạo sức cho HS hứng thú và có thêm vốn kiến thức.
Tạo sự hứng thú cho HS về mối quan hệ giữa thơ và nhạc bằng cách hát cho HS nghe
hoặc nghe HS hát bài thơ chuyển thể. Kết hợp hình ảnh nhà thơ qua tranh vẽ hoặc qua
hình ảnh động. Mạnh dạn kết hợp phân tích khách quan với cảm thụ cá nhân trên cơ sở
thực tế. Gia tăng đối thoại giữa GV – HS, kết hợp với thảo luận nhóm phát huy tư duy

độc lập và không khỏi không xen lời bình. Trước khi học, HS chuẩn bị tích cực bằng câu
hỏi trong sách giáo khoa với câu hỏi của GV để HS thực sự phát huy tư duy. Sau khi học,
HS được giới thiệu tư liệu để mở rộng, khắc sâu kiến thức. HS tham gia vào đọc - hiểu
thì mới có thể đạt được bốn cấp độ tiếp nhận văn bản.
Các giải pháp cụ thể.
Thiết kế tiết đọc – hiểu qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) – Huỳnh Quang Sơn
-5-


+

Mức độ cần đạt cần đạt

 Kiến thức
 Kĩ năng
 Thái độ: Đây là một trong ba mục đích mà Tài liệu Hướng dẫn

thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng - môn Ngữ văn 12, năm 2010 đã
không đề cập. Nhưng trước, trong và sau mỗi bài dạy, GV nên giáo dục
tư tưởng, tình cảm cho các em. Bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi):
Giáo dục lịng u nước trong độc lập, tư do và xây dựng CNXH. Bài
thơ Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) giáo dục lòng tự hào, yêu thương,
gắn bó xây dựng đất nước.

+

Chuẩn bị của GV - HS và các phương pháp dạy học




Chuẩn bị của GV



Chuẩn bị của HS



Các phương pháp dạy học

Có quan niệm khơng cần thể hiện các việc làm trên trong Thiết kế bài
dạy nhưng dù sao công việc này cũng không thể bỏ qua. Điều quan trọng là
GV phải giúp HS cách chuẩn bị thì các em mới đáp ứng yêu cầu, nếu
không các em đi chép đáp án từ sách bài tập hoặc có thể khơng làm bài
trước khi đến lớp.
Ngồi câu hỏi trong sách giáo khoa, GV có thể cho câu hỏi để HS chuẩn bị
tại nhà:
So sánh những cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về đất
nước với thơ của Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi?
Những câu thơ mở đầu đoạn trích Đất Nước cũng là những câu trả lời
của nhà thơ cho câu hỏi: Đất Nước có từ bao giờ? Theo em, nhà thơ đả trả
lời câu hỏi đó như thế nào? Đâu là điểm mới trong cách tìm về cội nguồn
đất nước của Nguyễn Khoa Điềm?
(…)

Thiết kế tiết đọc – hiểu qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) – Huỳnh Quang Sơn
-6-





Chuẩn bị của GV: phần này kết hợp bài đọc – hiểu minh họa ở

dưới.
+

Tiến trình dạy học:

Ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ (Có thể kiểm tra cuối
giờ, kết hợp xem vở soạn của HS…).


Lời vào bài để tạo tâm thế cho HS (Cách vào bài cụ thể)



Đọc - hiểu (Tìm hiểu chung; Đọc hiểu văn bản)



Tổng kết (Giá trị nghệ thuật, Ý nghĩa văn bản)



Luyện tập (dưới sự định hướng của GV): Tại lớp, tại nhà.

*Điều cần lưu ý là trong 5 hoạt động – 5 việc làm trên phải có sự hợp tác
dân chủ, nhẹ nhàng, sáng tạo giữa GV – HS.
Khi giảng thơ cần chú ý khai thác cảm xúc chủ đạo – cái tơi trữ tình (Nội
dung quan trọng nhất của thơ).

