Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

vận tải đa phương thức quốc tế, thực trạng và hướng phát triển ở khu vực phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.3 KB, 77 trang )

Vận tải Đa phương thức quốc tế, thực trạng và hướng
phát triển ở khu vực phía Bắc
Lời mở đầu
Trong buôn bán quốc tế, vận tải là một khâu hết sức quan trọng đã
giúp con người vận chuyển hàng hoá lưu thông khắp toàn cầu. Đặc biệt là
ngày nay, do hợp tác kinh tế phát triển, khối lượng hàng hoá Ngoại thương
trao đổi giữa các nước trên thế giới ngày càng gia tăng với tốc độ đáng kể.
Đi liền với khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng nhanh trên thế giới. Các
phương tiện đường biển, đường sắt, đường bộ và đường hàng không cũng
đạt được những tiến bộ vượt bậc.
Được biết giao thông vận tải là một loại hình kinh doanh đặc thù, là
một khâu trong quá trình đưa hàng hoá từ tay người bán đến tay người mua
và giúp hàng hoá luân chuyển nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của cả
người gửi lẫn người nhận hàng. Trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang
thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu quốc tế, do đó lượng hàng hoá lưu
chuyển ngày càng nhiều, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng ngày càng lớn.
Với tư cách là một nhà vận chuyển phục vụ đắc lực cho hoạt động xuất nhập
khẩu, vận tải đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình. Hoạt
động vận tải giờ đây không chỉ bó gọn trong việc nhận vận chuyển hàng hoá
tại cảng bốc để chuyên chở đến cảng đích mà còn mở rộng vận chuyển đưa
hàng từ bất cứ địa điểm nào theo yêu cầu của người gửi đến tận tay người
nhận.
Trên cở sở nhận thức được tầm quan trọng của vận chuyển hàng hoá
xuất nhập khẩu, đồng thời với mong muốn đóng góp những kiến thức đã
được trang bị trong quá trình học tập tại Khoa kinh tế Ngoại Thương -
Trường đại học Ngoại Thương Hà nội vào việc giải quyết vấn đề phát triển
Vận tải trong những năm tới tôi chọn đề tài: "Vận tải Đa phương thức
quốc tế, thực trạng và hướng phát triển ở khu vực phía Bắc" làm đề tài
tốt nghiệp.
Mục đích của khoá luận là nêu được vị trí của vận tải đối với sự tăng
trưởng kinh tế và là điều kiện không thể thiếu được cho sự phát triển kinh tế


- xã hội của đất nước. Khẳng định vai trò rất quan trọng của vận tải, thông
qua phân tích thực tiễn hoạt động vận tải của Việt nam trong thời gian qua,
cũng như việc phân tích các kết quả, các tồn tại và nguyên nhân để qua đó
đánh giá thực trạng của Vận tải đa phương thức quốc tế từ đó đề xuất các
kiến nghị chủ yếu, các điều kiện, biện pháp để tiếp tục đổi mới và hoàn thiện
nâng cao hơn nữa các giải pháp đẩy mạnh phát triển Vận tải đa phương thức
quốc tế đến năm 2020.
Bố cục khoá luận gồm 3 chương:
Chương I: Vận tải đa phương thức quốc tế và ảnh hưởng của nó đối
với Ngoại thương
Chương II: Thực trạng Container trong vận tải đa phương thức ở Việt
Nam
Chương III: Những công việc cần làm để đẩy mạnh Vận tải đa
phương thức quốc tế
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, do kiến thức còn nhiều hạn
chế chắc chắn bài khoá luận không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất
định. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng
nghiệp để tôi có được kiến thức hoàn thiện hơn.
Chương I:
VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC QUỐC TẾ VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA NÓ ĐỐI VỚI NGOẠI THƯƠNG.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
1. Khái niệm vận tải đa phương thức quốc tế
Vận tải đa phương thức (Multimodal Transport) quốc tế hay còn gọi là
Vận tải liên hợp quốc tế (Combined Transport) là phương pháp vận tải hàng
hoá bằng Ýt nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một
hợp đồng Vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước này tới một điểm
chỉ định ở một nước khác để giao hàng.
2. Đặc điểm của vận tải đa phương thức quốc tế
+ Có Ýt nhất hai phương thức vận tải khác nhau tham gia vận chuyển

hàng hoá.
+ Vận tải đa phương thức quốc tế dựa trên một hợp đồng đơn nhất và
được thể hiện trên một chứng từ Vận tải đơn nhất (Multimodal Transport
Document) hoặc một Vận đơn vận tải đa phương thức ( Multimodal
Transport Bill of Lading) hay Vận đơn vận tải liên hợp (Combined
Transport Bill of Lading).
+ Người kinh doanh Vận tải đa phương thức (Multimodal Transport
Operator - MTO) hành động nh người chủ uỷ thác chứ không phải nh đại lý
của người gửi hàng hay đại lý của người chuyên chở tham gia vào Vận tải đa
phương thức.
+ Người kinh doanh Vận tải đa phương thức là người phải chịu trách
nhiệm đối với hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển từ khi nhận hàng để
chuyên chở cho tới khi giao xong hàng cho người nhận, kể cả việc chậm
giao hàng ở nơi đến.
Nh vậy, MTO chịu trách nhiệm đối với hàng hoá theo một chế độ
trách nhiệm (Rigime of Liability) nhất định. Chế độ trách nhiệm của MTO
có thể là chế độ trách nhiệm thống nhất hoặc chế độ trách nhiệm từng chặng
tuỳ theo sự thoả thuận của hai bên.
+ Trong Vận tải đa phương thức quốc tế, người gửi hàng phải trả cho
MTO tiền cước phí chở suốt của tất cả các phương thức vận tải mà hàng hoá
đi qua theo một giá đơn nhất được thoả thuận.
+ Trong Vận tải đa phương thức quốc tế, nơi nhận hàng để chở và nơi
giao hàng thường ở những nước khác nhau và hàng hoá thường được vận
chuyển bằng những dụng cụ vận tải nh Container, Pallet, Trailer
Tóm lại, Vận tải đa phương thức quốc tế được hình dung là một hợp
đồng vận chuyển đơn nhất, một chứng từ đơn nhất và một giá cước đơn nhất
với một chế độ trách nhiệm nhất định.
3. Sù ra đời và phát triển của Vận tải đa phương thức quốc tế
3.1. Sù ra đời của vận tải đa phương thức quốc tế
Vận tải đa phương thức quốc tế ra đời vào cuối những năm 20, đầu

