Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

ĐỀ TÀI: GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HỌC TỐT PHÂN MÔN LỊCH SỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143 KB, 9 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HỌC TỐT PHÂN MÔN LỊCH SỬ
*********************
I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Kể năm hơn bốn nghìn năm,
Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà…
Đúng vậy, là người Việt Nam thì phải nắm được lịch sử nước nhà. Vì lịch
sử là những việc đã diễn ra, có thật và tồn tại khách quan trong quá khứ. Đó là
niềm tự hào của cả một dân tộc. Nó là truyền thống của một quốc gia. Do đó, mọi
người dân đều phải có nghĩa vụ học tập, noi gương và phát huy những gì tốt đẹp
trong quá khứ.
Nhưng một thực tế đáng buồn trong việc dạy và học lịch sử và địa lí nói
chung, lịch sử nói riêng là đáng báo động. Qua một số kì thi tuyển sinh cao đẳng,
đại học những năm qua đã nói lên điều đó. HS nắm rất rõ về lịch sử thế giới,
nhưng lại rất mơ hồ về lịch sư nước nhà. Có những sai lầm rất ngớ ngẩn như:
“Lê Lợi trở thành anh hùng trong kháng chiến chống Pháp”; “ Chiến dịch Hồ
Chí minh mùa xuân 1970, quân ta tiến vào Him Lam, Bản Kéo lần lượt chiếm
các đồi A1, C1,…
Những điều đáng buồn trên xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể
do học sinh chạy theo thời cuộc là coi trọng các môn tự nhiên hơn; hoặc do các
em chán và không muốn học lịch sử. Nhưng vấn đề cốt lõi vẫn là người giáo viên
chưa thực sự coi trọng tầm quan trọng của việc dạy và học lịch sử. Từ đó trong
công tác giảng dạy chưa thực sự đổi mới phương pháp, bài giảng không phù hợp
với đối tượng học sinh. Dẫn đến các em không có hứng thú khi học lịch sử, dẫn
đến kết quả đáng buồn.
1
Do vậy ngày nay, cần “ xốc lại” việc dạy và học môn lịch sử và địa lí ngay
từ khi các em bắt đầu làm quen với hai phân môn này( học sinh lớp 4). Bản thân


là một giáo viên tiểu học, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu để cố tìm ra những biện pháp
mà bản thân cho là hợp lí trong việc dạy lịch sử và địa lí. Trong bài viết này, tôi
xin trình bày một số kinh nghiệm trong việc dạy học lịch sử khối lớp 4.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
a. Mục tiêu
Như trên đã nêu lịch sử là những việc đã diễn ra, có thật và tồn tại khách quan
trong quá khứ. Do đó học lịch sử không thể phán đoán, suy luận, tưởng tượng mà
phải thông qua sử liệu, chứng cứ về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra thông
qua các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, thông qua các
bài học cụ thể và theo từng dạng bài lịch sử. Làm sao cho các em tiếp thu bài một
cách nhẹ nhàng, hiệu quả mà không thụ động. Để cho học sinh có khả năng lĩnh
hội kiến thức một cách tự nhiên, hứng thú khi học lịch sử. Và quan trọng hơn là
các em có khả năng tự trình bày mạch kiến thức lịch sử một cách khoa học và
chính xác sau khi học xong chương trình lịch sử lớp 4.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khi dạy phân môn lịch sử lớp 4, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung
chương trình sách giáo khoa, để từ đó có thể nhận diện các dạng bài và lên kế
hoạch, tìm phương pháp thích hợp cho từng bài, từng dạng bài. Có thời gian
chuẩn bị các phương tiện dạy học phục vụ cho từng bài, từng dạng bài.
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 4.
I.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tường thuật, miêu tả, kể chuyện
- Sử dụng các phương tiện trực quan
- Phương pháp đàm thoại ( hỏi – đáp)
II. PHẦN NỘI DUNG.
II.1. Cơ sử lí luận:
2
Ở các lớp 1,2,3 các em chưa được học LS. Do đó lịch sử là môn học rất mới
mẻ với cac em. Cách các em tiếp thu bài ở lớp 4 cũng lạ lẫm hơn với các lớp