-

Ví dụ ở bài Tây Tiến (Quang Dũng): Đó là chất kiêu hùng của người lính
Tây Tiến được dệt bởi cảm hứng lãng mạn và màu sắc bi tráng.
-

Đọc – hiểu thơ cần nắm cấu tứ đặc sắc:

Bài thơ Tây Tiến mở đầu bằng nỗi nhớ và đoạn kết lại như một nốt láy của
nỗi nhớ, một điệp khúc nhớ thương. Bút pháp thể hiện “nốt láy” này năm ở
cách đối lập giữa khoảng cách ngàn trùng (Đường lên thăm thẳm) với sự gắn bó
khăng khít (hồn về Sầm Nứa chẳng về xi). Khoảng cách khơng gian khơng tách
được lịng người sâu nặng với Tây Bắc kháng chiến.
Đọc – hiểu thơ phải khám phá được hình tượng chủ thể trữ tình qua hình
ảnh, nhịp điệu, ngơn ngữ… các thủ pháp nghệ thuật của nhà thơ. Lời bình giảng
của GV phải logic, cảm xúc.
Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Thiết kế tiết đọc – hiểu qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) – Huỳnh Quang Sơn
-7-


Đoạn thơ chứa những câu sâu lắng, tài hoa nhất của bài thơ. Lần đầu tiên,
Nguyễn Đình Thi đưa vào thơ Việt một đô thành mới lạ. Từ chớm gợi chính xác
cái lạnh đầu thu. Chữ xao xác bâng khuâng khiến cái lạnh khơng chỉ tỏa ra từ gió,
từ phố mà cịn chính từ hồn người ly q. Những câu thơ trống vắng, lạnh buồn.
May thay, hình ảnh những chàng trai Hà Nội ra đi thật khỏe khoắn như muốn cân
bằng cái buồn của những câu thơ trước. Hình ảnh Đầu không ngoảnh lại không ồn

ào mà chắc nịch. Khẳng định một tư thế, một ý chí quyết ra đi vì đại nghĩa…
Đọc – hiểu thơ phải biết liên tưởng:

-

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về.
Rì rầm vừa là âm thanh thính giác, vừa là âm thanh linh giác. Ta nghe như
đồng vọng cả hơi thở đất đai trong hơi thở con người. Tiếng nói quá khứ đồng
vọng với tiếng nói hiện tại, khiến mảnh đất ta đứng bỗng thiêng liêng, thân thiết
bội phần.
Điều quan trọng là GV gợi mở được cho HS phát hiện, cảm thụ cái hay, cái
đẹp của các yếu tố thơ rồi đánh giá, bàn luận…:
Đất nước là một ám ảnh người đọc bằng chất giọng rất riêng của Nguyễn Đình
Thi: Khơng ồn ào mà tha thiết, sâu lắng, tài hoa. Thơ Nguyễn Đình Thi giàu chất
họa, chất nhạc – Thứ nhạc hồn bắt sâu vào truyền thống mà vẫn mới mẻ hiện đại.
Đất nước còn là một ám ảnh về một xúc cảm lớn: Xúc cảm đất nước tinh tế mà sâu
xa. Bài thơ là một tình yêu vẫy gọi tình u tạo nên những dư âm khơng dứt trong
tình yêu xứ sở của mỗi người dân Việt.

THIẾT KẾ THỬ NGHIỆM
TUẦN 13 - TIẾT 37 – 38

SÓNG
Xuân Quỳnh
I.

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc của người phụ
nữ khi yêu.


Thiết kế tiết đọc – hiểu qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) – Huỳnh Quang Sơn
-8-


- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong cấu tứ, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu,
ngơn từ.
- Tích hợp một số bài thơ viết về tình u, về sóng, về biển của Xuân Quỳnh
và một số tác giả…
II.

TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG

1.

Kiến thức

- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình u qua hình tượng sóng
- Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết, sôi
nổi nồng nàn, nhiều suy tư, trăn trở.
2.

Kĩ năng: Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ: Khi nam nữ yêu nhau, họ tự tìm tới nhau và khát vọng tình yêu
thủy chung, bất diệt.
III.

