Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm đạo đức lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.64 KB, 14 trang )

Đề tài :
Làm thế nào để giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 4 một cách có hiệu quả?
A) ĐẶT VẤN ĐỀ:
Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh là yêu
cầu thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng là yêu cầu hết sức cấp
thiết trong bối cảnh như hiện nay.
Bởi do ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường nên hiện tượng học sinh coi
thường kỉ luật, coi thường thầy cô giáo, thiếu lễ độ với người trên xuất hiện ngày
càng nhiều. Tình trạng các em lười biếng, trốn học, không chịu khó học tập, thích
quay cóp cũng gia tăng, thậm chí các em còn dám ngang ngược, đe dọa và hành
hung cả thầy cô. Ơû độ tuổi mà người ta ví "Đẹp như trăng rằm" thế mà các em đã
có thái độ, hành vi không tốt, vì sao các em lại nông nỗi đến thế?
Trong khi nền văn hóa dân tộc ngày nay được hoàn thiện thì những hành vi
trái với đạo đức vẫn còn tồn tại (mà tồn ngay trong chính chính trường học). Có
thể nó sẽ lan rộng ra nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn.
Làm thế nào để giáo dục đạo đức cho học sinh một cách có hiệu quả? Đòi
hỏi những người làm công tác giáo dục phải biết chọn cho mình những cách giảng
dạy phù hợp nhất.
Trường tiểu học nhằm trang bị những cơ sở ban đầu cho việc hình thành và
phát triển nhân cách của học sinh hướng các em biết sống, học tập và lao động
trong xã hội với nhiều mối quan hệ và đa dạng. Vì vậy, việc rèn luyện, giáo dục
đạo đức cho học sinh tiểu học là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt.
Thực tế qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy: Ngoài việc giáo dục đạo
đức cho học sinh thông qua các môn học như: Tiếng việt, Lịch sử, Địa lí, Khoa học
còn có một con đường giáo dục đạt hiệu quả, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi đó
chính lafgiaos dục trực tiếp qua môn đạo đức. Vì qua môn học này, ta có điều kiện
giáo dục đạo đức cho các em một cách có hệ thống theo chương trình khá chặt chẽ;
giúp hình thành được ý thức đạo đức ở mức độ sơ giản, định hướng rèn luyện một
cách có tự giác những hành vi, thói quen hành vi đạo đức tương ứng. Thông qua
các bài học đạo đức sẽ giúp các em có ý thức học tốt các môn học khác và tạo tiền
đề cho hoạt động đạo đức. Giúp các em có cơ sở cần thiết để học tốt môn giáo dục


công dân ở bậc học tiếp theo.
Do đó, việc giảng dạy tốt môn Đạo đức ở tiểu học nói chung và của lớp 4 nói
riêng là yêu cầu hết sức quan trọng.
1
B) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN GIẢNG DẠY
TỐT MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4:
1. Tìm hiểu đặc điểm tình hình chung của học sinh khối 4:
Qua những năm làm công tác chủ nhiệm lớp 4, tôi cùng các bạn đồng nghiệp
có chung nhận xét như sau:
- Các em học sinh khối lớp 4 rất hiếu động và thiếu sự kiềm chế, thích bắt
chước, rất tò mò và ham học hỏi. Tuy trình độ nhận thức của các em có phát triển
hơn so với học sinh ở độ tuổi lớp 2, 3 nhưng kinh nghiệm sống của các em vẫn còn
quá non nớt, chưa có đủ năng lực nhận thức các chuẩn mực đạo đức trên bình diện
lí luận.
- Khi khảo sát chất lượng về hai mặt giáo dục ở thời điểm đầu năm học,
chúng tôi rất trăn trở vì lớp cũng còn "một số thành viên đặc biệt" cần quan tâm
kịp thời. Dù mỗi một trường hợp đặc biệt có thể khác nhau, song vẫn là tồn tại
những mặt hạn chế cần khắc phục.
2. Thực trạng lớp 4 năm học 2009-2010:
Năm học 2009-2010, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4, sĩ số lớp là 17
học sinh trong đó 06 nữ, sau khi khảo sát chất lượng đầu năm về cả hai mặt học lực
và hạn kiểm, tôi cảm thấy lo lắng bởi nhiều nguyên nhân.
Chẳng hạn: Sự bùng nổ của các phương tiện thông tin đã ảnh hưởng rất
nhiều đến môi trường giáo dục cho trẻ. Các em có xu hướng thích vui chơi nhiều
hơn học tập dẫn đến việc một số em chưa có tinh thần vượt khó trong học tập,
thường xuyên vi phạm nội qui trường, lớp Nếu không tìm cách khắc phục thì
chắc chắn kết quả mỗi năm sẽ đạt không cao.
3. Tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện
của học sinh:

