Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

nghiên cứu phát triển thị trường công nghệ trên địa bàn tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.32 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

TRẦN VĂN MINH

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Kinh tế công nghiệp
Mã số:

62.31.09.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, năm 2012


Cơng trình được hồn thành tại: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh,
Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Đỗ Hữu Tùng - Trường ĐH Mỏ - Địa chất

Phản biện 1: PGS.TS Từ Sỹ Sùa
Trường ĐH Giao thông vận tải
Phản biện 2: PGS.TS Đinh Đăng Quang
Trường ĐH Xây dựng
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh


Trường ĐH Thương mại

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp
Trường họp tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất, vào hồi….. giờ….
ngày….. tháng…. năm…

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia, Hà Nội
- Thư viện Trường ĐH Mỏ - Địa chất


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Phát triển dựa trên công nghệ là vấn đề cơ bản của phát triển KT-XH
trong giai đoạn hiện nay. Đối với mỗi quốc gia, năng lực tạo ra, tiếp nhận,
triển khai ứng dụng cơng nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Sự thịnh
vượng, phát triển và phồn vinh của mỗi quốc gia phụ thuộc rất lớn vào việc
ứng dụng và thường xuyên đổi mới cơng nghệ. Việc duy trì một nền
KH&CN mạnh là yếu tố cần thiết cho tăng trưởng kinh tế, cho lành mạnh
hóa xã hội và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế.
Trong cơ chế thị trường, thị trường công nghệ (TTCN) là con đường chủ
yếu để KH&CN trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. TTCN là nơi bán mua các loại hàng hóa và dịch vụ cơng nghệ - loại hàng hóa đặc biệt hàm
chứa nhiều trí tuệ. TTCN là một bộ phận của hệ thống các loại thị trường đặc
trưng cho nền kinh tế hàng hóa.
Chiến lược phát triển KT-XH 2011 - 2020 được thông qua tại Đại hội lần
thứ XI của Đảng năm 2011 chỉ rõ: “Phát triển mạnh thị trường khoa học,
công nghệ... chuyển các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ sang cơ chế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm. Phát triển các doanh nghiệp khoa học, công nghệ,
các quỹ đổi mới công nghệ và quỹ đầu tư mạo hiểm”.

Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống kinh tế thị trường của Việt Nam chưa
phát triển đủ mức độ để có được một TTCN đồng bộ, hoạt động sơi động và
có hiệu quả. Đặc biệt ở các địa phương, TTCN còn rất sơ khai, nhiều vấn đề lý
luận và thực tiễn chưa được giải quyết. Trong bối cảnh chung đó, việc nghiên
cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phát triển TTCN trên địa bàn tỉnh
là một yêu cầu bức thiết. Nghiên cứu sinh thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát
triển thị trường công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” nhằm góp phần
vào việc củng cố về mặt lý luận chung cũng như về thực tiễn cho việc phát
triển TTCN trên địa bàn tỉnh với khơng gian kinh tế có những giới hạn và nét
đặc thù riêng, với tư cách là một bộ phận của TTCN quốc gia.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về TTCN và phát triển TTCN. Phân tích thực trạng phát
triển TTCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đề xuất định hướng, mơ hình và
giải pháp đẩy mạnh phát triển TTCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.


2

3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu phát triển TTCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với các
nhiệm vụ chính:
– Tổng quan lý luận và thực tiễn về TTCN.
– Đề xuất định hướng phát triển, mô hình và giải pháp đẩy mạnh phát
triển TTCN tỉnh Quảng Ninh.
4. Các phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chính được sử dụng trong quá trình nghiên cứu gồm:
Phương pháp tổng hợp, thống kê; Phương pháp điều tra xã hội học, khảo sát
thực tế; Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu; Phương pháp chuyên gia
và sử dụng công cụ tin học trong xây dựng các phần mềm, cơ sở dữ liệu và
tích hợp hệ thống.

5. Kết quả đạt được và luận điểm khoa học của luận án
– Hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về TTCN. Xác định được
những điểm “đặc thù” của TTCN. Xác định được các điều kiện, nội dung và
tiêu chí đánh giá phát triển TTCN.
– Tổng kết, đánh giá được hiện trạng TTCN trong và ngoài nước, ở tỉnh
Quảng Ninh. Rút ra được những bài học, những vấn đề cần nghiên cứu nhằm
phát triển TTCN trên địa bàn tỉnh.
– Đề xuất được định hướng phát triển, mơ hình và giải pháp đẩy mạnh
phát triển TTCN tỉnh Quảng Ninh.
Luận điểm khoa học của luận án:
Luận điểm 1: Phát triển TTCN là tất yếu khách quan, là nhu cầu đòi hỏi
của tăng trưởng, phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh
Quảng Ninh nói riêng trong điều kiện tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Luận điểm 2: TTCN đã và đang đáp ứng cung - cầu của nền kinh tế
hàng hóa ở Việt Nam và ở tỉnh Quảng Ninh.
Luận điểm 3: Để đẩy mạnh phát triển TTCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh,
cần nhận diện rõ cung cầu trên cơ sở sử dụng đồng bộ các giải pháp.
6. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận với
hơn 170 trang đánh máy vi tính, có 3 bảng và 9 sơ đồ. Tài liệu tham khảo
gồm 99 tài liệu trong nước và 11 tài liệu nước ngoài.


3

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CƠNG NGHỆ
1.1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN


1.1.1. Khái qt các cơng trình nghiên cứu
Qua tham khảo tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước, đặc biệt là kết
quả nghiên cứu của 16 cơng trình đã được khái qt trong luận án, có thể khẳng
định rằng, hoạt động KH&CN và phát triển TTCN đang là một vấn đề rất thời
sự, thu hút được đông đảo giới khoa học quan tâm nghiên cứu. Kết quả đạt
được của các cơng trình nghiên cứu đã luôn khẳng định tầm quan trọng của
KH&CN và sự cần thiết khách quan phải phát triển TTCN nhằm đồng bộ hóa,
hồn thiện hệ thống các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường. Dù nghiên
cứu dưới các góc độ khác nhau nhưng nhìn chung, các cơng trình khoa học đã
tập trung nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận về TTCN, các yếu tố cấu thành
của TTCN, kinh nghiệm phát triển TTCN của một số quốc gia trên thế giới.
Những kết quả đạt được của các công trình trên rất đáng được ghi nhận và thực
sự đã cung cấp nguồn tri thức khổng lồ làm cơ sở cho nghiên cứu sinh tham
khảo, làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho luận án của mình.
1.1.2. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu cho luận án
Mặc dù vấn đề phát triển TTCN đã được khơng ít cơng trình nghiên cứu
đề cập, nhưng vẫn cịn nhiều khoảng trống khoa học cần tiếp tục được nghiên
cứu bổ sung, hoàn thiện trong bối cảnh biến chuyển nhanh chóng khơng
ngừng của KH&CN và tình hình KT-XH trong nước, quốc tế. Đặc biệt, cho
đến nay, chưa có bất kỳ một cơng trình khoa học nào tập trung nghiên cứu làm
rõ các điều kiện phát triển và đưa ra được các tiêu chí đánh giá sự phát triển
TTCN trên phạm vi một tỉnh, cụ thể là tỉnh Quảng Ninh, đưa ra các quan điểm
định hướng cùng các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển TTCN trên địa bàn
tỉnh này, làm tiền đề thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương. Đây chính là
mục tiêu và nội dung mà luận án tập trung nghiên cứu.
1.2. CƠNG NGHỆ VÀ THỊ TRƯỜNG CƠNG NGHỆ

