Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tranh chấp thương hiệu, các ví dụ thực tiễn và bài học kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.66 KB, 23 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hiên tại trong nền kinh tế phát triển như ngày nay, các doanh nghiệp, công
ty xuất hiện ngày càng nhiều, với hàng ngàn sản phẩm, dịch vụ hay kiểu dáng sản
phẩm….hay tác giả của một bài văn, một bản nhạc,…của chính mình. Nhất là số
lượng các doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước ngày một gia tăng, vậy
làm sao để phân biệt được sản phẩm, kiểu dáng này là của doanh nghiệp nào với
cùng một loại sản phẩm, cũng làm sao để tránh khỏi những sự trùng lập về tên
thương hiệu giữa các doanh nghiệp, dẫn tới sự nhầm lẫn của khách hàng. Đối với
pháp luật về bảo hộ thương hiệu thì đôi khi đây cũng là một khó khăn, bởi lẽ họ
không thể kiểm soát hoàn toàn được. Hơn nữa trong thực tế chính vì những sự
trùng lập đó mà dẫn tới các vụ tranh chấp thương hiệu khá nhiều, gây thiệt hại tới
chính doanh nghiệp đó cũng như người tiêu dung, vì vậy pháp luật cần có những
điều lệ, quy định sao cho hợp lý để giải quyết vấn đề này.
Thị trường quốc tế nói chung hay Việt Nam nói riêng, hầu hết, các doanh
nghiệp đều không muốn có tranh chấp nảy sinh trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, tuy nhiên, dù muốn hay không thì tranh chấp thương hiệu vẫn cứ phát sinh,
tranh chấp này gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp như: cản trở hoạt động
sản xuất kinh doanh, làm giảm hình ảnh, thương hiệu và làm tổn hại uy tín của
doanh nghiệp trên thị trường, doanh nghiệp phải chi phí tiền bạc, thời gian để giải
quyết các vụ việc tranh chấp… thậm chí, có doanh nghiệp phải lâm vào tình trạng
phá sản khi gặp phải những vụ kiện lớn kéo dài.
Và để hiểu rõ hơn về tranh chấp thương hiệu, mặt tiêu cực, hậu quả mà nó
mang lại cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, chúng ta hãy cùng xem xét một
số tranh chấp thương hiệu trong thực tế, để rút ra được những bài học kinh nghiệm.
Chính vì lý do này nhóm em xin nghiên cứu về vấn đề “ tranh chấp thương hiệu,
các ví dụ thực tiễn và bài học kinh nghiệm”
PHẦN I: LÝ THUYẾT
1.1. Các quan điểm tiếp cận thương hiệu
Thương hiệu là nhãn hiệu (trademark). Nhãn hiệu thực chất chỉ là sự biểu hiện
bằng chữ của thương hiệu. Rât nhiều thương hiệu khi quảng cáo chỉ với những
hình ảnh, với những khẩu hiệu người tiêu dùng cũng có thể nhận biết ra doanh


nghiệp. Theo điều 785 bộ Luật dân sự, nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình
ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng mầu sắc. Trong Luật
dân sự Việt Nam chỉ quy định Nhãn hiệu hàng hóa là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự
kết hợp giữa các yếu tố trên. Bên cạnh đó, thương hiệu mang cho người tiêu
dùng cả cảm giác về sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp
Thương hiệu là dành cho doanh nghiệp còn nhãn hiệu là cho sản phẩm. Đây
cũng là một quan điểm khá được nhiều ngươi công nhận.
Thương hiệu là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ và và đã nổi tiếng.
Chính vì vậy thương hiệu đó được pháp luật thừa nhận và có khả năng mua đi bán
lại trên thị trường
Thương hiệu là thuật ngữ để chỉ chung cho các đối tượng sở hữu công nghiệp
được bảo hộ như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và tên gọi
xuất sứ.
Thương hiệu chính là tên thương mại
Thương hiệu là một cái tên, một hình tượng hoặc một biêu tượng dùng để nhận
diện và phân biệt sản phẩm và doanh nghiệp này với sản phẩm và doanh nghiệp
khác
Qua các quan điểm khác nhau, chúng ta có cái nhìn tổng quát nhất về thương
hiệu như sau: thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ
của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác, là
hình tượng về một loại, một nhóm hàng hóa, dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong
tâm trí khách hàng. Các dấu hiệu có thể là các chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng,
sự kết hợp của màu sắc, âm thanh,…hoặc sựu kết hợp của các yếu tố đó.
1.2. Tranh chấp thương hiệu
1.2.1. Cách hiểu về tranh chấp thương hiệu
Tranh chấp, như một số từ điển đã định nghĩa “ Là giành nhau một cách
giằng co cái không rõ thuộc về bên nào; Đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng
thường là trong vấn đề quyền lợi của giữa hai bên “(Từ điển Tiếng Việt trang 898,
Trung tâm từ điển học, 1994)”; “Tranh chấp là những mâu thuẩn, bất hoà về quyền
và nghĩa vụ hợp pháp giữa các chủ thể tham gia vào một quan hệ pháp luật, trong