a) Điều kiện, hoàn cảnh gia đình:
Đa số các em đều ở vùng nông thôn, trong số 17 học sinh có: 5 học sinh có
cha mẹ làm nghề buôn bán, 3 học sinh có cha mẹ là công nhân viên nhà nước, số
ba mẹ các em còn lại làm nghề nông.
Do điều kiện hoàn cảnh của các em khác nhau nên những mặt hạn chế cũng
khác nhau chẳng hạn: một vài cha mẹ học sinh bận buôn bán, làm ruộng, làm
vườn, chạy xe ôm thì ít có điều kiện theo sát con em trong việc học tập hàng
ngày cũng như quản lý chặt chẽ hoạt động vui chơi từng giờ của các em, còn cha
mẹ là công chức thì không ở nhà suốt ngày cùng con nên con cái tự ý chọn lựa các
hình thức vi chơi giải trí (nếu cha mẹ không qui định cụ thể) hoặc một số trường
2
hợp phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con em nhưng vì quan tâm chưa
đúng cách nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình giảng dạy của giáo viên.
Điều kiện về kinh tế đa số học sinh tương đối ổn định có 3/17 học sinh của
lớp được gia đình trang bị máy vi tính (máy đó có thể là của cha mẹ, anh chị đang
sử dụng nhưng các em đã bước đầu biết cách sử dụng), có 17/17 học sinh gia đình
có đều có ti vi, đầu đĩa.
b) Về sở thích vui chơi của các em:
Các em đang có xu hướng yêu thích nhạc hiphop, nhạc trẻ có nội dung nói
về tình yêu đôi lứa cuồng nhiệt, thích hát "nhạc chế" có nội dung không lành
mạnh thích xem phim hoạt hình và chương trình dành cho thiếu nhi, thích đọc
truyện, sách báo, thiếu nhi, thích được tham gia các hoạt động phong trào.
4. Tìm hiểu chương trình môn đạo đức lớp 4:
Hiện nay, học sinh lớp 4 của cả nước đã được học chương trình sách giáo
khoa mới Qua tìm hiểu cặn kẻ về môn đạo đức tôi tâm đắc và thật sự say mê
giảng dạy môn học này.
a) Về nội dung sách giáo khoa Đạo đức lớp 4:
Chương trình môn đạo đức lớp 4 gồm 14 bài, đề cập đến các chuẩn mực
hành vi trong các mối quan hệ (quan hệ với bản thân; quan hệ với gian đình; quan
hệ với nhà trường; quan hệ với cộng đồng xã hội; quan hệ với môi trường tự

nhiên).
- Mỗi bài học được cấu trúc như sau:
+ Thông tin/ sự kiện / tình huống để đặt vấn đề cho học sinh suy nghĩ.
Câu hỏi: Mỗi bài có từ 2 đến 3 câu hỏi nhằm hướng dẫn học sinh khai thác,
phân tích các thông tin, sự kiện, tình huống để giải quyết, rút ra bài học đạo đức.
Bài tập: Mỗi bài gồm 5 đến 7 bài tập các dạng bài tập rất phong phú và đa
dạng để giúp học sinh củng cố lại kiến thức, hình thành thái độ, kỉ năng và hành vi
tích cực: Đóng vai, quan sát tranh và kể chuyện tranh, xây dựng phần kết của câu
truyện có kết cục mở, thảo luận, phân tích tình huống, tranh tình huống, trò chơi có
liên quan đến bài học, xứ lí tình huống, điền từ thích hợp vào chỗ trống, bày tỏ ý
kiến, thái độ, hát múa, kể chuyện, đọc thơ, đọc cao dao, tục ngữ hoặc vẽ tranh về
chủ đề đạo đức
Thực hành: Mục đích để hướng dẫn học sinh thực hành bài học trong cuộc
sống thực tiễn và chuẩn bị bài tiếp theo.
b) Về tổng thời lượng dành cho môn đạo đức lớp 4:
3
Là 35 tiết/năm học được phân bổ như sau:
- 14 bài dạy trong 28 tiết.
- Ôn tập và kiểm tra học kỳ 1, cuối năm 4 tiết.
- Đặc biệt có 3 tiết để sử dụng dạy những vấn đề cần thiết của lớp, trường,
địa phương (phần mềm).
c) Về quan điểm khi dạy môn đạo đức lớp 4:
Day môn đạo đức là quá trình chuyển tải những giá trị chuẩn mực đạo đức
của xã hội hình thành niềm tin, tình cảm và hành vi đạo đức của học sinh. Điều đó
chỉ có kết quả tốt khi học sinh hứng thú, tích cực chủ động tham gia vào quá trình
dạy học.
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN
ĐẠO ĐỨC LỚP 4:
1. Xác định mục tiêu từng bài dạy:
Mục tiêu bài dạy chính là "kim chỉ nam" cho giáo viên khi tiến hành tổ chức