1.2.1. Cơng nghệ
Theo Luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam (6/2000): “Công nghệ

là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, cơng cụ,


4

phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”. “Phát
triển công nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và hồn thiện cơng nghệ mới,
sản phẩm mới. Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và
sản xuất thử nghiệm”.
Trong quá trình thể hiện mình trên thực tế, công nghệ là sự kết hợp của 2
thành tố: “phần cứng” và “phần mềm”, với những tỷ lệ và vai trò khác nhau, tùy
thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Để thuận tiện cho việc tìm hiểu, phân tích, đánh
giá..., công nghệ được coi là một hệ thống tổng hợp, đồng bộ của 4 thành tố cơ
bản, có những mối quan hệ tác động qua lại thường xuyên, đa chiều, nhiều mức
độ. Bốn thành tố cơ bản của công nghệ là: Thành phần các yếu tố vật thể
(Technoware - T); Thành phần tri thức (Infoware - I); Thành phần tổ chức và
quản lý (Organoware - O); Thành phần nhân lực (Humanoware - H).
Trải qua quá trình phát triển lịch sử hàng chục nghìn năm của nhân loại,
cơng nghệ chính là yếu tố làm chuyển đổi các nguồn lực phát triển sẵn có ở
bên trong xã hội, hoặc rút ra từ môi trường, đã giúp con người phát triển từ
giai đoạn tiến hóa dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật sinh học đơn giản, trải
qua giai đoạn phát triển dựa vào việc vận dụng các quy luật cơ bản của tự
nhiên và kỹ thuật (tốn, lý, hóa, sinh, cơ học, năng lượng v.v...), tiến lên đến
ngày nay với việc xây dựng nền kinh tế tri thức - nền kinh tế trong đó sự phát
triển dựa chủ yếu vào năng lực sáng tạo của trí tuệ. Lịch sử phát triển của nhân
loại có thể chia ra thành 6 giai đoạn: Kinh tế săn bắt, hái lượm; Kinh tế tự
nhiên; Kinh tế tài nguyên; Kinh tế vật tư, cơ khí; Kinh tế công nghiệp; Kinh tế
tri thức. Qua mỗi giai đoạn phát triển, các thành tố của cơng nghệ có sự thay
đổi tỷ lệ trong giá trị của sản phẩm theo hướng thành tố vật thể T ngày càng
giảm và thành tố tri thức I ngày càng gia tăng (Ở giai đoạn Kinh tế tự nhiên, T

chiếm khoảng 60%, I chỉ chiếm khoảng 5%; đến giai đoạn Kinh tế tri thức, T
chỉ còn khoảng 5% và I đã chiếm lên đến khoảng 50%).
Cơng nghệ là sản phẩm của trí tuệ con người, khi tham gia vào TTCN, nó
là loại hàng hóa đặc biệt. Giá trị và giá mua - bán loại hàng hóa này tùy thuộc
phần lớn vào các tính chất và đặc trưng của nó. Với tư cách là một loại hàng
hóa, cơng nghệ có các đặc trưng chủ yếu sau đây: a/ Vịng đời của cơng nghệ:


5

Vịng đời của một cơng nghệ thường trải qua 4 giai đoạn (Giới thiệu; Tăng
trưởng; Bão hòa; Suy vong). Sử dụng các công nghệ hiện đại và là sản phẩm
tạo ra ở giai đoạn “Tăng trưởng” sẽ đem lại lợi nhuận cao, thị phần lớn, thế
cạnh tranh mạnh trên thị trường. b/ Mức độ phức tạp, độ tinh vi của các thành
tố cấu tạo công nghệ.
Đổi mới công nghệ là một q trình. Q trình này có thể dài hay ngắn
tùy thuộc vào chủ quan của người tiếp nhận công nghệ là chính. Có 3 giai
đoạn trong q trình này: Lựa chọn công nghệ; Chuẩn bị cơ sở hạ tầng tiếp
nhận công nghệ mới; Tổ chức tiếp thu công nghệ mới. Các giai đoạn của
quá trình đan xen vào nhau và thúc đẩy lẫn nhau.
1.2.2. Thị trường công nghệ
1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của thị trường công nghệ
TTCN là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi loại hàng hóa
“đặc biệt” là các sản phẩm cơng nghệ để phát triển KT-XH.
TTCN được hình thành trên cơ sở các điều kiện: Có hàng hóa cơng nghệ;
Có quan hệ cung - cầu về hàng hóa cơng nghệ; Có phương tiện thanh tốn; Có
các quy định, quy chế, thể thức điều tiết các q trình mua - bán hàng hóa công
nghệ. TTCN là một phân khúc của hệ thống thị trường chung (Sơ đồ 1.8).
* Hàng hóa cơng nghệ có những nét “đặc biệt”:
– Là sản phẩm của hoạt động KH&CN có liên quan với lao động trí óc.

Các quy luật hoạt động của lao động này còn chưa được khám phá đầy đủ.
– Sản phẩm KH&CN rất khó đo lường và định lượng để có thể xác định
giá cả sản phẩm. Các sản phẩm KH&CN có thể mang tính chất hàng hóa
cơng cộng, có 3 đặc tính: Tính khơng kình địch; Tính khơng loại trừ; Tính
khơng thể thiếu.
Các nét “đặc biệt” này làm cho sản phẩm KH&CN trở thành vô giá
(Không cần phải trả tiền khi sử dụng hoặc là với giá cả cao ngất ngưởng), và
do đó, thị trường khơng thể hoạt động bình thường được.
* Thị trường cơng nghệ có những điểm “đặc thù”:
Thứ nhất, sự khơng cân xứng về thông tin giữa người mua và người bán.
Trên thị trường, người bán luôn biết rõ hơn người mua những ưu, nhược
điểm của công nghệ, những thông tin về công nghệ...


6

Thứ hai, chi phí giao dịch cao. Giá trị hàng hố cơng nghệ rất khó xác
định chính xác. Nếu các bên mua không phải là những nhà định giá chuyên
nghiệp thì tất yếu sẽ cần đến các nhà mơi giới, và khi đó chi phí giao dịch sẽ
trở lên rất lớn, thậm chí có thể vượt q giá trị thương mại của cơng nghệ.
Hàng hóa đầu vào:
các yếu tố sản xuất
BÁN

- Lao động - Đất đai
- Kết cấu hạ tầng
- Dịch vụ thông
thường....

MUA


Các cơ sở nghiên cứu và
triển khai (R&D)

Hộ người tiêu dùng

Viện, Trường Đại học,
Phịng thí nghiệm, Trung
tâm triển khai v.v...

- Hộ thành thị - Hộ nơng
thơn

BÁN
MUA

Hàng hóa tiêu dùng;
Lương thực, thực phẩm

HÀNG HĨA
- Chủng loại
hàng hóa.
- Sản lượng
- Chất lượng
- Giá cả

Sản phẩm khoa học

MUA


BÁN

Các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh

Các cơ sở tạo ra cơng nghệ

- Xí nghiệp công nghiệp;
Doanh nghiệp kinh doanh,
dịch vụ; Trang trại

Trung tâm công nghệ,
Trung tâm giống, Trung tâm
kiểm nghiệm, đánh giá.