dưới. Phân môn lịch sử là phân môn đặc trưng, các em bước đâu phải làm quen
với nhiều điều mới lạ như: bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, sử liệu Từ những điều
trên nếu không có phương pháp dạy học phù hợp, những gợi mở để học sinh
hứng thú tìm tòi thì rất dễ làm cho các em sợ học lịch sử hoặc không có hứng thú
khi học phân môn này.
Để học sinh có khả năng tiếp thu bài có hiệu quả qua từng bài học cụ thể theo
từng dạng bài lịch sử thì các em cần phải nắm được các bước tiến hành của từng
hoạt động để chuẩn bị cho tiết học. Nghĩa là giáo viên có trách nhiệm giao việc
cho tiết học sau, hướng dẫn học sinh chuẩn bị theo dạng bài. Từ đó học sinh sẽ
tích cực và chủ động hơn trong việc học. Qua quá trình học tâp ( theo tôi là đến
giữa học kì I ) các em sẽ dần quen với môn lịch sử và có cách học lịch sử chủ
động và hứng khởi.
II.2. Thực trạng:
a. Thuận lợi- khó khăn:
- Thuận lơi: Với sự chuẩn bị của giáo viên, cũng như phần giao việc cho HS
dẫn đến kết quả của tiết học, môn học đạt hiệu quả hơn.
- Khó khăn: Với phân môn lịch sử, để chuẩn bị tốt cho tiết dạy, giáo viên
thường phải sưu tầm, tìm tòi tài liệu, sử liệu liên quan đến bài dạy. Đây cũng là
một khó khăn vì những tài liệu này trong nhà trường thường không đủ hoặc
không có.
b. Thành công- hạn chế:
Với cách hướng dẫn để học sinh quen với cách học lịch sử, cách chuẩn bị cho
từng dạng bài lịch sử theo từng tiết cụ thể, lựa chọn phương pháp dạy học phù
hợp tôi thấy rằng học sinh nắm bài tốt, hào hứng trong khi học lịch sử, dẫn đến
các em thích học phân môn lịch sử, yêu quê hương đất nước, có ý thức hơn để
trở thành một công dân Việt Nam tốt.
c. Mặt mạnh- mặt yếu:
3
Mặt mạnh: Theo bản thân tôi thấy rằng nếu làm tốt những điều nêu trên thì
ngoài việc thành công trong khi dạy lịch sử, người giáo viên còn tự nâng cao

được vốn hiểu biết của mình thông qua quá trình tìm tòi, sưu tầm ( tự học).
Mặt yếu: Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh thì cũng có những tồn tại,
khó khăn trong quá trình dạy học như: Mất nhiều thời gian, công sức cho quá
trình chuẩn bị;
d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động: Như trên đã nêu, lich sử là môn học
mới đối với học sinh lớp 4. Do đó, trong quá trình dạy và học thì yếu tố quan
trọng nhất để dẫn đến kết quả tốt vẫn là sự tác động của giáo viên.Giáo viên vừa
là người chuẩn bị, vừa phải giao việc cho học sinh, vừa phải là người tổ chức tiết
dạy làm sao cho phù hợp với đặc thù của từng dạng bài để kết quả cuối cùng là
học sinh nắm tốt bài học.
II.3. Giải pháp- biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
- HS ham thích và học tốt phân môn lịch sử.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
Trong chương trình lịch sử lớp 4 có 5 dạng bài sau:
- Bài học có nội dung về tình hình kinh tế- chính trị; văn hóa – xã hội.
- Các bài có nội dung về các nhân vật lich sử.
- Các bài có nội dung về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến thắng,
chiến dịch, phản công, tiến công,…
- Các bài về thành tựu văn hóa, khoa học.
- Dạng bài ôn tập, tổng kết.
Trong nội dung bài viết này, tôi xinh trình bày một số vấn đề về việc dạy và
học các dạng bài:
- Bài học có nội dung về tình hình kinh tế- chính trị; văn hóa – xã hội.
- Các bài có nội dung về các nhân vật lich sử.
4
• Với những dạng bài học có nội dung về tình hình kinh tế- chính trị;
văn hóa- xã hội:
Ở lớp 4, những bài có nội dung thuộc loại này là: Bài 1. Nước Văn Lang; Bài
2. Nước Âu Lạc; Bài 9. Nhà Lý dời đô ra Thăng Long; Bài 12. Nhà Trần thành

