Tải bản đầy đủ (.docx) (195 trang)

bạn có phải là người thu hút nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.81 KB, 195 trang )

Chương 1: Nói như vậy sẽ thu hút được người khác
Bạn không thể chiếm toàn bộ thời gian từ đầu đến cuộc nói chuyện, bạn nên nhớ
rằng, bạn là người nói, còn đối phương là nghe, không phải bạn nói để bạn nghe. Vì
thế, không phải nói cho xướng cái mồm mà phải quan sát xem đối phương có hứng
thú nghe bạn nói không. Muốn thăm dò xem đối phương có hứng thú không thì chỉ
cần dùng vài câu hỏi là có thể tìm ra được ngay rồi sau đó lựa lời mà nói tiếp. Người
khác muốn nghe bạn nói, đại khái vì bạn có những câu chuyện đáng nói, hoặc bạn đi
chơi đâu về có câu chuyện làm quà, hoặc là bạn có kinh nghiệm trong công việc hoặc
bạn có được tin gì sốt dẻo muốn khoe với mọi người hoặc bạn có cách nhìn nhận,
đánh giá một vấn đề gì đó sắc sảo nên mọi người mới chịu khó ngồi nghe bạn nói. Khi
bạn đã tìm ra được tiêu điểm của hứng thú, bạn có thể nói thoải mái.
Bạn không thể chiếm toàn bộ thời gian từ đầu đến cuộc nói chuyện, bạn nên nhớ
rằng, bạn là người nói, còn đối phương là nghe, không phải bạn nói để bạn nghe. Vì
thế, không phải nói cho xướng cái mồm mà phải quan sát xem đối phương có hứng
thú nghe bạn nói không. Muốn thăm dò xem đối phương có hứng thú không thì chỉ
cần dùng vài câu hỏi là có thể tìm ra được ngay rồi sau đó lựa lời mà nói tiếp. Người
khác muốn nghe bạn nói, đại khái vì bạn có những câu chuyện đáng nói, hoặc bạn đi
chơi đâu về có câu chuyện làm quà, hoặc là bạn có kinh nghiệm trong công việc hoặc
bạn có được tin gì sốt dẻo muốn khoe với mọi người hoặc bạn có cách nhìn nhận,
đánh giá một vấn đề gì đó sắc sảo nên mọi người mới chịu khó ngồi nghe bạn nói.
Khi bạn đã tìm ra được tiêu điểm của hứng thú, bạn có thể nói thoải mái.
Trong giao tiếp xã hội, người có khả năng giao tiếp thành công là người dễ dàng
mở rộng quan hệ giao tiếp vì mọi người ai cũng thích gần anh ta để nghe anh ta nói,
nên chiếm được ưu thế tuyệt đối trong giao tiếp. Người giao tiếp thành công phải có
các yếu tố cơ bản sau: Một là phải chân thành, vì “cảm giác nhanh gấp 10 lần ngôn
ngữ”, chẳng ai muốn nói chuyện với một đối tượng khiến họ có cảm giác giả dối,
không trung thực (bất kể là cảm giác đúng hay sai). Hai là, tình cảm hài hước, tình
cảm hài hước có thể kiến người khác thoải mái, hài hước là chất bôi trơn tốt trong
giao tiếp. Cảm giác hài hước là một trong những kỹ sảo quan trọng trên thương trường
để đánh đòn bất ngờ giành thắng lợi.
Muốn trở thành một người trò chuyện thành công, trong cuộc sống hàng ngày nhất


thiết không được quên việc phải thường xuyên tự rèn luyện, đồng thời học các tri thức
ngoài lĩnh vực học tập và công tác - bạn có thể trở thành một người sành điệu trong ăn
uống, nhưng ngoài rượu và đồ ăn ra, bạn cũng phải là khách thường xuyên của các
cuộc triển lãm tranh, các cuộc triển lãm hoặc các quán âm nhạc.
Người trò chuyện giỏi không chỉ biết nói chuyện công việc mà còn phải thông qua
các kỹ sảo để thu hút, khơi dậy các hứng thú của đối phương, cho dù chỉ là những câu
chuyện bình thường vô vị tẻ nhạt cũng có thể khiến người nghe thấy hứng thú và thán
phục.
Bạn phải chú ý, mặc dù là một đề tài rất hay thì khi nói cũng phải biết dừng lại sao
cho đúng lúc, không nên kéo dài quá, nếu không đối phương sẽ thấy mệt mỏi. Sau khi
nói xong một đề tài, nếu không thể làm cho đối phương hứng thú được, hoặc muốn
giữ được cục diện cho mình phải tìm ngay đề tài mới, có như vậy mới duy trì được
hứng thú của đối phương. Trong khi nói chuyện, cơ hội đối phương phát ngôn tuy do
bạn quyết định, song bạn cũng phải tạo cơ hội để đối phương nói chuyện, thí dụ khi
nói đến một vấn đề nào đó cũng nên thăm dò xem đối phương có suy nghĩ gì, hoặc có
vấn đề gì xảy ra cũng nên để họ nói lên kinh nghiệm của mình… đừng để đối phương
ngồi ngẩn người ra, mất cơ hội trao đổi. Đề tài nói chuyện chuyển 2 đến 3 lần mà đối
phương vẫn không có ý kiến gì không có biểu hiện muốn phát biểu thì bạn nên tìm
cách kết thúc buổi nói chuyện này. Một mình bạn chiếm cả buổi nói chuyện là điều
không nên, nếu bạn cho rằng người khác thích nghe bạn nói chuyện, hoặc không để ý
xem người khác có hứng thú nghe bạn nói chuyện hay không mà cứ nói một thôi một
hồi thì đây là một nghệ thuật nói chuyện tồi.
Trong xã giao, nói năng lễ độ là một đức tính tốt. Song cũng không nên quá khách
khí và khúm núm, điều này tỏ ra thiếu nho nhã. Nếu bạn đến nhà thăm một người bạn,
người bạn này quá khách sáo, bạn nói một câu, anh ta dạ dạ vâng vâng, mỗi khi ứng
xử với bạn, anh ta luôn mồm khách khí, chắc chắn bạn sẽ không thích thú gì, lúc đó
chắc chắn bạn như người mắc nợ, đứng ngồi không an chút nào. Vì vậy, bạn phải nhớ
rằng khi mới gặp mặt nói với nhau vài câu khách sáo cũng chẳng sao cả, nếu cứ vẫn
tiếp tục khách sáo mãi chắc chắn không thể chấp nhận được. Nói chuyện với nhau
nhằm mục đích khơi thông tình cảm của cả 2 bên, nếu cứ nói với nhau theo kiểu

khách sáo hoài như vậy, vô tình chúng sẽ tạo ra bức tường chắn cả 2 bên, nếu bỏ được
bức tường này đi, mọi người sẽ đến với nhau đơn giản hơn.
Trong xã giao, lời nói thiếu thành tâm, khách sáo cứng nhắc, sẽ khiến người nghe
có ác cảm, thí dụ kiểu tâng bốc nhau: “tôi ngưỡng mộ anh từ lâu, tiếng tăm anh nổi
như cồn” hoặc “tiểu đệ là người ít học, mong được đàn anh chỉ bảo cho”… những câu
nói khúm núm, thiếu tình cảm, hoàn toàn dập theo công thức cứng nhắc. Xét về quan
điểm nghệ thuật nói chuyện, điều này chắc chắn sẽ phải loại bỏ. Nếu người biết nói
chuyện, cũng một nội dung như vậy, có thể nói: “buổi thảo luận lần trước do anh chủ
trì rất tốt, thật là tuyệt vời.” Còn chuyện khúm núm xu nịnh người khác buôn bán phát
tài, tốt nhất nên ca ngợi khả năng tiêu thụ hàng hoá của anh ta, hoặc ca ngợi tài buôn
bán của anh ta. Nếu bạn thành tâm muốn học tập, bạn ngưỡng mộ học thức của một
người nào đó, bạn nên học cái hay của họ, tập trung vào một nội dung nào đó và nhờ
anh ta chỉ bảo cho, như vậy sẽ có hiệu quả thực tế hơn.
Phần lớn những người có tên tuổi, họ đã quá quen khúm núm người khác, bạn
không thể nghĩ ra cách khúm núm khác, chắc chắn bạn không thể đánh trúng được
tâm lý họ. Để đối phó với loại người này, tốt nhất nên chọn một việc gì khác ngoài
công việc để ca ngợi anh ta. Anh ta thú vị với những gì người khác đã biết cả, và coi
đó là điều tâm đắc nhất. Bạn đừng cho rằng cứ hễ khúm núm là không có tội. Bạn
phải biết rằng, nói không thật lòng, rất dễ dẫn đến khuyết điểm. Cũng như bạn không
thể tuỳ tiện khen một cô gái đẹp khi bạn chưa tận mắt nhìn thấy cô ta, còn cô ta biết
mình không phải là người đẹp, trong bụng nghĩ bạn là người không thật lòn, là giả
dối. Có một số phụ nữ, bạn có thể khen họ xinh đẹp, tháo vát hoặc khen họ có dáng
người thon thả, hoặc khen họ thông minh tài cán. Họ thông minh, hài hước hoặc giỏi
xử lý các công việc trong gia đình, giáo dục con cái. Họ đều là phụ nữ, mỗi người có
một khả năng riêng nên khi ca ngợi, tán tụng họ cũng phải lựa chọn và cân nhắc.
Trong tự truyện của mình “Phulan khowlin” có viết: “Khi tôi tự ràng buộc mình,
tôi đã từng vạch ra một bảng kiểm tra cái đẹp, ban đầu chỉ kê ra được 12 cái đẹp, về
sau, có một cậu bạn bảo tôi hơi kiêu ngạo. Loại kiêu ngạo này thường biểu hiện trong
lời nói khiến người khác cảm thấy hống hách. Thế rồi tôi lập tức để ý tới lời khuyên
bảo này, tôi tin rằng như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ của tôi, rồi

sau đó trên bảng kiểm tra này tôi đặc biệt thêm một mục “khiêm tốn”, tôi quyết tâm
tránh mọi lời nói xúc phạm đến tình cảm người khác, thậm chí có nghiêm cấm bản
thân sử dụng mọi câu từ xác định, như: “đương nhiên”, “nhất định”, “không cần phải
nói” mà phải thay bằng các từ “có lẽ”, “tôi nghĩ”, “hình như”… Phulan kholin chỉ ra
rằng: “Lời nói có liên quan rất nhiều đến sự tiến bộ trong sự nghiệp, nếu bạn nói năng
không chính xác, nếu bạn tranh cãi với người khác thì chắc chắn bạn sẽ không được
mọi người đồng tình, hợp tác và ủng hộ bạn”.
Trong xã giao, có một số người không thích nghe ý kiến của người khác, chỉ biết có
mình, mặt khác còn tự cho mình là sáng suốt, tài giỏi hơn người khác, cái gì cũng là
nhất. Cho dù bạn thật sự tài giỏi, sáng suốt hơn người đi nữa thì thái độ này cũng
không thể chấp nhận được, rõ ràng bạn không muốn để đối phương có lối thoát, muốn
đẩy đối phương vào chỗ đường cùng, lúc đó bạn mới hài lòng. Thói quen này sẽ khiến
bạn đoạn tuyệt với mọi bạn bè và đồng sự, không có ai chơi với bạn và không ai chịu
góp ý cho bạn, càng không ai dám khuyên nhủ bạn. Trước tiên bạn phải biết rằng,
trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày, không phải câu nói nào cũng chuẩn xác cả, có
lúc ý kiến của bạn chưa chắc đã là đúng và ý kiến của người khác chưa chắc đã là sai,
nếu trộn lẫn và phân tích ý kiến của 2 bên, bạn có thể chỉ đúng một nửa, vậy thì vì sao
mỗi lần bạn đều phản bác người khác? Cái thói xấu này thường có ở nhiều người
thông minh, họ muốn chắt lọc những cách nhìn nhận xem xét cao siêu hơn từ trong tư
tưởng của mình, họ cho rằng chỉ có như vậy mới khiến người khác phải kính phục họ.
Song một số sự việc bình thường không nhất thiết phải thảo luận nghiêm túc, do vậy,
bạn phải chú ý tiếp đãi trong những câu nói nhẹ nhàng, cũng không thể quá nghiêm
chỉnh, cẩn thận. Khi người khác nói chuyện với mình, về cơ bản họ không chuẩn bị
mời bạn thuyết giáo mà chỉ muốn bạn cười vui với họ. Nếu bạn cố ý tỏ ra là người
thông minh, hơi một tý là khoe khoang, đối phương chắc chắn sẽ không thoải mái tiếp
thu, do vậy, bạn không thể tuỳ tiện tỏ thái độ lên mặt dạy đời.
Trong xã giao, khi bạn bè và đồng sự của bạn đề xuất ý kiến với bạn, nếu bạn
không thể tán thành ngay lúc đó thì ít ra bạn cũng nên biểu thị tiếp thu và để xem xét
sau, không nên phản bác ngay tại chỗ. Nếu bạn và bạn bè tán ngẫu, bạn phải chú ý,
những cố chấp, bướng bỉnh sẽ khiến những thi vị trong cuộc sống trở thành những trò

