Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

xây dựng quy trình kiểm tra kết quả học tập môn toán đại số 10 ở hệ thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.79 KB, 62 trang )

Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, giáo dục nước ta đã có nhiều đổi mới về mục tiêu
chương trình và nội dung. Tuy nhiên, vần đề đổi mới phương thức kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập chưa tạo được bước chuyển biến cơ bản, còn chậm so với yêu
cầu đổi mới hệ thống giáo dục.
Xột trờn quan điểm hệ thống quy trình đào tạo được xem như là một hệ thống
bao gồm các yếu tố: Mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy
học, phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò và cuối cùng là kiểm tra-
đỏnh giỏ kết quả của người học. Có thể thấy rằng KT-ĐG KQHT đóng vai trò then
chốt trong quá trình đào tạo, nếu có phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp, có độ
chính xác cao thì kết quả của nó sẽ phản ánh được hiệu quả của qui trình đào tạo,
trên cơ sở đó chúng ta có thể phân tích được những điểm mạnh và điểm yếu của qui
trình đào tạo, từ đó đưa ra được những biện pháp khắc phục kịp thời đối với những
điểm yếu, đồng thời phát huy những điểm mạnh của qui trình đào tạo.
Trên thế giới, phương pháp kiểm tra đánh giá là một vấn đề được rất nhiều các
nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu, nhằm đưa ra những phương pháp kiểm tra-
đánh giá phù hợp với yêu cầu phát triển của thời đại. Ở các nước như Mỹ, Pháp,
Anh…, họ đã xây dựng được cả một qui trình kiểm tra đánh giá mang tính chuẩn, và
luôn được bổ sung hoàn thiện tạo nên sự phát triển ổn định của nền giáo dục. Ở
nước ta hiện nay thì vấn đề này vẫn còn mới mẻ, chưa có nhiều người nghiên cứu,
hệ thống câu hỏi -đề thi đưa ra cơ bản vẫn mang tính truyền thống, không đánh giá
đựơc chính xác mức độ nhận thức của học sinh.
Xuất phát từ lý do trên, em đã lựa chọn đề tài “Xõy dựng qui trình kiểm tra kết
quả học tập môn toán Đại số 10 ở hệ THPT”, là một hướng đi mới và mong rằng đề
Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
1


Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………
tài sẽ đem lại giá trị thiết thực trong công tác giảng dạy môn toán ở nhà trường hiện
nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng quy trình KT-ĐG KQHT môn toán Đại Số lớp 10 hệ THPT
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy-học môn toán Đại Số lớp 10 hệ THPT
Đối tượng nghiên cứu: Qui trình KT-ĐG KQHT môn toán Đại số lớp 10 hệ THPT
4. Phạm vi nghiên cứu:
Việc dạy và học môn toán Đại Số lớp 10 của trường THP Nhân Chính- TP.Hà
Nội năm học 2004-2005
5. Giả thuyết khoa học :
Nếu thực hiện được qui trình KT-ĐG KQHT môn toán Đại Số lớp 10 hệ THPT sẽ
tạo động lực cho việc dạy và học môn toán Đại Số lớp10 hệ THPT
6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đê tài:
Xác định cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu và phân tích thực trạng KT-ĐG môn Đại Số 10 hệ THPT hiện nay.
Đề xuất qui trình KT-ĐG KQHT môn toán Đại Số 10 hệ THPT
7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1 Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
Nghiên cứu SGK Đại số 10 hệ THPT
7.2. Phương pháp phỏng vấn và điều tra:
Tìm hiểu, thu thập những thông tin về phương pháp KT-ĐG KQHT môn toán Đại
Số 10 đang được thực hiện ở trường THPT.
Tìm hiểu kết quả học tập của học sinh.
7.3. Phương pháp trắc nghiệm:
Thiết kế bài kiểm tra .
Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm

toán
2
Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………
Thiết kế phiếu kiểm tra.
7.4. Những phương pháp thực nghiệm :
Áp dụng phương pháp kiểm tra đánh giá học tập mới này vào một số lớp học cụ
thể để khẳng định tính hiệu quả của qui trình KT-ĐG KQHT đưa ra.
8. Kết quả dự kiến của đề tài :
Xây dựng được một qui trình KT-ĐG KQHT môn toán thống nhất cho các GV.
Quy trình KT-ĐG KQHT môn toán Đại Số 10 sẽ hỗ trợ cho các giáo viên trong việc
xây dựng giáo án giảng dạy và thiết kế các hình thức KT-ĐG KQHT của học sinh
9. Cấu trúc của đề tài:
Khoá luận gồm có các phần:
PHẦN I: Mở đầu.
PHẦN II: Nội dung nghiên cứu
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu
CHƯƠNG 2: Thực trạng của quá trình dạy- học và KT-ĐG KQHT môn Đại Số
10 hệ THPT
CHƯƠNG 3: Hệ mục tiêu dạy học môn Đại Số 10 và quy trình KT-ĐG KQHT
của học sinh.
PHẦN III: Kết luận và khuyến nghị
Ngoài ra khóa luận cũn cú cỏc phần:
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục

Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
3
Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-

ĐG…………
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài:
1.1.1 Khái niệm đánh giá:
Đánh giá là quá trình phán đoán, đo lường sự vật và thuộc tính của nó dựa
trên các quan điểm về giá trị, tức là phán đoán các tính chất của con người và sự vật
như: tốt, xấu; thật, giả; đẹp, xấu…đỏnh giỏ đồng nghĩa với việc chúng ta đo đạc các
giá trị của sự vật.
Khái niệm đánh giá giáo dục: Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập thông
tin và giữ liệu một cách hệ thống nhằm mục đích giúp người hoạch định chính sách
lựa chọn một phương án khả thi để tiến hành công việc giáo dục của mình.
1.1.2.Khái niệm KT-ĐG:
KT-ĐG là thu thập các thông tin về kết quả của người học , đối chiếu với mục tiêu
của bài học, môn học và cho điểm xếp hạng người học.
Kết quả của KT-ĐG có tác dụng để điều chỉnh và định hướng cho quá trình dạy-
học của người dạy và người học.
1.1.3 Khái niệm quy trình KT- ĐG :
Quy trình là một hệ thống các biện pháp, hình thức KT-ĐG được hoàn thiện một
cách liên tục, đồng bộ để hỗ trợ nhau để đánh giá KQHT của học sinh đối chiếu với
hệ mục tiêu của môn học (và các thông tin cần thiết )
1.2. Vị trí và vai trò của kiểm tra - đánh giá trong quá trình giáo dục đào tạo:
1.2.1 Vị trí của kiểm tra - đánh giá:
Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
4
Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………