giờ dạy, mục tiêu của từng bài được thực hiện trong 2 tiết.
+ Ở tiết 1: Chủ yếu cung cấp cho học sinh những tri thức về chuẩn mực hành
vi, bao gồm:
. Yêu cầu của chuẩn mực hành vi.
. Ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện
. Cách thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức.
+ Ở tiết 2: Mục tiêu của bài lên lớp ở tiết 2 cũng cùng mục đích. Mục tiêu
chủ yếu của bài là hình thành cho học sinh những kĩ năng, hành vi để các em có
thể ứng xử đúng đắn trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập, lao động ở nhà trường,
gia đình và ngoài xã hội.
Vì vậy, cần xác định rõ: Cần hình thành kĩ năng gì? Chúng sẽ giúp học sinh
ứng xử như thế nào? Ngoài ra, bài lên lớp ở tiết 2 còn góp phần củng cố ý thức và
hình thành thái độ đạo đức cho học sinh.
2. Xem xét nội dung từng bài:
Bước tiếp theo tôi đọc kĩ từng nội dung, kiến thức được thể hiện ở sách giáo
khoa nhằm mục đích xem xét nội dung có phù hợp với lớp chưa? Từ đó có thể sưu
tầm và chọn một truyện, tình huống khác hay thay thế những bài tập có nội dung
gần gủi với thực tế của lớp. Điều quan trọng là căn cứ vào gợi ý của sách, tính đến
4
hoàn cảnh cụ thể của địa phương mình, lớp mình để đi đến một quyết định thích
hợp với yêu cầu cần (mục tiêu) nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
cụ thể.
Ví dụ: Nội dung bài "Giữ gìn các công trình công cộng" (SGK Đạo đức
trang 34) có bài tập 2a.
Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận về cách ứng xử trong tình huống
sau đây.
- Một hôm, khi đi chăn trâu ở gần đường sắt, Hưng thấy một số thanh sắt nối
đường ray đã bị bọn trộm lấy đi mất. Nếu em là bạn Hưng, em sẽ làm gì khi đó? Vì
sao?
- Khi xem xét nội dung này tôi nghĩ học sinh lớp mình có thể không tưởng

tượng được rõ thanh sắt nối đường ray là gì? Tính nguy hiểm của hành động trộm
cắp mà bọn thanh niên đã làm và các em không thể vận dụng được nội dung này
vào cuộc sống thực của mình, cho nên tôi đã thay tình huống bằng một dạng khác
như sau:
- Trên đường đi học về, Hưng thấy bạn nam đang dùng nạng thung thi nhau
bắn vào bóng đèn ở cột điện bên đường. Nếu em là Hưng em sẽ làm gì khi đó? Vì
sao?
Hoặc ở bài "Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ" (SGK Đạo đức trang 17, 18, 19)
bài tập (1d) có nội dung:
- Cách ứng sử của các bạn trong tình huống dưới đây là đúng hay sai? Vì
sao?
Ông nội của Hoài rất thích chơ cây cảnh Hoài đến nhà bạn mượn sách, thấy
ngoài vườn nhà bạn có khóm hoa lạ, liền xin bạn một nhánh mang về cho ông
trồng.
+ Việc làm trên của Hoài cho thấy, Hoài rất quan tâm đến ông. Đang đi
mượn sách mà thấy khóm hoa lạ bèn nghĩ đến sở thích của ông mình liền xin bạn
một nhánh mang về cho ông trồng.
Khi đọc tình huống này, tôi rất băn khoăn xét về mặt thực tế chưa được hợp
lý lắm, xét về tình cảm dễ bắt chước chuẩn mực mẫu hành vi của học sinh, tôi lại
càng cân nhắc.
+ Rõ ràng, vì muốn thể hiện lòng hiếu thảo với ông, Hoài đã xin bạn để biếu
ông. Trong thực tế, chưa chắc gì bạn của Hoài có quyền quyết định cho bạn một
nhánh hoa giống đó. Bởi cáh ứng xử của Hoài trong tình huống trên là đúng -
Nghĩa là Hoài được khen ngợi, các bạn sẽ bắt chước Hoài (thích gì xin nấy) để
5
biếu lại cho người khác bởi các em chưa có đủ năng lực nhận thức các chuẩn
mực đạo đức trên bình diện lí luận.
+ Trong tình huống này, tôi đổi nội dung như sau:
Biết ông ngoại hay uống tra, nên mỗi lần chuẩn bị về quê thăm ông, Hoài
nhắc mẹ "Mẹ ơi ! Mẹ nhớ mua trà để biếu ông mẹ nhé".