lập; Bài 17. Nhà Hậu Lê và việc tổ chức, quản lí đất nước và Bài 27. Buổi đầu
triều Nguyễn.
- Khi dạy các dạng bài này, giáo viên cần cho học sinh nắm được hoàn
cảnh ra đời; địa phận; thời gian ra đời và tồn tại của Nhà nước; tên vua, nơi kinh
đô đóng, tên nước. GV cần hướng dẫn HS vẽ được sơ đồ tổ chức bộ máy nhà
nước một cách đơn giản, hoặc ở mức độ thấp hơn là mô tả được tổ chức bộ máy
nhà nước: Đứng đầu chính quyền Trung ương (Nhà nước) là ai? Gồm những tầng
lớp nào? Bên dưới chính quyền Trung ương là những đơn vị hành chính nào?
Gồm mấy cấp? Đứng đầu mỗi cấp là tầng lớp nào?. Mô tả được những nét chính
về đời sống kinh tế, vật chất và tinh thần của con người trong xã hội; cách tổ
chức quân đội, luật pháp.
- Để làm được điều đó, theo tôi, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội
dung bài học. Sau đó phải biết sắp xếp kiến thức thành từng ý, gợi mở vấn đề rồi
tổ chức, dẫn dắt cho HS tìm hiểu thông qua đàm thoại. Trong quá trình đàm thoại
có sử dụng tới nhiều thuật ngữ, khái niệm khó cũng như nhiều kiến thức trừu
tượng ( Thăng Long; Đại Việt; Tiền Lê; Trước Công nguyên; ). Do đó việc
miêu tả, giải thích, phân tích của giáo viên là hết sức quan trọng.
• Ví dụ khi dạy bài Nước Âu Lạc. Bài này gồm 3 ý lớn là: Hoàn cảnh ra
đời; đời sống nhân dân, thành tựu về nông nghiệp, quân đội; Lý do thất bại của
Âu Lạc.
- Trước khi học bài này, dặn HS tìm đọc truyện Mỵ Châu Trọng Thủy.
- Để dạy hoạt động “lý do thất bại của Âu Lạc”, tôi làm như sau:
+ Cho học đọc SGK trang 16, sau đó tìm hiểu bằng hình thức đàm thoại:
? Không thắng được Âu Lạc, Triệu Đà đã làm gì?
5
? Triệu Đà hoãn binh và cho con sang làm rể An Dương Vương nhằm mục
đích gì?
Tới đây giáo viên phải giảng giải cho HS hiểu được âm mưu của Triệu Đà,
sau đó tiếp tục tìm hiểu bài.
? Kết quả của cuộc đem quân sang đánh chiếm Âu Lạc của Triệu Đà năm 179

TCN như thế nào?
? Vì sao Âu Lạc thất bại?
• Như vậy với sự chuẩn bị của HS cũng như hệ thống câu hỏi, cách dẫn dắt
của giáo viên, HS đã dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách chủ động và hiệu quả.
HS thấy ngay được kết quả cuối cùng của thời kì Âu Lạc, hơn thế nữa các em còn
nhớ kiến thức lâu hơn thông qua câu chuyện đã đọc.
* Các bài có nội dung về các nhân vật lịch sử.
- Ở lớp 4, bài có nội dung thuộc loại này là: Bài . Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn
12 sứ quân.
Trong phân môn Lịch sử lớp 4 không giới thiệu tiểu sử của các nhân vật
lịch sử, mà thông qua cuộc đời hoạt động và sự nghiệp của các nhân vật để làm
sáng tỏ những sự kiện cơ bản của lịch sử dân tộc. Ví dụ, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn
12 sứ quân, thống nhất đất nước vào năm 968…; Như vậy, nhân vật lịch sử bao
giờ cũng gắn liền với sự kiện lịch sử. GV phải biết khai thác tốt các sự kiện để
làm nổi bật những hoạt động và công lao to lớn của nhân vật.
Khi giảng dạy những bài về nhân vật lịch sử, theo tôi, GV cần lưu ý một số
điểm cơ bản sau:
- Mỗi một bài đều có hình ảnh (tranh vẽ, hoặc chân dung) nhân vật lịch sử để
giúp HS biết được diện mạo cũng như hình thức bên ngoài của nhân vật. GV cần
sử dụng và khai thác tốt những bức ảnh này để phục vụ nội dung bài học.
- Khi trình bày về nhân vật, phải cho HS biết nhân vật lịch sử đó là người như
thế nào? (Sinh ra khi nào? Ở đâu? Làm gì? Có đặc điểm, tính cách gì nổi bật?
Đời sống nội tâm, tư tưởng, tình cảm thế nào? Tài năng, đức độ ra sao? )
6
- Phải miêu tả cụ thể và tường thuật (hay kể lại) những hoạt động của họ để
làm cơ sở cho việc đánh giá khách quan công lao của các nhân vật đó đối với lịch
sử. Khi miêu tả, tường thuật tình tiết các hoạt động, GV có thể kết hợp phân tích
để HS hiểu sâu hơn nội dung, bản chất sự kiện.
* Để làm được như trên, ngoài sách giáo khoa, giáo viên phải tìm tòi, sưu tầm
những câu chuyện, mẩu chuyện về tiểu sử, sự nghiệp của nhân vật. Từ sự hiểu