CHUẨN BỊ CỦA GV – HS
-


-

HS: Đọc – hiểu và trả lời câu hỏi (Theo SGK) và câu hỏi cho trước của
GV.

IV.

GV: Ảnh Xuân Quỳnh, băng hình bài hát Thuyền và biển, tư liệu tham
khảo… Sách văn 12, Sách GV, Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn
kiến thức, kĩ năng - môn Ngữ văn 12…

HS có thể hát một bài thơ được phổ nhạc của Xuân Quỳnh .
CÁC PHƯƠN PHÁP DẠY HỌC
Nêu vấn đề, đàm thoại, giảng bình, trực quan, thảo luận.

V.

CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Hoạt động 1: Ồn định tổ chức thông thường (nắm sĩ số, hỏi thăm HS… để
tạo tâm thế) và kiểm tra bài cũ (Có thể kiểm tra cuối giờ). Thời gian 7 phút
2. Hoạt động 2: Lời vào bài (GV nói chậm rãi, tình cảm). Thời gian 1 phút.
Với bài thơ Sóng, Xn Quỳnh vừa là tình nhân vừa là thi nhân của tình u.
Mắc-két nói rất hay: Con bướm phải mất 180 triệu năm mới cất cánh bay lên

Thiết kế tiết đọc – hiểu qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) – Huỳnh Quang Sơn
-9-


được, con người cũng phải mất bằng ấy năm mới hết khóc cười và biết chết cho

tình u. Tình u đã trở thành một giá trị văn hóa như thế, một giá trị đã được
lọc qua tâm hồn người phụ nữ Việt Nam nồng nàn mà đơn hậu, hay nói như nữ
thi sĩ: Dữ dội và dịu êm…
Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 3 - TÌM HIỂU I.
TÌM HIỂU CHUNG
CHUNG
1. Tác giả Xuân Quỳnh
 GV gọi 1 HS đọc phần Tiểu
a. Cuộc đời bất hạnh:
dẫn, yêu cầu cả lớp đọc bằng mắt.
 HS đọc
+ Tuổi thơ có nhiều thiệt thịi =>
 GV hỏi: Bằng những kiến Ln khao khát tình u, mái ấm gia
thức đã đọc và những hiểu biết từ đình và tình mẫu tử.
các phương tiện thông tin, em hãy
+ Là người phụ nữ có cuộc đời đa
khái qt những nét chính về cuộc
đời và đặc điểm hồn thơ Xuân đoan, nhiều âu lo, vất vả; gắn bó, trân
trọng, nâng niu và chi chút cho hạnh
Quỳnh.
phúc bình dị đời thường.
 1 HS trả lời, các em khác bổ
b. Là nhà thơ tiêu biểu của thế hệ
sung,
các nhà thơ trẻ chống Mĩ. Thơ Xuân
 GV chốt ý chính theo SGK và Quỳnh – tiếng lịng người phụ nữ giàu
nhấn mạnh ý chính, minh họa:

tình cảm yêu thương, hồn nhiên, tươi
tắn, vừa chân thành đằm thắm; vừa
* Em trở về đúng nghĩa trái tim em
mãnh liệt và đầy khao khát trong tình
u; Vừa ln âu lo về sự phai tàn, đổ
Là máu thịt đời thường ai cũng có
vỡ cùng những dự cảm về bất trắc. Chị
Vẫn ngừng đập khi cuộc đời khơng cịn nữa
có thể Tự hát bài ca bất tử về tình yêu
song lại băn khoăn, lo lắng về sự vững
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.
bền của tình cảm ấy.
( Tự hát - XQ)

2.

Văn bản

*Lời yêu mỏng mảnh như màu khói

a. Hồn cảnh sáng tác: Viết tại
Diêm Điền (Thái Bình) năm 1967, đưa
vào Hoa dọc chiến hào – Tập thơ đầu
(Hoa cỏ may - XQ )
tiên của Xuân Quỳnh (1968). Bài thơ
GV: Nêu hoàn cảnh sáng tác tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ

Ai biết lịng anh có đổi thay?




