Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

luận điểm của hồ chí minh về đảng cộng sản việt nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.79 KB, 4 trang )

Câu 6: Luận điểm của Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam.
Đáp án:
I. TTHCM về ĐCSVN
Cơ sở hình thành: TTHCM về ĐCSVN bắt nguồn từ học thuyết của CN Mác về
ĐCS mà trực tiếp là học thuyết về Đảng kiểu mới của g/c công nhân đã được LêNin đưa
ra từ những năm đầu TK20. Nhưng xuất phát từ những điều kiện cụ thể của VN, HCM đã
vận dụng sáng tạo để đua đến việc thành lập Đảng CSVN 1930. Với những luận điểm
mới làm phương pháp thêm học thuyết M-LN về Đảng CS và giải đáp những yêu cầu
thực tiễn cách mạng VN đặt ra.
Bên cạnh cơ sở về tư tưởng, TTHCM về ĐCS cần được hình thành trên cơ sở đúc
rút những kinh nghiệm hoạt động tư tươtng của sự thành lập các ĐCS trên thế giới. Bằng
năng lực hoạt động tu tưởng sôi nổi đã học hỏi ở các chiến sĩ cộng sản và các vị lãnh tụ
của g/c VS trên thế giới để đưa tới sự thành lập ĐCSVN.
1. Những luận điểm cơ bản của HCM về ĐCSVN
- ĐCSVN là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng VN đến thắng lợi
- Xuất phát từ những quan điểm của chủ nghĩa M-LN cũng như truyền thống dân tộc HCM
KD. Nhưng sức mạnh của QCND chỉ được phát huy thành 1 lực lượng to lớn khi được
giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo theo 1 đường lối đúng đắn.
- Người KĐ CM trước hết phải có Đảng CM để trong thì vận động tổ chức dân chúng,
ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và CMVS mọi nơi. Đảng có vững thì cách mệnh
mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy đúng hướng.
- ĐCS là chính Đảng của giai cấp công nhân, là đơn vi tiên phong, bộ tham mưu của g/c
VS, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng luôn tận tâm, tận lực phục sự tổ quốc và
nhân dân, trung thành tuyệt đối với lợi ích của g/c, của nhân dân và của dân tộc. Ngoài
lợi ích đó ra thì Đảng không có lợi ích gi khác.
2. ĐCSVN là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa M-LN với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước.
- Xuất phát từ những quan điểm của chủ nghĩa M-LN về sự ra đời của các ĐCS là sản
phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa M-LN với phong trào công nhân. HCM từ 1 người
VN yêu nước đã bắt gặp ánh sáng của chủ nghĩa M-LN và vận dụng vào TT cách mạng
VN. Người khái quát quy luật ra đời của ĐCSVN là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ


nghĩa M-LN với PTCN và PTYN.
- Sự ra đời của ĐCSVN tất yếu phải dựa vào cơ sở XH là PTYN vì đó là phong trào rộng
lớn nhất chiếm 90% dân số, trong đó có g/c công nhân. Giai cấp công nhân là nòng cốt có
vai trò vạch ra đường lối chủ chương đúng đắn để lãnh đạo PTYNVN giành thắng lợi
cuối cùng.
- Từ sự nhận thức cần giác ngộ sức mạnh dân tộc với sức mạnh giai cấp, HCM kiên định
cần phải gắn bó chặt chẽ với PTCN và PTYN. Phải nắm lấy vũ khí sắc bén là CN M-LN
và ngọn cờ dân tộc. Mỗi người cộng sản trước hết phải là 1 người yêu nước, thường
xuyên truyền bá chủ nghĩa M-LN, quan điểm đường lối của Đảng trong PTCN và QCND
để thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng. Vì vậy ĐCS là Đảng của g/c công nhân đại
biểu cho lợi ích của cả dân tộc, lãnh đạo dân tộc thấy được thắng lợi to lớn.
3. ĐCSVN là đảng của g/c công nhân đồng thời cũng là Đảng của dân tộc.
- Xuất phát từ những quan điểm của chủ nghĩa M-LN cho rằng: không có Đảng siêu g/c
mà bất cứ 1 Đảng nào ra đời cũng đều mang tính giai cấp, đều đại diện cho quyền lợi và
lợi ích của 1 g/c nhất định. Do đó HCM chỉ ra ĐCSVN là Đảng của g/c công nhân đồng
thời là Đảng của dân tộc VN.
- Bản chất g/c công nhân của Đảng được thể hiện ở chỗ:
+ Nền tảng TT của Đảng là chủ nghĩa M-LN
+ Mục tiêu đường lối của Đảng thực sự vì độc lập dân tộc gắn liền với CNXH vì
sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng XH và giải phóng con người.
+ Đảng nghiêm túc tuân thủ những nguyên tắc Đảng kiểu mới của g/c công nhân.
- Sự thống nhất giữa bản chất g/c công nhân với tính dân tộc của Đảng thể hiện:
+ Lợi ích của g/c công nhân thốngnhât với lợi ích của dân tộc. Đó là mục tiêu độc
lập dân tộc gắn liền CNXH nhằm giải phóng g/c, xh và con người.
+ Cơ sở XH để thành lập Đảng là được quần chúng nhân dân ủng hộ và thừa
nhận.
+ Thành phần kết nạp Đảng không phải chỉ có g/c công nhân mà bao gồm những
người ưu tú với mọi tầng lớp nhân dân có sức mạnh lãnh đạo nhân dân thực hiện lợi ích
chung: GPDT, GPCN, trong đó con người làm nòng cốt. Vì vậy mà Đảng vừa mang tính
bản chất g/c, vừa mang tính dân tộc.