Trong tình huống này, có thể vận dụng vào cuộc sống thật phổ biến hơn.
Chuẩn mực hành vi đưa ra giúp học sinh dễ giải thích hơn (chẳng hạn: Cách ứng
xử của Hoài trong tình huống trên là đúng. Vì Hoài biết thể hiện lòng hiếu thảo với
ông). Ngoài ra còn có thể nêu thêm phần câu hỏi cho học sinh dự đoán tiếp.
Theo em, mẹ bạn Hoài có thái độ như thế nào khi nghe con mình nhắc thế?
( rất vui vì con mình nghĩ tới ông bà).
Các em đoán xem: Nếu ông ngoại của Hoài nhận được quà biếu của hai mẹ
con Hoài thì thái độ ông như thế nào? ( ông rất vui vì con cháu biết quan tâm đến
ông, biết ông thích những món quà này ).
5. Lựa chọn và vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức, phương tiện
giảng dạy môn đạo đức lớp 4:
Đây cũng là vấn đề trọng tâm quyết định thành công trong tiết dạy. Vì vậy,
phải cân nhắc khi lựa chọn vận dụng các phương pháp, hình thức, phương tiện để
giảng dạy.
a) Trong tiết 1: Để giải quyết nhận thức cần phải giải quyết tốt 3 bước:
- Cung cấp biểu tượng
- Xây dựng mẫu hành vi
- Ghi nhớ
+ Biểu tượng đạo đức được đưa ra với hình thức: Truyện kể, tình huống,
thông tin để giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác, phân tích. Từ đó rút ra bài học
đạo đức.
* Truyện kể: Truyện kể được xem như một loại hình phương tiện đặc biệt,
giúp cho việc chuyển tải những hành vi không phải chỉ có giáo viên mới thực hiện
được mà học sinh cũng có thể tham gia. Tùy theo từng bài, giáo viên xem xét nội
dung nào phù hợp để học sinh "sắm vai theo mẫu hành vi" của truyện kể
Ví dụ: Trong bài " Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ" (SGK trang 17) có truyện
"Phần thưởng". Truyện này các em có thể tham gia đóng tiểu phẩm nên tôi đã giao
việc cho các em như sau:
6
- Mỗi tổ sẽ cử các bạn tập sắm vai theo hành vi truyện kể, tuần sau cô sẽ mời

đại diện các tổ bốc thăm xem tổ nào được lên diễn.
Theo dõi, tôi thấy các em rất tích cực và sôi nổi tập luyện để được diễn. Có
nhóm tập lúc đầu giờ, giờ chơi, có nhóm hẹn nhau cùng học nhóm ở nhà một
người bạn nào đó để tập. Hóa ra tôi đã đưa các em đến với một hoạt động vui chơi
giải trí bổ ích mà lại rèn luyện được cho các em sự tự tin, bạo dạn trước đám đông.
Qua việc tham gia trò chơi, giáo dục cho các em mối quan hệ đạo đức mang
tính nhân ái của các em, mang lại niềm vui nhận thức và khi học sinh nắm tình tiết
của truyện kể đạo đức, tôi tiến hành hướng dẫn học sinh phân tích truyện đạt yêu
cầu rất cao, tiết học càng thêm sinh động.
* Tình huống đạo đức: Một tình huống liên quan đến bài đạo đức đưa ra,
trong đó các nhân vật chưa thực hiện hành vi ứng xử của mình (tình huống mở).
Ví dụ: Trong bài "Trung thực trong học tập" (SGK trang 3) yêu cầu học sinh
giải quyết tình huống sau:
Hôm qua, Long mãi chơi, quên chưa sưu tầm tranh, ảnh phục vụ cho bài
học. Sáng nay đến lớp, Long mới nhận ra và rất lo lắng
Câu hỏi 1: Theo em bạn Long có thể có những cách giải quyết như thế nào?.
Câu hỏi 2: Nếu em là bạn Long, em sẽ làm gì? Vì sao?
- Để giải quyết những tình huống giải định có vấn đề đạo đức như trên có thể
hướng dẫn học sinh vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi, phương pháp đóng
vai, thảo luận nhóm, đàm thoại để giúp các em đoán cách giải quyết riêng của
mình.
- Cần phân biệt hình thức "đóng vai" để giải quyết tình huống khác với "sắm
vai" theo mẫu hành vi có sẵn, để vận dụng phương pháp tổ chức phù hợp nhất.
+ Cần nhấn mạnh cho người đóng vai hiểu rõ vai của mình để không lạc đề.
+ Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai, thể hiện tình
huống (có hướng giải quyết).
+ Nên khích lệ cả những ọc sinh nhút nhác cần tham gia.
+ Giáo viên - học sinh có thể chuẩn bị đạo cụ đơn giản để tăng sự hấp dẫn
khi thể hiện tình huống.
+ Đối với tình huống trong bài trên, giáo viên có thể tổ chức như:

. Chia lớp ra thành các nhóm nhỏ (nhóm 4 học sinh).
7
. Giáo viên cho các nhóm thảo luận để đóng vai theo tình huống; các nhân
vật gồm: người dẫn truyện, Long và các bạn.
. Các nhóm thảo luận, phân công vai diễn, đưa ra cách giải quyết tình huống.
. Gọi vai nhóm lên diễn (lưu ý thời gian).
Có thể học sinh có nhiều cách giải quyết tình huống khác nhau nhưng dù sao
đó cũng là cách lựa chọn theo suy nghĩ của các em. Từ đó, giáo viên dễ nhận xét,
đánh giá cũng như kịp thời uốn nắn hành vi ứng xử chưa đúng với chuẩn mực,
nhằm rút ra bài học đạo đức cần thực hiện.
Bên cạnh truyện kể, tình huống đạo đức còn có hình thức để xây dựng biểu
tượng đạo đức thật sinh động, hấp dẫn đó là cung cấp thông tin.
* Thông tin: Đây là những thông tin có liên quan chặt chẽ với chuẩn mực
hành vi được giáo dục cho học sinh. Chúng được nêu ra để các em phân tích và rút
ra kết kết luận cần thiết. Từ kết luận này, học sinh có được bài học đạo đức tương
ứng.
- Khâu chuẩn bị để tiến hành hoạt động cung cấp thông tin, phân tích thông
tin có tác dụng rất lớn cho việc tổ chức thành công hoạt động này.
Ví dụ: Khidayj bài "Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo" (SGK trang
37).
+ Khâu chuẩn bị: Ở họa động nối tiếp của tiết trước, giáo viên dặn dò học
sinh sưu tầm tranh ảnh, thông tin qua báo đài về các vấn đề có liên quan đến
thông tin trong SGK, đến chủ đề hoạt động nhân đạo. Đầu giờ mang ra trao đổi để
các bạn cùng xem, cùng tìm hiểu những khó khăn do thiên tai, chiến tranh gây
ra. Suy nghĩ xem mình có thể làm gì để giúp đỡ họ.
Do có khâu chuẩn bị tốt nên khi tôi tổ chức cho các em thảo luận nhóm, cá
nhân trình bày những nôi dung cần thiết trong bài học thì lớp tôi rất sôi nổi, tiết
học diễn ra thật tự nhiên.
Chẳng hạn: Các em nêu được những dẫn chứng cụ thể về hậu quả của thiên
tai, chiến tranh gây ra. Tỏ rõ thái độ phản đối chiến tranh mà đề quốc Mỹ gây ra

làm cho hàng trăm nghìn người bị tật nguyền nêu lên được những biện pháp góp
phần giải quyết những khó khăn mà những nạn nhân đang gánh chịu. Báo cáo
được những hoạt động nhân đạo mà địa phương đã làm được.
- Khi vận dụng các phương pháp trong giờ dạy, giáo viên cần lưu ý không
nên quá bám theo sách giáo viên mà tổ chức giờ dạy.
Ví dụ: Khi dạy bài "Tôn trọng luật giao thông" (SGK trang 40) sau phần
cung cấp thông tin nói về tai nạn giao thông thì tiếp theo sau là một số câu hỏi
phân tích những thông tin.
8
+ Phần này không nên áp dụng phương pháp hoạt động thảo luận nhóm, cho
học sinh ghi ra những kết quả thảo luận, trình bày kết qura thảo luận, trình bày kết
quả sau khi thảo luận.
Qua thực dạy, tôi thấy cho các em hoạt động cá nhân sẽ đạt được hiệu quả
cao hơn. Các em mỗi người một ý hiểu về hậu quả, nguyên nhân cũng như nêu
những việc cần làm để tham gia giao thông an toàn.
Nếu cho các em thao luận rồi báo cáo sẽ có nhiều ý trùng lắp hoặc các nhóm
bạn đã báo cáo"hết ý" của nhóm mình tìm ra cho nên các em không có gì mới để
báo cáo kịp thời (bị giới hạn thời gian). Rồi thời gian để học sinh và giáo viên nhận
xét sẽ kéo dài những hiệu quả chưa chắc đạt cao hơn so với cách tổ chức hoạt động
cá nhân. Chẳng hạn:
1. Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì? (người chết, người bị thương,
bị tàn tật, xe hue, giao thông bị ngưng trệ tổn thương về người và của).
2. tại sao lại xảy ra tai nạn giao thông ? (do lái xe nhanh, vượt ẩu, lái xe
trong tình trạng say rượu, chạy hàng đôi, hàng ba, đánh võng trên đường, vượt đèn
đỏ, xe bị trục trặc về kỷ thuật không chấp hành tốt luật lệ giao thông).
3. Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn ? (chuẩn bị xe tốt trước khi
xử dụng, không lạng lách, đánh võng trên đường, không chạy băng ngang đường
mà không ngó trước, ngó sau chấp hành tốt luật lệ giao thông).
Có thể nói, học sinh lớp 4 có những kinh nghiệm nhất định về cách ứng xử
(tuy chưa sâu) cho nên, giáo viên cần vận dụng tốt những phương pháp học tích