đó có tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”. (“Sổ tay thuật ngữ pháp lý
thông dụng, trang 382, Nhà xuất bản Giáo dục, 1996”).
Tranh chấp về sở hữu công nghiệp chủ yếu là các tranh chấp trong việc xác
lập quyền sở hữu công nghiệp, quyền ưu tiên, sử dụng trước một số đối tượng sở
hữu công nghiệp, tranh chấp quyền tác giả, các nghĩa vụ giữa chủ sở hữu và tác giả
một số đối tượng sở hữu công nghiệp và một số tranh chấp khác: kiểu dáng công
nghiệp,…giữa doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức này với doanh nghiệp, cá nhân và tổ
chức khác.
1.2.2. Các loại tranh chấp thương hiệu
Hiện nay trên thực tế có một số loại tranh chấp thương hiệu như sau:
• Tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp
• Tranh chấp về tên thương hiệu- nhãn hiệu
• Tranh chấp về quyền tác giả
1.3. Bảo vệ thương hiệu
1.3.1. Khái quát về luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam , được Quốc hội Việt Nam khoá XI trong kỳ họp
thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm
2006, là luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền
sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.
1. Quyền sở hữu trí tuệ : quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao
gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công
nghiệp và quyền đối với giống cây trồng
2. Quyền tác giả : quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng
tạo ra hoặc sở hữu
3. Quyền liên quan đến quyền tác giả : quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc
biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh
mang chương trình được mã hóa
4. Quyền sở hữu công nghiệp : quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở

hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
5. Quyền đối với giống cây trồng : quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống
cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được
hưởng quyền sở hữu
6. Tên thương mại : tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh
doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh
doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực
1.3.2. Quy trình bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
1.3.3. Biện pháp bảo vệ thương hiệu
a. Từ phía nhà nước
Cần xây dựng hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ thống nhất; xây dựng
luật thương hiệu riêng; tăng cường hoạt động phát triển thương mại nói chung và
xây dựng- quảng bá thương hiệu nói riêng; xây dựng trung tâm thông tin tư vấn về
thương hiệu; điều chỉnh quy định về hạn chế chi phí quảng cáo.
b. Từ phía chính các doanh nghiệp
 Thiết lập câc rào cản kỹ thuật trong bảo vệ thương hiệu.
Bước 1: chuẩn bị
đăng ký
Bước 2: tiến hành
đăng ký
Bước 3: nhãn hiệu
được cấp đăng ký
Bước 4: sau đăng ký
Thiết kế nhãn hiệu
Tra cứu nhãn hiệu
Chuẩn bị hồ sơ
Nộp hồ sơ
Theo dõi tiến trình xử