4. HCM khẳng định ĐCSVN phải lấy chủ nghĩa M-LN làm nòng cốt
- CM muốn thành công thì trước hết phải có Đảng lãnh đạo. Đảng muốn vững thì phải có
chủ nghĩa làm nòng cốt. Trong Đảng ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng không có chủ
nghĩa như người không có trí khôn, không có bảy chỉ Nam. Trong thế giới bây giờ học
thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ
nghĩa M-LN.
- Khi nhấn mạnh chủ nghĩa M-LN làm nòng cốt, HCM nhấn mạnh phải nắm vững tinh
thần và phương pháp của nó đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, kinh nghiệm
của các nước để vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của VN. Từ đó người lưu ý phải
tách 2 khuynh hướng giáo điều và xem xét lại chủ nghĩa M-LN.
5. Hồ Chí Minh khẳng định Đảng cộng sản Việt Nam fải xây dựng theo những
nguyên tắc của Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc tổ chức của Đảng:
+ Theo Hồ Chí Minh dân chủ và tập trung là 2 mặt có quan hệ gắn bó và thống
nhất với nhau theo một nguyên tắc. Dân chủ là đi đến tập trung, dân chủ là cơ sở của tập
trung chứ không phải theo kiểu phân tán tuỳ tiện vô tổ chức. Còn tập trung trên cơ sở dân
chủ chứ không phải tập trung quan liêu theo kiểu độc đoán chuyên quyền.
+ Tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Đây là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng:
-> Người phân tích 1 người dù tài giỏi máy cũng không thể thấy hết được mọi việc càng
không thể hiểu hết được một vấn đề.
-> Về cá nhân phụ trách Người chỉ rõ việc gì đã bàn bạc kỹ lưỡng rõ ràng cần giao cho
một người phụ trách. Vì vậy tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách phải luôn đi đôi với
nhau.
+ Nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng:
-> Người chỉ rõ một Đảng mà dấu khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng, một Đảng
mà có gan thừa nhận những khuyết điểm của mình, vạch rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết
điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách sửa chữa khuyết điểm đó như thế là một Đảng tiến bộ,
mạnh dạn chắc chắn chân chính.
-> Nhấn mạnh tự phê bình và phê bình Người coi giống như việc soi gương rửa mặt hàng
ngày phải thường xuyên tự giác và nghiêm túc thực hiện.