Hàng hóa cơng nghệ
MUA

- Máy móc, trang thiết bị.
- Patents, Licences
- Quy trình sản xuất
- Dịch vụ cơng nghệ

BÁN

Sơ đồ 1.8: Vịng chu chuyển (tuần hồn) hàng hóa ở
thị trường cơng nghệ và hệ thống thị trường chung

Thứ ba, tính rủi ro cao. Việc mua bán cơng nghệ ln chứa đựng tính rủi
ro. Tính rủi ro nằm ngay ở chính bản chất của hàng hóa cơng nghệ, vì là sản

phẩm của sự sáng tạo, nên tất yếu có rủi ro. Rủi ro lớn nữa là bị rị rỉ thơng


7

tin trong quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm, làm mất đi tính mới, tính
cạnh tranh của sản phẩm.
Thứ tư, tính độc quyền. Khác với hàng hố thơng thường, hàng hố cơng
nghệ có tính độc quyền rất cao.
Cùng với các đặc tính trên, cơ chế định giá trên TTCN cũng rất đặc biệt,
nó cũng khơng phụ thuộc nhiều vào chí phí tạo ra cơng nghệ mà chủ yếu dựa
trên khả năng sinh lợi trực tiếp từ hàng hố cơng nghệ. Đồng thời, TTCN là
một thị trường mang tính chuyển đổi cao, người mua rất dễ chuyển đổi sang tư
cách của người bán hoặc ngược lại.
1.2.2.2. Các thành tố cơ bản của thị trường cơng nghệ
* Hàng hóa cơng nghệ:
Hàng hóa cơng nghệ rất đa dạng. Có thể sắp xếp thành các nhóm: Hàng
hóa vật thể và hàng hóa phi vật thể. Tuy nhiên, khi mua bán trên thị trường,
người ta hay sắp xếp thành 5 nhóm theo mức độ tăng dần của hàm lượng chất
xám, mức độ sáng tạo của KH&CN: (1) Hàng hóa là kiểu dáng cơng nghiệp,
nhãn hiệu hàng hóa, xuất xứ hàng hóa; (2) Hàng hóa là đào tạo, dịch vụ kỹ
thuật, tài liệu kỹ thuật, sáng kiến cải tiến kỹ thuật; (3) Hàng hóa là dây chuyền,
thiết bị công nghệ, phần mềm, chuyên gia kỹ thuật; (4) Hàng hóa là sáng chế,
giải pháp hữu ích, bí quyết kỹ thuật; (5) Hàng hóa là dịch vụ nghiên cứu và phát
triển tạo công nghệ mới.
* Người bán hàng hóa cơng nghệ: Có thể là người tạo ra nó hay là
thương nhân. Tại TTCN, người bán hàng hóa công nghệ là: Nhà nước (chủ yếu
là công nghệ sản xuất hàng hóa cơng); các tổ chức KH&CN; các doanh nghiệp,
tổ chức, cá nhân sản xuất công nghệ (trung tâm, trại thực nghiệm, cơng ty
v.v...). Một phần hàng hóa cơng nghệ được cung cấp từ các TTCN nước ngoài

bằng cách trực tiếp hoặc qua môi giới, qua các công ty thương mại.
* Người mua hàng hóa cơng nghệ: Có thể là các cơ quan, tổ chức
doanh nghiệp nhà nước; các tổ chức, doanh nghiệp tập thể, tư nhân trong và
ngoài nước; kể cả những tổ chức sản xuất công nghệ cũng như những người
bán hàng hóa cơng nghệ. Tuy nhiên, có thể phân thành 2 nhóm quan trọng
nhất là doanh nghiệp và nhà nước.
* Người hoạt động xúc tác thị trường công nghệ: Các tổ chức, cá nhân
môi giới, lưu thơng hàng hóa cơng nghệ thực hiện các dịch vụ công nghệ với


8

nhiều hình thức rất khác nhau: Mơi giới, tiếp thị, dịch vụ sở hữu trí tuệ, dịch
vụ thơng tin cơng nghệ, tư vấn giải pháp công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng,…
Các hoạt động đó được gọi là các hoạt động hỗ trợ TTCN. Có một số hoạt
động hỗ trợ TTCN quan trọng, phức tạp như: Tổ chức chợ công nghệ; Hoạt
động đảm bảo sự bình đẳng và minh bạch về thơng tin; Hoạt động đảm bảo
chi phí giao dịch hợp lý; Hoạt động đánh giá hàng hóa và dịch vụ công nghệ.
* Các thể chế hỗ trợ thị trường công nghệ: Các thể chế này rất đa dạng
và được hình thành tùy thuộc vào điều kiện và đặc điểm của thị trường. Những
thể chế có nhiều ý nghĩa nhất như: Thể chế điều chỉnh sinh hoạt của Chợ công
nghệ, các hoạt động môi giới được thực hiện ở Chợ; Thể chế đảm bảo thẩm
định khách quan các hàng hóa cơng nghệ, đảm bảo bí mật của các bên được tơn
trọng; Thể chế cho phép giảm thiểu chi phí giao dịch; Thể chế khuyến khích
cạnh tranh, dỡ bỏ hạn chế cạnh tranh trong TTCN v.v..
1.2.2.3. Các điều kiện phát triển thị trường cơng nghệ
* Trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Sự phát triển kinh tế một mặt tạo
ra những điều kiện vật chất để đầu tư cho khoa học - công nghệ, làm tăng cung
về khoa học - cơng nghệ. Mặt khác, phát triển kinh tế cịn làm tăng cầu về
khoa học - công nghệ do nhu cầu của doanh nghiệp trong việc đổi mới công

nghệ tăng lên. Sự phát triển xã hội tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, từ đó tác động tích cực đến khả năng sáng tạo trong
hoạt động khoa học - công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ.
* Sự phát triển của các thể chế kinh tế: Các thể chế kinh tế trên thị
trường tạo điều kiện cho người mua và người bán có thể gặp nhau và thoả thuận
được với nhau. Các thể chế kinh tế còn giúp cho các hoạt động giao dịch được
thực hiện theo nguyên tắc thị trường. Cạnh tranh luôn là yếu tố cơ bản nhất
trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này khiến cho chủ thể tham gia
thị trường phải lựa chọn cho mình một chiến lược KH&CN thích hợp để đảm
bảo được năng lực cạnh tranh cả trong trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời,
với tốc độ thay đổi công nghệ như hiện nay thì hao mịn vơ hình trở lên rất lớn,
tạo ra một áp lực mạnh mẽ lên cả người mua và người bán trên thị trường. Đây
là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của KH&CN, của TTCN.


9

* Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế cho phép
người mua có thể tiếp cận với hàng hố cơng nghệ nước ngồi, tức là làm
tăng cung. Đồng thời, hội nhập kinh tế quốc tế làm cho cạnh tranh quyết liệt
hơn và buộc các doanh nghiệp phải khơng ngừng đổi mới cơng nghệ. Điều
đó có nghĩa làm tăng cầu hàng hố cơng nghệ.
* Chính sách điều tiết, hỗ trợ của nhà nước:
Với tư cách là chủ thể quan trọng bậc nhất tham gia thị trường, nhà nước
với những chính sách điều tiết vĩ mơ của mình có tác động rất lớn đến TTCN:
Thứ nhất, tạo lập mơi trường pháp lý cho sự hình thành, phát triển của TTCN.
Thứ hai, với các công cụ vĩ mơ về tài chính, tín dụng, nhà nước tác động
tích cực đến việc phát triển KH&CN, cũng như việc tạo ra các sản phẩm
khoa học, cơng nghệ.
Thứ ba, duy trì một hệ thống các cơ sở nghiên cứu, hệ thống giáo dục,