biết đó mới có thể truyền tải kiến thức đến HS một cách sinh động và có hiệu quả
thông qua hình thức kể hay thuật lại. Bên cạnh sự chuẩn bị trên, hệ thống câu hỏi
để khai thác nội dung bài cũng hết sức quan trọng.
VD: Chuẩn bị cho bài “ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”: Trước tiên tôi
tìm đọc và cho HS đọc truyện tranh “ Thưở hàn vi của Đinh Bộ Lĩnh” của Nhà
xuất bản Giáo dục. Từ sự chuẩn bị đó, trong hoạt động tìm hiểu về con người
Đinh Bộ Lĩnh, HS sẽ tiếp thu bài hào hứng và có hiệu quả. Ngoài ra GV còn nên
tìm hiểu thêm về con người cũng như công lao của Đinh Bộ Lĩnh, để trong tiến
trình tiết dạy có thể lồng vào trong hoạt động tìm hiểu về sự kiện dẹp loạn 12 sứ
quân của ông để tiết học thêm sinh động. Chẳng hạn khi dạy hoạt động 2 “ Đinh
Bộ Lĩnh dẹp loạn”, tôi làm như sau:
- Cho HS đọc đoạn “ Lớn lên gặp buổi loạn lạc , niên hiệu là Thái Bình”.
( SGK – Trang 25)
Giáo viên nói thêm: Nhờ có tài thao lược, lớn lên ĐBL dựng cờ khởi nghĩa do
đó dân làng theo ông rất đông. Nhưng vì bất hòa với chú của mình, Bộ Lĩnh đã
cùng con trai là Đinh Liễn sang ở với nghĩa quân của Trần Minh Công ( Thái
Bình). Thấy Đinh Bộ Lĩnh khôi ngô, lại có tài, Minh Công đã giao cho ông nắm
binh quyền. Khi Minh Công qua đời, Bộ Lĩnh đem quân về lại Hoa Lư, tập hợp
anh hùng. Và chỉ trong vòng 1 năm, ông đã bình được các sứ quân và lên ngôi
Hoàng đế.
- Đặt một số câu hỏi cho HS trả lời:
? Đất nước gặp buổi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?
( Xây dựng lực lượng để dẹp loạn 12 sứ quân)
7
? Vì sao ông được nhân dân ủng hộ?
( Vì ông là người tài giỏi và có chí lớn)
? Kết quả cuối cùng như thế nào?
( Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp được loạn 12 sứ quân và lên ngôi Hoàng đế)
* Như vậy, với việc được đọc truyện, được nghe GV kể và với việc tìm hiểu
bài qua hình thức đàm thoại, HS sẽ tiếp thu bài hào hứng và có hiệu quả. Các em

thấy ngay được công lao của Đinh Bộ Lĩnh qua con người và hành động của ông.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
- Để thực hiện như trên, theo tôi là không mới và không khó. Nhưng người
giáo viên phải thực sự chú trọng trong việc dạy lịch sử thì sẽ thành công.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
- Giáo viên phải luôn linh hoạt trong quá trình chuẩn bị, giao việc cũng như
trong khi dạy học, làm sao cho phù hợp đến từng đối tượng học sinh, phù hợp với
từng lớp. Trong một tiết dạy, có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau để tiết
dạy thêm sinh động và phù hợp với nội dung bài học ( Có thể trong một hoạt
động sử dụng 2 hình thức như “kể” và “đàm thoại” )
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
- Qua quá trình dạy học, tôi đã áp dụng những biện pháp trên và thấy rằng
bước đầu đã đem lại được những kết quả tốt.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị của vấn đề nghiên cứu:
- Học sinh hứng thú khi học lịch sử, kết quả học tập của các em được
nâng lên rõ rệt. Do đó tôi cho rằng biện pháp của tôi đưa ra có thể áp dụng vào
việc dạy và học phân môn lịch sử lớp 4.
III. Kết luận, kiến nghị:
III.1. Kết luận:
- Như vậy trong phạm vi của bài viết, tôi đã nêu ra một số biện pháp khi
dạy 2 dạng bài lịch sử lớp 4 là:
+ Các bài học có nội dung về tình hình kinh tế- chính trị; văn hóa- xã hội.
+ Các bài có nội dung về các nhân vật lịch sử.
8
- Qua quá trình giảng dạy, tôi đã thực hiện những biện pháp trên và đã đạt
được hiệu quả tốt.
III.2. Kiến nghị:
- Nội dung của bài viết trên chỉ là ý nghĩ chủ quan của bản thân. Mong
quý thầy cô góp ý và cho ý kiến.
- Bài viết chỉ mới trình bày được biện pháp để dạy 2 dạng bài trong phân

môn lịch sử lớp 4. Các thầy cô giúp tôi hoàn thành các dạng bài còn lại.

9

×