Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Luận văn: GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH BAO BÌ NHẤT THIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.41 KB, 82 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA KINH TẾ






GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH BAO BÌ
NHẤT THIÊN




BÙI THỊ PHƯỢNG



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM




Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 5/2011



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ





BÙI THỊ PHƯỢNG



GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH BAO BÌ
NHẤT THIÊN


Ngành: Kinh Tế Nông Lâm



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn:
LÊ QUANG THÔNG




Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2011


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Giải pháp marketing
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH Bao Bì Nhất Thiên” do
Bùi Thị Phượng,sinh viên khóa 33, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày tháng năm




Lê Quang Thông
Giáo viên hướng dẫn



Ngày tháng năm 2011




Chủ tịch hội đồng ch
ấm báo cáo Thư kí hội đồng chấm báo cáo




Ngày tháng năm 2011 Ngày tháng năm 2011




LỜI CẢM TẠ

Con xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ba, má, người đã sinh ra, nuôi dưỡng và
luôn cận kề động viên khi con vấp ngã, giúp con lấy lại niềm tin và tiếp tục thực hiện
ước mơ, hoài bão của mình.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể thầy cô trường Đại Học Nông Lâm, đặc
biệt là các thầy cô khoa Kinh tế đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quí
báu để em có thể t
ự tin trong công việc và cuộc sống sau này.
Xin chân thành biết ơn thầy Lê Quang Thông, giảng viên khoa Kinh tế đã tận
tình giảng dạy, giúp đỡ và nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt khoảng thời gian thực
hiện luận văn.
Xin cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể các anh chị trong công ty Bao Bì
Nhất Thiên đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian
thực tập.
Cảm ơn em gái, các bạn bè thời ph
ổ thông, thời sinh viên và tất cả những người
thân quen đã cùng đồng hành, chia sẻ, động viên lúc khó khăn và ủng hộ tinh thần để
tôi hoàn thành tốt luận văn.
Kính chúc sức khỏe và mọi điều tốt đẹp đến tất cả mọi người.
Tp HCM, ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Phượng






NỘI DUNG TÓM TẮT

BÙI THỊ PHƯỢNG. Tháng 05 tháng 2011. “Giải pháp marketing nhằm nâng
cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH Bao Bì Nhất Thiên”

BUI THI PHUONG. May 2011. “Marketing solution to improve the
competitiveness of Nhat Thien Pack Company Limited”.

Khóa luận thực hiện nghiên cứu chiến lược marketing hiện tại của công ty
TNHH Bao Bì Nhất Thiên, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa khả năng
cạnh tranh của công ty.
Bao bì là hình thức bên ngoài, là nhân tố đầu tiên tác động đến khách hàng.
Chính vì vậy, thiết kế, in ấn bao bì hộp giấy, nhãn hiệu được coi là giai đ
oạn sống còn
khi doanh nghiệp muốn tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường. Với đội ngũ nhân viên thiết
kế sáng tạo, nhạy bén cùng tập thể nhân viên công ty nhiệt tình, năng động, giàu kinh
nghiệm đã giúp công ty TNHH Bao Bì Nhất Thiên ngày càng đi lên, đạt được những
kết quả khả quan, đứng vững và ngày càng mở rộng trên thị trường.
Khóa luận tập trung tìm hiểu những chiến lược marketing mà công ty đã áp
dụng trong những n
ăm qua, đánh giá hiệu quả hoạt động của các chiến lược đó, tìm ra
những hạn chế và lợi thế của công ty, cũng như tìm hiểu mục tiêu của công ty trong
năm 2011. Từ tất cả những điều trên, khóa luận đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao
hơn nữa khả năng cạnh tranh của công ty.

v

MỤC LỤC
Trang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC CÁC HÌNH x
DANH MỤC CÁC BẢNG xi
DANH MỤC PHỤ LỤC xii
CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1
1.2.1. Mục tiêu chung 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
1.4. Cấu trúc đề tài 2
CHƯƠNG 2TỔNG QUAN 3
2.1. Sự hình thành và phát triển của công ty 3
2.1.1. Lịch sử hình thành công ty 3
2.1.2. Quá trình phát triển công ty 3
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 4
2.2.1. Chức năng 4
2.2.2. Nhiệm vụ 5
2.3. Cơ cấu bộ máy và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 5
2.3.1. Ban giám đốc 5
2.3.2. Phòng kế toán 6
2.3.3. Phòng kinh doanh-kế hoạch 6
2.3.4. Phòng hành chánh nhân sự 7
2.3.5. Phòng kĩ thuật 7
2.3.6. Phòng marketing 7
2.4. Tình hình vốn 7
2.5. Tình hình lao động 9
2.6. Đặc điểm về máy móc,thiết bị 9