-> Hồ Chí Minh chỉ rõ tự phê bình và phê bình không những là một vấn đề của khoa học
c/m mà còn là của nghệ thuật c/m đòi hỏi mỗi cán bộ Đảng viên phải khéo dùng. Trong
đó mỗi người phải trung thực, chân thành với bản thân mình cũng như với người khác,
phải có tính đồng chí thương yêu lẫn nhau tránh những thái độ lệch lạc sai trái như che
dấu khuyết điểm của bản thân mình hay lợi dụng phê bình để nói xấu.
->Kỷ luật nghiêm minh và tự giác. Đây là một nguyên tắc của Đảng kiểu mới, của giai
cấp công nhân trong đó:
* Nghiêm minh là thuộc về tổ chức Đảng, là kỷ luật đối với mỗi cán bộ Đảng viên không
phân biệt cán bộ lãnh đạo cao hay thấp mà mọi Đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật
của Đảng.
* Tự giác: Là thuộc về mỗi cán bộ Đảng viên tự nguyện đứng trong hàng ngũ của Đảng
vì vậy phải thực hiện chủ trương nghị quyết của Đảng, có như vậy Đảng mới hoàn thành
sứ mệnh lãnh đạo của mình.
+ Đoàn kết thống nhất trong Đảng. Đây là một nguyên tắc quan trọng của Đảng
kiểu mới của Lênin:
-> Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đoàn kết thống nhất trong Đảng
cũng như khối đại đoàn kết toàn dân. Trong đó đoàn kết trong Đảng là nòng cốt cho việc
xây dựng khối đoàn kết toàn dân.
-> Cơ sở để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong đảng là đường lối quan điểm và điều
lệ Đảng. Đây là cơ sở để tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động của
Đảng nhằm biến những chủ trương của Đảng thành hành động của giai cấp nông dân.
-> Để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, Người yêu cầu phải nghiêm túc thực
hiện những nguyên tắc của Đảng kiểu mới, mỗi Đảng viên phải thường xuyên tu dưỡng
đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham ô lãng phí.
KL: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng theo những nguyên tắc của Đảng
kiểu mới là sự kế thừa lý luận về Đảng kiểu mới của Lênin vào điều kiện cụ thể của VN.
Đó là nguyên tắc cơ bản có quan hệ chặt chẽ trong quá trình xây dựng một Đảng kiểu
mới. ND nguyên tắc này được Đảng ta tiếp tục phát huy và vận dụng trong giai đoạn hiện
nay.
6. Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

- Đảng phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân.
- Đây là một luận điểm lớn và nhất quán khi Người xác định vai trò, trách nhiệm của mỗi
cán bộ Đảng viên. Người chỉ rõ: Khi Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền xây
dựng chính quyền và lãnh đạo chính quyền xây dựng mục tiêu độc lập dân tộc gắn
liền với CNXH thì Đảng là Đảng cầm quyền. Nhưng Đảng phải ý thức được mình là
người đầy tớ của dân. Đảng lãnh đạo Nhà nước trong đó dân là chủ. Do đó mối quan hệ ở
đây là Đảng là cầm quyền nhưng dân là chủ.
- HCM khẳng định là đầy tớ trung thành của nhân dân Đảng có quyền lợi gì riêng ngoài
quyền lợi giai cấp, quyền lợi dân tộc. Vì vậy Đảng phải thường xuyên chăm lo củng cố
mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân. Đảng không ở trên dân, ngoài dân mà ở trong
dân, Đảng phải lấy dân làm gốc.
7. Đảng phải thường xuyên đổi mới, tự chỉnh đốn để thực sự trong sạch vững mạnh.
- Để xứng đáng là một đảng cách mạng chân chính lãnh đạo sự nghiệp to lớn của dân tộc,
một Đảng vừa là đạo đức vừa là văn minh tiêu biểu cho trí tuệ danh dự lương tâm của
dân tộc và thời đại thì Đảng phải thường xuyên chăm lo đến việc chỉnh đốn và đổi mới.
- Chỉnh đốn và đổi mới Đảng là làm cho Đảng thực sự trong sạch vững mạnh cả về 3 mặt:
chính trị, tư tưởng, tổ chức ; làm cho đội ngũ cán bộ Đảng viên nâng cao phẩm chất và
năng lực trước những yêu cầu nhiệm vụ cách mạng.
- Khi nhấn mạnh vài trò cầm quyền của Đảng Người chỉ rõ: quyền lực của Đảng có sức
mạnh to lớn để cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới trong lĩnh vực của đời sống. Nhưng
nó cũng có sức phá hoại nếu người cầm quyền thoái hóa biến chất đi ngược với quyền lợi
giai cấp nd.
- “Người khẳng định một dân tộc một Đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại có
sức hấp dẫn lớn không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và
ca ngợi nếu lòng dạ không trong sạch nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.
KLC:Tư tưởng HCN về ĐCSVN là hệ thống những luận điểm cơ bản về ĐCS
dựa trên sự kế thừa quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, các phong trào cách mạng trên thế
giới và những tư tưởng tiến bộ của nhân loại để vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể
của VN. ND tư tưởng ấy không chỉ có vài trò chỉ đạo cho Đảng lãnh đạo c/m giành thắng
lợi mà đặc biệt trong giai đoạn hiện nay trước những biến cố mới của LS, Đảng vẫn

không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo nhân dân thực hiện lý tưởng độc lập dân tộc gắn
liền với CNXH. Sự lãnh đạo của ĐCS là nhân tố quyết định thắng lợi của c/m VN trong
thời kỳ lịch sử. Đảng đó là Đảng của dân tộc VN đồng thời là Đảng của mỗi con người
VN.

×