Thiết kế tiết đọc – hiểu qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) – Huỳnh Quang Sơn
-10-


và vị trí của bài thơ?
 HS trả lời
 GV: Tại sao có thể nói hình
tượng sóng trong bài thơ vừa quen
lại vừa lạ?

Xuân Quỳnh.
b.
+

Đề tài và chủ đề:
Đề tài: Tình u

+ Chủ đề: Mượn hình tượng sóng
để diễn tả tình yêu của người phụ nữ.
 HS trả lời – GV định hướng Sóng là ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ
khai thác (Lưu ý năng lực tiếp thu của đang yêu.
HS để “dừng”, “lướt”).

 GV lưu ý HS nhịp thơ của bài luôn 3. Đọc diễn cảm
biến đổi: 3/2, 2/1/2, 2/3; giọng thơ luôn
 Âm điệu của bài thơ – âm
suy tư, băn khoăn, sôi nổi, chân thành dù
điệu của sóng;
thể hiện ở hình thức đọc hay diễn ngâm.

 âm điệu đó được tạo nên bởi
thể thơ ngũ ngơn với những câu thơ
 GV: Em có cảm nhận gì về âm được ngắt nhịp linh hoạt;
điệu của bài thơ?
 Âm điệu của bài thơ = âm
 HS trả lời
điệu của sóng biển = âm điệu của
sóng lịng.


HS nghe băng diễn ngâm

4. Thể thơ, bố cục, cấu tứ

 GV: Bài thơ viết bằng thể thơ nào?
Vì sao lại viết thơ 5 chữ.
a. Thể thơ: 5 chữ, 4 câu/khổ,
 GV nêu các chặng cảm xúc, yêu riêng khổ 5: 6 câu/khổ.
cầu HS chỉ ra giới hạn từng đoạn.
b. Bài thơ chia làm 4 chặng
 HS: 1- 2 em trả lời
cảm xúc.
 GV giới thiệu: Mở đầu sóng cịn
khoảng cách; giữa bài sóng là cái cớ để
em suy tư; Cuối bài thơ: Người tan vào
sóng, nhập vào sóng, đẩy sóng tới cao
trào.
 GV: Vì sao nói hình tượng sóng và
em tuy hai là một, tuy một là hai?



1-2 HS trả lời (có cho điểm)

c. Cấu tứ: Sóng là hình tượng
ẩn dụ xuyên suốt bài thơ trong mối
quan hệ đặc biệt với hình tượng
em tạo nên vẻ đẹp độc đáo về cấu
tứ trữ tình của bài thơ: Vừa song
hành để thấu tỏ, vừa trùng phức để
khẳng định những khao khát cháy
bỏng trong tâm hồn người phụ nữ
đang yêu.

Thiết kế tiết đọc – hiểu qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) – Huỳnh Quang Sơn
-11-


Hoạt động 4: HOẠT ĐỘNG ĐỌC – HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
 GV gọi HS đọc lại 2 Phần I (7 khổ thơ đầu): Sóng và em – những nét
câu thơ đầu
tương đồng
 HS đọc
 GV hỏi: Hai câu đầu
khổ 1, miêu tả cung bậc,
trạng thái của Sóng như
thế nào? Qua đó em cảm
nhận được điều gì về tam
hồn của người phụ nữ
đang yêu trong bài thơ?
 HS trả lời

 GV định hướng

1. Hai câu thơ đầu - Sóng được thể hiện
trong trạng thái trái ngược
Sóng
Dữ dội >< dịu êm
Ồn ào >< lặng lẽ

Sóng ngồi + Trạng thái tâm lí
khơi: Lúc phong phong phú, phức tạp: Khi
ba, khi trời yên bể giận dữ, hờn ghen; khi dịu
lặng. Khi có thể hiền, sâu lắng.
dự báo rõ ràng, + Tính khí mâu thuẫn
khi khó đốn, bất – thống nhất
ngờ => tương
xứng với tình yêu => Trái tim yêu mãnh
nhưng cũng rất nữ liệt, chân thành.
tính.
 Cung bậc phong phú, trạng thái đối cực
phức tạp, đầy bí ẩn.
-