cực, tạo điều kiện cho các em được nói nhiều hơn.
- Chuẩn mực hành vi ở lớp 4 mang tính tổng hợp mà mỗi truyện kể, tình
huống thông tin chỉ nêu lên một khía cạnh của hành vi. Bởi vậy, từ khía cạnh được
nêu lên, giáo viên phải khéo léo gợi mở, dẫn dắt phù hợp để xây dựng một mẫu
hành vi theo yêu cầu đạo đức phù hợp với năng lực đạo đức của các em.
Ví dụ: Trong bài "Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ" (SGK trang 17) từ tấm
gương của Hưng biết biếu bà cái bánh xốp mềm và thơm. Giáo viên cần giúp học
sinh nêu ra những việc làm phổ biến để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
như; hàng ngày làm vui lòng ông bà, cha mẹ qua các việc đi xin phép, về chào hỏi
giữ yên lặng cho ông bá, cha mẹ nghỉ ngơi, lễ phép vâng lời, biết giúp ông bà, cha
mẹ bằng những việc mình có thể làm. Khi ông bà, cha mẹ đau yếu cần quan tâm
thăm hỏi, chăm sóc
* Ghi nhớ: Trong mỗi bài đạo đức lớp 4 đều đưa ra nội dung cần ghi nhớ,
nhiệm vụ của giáo viên là giúp học sinh hiểu được mục đích của ghi nhớ và tạo ra
những tâm thế thích hợp để nhắc nhở các em thực hiện chuẩn mực đạo đức vừa
học xong.
9
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh ghi nhớ của bài "Biết ơn thầy giáo, cô giáo"
(SGK trang 20) phải giúp học sinh hiểu được:
- Chuẩn mực hành vi là gì?
- Chuẩn mực hành vi ấy như thế nào?
- Vì sao phải thực hiện chuẩn mực hành vi đó?
Không nên dùng phương pháp giáo dục nặng nề về thuyết giáo như bắt học
sinh học thuộc lòng những tri thức đạo đức. Mà biến trí thức đạo đức thành niềm
tin và tình cảm đạo đức, đồng thời chú trọng việc học tập hành vi đạo đức và xây
dựng thói quen đạo đức. Muốn vậy, ta phải tìm mọi cách tác động vào tình cảm, ý
chí, sự học tập thái độ hàng ngày của các em. Việc tổ chức cho học sinh tiếp xúc
với người thực, việc thực sẽ có hiệu quả hơn nhiều so với lý thuyết khô khan.
Ví dụ: Khi dạy bài "Kính trọng biết ơn người lao động" (SGK trang 27) lúc
kiểm tra bài, ta không nên ép học sinh phải thuộc làu làu tri thức được tóm tắt

trong phần ghi nhớ mà phải chú trọng việc học tập chuẩn mực.
+ Giáo viên có thể yêu cầu học sinh:
. Em hãy nêu một ví dụ về bản thân trong việc thực hiện "kính trọng biết ơn
người lao động?"
. Vì sao em thực hiện được tốt như thế ?.
Nếu học sinh biết xác định và giải thích tức học sinh đã nắm được tri thức
bài học.
b) Trong tiết 2: Cần chú trọng việc hình thành kỉ năng hành vi và thói quen
đạo đức trong cuộc sống tập cho các em giải quyết vấn đề về những tình huống giả
định trong thực tế.
Trong sách giáo khoa, những bài tập đạo đức đưa ra nhằm giúp học sinh phát
hiện ra tri thức mới, bày tỏ thái độ và vận dụng bài học để hình thành kỉ năng, hành
vi tương ứng.
Ví dụ: Trong bài "Kính trọng và biết ơn người lao động" có hệ thống bài tập
thật đa dạng và phong phú.
Muốn cho các tri thức được thắm sâu bền vững, ta cần phải tổ chức ôn luyện
nhiều lần thông qua các hình thức luyện tập, luyện tập bằng trò chơi, sắm vai, trò
chơi vận động, trò chơi trí thức, nêu gương
Ví dụ: Khi dạy bài "Tiết kiệm tiền của" (SGK trang 11) giáo viên có thể liên
hệ trong thực tế, gần gủi, nêu gương những em đã gom góp những tờ giấy còn thừa
10
của năm trước đóng thành tập để làm nháp, những bạn mượn sách của anh chị năm
trước để sử dụng vì muốn cha mẹ đỡ tốn kém.
Hay khi dạy bài "Vượt khó trong học tập" (SGK trang 5) giáo viên gợi ý cho
học sinh nêu lên những tấm gương vượt khó trong học tập của lớp, của trường
mình hay những tấm gương vượt khó mà các em đã được biết qua báo, đài, qua các
bài tập đọc, kể chuyện.
Chẳng hạn: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký dù bị tàn tật nhưng nhờ lòng quyết
tâm cao nên thầy đã thành đạt. Ông Châu Trí thuở nhỏ nhà nghèo, không có tiền để
mua dầu phải đốt lá đa ngồi học, ông Nguyễn Hiền vừa chăn trâu vừa học đã đỗ