CHƯƠNG 3NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
vi

3.1. Cơ sở lí luận 11
3.1.1. Các loại cạnh tranh 11
a) Cạnh tranh giữa nguời bán và người mua 11
b) Cạnh tranh giữa các người mua 11
c) Cạnh tranh giữa người bán với nhau 11
3.1.2. Các đối thủ cạnh tranh và nhận diện đối thủ cạnh tranh 12
3.1.3. Môi trường marketing của doanh nghiệp 12
a) Môi trường vĩ mô 12
b) Môi trường vi mô 13
3.1.4. Các quan điểm marketing 14
3.1.5. Khái niệm marketing 15
3.1.6. Hoạt động marketing của một doanh nghiệp 16
a) Chức năng 16
b) Mục tiêu 16
c) Vai trò 17
d) Nghiên cứu thị trường 17
e) Phân khúc và chọn thị trường mục tiêu 18
f) Marketing – mix 19
3.2. Phương pháp nghiên cứu 25
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 25
3.2.2. Phương pháp tổng hợp phân tích số liệu 25
3.3. Các chỉ tiêu đo lường kết quả kinh tế 25
3.4. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế 26
3.5. Các chỉ tiêu đánh giá marketing-mix của doanh nghiệp 26
3.5.1. Chỉ tiêu kết quả tiêu thụ sản phẩm 26
3.5.2. Chỉ tiêu hiệu quả tiêu thụ 26
CHƯƠNG 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28

4.1. Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm 2010 28
4.2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty 32
4.2.1. Lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận 32
4.2.2. Thị phần 33
vii

4.3. Lợi thế của công ty 35
a) Thị phần của công ty ngày càng tăng 35
b) Mạng lưới khách hàng ngày càng được mở rộng 35
c) Lợi thế tiềm lực công ty 35
4.4. Thực trạng công tác marketing của công ty 36
4.4.1. Môi trường hoạt động marketing của công ty 36
a) Môi trường vĩ mô 36
b) Môi trường vi mô 38
4.4.2. Công tác nghiên cứu thị trường 38
4.4.3. Phân khúc thị trường và chọn lựa thị trường mục tiêu 39
a) Phân khúc theo địa lí 39
b) Phân khúc theo tâm lí 40
4.4.4. Chiến lược sản phẩm 41
a) Đặc điểm sản phẩm bao bì hộp giấy, túi xách giấy 41
b) Đặc điểm sản phẩm catalogue, prochure, nhãn tem,… 44
c) Thương hiệu doanh nghiệp và sản phẩm 44
4.4.5. Chiến lược giá 45
4.4.6. Chiến lược phân phối 46
4.4.7. Chiến lược chiêu thị cổ động 48
4.6. Những hạn chế trong công tác marketing của công ty 50
4.6.1. Công tác nghiên cứu thị trường còn tồn tại nhiều yếu kém 50
4.6.2. Hạn chế trong công tác quản lí chất lượng sản phẩm 50
4.6.3. Hạn chế trong các hoạt động khuyếch trương thương hiệu và kích thích tiêu
thụ thị trường mục tiêu. 51


a) Nguyên nhân khách quan 51
b) Nguyên nhân chủ quan 52
4.7. Những giải pháp triển khai chiến lược marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh của công ty 52

4.7.1. Phương hướng phát triển của công ty đến năm 2011 52
4.7.2. Giải pháp 54
a) Cải tổ phòng marketing 54
viii

b) Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 57
c) Tăng cường các hoạt động dịch vụ 58
d) Nâng cao chất lượng sản phẩm 60
e) Điều chỉnh giá thành 61
CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
5.1. Kết luận 63
5.2. Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC
ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
CN Công nghiệp
x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 3.1 Lưới Phát Triển Sản Phẩm/Thị Trường 20
Hình 3.2 Ba Cấp Độ Sản Phẩm 21
Hình 3.3 Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giá 22
Hình 3.4 Kênh Phân Phối Điển Hình Đối Với Khách Hàng Tiêu Dùng 24
Hình 4.1 Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Từ 2005-2010 28
Hình 4.2 Thị Phần Sản Phẩm Hộp In Offset 34
Hình 4.3 Thị Phần Của Sản Phẩm Tem Nhãn 34
Hình 4.4 Hộp Cà Phê 43
Hình 4.5 Logo Nhất Thiên 45
Hình 4.6 Sơ Đồ Các Kênh Phân Phối 47
Hình 4.7 Sơ đồ Qui Trình Hoạt Động Của Phòng Marketing Mới 55
xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tốc Độ Tăng Trưởng Về Nguồn Vốn Sử Dụng (Từ Năm 2005-2010) 8