đào tạo; duy trì bộ máy quản lý từ trung ương đến địa phương hỗ trợ tích cực
cho sự vận hành, phát triển và khắc phục các khuyết tật của TTCN.
1.2.2.4. Nội dung phát triển thị trường công nghệ
Bao gồm 4 nội dung cơ bản sau:
– Tăng cung về hàng hóa cơng nghệ
– Tăng cầu về hàng hóa cơng nghệ
– Xây dựng và tổ chức hoạt động có hiệu quả các tổ chức xúc tác TTCN.
– Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho TTCN và tổ chức thực thi có hiệu quả.
1.2.2.5. Các tiêu chí đánh giá phát triển thị trường công nghệ
– Nguồn cung công nghệ trong nước liên tục phát triển, đa dạng về
chủng loại, quy mô, trình độ, có khả năng cạnh tranh và chiếm thị phần đáng
kể trên thị trường.
– Môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh thúc đẩy đổi mới cơng nghệ.
– Các tổ chức xúc tác TTCN được tạo điều kiện phát triển đồng bộ, hoạt
động minh bạch.
– Hệ thống pháp luật được xây dựng và hoàn thiện, hiệu lực thực thi
pháp luật cho phát triển TTCN được nâng cao.
1.3. BÀI HỌC TỪ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
CÔNG NGHỆ Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng và phát triển TTCN ở một số quốc gia
cho phép rút ra: Cần đặc biệt quan tâm tạo nguồn vốn hoạt động KH&CN cho


10

các doanh nghiệp để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới cơng
nghệ; Nhà nước cần có các chương trình phát triển năng lực R&D để tạo ra
nguồn hàng hóa cơng nghệ dồi dào cho đổi mới cơng nghệ; Nhà nước có vai
trị nịng cốt trong việc hình thành và tổ chức hoạt động của các tổ chức trung
gian, mơi giới trong TTCN.

Q trình hình thành và phát triển TTCN ở một số địa phương trong
nước cho thấy: Cần quan tâm xây dựng các tổ chức R&D có năng lực tạo ra
hàng hóa cơng nghệ phục vụ trực tiếp cho sản xuất - kinh doanh; Có các
chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ; Tổ chức và duy trì hoạt
động của các Chợ Cơng nghệ và Thiết bị; Tăng đầu tư cho KH&CN từ nguồn
ngân sách nhà nước kết hợp với đa dạng hóa nguồn vốn từ xã hội; Khuyến
khích, đẩy mạnh việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực
tiễn sản xuất.
Chương 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
CƠNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
2.1. THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM

2.1.1. Hàng hố cơng nghệ: Giao dịch cơng nghệ kèm theo thiết bị, dây
chuyền sản xuất đồng bộ là rất phổ biến. Chủ yếu là các thiết bị nhập khẩu
(Năm 2010, chiếm 30,6% tổng giá trị nhập khẩu), còn các thiết bị chế tạo
trong nước chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (Khoảng 1,3% GDP cơng nghiệp). Tiếp
theo đó là các kết quả R&D do Chính phủ đặt hàng. Ngồi ra cịn có quy trình
cơng nghệ, bí quyết cơng nghệ (Khơng có patents) được chuyển giao với tên
gọi là “Phổ biến tiến bộ kỹ thuật cho địa phương” và các dịch vụ kỹ thuật (Tư
vấn thiết kế cơng trình, lắp đặt, kiểm định mẫu nguyên liệu, sản phẩm v.v…).
2.1.2. Người bán hàng hóa cơng nghệ: Hiện nay phổ biến vẫn là các tổ
chức, cơ quan cung cấp công nghệ và thiết bị nước ngồi. Bên cạnh đó là các tổ
chức KH&CN trong nước (Cả nước có 940 tổ chức KH&CN, trong đó có 96
đơn vị trọng điểm của nhà nước, 153 đơn vị thuộc các Trường Đại học và các tổ
chức R&D thuộc các Bộ, ngành; Các trung tâm ứng dụng ở 63 tỉnh, thành
phố…). Ngồi ra cịn có một số doanh nghiệp và cá nhân có hoạt động KH&CN.


11


2.1.3. Người mua hàng hóa cơng nghệ: Gồm hai đối tượng chính: Chính
phủ mua cơng nghệ cho hoạt động bộ máy của mình; cung cấp cho xã hội các
sản phẩm và dịch vụ cơng ích; phổ biến cho các đối tượng có nhu cầu, hướng
vào các mục tiêu xã hội. Các doanh nghiệp mua để đổi mới công nghệ (Doanh
nghiệp có vốn nước ngồi sử dụng các cơng nghệ đang được sử dụng tại các
công ty mẹ. Doanh nghiệp vốn trong nước có khoảng 60.000 doanh nghiệp;
nhu cầu cơng nghệ chủ yếu tập trung vào cơng nghệ hồn chỉnh, cơng nghệ
quy trình…, trong đó máy móc, thiết bị chiếm vị trí hàng đầu).
2.1.4. Người hoạt động xúc tác thị trường cơng nghệ: Gồm có 500 cơ
quan thơng tin KH&CN nhưng chủ yếu là để phục vụ các cơ quan quản lý
nhà nước. Cả nước có 19 tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu cơng nghiệp có
giấy phép hoạt động; chưa có cơ quan cung cấp dịch vụ giám định cơng nghệ
và dịch vụ tài chính cho những đầu tư rủi ro, cho những ý tưởng mới, cho
những công nghệ chưa hoàn chỉnh.
Thời gian vừa qua đã tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị quốc gia, Chợ
địa phương, Chợ chun đề, bình qn có khoảng 3-4 lần/năm. Tổng số kỳ
đã thực hiện là 48, số các đơn vị chào bán là 5912 với 24.067 lượt công nghệ
và thiết bị. Có 29.413 hợp đồng và bản ghi nhớ được ký kết, trong đó có
11.672 hợp đồng với giá trị mua bán là 1.207,585 tỷ đồng.
Techmart online Việt Nam đang chào bán gần 9000 công nghệ, thiết bị
cho 17 lĩnh vực và chào mua hơn 3200 công nghệ, thiết bị cho 13 lĩnh vực,
cùng với Techmart online địa phương tại hơn 20 Sở KH&CN trong tồn
quốc, đã có những đóng góp quan trọng trong việc giới thiệu công nghệ và
thiết bị cho TTCN ở Việt Nam và các địa phương trong tồn quốc.
Trung tâm giao dịch cơng nghệ Quốc gia và một số Trung tâm (Sàn)
giao dịch công nghệ ở địa phương (TP HCM, TP Hà Nội, TP Hải phịng…)
đã góp phần giới thiệu công nghệ và thiết bị, kết nối giao dịch bán – mua trên
TTCN cả nước nói chung và ở từng địa phương nói riêng.
2.1.5. Các thể chế hỗ trợ thị trường công nghệ

Hệ thống pháp luật về Sở hữu công nghiệp và Chuyển giao công nghệ ở
Việt Nam đã được quan tâm xây dựng và ban hành, bao gồm: Bộ Luật Hình
sự năm 1999 và sửa đổi, bổ sung năm 2009; Luật Cạnh tranh năm 2004; Bộ