trạng nguyên. Một số bạn có hoàn cảnh nghèo, tàn tật nhưng đã vượt mọi khó
khăn, sớm bươn chải mà vẫn đến trường học giỏi.
+ Giáo viên chỉ dành ít phút để gợi mở, dẫn chứng những tấm gương; sẽ tác
động mạnh mẽ đến những suy nghĩ của các em, chỉ cho học sinh thấy các em là
những người may mắn được cha mẹ lo lắng, có đầy đủ những điều kiện, phương
tiện học tập. Vì thế các em hãy nổ lực học tập hơn nữa, không nên chùng bước khi
gặp phải khó khăn.
Việc giảng dạy môn đạo đức nói riêng cũng như việc giáo dục đạo đức cho
học sinh nói chung gói gọn trong phạm vi nhà trường chưa đủ. Vì thời gian học tập
ở lớp còn ít mà thời gian các em hoạt động nhiều ở gia đình và bên ngoài xã hội.
Vì thế việc kết hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục là việc làm hết sức quan trọng.
4. Kế hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục:
a) Trao đổi với phụ huynh:
- Ngay từ đầu năm, nhà trường đã tổ chức cho giáo viên và phụ huynh gặp
gỡ nhau qua buổi họp phụ huynh.
+ Ngoài việc báo cáo về đặc điểm, tình hình lớp, tôi còn gợi ý với phụ huynh
nhiều biện pháp hỗ trợ cho các em học tốt: như trang trí góc học tập, lập thời gian
biểu cụ thể cho các em, góp ý với phụ huynh những hạn chế cho các em tiền tiêu
sài. Tránh trường hợp các em tự ý thuê băng đĩa, phim bạo lực hay tìm đến những
quán cà phê học các chuyện bậy như: cờ bạc, cá độ
Tập cho các em có thói quen làm việc theo thời gian biểu, tránh trường hợp
các em ngồi hàng giờ để xem phim hay những trò chơi khác. Động viên phụ huynh
có điều kiện cho các em đọc báo nhi đồng, truyện thiếu nhi cho con em mình.
- Thường xuyên liên lạc với phụ huynh qua điện thoại, gặp gỡ trực tiếp khi
có những vấn đề cần trao đổi.
b) Hướng dẫn học sinh học taaoj, vui chơi ở nhà:
11
- Ngoài việc đề nghị phụ huynh lập thời gian biểu cụ thể cho từng em (tùy
theo điều kiện, hoàn cảnh), tôi còn hướng dẫn các em mượn sách, báo của thư viện
trường. Nếu em nào có điều kiện mua thì chuyền tay cho các bạn cùng nhau đọc,

cùng nhau sưu tầm những gương tốt, mở rộng tầm hiểu biết.
- Học sinh lớp 4 của trường tôi học buổi chiều, cho nên tôi đã giới thiệu cho
các em những chương trình dành cho thiếu nhi.
Ví dụ:+ Đài CTV2: 7h40 phút sáng Thế giới tuổi thơ.
+ Đài Vĩnh Long: 7h00 sáng thứ hai, tư, sáu thế giới tuổi thơ.
+ Đài Hậu Giang: 7h00 sáng mỗi ngày ca nhạc, kể chuyện.
- Hướng dẫn học sinh tiếp nhận thông tin một cách " có chọn lọc" tổ chức
cho các em vui chơi lành mạnh sẽ có tác dụng rất hiệu quả đối với việc giáo dục
các em. Giúp các em học tập mẫu hành vi đạo đức, làm phong phú vốn văn học
cho các em.
- Do điều kiện của các em điều ở vùng nông thôn nên việc tổ chức cho các
em học nhóm ở tại gia đình của một số em rất khó khăn.
+ Tùy theo bài đạo đức, tôi gợi ý hướng dẫn cho các em cùng sưu tầm thông
tin, hình ảnh từ báo, đài, hay gương người thật việc thật có ở những nơi các em
ở khâu chuẩn bị nàu tốt đã giúp cho tiết dạy môn đạo đức của tôi càng sinh
động, đạt hiệu quả. Vì hầu hết các bài đạo đức trong phần bài tập đều có yêu cầu
sưu tầm
Ví dụ: Bài " Vượt khó trong học tập" (SGK trang 5)
Câu 5: Sưu tầm và kêt lại một tấm gương vượt khó mà em thấy cảm phục.
Bài: "Biết bày tỏ ý kiến" (SGK trang 8)
Câu 4: Em hãy viết, vẽ, kể chuyện cùng các bạn trong nhóm xây dựng một
tiểu phẩm về quyền được tham gia ý kiến của trẻ em.
Bài: "Tiết kiệm thời giờ" (SGK trang 14)
Câu 6: Em hãy lập thời gian biểu và trao đổi với các bạn về thời gian biểu
của mình.
Bài ": "Biết ơn thầy giáo, cô giáo" (SGK trang 20)
Câu 4: Em hãy viết, vẽ, kể chuyện hoặc cùng các bạn trong nhóm xây dựng
một tiểu phẩm về chủ đề kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
12
Câu 5: Sưu tầm các bài hát, thơ, truyện, ca dao, tục ngữ nói về công lao của