 GV hỏi: Câu 3 - 4 tả
khát vọng gì của sóng?
 HS trả lời
 GV hỏi: Em có cảm
nhận: Xuân Quỳnh đã
bộc lộ quan niệm mới
mẻ, hiện đại về tình yêu
ở hai câu 3 - 4 khơng? Vì

sao?
 HS cảm nhận, GV

Em
Mượn sóng  tự nhận
thức những biến động khi
u:

Câu thơ 3 - 4
Sóng

Em

Khơng chịu
chấp nhận sự
nhỏ hẹp, tầm
thường……
đến với biển
rộng bao la =>
Mơi
trường
đích thực của
nó.

Khi u khơng chịu
chấp nhận sự nhỏ hẹp, tầm
thường… trái tim =>
hướng đến cái lớn lao,
cao cả; vượt rào cản tìm
tâm hồn đồng điệu, vươn

đến tình u đích thực,
vững bền…

 Sóng khao khát vươn xa, thốt khỏi

Thiết kế tiết đọc – hiểu qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) – Huỳnh Quang Sơn
-12-


định hướng.

những gì chật hẹp. Khác với người phụ nữ
xưa, Xuân Quỳnh đến với tình yêu: Tự tin,
chủ động, minh bạch, quyết liệt.
Cảm nhận cái bất diệt, cái vĩnh hằng của sóng:

 GV cho HS đọc khổ
thơ thứ hai (Ơi con
sóng… bồi hồi trong
ngực trẻ).
 GV (nêu vấn đề dành cho HS khá – giỏi):
Hành trình Tìm ra bể của
sóng cũng là hành trình
tự nhận thức chính mình
của người phụ nữ - nhận
thức giá trị đích thực của
tình u. Với Xuân
Quỳnh chị còn phát hiện
về những quy luật vĩnh
hằng của tình yêu con

người, nhất là trái tim
tuổi trẻ. Em nào có thể
chia sẻ điều này với
Xuân Quỳnh qua khổ 2?

Sóng
Em
Sóng biển ru mãi ngàn Khát vọng tình yêu vẫn
năm
cháy bỏng, trẻ trung
+
Ngày xưa: Sóng +
Đến với tình u;
xơn xao, cồn cào như sống: khơng thể thiếu
thế.
tình u.
+
Ngày nay: Sóng +
Cịn yêu chừng
vẫn vỗ về, rạo rực như nào còn tồn tại.
thế.
Sóng: bất tử

Tình u: vĩnh viễn

Sóng vỗ hàng ngàn năm => Con người cịn tồn
tại, cịn u. Khát vọng tình yêu cháy bỏng vừa
thường trực trong tâm hồn, vừa khiến người ta trẻ
lại, tái sinh như con sóng biển ào lên, rồi tan ra hòa
nhập vào biển cả mãi mãi.


(Hết tiết thư nhất)
 GV hỏi: Khi tình yêu
Khổ thơ thứ 3 - 4
đến như một lẽ tự nhiên,
+ Lí giải nguồn gốc của thiên nhiên: Sóng
người con gái chỉ tin có một
nửa, cịn một nửa phải tự bắt đầu từ gió; Khơng lí giải được Gió bắt đầu
khám phá, Xn Quỳnh từ đâu => Câu trả lời góp phần kì ảo hóa tình
cũng khơng phải là ngoại lệ. u. Thú nhận bất lực một cách dễ thương…
Vậy chị đã lí giải về tình
+ Lí giải nguồn gốc của tình u: cũng
yêu như thế nào qua :
như sóng biển, gió trời làm sao hiểu được. Nó
Sóng bắt đầu… / Khi nào thẳm sâu, rộng lớn, khó hiểu, bất ngờ như thiên
ta yêu nhau.?
nhiên.
Thiết kế tiết đọc – hiểu qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) – Huỳnh Quang Sơn
-13-