Xét trên quan điểm hệ thống qui trình đào tạo được xem như là một hệ thống bao
gồm các yếu tố: mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy
học, phương pháp dạy của thầy phương pháp học của trò và cuối cùng là KT-ĐG
KQHT của người học.
Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau theo một sơ đồ cấu trúc nhất định. Đó là
phân tích nhu cầu của xã hội, trên cơ sở triết lý của nền giáo dục và các cơ sở (hệ)
mục tiêu của một cấp học, bậc học, ngành học được xác định. Đây là các mốc cơ
bản để thiết kế chương trình và nội dung đào tạo. Hệ mục tiêu còn định hướng cho
việc tìm ra cỏc hỡnh thứ tổ chức dạy- học phù hợp trong đó người dạy và người học
tìm được các phương pháp dạy-học tương ứng để đạt được mục tiêu.
Trong sơ đồ trên, kiểm tra đỏnh- giỏ là khâu cuối cùng và cũng là khâu quan
trọng nhất bởi lẽ nó không chỉ cho biết quá trinh đào tạo có đạt mục tiêu hay không,
mà còn cho ta thông tin hữu ích để điều chỉnh toàn bộ các hoạt động xảy ra trước đó.
1.2.2 Vai trò của KT-ĐG:
Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
Yêu cầu của xã hội
Mục tiêu
Kiểm tra- đánh giá
Chương trình và nội
dung đào tạo
Hình thức tổ chức dạy- học
Phương pháp dạy Phương pháp học
5
Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………
Bản chất của kiểm tra- đánh giá là xác định xem mục tiêu của chương trình đào
tạo, của môn học có đạt được hay không và nếu đạt được thì ở mức độ nào.
Kiểm tra-đỏnh giỏ là cỏi đớch để người dạy hướng dẫn người học cùng vươn tới
và cũng là để người học tuỳ theo năng lực của bản thân tìm cách riêng cho mình

hướng tới. Với nghĩa này, kiểm tra- đánh giá sẽ định hướng cách dạy của thầy và
cách học của trò, đồng thời giúp nhà quản lý có những thay đổi cần thiết trong việc
tổ chức quá trình đào tạo (như điều chỉnh chương trình đào tạo, nội dung đào tạo,
hình thức tổ chức dạy- học )
Nếu xem chất lượng của quá trình dạy- học là sự “trựng khớp với mục tiờu” thỡ
kiểm tra- đánh giá là cách tốt nhất để đánh giá chất lượng của quy trình đào tạo
1.3 Cơ sở của việc KT-ĐG KQHT của học sinh:
1.3.1. Khái niệm mục tiêu và các năng lực của nhận thức:
* Khái niệm mục tiêu:
Mục tiêu (giảng dạy) là sự mô tả (hoặc một tổ hợp) các hoạt động (hay thành
tích) mà học sinh phải thực hiện được nếu muốn công nhận có năng lực.
*Những năng lực cơ bản của nhận thức:
Nhớ: Được định nghĩa là sự nhớ lại các dữ liệu đã được học trước đây. Điều đó
có nghĩa là một người có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến
các lý thuyết phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây là cấp độ
thấp nhất của kết quả học tập trong lĩnh vực nhận thức.
Hiểu: Được định nghĩa là khả năng nắm được ý nghió của tài liờụ. Điều đó có
thể thực hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác (từ các từ sang
số liệu), bằng cách giải thích tài liệu (giải thích hoặc tóm tắt) và bằng cách ước
luợng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả ảnh hưởng). Kết quả học tập ở cấp độ
này cao hơn so với nhớ, và là mức thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật.
Áp dụng: Được định nghĩa là khả năng sử dụng các tài liệu đã học vào một hoàn
cảnh mới. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái
Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
6
Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………
niệm, nguyên lý, định luật và lý thuyết. Kết quả học tập trong lĩnh vực này đòi hỏi
cấp độ thấu hiểu cao hơn so với cấp độ hiểu trên đây.

Phân tích: Được định nghĩa là khả năng phân chia một tài liệu ra thành các phần
của nó sao cho có thể hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó. Điều đó có thể bao
gồm việc chỉ ra các bộ phận, phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận và nhận biết
được các nguyên lý tổ chức được bao hàm. Kết quả học tập ở đây thể hiện một mức
độ trí tuệ cao hơn so với mức hiểu và áp dụng vỡ nó đòi hỏi một sự thấu hiểu cả nội
dung và hình thái cấu trúc của tài liệu.
Tổng hợp: Được định nghĩa là khả năng sắp xếp các bộ phận lại với nhau để
hình thành một tổng thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc tạo ra một cuộc giao tiếp
đơn nhất (chủ đề hoặc bài phát biểu), một kế hoạch hành động (dự án ngiờn cứu),
hoặc một mạng lưới quan hệ trừu tượng (sơ đồ phân lớp thông tin). Kết quả học tập
trong lĩnh vực này nhấn mạnh các hành vi sáng tạo, đặc biệt tập trung chủ yếu vào
việc hình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới.
Đánh giá: Là khả năng xỏc địnhgiỏ trị của tài liệu (tuyên bố, tiểu thuyết, thơ, báo
cáo nghiên cứu). Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định. Đó có thể là các tiêu
chí bên trong (các tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngoài (phù hợp với mục đích), và
người đánh giá phải tự xác định hoặc được cung cấp các tiêu chí. Kết quả học tập
trong lĩnh vực này là cao nhất trong các bậc nhận thức vỡ nó chứa các yếu tố của
mọi cấp bậc khác.
1.3.2. Xác định (hệ) mục tiêu- cơ sở quan trọng nhất của KT-ĐG trong giáo
dục:
Một nền giáo dục nói chung, hay một chương trình đào tạo nói riêng bao giờ cũng
có triết lý của nú-mà ta gọi là cơ sở triết học của giáo dục (hay cả một chương trình
đào tạo). Cơ sở triết học của giáo dục định hướng cho sự phát triển của giáo dục:
giáo dục ai, giáo dục như thế nào và giáo dục để làm gì. Sự định hướng đú giỳp ta
hoạch định mục đích của giáo dục. Từ mục đích của giáo dục mang tính định hướng,
Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
7
Cấp trường, khoa, bộ môn
Mục tiêu của giáo dục (hệ