những năm 30 của thế kỷ XX. Sù ra đời của Vận tải đa phương thức quốc tế
do những nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Vận tải đa phương thức ra đời là kết quả tất yếu của quá trình phát
triển ngành vận tải.
Từ khi xuất hiện sự mua bán, trao đổi hàng hoá, con người luôn tìm
cách Vận chuyển hàng hoá một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất bằng
mọi phương tiện có thể. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, vận tải
cũng đã biết sử dụng những loài vật nh: lừa, ngựa, voi, lạc đà để làm
phương tiện vận chuyển và đi lại, biết đóng tàu vượt biển để buôn bán với
lục địa khác. Nhất là sau khi cách mạng khoa học kỹ thuật bùng nổ, con
người đã sáng chế ra ô tô, tàu hoả, máy bay, tàu thuỷ chạy bằng động cơ
Những phương tiện vận chuyển hiện đại có tốc độ cao và có khả năng vận
chuyển được khối lượng hàng hoá lớn xuất hiện đã góp phần phát triển vận
tải quốc tế.
Các phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường
hàng không lần lượt ra đời để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá ngày một
tăng của con người. Ngày nay, trong buôn bán quốc tế, hàng hoá thường
phải trải qua nhiều chặng vận chuyển bằng đường bộ, đường thuỷ, hàng
không mới đến được tay người nhận hàng. Do đó, chủ hàng thường phải
ký nhiều hợp đồng vận tải, điều đó làm cho thủ tục trở nên phức tạp và khá
tốn kém về thời gian còng nh chi phí. Vì vậy, làm thế nào để chủ hàng chỉ
phải thông qua một người vận tải duy nhất vẫn có thể giao hàng đến tận tay
người nhận hàng, đảm bảo được thời gian giao hàng, đơn giản hoá thủ tục,
tiết kiệm thời gian và chi phí ? Phương pháp tốt nhất là tập hợp các phương
thức vận tải lại, tổ chức thành một phương pháp vận tải thống nhất, đó chính
là: Vận tải đa phương thức.
+ Vận tải đa phương thức ra đời còn do nhu cầu hoàn thiện hệ thống
phân phối vật chất của các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong xã hội
Bước vào thế kỷ XX, sản xuất vật chất của xã hội đã đạt năng suất lao
động rất cao nhờ áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến và thành tựu mới của

công nghệ thông tin. Muốn tối ưu hoá quá trình sản xuất, giảm giá thành,
nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá, chỉ còn cách cải tiến và hoàn
thiện hệ thống quản lý phân phối vật chất để giảm đến mức thấp nhất thiệt
hại do tồn kho, ứ đọng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong
quá trình lưu thông.
Hệ thống phân phối vật chất hay còn gọi là "Logistics" là nghệ thuật
quản lý sự vận động của nguyên vật liệu, thành phẩm từ nơi sản xuất đến nơi
tiêu thụ cuối cùng. Nói cách khác, Logistics là nghệ thuật quản lý sự vận
động của hàng hoá, nguyên vật liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu
kho, sản xuất, phân phối cho đến khi đưa đến tay người tiêu dùng.
Hệ thống phân phối vật chất gồm 4 yếu tố cơ bản sau: Vận tải;
Marketing; Phân phối và Quản trị.
Trong 4 yếu tố trên, vận tải là khâu quan trọng nhất. Chi phí vận tải
thường chiếm 1/3 tổng chí phí của Logistics. Muốn giảm chi phí của quá
trình này phải giảm chi phí vận tải, bao gồm nhiều chặng khác nhau từ nơi
sản xuất đến nơi tiêu thụ ở các nước khác nhau. Vận tải phải đảm bảo thời
hạn giao hàng, cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất, hàng hoá cho
người tiêu dùng. Mặt khác phải giảm đến mức thấp nhất chi phí, thiệt hại do
lưu kho tồn đọng sản phẩm trong quá trình vận tải để giảm toàn bộ chi phí
Logistics nói chung. Vận tải đa phương thức là một trong những biện pháp
đáp ứng được những yêu cầu trên đây.
+ Vận tải đa phương thức ra đời do yêu cầu của cuộc cách mạng
Container
Cuộc cách mạng Container diễn ra trong những năm 60 thế kỷ XX với
sự ra đời của tàu chuyên dụng chở Container kiểu LO-LO, kiểu RO-RO,
kiểu LASH, các công cụ xếp dỡ Container có năng suất lao động cao đã
giải quyết được tình trạng ùn tàu ở các cảng biển, nhưng lại xảy ra tình trạng
ùn Container tại các đầu mối giao thông khác. Điều này đòi hỏi phải tìm ra
một phương pháp vận tải mới để đưa hàng hoá từ nơi gửi đến nơi nhận một
cách thông suốt. Quy trình vận tải "từ cửa tới cửa" (Door to Door Transport)