+ Nhưng nếu hiểu được tình u sẽ khơng
 HS trả lời (từ 1 - 2 cịn tình u. Đó là quan niệm mới của Xuân
em).
Quỳnh – Người hiểu: tình u là bí ẩn.
 GV định hướng
Em cũng khơng biết nữa
 GV hỏi: Khi “thất bại”
trong việc truy nguyên
Khi nào ta u nhau

nguồn gốc của tình u
Một thống ngập ngừng bối rối đầy nữ tính và
nhưng bạn đọc lại thấy một
định nghĩa, một quan niệm đáng yêu, dẫu đòi hỏi nhận thức mãnh liệt
về tình yêu rất Xuân Quỳnh nhưng không ham tường giải.
em nào phát hiện ra ý nghĩa
=> Tình u là bí ẩn đầy sức mời gọi.
này?
 HS trả lời (từ 1-2 em).
 GV hỏi: Mặc dù
phải thú nhận Em
cũng không biết nữa /
khi nào ta yêu nhau
nhưng tác giả đã phát
hiện thuộc tính của
tình u nhất là khi
những tâm hồn yêu xa
cách. Đó là tâm trạng
nào? Xuân Quỳnh đã
nói về điều đó như thế
nào ?/
 HS thảo luận theo
nhóm (Mỗi nhóm/ tổ)
và cử đại diện nhóm
trả lời
 GV : Hãy so sánh
nỗi nhớ trong bài thơ
với nỗi nhớ trong ca
dao, trong thơ Chế
Lan Viên, Quang

Dũng,…
 GV

hỏi :

Nhớ

- Khổ 5-6-7:
+ Khổ 5: Yêu là nhớ, nhớ nhất là khi xa cách :

Nỗi nhớ bao trùm cả •
Một nỗi
khơng gian : Con sóng nhớ cồn cào, da
dưới… con sóng trên… Ơi diết.
con sóng…

Một nỗi

Nỗi nhớ thống trị cả nhớ
Khơng
thời gian : Ngày đêm yên,
không
không ngủ được => Thao nguôi.
thức khơn cùng.

Nỗi nhớ

Nỗi nhớ xâm chiếm cuồn cuộn như
tâm hồn : trong cõi vô những
con

thức, tiềm thức, ý thức (cả sóng biển vơ
trong mơ cịn thức.)
tận…
 Nỗi nhớ ngút ngàn được chuyển tải bằng nhịp
sóng, nhịp lịng dào dạt, náo nức… bằng ẩn dụ nghệ
thuật về những đợt sóng và cả lời phát biểu trực tiếp:
Lòng em nhớ…
+

Khổ 6 : Yêu là thủy chung:
Vừa khẳng định, vừa thể hiện ước nguyện thủy

Thiết kế tiết đọc – hiểu qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) – Huỳnh Quang Sơn
-14-


thường trực, nhớ da
diết, nhớ cháy bỏng… chung.
chưa phải là tất cả.
Dẫu xi về phương Bắc
Khi u người phụ nữ
cịn hướng tới phẩm
Dẫu ngược về phương Nam
chất cao đẹp, vững
bền như thế nào ?
Xi Bắc, ngược Nam : Nói ngược => Cuộc đời
 HS đọc khổ thơ có trái ngang… thế nào em cũng chỉ hướng về anh =>
thứ 7 và trả lời (GV có Khẳng định cái bất biến giữa cái khả biến.
thể cho điểm.).


+ Khổ 7: Ngoài sự say mê phải có đủ sức
 GV và HS: Liên mạnh vượt qua thử thách, giông bão cuộc đời với
hệ mở rộng những câu niềm tin tới đích.
thơ hay nói về lòng
Khẳng định cái bản ngã dù cách trở yêu nhau
thủy chung
vẫn tìm tới nhau.

sắt.

Ln trăn trở nhớ nhung và thủy chung son

 GV hỏi : Người ta thường nói
những nhà thơ yêu đời, yêu cuộc
sống đến say mê cuồng nhiệt thường
là những nhà thơ có cảm thức thời
gian, điều đó có đúng với Xn
Quỳnh khơng ? Vì sao ?