tẻ nhạt.
Ngoài việc chủ động “nói chuyện ra” thì “lắng nghe” cũng là một nghệ thuật trong
quan hệ giao tiếp tốt giữa người và người. Lắng nghe “là biểu hiện hứng thú” của
người nghe đối với người nói. Nếu người nói trình bày nội dung buồn chán, tốc độ nói
chậm chạp, chúng ta có thể chuyển cách suy nghĩ của mình, cái gọi là “trong 3 người
cùng đi, chắc chắn sẽ có người là thầy của mình”, thiết tưởng cuộc nói chuyện này
hoặc nhiều hoặc ít đều có ích cho mình, vậy thì khi lắng nghe người khác nói chuyện
sẽ tự nhiên bộc lộ ra lòng kính trọng, đấy cũng là biểu hiện lễ độ.
Là một người lắng nghe có tu dưỡng phải biết ghi nhớ nội dung trọng điểm cần
phát ngôn, đồng thời hoàn toàn hiểu biết được những mong muốn vốn có của người
khác chứ không phải chỉ chú ý đến khuôn mặt và giọng nói của người phát ngôn.
Dưới đây là những điều mà người lắng nghe cần phải lưu ý:
- Ghi nhớ tên của đối phương.
- Mắt chăm chú nhìn vào đối phương và luôn giữ một nụ cười.
- Người hơi nghiêng về người nói, đây là ngữ ngôn cơ thể “lắng nghe bằng trái
tim”.
- Biết được trọng tâm vấn đề mà đối phương muốn nói.
- Thể hiện hứng thú với nội dung và thái độ muốn học hỏi.
- Phải có một vài phản ứng đúng lúc, như gật đầu hoặc đề xuất những vấn đề tương
quan, tỏ thái độ bạn rất chú ý lắng nghe đối phương nói chuyện.
- Biểu dương đối phương đúng lúc.
- Phải có thái độ khoan dung, nhẫn nại.
Ở bất kỳ tuổi tác nào, cũng giống như nhu cầu cơm ăn hàng ngày, con người ta đều
có nhu cầu nói chuyện phiếm, ngay cả các Tín đồ cũng vậy. Có rất nhiều người, khi
chính thức nói đến một chuyện nào đó, đều rất thích mở đầu bằng một đề tài nhẹ
nhàng, rồi sau đó mới dẫn dắt vào nội dung chính. Các luật sư, tác gia, phóng viên và
diễn viên đều là các chuyên gia về mặt này. Họ đều hiểu được phải mở đầu nhẹ nhàng
thoải mái như thế nào, sau đó sẽ nhanh chóng nắm chắc chủ đề của cuộc nói chuyện,
đạt được mục đích khơi thông đầy đủ.
Những người giỏi về nói chuyện phiếm sở dĩ họ có thể tạo ra được không khí nói

chuyện rất sôi nổi, không phải họ hiểu nhiều hơn người khác, hoặc thanh điệu của họ
cao hơn người khác, hoặc họ ăn nói tài giỏ hơn người khác, hoặc họ biết “điều khiển”
phương hướng nói chuyện. Nói chuyện phiếm, nói rất hay, không phải có bí quyết gì,
thậm chí cũng chẳng khó khăn gì. Trước hết, thái độ nói chuyện của bạn phải nhẹ
nhàng, sau đó nghĩ cách tìm ra đề tài mà đối phương thích thú, cố gắng để đối phương
biểu ý kiến. Còn với bạn, “bạn không ngại gì mà không làm ra vẻ” có hứng thú, chăm
chú lắng nghe họ nói.
Khi bạn tìm đề tài nói chuyện, tốt nhất nên tránh nói 2 chủ đề: chính trị và tôn giáo
tín ngưỡng, vì 2 chủ đề này rất dễ dẫn đến tranh luận gay gắt và mất hết cả không khí
nhẹ nhàng vốn có. Tốt nhất nên nói những chuyện nhỏ, không quan trọng gì. Nếu như
bạn mở đầu bằng những chủ đề này, đối phương chắc chắn sẽ không cho bạn là thuyết
giáo, nói khoác hoặc có chủ trương tuyên truyền.
Khi nói chuyện phiếm về những sự việc này, chúng ta dễ mắc phải sai lầm, đó là
vừa mới gặp nhau đã nói đến công việc của đối phương đang làm. Chúng ta luôn cho
rằng, cũng giống như bác sỹ nói đến chuyện mổ xẻ, các vận động viên nói chuyện
bóng ban, các thương nhân nói chuyện buôn bán và các nghị sỹ nói chuyện chính trị,
mãi mãi vẫn là chuyện “đạo lý muôn thuở”. Họ đâu có biết rằng, quanh năm họ chỉ
làm những việc như vậy đã đủ phát chán rồi, nếu như bạn lại không quen nói những
chuyện này thì bề ngoài anh ta sẽ không tỏ thái độ nổi nóng, nhưng trong bụng rất có
thể anh ta cho bạn là “phần tử rỗi hơi”. Cựu Tổng thống Mỹ Kennođi rất ghét nói
chuyện chính trị với người khác, nhưng lại có rất nhiều người tìm ông ta để nói
chuyện chính trị, họ còn tự cho rằng cử chỉ này có thể tốt cho ông ta.
Vậy thì, cuối cùng chúng ta nên nói những chuyện gì là tốt nhất? Biện pháp tốt nhất
là thường xuyên đọc báo chí và một số tạp chí thông thường để làm tăng thêm kiến
thức về các mặt. Thật ra, ngoài câu “Ông có khoẻ không?”, “Hôm nay thời tiết rất tốt”
ra, tiếp theo sau đó, bạn chẳng biết nói thêm những gì nữa.
Các nhân vật nổi tiếng cũng là một đề tài rất tốt, thí dụ như: Binlađen, Bush và
Putin, vv… Ngoài ra còn đề tài khác như ở chỗ nào đó mới khai trương cửa hàng ăn,
chỗ nào nghỉ mát tốt nhất, bệnh AISD ra sao và sự kiện khủng bố, vv… đây đều là
những màn mở đầu rất tốt.

“Im lặng là vàng”, câu này không phù hợp trong trường hợp xã giao, hơn nữa rất
không lịch sự chút nào. Trái lại, với những người biết phá vỡ sự im lặng, thích chuyện
trò vui nhộn thì đi đến đâu cũng được mọi người chào đón, hoan nghênh nhiệt liệt.
Loại người này không bao giờ để hội trường im lặng quá lâu, cũng không bao giờ để
“phần tử rỗi hơi” luôn luôn buộc người khác phải nghe lời giáo huấn của anh ta. Loại
người này biết được khi nào nên chuyển đề tài nói chuyện cho đúng lúc, để cho mọi
người đều có được lối ra của mình. Mục đích hoạt động xã giao là để đề tài luôn luôn
được tiếp tục, để khách và chủ cùng tận hưởng. Nếu như bạn không muốn nói chuyện
thì tốt nhất nên về nhà xem tivi hoặc đọc tiểu thuyết.
Tám điều kiến nghị dưới đây, có thể giúp chúng ta tăng thêm kỹ sảo khi nói chuyện
phiếm
Trong rất nhiều trường hợp xã giao, chúng ta thường phải ứng khẩu tại chỗ. Lúc
này, nếu bạn là một “cao thủ” nói năng lưu loát, đối đáp nhanh nhẹn thì chẳng có vấn
đề gì để phải nói, song nếu bạn là người thiếu nhạy bén, thiếu nhanh nhạy, sợ nói
trước đám đông, bạn cũng đừng cuống vội, lẩn tránh mà phải dũng cảm mang hết
nhiệt tình và sự mạnh dạn của mình, diễn tả toàn bộ những suy nghĩ, những ý kiến của
mình trong những trường hợp khác nhau và các đối tượng khác nhau.
Trong tình huống thông thường, có những loại ứng khẩu tại chỗ như sau:
ứng khẩu tại chỗ khi bị người khác hỏi thường xảy ra trong các cuộc họp, trong các
phiên toà hoặc những cuộc thảo luận mang tính học thuật, đây phần lớn là những cách
ứng khẩu kiểu bị động. Cách ứng khẩu này thường bị dàng buộc bởi nội dung và chủ
đề mà người hỏi nêu ra. Vì thế, dễ nắm được phạm vi nội dung ứng khẩu. Ứng khẩu
kiểu hỏi đáp thường là hỏi 1 câu trả lời 1 câu, hỏi 2 câu trả lời 2 câu, những vấn đề
cần trả lời được trình bày rõ ràng, nội dung đầy đủ. Nếu bị người khác đặt nghi vấn thì
những điểm nghi vấn phải được trả lời phù hợp với thực tế và có lý do đầy đủ; nếu trả
lời chất vấn trong phiên toà, phải trình bày rõ thời gian, địa điểm, người làm chứng,
qúa trình xảy ra sự việc có liên quan, hoặc tường thuật lại lý do giải thích của bạn; nếu
như bảo vệ hoặc giải thích về học thuật, bạn sẽ dùng phương pháp khoa học để trình
bày những quan điểm hoặc thành quả nghiên cứu của bạn. Nếu gặp phải vấn đề sâu xa
khó hiểu thì dùng ngôn ngữ hình tượng dễ hiểu để trình bày… Như vậy, bạn có thể

trình bày được rõ ràng những vấn đề mà bạn cần phải trả lời.
Kiểu ứng khẩu tại chỗ thông thường là một kiểu trình bày giải thích một vấn đề,
một sự kiện trong trường hợp bị người khác hiểu lầm, hiểu sai lệch, quần chúng hoặc
người nghe không hiểu được rõ hoặc không hiểu được thực chất sự việc. Kiểu ứng
khẩu tại chỗ vừa có thể chỉ ra được, vừa có thể sửa được những vấn đề của người khác
nhằm đạt được mục đích làm rõ sự thật, cũng có thể biện minh cho mình hoặc cho
người đời. Một là nói hết ra những sự thực để làm rõ chân tướng, dùng sự thực để nói
rõ vấn đề; hai là, trình bày và nói rõ thêm về lý lẽ, phải nắm chắc vấn đề hoặc thực
chất của sự việc, hết sức tránh dùng những ngôn từ khuyếch trương, nếu không sẽ
phản tác dụng, làm phức tạp thêm vấn đề, gây ác cảm cho người nghe.
“Linh cảm bột phát” là gì? có nghĩa là xúc cảnh sinh tình hoặc liên tưởng, tưởng
tượng. Trường hợp này, thường xảy ra trong các cuộc hội thảo, các bữa tiệc hoặc buổi
gặp mặt. Thường xảy ra liên tưởng, khơi dậy những tâm tư tình cảm khi một người
diễn thuyết hoặc một vị học giả phát biểu hoặc đọc tham luận, hoặc cũng có thể xảy ra
khi một bạn học cũ, đồng nghiệp cũ hoặc cấp trên, cấp dưới nhắc lại những kỷ niệm
xưa; hoặc có thể hưng phấn khi uống rượu… mà bột phát ra. Kiểu nói chuyện “linh
cảm” trào dâng, thông thường được xảy ra tuỳ trường hợp và tuỳ từng tình cảnh, tốt
nhất nên dùng ngữ điệu và ngữ khí hài hước, châm biếm, nội dung vui vẻ. Phải nắm
chắc 4 yếu tố: ngắn gọn, khéo léo, lịch sự, hứng thú. Hết sức tránh lỡ mồm sau khi
uống rượu, không nên nói suông, nói rườm rà, bừa bãi trong tiệc rượu.
Nói năng khi được người khác mời, một là phải khiêm tốn; hai là phải nói những gì
có lợi cho người nghe; ba là, phải dự tính hết những yêu cầu khách quan của người
nghe, nói ra những lời được quần chúng hoan nghênh; bốn là, phải ngắn gọn, đủ ý.
“Khiêm tốn”. Trước chủ nhân (đơn vị, đoàn thể) phải nói những câu khiêm tốn,
thoả đáng. Thí dụ cảm ơn nhiệt tình hiếu khách của chủ nhân, ca ngợi thành tích, việc
làm từ thiện hoặc phẩm chất đạo đức, phong cách của chủ nhân…
“Nói những lời nói có lợi cho người nghe” có nghĩa là nội dung nói phải để người
nghe có được những khêu gợi về tư tưởng và gợi ý về tri thức; phải chú ý đến hình
tượng của bản thân người nói và sức cuốn hút của cái đẹp, không chỉ thuyết phục
người bằng lý mà còn phải thuyết phục người bằng tình cảm, để “mẫu mực” xuất hiện