Bảng 2.2 Trình Độ Lao Động Của Công Ty 9
Bảng 4.1 Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Từ Năm 2005 Đến
Năm 2011. 29

Bảng 4.2 Tốc Độ Tăng Trưởng Doanh Thu Qua Các Năm 29
Bảng 4.3 Tốc Độ Tăng Trưởng Lợi Nhuận Của Công Ty Từ Năm 2005 Đến Năm 2010
31

Bảng 4.4 Tình Hình Tiêu Thụ Của Công Ty Từ Năm 2005 Đến 2010 31
Bảng 4.5 Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp 32
Bảng 4.6 So Sánh Doanh Thu Của Công Ty Với Đối Thủ Cạnh Tranh 33

Bảng 4.7 Tốc Độ Tăng Trưởng Của Việt Nam Qua Các Năm 37
Bảng 4.8 Dân Số Việt Nam Qua Các Năm 38
Bảng 4.9 Gía Một Số Sản Phẩm Của Công Ty Tháng 5/2011 46
Bảng 4.10 Mức Giá Ưu Đãi Vận Chuyển Theo Cung Đường 46
Bảng 4.11 Hiệu Quả Của Hoạt Động Bán Hàng Của Công Ty 49
Bảng 4.12 Số Lượng Sản Phẩm Sản Xuất và Sản Phẩm Tiêu Thụ 49
Bảng 4.13 Kế Hoạch Sản Xuất Kinh Doanh Năm 2011 53
Bảng 4.14 Đánh Giá Những Yếu Tố Thành Công Chủ Chốt Của Các Đối Thủ Cạnh
Tranh 58

xii

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1.Thu Thập Các Thông Tin Về Sản Phẩm Trên Thị Trường
Phụ Lục 2. Các Mẫu Sản Phẩm Của Công Ty TNHH Bao Bì Nhất Thiên



1



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đang là xu thế chung của thế giới. Việt Nam
gia nhập WTO tạo ra cho các doanh nghiệp trong nước nhiều cơ hội và thách thức.
Môi trường cạnh tranh tạo nên thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Không

chỉ chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước mà các doanh nghiệp Việt
Nam còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt
Nam đa số là các doanh nghi
ệp vừa và nhỏ, có tài chính hạn chế, công nghệ lạc hậu,
năng lực quản lí kém hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài. Đó là một trở ngại lớn
cho các doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO. Để vượt qua được khó khăn trên,
các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược cạnh tranh đúng đắn.
Trong 2010, tăng trưởng ngành bao bì Việt Nam đạt 25%/năm. Bao bì Việt
Nam đã đáp ứng phần lớn nhu cầu của các công ty
đa quốc gia cũng như các doanh
nghiệp lớn ở Việt Nam. Bao bì Việt Nam đã vươn xa có mặt nhiều nơi trên thế giới.
Giá các loại giấy nguyên liệu đầu vào tăng nhanh, có nhiều loại tăng đến 40-50% làm
cho các doanh nghiệp sản xuất bao bì Việt Nam gặp khó khăn. Công ty TNHH Bao Bì
Nhất Thiên ở phường 13 quận Tân Bình TP HCM là đơn vị chuyên nghiệp trong việc
thiết kế và sản xuất các loại thùng carton. Trước những khó khăn trên, công ty TNHH
Bao Bì Nhấ
t Thiên muốn tồn tại phát triển thì phải có giải pháp đúng đắn để cạnh
tranh. Từ những vấn đề trên,tôi tiến hành đề tài “Giải pháp marketing nhằm nâng cao
khả năng cạnh tranh của công ty TNHH Bao Bì Nhất Thiên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty
TNHH Bao Bì Nhất Thiên.
2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Trình bày kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2005 đến năm 2010
Phân tích khả năng cạnh tranh của công ty
Phân tích thực trạng công tác marketing của công ty trong những năm qua và
những vấn đề marketing còn tồn đọng.

Đề xuất giải pháp marketing nhằm giải quyết các vấn đề trên và nâng cao khả
năng cạnh tranh của công ty.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: tại TPHCM
Phạm vi thời gian: từ năm 2005 đến nă
m 2011
1.4. Cấu trúc đề tài
Chương 1: Mở đầu
Nêu các vấn đề tổng quát để thực hiện đề tài
Chương 2: Tổng quan
Mô tả đặc trưng tổng quan của công ty TNHH Bao Bì Nhất Thiên
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Đưa ra các cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu mà đề tài áp dụng để đạt
được mục tiêu nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Nêu các kết quả đạt được trong quá trình th
ực hiện đề tài,phân tích và thảo luận
các kết quả trên
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt các kết quả đạt được từ quá trình nghiên cứu,từ đó đưa ra kiến nghị có
liên quan nhằm thực hiện các giải pháp đưa ra trong đề tài.