12

Luật dân sự năm 2005; Luật Đầu tư năm 2005; Luật Thương mại năm 2005;
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006; Luật
Công nghệ cao năm 2008…Các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành
cũng được ban hành khá kịp thời.
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành như nêu ở trên
đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động KH&CN nói chung
cũng như cho việc xây dựng và phát triển TTCN nói riêng.
2.1.6. Nhận xét, đánh giá
TTCN ở Việt Nam đã hình thành và từng bước đáp ứng cung-cầu về
hàng hóa cơng nghệ cho nền kinh tế. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển thì
cịn xa mới đạt u cầu:
– Hệ thống kinh tế thị trường của Việt Nam chưa phát triển đủ mức độ
có được một TTCN sơi động, nhu cầu cơng nghệ cho đổi mới công nghệ
chưa cao.
– Hệ thống cung cấp cho TTCN yếu kém về năng lực tạo công nghệ mới.
– Hệ thống các tổ chức xúc tác TTCN yếu cả về năng lực, về tổ chức và
về pháp lý.
– Hệ thống thông tin mua bán công nghệ chưa đáp ứng được các yêu cầu
của các doanh nghiệp.
– Hệ thống luật pháp (Bao gồm cả nội dung văn bản và cách tổ chức
thực hiện kiểm tra, giám sát) còn chưa đủ để đảm bảo cho TTCN hoạt động
lành mạnh.
2.2. THỊ TRƯỜNG CƠNG NGHỆ Ở QUẢNG NINH


2.2.1. Hàng hố cơng nghệ
Do chưa có những điều tra khảo sát về hoạt động mua – bán công nghệ ở
Quảng Ninh nên luận án sử dụng các số liệu thu thập được ở Vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ (VKTTĐBB), trong đó bao gồm cả Quảng Ninh. Qua số
liệu điều tra cho thấy:
– Hàng hóa được mua ở nhóm (2) và (3) chiếm tỷ lệ cao (58,30%) cho thấy
VKTTĐBB đang ở cuối giai đoạn 2 (Giai đoạn phụ thuộc) của quá trình CNH
và đang chuyển sang giai đoạn 3 (Giai đoạn bắt chước công nghệ).
– Loại hàng hóa được mua nhiều nhất là dây chuyền công nghệ, thiết bị
công nghệ, phần mềm…


13

– Số lượng hàng hóa cơng nghệ được mua nhiều gần gấp 3 lần hàng hóa
cơng nghệ được bán. Điều này cho thấy TTCN các tỉnh VKTTĐBB đang là
thị trường mua công nghệ.
– Các giao dịch chủ yếu là mua về và phổ biến nhân rộng các công nghệ
hiện đang cịn hoạt động tốt và tìm kiếm, phổ biến cơng nghệ mới hiện có.
– Các giao dịch hàng hóa có hàm lượng cơng nghệ cao cịn ở mức độ
trung bình và dịch vụ nghiên cứu, triển khai, tạo công nghệ mới cịn ít.
– Số lượng các đề tài, dự án cấp cơ sở được triển khai, thực hiện ở các
doanh nghiệp và các đơn vị hành chính – sự nghiệp chiếm tới 65%. Tuy
nhiên, tỷ lệ kết quả được ứng dụng khơng cao, ở các doanh nghiệp ngồi nhà
nước là 14%, ở các đơn vị hành chính sự nghiệp là 51%.
2.2.2. Người bán hàng hố cơng nghệ
Ở Quảng Ninh, hầu hết hàng hóa cơng nghệ được mua, bán trên thị
trường là các dây chuyền, thiết bị công nghệ được nhập khẩu từ nước ngồi,
một số máy móc thiết bị được cung cấp bởi các nhà sản xuất trong nước.

Trong luận án, có tổ chức điều tra, đánh giá về tiềm lực KH&CN Quảng
Ninh – Nơi có khả năng cung cấp hàng hóa cơng nghệ cho TTCN Quảng Ninh.
Một số kết quả chính như sau:
- Quảng Ninh có 30 tổ chức KH&CN, chủ yếu là các đơn vị của nhà nước,
với khoảng 300 nhân viên và nhà khoa học. Các tổ chức KH&CN chủ yếu tập
trung ở TP. Hạ Long, chưa quen hoạt động trong nền kinh tế thị trường.
- Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 27 phịng thí nghiệm được cơng nhận
LAS, VILAS, đã có những đóng góp tích cực cho các hoạt động KH&CN.
Tuy nhiên mức đầu tư chưa lớn nên chưa hình thành được các cơ sở đủ mạnh
để đóng vai trị là các phịng thí nghiệm trọng điểm của tỉnh, của vùng.
- Lực lượng cán bộ ở tỉnh có trình độ cao đẳng và đại học trở lên khoảng
34.000 người, đạt 1,65% dân số, cao hơn mức trung bình của cả nước
(1,54%), nhưng thấp hơn nhiều so với một số tỉnh, thành phố lớn trong
VKTTĐBB (Hải Phòng 2,86%, Hà Nội 8,84%).
- Hoạt động NCKH&PTCN ở các đơn vị trên địa bàn tỉnh 5 năm qua có
bước phát triển mạnh mẽ, triển khai 2 nhiệm vụ cấp nhà nước, 77 nhiệm vụ
cấp tỉnh, 57 nhiệm vụ cấp cơ sở, nhưng so với yêu cầu phát triển KT-XH của
tỉnh thì chưa đáp ứng đầy đủ.


14

2.2.3. Người mua hàng hố cơng nghệ
Quảng Ninh có khoảng 6000 doanh nghiệp, trình độ cơng nghệ hầu hết
ở mức trung bình yếu đến trung bình tiên tiến, là một tiềm năng lớn cho
TTCN. Hiện nay, trong các doanh nghiệp, kinh phí đầu tư cho KH&CN
chiếm khoảng 2% doanh thu; trong đó, phần lớn dành cho mua sắm thiết bị,
có khoảng 8% được dành cho nghiên cứu phát triển. Các cơ quan hành chính
các cấp, một số tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và các tổ chức
KH&CN cũng có nhu cầu hàng hóa cơng nghệ. Từ nguồn ngân sách nhà

nước, hàng năm đầu tư cho KH&CN khoảng 0,62% GDP.
2.2.4. Người hoạt động xúc tác thị trường công nghệ
Thông tin KH&CN: Tỉnh có “Trung tâm thơng tin KH&CN”, là cơ quan
cung cấp thông tin KH&CN chủ yếu của tỉnh. Hoạt động về thông tin
KH&CN đã được tăng cường: Mở chuyên trang, chuyên mục, website về
KH&CN; Xuất bản đều đặn các ấn phẩm KH&CN; Thiết lập và duy trì hoạt
động của Techmart online (Techmartquangninh.com.vn)…
Các tổ chức xúc tác thị trường công nghệ: Số lượng các tổ chức
thuộc loại này được ghi nhận qua hoạt động là 30, trong đó lĩnh vực tài
chính ngân hàng là 11, tư vấn luật là 02, dịch vụ khác là 17. Tuy nhiên, các
tổ chức trung gian, mơi giới hiện nay đều có quy mơ nhỏ, hoạt động độc
lập, thiếu tính liên kết.
Các hoạt động xúc tác thị trường công nghệ: Ở Quảng Ninh, đã nhiều
lần tổ chức hội chợ thiết bị công nghiệp. Mới đây, Techmart Quảng Ninh năm
2010 được tổ chức với sự tham gia của 180 tổ chức, doanh nghiệp đến từ 19
tỉnh, thành phố trong cả nước và từ Trung Quốc, Ucraina, Ixraen; thu hút
được 70.000 lượt người tham dự; có 188 hợp đồng và bản ghi nhớ được ký
kết với tổng giá trị là 457,5 tỷ đồng.
Techmart online Quảng Ninh cũng được khai trương, vận hành từ năm
2010 với khoảng 4200 công nghệ, thiết bị chào bán cho 13 lĩnh vực và
khoảng 160 cơng nghệ, thiết bị tìm mua cho 07 lĩnh vực, góp phần đáp ứng
cung - cầu của TTCN ở Quảng Ninh.
2.2.5. Các thể chế hỗ trợ thị trường cơng nghệ: Trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh hiện có 96 văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các Luật, Nghị