trên diễn đàn.
“Dự tính hết những yêu cầu khách quan của người nghe”. Có nghĩa là, khi người
nghe cần bánh bao, bạn đừng nên mô tả thiên đường tốt đẹp ra sao (đừng nói trời nói
đất mà phải thực tế); người nghe cần an ủi vỗ về, bạn đừng nên chọc tức người nghe;
trước một đám đông thanh niên đang cần “khơi thông”, bạn không nên “ngăn chặn”
hoặc can thiệp thô bạo.
“Ngắn gọn, súc tích”. Mỗi một câu cần nói phải nói hết, không cần phải nói nhiều
lần hoặc thậm chí không nên nói lôi thôi, nói xuông. Làm được 4 điều trên đây, nếu có
thể phát huy kỹ thuật diễn thuyết lên đến mức nghệ thuật, coi như bạn đã thành công.
Nam nữ thanh niên, muốn thoả thuận ngầm với bạn khác giới, cần phải có tri thức
kỹ sảo về tiếp xúc về tâm lý, xã giao, tài ăn nói. Nếu không, khi giao tiếp với bạn khác
giới mới quen biết, rất dễ e thẹn, căng thẳng thất thố, không biết nói năng gì, lúc bình
thường thì nói năng lưu loát lanh lợi, nay không biết trốn vào đâu. Thật ra, chỉ cần
nắm chắc một vài nguyên tắc cơ bản là chúng ta có thể ứng phó thành thạo với người
khác giới, nói chuyện rất ăn ý.
Trong rất nhiều trường hợp xã giao, chúng ta thường phát hiện, sau khi phía bạn
trai được giới thiệu thì phần lớn bạn gái, ngoài việc giữ ý giữ tứ đáng yêu ra, họ luôn
bỏ thời gian để giữ thầm lặng, để bạn trai nói trước. Trong trường hợp thông thường,
thái độ và lễ nghi này không được tốt lắm. Bạn gái có đặc điểm rất nhạy cảm, tinh tế,
yếu đuối về tâm lý và sinh lý, trong phạm vi xã giao và điểm tiếp xúc đều tỏ ra là
người tương đối cẩn thận, bí mật, không thể tuỳ tiện xông xáo dọc ngang được. Bất kỳ
một bạn trai nào nếu không có đầy đủ kinh nghiệm giao tiếp xã hội thì sẽ rất khó xử
thế trong trường hợp này, khó mà nói ra được. Còn nếu bạn gái muốn chủ động nói
chuyện với bạn trai thì tình hình lại hoàn toàn ngược lại. Vì môi trường sống của bạn
trai thường rộng lớn hơn bạn gái, thêm vào đó bạn trai thường theo lối “quảng canh”,
chủ động tiếp thu những cọ sát và thử thách của cuộc sống, nên với bất kỳ sự việc gì
họ cũng đều không có tính tẹp nhẹp, do vậy chủ đề cần nêu ra khi nói chuyện với bạn
trai tương đối rộng, ngoài nhân cách và lòng tự trọng ra, tình cờ có những lời nói hoặc
ngôn từ không chuẩn làm tổn thương, đau đầu, thì với lòng rộng lượng của một người
đàn ông hiện đại, nên thoải mái nói chuyện, cười đùa với bạn gái. Do vậy, trong giao

tiếp với bạn khác giới, bạn gái nên chủ động “bỏ ngói để giành lấy ngọc”, bạn trai sẽ
rất nhiệt tình nói chuyện với bạn một cách thoải mái, cởi mở.
Có một đôi bạn yêu nhau, người con trai này liên tục không ngừng nói đến chuyện
làm ăn trong Công ty, còn người bạn gái này, ngoài việc nhiệt tình, thân mật nắm lấy
bàn tay của bạn trai để có thể nhìn thấy tình cảm nhiệt tình của bạn trai ra, thần sắc
của bạn gái hoàn toàn uể oải rã rời, vô vị. Một đôi nam nữ yêu nhau say đắm, vốn có
những tình cảnh sôi sục với ngàn lời khó nói ra, là bởi vì nội dung câu chuyện tâm
tình với nhau không phải là chủ đề mà hai bên hứng thú, khiến lời nói trở nên nhạt
nhẽo và không tâm đầu ý hợp. Cho nên, đối với những người thông minh thường chọn
những chủ đề hấp dẫn trong cuộc sống thường ngày để tiếp chuyện đối phương, vừa
có thể xoá đi khoảng cách giữa hai bên, vừa dễ tạo ra sự đồng tình, tăng phần thân
mật. Chẳng hạn chọn một số chủ đề về tình cảm nhẹ nhàng trong cuộc sống… Những
chủ đề này không những có thể ngay lập tức gây nên sự hứng thú cho đôi bên, mà còn
có thể nói rộng ra, bàn sâu thêm về nó, không đến nỗi khiến cho cả hai phải im thin
thitd.
Trong khi giao tiếp với người khác giới, luôn có thể gặp phải những cô nàng không
thích động não. Khi nam giới đến bắt chuyện với cô ta trước, cô ta thường chỉ sử dụng
những từ như “vâng” và “không phải” để trả lời, cho dù là bạn có hỏi thế nào, thì cô ta
cũng tìm câu trả lời ngắn gọn nhất. Gặp phải những người khác giới có kinh nghiệm
xã hội nhất định, còn có thể kiên nhẫn, lì lợm tiếp tục tấn công, anh ta tin rằng thời
gian sẽ dần dần khiến cho người lạ mặt kia trở nên thân thiện, thậm chí tạo ra chủ đề
nói chuyện mà cô ta ưa thích nhất, từng bước thay đổi cục diện “không tâm đầu hợp
ý”.
Để hoàn thành bản báo cáo điều tra thị trường, Tiểu Cao phải đến tìm cô Thôi -
nhân viên điều khiển máy móc để tìm kiếm tư liệu liên quan, thì thấy cô Thôi mặt
lạnh như tiền, trong lòng anh ta hơi hoảng.
Sau khi đã định thần lại, Tiểu cao liền bắt chuyện với cô ta: “Cô Thôi ngày nào
cũng bận quá nhỉ!”
“Vâng!”
“Cô điều khiển thành thạo như vậy chắc là đã làm lâu lắm rồi nhỉ?”

“Không lâu!”
…Sau vài câu chào hỏi, cô Thôi không những chỉ đưa ra những câu trả lời cụt lủn
và chắc như đinh đóng cột, mà vẻ mặt luôn tỏ ra lạnh lùng. Thế là Tiểu Cao liền thay
đổi đề tài nói chuyện, “Nghe chủ nhiệm văn phòng nói, công ty ta có hai thiên thần
nổi tiếng, cô thử đoán xem là ai?”.
“Không biết!” Cô Thôi vẫn trả lời ngắn gọn.
“Được, tôi nói cho cô hay, một người là Tiểu Trần, còn người kia chính là cô đấy!”
Tiểu Cao chậm rãi trả lời. “Họ gọi tôi là thiên thần gì?”.
Tiểu Cao nhận thấy nét mặt của cô Thôi cuối cùng cũng đã vui tươi lên, anh ta cố
tình ngừng lại giây lát rồi nói.
“Gọi cô là thiên thần lạnh lùng!”
“Quả là nói vớ vẩn, Tiểu Cao anh thấy tôi có như thế không? Thực ra…”
Những lời vẽ chọc ngoáy rốt cuộc cũng khiêu khích được cô Thôi. Khi đứng trước
vẻ mặt lạnh lùng như băng của cô Thôi, trong tình huống câu chuyện gần như đi vào
ngõ cụt và vô vị nhạt nhẽo, nắm chắc được điểm yếu “lạnh lùng” của đối phương, giả
mượn lời nói của người thứ 3 để công kích. Điều này đã gây nên một vết thương chí
tử tới lòng tự trọng của cô Thôi, để biện hộ cho lòng tự tôn của mình cô ta đã phản
bác lại liên hồi, đồng thời thể hiện rõ ràng sự nhiệt tình, dịu dàng và lương thiện của
mình, từ đó tạo nên không khí hoà hợp, vui vẻ trong cuộc nói chuyện giữa hai người.
Trong khi nói chuyện, có một số cách nói và thói quen không hay, dễ gây nên “bực
tức cho người khác”, thì nhất định phải nỗ lực khắc phục và sửa đổi, chẳng hạn:
Rất nhiều người trong cuộc nói chuyện, luôn đặt mình vào vị trí chính, từ đầu đến
cuối một mình độc diễn, nói liôn mồm về chính mình, thao thao bất tuyệt nói với
người ta về chuyện của mình. Có một danh nhân từng nói, liến thoắng luôn mồm
chẳng khác gì mình đang buôn điện thoại đường dài. Như vậy không những không thể
hiện được tài ăn nói của mình, mà ngược lại còn làm cho người ta ghét. “Nhất ngôn
đường” là tư tưởng không thể giao lưu, không thể có cảm tình. Khi nói chuyện thì cần
phải bàn luận đến chủ đề chung, mỗi người đều thể hiện ý kiến của mình một cách
hùng hồn, để ý đến sự phản ứng của người khác, như vậy mới có thể có không khí hoà
hợp, vui vẻ. Chẳng hạn Alexander. Smith nói: “Chúng ta nói chuyện chẳng khác nào

đi dự một buổi yến tiệc, không thể ăn quá no mới rời khỏi ghế.”
Trong cuộc nói chuyện, cũng có lúc không tránh khỏi tranh cãi, tuy nhiên tranh cãi
với ý tốt, hữu hảo thì càng thúc đẩy sự hiểu biết về nhau, trong hoàn cảnh chuyện trò
sôi nổi thì nó lại đóng vai trò hài hoà không khí, có lúc một cuộc tranh cãi thú vị lại có
thể khiến cho người ta cảm thấy thoải mái vui vẻ. Còn với những cuộc tranh cãi khắt
khe, khắc nghiệt chỉ làm tổn hại đến người khác, dẫn đến trong lòng không vui, không
thoải mái, trông đã khiếp sợ, kính trọng mà không dám gần. Bởi vì khắt khe dễ tạo
nên sự thù địch, chỉ cần chúng ta nghĩ một chút, nếu như trong cuộc nói chuyện và
bạn như bị bao vây tứ phía, thì kết cục chắc cũng chẳng nằm ngoài dự đoán của bạn.
Trong cuộc sống con người, mỗi người đều có thể gặp phải những trắc trở và khổ
đau, tuy nhiên phương cách đối đầu của mỗi người lại khác nhau, có người gặp khó
khăn nhưng vẫn vươn lên, có người hơi có khó khăn là nản chí, có người là mang nỗi
đau khổ buồn bực của mình ảnh hưởng đến người khác, kể lể trước mặt mọi người để
mong có sự cảm thông. Trong cuộc chuyện trò, chỉ luôn kể khổ có thể sẽ làm cho
người khác cảm thấy bạn không hề can đảm, không có năng lực, sẽ làm mất đi sự tôn
trọng của người khác giành cho bạn.
Trong cuộc chuyện trò, nội dung câu chuyện luôn xoay quanh các chủ đề về kim
cổ, nhật nguyệt kinh thiên, trên trời dưới biển như thiên văn, địa lý, lịch sử, triết học.
Nếu như bạn luôn là người thể hiện sự “tinh thông”, “loè tài năng”, thì đến lúc nào đó
sẽ như gậy ông đập lưng ông. Bởi vì nói chuyện chính là cách để hiểu về nhau, giao
lưu với nhau, chứ không phải là vũ đài để thể hiện kiến thức sâu rộng, uyên bác.
Huống hồ chi Lão Tử đã nói: “Ngôn giả bất tri, tri giả bất ngôn”. Trong câu chuyện
người mà luôn nói biết mọi thứ thực ra chẳng biết cái gì.
Chương 2: Nói như thế này dễ được chào đón nhất
Khi giữa các đồng nghiệp nói chuyện với nhau, thông thường đề tài nói là do người
nói đầu chọn lựa. Mọi người vây quanh đề tài đó để đưa ra ý kiến của mình, sau đó
chuyển sang một đề tài khác, do vậy chọn lựa đề tài nói chuyện thích hợp là điều hết
sức quan trọng. Nếu như đề tài chọn lựa đều được mọi người hoan nghênh, thì cuộc
nói chuyện sẽ dễ dàng và vui vẻ. Nếu như chọn đề tài mà không phù hợp, thì sẽ không
tạo nên sự hứng thú, không có ai buồn phản, cuộc nói chuyện sẽ đi đến thất bại. Đôi