Kiểm tra giám sát vi

phạm nhãn hiệu hàng
hóa đã được đăng ký
Hủy bỏ hoặc gia hạn
nhãn hiệu hàng hóa đã
được đăng ký
 Thiết lập các rào cản về tâm lý trong bảo vệ.
Cụ thể hơn như:
Chiến lược kinh doanh phải đi đôi với chiến lược thương hiệu
Cần tự bảo vệ thương hiệu bằng cách tăng cường sự khác biệt của chất lượng
hàng hóa; thiết kế thương hiệu độc đáo; phát hiện kịp thời các hàng hóa ăn cắp
thương hiệu; nâng cao khả năng nhận biết thương hiệu của công ty.
Cần nâng cao ý thức của tất cả các thành viên trong công ty về thương hiệu; xây
dựng chiến lược thương hiệu dài hạn phù hợp với khả năng của doanh nghiệp;
mạnh dạn đầu tư cho phát triển thương hiệu; tham gia thương mại điện tử để đưa
thương hiệu phát triển rộng rãi hơn.
Các doanh nghiệp cũng nên bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với tài sản
trí tuệ của đơn vị mình. Bảo hộ quyền SHTT là công cụ hữu hiệu khắc phục các
lệch lạc trong hoạt động thương mại, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Đây cũng là công cụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế, khuyến khích, thúc đẩy các
hoạt động đầu tư và chuyển giao công nghệ.
Các doanh nghiệp nên thành lập bộ phận chuyên trách về SHTT và tuyển dụng
nhân sự có hiểu biết về vấn đề này; gắn chiến lược phát triển tài sản trí tuệ cùng
với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; xác lập quyền SHTT kịp thời; khai
thác thương mại quyền SHTT hiệu quả; chủ động bảo vệ quyền SHTT của mình;
tôn trọng quyền SHTT của người khác.
Doanh nghiệp cần duy trì liên tục sự phối hợp với các lực lượng chức năng để
thương hiệu được bảo vệ kịp thời tránh tổn thất
DN cần tăng cường khả năng tự bảo vệ, kết hợp nhuần nhuyễn giữa xây dựng và
bảo vệ thương hiệu, nhất là thực hiện đăng ký thương hiệu ngay khi có thể, kịp thời
phát hiện những hành vi vi phạm…

PHẦN II: VẬN DỤNG - CÁC VÍ DỤ THỰC TIỄN VỀ TRANH CHẤP
THƯƠNG HIỆU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
2.1. Tranh chấp về tên thương hiệu
2.1.1. Tranh chấp thương hiệu giữa CTCP Vincom và CT cổ phần tài chính và
bất động sảnVincon (Công ty Cổ phần tập đoàn Xây dựng và Phát triển nhà
Vicoland mới)
2.1.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty Vincon và công ty cổ phần Vincom
a. Công ty cổ phần Vincom
• Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần Vincom tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp
Việt Nam. Trải qua hơn 8 năm xây dựng và phát triển, tới nay, Công ty CP
Vincom đã trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam hàng đầu trong lĩnh
vực Bất động sản (BĐS
• Lĩnh vực hoạt động:
Kinh doanh Bất động sản; Khai thác các trung tâm thương mại - văn phòng và
căn hộ cho thuê cao cấp đa tiện ích với những ý tưởng thiết kế hiện đại, sang trọng
và chất lượng dịch vụ hàng đầu giữa trung tâm của thành phố ; Kinh doanh khách
sạn; Dịch vụ vui chơi, giải trí ; Tư vấn đầu tư; Quảng cáo và các dịch vụ liên quan
đến quảng cáo; Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; Dịch vụ trông giữ xe ô tô,
xe máy, xe đạp; Xây dựng, kinh doanh sân golf và các dịch vụ liên quan đến sân
golf; Xây dựng, kinh doanh khu du lịch sinh thái và các dịch vụ liên quan đến khu
du lịch sinh thái;Kinh doanh công viên cây xanh, công viên nước, vườn trại giải trí;
Dịch vụ môi giới BĐS, định giá BĐS, sàn giao dịch BĐS, tư vấn BĐS, đấu giá
BĐS, quảng cáo BĐS, quản lý BĐS
b.Công ty cổ phần tài chính và bất động sảnVincon
Công ty Cổ phần tập đoàn Xây dựng và Phát triển nhà Vicoland - tiền thânlà Công
ty cổ phần Đầu tư Tài chính và Bất động sản Vincon được sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 05/6/2007 và đăng ký thay đổi lần thứ
6 ngày 25/5/2011 có các chức năng chính như :
- Kinh doanh bất động sản;