Khổ 8 – 9: Những suy tư, lo âu,
trăn trở trước cuộc đời và khát vọng
tình yêu

 HS trả lời

Ý thức về thời gian + Niềm lo âu +
Khát vọng nắm lấy hạnh phúc trong
hiện tại.

 GV so sánh :

Anh đã thấy một điều mong manh nhất
Là tình yêu, là tình yêu ngát hương

(Đỗ Trung Quân)
Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn
Hơm nay u mai có thể xa rồi
(Xn Quỳnh)

+ Khổ 8: Nhạy cảm với sự chảy
trôi của thời gian

Thời gian hiện tại cịn cả ở phía
trước nhưng ý thức về sự giới hạn của
đời người, sự mong manh khó bền chặt
của hạnh phúc đã hiện ra một thoáng âu
lo (Cuộc đời…về xa)
+ Khổ 9: Xuân Quỳnh chọn cách
ứng xử thật tích cực và đẹp. Chị
khơng chán nản, tuyệt vọng, trái lại
càng khao khát sống hết mình trong tình

Thiết kế tiết đọc – hiểu qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) – Huỳnh Quang Sơn
-15-


 GV hỏi : con sóng trong bài yêu. Chị muốn được hóa thân thành
Biển của Xn Diệu khác gì con trăm con sóng nhỏ để vĩnh viễn hóa tình
sóng trong bài Sóng của Xn u của mình…
Quỳnh.
Làm sao được tan ra

 HS trả lời

 GV bổ sung : Con sóng đàn ơng
- Xn Diệu mang mãnh lực hưởng
Để ngàn năm cịn vỗ
thụ ; con sóng Xn Quỳnh giàu nữ
tính tìm hạnh phúc khơng phải ở
Tan ra chưa đủ cường độ
hưởng thụ mà ở dâng hiến. Đó là vẻ
đẹp thánh thiện của phụ nữ trong nghiền nát như Xuân Diệu nhưng nó
thăm thẳm hơn. Cái thăm thẳm của hai
tình u.
khát vọng nhập làm một : Yêu hết mình,
dâng hiến hết mình để bất tử tình yêu.
Hoạt động 5 : TỔNG KẾT – LUYỆN TẬP (15 phút)
 GV cho HS đọc lại
1. TỔNG KẾT
Bài thơ

a.

Nghệ thuật

 GV hỏi: Giá trị nghệ thuật của bài
- Thể thơ năm chữ truyền thống ;
thơ ?
cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo, giàu
sức liên tưởng.
HS đọc Ghi nhớ Tr156 và trả lời
- Xây dựng hình tượng ẩn dụ,

 Bài thơ Sóng nói lên điều gì ?
giọng thơ tha thiết.
b.

Ý nghĩa văn bản

Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ
nữ trong tình yêu hiện lên qua hình
tượng Sóng: Tình u tha thiết, nồng
nàn, đầy khát vọng và sắt son chung
thủy, vươn lên mọi giới hạn của đời
người.
2.
 GV :
Cho
thảo luận từng
bàn.

a.

LUYỆN TẬP
Tại lớp

Tìm những bài thơ sử dụng hình ảnh Sóng và Biển để
diễn tả tình u ?

 Các nhóm
Thiết kế tiết đọc – hiểu qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) – Huỳnh Quang Sơn
-16-



thi đua trình bày
kết quả

b.

Tại nhà

- Sóng được kết cấu theo cách triển khai hai hình
 GV
định
hướng trả lời cho tượng sóng đơi là Sóng và Em. Hãy nhận xét ý nghĩa và
hiệu quả của cách kết cấu ấy.
HS
- Chuẩn bị bài mới
IV.