khi bạn nói, họ cũng có thể giả vờ chăm chú nghe bạn nói, nhưng bạn sẽ không có
cách nào để cậy mồm họ ra.
Những chủ đề không thích hợp chủ yếu có những loại như sau:
Đặc biệt nên tránh đề cập đến tình trạng sức khoẻ của mình - trừ những người thân
và bạn tốt của mình ra, không ai có thể kiểm tra hoặc quá hứng thú đến sức khoẻ của
người khác. Có người chỉ nói đi nói lại xoay quanh cuộc sống của mình, khi mở đầu
mọi người cũng có thể còn hứng thú để nghe, nghe lâu sẽ làm cho họ thấy mất hứng
thú thậm chí cảm thấy nhàm chán.
Như mâu thuẫn giữa quan hệ vợ chồng, hay giữa các thành viên trong gia đình. Đặc
biệt là cần phải tránh hai loại chủ đề sau:
- Tình hình sức khoẻ của người khác. Những người có bệnh nghiêm trọng, như ung
thư, sơ cứng động mạch, viêm khớp… thông thường không thích là nhân vật chính
trong các cuộc nói chuyện. Không nêu cau mày nhăn mặt với những người mắc bệnh,
nếu như anh ta quay lại làm việc, thì nên xem anh ta như những người bình thường,
không nên đề cập đến nỗi khổ bệnh tật của họ.
- Bất hạnh của cá nhân. Không nên đề cập với đồng nghiệp về nỗi đau mà người ta
gặp phải, chẳng hạn việc anh ta ly hôn hoặc người nhà qua đời. Đương nhiên, nếu như
đối phương chủ động đề cập đến, thì cần phải thể hiện sự cảm thông và lắng nghe họ,
tuy nhiên không vì lòng tò mò muốn biết của mình mà tọc mạch sâu vào chuyện của
họ. Khi nói chuyện với những người vừa gặp chuyện buồn, thì tốt nhất bạn nên để họ
giãi bày tâm sự. Tuy nhiên, nếu như bạn là người gặp chuyện không hay, khi bàn về
việc công thì cố gắng không nên đưa chuyện của mình vào công việc, bởi vì như vậy
sẽ làm khó cho người ta. Người ta cũng không biết làm cách nào để bày tỏ sự đồng
tình, hay chỉ cần nói một câu “thật không may”, sau đó tiếp tục bàn về công việc.
Ngoài ra, còn phải chú ý, có người không thích người khác hỏi về nguồn gốc và
tình hình kinh tế của mình.
Những chủ đề này tốt nhất không nên đả động tới, trừ khi đối phương chủ động nói
ra.
Nếu như bạn bắt đầu câu chuyện bằng câu “Thời tiết hôm nay đẹp quá”, thì đối
phương sẽ chẳng có gì để đáp lại. Nếu như bạn nhận thấy mọi người xung quanh bạn

không muốn nói chuyện với bạn, thì bãn hãy kiểm tra lại xem đề tài mà bạn chọn liệu
có vấn đề gì không. Cách kiểm tra như sau: Với giới hạn là một tuần, cố gắng ghi nhớ
lại những đề tài bị lập đi lập lại nhiều lần, thì ghi nhớ lại số lần sau khi nói. Như vậy
bạn sẽ được một bản liệt kê tường tận chủ đề mà bạn chọn. Những chủ đề mà kiểm tra
thấy xuất hiện nhiều lần, thì hãy tự hỏi mình hai câu: Nếu như người khác luôn cùng
bạn nói về đề tày này, thì bạn có muốn nghe không? Nếu như không muốn nghe, thì
tại sao?
Những điều này có thể khiến cho tâm lý người khác nghĩ “Lại nữa rồi” và không
phải là đề tài hay.
Ngồi trong phòng tán về chuyện tếu bậy bạ có thể rất hay, nhưng nói ở chỗ đông
người, thì hiệu quả lại không hay. Người hay nói về chuyện tếu bậy bạ sẽ dễ bị cho là
người thiếu tự tin và năng lực, chỉ có dùng cách nói này mới có thể thu hút được sự
chú ý của người khác.
Trừ khi đã hiểu rõ lập trường của đối phương, nếu không nên tránh đề cập tới
những chủ đề nhạy cảm mang tính tranh luận; như tôn giáo, chính trị, đảng phái mà
dẫn đến tình huống hai bên tranh cãi hoặc có lập trường cứng rắn.
Chủ đề cá nhân nếu như cứ xoay quanh “Cái này đáng bao nhiêu?” “Cái kia đáng
bao nhiêu?”, thì sẽ làm cho người khác cảm thấy đó là một người không hề kiên định.
Trong công việc thì thường có rất nhiều cơ hội có thể tung ra những tin đồn thất
thiệt tới tiền đồ của người khác. Khi bạn bắt đầu nói về những chuyện này, thì trước
hết nên nghĩ xem. Cho dù là “đổ dầu thêm mỡ”, hay nội dung đó là thật, thì một khi
đã nói ra đều có thể gây tổn hại tới người khác.
Người khoẻ nó thông thường đều rất giỏi tìm ra chủ đề nói chuyện có người nói:
“Trong cuộc nói chuyện, phải học được các bản lĩnh nặn ra câu chuyện”. Cái gọi là
“nặn ra câu chuyện” chính là “tìm ra chủ đề”. Viết văn, nếu có 1 đề cương tốt thì
mạch văn sẽ luôn tuôn trào, ngoáy một cái là xong; Nói chuyện, nếu có một chủ đề
hay, thì có thể làm cho câu chuyện hoà hợp tự nhiên hơn. Chủ đề hay là cầu nối đầu
tiên cho sự giao lưu, là cơ sở để đi sâu tâm tình, là mở đầu của mọi tình cảm tuôn trào.
Tiêu chuẩn của chủ đề hay là: ít nhất có một phía quen thuộc, có thể nói; mọi người
đều thích thú, thích nói; có khả năng mở rộng bàn luận, dễ nói.

Vậy, làm thế nào để tìm chủ đề đây?
Đối diện trước nhiều người là, nên chọn những chủ đề mà mọi người cùng quan
tâm, chiếu thẳng chủ đề vào trọng tâm hưng phấn của mọi người. Những chủ đề loại
này chủ đề mọi người. Muốn nói, thích nói, lại còn có thể nói một cách tự nhiên liên
tục, dẫn đến mọi người đều có thể bàn tán tranh luận.
Mượn dùng những tư liệu nào đó từ lúc này, nơi đó, người nọ một cách khéo léo để
làm chủ đề, mượn đó để bắt đầu câu chuyện. Có người giỏi về mượn tên tuổi, quốc
tịch, tuổi tác, trang phục, nơi ở… của đối phương làm chủ đề để nhập cuộc trong lúc
cao hứng, sẽ có thể có hiệu quả tốt. Ưu điểm của cách “nhập cuộc khi cao hứng” là
khá linh hoạt tự nhiên, điểm mấu chốt là cần phải có tư duy nhạy bén, có thể liên
tưởng mọi việc.
Ném một hòn đã xuống sông, để tìm hiểu xem độ sâu của con sông, sẽ có thể qua
cầu một cách chắc chắn; khi nói chuyện với người lạ, trước hết hãy đưa ra một vài vấn
để kiểu “ném đá”, sau khi hơi hiểu một chút hãy nói chuyện một cách có mục đích và
một cách tự nhiên. Nếu là ở những nơi đông vui thấy ngồi bên cạnh mình là một
người lạ, thì càng có thể đưa ra các câu dò hỏi kiểu “ném đá”: “Bạn với chủ nhà là
đồng hương hay bạn cùng lớp?” Cho dù là nửa câu trên hay nửa câu dưới đúng đều có
thể tiếp tục cùng đối phương trò chuyện.
Hỏi rõ sở thích của người lạ, dựa vào sở thích để hỏi thì có thể vào đề một cách dễ
dàng. Nếu như đối phương thích cờ tướng, thì có thể lấy đó làm chủ đề; bàn về hứng
thú của việc đánh cờ, cách chơi của xe, mã, pháo… Nếu như bạn biết sơ sơ về đánh
cờ thì quả là hợp rồi. Còn nếu bạn không hiểu lắm về đánh cờ thì đấy cũng chính là cơ
hội để bạn học tập, có thể chăm chú lắng nghe, đưa ra câu hỏi mở rộng tầm nhìn.
Có rất nhiều cách để đưa ra chủ đề, chẳng hạn cách “mượn chuyện làm chủ đề”,
cách “tức cảnh xuất đề”, cách “vào đề từ cảm xúc”… Có thể dẫn dắt câu chuyện một
cách khéo léo bắt đầu từ việc nào đó, tình cảm nào đó. Mục đích là lôi kéo câu chuyện
của đối phương.
Xem kỹ lưỡng tình hình, không bỏ qua các cơ hội nói chuyện, chen vào đúng lúc.
“thể hiện mình” đúng thời điểm, có thể làm cho đối phương hiểu rõ mình.
Nói chuyện là hoạt động giữa hai bên, chỉ tìm hiểu đối phương, mà không để cho

đối phương tìm hiểu mình là việc rất kho khi giao tiếp. Người nào có thể “chen vào”
cuộc nói chuyện của bạn một cách thành công, thì hai bên sẽ càng thân mật hơn. Chen
vào đúng lúc, có thể chủ động thể hiện những hiểu biết của mình trước đối phương,
trên thực tế phù hợp nguyên tắc “Hỗ trợ lẫn nhau” chính là nền móng cho việc “tâm
đầu ý hợp”.
Tìm vật trung gian giữa mình với người lạ, để từ đó tìm ra tiếng nói chung, rút
ngắn khoảng cách của hai bên. Chẳng hạn gặp 1 người là trong tay đang cầm một vật
gì đó, có thể hỏi: “Đây là cái gì?… xem ra anh là một chuyên gia trong lĩnh vực này
rồi. Đúng lúc tôi có một câu hỏi muốn thỉnh giáo anh.” Việc này tỏ rõ sự thích thú sâu
sắc với đối phương, thông qua vật trung gian tạo nên cái tôi thể hiện trong họ, nói
chuyện cũng sẽ dễ dàng hơn.
Đối tượng chúng ta bàn đến là các loại người trong xã hội, có độ tuổi, giới tính,
tính cách, tính nết khác nhau. Mỗi người có một luồng tư tưởng kiến thức khác nhau.
Cái gọi là cha mẹ sinh con trời sinh tính. Mỗi người có những địa vị khác nhau, cách
nhìn về cùng một sự vật sự việc cũng khác nhau, khả năng nói chuyện cũng cần dựa
trên địa vị, thân phận, văn hoá trình độ, thói quen ngôn ngữ. Chẳng hạn trong cuộc
sống hàng ngày, các cách nói chuyện giữa lớp trẻ với lớp người thế hệ trước (hoặc cấp
trên), đối với người lạ và kẻ tri âm tri kỷ, hay đối với người khác giới đều phải chú
trọng đến chừng mực, nghĩ đến trình độ tiếp nhận của người nghe.
Ví dụ có hai câu nói như thế này:
- Việc này bạn sai rồi, hãy đi xin lỗi người ta đi.
- Việc này chúng ta cũng đã sai rồi, tốt nhất là nói rõ với người ta đi.
Hai câu nói thực ra là cùng một ý, nhưng câu trên thì nói ra khá thẳng thắn, lời lẽ
mang tính khuyên răn, khá hợp với lớp người trước nói với thế hệ sau (chẳng hạn thầy
giáo nói với học sinh) hoặc giữa những người tri âm tri kỷ nói với nhau. Câu thứ hai
thì khéo léo hơn nhiều, chẳng hạn như về cách vận dụng ngôn ngữ cũng rất khéo léo.
Anh ta không gọi thẳng đối phương là “bạn” mà dùng “chúng ta”. Thực ra người nói
không nhất định xoáy vào việc này, chỉ là để làm cho câu nói tế nhị hơn hoặc thể hiện
sự quan tâm thân mật của mình với đối phương. Ngoài ra còn nói lời “xin lỗi” thành
“nói rõ”, cũng là để tránh né việc sử dụng những từ mang tính khích động, khiến cho