với sự tham gia của nhiều phương thức vận tải (đường biển, đường sắt, ôtô,
đường thuỷ nội địa, hàng không ), tức là vận tải đa phương thức ra đời. Có
thể nói, vận tải đa phương thức là sự tiếp tục của quá trình Container hoá và
làm cho hiệu quả của Container hoá đạt mức độ cao hơn.
Nh vây, Vận tải đa phương thức ra đời là kết quả của sự phát triển
mạnh mẽ của bản thân ngành vận tải, đồng thời cũng do yêu cầu hoàn thiện
hệ thống phân phối vật chất trong sản xuất của xã hội.
3.2 Sự phát triển vận tải đa phương thức trên thế giới
Sù tham gia của các phương thức vận tải khác nhau trong suốt quá
trình vận chuyển hàng hoá đã tạo nên những mối quan hệ và tác động lẫn
nhau giữa chúng, đặc biệt là ở các đầu mối vận tải (ga, cảng ) nơi hàng hoá
được chuyển từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác.
Phối hợp giải quyết những vấn đề chuyển tải hàng hoá ở các điểm vận tải
đầu mối giữa các phương thức vận tải có một ý nghĩa kinh tế rất lớn và đáp
ứng yêu cầu bức xúc của người gửi hàng và người nhận hàng.
Xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn, hình thức tổ chức Vận tải đa
phương thức đã ra đời từ những năm 1930. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu
hình thức tổ chức vận tải này mới được sử dụng trong phạm vi hẹp và quy
mô không đáng kể. Chỉ từ sau năm 1960, Vận tải đa phương thức mới được
phát triển và mở rộng do kết quả tác động của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật
và công nghệ trong vận tải, của quá trình thương mại hoá toàn cầu
Vận tải đa phương thức đầu tiên được phát triển ở các nước Tây Âu,
Mỹ va Canada, sau đó mới đến các nước Châu Á.
Ở Châu Âu, từ cuối thập kỷ 60 thế kỷ XX, Vận tải đa phương thức bắt
đầu được áp dụng để phục vụ thương mại quốc tế giữa các cảng biển và
trung tâm buôn bán ở sâu trong nội địa. ở các nước Châu Âu đã thành lập ra
tổ chức INTERCONTAINER bao gồm 25 Tổ chức đường sắt Châu Âu để
phối hợp tổ chức vận chuyển Container trên mạng đường sắt và đường ô tô.
ở Vương quốc Anh, giữa thập kỷ 60 thế kỷ XX cũng đã bắt đầu áp dụng Vận
tải đa phương thức. Ở Liên Xô (cũ), năm 1973 đã sử dụng tuyến đường sắt

xuyên Sibêri như một "cầu đường bộ" nối liền các cảng biển ở vùng Viễn
Đông với các cảng biển ở Châu Âu hoặc với các trung tâm thương mại ở
Châu Âu. Đây được coi là một ví dụ điển hình về Vận tải đa phương thức
giữa Châu Á và Châu Âu.
Tuy nhiên, trong giai đoạn ở thập kỷ 60 và 70 thế kỷ XX, Vận tải đa
phương thức ở các nước Châu Âu cũng chưa được phát triển và hoàn thiện.
Bởi vì lúc bấy giờ, mới chỉ sử dụng vận tải ô tô kết hợp với vận tải đường
sắt để chuyên chở hàng hoá trong phạm vi các nước Châu Âu, Hơn nữa,
những sự khác biệt về luật lệ, thể chế của các nước cũng hạn chế sự áp dụng
của Vận tải đa phương thức.
Ở Mỹ cũng bắt đầu áp dụng Vận tải đa phương thức từ những năm
thập kỷ 60 thế kỷ XX. Các Công ty tàu biển đã phối hợp với đường sắt tổ
chức các tuyến vận tải liên hợp trên đất liền. Các công ty đường sắt, đường
biển cùng đầu tư, xây dựng các ga, cảng chuyển tải, trang bị các phương tiện
bốc xếp thích hợp phục vụ cho việc áp dụng Vận tải đa phương thức. Các
công ty quốc doanh Canadian National (CN) và các công ty tư nhân
Canadian Pacific (CP) đóng vai trò khởi đầu trong việc phát triển Vận tải đa
phương thức ở Bắc Mỹ. Các công ty này thực hiện không những chỉ kinh
doanh vận tải đường sắt mà còn có phần tham gia trong các công ty vận tải
biển, cảng biển và các công ty vận tải ô tô.
Tuy nhiên, ở cả hai lục địa Châu Âu và Bắc Mỹ giai doạn những năm
60 và 70 thế kỷ XX, Vận tải đa phương thức cũng chưa được phát triển
mạnh vì có những hạn chế về các điều kiện kỹ thuật, tổ chức và nhất là trong
việc thống nhất thể chế, luật lệ giữa các nước, các vùng.
Chỉ từ năm 1980, sau khi có "Công ước quốc tế về Vận tải đa phương
thức" Vận tải đa phương thức mới thực sự phát triển trên phạm vi toàn thế
giới. Các tổ chức MTO quốc gia, các nhà ga, các cảng biển, các Viện nghiên
cứu, các công ty bảo hiểm và các công ty giao nhận bắt đầu quan tâm nhiều
đến Vận tải đa phương thức. Tổ chức quốc tế về Vận tải đa phương thức đã
tiến hành nhiều cuộc hội nghị, hội thảo. Nếu tính từ hội nghị đầu tiên được

tổ chức tại Mambasa (vào tháng 3/1984) đến nay đã có tới 2.438 đại biểu
tham dự các hội nghị quốc tế về Vận tải đa phương thức. Chỉ riêng năm
1994 có tới 12 cuộc hội nghị tổ chức tại Châu Á, 2 cuộc hội nghị tổ chức tại
Châu Phi, 1 cuộc hội ghị ở Châu Mỹ và 1 cuộc hội nghị ở Papua New
Guinea (lần đầu tiên tổ chức tại vùng Châu Á - Thái Bình Dương) bàn về
Vận tải đa phương thức quốc tế.
Trong giai đoạn từ những năm 1980 đến nay, ở hầu hết các vùng trên
thế giới đã quan tâm phát triển Vận tải đa phương thức. Ở Châu Âu Vận tải
đa phương thức được áp dụng mạnh nhất nhờ có mạng lưới đường sắt và
đường bộ xuyên quốc gia. Năm 1985 đường sắt Châu Âu đã vận chuyển một
khối lượng lớn hàng hoá xuất nhập khẩu bằng hình thức Vận tải đa phương
thức. Trong kỳ họp Bộ trưởng vận tải của các nước thị trường chung Châu
Âu (EU) vào tháng 6 năm 1991 ở Brusells nhóm các chuyên gia đã trình bày
các báo cáo về kế hoạch phát triển Vận tải đa phương thức ở các nước Châu
Âu. Mạng lưới các tuyến Vận tải đa phương thức bao gồm: 30 trục đường
chính xuyên qua các nước Châu lục (ví dụ tuyến Beniliuks - Italia, Liên
Bang Đức - Tây Ban Nha, Bỉ - Các nước bán đảo Scandinavia). Theo dự
báo của các chuyên gia tư vấn vận tải Kearney A.T để sử dụng tối ưu tiềm
năng của Vận tải đa phương thức, các nước Châu Âu cần thiết phải lập ra
một mạng lưới vận tải quốc tế để nâng cao khả năng Vận tải đa phương thức
gấp ba lần so với hiện nay và đạt 43 triệu tấn hàng mỗi năm. Điều kiện quan
trọng để đạt được mục tiêu đó là tăng cường các tuyến vận tải qua Thuỵ Sĩ
và Áo. Ở Châu Âu hiện nay có nhiều công ty lớn đứng ra kinh doanh Vận tải
đa phương thức. Ví dụ như P & O, European Transport Services Group đã
đầu tư xây dựng các cơ sở kỹ thuật ở các nước như Cộng hoà liên bang Đức,
Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Pháp gồm 2.000 đầu máy kéo rơ-moóc, 9.000 phương tiện
chuyển hàng, 7 tàu chở phà, 48 xà lan và tổ chức 250 chi nhánh với khoảng
6.300 nhân viên nhằm phục vụ Vận tải đa phương thức. ở Cộng hoà liên
bang Đức, đã thành lập Công hội Vận tải đa phương thức, trong đó bao gồm
các tổ chức vận tải đường sắt quốc gia, liên hiệp xếp dỡ vận tải ô tô - đường