3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN



2.1. Sự hình thành và phát triển của công ty
2.1.1. Lịch sử hình thành công ty
Công ty TNHH Bao Bì Nhất Thiên được thành lập năm 2005 theo giấy phép
kinh doanh số: 4102071914 do sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp.
Năm 2005, trong bối cảnh nền kinh tế trên thị trường phát triển mạnh, nhu cầu bao bì
trên thị trường tăng cao, các sản phẩm ngoài cạnh tranh về chất lượng thì yêu cầu bao
bì đẹp luôn là nhu cầu thiết yếu trên thị trường. Công ty Bao Bì Nhất Thiên ra đời do
tậ
p thể một số anh em tâm huyết và yêu nghề đã hình thành nên một Nhất Thiên gắn
kết như ngày hôm nay.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ và nhiệt huyết, cống hiến và sáng tạo đã
cho ra đời nhiều mẫu mã mới lạ và bắt mắt. Dù chỉ mới có sáu năm kinh nghiệm trong
nghề sản xuất nhưng công ty vẫn rất tự tin cùng thương hiệu Nhất Thiên trên thị
trường bao bì giấy.
Tên công ty : Công ty TNHH TM-SX Bao Bì Nhấ
t Thiên
Tên giao dịch : Nhat Thien Pack Company Limited
Mã số thuế : 0308227331
Địa chỉ : 14/13/22 Thân Nhân Trung P.13 Quận Tân Bình TP
HCM
Tel : 0838121460 - 0838120925
Fax : 0838121051
Email :

2.1.2. Quá trình phát triển công ty
Năm 2005-2007 là thời điểm thị trường bao bì đang ổn định và phát triển. Có
thể nói Nhất Thiên ra đời và hoạt động rất thuận lợi trong thời điểm này, cung không
4


đủ cầu, hàng hóa thuận lợi chưa gặp nhiều sự cạnh tranh của thị trường. Thị trường
bao bì vẫn còn nhiều cơ sở hoạt động nhỏ lẻ chưa gặp sự cạnh tranh của các công ty in
bao bì lớn hơn.
Thời điểm 2008-2010 là thời điểm khó khăn của ngành bao bì giấy. Thị trường
thế giới biến động,vật tư chủ yếu là nhậ
p từ nước ngoài nên giá vật tư giấy trên thị
trường tăng cao, thời điểm khó khăn nhất là cuối năm 2008, thời điểm giá vật tư giấy
tăng đến 50% so với cùng kì năm 2005 khiến cho một số cơ sở bao bì nhỏ lẻ phải đóng
cửa gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vật tư giấy
tăng khiến cho th
ị trường biến động, doanh nghiệp muốn tồn tại phải cạnh tranh. Một
số doanh nghiệp lớn phải đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để cạnh tranh về chất
lượng. Năm 2009 công ty đã nhập về dây chuyền in tự động sáu màu và dây chuyền
tráng phủ tự động, làm tăng năng suất và giảm giá thành.
Để kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp phải đối mặt vớ
i muôn vàn khó khăn,
thử thách. Ngoài việc tìm ra mặt hàng kinh doanh tốt, doanh nghiệp còn phải đối phó
với các đối thủ cạnh tranh, đó là yếu tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới doanh
nghiệp. Các đối thủ cạnh tranh này làm cho kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm bớt
doanh số, tăng thêm chi phí, hạ giá bán. Các mặt hàng công ty cung cấp cho thị trường
cũng có nhiều công ty khác là đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên nhờ đường lối kinh doanh
đúng đắn, công ty TNHH Bao Bì Nh
ất Thiên vẫn đứng vững trên thị trường và ngày
càng có uy tín trên thị trường bao bì.
Hiện nay toàn bộ công ty phát huy cao nội lực, tự lực tự cường, thực hiện đồng
bộ dây chuyền công nghệ, nâng cao trình độ khai thác dây chuyền công nghệ chuẩn bị
nâng cao sức cạnh tranh khẳng định vị thế của công ty trên thị trường bao bì.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty TNHH Bao Bì Nhất Thiên hoạt động sản xuất kinh doanh các loại bao
bì gi

ấy, túi giấy, nhãn hàng, brochure, cataloge, các sản phẩm in gia công…Công ty có
tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tài khoản
tại ngân hàng, có con dấu riêng với thể thức do nhà nước qui định.
2.2.1. Chức năng
Chức năng chính của công ty là tổ chức sản xuất các loại sản phẩm bao bì giấy,
túi giấy và in ấn.
5