người nghe dễ dàng chấp nhận. Có thể thấy, cách nói sau cũng là lời khuyên, nhưng
không phải là khuyên răn, phần nhiều là ý thỉnh cầu, khá hợp với kẻ hậu sinh nói với
bậc tiền bối. Đối với những người không qua thân thiết hoặc đối với những người có
lòng tự trọng đặc biệt thì nói như thế này cũng rất hợp lý.
Nói chuyện nhất định phải chú ý tới đối tượng. Tục ngữ có câu: “Tuỳ cơ ứng biến”.
Nói chuyện mà không chú ý đến đối tượng thì không những không đạt được mục đích
nói, mà còn có thể làm tổn thương đối phương. Ngược lại, hiểu hoàn cảnh của đối
phương, thì cho dù có những lời lẽ to tát đến đâu, cũng không thể tổn hại đến đối
phương được.
Chẳng hạn, nói chuyện với cấp trên hoặ bàn bạc công việc thì cố gắng sử dụng ngữ
khí mang tính chất “thỉnh giáo”. Thỉnh giáo cách làm việc, học tập kinh nghiệm của
cấp trên, anh ta sẽ cảm thấy bạn tôn trọng anh ta, kính nể anh ta. Cho nên, trong công
việc cho dù là đã hiểu hết thì cũng phải giả vờ có chỗ còn chưa rõ, sau đó chủ động
hỏi cấp trên: “Về việc này”, tôi vẫn chưa hiểu lắm, phải làm như thế nào? hoặc “Việc
này theo tôi thì cách làm như thế này khá hay, không biết ngài còn cao kiến nào khác
không?”
Cấp trên nhất định sẽ rất vui: “ồ! Cứ làm như vậy đi!” hoặc “chỗ này anh nên để ý
một chút nhé!” hoặc giả “về cơ bản thì như thế này là được rồi!”. Cứ như vậy, chúng
ta không những giảm đi những sai sót, mà cấo trên cũng sẽ cảm thấy được giá trị của
bản thân, có được sự giúp đỡ và ủng hộ của họ, thì mọi chuyện về sau sẽ dễ dàng xoay
sở hơn nhiều.
Dân gian đã tổng kết nên cách xử sự với những người có thân phận khác nhau:
“Khi nói chuyện với cấp trên thì phải dùng những từ ngữ đặc biệt để làm dung động
họ, nói chuyện với cấp dưới thì phải dùng những lời lẽ thân mật dễ thuyết phục họ.”
Trong “Luận ngữ” có nói về một chuyện như thế này: Có một lần Tử Lộ hỏi Khổng
Tử: “Đã học lễ nhạc rồi thì có thể hành đạo được chưa?” Khổng Tử nói: “Bố mẹ vẫn
còn, làm sao có thể hành đạo được đây: Trước hết hãy nghe ý kiến của nọ mới được.”
Sau đó khi bàn về vấn đề này Khổng Tử lại nói: “Tốt rồi, đã học được lễ nhạc, thì nên
lập tức hành đạo đi thôi!”, có một học sinh tên là Công Tây Hoa còn mơ hồ về vấn đề
này liền thỉnh giáo Khổng Tử. Khổng Tử nói: “Đối với người này bình thường hay sợ

sệt, cần phải cổ vũ anh ta mạnh dạn hơn. Còn đối với những người mạnh mẽ dũng
cảm như Tử Lộ, có phần lỗ mãng, thì nên làm cho anh ta bình tĩnh một chút.” Khổng
Tử có thể giảng dạy theo năng khiếu, mỗi người nói một cách khác nhau, đấy là điểm
kiệt xuất của nhà giáo dục lỗi lạc.
Khi nói chuyện không những cần phải chú ý đến thân phận địa vị của đối phương,
mà còn quan tâm đến đặc điểm tính cách của đối phương, dựa trên từng đặc điểm
khác nhau của họ để áp dụng các cách nói khác nhau, như vậy mới có thể tiện cho
việc giải quyết các vấn đề. Chẳng hạn, đối phương có tính cách hào phóng, thì có thể
nói toạc móng heo; còn đối với những người chậm chạp, thì lại phải từ tốn hơn; Nếu
như đối phương là người có tính cách đa nghi, thì tránh cách nói thẳng, nên uyển
chuyển trong lời nói, làm cho họ hơi thắc mắc nghi ngờ…
Quỷ Cốc Tử đã từng nói: “Nói chuyện với người thông minh thì phải dựa vào học
thức sâu rộng; Nói chuyện với người có học thức sâu rộng thì phải dựa vào năng lực
diễn giải trình bày; nói chuyện với người có địa vị cao quý thì phải có thái độ ngưỡng
vọng; Nói chuyện với người giàu có thì ngôn từ phải hào phóng; Nói chuyện với
người nghèo thì phải khéo léo; Nói chuyện với người có địa vị thấp thì phải kiêm tốn
lễ phép; Nói chuyện với người dũng cảm thì không được nhát gan; Nói chuyện với kẻ
ngu đần thì có thể sắc sảo.”
Đối với những người trẻ tuổi thì áp dụng những ngôn từ có cánh; Đối với người
trung niên, thì phải nói rõ sự lợi hại, để cho họ suy xét; Đối với người già phải có
khẩu khí thương lượng, cố gắng thể hiện thái độ tôn trọng.
Trước ngày giải phóng, Đồng chí Trần Duyên đã đọc trong một bản báo cáo:
“Chúng ta tràn đầy niềm tin có thể biết trước, giải phóng toàn bộ Trung Quốc không
cần phải trong thời gian lâu nữa! Thượng Hải đã sắp được giaỉ phóng (Tiếng vỗ tay
dưới hội trường vang lên như sấm dậy), chỉ vài ngày sau (nói bằng tiếng Thượng Hải
cứng nhắc) mảnh đất này đã có thể rạng ngời ánh sáng rồi!”(Dưới hội trường không
ngớt tiếng cười). Những lời nói như vậy được thể hiện hùng hồn trong hoàn cảnh xã
hội và trường hợp cụ thể như vậy, không những hóm hỉnh và còn có tác dụng cổ vũ
lòng người.
Đối với những người sống ở những nơi khác nhau, áp dụng nối khuyên bảo cũng

phải có phần khác biệt. Ví dụ, với người miền Bắc Trung Quốc thì nên có thái độ
phóng khoáng, còn với người miền Nam thì lại cần phải tỉ mỉ một chút.
Sự giáo dưỡng văn hoá của một người có quan hệ mật thiết với khả năng lý giải
ngôn ngữ. Điều này yêu cầu khi nói chuyện cần phải giỏi dựa vào trình độ kiến thức
của đối phương để biểu đạt những câu nói phù hợp. Nếu như không để ý đến đối
phương, tuỳ ý dùng từ, thì sẽ không thể có được kết quả tốt. Ví dụ, một đứa bé học ở
lớp mẫu giáo lớn, thấy mẹ mời khách ở lại dùng cơm, cũng kéo áo người khách lạ
không cho đi. Người khách liền hỏi đứa bé có cái gì ngon để “tiếp đãi” không, đứa bé
chỉ đứng ngây ngước mắt nhìn mẹ. Người khách vội vàng sửa lại câu nói: “Cháu có
cái gì ngon không?” lúc này đứa bé mới trả lời liền một hơi “Sôcôla, bánh quy, kẹo
sữa…”. ở đây sử dụng từ “ngon không” để thay cho từ “tiếp đãi”, chính là để phù hợp
với trình độ kiến thức của đứa bé. Thông thường mà nói, đối với những người có trình
độ văn hoá thấp thì phương pháp dùng từ phải đơn giản rõ ràng, sử dụng nhiều những
từ ngữ và ví dụ cụ thể; đối với những người có trình độ văn hoá cao, thì lại áp dụng
những cách nói lý giải trìu tượng hơn.
Phàm là người có hứng thú sở thích, thì khi bạn nói đến những chuyện liên quan
đến sở thích của họ, thì hứng thú của họ cũng nổi lên. Đồng thời, vô tình cũng tạo ra
cho bạn cảm giác thấy thích thú. Do vậy, nếu như có thể bắt đầu từ đây, ta có thể tạo
được một nền tảng tốt đẹp cho cuộc nói chuyện.
Trước giải phóng, Mao Trạch Đông đến viếng thăm một vị hàn lâm già họ Lưu ẩn
cư trong núi, sau đó tặng một bài thơ: “Phiên sơn độ thuỷ chi danh quận, Trúc thượng
thảo lý yết học tôn; Đồ kiến bạch vân như tinh hải, Tiêm y chấn lộ tẩm nga thân.” Hai
câu đầu viết về con đường đến bài kiến họ tôn, câu thứ ba ngầm chỉ Cụ Lưu thoát khỏi
mọi sự đời, để sống một cuộc sống ẩn cư trong núi, câu cuối là viết rõ hoàn cảnh đang
đói khi đó của ông, cũng là ngầm chỉ mục đích đến viếng thăm.
Vị hàn Lâm họ Lưu vừa nhìn thấy thơ đề, liền cảm thấy rất khâm phục khẩu khí
của Mao Trạch Đông, không chỉ tiếp đãi rất chu đáo, mà còn đưa cho Mao Trạch
Đông rất nhiều vàng ròng. Bằng tài năng của mình Mao Trạch Đông đã đạt được mục
đích của mình một cách thuận lợi.
Nói chuyện cần phải có trình độ. Vậy “trình độ” ở đây chủ yếu thể hiện ở những

mặt nào? Một là phải nói có sức thuyết phục, nói không thuyết phục, nói không rõ,
người khác có thể hiểu nhầm, không hiểu hết, hiểu sai đi dụng ý chân thật của bạn,
những ý nghĩ hoặ yêu cầu mà bạn đưa ra cũng không được người ta coi trọng và chấp
nhận, không những không xong việc, mà còn không được người khác ủng hộ, như vậy
thì làm sao mà có thể có được người khác ủng hộ, như vậy thì làm sao mà có thể có
được tán thưởng và thân thiện của người khác đây? làm sao có được sự hữu hảo và
tôn trọng của người khác đây? Hai là nói quá chừng mực cũng không được, yêu cầu
quá cao, ngôn từ quá sắc sảo, để cho người khác không vui khi nghe, cảm thấy bạn
không biết đến cái chung, không hiểu phép tắc, những người như vậy thường bị người
khác cảm thấy khó gần. Chú trọng chừng mực là một kiểu nghệ thuật ăn nói rất quan
trọng, nói chuyện có chừng mực hay không có mối quan hệ rất lớn đến sự thành bại
trong công việc của chúng ta.
Bất kỳ người nào khi nói chuyện luôn thể hiện suy nghĩ tình cảm của mình với
người khác bằng thân phận nhất định. Muốn làm cho cuộc nói chuyện giữa đôi bên có
được kết quả như mong muốn, thì ngoài việc phải ý thức được đối tượng ra, còn phải
ý thức được thân phận của mình, giữ được bản sắc cái tôi cá nhân mình. Chẳng hạn
báo cáo công việc với cấp trên bởi thân phận của cấp dưới, thì cần phải có thái độ
đúng đắn, chú ý đến tính nghiêm túc trong ngôn từ và phải lễ độ lịch sự. Khi nói
chuyện với người thân bạn thân thì nên thân mật, tự nhiên, không nên quá coi trọng
“tất cả phải đúng đắn”, nếu không sẽ gây ra vẻ ngượng gạo, khó gần. Nói chuyện mà
không để ý đến thân phận địa vị, thì người nghe sẽ luôn cảm thấy khó nghe thậm chí
còn tạo ra ác cảm, điều này tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc chuyện trò.
Chọn lựa cách nói cần phải phù hợp với thân phận vai vế của mình và nên làm
được những điểm sau:
1) Địa vị thân phận cần phải phù hợp với cách xưng hô và khẩu khí. Trong quá
trình nói chuyện giao tiếp, thân phận còn được thể hiện ở ngữ khí ngôn từ. Trên tờ
“Nhật Báo nhân dân” viết: “Một nhà doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến toàn quốc vì
cải cách, trong một lần thay mặt công ty đàm phán với một giám đốc khác, thái độ
đủng đỉnh. Còn mới gặp mặt dù nói một cách rất lịch sự:” “Tôi bận qúa, chỉ có thể
giành một chút ít thời gian để tiếp kiến ngài”. Câu nói vừa dứt khỏi miệng, tất cả mọi