sắt, xí nghiệp vận tải hỗn hợp, công ty vận tải hàng hoá Transfracht để phát
triển Vận tải đa phương thức.
Ở các nước Châu Á, hình thức tổ chức Vận tải đa phương thức được
áp dụng chậm hơn so với các nước Châu Âu. Nguyên nhân của sự chậm trễ
này là do: cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thông tiên liên lạc chưa đáp ứng
với điều kiện phục vụ Vận tải đa phương thức; thiếu hệ thống tổ chức vận
chuyển thích ứng; thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; cơ sở pháp lý
trong nước chưa phù hợp với luật lệ và Công ước quốc tế về Vận tải đa
phương thức
Trong giai đoạn hiện nay, các nước Châu Á đang có nhiều cố gắng để
đẩy mạng Vận tải đa phương thức nhằm phục vụ nhu cầu phát triển sôi động
quan hệ buôn bán với các Châu lục khác, nhất là với Tây Âu và Bắc Mỹ.
Các nước Châu Á đang tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng mạng
đường sắt, đường ô tô xuyên Á, xây dựng các cảng biển hiện đại, ký Hiệp
định khung về Vận tải đa phương thức tạo ra những tiền đề cần thiết cho
việc phát triển mạnh mẽ Vận tải đa phương thức nhằm đảm bảo nhu cầu vận
chuyển hàng hoá ngoại thương giữa các nước trong vùng, cũng như với các
nước ngoài khu vực. Mạng lưới đường sắt xuyên Á đi qua Thổ nhĩ Kỳ, Iran,
Pakixtan, Ên Độ, Băngladesh, Myanma, Thái Lan, Malaysia, Singapore,
Inđônesia và các nhánh sang Việt Nam, Campuchia, Lào, Buthan, Nepan,
Apganixtan, Irắc, Trung Quốc đóng vai trò như "một cầu nối đất liền"
trong hệ thống vận tải "biển - đường sắt - biển". Hiện tại, mạng đường sắt
xuyên Á đã có nhiều đoạn được khai thác, một số đoạn đang thiết kế và cải
tạo. Việc xây dựng mạng lưới đường sắt này có ý nghĩa chiến lược trong
việc phát triển kinh tế, xã hội nói chung và phát triển ngoại thương nói riêng
của các nước trong khu vực.
Tóm lại, quá trình hình thành và phát triển của Vận tải đa phương
thức quốc tế là kết quả tất yếu khách quan của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật
và công nghệ trong vân tải, sự tác động của quá trình thương mại hoá quốc
tế và cuộc cách mạng trong công nghệ tin học trên thế giới. Hiện tại, Vận tải

đa phương thức quốc tế đang trong giai đoạn phát triển mạnh và hoàn thiện.
II. CÁC MÔ HÌNH VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC QUỐC TẾ TRÊN THẾ GIỚI
1. Vận tải đường biển - vận tải hàng không (Sea/Air)
Sự kết hợp giữa tính kinh tế của vận tải đường biển và sự ưu việt về
tốc độ của vận tải đường hàng không trong việc chuyên chở những hàng
hoá có giá trị cao như đồ điện, điện tử và những hàng hoá có tính thời vụ cao
như quần áo, đồ chơi, giầy dép. Hàng hoá sau khi được vận chuyển bằng
đường biển tới cảng chuyển tải sẽ được chuyển sang máy bay để vận chuyển
nhanh chóng tới người nhận hàng ở các trung tâm thương mại nằm sâu trong
đất liền.
Mô hình này được sử dụng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là tuyến
Viễn Đông - Châu Âu, nới có khối lượng hàng hoá trao đổi rất lớn. để
chuyên chở tiếp hàng hoá từ các cảng biển ở vùng Viễn Đông tới các trung
tâm thương mại, công nghiệp và các đô thị lớn ở Châu Âu được nhanh
chóng, kịp thời, bắt buộc phải sử dụng máy bay. Bởi vì, nếu chở tiếp bằng
tàu hoả qua tuyến đường sắt xuyên Sibêri của LB Nga phải mất từ 8 đến 10
ngày, trong khi chở bằng máy bay chỉ mất từ 9 đến 10 tiếng đồng hồ.
Nh vậy, mô hình vận tải đường biển - vận tải hàng không có những lợi
Ých to lớn như đảm bảo được tính thời vụ, giá trị của hàng hoá, giảm thời
gian vận chuyển và tính cơ động cao. Tuy nhiên, để có thể áp dụng mô hình
vận tải này đòi hỏi phải có một hệ thống hạ tầng cơ sở phát triển, đó là phải
xây dựng các trung tâm chuyển tải (Sea-Air Hub) hiện đại về kỹ thuật và
trình độ quản lý tốt. Điều đó chỉ có thể thực hiện được ở các nước công
nghiệp phát triển, còn đối với các nước đang phát triển, nhất là Việt Nam
trước mắt chưa co điều kiện để áp dụng.
2.Vận tải ôtô - Vận tải hàng không (Road-Air)
Mô hình này sử dụng để phối hợp khai thác ưu thế linh hoạt, cơ động
của vận tải đường ô tô và ưu thế nhanh chóng của vận tải đường hàng
không. Người ta sử dụng ô tô để tập trung nguồn hàng về các cảng hàng
không hoặc phân phối hàng từ các cảng hàng không đến nơi giao hàng cuối