- Kinh doanh dịch vụ tư vấn bất động sản;
- Xuất nhập khẩu hàng hóa Công ty kinh doanh;
- Kinh doanh khách sạn, Resort, du lịch;
- Dịch vụ lập dự án đầu tư, quản lý dự án;
- Khai thác khoáng sản;
- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, giao thông thủy lợi,
khu chung cư cao tầng; khai thác vận hành và kinh doanh các dịch vụ phục vụ
tòa nhà, khu chung cư v.v…
2.1.1.2. Nội dung tranh chấp
Chỉ khác biệt bằng một chữ cái “N” nhưng đã có rất nhiều người nhầm lẫn
giữa thương hiệu VINCOM và VINCON của hai công ty khác nhau.
CTCP Vincom cho biết, sau vụ việc ôngPhạm Hữu Phùng, Phó Tổng Giám đốc
Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính và Bất động sản VINCON đã có rất nhiều nhà
đầu tư gọi đến cho công ty hỏi về vụ việc phó Tổng giám đốc bị bắt.
Phương tiện truyền thông đại chúng đã đưa tin “Bắt quả tang phó tổng VINCON
đánh bạc ngay trong phòng họp” gây nhầm lẫn nghiêm trọng trong dư luận khi
nhiều người lầm tưởng rằng đó là nói về Công ty Cổ phần Vincom.
Thực tế của vụ việc này là vào khoảng 17 giờ ngày 28/10, Công an quận Thanh
Khê (TP. Đà Nẵng) đã bắt quả tang ông Phạm Hữu Phùng, Phó Tổng Giám đốc
Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính và Bất động sản VINCON đang đánh bạc tại
phòng họp của Chi nhánh tại địa chỉ 54 Điện Biên Phủ. Tham gia đánh bài còn có
kế toán trưởng Phạm Thanh Minh và 2 cán bộ khác thuộc Chi nhánh VINCON Đà
Nẵng. Cơ quan công an đã tạm giữ 16 triệu đồng, 200 USD cùng một số tang vật
và đưa các đối tượng liên quan về phường Chính Gián để tiếp tục điều tra, xử
lý.Đây là sự nhầm lẫn không phải lần đầu giữa của Công ty Cổ phần Vincom (có
địa chỉ tại 191 Bà Triệu, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Công ty Cổ phần Đầu tư Tài
chính và Bất động sản Vincon (trụ sở tại Phòng 2509 - Khu A - Cao ốc M3, M4 -
91A Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội).
Trước đó, vào đầu năm 2009 nhiều nhà đầu tư cũng đã lầm tưởng giữa Vincom và
Vincon khi có thông tin UBND Thừa Thiên Huế cấp phép đầu tư dự án khu du lịch

sinh thái 8 ha tại Chân Mây – Lăng Cô cho Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính và
Bất động sản VINCON. Lúc đó, ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Vincom lại
cho biết: “Chúng tôi chưa hề có Dự án nào tại Chân Mây - Lăng Cô!”.
2.1.1.3. Biện pháp giải quyết tranh chấp
Công ty Cổ phần Vincom đã khởi kiện dân sự Cổ phần Tài chính và Bất
động sản Vincon vì hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, tên
thương mại.
Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức có kết luận về vụ
việc, đồng thời ban hành Quyết định số 69/QĐ-TTra, xử phạt vi phạm hành chính
về sở hữu công nghiệp đối với Vincon.
Buộc đổi tên
Theo đó, căn cứ vào các quy định của pháp luật, đặc biệt là Nghị định số
97/2010/NĐ-CP về “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công
nghiệp” có hiệu lực vào ngày 9/11/2010; đồng thời căn cứ vào nội dung, tính chất
và mức độ vi phạm hành chính của Công ty Vincon tại các biên bản vi phạm hành
chính được lập bởi cơ quan Thanh tra của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Hà Nội,
Huế và Đà Nẵng, ông Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công
nghệ đã ra quyết định xử phạt Vincon.
Cụ thể, Vincon sẽ bị phạt tiền với mức phạt 14.000.000 đồng đối với hành vi
xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Vincom”.
Công ty Vincon cũng được yêu cầu loại bỏ yếu tố vi phạm “Vincon” trên biển hiệu,
giấy tờ giao dịch, phương tiện kinh doanh, phương tiện quảng cáo và trên tên công
ty, tên chi nhánh của công ty tại Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế.
Cùng với quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp do Chánh
thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, ngày 13/12/2010, Viện Khoa học
sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cũng đã ra bản kết luận giám định số
NH228-10YC/KLGĐ, theo đó căn cứ theo điểm 39.8, Thông tư 01/2007/TT-
BKHCN thì “Dấu hiệu “Vincon” trên đối tượng giám định là tương tự đến mức gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu “Vincom” đã được bảo hộ theo giấy chứng nhận số 103940
của Công ty Cổ phần Vincom”.