người có mặt đều ngạc nhiên. Vị giám đốc kia cũng cảm thấy không hài lòng, một vụ
làm ăn thấy trăm nghìn tệ, đã bị phá sản bởi một câu nói. Giám đốc bàn chuyện làm
ăn, địa vị của hai bên là tương xứng, thái độ đủng đỉnh là không lịch sự, còn những tín
hiệu ngầm trong ngữ khí như “Tôi quả thực bận quá”, “tiếp kiến” lại là: Kiêu ngạo và
lên mặt nạt người.
2) Chọn lựa cách nói cần phải phù hợp với hoàn cảnh. Một ca sĩ nổi tiếng nhận lời
mời làm khách quý tại Trường Sa, dẫn chương trình biểu diễn văn nghệ cứu trợ thiên
tai. Khi tiết mục đang được tiếp tục, thì thấy cô ta cầm micro nói: “Buổi thi tiếng hát
truyền hình do đài truyền hình trung ương tổ chức lần đó, tôi đã cho những tuyển thủ
“người nhà” số điểm cao nhất, lần sau họ đến Bắc Kinh dự giải, tôi vẫn muốn cho họ
số điểm cao nhất”. Những lời như vậy chẳng khác là làm tăng thêm nỗi ngờ vực của
mọi người. Nếu như nói những câu đấy với “người nhà” trong trường hợp riêng tư thì
là chuyện thường tình, còn tại biểu diễn nghiêm túc như thế này, thì những lời nói đó
lại là vấn đề đánh giá cho điểm ở một cuộc thi lớn nghiêm túc và trang trọng, những
ngôn từ nặng về “cảm tình” hay nghiêng về “lý trí” như vậy, sẽ làm cho người khác
không khỏi nghi ngờ. Là một vị giám khảo thì sự công bằng nằm ở đâu?
3) Ngôn ngữ giao tiếp cần phải chú ý đến tính thời gian và không gian hành vi
ngôn ngữ. Trong các trường hợp giao tiếp khác nhau, thì có các ngôn từ khác nhau để
thể hiện, không thể biến nguyên tắc cơ bản của việc thể hiện ngôn ngữ thành công
thức cứng nhắc. Có một câu chuyện cảm động giữa Vương Chấn và nhà thơ Ngải
Thanh được đăng trên tạp chí văn học, một vài lần nói chuyện giữa hai người đều
trong những trường hợp đặc biệt và cần phải có hình thức ngôn ngữ đặc biệt để thể
hiện. Thời kỳ sau năm 1957, Vương Chấn tìm đến Ngải Thanh một nhà thơ bị coi
nhầm là của phái cánh hữu, vừa gặp mặt đã nói: “Lão Ngãi, tôi vừa quý anh vừa ghét
anh! Anh không phản đối chủ nghĩa xã hội, anh bảo vệ chân lý mà! tách khỏi diễn đàn
văn nghệ, đến chỗ chúng tôi đi!”. Sau khi Ngải Thanh đến định cư ở Mật Sơn Tân
Đoàn của Vương Chấn thì Vương Chấn thành thật và nghiêm túc nói với Ngải Thanh:
“Lão Ngải à! Nếu như anh làm không tốt, thì tôi sẽ mắng anh. Đợi khi tôi chết đi rồi
anh sẽ lại viết văn mắng tôi!” Những lời này đều là những câu nói thầm sau lưng.
Cách nói giữa chốn đông người lại không phải như vậy. Ngải Thanh vừa mới đến Mật

Sơn, tham dự Đại hội cổ động tiến công, Vương Chấn đã đứng lên nói với mọi người:
“Có một nhà thơ lớn- Ngải Thanh, các bạn có biết không? Anh ta cũng đến đây, anh ta
là bạn của tôi. Anh ta muốn ca ngợi các bạn, có hoan nghênh anh ta không!”, còn có
một lần, không có Ngải Thanh bên cạnh, Vương Chấn nói với Lãnh đạo nông trường:
“Về chính trị cần phải giúp đỡ anh Ngải. Mau chóng để anh ta quay về với Đảng. Phải
làm cho anh ta gần gũi với quần chúng, hiểu hơn các chiến sĩ”. Hai lần nói chuyện lần
trước đều là trong trường hợp trò chuyện cá biệt, ngôn từ của Vương Chấn vừa có
niềm tin lại vừa mang tính phê bình, vừa cổ vũ, lại vừa có yêu cầu nghiêm túc, nhưng
cũng không thiếu sự chân thành thẳng thắn giữa bạn bè. Hai ví dụ sau, hoàn cảnh giao
tiếp là người được nói đến không có mặt hoặc giữa quảng đại quần chúng. Ngôn từ
càng nhiệt tình, quý trọng và giúp đỡ bao nhiêu, thì đối với Ngải Thanh lúc bấy giờ
như cá gặp nước, làm cho Ngải Thanh luôn trong tâm trạng ổn định, anh ta cảm thấy
mình đã “Bắt đầu cuộc sống mới”. Có thể thấy, vị tướng quân này cũng là một người
cao thủ với tài ăn nói dựa trên hoàn cảnh tình huống khác nhau để có những ngôn từ
phù hợp.
Tự mình giới thiệu là một cách trong giao tiếp xã hội. Do mục đích, yêu cầu khác
nhau của công việc, thì mức độ phức tạp, đơn giản của việc giới thiệu mình cũng có
phần khác biệt.
Trong một số tình huống, nội dung để mình giới thiệu rất đơn giản, chỉ cần nói rõ
tên tuổi, thân phận, mục đích và yêu cầu là được. Ví dụ một nhân viên kinh doanh của
công ty kiến trúc nào đó đi mua vật liệu sắt. Vừa bước vào cửa phòng tiêu thụ, anh ta
đã nói ngay với một người đang ngồi trong văn phòng. “Chào anh! Tôi là nhân viên
của công ty kiến trúc đến đây để mua thép xây dựng, hy vọng anh có thể giúp đỡ.”
Vừa nói vừa đưa ra giấy giới thiệu. Người kia xem qua tờ giấy giới thiệu một lát, liền
nói: “Tôi là Lý Lai Thuận, là nhân viên kinh doanh của công ty, chúng ta ngồi xuống
nói chuyện một lát.” Thông qua lời giới thiệu đơn giản như vậy, cánh cửa mua bán vật
liệu đã được mở toang, cuộc nói chuyện đã có một sự khởi đầu hết sức tốt đẹp.
Trong một số tình huống khác, nội dung để mình giới thiệu lại cần phải tường tận
một chút, không chỉ cần nói rõ tên tuổi, thân phận, mục đích, yêu cầu, mà còn phải
giới thiệu kinh nghiệm, học lực, tính cách, chuyên môn, sở trường, khả năng, sở thích

của mình. Để làm cho đối phương tin tưởng, đôi khi còn cần phải đưa ra một vài dẫn
chứng cụ thể. Vài năm gần đây, có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện tuyển người, mời
thầu công khai. Người tham gia đấu thầu cần phải làm việc là giới thiệu chi tiết về bản
thân mình với người phụ trách của đơn vị mời thầu. Dưới đây là bản giới thiệu về
mình cho xưởng bán dầu xe xxx.
“Tôi là xxx, tôi tốt nghiệp khoá 1966 chuyên ngành chế tạo máy móc đại học công
nghiệp. Từ năm 1981, tôi làm kỹ thuật viên trong phân xưởng bơm dầu của hàng chế
tạo ô tô xx, phụ trách kiểm tra chất lượng sản phẩm. Năm 1980 được thăng làm kỹ sư.
Từ năm 1983, đấu thầu xưởng sửa chữa lắp ráp ô tô cho đến nay. Trong những năm
này, tôi luôn nghiên cứu các kỹ thuật tiên tiến về mảng chế tạo máy móc trong và
ngoài nước, rất thành thạo về chủng loại sản phẩm, quy cách, mã số, chất lượng, lưu
trình công nghệ, kinh doanh bơm dầu ô tô, có kinh nghiệm quản lý nhất định. Tôi năm
nay 45 tuổi, đang trong thời kỳ sung sức và rất muốn làm công việc này. Tư tưởng
khá phóng khoáng, rất có hứng thú với việc cải cách thể chế kinh tế hiện nay. Về các
vấn đề trên, nếu cần thiết các bạn có thể kiểm tra. Tôi là người làm việc quyết đoán,
mạnh dạn. Chỉ cần cho tôi 10 ngày, tôi sẽ có thể nắm rõ tình hình trong xưởng, đưa ra
phương án làm việc cụ thể, và những tiêu chí lợi nhuận kích thích sản xuất.” Đây là
một bản giới thiệu về bản thân khá tường tận và có sức thuyết phục, do đó đã đạt được
sự tin cậy bước đầu của đơn vị mời thầu, tạo điều kiện tốt có việc trúng thầu về sau.
Trong tình huống nào thì làm bản giới thiệu bản thân đơn giản, trong tình huống
nào thì làm bản giới thiệu bản thân tường tận, là điều không được quy định, chỉ có thể
dựa vào tình hình cụ thể để định ra. Thông thường, những giới thiệu liên hệ công tác
thì nên ngắn gọn; còn những giới thiệu liên quan đến mục đích lớn thì nên tường tận
hơn.
Ngôn từ chân thật không hào nhoáng là thể hiện một tấm lòng chân thành, là sự tỏ
rõ tình cảm tốt đẹp. Do đó, vẻ đẹp chân thật trong ngôn từ luôn có từ thái độ làm việc
thường ngày. Lời nói ngay thẳng cất lên từ đáy lòng thường là cách đối nhân xử thế
chân thật nhất, nói lên cũng rất tự nhiên. Cổ ngữ có câu: “Kỳ hành dã chính, kỳ ngôn
dã chấp”, chính là nói con người với thái độ chân thành, luôn là tiền đề của vẻ đẹp
chất phát trong ngôn từ. Nó còn thể hiện ở cá tính, nên thể hiện thế nào thì thể hiện