cùng ở sâu trong nội địa. Trong mô hình vận tải này, các tuyến bay đường
dài xuyên qua Thái Bình Dương. Đại Tây Dương hoặc Liên Lục địa từ Châu
Âu sang Châu Mỹ đóng vai trò là chặng vận tải chính. Vận tải bằng đường
ô tô thực hiện ở các cảng hàng không đầu và cuối là những chặng vận tải
phụ. Nhờ tính linh hoạt, cơ động của vận tải bằng đường ô tô mà phương
pháp Vận tải đa phương thức này được thực hiện một cách hoàn hảo.
3. Vận tải đường sắt - vận tải đường ô tô (Rail-Road)
Đây là sự kết hợp giữa tính an toàn, chuyên chở đường dài và tốc độ
nhanh của vận tải đường sắt với tính cơ động, linh hoạt của vận tải bằng
đường ô tô. Mô hình vận tải này đang được sử dụng nhiều ở Châu Mỹ và
Châu Âu. Theo phương pháp này, người ta đóng hàng vào trong các Trailer
và được kéo đến ga đường sắt bằng các đầu máy kéo (Tractor). Tại ga gửi
của đường sắt, các Trailer được kéo và xếp lên các toa xe mặt phẳng và sau
đó đoàn tàu chở đến ga đến. Khi đoàn tàu đến ga đích, người ta lại sử dụng
các đầu máy kéo kéo các Trailer xuống và chở thẳng đến các địa điểm giao
trực tiếp cho người nhận hàng
4. Vận tải đường sắt - đường ô tô - đường nội thuỷ - đường biển
(Rail/Road/Inland Waterway/Sea)
Đây là mô hình vận tải khá phổ biến để chuyên chở hàng hoá xuất
nhập khẩu. Hàng hoá được vận chuyển bằng đường sắt, đường ô tô hoặc
đường nội thuỷ đến cảng biển tới cảng biển của nước nhập khẩu. Từ các
cảng biển này hàng hoá lại được vận chuyển đến người nhận ở sâu trong nội
địa bằng đường ô tô, đường sắt hoặc đường nội thuỷ. Mô hình vận tải này
thích hợp với các loại hàng hoá chở bằng Container, không yêu cầu gấp rút
về thời gian giao hàng.
5.Mô hình cầu lục địa (LandBridge)
Theo mô hình này, hàng hoá ở hai đầu được vận chuyển bằng đường
biển. Đường sắt đóng vai trò nh chiếc "cầu lục địa" nối liền các cảng biển ở
hai vùng biển hoặc hai đại dương với nhau.
Ưu điểm của mô hình vận tải này là giảm được đáng kể thời gian vận

chuyển do quãng đường vận chuyển hàng hoá được rút ngắn. Hiện nay,
người ta sử dụng tuyến đường sắt xuyên Sibêri của LB Nga nh một chiếc
"cầu lục địa" để nối liền ác cảng biển ở châu Âu hoặc Trung Đông với các
cảng biển ở Viễn Đông (Nhật, Hàn Quốc ). Theo mô hình này, hàng hoá
đóng trong Container được chuyên chở bằng đường biển đến các cảng biển ở
vùng Viễn Đông của LB Nga, sau đó Container được chuyên chở bằng
đường sắt đến các cảng biển ở châu Âu hoặc Trung Đông hoặc ngược lại.
Nhờ có tuyến đường này mà tàu biển chạy từ Châu Á sang Châu Âu không
phải đi vòng qua kênh đào Suy-ê. Theo tuyến đường này, khoảng cách
chuyên chở giữa Châu Á và Châu Âu rút ngắn còn 13.000 km so với 21.000
km vận chuyển bằng đường biển qua kênh đào Suy-ê. Do đó, thông qua mô
hình "cầu lục địa", người ta rút ngắn được thời gian giao hàng và giảm chi
phí chuyên chở.
Ngoài ra, mô hình "cầu lục đia" này còn được sử dụng trong việc
chuyên chở hàng hoá giữa châu Âu và Viễn Đông qua lãnh thổ của Hoa Kỳ.
Hngf hoá từ các nước Châu Âu được vận chuyển bằng đường biển đến các
cảng phía Đông của Hoa Kỳ, từ đây được vận chuyển bằng đường sắt sang
các cảng phía Tây của Hoa Kỳ (cảng Los Angeles, Seattle ). Từ các cảng
này hàng hoá lại được vận chuyển bằng đường biển đến các nước thuộc
vùng Đông Nam Á Nhờ cách tổ chức chuyên chở này, tàu biển không phải
đi vòng qua kênh đào Panama.
Từ năm 1990 đến nay, một tuyến đường Viễn Đông - Mêxicoo qua bờ
biển phía Tây của Hoa Kỳ có sử dụng loại tàu hoả hai tầng có năng lực vận
chuyển rất lớn cũng được đưa vào khai thác.
Mô hình vận tải có sử dụng kiểu "Mini Bridge" cũng đang được sử
dụng. Theo mô hình này, các Container được vận chuyển bằng đường biển
từ cảng của nước này đến một cảng của nước khác, sau đó vận chuyển bằng
đường sắt đến một thành phố cảng thứ hai của nước đến theo một vận đơn đi
suốt do người chuyên chở đường biển cấp. Hình thức này thường được dùng
để chuyên chở hàng hoá giữa Hoa Kỳ và vùng Viễn Đông hoặc giữa Hoa Kỳ