mục tiêu).
“Ai cũng có cơm ăn áo mặc
Ai cũng được học hành”
“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.”
Muốn xây dựng CNXH phải có con
người
Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………
các nhà khoa học và quản lí giáo dục phải xác lập mục tiêu của giáo dục, mục tiêu
của từng bậc học, cấp học của chương trình đào tạo và cuối cùng là mục tiêu của
từng môn học (hệ mục tiêu )
Trong hệ thống giáo dục nước ta trong giai đoạn hiện nay mối quan hệ đó có thể
được minh hoạ bằng sơ đồ sau:


Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
Triết lý của giáo dục.
Cơ sở triết học của GD
chủ nghĩa Mác Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh
Định hướng của giáo dục
Mục đích của giáo dục
Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp CNH-HĐH.
Giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Đầu tư cho gaio dục là đầu tư cho
phát triển (cấp nhà nước).
Nghị quyết TW2, nghịquyết TW4
khoá 8

Nghị quyết 40 và 41 Quốc hội 10
Luật Giáo dục (cấp bộ, nghành)
8
Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………
1.3.3. Quá trình tổ chức dạy- học một môn học trong quá trình đào tạo:
Qỳa trỡnh tổ chức dạy- học một môn học được thực hiện theo chương trình đào
tạo của một khóa học (hay chương trình đào tạo của khối, cấp học). Quá trình tổ
chức dạy học một môn học sẽ được triển khai thành quá trình tổ chức dạy học của
từng bài học trên cơ sở xác định mục tiêu của môn học tương ứng với nội dung môn
học, từ đó xác định được học liệu (giáo trình, tài liệu), hình thức tổ chức dạy-học,
phương pháp dạy-học và hình thức KT- ĐG KQHT môn học.
Quá trình tổ chức dạy-học một môn học là mộtt hệ thống chặt chẽ, hệ thống này
được minh họa bởi sơ đồ sau:

Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
9
Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………

1.3.4. Mục tiêu của môn học:
Đối với mỗi GV để hoàn thành được công việc của mình, họ phải đáp ứng được
ba đòi hỏi cơ bản:
Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
Chương trình đào tạo Khoá
học
MÔN HỌC
(Học phần)

MÔN HỌC
(Học phần)
Ngân
hàng
câu hỏi
MÔN HỌC
(Học phần)
Nội
dung
chi tiết
môn
học
Mục
tiêu
môn
học
Hình
thức
KT-ĐG
môn
học
Ma trận
mục
tiêu cấu
trúc đề
thi
Hình thức tổ
chức dạy-
học
Phương pháp

dạy- học
Học liệu
(Giáo trình
tài liệu)
Thi, KT-ĐG
kết quả học
tập môn học
10
Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………
1. Biết dạy cái gì?
2. Biết dạy như thế nào?
3. Biết KT – ĐG KQHT của HS.
Để đáp ứng ba đòi hỏi này thì GV cần phải xác định được mục tiêu của môn học,
từ đó triển khai thành mục tiêu của từng chương, từng bài học.
1.3.4.1. Mục tiêu môn học là mục tiêu khái quát:
Mục tiêu chung của môn toán là:
+ Cung cấp cho HS những kiến thức, kĩ năng, phương pháp toán học phổ
thông thiết thực.
+ Góp phần quan trọng vào việc phát triển năng lực trí tuệ, hình thành suy
luận đặc trưng của toán học cần thiết cho cuộc sống.
+ Góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất, phong cách lao động
khoa học, biết hợp tác lao động, có ý chí và thói quen tự học thường xuyên.
+ Tạo cơ sở để HS tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,
học nghề hoặc đi vào cuộc sống hàng ngày.
Các mục tiêu này sẽ được cụ thể thành mục tiêu của từng chương, từng bài học.
Ví dụ, mục tiêu của ”Chương I: Tập hợp-mệnh đề” trong môn đại số10 là:
+Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về tập hợp, mệnh đề, những quy
ước về suy luận toán học, về kí hiệu toán học, tập hợp cơ sở để HS học tiếp các
chương sau.

Để xác định mục tiêu dạy-học của từng bài học thì một GV trước khi lên lớp phải
xác định và giải quyết một số vấn đề sau:
+ Vấn đề sẽ dạy thực sự là nhu cầu đối với HS?
+ HS chưa có hiểu biết gì về cái gì họ định dạy, đã có kinh nghiệm về vấn đề
có liên quan?
Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
11
Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………
+ Sau đó cần xác định mục tiêu dự kiến cần đạt vào cuối bài giảng, và tìm ra
các phương pháp để đánh giá sự tiến bộ của HS theo những mục tiêu đã đề ra
ngay từ đầu.
Ví dụ về mục tiêu của từng bài học trong môn Đại số10 (Phụ lục2)
1.3.4.2. Một số tiêu chí khi xác định mục tiêu của bài học:
Một mục tiêu giảng dạy mô tả một hành vi mong đợi mà không bao giờ là sự trình
bày tóm tắt bài giảng.
Một mục tiêu được xem là tin cậy và có giá trị khi nó mô tả khả năng hoàn thành
hành vi, cái mà học sinh có thể và phải làm được khi muốn chứng tỏ đã đạt mục
tiêu.
Mục tiờu đú phải được những người khác hiểu như chính người xác định hiểu.
Muốn xác định một mục tiêu mô tả ý đồ sư phạm:
Hãy viết ra khả năng hoàn thành trọng tâm mà ta chờ đợi ở học sinh.
Nếu khả năng đó hoàn thành là một trạng thái, và hãy thêm vào đó một chỉ số
đơn giản và trực tiếp chỉ số hành vi cho phép quan sát và đánh giá được khả năng
hoàn thành.
Tổng hợp các mục tiêu dạy- học của các bài học ta sẽ được hệ mục tiêu. Ví dụ
tổng hợp mục tiêu dạy- hoc trong môn Đai số 10 (Phụ lục 2)
1.4 Các hình thức KT-ĐG ở THPT:
1.4.1 Các bài kiểm tra ngắn:

Các bài kiểm tra ngắn ( Kiểm tra miệng, kiểm tra 10 phút, kiểm tra 15 phút, kiểm
tra 15 phút, kiểm tra 45 phút) cung cấp thông tin về việc học sinh làm bài tập ở nhà
để đánh giá sự tiến bộ của học sinh sau mỗi bài học.
Có thể ra các bài kiểm tra ngắn không thông báo trước, hoặc có báo trước vào các
thời điểm cụ thể tuỳ theo yêu cầu của việc kiểm tra. Nhưng bài kểm tra ngắn khuyến
khích học sinh theo kịp chương trình học và giúp họ thấy điểm mạnh, điểm yếu của
bản thân trong suốt quá trình học tập.
Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
12
Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………
Theo dõi và đánh giá sự tiến bộ của học sinh thường xuyên, hệ thống qua các bài
kiểm tra ngắn giúp giáo viên cài tiến việc dạy- học. Những khó khăn của học sinh
được cảnh báo sớm và được giúp đỡ để khắc phục trước khi quá muộn.
1.4.2 Kiểm tra đánh giá kết quả:
Kiểm tra – đánh giá kết quả diễn ra ở cuối môn học hoặc cuối khoá học và được
thiết kế để xác định xem mục tiêu dạy- học đạt ở mức độ nào và đánh giá mức độ
đạt bằng điểm số. KT- ĐG kết quả còn được sử dụng để đánh giá hiệu quả của một
chương trình đào tạo của môn học, đồng thời nó cũng cho phép nhà quản lý đánh giá
hiệu quả giảng dạy của giáo viên.
1.4.3 Kiểm tra- đánh giá liên tục:
KT-ĐG liên tục được tiến hành vào nhiều thời điểm khác nhau trong suốt quá
trình dạy- học nhằm thu thập các thông tin phản hồi để có những cải tiến phù hợp.
KT-ĐG liên tục thường tập trung vào các đơn vị dạy học nhỏ, tương đối đọc lập
với những mục tiêu hết sức cụ thể (nhằm vào một loại kiến thức hay kỹ năng nhất
định).
KT-ĐG liên tục có ý nghĩa quan trọng đối với KQHT của HS. Các công trình
nghiên cứu về KT-ĐG cho thấy những HS quen với cách kiểm tra đánh giá liên tục
trong suốt quá trình dạy- học đạt kết quả ở kỳ thi cuối khoỏ (kỡ) tốt hơn HS chỉ bị

kiểm tra một lần vào cuối khoỏ (kỡ).
1.5. Những loại câu hỏi thường gặp trong đề KT-ĐG KQHT ở THPT:
1.5.1. Câu hỏi vấn đáp:
Loại vấn đáp có tác dụng tốt để đánh giá khả năng đáp ứng các câu hỏi được nêu
một cách tự phát trong một tình huống cần kiểm tra, cũng thường được sử dụng khi
sự tương tác giữa người hỏi và người đối thoại là quan trọng, chẳng hạn để xác định
thái độ của người đối thoại…
1.5.2. Nhúm cỏc câu hỏi tự luận:
Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
13
Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………
Là các câu hỏi buộc phải trả lời theo dạng mở, thí sinh phải tự mình trình bày ý
kiến trong một bài viết để giải quyết vấn đề mà câu hỏi đặt ra.
1.5.3. Nhúm cỏc câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
Đề thi thường gồm rất nhiều các câu hỏi, mỗi câu hỏi nêu lên vấn đề và những
thông tin cần thiết để thí sinh có thể trả lời từng câu một cách ngắn gọn.
Trong nhúm cỏc câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nhiều kiểu câu hỏi khác nhau:
• Câu ghép đôi: Đòi hỏi thí sinh phải ghộp đỳng từng cặp nhóm từ ở hai cột với
nhau sao cho phù hợp về ý nghĩa.
• Câu điền khuyết: Nêu một mệnh đề có khuyết một bộ phận, thí sinh phải tìm ra
một nội dung thích hợp điền vào chỗ trống.
• Câu trả lời ngắn: Là câu trắc nghiệm chỉ đòi hỏi trả lời bằng một nội dung rất
ngắn.
• Câu đúng sai: Đưa ra một nhận định, thí sinh phải lự chọn một trong hai
phương án trả lời để khẳng định đó là đúng hay sai.
• Câu nhiều lựa chọn: Đưa ra một nhận định và 4-5 phương án trả lời, thi sinh
phải chọn để đánh dấu vào một phương án đúng hoặc phương án tốt.
* Tiểu kết:

Việc tìm hiểu vị trí, vai trò của KT-ĐG trong quá trình giáo dục đào tạo và những
khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu, chính là cơ sở để nghiên cứu thực
trạng của quá trình dạy- học và công tác KT-ĐG KQHT của HS trong chương sau.
Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
14
Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA QUÁ TRÌNH DẠY-HỌC VÀ KT-ĐG KQHT MễN ĐẠI
SỐ 10 HỆ THPT
2.1. Thực trạng của quá trình dạy- học môn toán Đại Số 10 ở THPT hiện nay:
2.1.1. Chương trình môn toán ở THPT hiện nay:
Theo quy định của Bộ GD-ĐT thì chương trình dạy học môn toán (theo sách giáo
khoa chỉnh lý hợp nhất năm 2000) ở hệ THPT hiện nay bao gồm 495 tiết dạy- học,
được thực hiện trong 99 tuần của cả 3 năm học: lớp 10, lớp 11, lớp 12.
Phân phối chương trình của từng khối lớp được quy định cụ thể như sau:
Môn toán 10:
Cả năm 165 tiết Địa số 99 tiết Hình học 66 tiết
Học kì I: 17 tuần
85 tiết
51 tiết: mỗi tuần 3 tiết 34 tiết: mỗi tuần 2 tiết
Học kì II: 16 tuần
80 tiết
48 tiết: mỗi tuần 3 tiết 32 tiết: mỗi tuần 2 tiết
Môn toán 11:
Cả năm 165 Đại số 99 tiết Hình học 66 tiết
Học kì I: 17 tuần
85 tiết
51 tiết: mỗi tuần 3 tiết 34 tiết: mỗi tuần 2 tiết