như vậy, hoặc nghiêm túc, hoặc hài hước, hoặc ngay thẳng, hoặ uyển chuyển, chỉ cần
bắt nguồn từ đáy lòng thì bản sắc vẫn còn đó.
Có người hễ mở miệng ra là “đương nhiên”, “tuyệt đối”, độc đoán đến kinh người.
Như vậy, thì người khác sẽ chẳng còn lời nào để nói nữa. Có người nói, độc đoán là
liều thuốc độc của câu chuyện, câu nói này hoàn toàn đúng. Ai cũng không muốn nói
những câu như vậy với người khác. Cho dù là cùng một từ, sau khi đã được mài dũa
cũng có sự khác biệt về mức độ, như “tất cả”, “căn bản”, “đa số”, “một số”, “phàm
là”, cần phải dựa vào thực tế để chọn lựa, tuyệt đối không được lơ là. Nói “bộ phận”
thành “tất cả”, nói “có thể” thành “khẳng định”, sẽ làm cho mình rơi vào thế bị động,
trên thực tế là một kiẻu “khoa trương thanh thế”.
Đương nhiên, nhấn mạnh “Sự chân thật không hào nhoáng của ngôn từ” không có
nghĩa là phản đối sự súc tích. Sự súc tích trong câu truyện là một kiểu nghệ thuật. Cố
tình ẩn dấu phần quan trọngh nên nói lại, hoặc nói làm sao không lộ ra, lại có thể làm
cho người ta hiểu được ý nghĩa của mình, đây chính là nói về cái gọi là “ngôn tại ý
ngoại”.
Cho nên nói, sự súc tích là nghệ thuật nói chuyện; là bởi vì nó đã thể hiện được sự
tin cậy đối với sức tưởng tượng và sự hiểu biết của người nghe. Nếu như người nói
không tin tưởng vào sức tưởng tượng phong phú của người nghe, phơi bày tất cả ý của
mình ra, thì đây lại là sự nông cạn sơ sài, ngôn từ nhạt nhẽo vô vị có thể khiến cho câu
chuyện kém hấp dẫn, thậm chí có thể làm cho người ta bực tức.
Từ trước tới nay chúng ta luôn đề cao vẻ đẹp của những câu nói thật lòng. Ngay
trong “Hàn Phi Tử - Ngoại Chủ thuyết tả thượng ” đã nói đến câu chuyện Tăng Tử
dạy vợ, còn mãi lưu truyền tới nay. Tăng Tử đã hành động theo lời nói đùa của vợ,
anh ta đã giết lợn để thực hiện lời hứa làm cho con cái tin tưởng bố mẹ. Vợ của Tăng
Tử chưa chắc cố ý lừa con, tuy Tăng Tử biết là dại dột, nhưng vẫn kiên quyết không
để cho vợ nói dối với con cái.
Sự khoe mẽ khoác lác cũng gần giống với tính chất của lời nói dối. Nó không
những không làm hay thêm chủ đề câu chuyện, mà ngược lại còn vấy bẩn câu chuyện
và quan điểm của bạn. Mặc Tử Tăng hay nói với học sinh, nói nhiều quá sẽ giống như
những con ếch trong ao, kêu suốt cả ngày lẫn đêm, làm khô cả họng mà lại không

được môt ai chú ý đến nó. Tuy nhiên con gà trống trong chuồng, chỉ gáy vào mỗi buổi
sáng sớm thì lại khiến cho người khác phải lắng nghe. Nói chuyện cũng giống như
vậy, những lời nói thừa lải nhải suốt cả ngày cũng chẳng bằng một vài câu nói rõ ràng
ngắn gọn súc tichs. Quan niệm về thời gian của con người hiện đại cũng đã tăng lên,
những lời nói thừa chỉ làm trôi đi thời gian quý báu của người khác, Phái nói là một
sự lãng phí đáng tiếc.
Nói chuyện nếu như không có chừng mực, chỉ cốt là mình vui vẻ thoải mái nói
những lời giả tạo, khoe mẽ thì cũng chẳng khác nào mua vui cho người khác.
Các cháu bé phần lớn đều thích thổi bong bóng, những bong bóng được thổi ra
dưới ánh nắng mặt trời lấp lánh những màu sắc rực rỡ, đẹp diệu kỳ. Từng bong bóng
ngũ sắc được thổi lên bay ba trong gió rồi vỡ vụn ra trong không gian. Cho nên người
ta cũng thường ví von câu nói suông như là thổi bong bóng, thật là một cách ví dí
dỏm. Đối với những câu nói êm tai, mê hoặc, nhưng lại không hề có nội dung thực tế
thì sớm hay muộn cũng bị tan vỡ như bong bóng xà phòng.
Mục đích của nói chuyện là sự giao lưu, truyền đạt tình cảm. Do đó, luôn phải để
cho mọi người biết trong lòng bạn muốn diễn đạt điều gì. Chỉ cần mở miệng, cho dù
là nói tràng giang đại hải, hay chỉ một vài câu, cho dù là chủ đề trên trời dưới bể hay
chỉ hỏi han vài câu đều phải làm cho người ta hễ nghe là hiểu, đặc biệt là những câu
chuyện dài.
Một số người quen với việc sử dụng những câu nói rập khuôn. Nói đi nói lại cũng
chỉ vài câu, mà không có tính sáng tạo trong câu nói, thì sẽ trở nên nhàm chán.
Khi Marry phải chịu đựng cuộc phẫu thuật cắt bỏ khối u vú, người nhà của cô đều
ủng hộ và chăm sóc cô. “Mẹ thay tôi chăm sóc con cái, em gái thay tôi đi chợ mua đồ,
chồng tôi đều đến thăm tôi mỗi ngày”, cô nói “nhưng vài người bạn thân nhất của tôi,
dù là biết tôi đã trải qua phẫu thuật cũng không hề đến thăm tôi. Rốt cuộc thì họ cũng
đến, nhưng cũng chỉ vài câu chuyện vô vị mà tuyệt nhiên không đả động đến căn bệnh
của tôi, dường như họ coi như không hề xảy ra chuyện gì. Tôi cảm thấy thật buồn.”
Khi người quen của chúng ta gặp chuyện không may, phản ứng của chúng ta luôn
không được khéo cho lắm. Chúng ta chỉ nói ra những lời mà họ không muốn nghe,
làm cho họ buồn tủi. Khi họ cần đến chúng ta, chúng ta lại không ở bên cạnh họ;

hoặc, chính là khi chúng ta gặp mặt họ, chúng ta lại cố ý né tránh chủ đề nhạy cảm
này. Cho dù là chúng ta không hề có ý vô lễ hoặc thờ ơ với họ, vậy tại sao khi chúng
ta thật sự muốn giúp đỡ họ chúng ta lại thể hiện như vậy?
Đa số trong chúng ta đều từng trải qua những chuyện như vậy. Chính là việc vô
tình nói ra một câu không đúng, mà không thể rút lại được. Làm thế nào mới có thể có
được những câu nói hợp lý khi một người nào đó đang gặp khó khăn? Tuy không có
quy tắc nhất định, nhưng có một vài cách có thể làm cho chúng ta cân nhắc vấn đề và
đưa ra những phản ứng vừa khéo léo chân thành nhất.
Không nên mượn cớ bạn gặp chuyện không may, mà nói ra chuyện từng trải đại
loại như vậy của bạn. Nếu như bạn chỉ nói: “Tôi là người đã từng trải qua, tôi hiểu rõ
được tâm tư của bạn”. Điều này tất nhiên chẳng có can hệ gì. Tuy nhiên bạn không thể
nói: “Sau khi mẹ tôi mất, tôi đã không ăn gì trong một tuần”. Mỗi niềm đau của mỗi
người là khác nhau, cho nên bạn không thể biểu hiện tình cảm của mình một cảnh
cứng nhắc.
Họ chỉ biết nói những câu đại loại như: “Đừng lo lắng nữa, chỉ một lát là đỡ thôi.”
Rõ ràng là những câu nói như vậy không hề thực sự mà người bệnh lại cũng biết
được.
“Khi bạn đến bệnh viện thăm người bệnh, nói chuyện cần phải sát với thực tế, tuy
nhiên cố gắng thể hiện sự lạc quan”, “cô ta nói, chẳng hạn “Bạn cảm thấy thế nào?”
và “có gì tôi có thể giúp được không?” Những câu này luôn thể hiện sự khéo léo. Cần
phải để cho người bệnh biết là bạn đang quan tâm đến họ, khi họ cần thì bạn có thể
giúp đỡ họ. Không nên sợ hãi khi tiếp xúc với họ. Chỉ cần quạt mát hoặc đỡ cho họ
một chút cũng có thể có tác dụng an ủi nhiều hơn ngàn lời nói.”
“Khi tôi bị ngã gãy xương sống, cảm thấy cuộc sống dường như không thể kiểm
soát được nữa”, một người đã li dị và có một đứa bé gái đau khổ nói “về sau hàng
xóm đều lần lượt thay tôi đẩy xe, làm cho tôi có thể lên xuống dễ dàng.”
Ở mặt khác, nếu như sự đau khổ của một người bạn dường như sâu sắc hoặc trong
thời gian dài, thì bạn phải cho họ biết là mình đang quan tâm đến họ. Bạn có thể nói
với họ: “Cuộc sống của bạn nhất định rất buồn. Tôi cho rằng bạn không nên một mình
đối mặt với khó khăn, hãy để tôi giúp đỡ bạn”.

Tham gia vào câu chuyện của người khác thì phải chào hỏi trước khi người khác
nói chuyện riêng, thì không nên chầu trực bên cạnh để nghe. Nếu như có chuyện
muốn nói với người nào đó, thì nên đợi người ta nói xong. Có người chủ động nói
chuyện với mình, thì ta nên vui vẻ tiếp chuyện họ. Người thứ ba tham gia vào câu
chuyện, thì nên có hành động bắt tay, gật đầu hoặc tươi cười thể hiện thiện chí với họ.
Trong câu chuyện đối phương có việc muốn dấu hoặc muốn tránh thì nên chào từ biệt
và thể hiện sự xin lỗi với đối phương.
Khi cuộc nói chuyện có quá 3 người tham gia, thì nên nói chuyện với mọi người
chứ không nên chỉ nói chuyện với một hai người mà không thèm để ý đến người khác,
cũng không nên nói với người khác những chuyện mà chỉ có hai người biết mà bỏ rơi
người thứ ba. Cho nên nếu muốn nói đến vấn đề riêng thì nên tìm lúc khác để nói.
Ở những nơi công cộng, mình nói chuyện cần phải tạo cho người khác cơ hội phát
biểu ý kiến, người khác nói cũng nên phát biểu cách nghĩ của mình đúng lúc. Cần phải
giỏi ngồi nghe đối phương nói, không được tuỳ ý ngắt lời người khác. Thông thường
không cần đề cập đến các vấn đề không liên quan đến chủ đề cần nói. Khi nói chuyện
với nhau, con mắt phải hướng về đối phương thể hiện sự chăm chú. Khi đối phương
nói, không nên nhìn trước nhìn sau, lơ là hay mắt để ý tới chỗ khác, thể hiện vẻ mặt
bồn chồn, cũng không nên cứ để ý đến đồng hồ hay vươn chân vươn tay, hay nghịch
đồ…
Đối với trường hợp nói chuyện xã giao và tiếp khách, thì thường không nên đề cập
đến những việc như bệnh tật, chết chóc, không nói những chuyện ly kỳ, rợn tóc gáy
hay chuyện bậy bạ. Thông thường không nên dò hỏi tuổi tác, tình trạng hôn nhân của
phụ nữ. Cái gọi là “gặp nam giới thì không hỏi tiền bạc, gặp phụ nữ thì không hỏi về
thân thế” cũng như vậy. Không nên hỏi trực tiếp đối phương những vấn đề đời sống
riêng tư như thu nhập, tài sản gia đình, giá cả quần áo… Nói chuyện với phái nữ thì
không nên nói họ quá béo, bồi dưỡng tốt. Những vấn đề mà đối phương không muốn
trả lời thì cũng đừng có gặng hỏi.
Nam giới thường không nên làm phiền hoặc tham gia vào câu chuyện của phái nữ.
Khi nói chuyện với phái nữ thì nên tỏ thái độ khiêm nhường cẩn trọng. Không nên
trêu trọc cười đùa quá lố. Vấn đề tranh luận cần phải hạn chế.