15

định, các văn bản do Bộ KH&CN ban hành về hoạt động KH&CN. Tỉnh
Quảng Ninh cũng đã ban hành 50 văn bản cụ thể hóa việc thi hành các Luật,

Nghị định, Thông tư về KH&CN của nhà nước trên địa bàn tỉnh.
2.2.6. Nhận xét, đánh giá
Những kết quả đã đạt được:
– Khung pháp lý cho sự vận hành của TTCN đã được thiết lập về căn bản
– Hoạt động mua bán hàng hóa cơng nghệ gia tăng và tác động tích cực
đến nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
– Các kênh thực hiện chuyển giao công nghệ và mua bán hàng hố cơng
nghệ đã hình thành.
– Các tổ chức xúc tác TTCN đã hình thành và từng bước phát triển.
– Các tổ chức KH&CN đã xuất hiện và từng bước thể hiện được vai trị
của mình.
– Nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát
triển đáng kể.
Những hạn chế tồn tại:
– Quy mô cung - cầu trên TTCN tỉnh còn nhỏ bé; Các tổ chức KH&CN
cịn q ít, hiệu quả chưa cao; Khả năng đổi mới công nghệ của các doanh
nghiệp trên địa bàn còn hạn chế. Điều này làm cho các hoạt động giao dịch
trên TTCN tỉnh Quảng Ninh diễn ra yếu ớt.
– Các thể chế hỗ trợ thị trường còn non trẻ, chưa đáp ứng được đầy đủ
yêu cầu của các hoạt động giao dịch trên thị trường.
Những nguyên nhân chủ yếu:
– Tiềm lực KH&CN của Việt Nam và của tỉnh Quảng Ninh còn nhỏ bé.
– Quan hệ thị trường còn ở trình độ thấp: Hầu hết các cơ sở KH&CN
vẫn đang được nhà nước bao cấp. Các doanh nghiệp (Đặc biệt là doanh
nghiệp nhà nước) vẫn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước trong việc
ứng dụng tiến bộ KH&CN.
– Sự hỗ trợ TTCN của các cơ quan chức năng có nhiều hạn chế: Tỷ lệ
đầu tư chưa đạt mục tiêu đề ra; Cơ chế, chính sách chậm được xây dựng,
hiệu lực thực thi chưa cao, chưa khuyến khích thu hút được nhiều đầu tư vào
các ngành cơng nghệ cao.



16

Sự cần thiết xây dựng và phát triển thị trường cơng nghệ tỉnh Quảng Ninh
+ Quảng Ninh có vị trí địa - chính trị - kinh tế đặc biệt, cần sớm trở
thành tỉnh mạnh về mọi mặt. TTCN được tổ chức tốt sẽ là yếu tố quan trọng
tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ này.
+ Quảng Ninh có tiềm năng kinh tế lớn, TTCN tạo điều kiện và cơ hội
cho tỉnh chuyển hóa tiềm năng to lớn này thành hiện thực, thành của cải.
+ Quảng Ninh có điều kiện để phát triển một nền kinh tế tổng hợp toàn
diện, nhưng cần tạo được sự cân đối hài hòa trong quá trình phát triển. TTCN
được hình thành và hoạt động tốt, nhạy bén sẽ đảm bảo cho sự phát triển với
yêu cầu trên đây.
+ TTCN tạo điều kiện để Quảng Ninh đồng bộ hóa hệ thống thị trường
trong cơ chế thị trường định hướng XHCN để xây dựng Quảng Ninh thành
một tỉnh giàu mạnh trên con đường CNH - HĐH.
Chương 3
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM
ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
3.1. BỐI CẢNH MỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

3.1.1. Bối cảnh quốc tế
– Hội nhập quốc tế và xu thế tồn cầu hố cho phép các nước có cơ hội và
điều kiện để tiếp nhận các dịng vốn, cơng nghệ, mở rộng thị trường, tiếp nhận
kỹ năng quản lý để phát triển.
– Có sự phát triển đặc biệt nhanh chóng và tác động mạnh mẽ của TTCN
thế giới.

– Xu hướng thị trường hoá, mở cửa ở tất cả các quốc gia có tác động
thúc đẩy nhanh sự phát triển của TTCN.
– Xu hướng hồ bình, hợp tác vì sự tiến bộ và phát triển tạo môi trường
thuận lợi cho sự phát triển của TTCN.
3.1.2. Bối cảnh trong nước
– Đất nước đang trong q trình đổi mới tồn diện, các thành tựu KT-XH


17

đạt được đã tạo ra thế và lực mới cho đất nước. Việt Nam đã chính thức gia
nhập WTO, hội nhập Quốc tế đang trở lên sâu rộng, tạo ra nhiều vận hội lớn
cho đất nước. Đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH nói
chung và TTCN nói riêng.
– Văn kiện Đại hội Đảng khố X đã chỉ rõ “…coi kinh tế tri thức là yếu
tố quan trọng của nền kinh tế và CNH-HĐH. Phát triển mạnh các ngành và
sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức”.
– Quảng Ninh có vị trí địa – chính trị – kinh tế hết sức thuận lợi trong
phát triển KT-XH. Sự bứt phá và các thành tựu to lớn đã đạt được trong
những năm qua tạo cho Quảng Ninh một sức vóc mới, một tiềm năng lớn để
tiến nhanh, tiến mạnh hơn trong quá trình phát triển KT-XH và đẩy mạnh
phát triển TTCN.
3.2. NHẬN DIỆN CÁC NHU CẦU CÔNG NGHỆ CỦA TỈNH QUẢNG
NINH ĐẾN NĂM 2020

3.2.1. Tiềm năng nhu cầu công nghệ của tỉnh Quảng Ninh
Việc đánh giá tiềm năng nhu cầu công nghệ của tỉnh được tiến hành
thông qua 1 nhiệm vụ KH&CN trọng điểm cấp nhà nước với việc đánh giá
trình độ công nghệ 10 ngành kinh tế trọng điểm trên địa bàn tỉnh bằng
phương pháp ATLAS-CN, cho giá trị của các thành tố của công nghệ (Thành

tố vật thể - T; Thành tố tri thức - I; Thành tố tổ chức và quản lý - O; Thành tố
nhân lực - H) như sau:
 Ngành than: T đạt 0,52÷0,64; H đạt 0,61÷0,69; I đạt 0,52÷0,67 và O
đạt 0.60÷0,69.
 Ngành cơ khí: T đạt 0,68÷0,83; H đạt 0,74÷0,84; I đạt 0,7÷0,84 và O
đạt 0,81÷0,85.
 Ngành đóng tàu: T đạt 0,63÷0,82; H đạt 0,79÷0,80; I đạt 0,69÷0,89 và
O đạt 0,68÷0,85.
 Ngành vật liệu xây dựng: T đạt 0,43÷0,87; H đạt 0,61÷0,77; I đạt
0,70÷0,86 và O đạt 0,70÷0,88.
 Ngành ni trồng và chế biến thủy sản: T đạt 0,4÷0,45; H đạt
0,45÷0,5; I đạt 0,6÷0,65 và O đạt 0,5÷0,55
 Ngành điện: T khoảng 0,65; H khoảng 0,78; I khoảng 0,78 và O
khoảng 0,79.
 Ngành chế biến thực phẩm: T đạt 0,41÷0,88; H đạt 0,61÷0,86; I đạt
0,60÷0,87 và O đạt 0,69÷0,89.