2.2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh, công ty Bao Bì Nhất Thiên có
những nhiệm vụ chính là:
Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng về mặt hàng bao bì giấy trên thị trường
In ấn các sản phẩm có nội dung hợp lệ,đúng qui định của nhà nước.
Tổ chức tốt việc mua và cung ứng nguyên vật liệu để sản xuất các loại bao bì
giấy và nhựa
Cải tiến và đổi mớ
i qui trình công nghệ sản xuất đáp ứng nhu cầu cả về số
lượng và chất lượng.
Tổ chức tiến hành sản xuất bao bì từ khâu tạo mẫu đến khi có được sản phẩm
hoàn chỉnh cuối cùng chuyển đến khách hàng và được khách hàng chấp nhận
Tổ chức dự trữ, bảo quản sản phẩm kịp thời đến thị trường tiêu thụ
Tổ chức quả
n lí sản xuất một cách có hiệu quả đảm bảo mục tiêu lợi nhuận của
công ty, đảm bảo các chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo tăng thu nhập cho
người lao động và không ngừng nâng cao uy tín của công ty trên thị trường.
Ngoài nhiệm vụ sản xuất công ty phải thực hiện phân phối theo lao động và
công bằng xã hội, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề của công nhân, ảo
vệ công ty, bảo vệ sản xuấ
t, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, làm tròn nghĩa
vụ quốc phòng, tuân thủ pháp luật, hạch toán và báo cáo trung thực theo chế độ nhà

nước qui định.
2.3. Cơ cấu bộ máy và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
2.3.1. Ban giám đốc
Gồm một giám đốc và một phó giám đốc
Giám đốc
: là người chỉ đạo công tác chuẩn bị hoạch định chiến lược và kế
hoạch kinh doanh. Giám đốc trực tiếp thiết kế bộ máy quản trị, chỉ đạo công tác tuyển
dụng nhân sự, bố trí nhân sự và thiết lập mối quan hệ làm việc trong bộ máy, chỉ huy,
điều hành toàn bộ công tác tổ chức quá trình kinh doanh. Giám đốc trực tiếp tổ chức
chỉ đạo công tác kiểm tra mọi họat độ
ng sản xuất kinh doanh.
Phó giám đốc
: là người hỗ trợ giám đốc và thay quyền giám đốc lúc giám đốc
vắng mặt. Có trách nhiệm giúp giám đốc chỉ đạo và giải quyết các công việc của công
ty. Phó giám đốc công ty có quyền điều hành các hoạt động kinh doanh thuộc trách
6

nhiệm của mình hoặc những hoạt động được giám đốc ủy quyền. Phó giám đốc công
ty có quyền đại diện công ty trước cơ quan nhà nước và tài phán khi được ủy quyền và
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước giám đốc, có nhiệm vụ đề xuất định
hướng phương thức kinh doanh, khai thác tìm nguồn hàng gắn với địa chỉ tiêu thụ
hàng hóa.
2.3.2. Phòng kế toán
Thực hiện các hoạt độ
ng về nghiệp vụ kế toán tài chính của công ty. Có chức
năng giúp giám đốc quản lí, sử dụng vốn, xác định kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài
chính hàng năm. Phòng kế toán của công ty được đặt dưới sự lãnh đạo của giám đốc
công ty, trong đó đứng đầu là kế toán trưởng, các kế toán viên được đặt dưới sự lãnh
đạo của kế toán trưởng. Phòng kế toán có các chức năng,nhiệm vụ:
- Kế toán tổng h

ợp: có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản
phẩm, ngoài ra còn có nhiệm vụ lên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất
kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính của công ty vào cuối mỗi tháng, quí, năm.
Đồng thời, theo dõi về tài sản cố định trong công ty.
- Kế toán vật tư: theo dõi tình hình nhập xuất, tồn kho nguyên vật liệu. Kế toán
vật tư cung cấp kịp thời cho kế toán tính giá thành.
- Kế toán tiền lương: chịu trách nhi
ệm theo dõi thanh toán tiền lương và các
khoản phụ cấp cho công nhân viên trong công ty.
- Kế toán thanh toán: theo dõi thanh toán công nợ của công ty với bên ngoài
đồng thời quyết định các nghiệp vụ thu chi của công ty.
2.3.3. Phòng kinh doanh-kế hoạch
Chịu trách nhiệm chính trong việc cung cấp nguồn việc cho nhà máy.
Liên hệ với khách hàng, đảm bảo thực hiện đúng các qui trình để thỏa mãn các
yêu cầu của khách hàng.
Phối hợp với các phòng kế toán, kĩ thuật và phân xưởng sản xuất để đảm b
ảo
kịp thời và tốt nhất trong việc cung cấp hàng hóa cho khách hàng.
Lập lên kế hoạch sản xuất, kế hoạch làm việc cho từng tháng, quí, năm, lập kế
hoạch sửa chửa, kế hoạch đầu tư.
7