và Châu Âu hoặc giữa Hoa Kỳ và Australia.
III. HIỆU QUẢ CỦA VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Vận tải đa phương thức ra đời mang lại hiệu quả to lớn cho các bên
tham gia quá trình vận tải (người chủ hàng, người giao nhận, người chuyên
chở ) nói riêng và cho xã hội nói chung.
Hiệu quả của Vận tải đa phương thức là tổng hợp của những ưu điểm,
lợi Ých của việc chuyên chở hàng hoá bằng Container, của nghiệp vụ gom
hàng và phương pháp vận chuyển đi suốt
Vận tải đa phương thức có những lợi Ých sau đây:
+ Tạo ra một mối duy nhất trong việc vận chuyển từ cửa đến cửa.
Người gửi hàng chỉ cần liên hệ với một người duy nhất là MTO để ký kết
hợp đồng chuyên chở. Mọi việc liên quan đến chuyên chở hàng hoá bằng
nhiều phương pháp vận tải khác nhau, kể cả việc khiếu nại đòi bồi thường
mất mát, hư hòng của hàng hoá từ người chuyên chở thực tế đều do MTO lo
liệu.
+Tăng nhanh thời gian giao hàng: Đạt được điều này do giảm được
thời gian chuyển tải và thời gian hàng hoá lưu kho tại các nơi chuyển tải nhở
có kế hoạch phối hợp nhịp nhàng giữa các phương thức vận tải tạo thành
một thao tác duy nhất (Single Operation). Trên nhiều tuyến đường vận tải đa
phương thức tổng thời gian vận tải được giảm đáng kể so với vận tải đơn
phương thức.
+ Giảm chi phí vận tải: Nhờ sự kết hợp của hai hay nhiều phương
thức vận tải mà giảm được nhiều chi phí và thời gian vận tải. Đặc biệt việc
kết hợp giữa vận tải đường biển và vận tải đường hàng không đang được
nhiều công ty sử dụng.
+ Đơn giản hoá chứng từ và thủ tục: Vận tải đa phương thức sử dụng
một chứng từ duy nhất là chứng từ vận tải đa phương thức hoặc vận đơn đa
phương thức. Các thủ tục hải quan và quá cảnh cũng được đơn giản hoá trên
cơ sở các Hiệp định, Công ước quốc tế đa phương hoặc song phương được
ký kết.

+ Vận tải đa phương thức tạo ra: Điều kiện tốt hơn để sử dụng có
hiệu quả các công cụ vận tải, phương tiện xếp dỡ và cơ sở hạ tầng, tiếp nhận
công nghệ vận tải mới và quản lý hiệu quả hơn hệ thống vận tải thống nhất.
+ Vận tải đa phương thức tạo ra: Những dịch vụ vận tải mới, góp
phần giải quyết công ăn việc làm cho xã hội.
Để tính toán hiệu quả của Vận tải đa phương thức trên một hành trình
nào đó so với vận tải đơn phương thức hoặc vận tải đứt đoạn, người ta
không chỉ đơn thuần so sánh chí phí đã bỏ ra mà còn phải tính đến sự an
toàn của hàng hoá, khả năng giao hàng kịp thời và tính thuận tiện mà mỗi
phương án vận tải đem lại. Vận tải đa phương thức đáp ứng được yêu cầu
của đa số chủ hàng là chỉ muốn quan hệ với một người chuyên chở, dùng
một chứng từ vận tải và áp dụng một chế độ trách nhiệm.
Tuy vậy, phát triển Vận tải đa phương thức đòi hỏi phải đầu tư khá
lớn cho cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, ga cảng, bến bãi, trạm đóng
gói, giao nhận Container, phương tiện vận tải, xếp dỡ Đây là một trở ngại
lớn đối với các nước đang phát triển. Ví dụ như dự án đầu tư xây dụng cảng
trung chuyển Container quốc tế Vũng Tàu theo phương thức BOT có tổng
vốn đầu tư là 630 triệu USD, nếu không có sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế
và liên doanh với nước ngoài thì chúng ta khó có thể thực hiện được một dự
án đòi hỏi vốn đầu tư lớn như vậy.
IV. SỰ ÁP DỤNG CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
QUỐC TẾ
Hệ thống giao thông vận tải được ví nh hệ thống tuần hoàn máu trong
cơ thể sống của con người. Hồ Chủ Tích đã nói:"Giao thông vận tải rất
quan trọng, quan trọng đối với chiến đấu, đối với sản xuất, đối với đời sống
nhân dân. Nó nh mạch máu của con người. Muốn chiến đấu tốt, muốn sản
xuất tốt, muốn đời sống nhân dân bình thường, thì giao thông vận tải phải
làm tốt". Phát triển giao thông vận tải phản ánh trình độ phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước. Nhờ có vận tải mà quá trình lưu thông mới thực hiện
được và hàng hoá mới đến nơi tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng sản xuất. Đặc

biệt là việc liên kết các phương thức vận tải lại để quá trình lưu thông được
thông suốt đã mang lại hiệu quả to lớn trong quá trình mở rộng và phát triển
kinh tế đối ngoại.
1. Thực trạng hoạt động Ngoại Thương của Việt Nam trong những năm
vừa qua.
Công cuộc “Đổi mới” được Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng Sản
Việt Nam khởi xướng năm 1986 đã mở đường cho sự chuyển đổi nền kinh tế
Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Song song với sự đổi mới về chiến
lược kinh tế xã hội trong nước là sự chuyển hướng chiến lược chính trị và
kinh tế đối ngoại.
Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước đều nhấn mạnh đến vai trò quan
trọng của ngành giao thông vận tải. Trong thời gian hơn 10 năm đổi mới, kết
cấu hạ tầng của ngành giao thông vận tải của nước ta đã được phát triển
đáng kể. Nó đã và đang góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước và là một nguồn quan trọng đem lại thu nhập, việc làm
và tạo nền tảng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhờ thực hiện chính sách
mở cửa, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm thực
hiện các chiến lược phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu mà Đảng và Nhà
nước đã đề ra. Đó là những tiền đề cơ bản cần thiết và thuận lợi để nước ta
đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mở rộng buôn bán và hợp tác với các
nước, các khu vực và Quốc tế, nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế vì sự
nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá Đất nước.
Bên cạnh đó chúng ta cũng nhận thức rằng, Việt Nam đang là một thị
trường hấp dẫn với giới kinh doanh và các công ty vận chuyển nước ngoài.
Do đó các công ty vận tải Việt Nam đang liên doanh, liên kết và mở rộng ra
nước ngoài để cho các dịch vụ chắp mối, giao nhận, vận chuyển giữa trong
nước và ngoài nước, liên kết thành thị trường vận tải thông suốt. Việc phát
triển và hoàn thiện của vận tải ở nước ta không những góp phần mở rộng
phạm vi buôn bán, tăng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu mà còn tạo đà