KẾT QUẢ

- Khi thực sự nắm vững các thuật ngữ trong PPDH, GV chắc chắn sẽ sử dụng
trong Thiết kế bài dạy hoc văn bản thơ của mình. Nhưng đây khơng phải là chuyện
thuần về hình thức mà là hình thức của một nội dung. Trong các ngành khoa học, nắm
thuật ngữ mới chiếm lĩnh được kiến thức và mới không lúng túng trong việc vận dụng.
- Phủ định thao tác nào trong quá trình thiết kế bài dạy sẽ hạn chế chắc chắn
đến hiệu quả giảng dạy. Điều đó cũng có nghĩa là GV nên tuân thủ quy trình cơ bản
trong khâu chuẩn bị tại nhà.
- Quá trình khám phá tác phẩm là quá trình khái quát, cụ thể vấn đề, quá
trình khai thác văn bản dưới ánh sáng của thể loại, của sự hợp tác… đề tài này đã
tuân thủ nghiêm túc điều đó.
Tóm lại: Chúng tôi cho rằng đề tài Thiết kế tiết đọc-hiểu qua bài thơ Sóng

(Xuân Quỳnh) có tác dụng cho cả 3 khối lớp trong nhà trường. Tác dụng không
chỉ trước mắt mà còn dài lâu.
So với trước khi áp dụng đề tài này, hiện nay HS ham học môn Ngữ văn hơn
kể cả lớp chuy ên khoa học tự nhiên. Đã có những bài văn đạt điểm khá và giỏi
ngày càng nhiều. Khả thi hay khơng cịn do quan điểm từ nhiều góc nhìn, với
chúng tơi, đây là hướng đi cần tn thủ để góp phần hồn tất thiên chức của mình.
Thích
Lớp

Thích đọc- chép

12A1

45

0

45 (100%)

12A3

40

0

40 (100%)

12A11

V.


Sĩ số

43

0

43 (100%)

Đọc - hiểu

BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Thiết kế tiết đọc – hiểu qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) – Huỳnh Quang Sơn
-17-


Đề tài chúng tôi đang thực hiện đã được thể hiện trong Thiết kế bài dạy và
được cơ quan chuyên môn đánh giá loại tốt. GV các khối lớp 10 – 11 – 12 đều có
thể áp dụng để đảm bảo Chuẩn về kiến thức, kĩ năng, đồng thời vẫn dành cho GV
sáng tạo với mức độ vừa chuẩn.
VI.

KẾT LUẬN

Văn bản thơ viết ra để đọc. Tự đọc sẽ nuôi dưỡng tự học. HS tiến tới không
chỉ tự thi công mà còn tự thiết kế dưới sự tác động của thầy. Nhiệm vụ của GV là
biết thiết kế bài dạy cho HS, biết cách đọc văn để ra đời các em biết tự đọc.
Thiết kế tiết đọc-hiểu qua bài thơ Sóng sao cho thầy đọc, trị đọc ; thầy trị
cùng đối thoại với nhau, cùng đối thoại với nhà văn.
Thiết kết tiết đọc-hiểu qua bài thơ Sóng thành cơng là giúp HS đối thoại với

đời, với nghệ thuật, với chính mình. Thiết kế bài dạy học là nhằm hướng đến công
việc dạy cùng với công việc học. Khi HS tự đọc – hiểu đạt hiệu quả sẽ dẫn đến nói
- viết và làm văn tốt.
VII.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tư liệu văn học 11, tập 2 – Nguyễn Hải Hà (chủ biên) – Nxb Gáo dục –
Năm 2002.
2. Phân tích bình giảng tác phẩm văn học – Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) –
Nxb Giáo dục – 2008.
3. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 – Nguyễn Văn Đường – Nxb Hà Nội – 2008.
4. Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK 12, môn Ngữ văn – NXB Gáo dục –
2008.
5. Hướng dẫn dạy học một số bài theo hướng tích hợp – Bộ giáo dục – Hà Nội
2010.
6. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, môn Ngữ văn 12 – Nxb Giáo
dục – 2010.

Ý kiến của tổ chuyên môn Văn - GDCD

Người thực hiện

Thiết kế tiết đọc – hiểu qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) – Huỳnh Quang Sơn
-18-


Huỳnh Quang Sơn

Thiết kế tiết đọc – hiểu qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) – Huỳnh Quang Sơn
-19-




×