Thứ hai, trong câu chuyện cần phải sử dụng những ngôn từ lễ độ như: Xin chào,
mời, cám ơn, xin lỗi, tạm biệt… Trong câu chuyện xã giao, thông thường không quấy
rầy, không cao giọng biện luận, càng không được phép nạt nộ. Cho dù có tranh cãi thì
cũng không nên quát mắng, đả kích, và sau cùng còn phải bắt tay rồi mới ra về.
Mua đồ là một hành vi cuộc sống thường ngày rất đỗi bình thường. Trong thâm tâm
của chúng ta “giá rẻ” mà mua được “hàng tốt” là một phẩm chất tốt của những người
giỏi về mua bán. Tuy chúng ta không biết, cũng không thể đều giỏi về mua bán,
nhưng chúng ta vẫn hy vọng khả năng mua bán của mình được người khác thừa nhận.
Do đó, sau khi chúng ta mua một món hàng, nếu như tự mình bỏ ra 50 tệ, mà người
khác cho là chỉ cẩn 30 tệ, thì chúng ta sẽ có cảm giác tiếc rẻ, cảm thấy mình không
biết mua hàng. Nhưng khi chúng ta bỏ ra 30 tệ, mà người khác cho là cần đến 50 tệ,
thì chúng ta lại có một niềm phấn kích, cảm thấy mình rất biết mua bán. Do sự tồn tại
của tâm lý mua bán này, dự đoán xem giá cả đồ vật mà người khác mua để “tung
hứng” một cách hợp lý, thì cách nói này cũng sẽ có đất dụng võ rồi.
Khi đánh giá hàng hoá mà người khác mua, cố ý nâng cao giá cả của nó luôn làm
cho đối phương vui vẻ, tâm lý càng thoải mái.
Ví dụ, A mua một bộ comlê có kiểu dáng rất đẹp, B nắm được tình hình giá cả thị
trường, bộ comlê kiểu này thì 200-300 tệ là hoàn toàn có thể mua được. Thế là khi
đánh giá B nói: “Bộ comlê này thật tuyệt vời, e là giá của nó đến 400-500 tệ đấy nhỉ?”
A vừa nghe liền cười và vui vẻ nói: “Ông anh nói sai rồi, chỉ cần 220 tệ là tôi đã mua
được rồi!”
Cách nói của B ở đây rất khéo léo, trong tình huống anh ta không biết là A đã bỏ ra
bao nhiêu tiền để mua bộ comlê, liền cố ý nâng cao giá của bộ quần áo lên, làm cho
đối phương rất vui.
Mỗi người đều hy vọng mình mãi tre trung. Do đó, những người đã trưởng thành
thường rất nhạy cảm với vấn đề tuổi tác của mình. Chẳng hạn một chàng trai mới 30
tuổi đầu đã bị xem là một người trung niên, thì anh ta có thể vui vẻ được không?
Do người lớn phần đông đều tồn tại tâm lý sợ già, cho nên “Giảm số tuổi của người
khác” chính là cách nói làm cho người khác thích thú. Đặc trưng của cách nói này
nằm ở chỗ cố gắng nói ít hơn số tuổi của đối phương, từ đó làm cho họ cảm thấy mình

vẫn còn trẻ, và sẽ có tâm trạng thoả mãn. Chẳng hạn một người đã hơn 30 tuổi, bạn
nói anh ta chỉ khoảng 20 tuổi, một người hơn 60 tuổi, mà bạn nói họ chỉ mới 40-50
tuổi, thì lại là “sai lầm đẹp đẽ”, đối phương sẽ không cho là bạn không có con mắt
nhìn người, có phản cảm với bạn, mà ngược lại sẽ có cảm tình với bạn.
Trước hết, khi nói chuyện với người khác cách nói năng rành mạch tất nhiên là một
điều kiện tốt, tuy nhiên nếu như chỉ một mình thao thao bất tuyệt thì cũng không hay.
Nếu như khi phải nói một mạch dài, thì chí ít cũng không được để cho nghe cảm thấy
sự nhạt nhẽo vô vị. Chỉ có như vậy, mọi người mới có thể vui vẻ chỉ nghe cao kiến
của bạn. Cho dù là như vậy, cũng cần phải cố gắng nói gói gọn không lan man, bởi vì
rốt cuộc câu chuyện cũng không phải là dành cho một người độc diễn. Bạn luôn
không hy vọng mình là một người chiếm toàn bộ thời gian của người khác chứ!
Chúng ta thường bắt gặp một người khoa môi múa mép độc diễn một mình, nhưng
kiểu người này luôn làm cho người khác ghét. Để thể hiện tài năng diễn thuyết của
mình, nhưng dưới một đám người không còn đủ kiên nhẫn để nghe nữa, thì anh ta
đành phải bíu bám vào một số người nào đấy - thông thường đều là những người ít mở
mồm nhất, thỉnh thoảng nhoẻn miệng cười hay gật đầu tỏ vẻ, để cho anh ta tiếp tục
câu chuyện. Bạn không cho là, đây là những cử động khá không lịch sự không? Chẳng
nhẽ đây mà được gọi là thái độ quang minh chính đại à
Nội dung của câu chuyện, cần phải cố gắng chọn những đề tài mà người nghe yêu
thích. Nếu như chỉ nói về lịch sử, văn học hoặc chuyện quốc tế, cũng chẳng bằng nói
về những chuyện thời tiết, quần áo hay những chuyện vặt khác, làm cho người nói
người nghe cảm thấy nhẹ nhõm. Thỉnh thoảng cũng cần phải nói về các chủ đề khôi
hài. Tuy nội dung không nhất thiết có một ý nghĩa nào đó, nhưng khi tụ họp với các
kiểu người khác nhau thì những chủ đề chung là hợp lý nhất. Đặc biệt là khi đàm
phán, do thời gian kéo dài, làm cho không khí càng căng thẳng, nếu như có thể xen
vào những chủ đề thoải mái thì tất nhiên sẽ làm dịu đi cuộc nói chuyện. Trong trường
hợp này nếu như nói ra vài câu nói dí dỏm cũng chẳng phải là chuyện cấm kỵ. Chẳng
nhẽ bạn không cho rằng nói một vài câu về ăn uống hay mùi thơm của rượu cũng là
một việc làm cho người ta vui vẻ hay sao?
Lưu ý hùa theo từng đối tượng khác nhau để thay đổi chủ đề. Hãy thử nghĩ xem

bạn cũng hiểu rõ, nếu như chỉ với một thái độ giống nhau, nói về chủ đề giống nhau,
thì thật là chán ngắt. Các nhà chính trị gia có chủ đề chính trị, chủ đề của các nhà triết
học là có phần khác nhau, đương nhiên phái nữ cũng có những chủ đề thuộc về riêng
họ. Nếu là người từng trải kinh nghiệm phong phú thì tất nhiên có thể hoà nhập dễ
dàng. Có thể lựa ý hùa theo đối tượng, chọn lựa chủ đề phù hợp với đối tượng. Đây
không phải là thái độ gian ác, cũng không phải là thái độ đê hèn.
Thay đổi ngôn từ là một trong những mắt xích không thể thiếu trong mối quan hệ
tốt đẹp. Tốt nhất là có thể để ý đến không khí cuộc nói chuyện, có lúc rất nghiêm túc,
có khi lại thoải mái tuỳ ý, nếu cần thiết thì điên rồ lên một trận cũng không sao. Đây
vẫn là thái độ linh hoạt được áp dụng khi cần trong cuộc tụ họp giữa mọi người. Cho
dù là mình không hề ra sức tìm kiến chủ đề, chỉ cần đối phương không phải là người
thiếu những đức tính, thì giữa đôi bên tự nhiên thoải mái hơn trong câu chuyện rất
nhiều. Giả dụ lòng tin của bạn không đủ, chỉ luôn vòng quanh một chủ đề tẻ nhạt,
chẳng khác ngồi im lặng bên cạnh nghe chủ đề ngốc nghếch.
Cần phải cố gắng hết sức tránh né những chủ đề có thể gây ra sự đối lập về ý kiến.
Trong một tập thể có chung quan điểm, nếu như ý kiến của bạn bất đồng không sớm
thì muộn sẽ xảy ra một cuộc chiến ác liệt.
Trong cuộc tụ họp giữa chống đông người, điều tồi tệ nhất là đem tất cả chủ đề đặt
bên mình. Điểm này cần phải hết sức né tránh. Bất luận là có bao nhiêu nhân vật xuất
hiện, thì chỉ cần là bàn luận về mình một cách tự nhiên mà không để ý đến người
khác, như vậy tất yếu sẽ làm cho người khác không vui, kết quả là chỉ để lại cho
người khác một ấn tượng kiêu ngạo tự đại của mình. Có người lại sử dụng phương
pháp mà mình cho là khéo léo để nâng cao mình, chẳng hạn: Một chàng trai khi đang
phê bình một hành vi nào đấy không đúng, anh ta có thể dương dương tự đắc đưa ra
những ưu điểm của mình để so sánh. Chẳng hạn, “Nói những câu này thật là buồn
cười tôi tuyệt đối không muốn nói ra những câu này”, “Nếu như thực sự có chuyện
đấy, thì tôi cũng chẳng biết nói gì nữa”, “đối với tôi, bị người khác phê phán kịch liệt
vì những chuyện tôi không hề làm, thì cho dù là nói rách miệng tôi cũng có thể ra sức
giải bầy”. Sự thực thì bất kỳ người nào cũng đều có lòng tự trọng. Cho nên khi bị
phên bình, để rửa sạch nỗi hiềm nghi về mình, thì sẽ luôn bạ đâu nói đấy, điều này có

lẽ đã xảy ra những tình huống như trên. Tuy nhiên, đây la phẩm chất nông cạn mà
thôi!
Cũng có người khi nói về mình như vậy, nhưng lại áp dụng những phương pháp
thấp hèn một cách nham hiểm, loại người này càng tăng thêm phần ngu ngốc. Trước
hết anh ta bộc lộ mình là người yếu đuối, sau đó than vãn cuộc đời không may của
mình. Điều quá đáng nhất là khi anh ta nói những câu này, còn thể hiện ra một vẻ mặt
xấu hổ, chần chừ không dứt khoát. Loại người này cho dù là có than vãn nỗi bất hạnh
của mình như thế nào, cũng chỉ là để có được sự cảm thông của những người xung
quanh mà thôi. Nếu như quả thật năng lực của anh ta không có, cho nên chuyện gì
cũng không thành công, thì người ngoài cũng không có cách nào giúp đỡ.
Tuy nhiên, đến ngay cả những việc đơn giản, mà họ vẫn cứ không thể tỉnh ngộ, cho
dù biết mình làm việc ngu ngốc thì cũng chỉ có thể biết than thân trách phận mà thôi.
Kết cục của họ không nói cũng đoán ra được. Những người mà chỉ toàn nhìn thấy
nhược điểm, thì thành công chỉ là may mắn mà thôi. Bởi vì sự thực không thể thay
đổi, bạn có thể hoài nghi về tính chân thực của việc này, nhưng điều này lại hoàn toàn
chính xác. Bạn chỉ cần để ý hơn một chút, sẽ phát hiện ra những người như vậy ở
xung quanh rất nhiều.
Chẳng qua cũng có một số người bề ngoài không thể hiện ra, khéo léo che dấu đi
sự sĩ diện và lòng tự trọng của mình. Tuy nhiên, khi anh ta gặp phải sự khiêu khích thì
mới lộ rõ bản chất, sẽ bắt đầu bị lộ sự khoe khoang khoác lác của mình. Bạn cũng đã
từng gặp qua những chuyện như vậy rồi chứ! Có người rất thích nghe người khác nịnh
hót, thì trước tiên phải khoe khoang về mình. Nhưng cho dù tất cả những lời họ nói là
đúng sự thật thì cũng chưa chắc là được người khác khen ngợi. Chẳng hạn, chuyện
không hề liên quan đến mình cũng đem ra khoác lác, nói mình là hậu duệ của nhân vật
vĩ đại nào đấy, dường như mình cũng thuộc vào lớp người nổi tiếng. Ông tổ của anh ta
là những ai, bố anh ta là ai, người thân làm gì… không người bày ra gia phả. Nhưng
loại người này thì không cần phải tiếp chuyện họ làm gì. Chỉ coi toàn bộ câu chuyện
của anh ta là sự thật, thì có làm sao? Như thế này có thể chứng minh anh ta vĩ đại hay
không? Thực ra e không phải la như vậy.
Cách duy nhất để tránh phạm phải những sai lầm ngu ngốc chính là không nên nói

về mình. Nếu như khi buộc phải nói về những chuyện có liên quan đến sự từng trải
của minh, thì phải lưu ý đến cách dùng từ, tuyệt đối không nên trực tiếp hoặc gián tiếp
bộc lộ ra khẩu khí kiêu ngạo. Mọi người đều biết, sự thấp hèn về nhân cách không liên
quan đến thiện ác, không cần mình phải đặc biệt nói rõ ràng. Huống hồ, nếu như chính
mình lại đánh giá về bản thân mình thì e là không có ai tin. Cho là những câu nói của
mình có thể che dấu đi những khuyết điểm, biểu dương ưu điểm, thì chỉ sợ là chỉ chữa
lợn lành thành lợn què mà thôi. Hành vi như vậy chỉ có thể càng bộc lộ những khuyết
điểm. Nếu như mình không nói gì, giữ thái độ im lặng, thì ngược lại người ta sẽ cho
rằng bạn tất nhiên có những sở trường. ít nhất cũng coi bạn là người lịch sự, có cử chỉ

×