Học ki II: 16 tuần
80 tiết
48 tiết: mỗi tuần 3 tiết 32 tiết: mỗi tuần 2 tiết

Môn toán 12:
Cả năm 165 tiết Gải tích 10 tiết Hình học 58 tiết
Học ki I: 17 tuần
85 tiết
61 tiết:
7 tuần đầu: 3 tiết/ tuần
10 tuần sau: 4 tiết/ tuần
24 tiết:
7 tuần đầu: 2 tiết/ tuần
10 tuần sau: 1 tiết/ tuần
Học kì II: 16 tuần 46 tiết: 34 tiết:
Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
15
Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………
80 tiết 15 tuần đầu: 3 tiết/ tuần
1 tuần sau: 1 tiết/ tuần
15 tuần đầu: 2 tiết/ tuần
1 tuần sau: 4 tiết/ tuần
Các bài kiểm tra 45 phút và bài kiểm tra cuối học kì được Bộ GD-ĐTquy định cụ
thể về thời lượng và thời gian thực hiện cụ thể như sau:
• Môn toán 10: có 8 bài KT-ĐG
Học kì I: 4 bài KT-ĐG.
+ Đại số: Bài kiểm tra viết chương I (tuần thứ 4)
Bài kiểm tra viết chương II (tuần thứ 7)

+ Hình học: Bài kiểm tra viết chương I (tuần thứ 9)
Bài kiểm tra cuối kì I (cả Đại số và Hình học) (tuần thứ 17)
Học kì II: 4 bài KT-ĐG
+ Đại số: Bài kiểm tra viết giữa chương IV (tuần thứ 22)
Bài kiểm tra viết chương IV (tuần thứ 28)
+ Hình học: Bài kiểm ttra viết chương II (tuần thứ 23)
Bài kiểm tra cuối năm (cả Đại số và Hình học) (tuần thứ 23)
• Môn toán 11: có 8 bài KT-ĐG
Học kì I: có 4 bài KT-ĐG
+ Đại số: Bài kiểm tra viết chương I (tuần thứ 8)
Bài kiểm tra viết vhương II (tuần thứ 14) Bài kiểm tra viết
vhương II (tuần thứ 14)
+ Hình học: Bài kiểm ttra viết chương I và chương II (tuần thứ 12)
Bài kiểm tra học kì I (Đại số và Hình học) (tuần thứ 17)
Học kì II: có 4 bài KT-ĐG
+ Đại số: Bài kiểm tra viết chương III và chương IV (tuần thứ 24)
Bài kiểm tra viết chương V (tuần thứ 27)
+ Hình học: Bài kiểm tra viết chương III và chương IV (tuần thứ 25)
Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
16
Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………
Bài kiểm tra cuối năm (cả Đại số và Hình học) (tuần thứ 33)
• Môn toán 12: có 8 bài KT-ĐG
Học kì I: có 4 bài KT-ĐG
+ Giải tích: Bài kiểm tra viết chương I (tuần thứ 7)
Bài kiểm tra viết giữa chương II (tuần thứ 10)
+ Hình học: Bài kiểm tra viết giữa chương I (tuần thứ 6)
Bài kiểm tra học kì I (tuần thứ 17)

Học kì II: có 4 bài KT-ĐG
+ Giải tích: Bài kiểm tra viết chương III (tuần thứ 22)
Bài kiểm tra chương IV (tuần thứ 25)
+ Hình học: Bài viết cuối chương I và giữa chương II (tuần thứ 26)
Bài kiểm tra cuối năm (tuần thứ 33).
2.1.2.Chương trình dạy học môn toán Đại số 10 hệ THPT:
Khối lớp 10 là khối lớp học đầu tiên của hệ THPT, trong quá trình dạy và học ở
hệ THPT thì những kiến thức trang bị cho HS trong các môn học nói chung và trong
học môn toán nói riêng ở khối học lớp 10 đóng một vai trò quan trọng, những kiến
thức này là tiền đề để HS tiếp tục học tập và lĩnh hội cá kiến thức trong các năm học
tiếp theo. Nếu trong qỳa trỡnh dạy- hoc ở lớp 10 hệ THPT mà có hiệu quả tốt thỡ đú
chớnh là cơ sở vững chắc giúp cho HS hoàn thành tốt chương trình học tập ở THPT
và học tiếp lờn cỏc hệ cao hơn ( Trung cấp, cao đẳng, đại học…).
Môn toán là một môn học chính, quan trọng trong khối học lớp 10 hệ THPT, môn
toán 10 có 165 tiết học được thực hiện trong 33 tuần dạy- học của năm học. Trong
đó môn Đại Số 10 chiếm một thời lượng lớn trong môn toán 10.
Chương trình dạy- học môn toán Đại Số 10 bao gồm 99 tiết dạy và học trong đó:
Học kì I có 51 tiết: 22 tiết dạy- học lý thuyết.
25 tiết dạy- học bài tập. 25 tiết dạy- học bài tập.
4 tiết để làm các bài KT-ĐG 45 phút và học .
Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
17
Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………
Học kì II có 48 tiết: 30 tiết dạy- học lý thuyết.
14 tiết dạy- học bài tập.
4 tiết làm các bài KT-ĐG 45 phút và học kì.
Trong 99 tiết học, môn Đại Số 10 sẽ cung cấp cho các em HS các kiến thức cơ bản
với các nội dung:

1. Mệnh đề và tập hợp.
2. Hàm số.
3. Phương trình và bất phương trình bậc nhất.
4. Phương trình và bất phương trình bậc hai.
5. Sai số.
Đây chớnh là những kiến thức cơ bản nhất, những kiến thức này là nền tảng
trong môn toán nói chung và trong môn Đại Số và Giải tích nói riêng của chương
trình cơ sở để các em HS thực hiện việc học tập môn toán trong các lớp học tiếp
theo. Chính vì vậy mà việc dạy và học môn toán Đại Số lớp 10 giữ một vị trí quan
trọng trong dạy- học môn toán ở THPT. Vì vậy nếu việc KT- ĐG môn toán Đại số
10 được thực hiện tụt sẽ giúp cho việc dạy- học môn Đại số 10 được thực hiện tốt
hơn.
2.2 Thực trạng của quá trình dạy- hoc và công tác KT-ĐG KQHT môn Đại Số
10 ở trường THPT Nhân Chính – TP. Hà Nội:
2.2.1. Sơ lược về trườngTHPT Nhân Chính:
Trường THPT Nhân Chính thuộc địa phận Phường Nhân Chính- Quận Thanh
Xuân- TP. Hà Nội.
Ban Giám hiệu nhà trường gồm:
+ Hiệu trưởng: Thầy Nguyễn Quốc Bình.
+ Hai hiệu phó: Cô Phan Thị Trấn và cô Phạm Thanh Thảo.
Trường được thành lập năm 2002, đây là năm đầu tiên nhà trường có lớp 12. Năm
học 2004-2005 nhà trường có:
Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
18
Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………
+ 11 lớp 10.
+ 11 lớp 11.
+ 10 lớp 12.

Nhà trường đang thực hiện quá trình dạy- học theo chương trình của bộ SGK
chỉnh lý hợp nhất năm 2000.
Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trưũng và GV hướng dẫn thực tập giảng
dạy, cô Nguyễn Thị Hằng Nga, em đã điều tra về thực trạng công tác KT-ĐG KQHT
của HS trong môn Đại Số 10 của nhà trường, theo hai hướng:
1. Những hình thức KT-ĐG KQHT của HS trong môn Đại Số 10.
2. Thái độ của HS khi thực hiện các bài KT-ĐG.
2.2.2.Ghi nhanh về quá trình dạy- học môn Đại số 10 của trường THPT Nhân
Chính:
Chiều thứ 3, ngày 15/3/2005 em đã dự một giờ dạy- học môn Đại số 10 của GV
Nguyễn Thị Hằng Nga, bài “Bài tập Định lí đảo về dấu của tam thức bậc hai ” trong
tiết học thứ 2,tại lớp 10A
3
.Giờ học được bắt đầu bằng việc kiểm bài cũ, GV gọi lần
lượt từ 1-3 HS đứng tại chỗ nhắc lại theo nội dung câu hỏi của GV và GV cho điểm
HS theo mức độ học thuộc bài của HS, tiếp theo GV gọi 4 HS lên bảng chữa các bài
tập trong SGK, đồng thời GV kiểm tra việc làm bài tập về nhà của 7 HS trong lớp,
tiếp đến GV nhận xét về bài làm của HS và cho điểm về bài làm của HS, cuối cùng
giờ học kết thúc bằng việc tổng kết giờ học của GV.
* Nhận xét chung:
Qua việc dự giờ tiết học trên cùng với một số tiết học khác trong đợt thực tập, em
có một số nhận xét về quá trình dạy- hoc môn Đại số 10 của nhà trường như sau: Về
cơ bản các giờ học đều đảm bảo thực hiện theo đúng sự phân phối của chương trình
môn học, tuy nhiên có một đặc điểm chung đó là trong quá trình dạy- học của mỗi
giờ học đa số các GV đều không tìm hiểu, nhận xét về phương pháp học của các HS
Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
19
Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………

trong lớp học của mình, đây là một hạn chế cần được khắc phục trong quá trình dạy-
học.
2.2.3. Công tác KT-ĐG KQHT của trường THPT Nhân Chính:
Trong đợt thực tập sư phạm năm học 2005 em đã được phân công thực tập tại
trường THPT Nhân Chính, đồng thời em đã được phân công thực tập giảng dạy tại
các lớp: 10A
2
,10A
3
, 10A
4
và phân công thực tập công tác chủ nhiệm tại lớp 10A
5
, đây chính là điều kiện thuận lợi để em tìm hiểu về công tác KT-ĐG KQHT của
trường THPT Nhân Chính.
Trong thời gian thực tập từ ngày 21/02/05 đến ngày 02/04/05, em đã tìm hiểu
một số thông tin về các hình thức KT-ĐG KQHT môn Đại Số 10 và nội dung của
hình thức KT-ĐG KQHT đó của trường THPT Nhân Chính. Trong công tác KT-ĐG
KQHT môn Đại Số 10 của nhà trường được thực hiện bởi các hình thức sau:
1. Kiểm tra miệng
2. Kiểm tra 15 phút
3. Kiểm tra 45 phút
4. Kiểm tra giữa học kì
5. Kiểm tra cuối học kì ( hoặc cuối năm học)
Trong mỗi hình thức KKT-ĐG KQHT của nhà trường em đều tìm hiểu các thông
tin sau: nội dung bài kiểm tra, hình thức tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra, việc
chấm bài, trả bài kiểm tra và những ghi chép của GV về các bài kiểm tra.
2.2.3.1 Bài kiểm tra miệng:
Bài kiểm tra miệng được GV thực hiện thường xuyên ở đầu các bài học lý thuyết
và trong các giờ học bài tập.