các thầy giáo, cô giáo.
c) Hướng dẫn các em về những hoạt động phong trào nhằm rèn đạo đức cho
các em :
Ví dụ:
- Phong trào "Quyên góp để tặng cho các bạn nghèo, các bạn gặp thiên tai"
hay phong trào "Mua tăm giúp Hội người mù", "Quyên góp sách tặng cho các bạn
lớp dưới" nếu các em tích cực tham gia tức là các em hiểu được tinh thần tương
thân, tương ái.
- Phong trào "Vở sạch chữ đẹp" , " điểm 10 tặng thầy, cô " nhằm giúp các
em hiểu được nếu phấn đấu đạt kết quả tốt sẽ mang lại niềm vui cho thầy, cô giáo.
- Phong trào "Giúp bạn cùng tiến" rèn cho các em ý thức quan tâm giúp đỡ
bạn.
Khi day từng bài đạo đức, tôi thường kết hợp vận động các phong trào.
Ví dụ: Dạy bài "Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo" (SGK trang 37).
Năm đó tôi nhận tăm của Hội người mu về lớp bán rất đắc. Tôi xin nêu một số điển
hình về phong trào của lớp.
+ 100% học của lớp mua tăm ủng hộ Hội người mù của tỉnh Sóc Trăng.
+ 71,5% học sinh đăng ký cuối năm góp sách cũ cho thư viện trường tặng
các bạn khó khăn.
+ 100% học sinh của lớp tích cực quyên góp tiền, quà tặng cho các bạn ở
vùng bị thiên tai, bão lụt.
+ Tham gia thăm hỏi một số bạn gặp khó khăn của lớp, của trường
Tóm lại: Muốn giảng dạy tốt môn đạo đức phải biết kết hợp các phương
pháp giáo dục và phải đảm bảo tính thực tế và bền vững
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Khi xác định "Môn đạo đức định hướng cho các môn học khác và tạo tiền đề
cho các hoạt động đạo đức " tôi đã chọn cho mình phương pháp giảng dạy như
đã nêu trên và vận dụng sự hiểu biết của bản thân đồng thời phối hợp nhịp nhàng
trong các tiết lên lớp kết hợp giáo dục rèn luyện kỹ năng cho học sinh dẫn đến kết
quả mỗi năm học đạt được kết quả khả quan không phụ lòng tôi mong đợi.

Đó chính là nhờ sự nhiệt tình giảng dạy tốt của giáo viên dẫn đến học sinh
học tập tốt. Có ý thức học tập và phấn đấu ngày một cao hơn.
13
Qua quá trình thực hiện phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng
tạo của học sinh đa số học sinh rất hứng thú học, không thụ động, không có thời
gian trống, học sinh làm được liên tục và yêu cầu học sinh phải tư duy, có tính
nhanh nhẹn, nhạy bén, học sinh phát huy năng lực học tập, năng lực nhận xét, đánh
giá và sửa chữa bạn.
- Về môn đạo đức: Học xong chương trình môn đạo đức các em đã được
trang bị đầy đủ kiến thức của môn học, các em đã hoàn thành các nhận xét đủ cơ
sở để đánh giá, xếp loại học lực môn đạo đức.
Cụ thể năm học 2008-2009 như sau:
+ Có 94,44 % học sinh xếp loại A
+
(hoàn thành 10 nhận xét).
+ Có 5,55% học sinh xếp loại A (hoàn thành 9 nhận xét).
- Về học lực và hạnh kiểm:





Năm học
2008 -2009
Tổng số
học sinh
XẾP LOẠI
Học lực Hạnh kiểm
Giỏi Khá TB Yếu Đạt Chưa đạt
Đầu năm 18 1 6 7 4

Cuối năm 18 3 9 6 18
So với năm học trước kết quả giữa học kỳ 1 năm h�
14

×