18

 Ngành gốm, sứ, thủy tinh: T đạt 0,35÷0,45; H đạt 0,61÷0,73; I đạt
0,62÷0,72 và O đạt 0,63÷0,76.
 Ngành dịch vụ cảng biển: T đạt 0,75÷0,76; H đạt 0,74÷0,79; I đạt
0,89÷0,92 và O đạt 0,75÷0,83.
 Ngành du lịch: T khoảng 0,73; H khoảng 0,76; I khoảng 0,77 và O
khoảng 0,80.
Kết quả trên cho thấy, trình độ cơng nghệ của hầu hết các ngành kinh tế
trọng điểm trên địa bàn tỉnh đều đang ở mức trung bình yếu đến trung bình
tiến tiến. Trong thời gian tới, khi áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, nhu
cầu về hàng hố cơng nghệ để đổi mới công nghệ là rất lớn.

3.2.2. Nhận diện nhu cầu công nghệ của tỉnh Quảng Ninh
Từ kết quả nghiên cứu về tiềm năng nhu cầu công nghệ của tỉnh; căn cứ
vào nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh, định hướng phát triển KH&CN Việt
Nam, Quy hoạch phát triển KH&CN Quảng Ninh đến năm 2020; Quảng Ninh
cần quan tâm phát triển 12 hệ thống cơng nghệ, trong đó đặc biệt quan tâm
đến một số hệ thống công nghệ phát huy lợi thế phát triển của tỉnh như: Hệ
thống công nghệ thông tin; Hệ thống công nghệ phát triển bền vững; Hệ thống
công nghệ phát triển công nghiệp khai thác than và sản xuất vật liệu xây dựng;
Hệ thống công nghệ cơ khí, điện tử, luyện kim; Hệ thống cơng nghệ chế biến
nông, lâm, thủy sản; Hệ thống công nghệ trong lĩnh vực cơng nghiệp đóng tàu
và cảng biển; Hệ thống cơng nghệ phát triển và hiện đại hóa du lịch.
3.3. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ MƠ
HÌNH THỊ TRƯỜNG CƠNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

3.3.1. Quan điểm, định hướng phát triển thị trường công nghệ tỉnh
Quảng Ninh
– Lấy doanh nghiệp làm tâm điểm cho việc phát triển TTCN tỉnh
Quảng Ninh.
– Phát triển TTCN tỉnh Quảng Ninh là một bộ phận của hệ thống thị
trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhưng có những nét
riêng, mang các đặc thù của tỉnh.
– TTCN tỉnh Quảng Ninh được xây dựng trên cơ sở trình độ phát triển
và các kết cấu hạ tầng của tỉnh, nhưng cũng hướng tới dẫn dắt, thúc đẩy sự
phát triển của tỉnh.


19

– Phát triển TTCN tỉnh Quảng Ninh nhằm vào việc đảm bảo hoạt động
ổn định, lâu dài, kết hợp với việc tổ chức các hoạt động, sự kiện đột phá tạo

những cú hích cho sự phát triển của thị trường.
– Huy động hiệu quả các lực lượng KH&CN trong tỉnh và tranh thủ ở
mức cao nhất lực lượng KH&CN ở bên ngồi.
– Xây dựng đồng bộ 4 yếu tố chính tạo lập lên TTCN, có tiến độ hợp lý
hình thành và phát triển từng bước 4 yếu tố với sự quan tâm đầy đủ, cân đối
các yếu tố đó.
3.3.2. Các mục tiêu của thị trường công nghệ tỉnh Quảng Ninh
– Tạo mơi trường tiêu thụ cho hàng hóa cơng nghệ, thương mại hóa các
kết quả R&D.
– Góp phần thúc đẩy đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong các
hoạt động sản xuất, đời sống.
– Góp phần thúc đẩy các hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh.
– Kích thích phong trào sáng tạo trên địa bàn tỉnh.
– Góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng KH&CN của tỉnh, xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật, đội ngũ nhân lực có trình độ cho tỉnh.
– Góp phần thúc đẩy q trình CNH, HĐH KT-XH của tỉnh.
3.3.3. Mơ hình thị trường cơng nghệ tỉnh Quảng Ninh
Gồm 4 khối cơ bản như sơ đồ 3.1
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

3.4.1. Các giải pháp về thể chế, biện pháp hỗ trợ thị trường cơng nghệ
Hồn thiện các thể chế Tài chính - Tín dụng
– Chuyển phần lớn kinh phí KH&CN cho việc tìm kiếm và tạo ra cơng
nghệ mới. Xây dựng và thực hiện chương trình “Thương mại hố sản phẩm
công nghệ” của tỉnh.
– Sửa đổi, ban hành những cơ chế ưu đãi thuế, cơ chế huy động vốn và
cơ sở hạ tầng cho hoạt động KH&CN.
– Triển khai hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN của tỉnh. Sớm hình
thành và tổ chức hoạt động của Quỹ đầu tư mạo hiểm của tỉnh.



20

Hoàn thiện cơ chế đầu tư cho KH&CN và chuyển giao cơng nghệ
– Cụ thể hóa các biện pháp thực thi các Nghị định hướng dẫn thi hành
Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp. Thực hiện cơ chế thu hút vốn đầu tư nước
ngồi kèm theo cơng nghệ nguồn, cơng nghệ hiện đại.
Hồn thiện “Cơ chế khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động
KH&CN trên địa bàn Quảng Ninh”, bổ sung nội dung hỗ trợ doanh nghiệp
đổi mới công nghệ và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
– Ban hành và tổ chức thực thi tốt “Quy chế quản lý công nghệ trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh”, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Hệ thống kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thị trường công nghệ tỉnh Quảng Ninh
Bên CẦU
công nghệ

Cấu trúc THỊ RƯỜNG
công nghệ

Bên CUNG
công nghệ

UBND các cấp

Triển lãm Hội chợ


Các Viện nghiên
cứu, các Trường
Đại học, Cao đẳng

Các ngành kinh tế
xã hội cấp tỉnh

Các tổ chức chính
trị, xã hội, nghề
nghiệp các cấp

Doanh nghiệp

Các trang trại,
nơng trại

Tính
chất, u
cầu của
cơng
nghệ

Chợ cơng nghệ ,
thiết bị, máy móc

Thường
xun

Chợ cơng nghệ
chun ngành


Khơng
thường
xun

Chợ cơng nghệ
trên mạng internet

Định kỳ

Trung tâm mua
bán, giao dịch
công nghệ

Đột xuất
Các hệ thống
kỹ thuật
Đặc biệt
Nơng dân

Sàn giao dịch
cơng nghệ

Đặc điểm
hàng hóa
cơng
nghệ

Các cơ sở nghiên
cứu (R), triển khai

(D)

Đồng bộ

Các Trung tâm tạo
ra công nghệ

Cơng
nghệ lẻ,
bộ phận

Các nhóm, cá nhân
nhà khoa học, các
doanh nghiệp

Thiết bị,
máy móc,
vật tư

Các Trung tâm
chuyển giao
cơng nghệ

Quy trình
sản xuất
Giống cây,
vật ni
Kỹ thuật
canh tác


Các tỉnh, thành
phố bạn
Từ nước ngồi

Các tổ chức và hoạt động HỖ TRỢ
thị trường công nghệ

Tổ chức và hoạt động THỂ CHẾ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH, CÁC QUỸ
DỊCH VỤ