Đối với giờ học lý thuyết GV sẽ giành khoảng 7-10 phút đầu giờ và gọi lần lượt từ
1-3 HS trả lời về những kiến thức đã học ở bài trước trước khi vào dạy bài mới .
Những câu hỏi của GV thường tập trung vào mục đích kiểm tra mức độ nhớ, hiểu lý
thuyết bài cũ của HS. Thí dụ về câu hỏi của GV:
Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
20
Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………
Em hãy nhắc lại nội dung của định lý đảo về dấu của tam thứ bậc hai?
Em hóy nờu nội dung của hệ quả hai? v.v
GV cho điểm HS theo mức độ trả lời của HS, trước khi cho điểm GV có nhận xét
về câu trả lời của HS, tuy nhiên các lời nhận xét khá hạn chế thường có dạng: em
học bài rất tốt, em học bài chưa kỹ…
Đối với các giờ bài tập, bên cạnh phần kiểm tra việc học lý thuyết, GV còn tiến
hành việc làm bài tập của HS bằng cách gọi 2-3 HS lên bảng chữa bài tập, các bài
tập được GV lấy trong SGK hoặc do GV cho thêm. Sau phần trả lời hoặc làm bài
của HS thì GV sẽ nhận xét và cho điểm theo mức độ trả lời hoặc làm bài của HS.
Em thấy rằng hình thứ kiểm tra miệng sẽ giúp cho GV biết được thông tin về kết
quả học tập của HS sau từng bài học. Tuy nhiên với phương pháp KT-ĐG như trên
em thấy vẫn còn một số hạn chế nhất định, với mức độ kiểm ra 2-3 HS trong một
giờ học thì với khoảng 48-51 tiết học trong một kì học và với lớp học có khoảng 45-
50 HS thì trong mỗi kì học GV sẽ kiểm tra miệng mỗi HS trung bình không quá 3
lần. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc GV không thể đánh giá đước sự tiến bộ hoặc là
sự cố gắng của mỗi HS trong từng giờ học, sau mỗi buổi học, GV cũng không thể
thấy ngay được hiệu quả của từng giờ giảng. Nếu chỉ nhìn vào thái độ học tập của
HS trong mỗi giờ học và kết quả của việc kiển tra 2-3 HS trong mỗi giờ học để đánh
giá hiệu quả của giờ học sẽ là không thực sự chính xác. Để có được những thông tin
chính xác hơn về hiệu quả của giờ học bao gồm hiệu quả phương pháp dạy của thầy
và hiệu quả phương pháp học của trũ thỡ cần phải có phương pháp đánh giá để biết

được kết quả học tập của đa số HS sau mỗi giờ học. Mặt khác, trong phần nhận xét
câu trả lời hoặc bài làm của HS thì GV mới chỉ nhận xét được mức độ học bài của
HS, như vậy là chưa đủ, lời nhận xét của GV sẽ là đầy đủ hơn nếu GV phân tích
được phương pháp học của HS, trên cơ sở đó chỉ ra cho HS biết được ưu và nhược
điểm trong phương pháp học của mình, từ đó GV sẽ hướng dẫn cho HS biết cách
tìm ra phương pháp phù hợp với mình.
Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
21
Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………
2.2.3.2 Bài kiểm tra 15 phút và 45 phút:
• Bài kiểm tra 15 phút
Bài kiểm tra 15 phút là bài kiểm tra viết. khi làm bài kiểm tra học sinh không được
thông báo trước, số lượngbài kiểm tra 15 phút là không cố định, trong mỗi chương
của bài học GV sẽ có từ 1 đến 3 bài kiểm tra 15 phút. Bài kiểm tra 15 phút được
thực hiện ở 15 phút cuối của giờ học (thường là giờ bài tập), đề bài kiểm tra 15 phút
là một dạng câu hỏi dạng câu tự luận (phụ lục 3), đó là một bài tập cùng với từ 1 đến
3 ý hỏi, GV đưa ra đề bài bằng cách chép đề bài lên bảng cho cả lớp làm chung, HS
sẽ chép đề bài và làm bài trên giấy do HS tự chuẩn bị. Sau khi học sinh làm bài GV
sẽ thu bài và chấm bài ở nhà.
Em thấy rằng các bài kiểm tra 15 phút được kiểm tra mà không báo trước là một ưu
điểm rất tốt, bài kiểm tra được tiến hành đột xuất sẽ giúp GV kiểm tra được kiến
thức thực sự của HS tại thời điểm kiểm tra, điều này giúp GV tìm hiểu năng lực của
học sinh khách quan hơn. Tuy nhiên về nội dung bài kiểm tra 15 phút là rất hạn chế,
vói một bài tập và 1 đến 3 câu hỏi như vậy thi GV chỉ kiểm tra được khả năng áp
dụng ở một số dạng toán nhất định, mặt khác với một câu hỏi dạng câu tự luận thì
HS sẽ phải chú ý đến khâu trình bày nhiều hơn và sẽ rất tốn thời gian để học sinh
trình bày bài toán, cho nên với bài kiểm tra 15 phút để thực hiện bài kiểm tra thì
luợng thông tin về năng lực học tập của HS mà GV thu được sẽ rất hạn chế.

Những nhược điểm nói trên có thể khắc phục được nếu GV ra đề bài bằng hình
thức trắc nghiệm khách quan với 4 đến 6 câu hỏi trắc nghiệm về bài tập, GV sẽ giúp
HS rèn luyện khả năng tư duy nhanh trong giải toán, HS sẽ được thực hành với
nhiều dạng toán khác nhau bằng cách chỉ áp dụng các dạng toán để tìm ra đáp án của
bài toán mà không mất thời gian trình bày bài toán lên giấy thi, trên giấy nháp.
Hơn thế nữa với bài kiểm tra dạng trắc ngiệm khách quan thì trong vòng 15 phút
GV có thể kiểm tra được việc nhớ và hiểu lý thuyết của học sinh bằng từ 2 dến 3 câu
hỏi trắc nghiệm về lý thuyết.
Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
22
Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………
* Bài kiểm tra 45 phút:
Bài kiểm tra 45 phút là bài kiểm tra HS được GV báo trước. Bài kiểm tra 45 phút
được thực hiện sau khi đã hoàn thành quá trình dạy- học trong 1 hoặc 2 chương của
môn học, nhằm kiểm tra kết quả học tập của HS trong các chương đó. Nội dung của
bài kiểm tra sẽ tập trung vào các kiến thức đã được thực hiện dạy- học ở chương đó.
Trước khi làm bài kiểm tra HS sẽ được học 1 hoặc 2 tiết ôn tập (ôn tập chương),
trong các tiết này việc dạy- học chủ yếu giúp HS ôn luyện lại các dạng bài tập đã
học của chương. Đề bài kiểm tra có từ 3 đến 4 câu hỏi tự luận với mức độ khó tăng
dần(phụ lục 3), GV thường có từ 2 đến 3 đề khác nhau để HS làm bài, HS làm bài
kiểm tra trên giấy do HS tự chuẩn bị từ trước.
Em thấy rằng khi thực hiện bài kiểm tra 45 phút HS đã được chuẩn bị trước sẽ
giúp cho chất lượng bài kiểm tra cao hơn. Với việc GV ra từ 2 đến 3 đề kiểm tra có
nội dung tương tự sẽ làm cho tính khách quan của kết quả bài kiểm tra được đảm
bảo. Tuy nhiên nội dung của đề thi vẫn còn hạn chế, với một chương của môn học sẽ
có khoảng 4-6 bài học với khoảng 5-7 dạng toán khác nhau, trong bài kiểm tra 45
phỳt cú 2 đến 3 câu hỏi tự luận cùng với các ý hỏi nhỏ trong các câu hỏi đó HS sẽ
rất tốn thời gian để trình bày các bài toán, cho nên GV khó có thể kiểm tra được hết