2.3.4. Phòng hành chánh nhân sự
Nằm dưới sự quản lí trực tiếp của giám đốc công ty, thực hiện các chức năng
sau:
Tham mưu cho giám đốc trong việc đổi mới,kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lí
sản xuất kinh doanh của công ty.
Theo dõi phát hiện những vấn đề bất cập trong tổ chức công ty.
Thực hiện vấn đề nhân sự: đào tạo, tuyển dụng, sa thải nhân sự, đề ra qui ch
ế

tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp phù hợp với từng phân xưởng.
2.3.5. Phòng kĩ thuật
Có nhiệm vụ đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về máy móc, thiết bị, sản phẩm
phục vụ cho sản xuất. Có trách nhiệm nâng cao kĩ thuật, đổi mới kĩ thuật áp dụng vào
sản xuất.
2.3.6. Phòng marketing
Chịu trách nhiệm về mảng marketing,nghiên cứu thị trường, là đơn v
ị tham
mưu cho Ban Giám đốc trong việc đinh hướng, đưa ra các chiến lược marketing .
Phòng marketing là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài, giữa khách hàng và sản
phẩm. Nhiệm vụ của phòng marketing:
- Nghiên cứu, tiếp thị và thông tin, tìm hiểu khách hàng.
- Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu
- Khảo sát hành vi ứng xử của khách hàng tiềm năng
- Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu
- Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sả
n phẩm với các thuộc tính mà thị trường
mong muốn ( thực hiện trước khi sản xuất sản phẩm)
- Quản trị sản phẩm (chu kì sống sản phẩm): ra đời, phát triển, bão hòa, suy
thoái và đôi khi là hồi sinh.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing 4P: sản phẩm, giá cả,
phân phối, chiêu thị.
2.4. Tình hình vốn
Vốn sản xuất kinh doanh giai đoạn đầu hoàn toàn do cá nhân góp nên vốn đầu
tư không cao. Ch
ỉ đến năm 2008, khi tình hình thị trường bao bì đang khó khăn, công
ty đã kêu gọi góp vốn và tiến hành đầu tư máy móc thiết bị.
8

Nhờ kịp thời nắm bắt thị trường của ban giám đốc nên công ty đã có những

bước tăng trưởng lớn và qua đó tích lũy được một phần để bổ sung vào nguồn vốn tự
có. Nguồn vốn của công ty từ đó đến nay gồm hai nguồn chính: nguồn vốn cố định
trước đó và nguồn vốn tự bổ sung. Hàng năm nguồn vốn ngày càng tăng lên cùng với
s
ự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Tốc Độ Tăng Trưởng Về Nguồn Vốn Sử Dụng (Từ Năm 2005-2010)
Chỉ tiêu

Năm

2005 2006 2007 2008 2009 2010
Giá trị (tr.đ) 2500 2797 3032 3828 4527 5096
Tốc độ (%) 11.9 8.4 26.25 18.3 12.6
(Nguồn: Phòng kinh doanh )
Qua bảng 2.1 có thể thấy nguồn vốn tăng lên một cách nhanh chóng, nếu tính từ
khi công ty bắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh thì nguồn vốn hiện nay dành cho sản
xuất (tính đến năm 2010) tăng nhiều so với năm 2005.
Trong đó điều đáng ghi nhận là nguồn vốn tự bổ sung trong sáu năm nay đã
tăng lên hàng năm trong tổng vốn kinh doanh, đó là một nét đặc biệt trong cơ
cấu vốn
công ty Bao Bì Nhất Thiên. Nguồn vốn tự bổ sung này được trích ra từ:
- Qũy phát triển sản xuất: là quĩ trích từ 50% lợi nhuận để phục vụ cho đầu tư
mới trong sản xuất kinh doanh.
- Huy động vốn vay từ nội bộ công ty: đó là khoản tiền thưởng, tiền tiết kiệm và
lãi suất mà cán bộ công nhân viên công ty và gia đình của họ dành dụm được cho công
ty vay để đầu tư vào s
ản xuất mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh.
Tính năng động và hiệu quả có thể thấy trong việc huy động vốn của công ty.
Lượng vốn tự bổ sung từ nội lực có được cùng với nguồn vốn trước đó ngày càng tăng
lên đáng kể góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh. Qua đây có thể thấy công ty Bao