CÁC TỔ CHỨC
CHUN TRÁCH

Sơ đồ 3.1: Mơ hình thị trường cơng nghệ tỉnh Quảng Ninh (tóm tắt)


21

3.4.2. Các giải pháp tạo lập và thúc đẩy nhu cầu về công nghệ
– Đổi mới công tác xây dựng chiến lược, qui hoạch phát triển kinh tế,
sản xuất theo hướng thị trường để các tổ chức, cá nhân phát huy được tính
năng động, sáng tạo.
– Xây dựng và thực hiện các cơ chế, biện pháp thúc đẩy các ngành kinh
tế, nhất là các ngành kinh tế chủ lực trong tỉnh phát triển nhanh và mạnh, tạo
ra nhu cầu về cơng nghệ.
– Xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất các sản
phẩm thương hiệu Quảng Ninh có hàm lượng công nghệ cao, đạt 3840%GDP vào năm 2015 để tạo ra nhu cầu về công nghệ
– Xây dựng và thực hiện cơ chế cạnh tranh bình đẳng để các doanh
nghiệp tham gia tích cực vào TTCN, thực hiện đổi mới công nghệ với tốc độ
không dưới 10%/năm.

3.4.3. Các giải pháp thúc đẩy nguồn cung cấp công nghệ cho thị trường
– Đổi mới nguồn tài chính của doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài để đầu tư cho hoạt động R&D tại
doanh nghiệp.
– Hình thành và phát triển hệ thống các tổ chức KH&CN thích hợp.
Sớm xây dựng thành cơng khu ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp
KH&CN vào năm 2015 và khu công nghệ cao của tỉnh vào năm 2020.
– Chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập sang hoạt động theo Luật
doanh nghiệp, trước hết là chuyển đổi thí điểm 05 tổ chức KH&CN cơng lập
của tỉnh sang mơ hình doanh nghiệp KH&CN. Thực hiện cổ phần hóa một số
tổ chức KH&CN.
– Phát triển hợp tác R&D, cung cấp cơng nghệ từ các đối tác trong và
ngồi nước. Trước hết là phát huy hiệu quả mối quan hệ hợp tác sẵn có với
một số trường Đại học trong nước; với Viện KH&CN và Bộ KH&CN; với
tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc).
3.4.4. Các giải pháp hình thành nguồn nhân lực - kết cấu hạ tầng
phần mềm của thị trường
– Thực hiện sự liên kết giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp.
– Chuẩn hóa chương trình đào tạo nhân lực cho TTCN.


22

– Tỉnh đầu tư ngân sách cho đào tạo nhân lực, đổi mới cơ chế sử dụng
và quản lý nguồn nhân lực. Trước hết là sớm ban hành và tổ chức thực hiện
có hiệu quả Chiến lược cơng tác cán bộ, Qui chế đào tạo và thu hút nguồn
nhân lực chất lượng cao, Qui hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đến
năm 2020.
3.4.5. Các giải pháp về hợp tác liên tỉnh
– Hình thành tổ chức mơi giới, chuyển giao cơng nghệ của tỉnh. Có

thể hình thành tổ chức ban đầu, rồi phát triển lên từng bước: Bước chia sẻ
thông tin công nghệ và nhu cầu của TTCN với các tỉnh bạn; Bước phối
hợp hoạt động giữa các tổ chức môi giới, chuyển giao công nghệ của các
tỉnh; Bước phối hợp giữa các tỉnh tạo ra mạng lưới môi giới chuyển giao
công nghệ Vùng.
- Tham gia mạng lưới các tổ chức môi giới công nghệ trong cả nước. Để
mở rộng khả năng dịch vụ và nâng cao hiệu quả các hoạt động trung gian,
môi giới chuyển giao công nghệ, tổ chức môi giới chuyển giao công nghệ
tỉnh cần sớm tham gia và trở thành thành viên của mạng lưới Việt Nam ở
trong nước và ở cả nước ngoài
3.4.6. Các giải pháp xã hội hóa hoạt động KH&CN
– Tăng cường hoạt động thông tin, tuyên truyền về chủ trương thúc đẩy
các hoạt động KH&CN, trong đó có TTCN.
– Đẩy mạnh xã hội hóa việc xây dựng các tổ chức KH&CN, phát triển
nguồn nhân lực KH&CN và huy động các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động
KH&CN (Đạt 2%GDP vào năm 2020).
– Tăng cường hoạt động hợp tác với các tỉnh bạn, với các nước trên thế
giới trong các hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh, đặc biệt cho việc phát
triển TTCN.
3.4.7. Ứng dụng công nghệ thông tin để thành lập chợ công nghệ
trên mạng Internet
Để thúc đẩy TTCN phát triển, các Techmart online cần được quan tâm
xây dựng. Ở Quảng Ninh, Techmart online đã được xây dựng và đưa vào
khai thác, vận hành từ năm 2010 (www.techmartquangninh.com.vn)


23

KẾT LUẬN
Có thể tóm tắt kết luận trong luận án ở 8 điểm sau đây:

1. TTCN là nơi bán - mua các loại hàng hóa cơng nghệ - loại hàng hóa
đặc biệt, hàm chứa nhiều trí tuệ. TTCN có vị trí quan trọng và là tất yếu
khách quan để phát triển KT-XH.
TTCN là một phân khúc của hệ thống thị trường chung của nền kinh tế
hàng hóa, nhưng là một loại thị trường đặc biệt, có sự khơng cân xứng về
thơng tin giữa người mua và người bán, chi phí giao dịch cao, tính rủi ro cao,
tính độc quyền cao, tính chuyển đổi cao.
2. TTCN gồm các thành tố cơ bản: Hàng hóa cơng nghệ; Người bán; người
mua; Người hoạt động xúc tác thị trường. Chính phủ có vai trị đặc biệt quan
trọng trong việc hình thành và phát triển TTCN với tư cách vừa là người mua,
vừa là người bán lớn trên thị trường; đồng thời là người đặt ra các thể chế hỗ
trợ, điều tiết cho thị trường hoạt động có hiệu quả.
3. TTCN phát triển trên cơ sở: Trình độ phát triển KT-XH; Sự phát
triển của các thể chế kinh tế; Chính sách điều tiết, hỗ trợ của nhà nước. Các
nội dung phát triển, đồng thời cũng là các tiêu chí để đánh giá sự phát triển
của TTCN bao gồm: Sự tăng cung về hàng hóa cơng nghệ; Sự tăng cầu về
hàng hóa cơng nghệ; Sự phát triển và hiệu quả hoạt động của các tổ chức
xúc tác thị trường; Sự hình thành và thực thi có hiệu quả hệ thống chính
sách pháp luật.
4. Q trình xây dựng và phát triển TTCN ở một số quốc gia và một số
địa phương gợi ý cho Quảng Ninh những bài học kinh nghiệm về vai trị có ý
nghĩa quyết định của chính quyền các cấp trong việc hình thành và phát triển
TTCN; về một số chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, mơ hình tổ chức trung
gian mơi giới và hoạt động xúc tác thị trường có hiệu quả...
5. TTCN ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Quảng Ninh nói riêng đã được
hình thành, có những đóng góp nhất định vào phát triển KT-XH, tuy nhiên
cịn đang ở trình độ thấp và còn xa mới đạt so với yêu cầu phát triển.
6. TTCN tỉnh Quảng Ninh được xây dựng và phát triển trên cơ sở
phân tích đầy đủ các yếu tố ngoại lực, nội lực có ảnh hưởng đến thị



×