cho nền kinh tế Việt Nam phát triển tột bậc.
1.1. Vai trò của vật tải trong nền kinh tế quốc dân:
Hiện nay chóng ta phải thừa nhận rằng vận tải quốc tế là một yếu tố
không thể tách rời với buôn bán quốc tế."Ai nói đến buôn bán quốc tế cũng
phải nói đến vận tải. Buôn bán quốc tế có nghĩa là hàng hoá được thay đổi
người sở hữu. Còn vận tải làm cho hàng hoá đó thay đổi vị trí".
+ Vận tải có vai trò hết sức quan trọng và có tác dụng lớn đối với nền
kinh tế quốc dân mỗi nước. Hệ thống vận tải được ví nh mạch máu trong cơ
thể con người, nó phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội phát triển của
đất nước và giao thông vận tải nói chung phải đi trước một bước.
+ Vận tải phục vụ tất cả các lĩnh vức của đời sống xã hội: từ khâu sản
xuất, đến khâu lưu thông, tiêu dùng và an ninh quốc phông Trong sản xuất
cần phải vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm,
lao động để phục vụ cho quá trình sản xuất. Vận tải là yếu tố của quá trình
lưu thông.
+ Ngành vận tải có nhiệm vụ đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nợi
tiêu dùng. Vận tải tạo ra khả năng thực hiện giá trị sử dụng của hàng hóa
+ Tác dụng của vận tải đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những
mặt sau:
• Ngành vận tải sáng tạo ra một phần đáng kể tổng sản phẩm xã hội
và thu nhập quốc dân
• Vận tải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng hàng hóa và
hành khách cần di chuyển ở phạm vi trong nước và ngoài nước
• Vận tải góp phần khắc phục sự phát triển không đồng đều giữa các
địa phương mở rộng giao lưu, trao đổi hàng hóa trong nước và
quốc tế
• Rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng
và miền núi, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống
dân cư
• Mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài

• Tăng cường khả năng quốc phòng và bảo vệ đất nước
• Vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống cung ứng của từng
nhà máy. Trong từng đơn vị này đều có hệ thống cung ứng và phân
phối vận chất. Hệ thốn này bào gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn
khác nhau kể từ khi mua nguyên vật tiệu cho sản xuất đến khi phân
phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng
1.1.1 Vai trò của Vận tải đa phương thức trong nền kinh tế thị trường
Mỗi phương thức vận tải tham gia chuyên chở hàng hoá trong buôn
bán quốc tế đều có vâi trò, vị trí khác nhau. Thế nhưng việc tập hợp các
phương thức vận tải lại, tổ chức thành một phương pháp vận tải thống nhất,
đó chính là: Vận tải đa phương thức thì càng có vai trò quan trọng hơn. Điều
này thể hiện ở:
- Đặc điểm nổi bật của vận tải đa phương thức là sau khi hợp đồng
mua bán được ký kết, người bán thực hiện việc giao hàng tức là hàng được
vận chuyển từ người bán sang người mua. Để cho quá trình vận chuyển đó
được bắt đầu, tiếp tục và kết thúc tức là hàng hoá tới tay người mua, cần
phải thực hiện một loạt các công việc khác nhau liên quan tới chuyên chở
như: đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải
hàng ở dọc đường, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận. . . tất cả
những công việc đó là nghiệp vụ của người kinh doanh vận tải đa phương
thức.
- Tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông nhanh chóng, an toàn, tiết
kiệm mà không cần có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng nh người
nhận hàng.
- ĐÈy nhanh tốc độ vòng quay của các phương tiện vận tải; tận dụng
một cách tối đa và có hiệu quả dung tích, trọng tải của các phương tiện vận
tải, các công cụ vận tải cũng nh các phương tiện hỗ trợ khác.
- Tạo điều kiện cho các nhà xuất nhập khẩu có thể tập trung vào hoạt
động kinh doanh của họ.
- Góp phần giảm giá thành hàng hoá xuất nhập khẩu.

- Bên cạnh đó, Vận tải đa phương thức cũng giúp các nhà xuất nhập
khẩu giảm bớt các chi phí không cần thiết khác như: chi phí xây dựng kho
tàng, bến bãi nhờ vào việc sử dụng kho tàng, bến bãi của người làm vận tải,
chi phí đào tạo nhân công.
1.1.2 Tăng nguồn thu cho ngân sách của Nhà nước
Tất cả các phương thức vận tải tham gia vào vận chuyển hàng hoá
xuất nhập khẩu nói chung đều tạo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước
thông qua việc thu thuế từ các công ty vận tải.
1.1.3 Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho xã hội
Việc phát triển ngành vận tải mang một lợi Ých ý nghĩa xã hội rất cao
là giải quyến được công ăn việc làm cho một lực lượng lao động rất lớn (kể
cả lao động trí thức và lao động phổ thông). Việc góp phần giải quyết công
ăn việc làm cho xã hội là vô cùng quan trọng trong tình hình hiện nay, tình
trạnh thất nghiệp đang là một vấn đề đau đầu của nhiều tổ chức, cơ quan
Nhà nước.
2. Căn cứ xác định mục tiêu và phương hướng.
Vận tải đa phương thức quốc tế là một hình thức vận tải ưu việt trong
hệ thống vận tải liên vận quốc tế, nó phục vụ rất hiệu quả cho hoạt động
xuất nhập khẩu nên nó chịu tác động của kinh tế (đặc biệt là mậu dịch) thế
giới, khu vực và bản thân kinh tế Việt Nam. Nước ta từ lâu đã nhận thức
được tầm quan trọng và Ých lợi của việc áp dụng Vận tải đa phương thức.
Chính vì vậy, để có thể xác định được phương hướng và mục tiêu hoạt động
của mình, Việt Nam cần dựa trên triển vọng phát triển ngành vận tải quốc tế
trên thế giới.
2.1 Triển vọng phát triển ngành vận tải quốc tế trên thế giới
Theo báo cáo của cơ quan phân tích chính sách và thông tin kinh tế xã
hội của Liên Hợp Quốc: kinh tế thế giới sẽ phát triển 3% một năm cao hơn
dự đoán. Dự tính mậu dịch thế giới đối với các mặt hàng chính đầu thế kỷ
này mức tăng trung bình là 3,375%/năm.
+ Theo dự đoán, tốc độ phát triển dịch vụ vận tải quốc tế trên thế giới