các dạng toán của chương đó, dẫn tới hiệu quả của bài kiểm tra sẽ bị hạn chế.
Những nhược điểm nói trên có thể được khắc phục nếu ta xây dựng bài kiểm tra
bao gồm các câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan và câu hỏi dạng câu tự luận.
Trong đó câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan sẽ đóng vai trò kiểm tra khả năng áp
dụng, khả năng nhớ và hiểu của HS được nhiều hơn, các câu hỏi tự luận sẽ giúp cho
GV kiểm tra được khả năng trình bày, giải toán của HS, kiểm tra năng lực phân
tích, tổng hợp và sáng tạo của HS.
• Việc chấm bài, trả bài và ghi chép kết quả của các bài kiểm tra 15 phút và
kiểm tra 45 phút:
Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
23
Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………
Việc chấm bài, trả bài và ghi chép kết quả của các bài kiểm tra, đặc biệt là các bài
kiểm tra ngắn sẽ mang lại thông tin về mức độ đạt mục tiêu dạy- học trong từng buổi
học hoặc trong một số buổi học gần nhất, trên cơ sở đó sẽ giúp GV phân tích hiệu
quả phương pháp dạy của mình hoặc phương pháp học của HS và đưa ra những điều
chỉnh cần thiết để nâng cao hiệu quả dạy- học trong các bài học tiếp theo.
Việc chấm bài, trả bài và ghi chép kết quả bài kiểm tra môn Đại Số 10 của GV
trường THPT Nhân Chính có một số vấn đề sau:
Việc chấm các bài kiểm tra của GV đã được thực hiện ở nhà, tuy nhiên việc chấm
bài của GV vẫn còn một số hạn chế, khi chấm bài GV mới chủ ra những chỗ đúng
hoặc sai trong bài của HS, GV không nhận xét về cách trình bày bài toán (cẩn thận,
cẩu thả hay sáng tạo …) của HS, khi phê bài GV thường không nhận xét về sự tiến
bộ của hS trên bài làm của HS.
Bài kiểm tra của HS được GV trả về cho HS sau khi kiểm tra 1-2 tuần, như thế là
rất muộn. GV cần phải trả bài cho HS sớm hơn để HS sớm biết được kết quả học tập
của mình. Hơn nữa trong quá trình trả bài kiểm tra cho HS thì GV mới chỉ nhận xét
kết quả học tập của HS thông qua điểm số của bài kiểm tra mà không nhận xét về

cách trình bày, về lời giải của HS trong các bài KT-ĐG.
Trong việc ghi chép kết quả của bài kiểm tra của GV vẫn chỉ dừng lại ở việc ghi
chép điểm số của các bài kiểm tra và đánh giá sự tiến bộ của HS thông qua đểm số
mà không ghi chép được những khó khăn HS gặp phải trong quá trình làm bài. Việc
ghi chép những khó khăn và theo dõi những khó khăn của HS trong việc làm một số
bài kiểm tra khác nhau chính là cơ sở quan trọng để GV phân tích hiệu quả phương
pháp dạy của mình hoặc phương pháp học của HS.
2.2.3.3. Bài kiểm tra giữa học kì và cuối học kì (hoặc cuối năm học):
* Bài kiểm tra giữa học kì:
Bài kiểm tra giữa kì II năm học 2004-2005 của nhà trường được thực hiện ở tuần
học thứ 9 của học kì với 5 mụn chớnh: Toỏn, Lý, Hoỏ,Văn, Anh.
Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
24
Khoá luận tốt nghiệp Xây dựng qui trình KT-
ĐG…………
Thời gian cho HS làm bài trong bài kiểm tra giữa học kì là 90 phút.
Bài kiểm tra giữa kì được tổ chức trên phạm vi toàn trường, HS trong mỗi khối
được đánh số báo danh theo thứ tự các vần: a, b, c… của tên HS.
Nội dung kiến thức được kiểm tra gồm:
Đại Số:
1. Phương trình và bất phương trình 1 ẩn
2. Phương trình và bất phương trình 2 ẩn
Hình học:
1. Giải tam giác
2. Hệ thức lượng trong hình tròn
Đề thi gồm 3 câu hỏi (phụ lục 3), 2 câu về phần Đại Số, 1 câu về phần Hình học.
Tất cả các câu hỏi đều là dạng câu hỏi tự luận.
*Bài kiểm tra cuối học kì:
Bài kiểm tra cuối kì học nhà trường tổ chức thực hiện vào tuần thứ 32 và 33 của kì

học, cho tất cả các môn học.
Học sinh trong toàn trường thi chung một đề thi với mỗi HS được đánh số bài
danh theo thứ tự a, b, c… của tên HS.
Đề bài kiểm tra cuối học kì có nội dung kiến thức của học kì II, đề bài kiểm tra
cuối học kì gồm cả phần Đại số và phần Hình học.
Đề bài kiểm tra cuối kì gồm 4 câu hỏi dạng câu hỏi tự luận (phụ lục 3).
Thời gian cho HS làm bài kiểm tra là 120 phút.
* Nhận xét chung về hai hình thức kiểm tra:
Trên cơ sở phân tích, tìm hiểu thì em thấy hai hình thức kiểm tra trờn cũn cú một
số hạn chế sau:
Trong việc chuẩn bị cho bài kiểm tra, mặc dù được tổ chức trên phạm vi toàn
trường tuy nhiên sự chuẩn bị và hướng dẫn cho HS ôn tập của nhà trường là chưa
tốt, việc ôn tập của HS đều do GV giảng dạy của lớp tự ôn tập, nhà trường không có
Nguyễn Văn Nga K2- Sư phạm
toán
25

×