Bì Nhất Thiên đã thực sự tạo được niềm tin và huy động đượ
c toàn tâm toàn lực của
cán bộ công nhân viên công ty vào hoạt động sản xuất kinh doanh, gọi vốn vay từ lao
động của công ty, giảm bớt vay ngân hàng.
9

2.5. Tình hình lao động
Bảng 2.2. Trình Độ Lao Động Của Công Ty
Chỉ tiêu Số lao động Tỉ lệ %
Tổng số lao động 100
Trung cấp 62 36,5
Phổ thông 46 27
Trung cấp chuyên ngành in 34 18,25
Trung cấp chuyên ngành khác 18 10,6
Đại học 12 7,65
(Nguồn: Báo cáo tình hình tổ chức lao động-Phòng hành chính nhân sự)
Chất lượng lao động thể hiện qua bằng cấp, khoa học kĩ thuật, quản lí thợ, phân
công lao động.Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty đã nhận thức được vai
trò quan trọng của yếu tố lao động cũng như của tổ chức lao động để sử dụng lao động
sao cho có kế hoạch và hợp lí nhất. Phân công, phân bổ lao động là nhân tố cực kì
quan trọng trong quy
ết định công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu
quả hay không và để phối hợp tối đa giữa các phòng ban, phân xưởng sản xuất đạt
được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên nhìn chung chất lượng đội ngũ người lao động
trong công ty là không cao, đây là tình trạng chung đối với các doanh nghiệp Việt
Nam. Đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật và quản lí có độ tuổi trung bình cao lại ít được
cập nhật các thông tin m
ới. Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên thấp. Tình trạng đội
ngũ người lao động như vậy sẽ khiến công ty gặp khó khăn trong việc tiếp thu công
nghệ sản xuất mới cũng như vận dụng các phương thức kinh doanh mới. Trong tổng số

172 lao động của năm 2010 thì lao động trình độ trung cấp có 62 người, chiếm 36,5%,
tiếp theo là lao động phổ thông có 46 người chiếm 27%, và thấ
p nhất là đại học chỉ có
12 người chiếm 7,5%. Năng lực đội ngũ công nhân có tay nghề còn hạn chế nên chưa
đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và
hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
2.6. Đặc điểm về máy móc,thiết bị
Máy móc thiết bị là bộ phận quan trọng nhất trong tài sản cố
định. Nó quyết định năng
lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy trong những năm gần
10

đây công ty đã quan tâm đầu tư thích đáng vào việc đổi mới và cải tiến thiết bị nhằm
đáp ứng yêu cầu của sản xuất cũng như nhu cầu của xã hội.
Bảng 2.3. Cơ Cấu Máy Móc Thiết Bị
Dây chuyền SX Tên máy móc thiết bị Xuất xứ
Số
luợng
MMTB
Công suất
tối đa
Công suất
hiện tại
1. Máy in 06 màu Roland
Đức
+ TQ
01 12.000T/h 10.000T/h
04màu Komory Super 9 Nhật 01 10.000 T/h 8.000 T/h
2. Máy bế tự động Il Jama Nhật 01 6.000 T/h 5.000 T/h
Bế Đài Loan ĐLoan 01 7.000T/h 6.000 T/h


Linh kiện Nhật lắp ráp
VN
Nhật 01 10.000T/h 8.000 T/h
3. Máy Caderin Máy HaiYan TQuốc 01 7.000 T/h 5.000T/h
4. Máy Dán
Linh kiện Nhật, lắp ráp
tại Trung Quốc
Trung
Quốc
03
10.000
sp/h
8.000 sp/h
5. Máy cắt MiYan
Trung
Quốc
02
10.000
tờ/h
8.000 tờ/h
6. Máy xả cuộn Hansin
Linh
kiện TQ,
lắp ráp
tại Việt
Nam
01 7.000 tờ/h 6.000 tờ/h
7. Dây chuyền tráng
phủ tự động

dây chuyền ghép màng,
bế, ép nhũ, xả cuộn,
tráng phủ tự động.
Đức +
TQuốc
01 150m/min 120m/min
8. Máy thổi màng
PVC
Dây chuyền pha trộn,
thổi màng
Đức +
TQuốc
01 1 tấn/ngày
0.7
tấn/ngày




11



CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Cơ sở lí luận
3.1.1. Các loại cạnh tranh
a) Cạnh tranh giữa nguời bán và người mua