tăng mạnh trong những năm sắp tới, biểu hiện thông qua tốc độ tăng tổng
khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Năm 2005 gấp 1,68 lần so với năm 2000
- Năm 2010 gấp 2,49 lần so với năm 2000
+ Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng container sẽ tăng nhanh, năm
2010 tăng 1,69 lần so với năm 2005, tăng 3,66 lần so với năm 2000).
2.2 Triển vọng phát triển ngành vận tải quốc tế ở Việt Nam
Với chính sách mở cửa nền kinh tế, hàng hoá sản xuất ngày càng
nhiều, nhu cầu trao đổi với thế giới ngày càng lớn, khối lượng hàng hoá lưu
chuyển không ngừng tăng lên. Điều này cho thấy triển vọng phát triển ngành
vận tải quốc tế ở Việt Nam trong nhiều năm tới. Ta có thể thấy cụ thể qua
hai bảng sau:
Bảng: Dự báo giá trị sản lượng hàng xuất nhập khẩu
từ năm 2000-2010
Đơn vị: 10000 tấn
Chỉ tiêu
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Quý 1 Quý 2 Quý 1 Quý 2 Quý 1 Quý 2
Xuất khẩu 29597 36900 49500 64474 69000 99756
Nhập khẩu 16201 20100 27500 35714 45129 65138
(Nguồn: Viện khoa học kinh tế giao thông vận tải)
Bảng: Các chỉ tiêu phát triển giao thông vận tải đến 2010
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm 2000 Năm 2010
Quý 1 Quý 2 Quý 1 Quý 2
GDP Tỷ USD 33.2 55.5 71.25 134.7
Khối lượng vận tải hàng Triệu tấn 258 252 370 692
So với 1991 Lần 2.49 3.97 5.83 10.9
Nhịp độ bình quân năm % 9.7 13.4 9.7 13.4
(Nguồn: Viện khoa học GTVT)

2.3. Giá trị sản lượng (dự đoán) của ngành giao nhận vận tải hàng hoá
quốc tế Việt Nam đến năm 2020 (Tốc độ tăng bình quân 10%/ năm).
Đơn vị: Tỷ USD
Năm 2005 2010 2015 2020
Giá trị SL 2,853 4,595 7,400 11,918
(Nguồn: Nghiên cứu kinh tế 9/2000)
2.4 Tiềm năng phát triển ngành vận tải quốc tế ở Việt Nam
Việt Nam có một hệ thống giao thông với đầy đủ các phương thức vận
tải: 219.192 km đường bộ, 3.143 km đường sắt, 17.139 km đường sông đang
khai thác, hơn 90 cảng biển lớn nhỏ và 52 sân bay. Đặc biệt với 3260 km bờ
biển dài từ Bắc đến Nam, nằm ở cửa ngõ Đông Nam Á, có vị trí hết sức
thuận lợi cho việc phát triển vận tải quốc tế cả đường biển, đường không lẫn
đường bộ. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc
giao lưu hàng hoá giữa nước ta và quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ,
các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác
Việt Nam trong việc xây dựng các khu chế xuất, nhà máy, cảng biển, sân
bay cũng như nhiều công trình khác đó chính là cơ hội lớn cho Việt Nam
để phát triển ngành vận tải.
3. Tình hình áp dụng và phát triển vận tải đa phương thức ở Việt Nam
Ở Việt Nam cho đến nay chưa có một tổ chức hay mét doanh nghiệp
đứng ra đăng ký chính thức kinh doanh Vận tải đa phương thức, mà chủ yếu
kinh doanh vận tải đa phương thức là công việc của đại lý và giao nhận. Cho
nên dẫn đến tràn lan các dịch vụ đại lý và giao nhận làm công việc này. Các
văn phòng đại diện, các chi nhánh, đại lý lớn nhỏ được thành lập gây lộn
xộn trên thị trường. Và xuất hiện các hiện tượng tranh mua tranh bán, hạ giá,
giành giật khách hàng nh một cái chợ chứ không phải là một thị trường mua
bán công nghệ dịch vụ vận tải chất lượng cao. Không có sự quản lý chặt chẽ
và thống nhất, không có môi trường pháp lý dẫn đến các tổ chức nước ngoài
hoạt động vượt quá chức năng và đang tìm cách lũng đoạn thị trường trong
nước, tổ chức kinh doanh bất hợp pháp các dịch vụ giao nhận kho vận bằng

nhiều thủ đoạn gây thiệt hại cho Nhà nước và ảnh hưởng đến khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện nay đã có mười ba doanh nghiệp được công nhận là MTO, để
được công nhận là một MTO phải đạt được yêu cầu tương đối cao và mười
ba tổ chức này làm việc tương đối hiệu quả, nhưng thực ra họ chưa kinh
doanh nh mét MTO thực sự.
Hầu hết các doanh nghiệp này làm đại lý tàu biển, cũng có đội xe
nhưng khối lượng quá Ýt, kinh doanh lỏng lẻo và thường chú trọng đến khâu
vận tải đường biển hơn vận tải nội địa, không đầu tư cho lĩnh vực giao nhận
mà thường thuê lại các dịch vụ tư nhân nên không đáp ứng được đòi hỏi cao
của khách hàng. Hơn nữa các hợp đồng kinh tế lại ký theo điều kiện FOB,
nên quyền chủ động lựa chọn thuê tầu biển cũng không nhiều. Cho nên công
tác giao nhận chưa được chú trọng mà hình như họ coi giao nhận là để phục
vụ cho lô hàng xuất nhằm thu cước biển, chênh cước biển Chỉ có các công
ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải hoặc có liên quan đến lĩnh vực vận tải
bước đầu áp dụng vào thực tế nh Vietfracht, Vietrans, Transimex,
Viconship, Vosa, Gemartrans Mức áp dụng chưa đạt mức độ hoàn thiện
hoặc mới chỉ thực hiện một công đoạn nào đó của quy trình vận tải đa
phương thức như công đoạn thuê phương tiện vận tải, công đoạn giao nhận
hàng hoá trong phạm vi nội địa

×