Đây là cạnh tranh theo qui luật mua rẻ bán đắt. Người mua luôn muốn mua rẻ
trong khi người bán luôn tìm cách bán hàng hóa của mình với giá cao nhất. Sự cạnh
tranh này được thể hiện trong quá trình mặc cả và cuối cùng, giá được hình thành và
việc mua bán được thực hiện. Điều này rất có ý nghĩa trong việc định giá của công ty,
bởi vì khi hình thành chính sách giá, doanh nghiệp cần đưa ra mức giá r
ẻ hơn, hoặc
bằng, chất lượng cao hơn mà người mua mong đợi. Khi đó, phần thắng sẽ thuộc về
doanh nghiệp có giá bán thấp và chất lượng cao.
b) Cạnh tranh giữa các người mua
Khi một loại hàng hóa nào đó cung nhỏ hơn cầu tiêu dùng thì cạnh tranh càng
quyết liệt. Vì lúc đó người mua có nhu cầu đối với loại hàng hóa này mà thị trường
không đáp ứng đủ thì họ có thể trả giá cao hơn người khác để
có được hàng hóa đó.
Đặc biệt là đối với hàng hóa khan hiếm mà nhu cầu của người tiêu dùng đối với chúng
cao. Kết quả là người bán được lợi nhuận cao và người mua sẽ mất thêm một số tiền.
Điều này rất có ý nghĩa trong hoạt động sản xuất của công ty vì đây là cơ hội để công
ty tham gia vào thị trường này, lấp khoảng trống trên thị trường và thu lợi nhuận cao.
c) Cạnh tranh giữa ngườ
i bán với nhau
Đây là cuộc cạnh tranh gay gắt nhất và cũng là vấn đề cạnh tranh được đề cập
trong đề tài này. Các doanh nghiệp cạnh tranh nhau về giá bán, hình thức sản phẩm,
chất lượng sản phẩm… Một trong những động lực tác động đến hoạt động kinh doanh
của công ty nói chung và chiến lược marketing nói riêng là cạnh tranh. Cạnh tranh tồn
tại vì công ty luôn tìm kiếm cho mình một chỗ đứng cao hơn trên thị trường, cố gắ
ng
12

tạo nên tính độc đáo riêng của mình. Mục tiêu của cạnh tranh là tạo lập cho công ty
một lợi thế riêng biệt cho phép công ty có một mũi nhọn hơn hẳn đối thủ cạnh tranh
trong lĩnh vực kinh doanh công ty theo đuổi. Sự tìm kiếm không bao giờ ngừng này

tạo ra động lực tiến bộ cho chính họ và cho cả xã hội.
Mặt khác, một trong những nguồn tạo ra lợi thế cạnh tranh là hoạt động
marketing. Theo quan đ
iểm của marketing, cạnh tranh là việc đưa ra những biện pháp
marketing phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp, phản ứng kịp thời với những biến
đổi của thị trường và đối thủ nhằm mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Sự đa dạng của hàng hóa trong nền kinh tế thị trường làm cho cạnh tranh khốc
liệt hơn. Qui luật cạnh tranh sẽ
lần lượt đào thải các doanh nghiệp yếu kém. Đồng thời
nó cũng làm cho doanh nghiệp phải tự vận động để tạo ra một lợi thế so với đối thủ.
3.1.2. Các đối thủ cạnh tranh và nhận diện đối thủ cạnh tranh
Để chuẩn bị một chiến lược marketing có hiệu quả công ty phải nghiên cứu các
đối thủ cạnh tranh của mình cũng như các khách hàng hiện có và tiềm ẩn.
Điều đó đặc
biệt cần thiết khi thị trường tăng trưởng chậm, bởi vì chỉ có thể tăng mức tiêu thụ bằng
cách giành giật nó từ các đối thủ cạnh tranh.
Những đối thủ cạnh tranh gần nhất của công ty là những đối thủ tìm cách thỏa
mãn cùng khách hàng và những nhu cầu giống nhau và sản xuất ra những sản phẩm
tương tự. Công ty cũng cần chú ý những
đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, những người có
thể đưa ra những cách mới hay khác để thỏa mãn cùng những nhu cầu đó. Công ty cần
phát hiện các đối thủ cạnh tranh của mình bằng cách phân tích ngành cũng như phân
tích trên cơ sở thị trường.
Trong ngành in, các đối thủ cạnh tranh của công ty là các đối thủ cùng sản xuất
bao bì để phục vụ cho các khách hàng khác nhau và cho cùng khách hàng.
3.1.3. Môi trường marketing của doanh nghiệp
a) Môi trường vĩ mô
* Dân số: môi trường dân s
ố bao gồm các yếu tố như qui mô dân số, mật độ dân
số, tuổi tác, giới tính, chủng tộc, trình độ học vấn. Đó là khía cạnh được người làm

marketing quan tâm nhất vì nó liên quan trực tiếp đến con người và con người chính là
nhân tố tạo ra thị trường.

×