2.1.1.4. Bài học kinh nghiệm
Các doanh nghiệp trùng tên hoặc gần giống tên là hiện tượng không hiếm
trong nền kinh tế Việt Nam. Đây là hệ quả của việc trong một thời gian dài, các cơ
quan đăng ký kinh doanh của các tỉnh thành “độc lập tác chiến” trong việc đăng ký
kinh doanh.
Chẳng hạn, công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng là một doanh nghiệp bất
động sản khá lớn tại Hà Nội với tên giao dịch là Incomex. Nhưng gần đây, thị
trường cũng ghi nhận sự xuất hiện của một công ty khác là Công ty Cổ phần Tập
đoàn Đầu tư xuất nhập khẩu tổng hợp Sài Gòn, cũng hoạt động trong lĩnh vực bất
động sản với tên giao dịch là Incomex Saigon.
Công ty Megastar () hoạt động trong lĩnh vực bất
động sản, xây dựng, công nghiệp, liệu một ngày nào đó có đâm đơn kiện công ty
chiếu phim Megastar () vì trùng tên?
Tương tự, Công ty TNHH Một thành viên Vật liệu xây dựng Đông Dương
(www.dongduong.com.vn), Công ty Cổ phần Đông Dương và một loạt công ty
mang tên Đông Dương khác thuộc Tập đoàn Indochina Group sau này có kiện
nhau hay không cũng là một câu hỏi.
Hiện nay, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang bùng nổ khắp nơi. Hiện tại
và trong tương lai các doanh nghiệp các nước sẽ cạnh tranh với nhau dữ dội hơn,
khốc liệt hơn. Do đó càng doanh nghiệp càng cần phải lưu tâm đến vấn đề
2.1.2. Tranh chấp thương hiệu giữa Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Winco Công
ty CP tư vấn Winlaw
2.1.2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Winco Công ty CP
tư vấn Winlaw
a. Công ty Luật Sở hữu trí tuệ Winco
Công ty sở hữu trí tuệ WINCO được thành lập theo Luật pháp Việt Nam,
hoạt động theo Giấy phép số 0102005361/SKHĐT của Sở Kế Hoạch Đầu Tư thành
phố Hà Nội, Giấy phép hành nghề số 222/QĐ-PCQL của Cục trưởng Cục Sở hữu
Công nghiệp (nay là Cục Sở hữu Trí tuệ) - Bộ Khoa Học và Công Nghệ và số
1322/TP/LS-CCHN của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. WINCO là thành viên của các

Hiệp hội, Tổ chức trong nước và Quốc tế như: Hội Sở hữu Công nghiệp Việt Nam
(VIPA ), Hội luật gia Việt Nam (VAL)
Công ty WINCO đã đại diện cho nhiều khách hàng trong và ngoài nước
nộp đơn đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu, Kiểu dáng Công
nghiệp, Sáng chế, Bản quyền tác giả, ) ở trong nước, các nước trong khu vực và
các nước trên thế giới, đồng thời giải quyết hàng trăm vụ khiếu nại bảo vệ quyền
lợi hợp pháp của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ bị xâm phạm.
b. Công ty CP tư vấn Winlaw
Winlaw là một Công ty Luật và tư vấn sở hữu trí tuệ đóng trụ sở tại Việt Nam
có lĩnh vực tư vấn đa dạng và toàn diện với mạng lưới hoạt động rộng khắp Châu
Á và thế giới. Chuyên nghiệp trong các lĩnh vực tư vấn về sở hữu trí tuệ: nhãn
hiệu/thương hiệu - sáng chế - kiểu dáng - bản quyền, đầu tư nước ngoài, bất động
sản, chứng khoán, tài chính - ngân hàng và hỗ trợ giải quyết tranh chấp, đẳng cấp
và uy tín của chúng tôi được khẳng định dựa trên khả năng cung cấp các dịch vụ tư
vấn pháp lý có chất lượng cao.
Với đội ngũ các luật sư và các chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm trong các
giao dịch kinh doanh quốc tế, được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng nhất
trên thế giới, S & B LAW đảm bảo đem đến cho khách hàng những giảipháp giàu
tính sáng tạo và có tính thực tiễn cao.
"Dẫn hướng thành công" là phương châm hoạt động của chúng tôi. Bởi vậy,
chúng tôi cam kết xứng đáng là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà doanh nghiệp và
các nhà đầu tư.
2.1.2.2. Nội dung tranh chấp
Văn phòng luật sư WINCO và Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ WINCO là chủ
sở hữu nhãn hiệu Win, Winco và hình theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số
70053 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp ngày 14/2/2006, bảo hộ cho các dịch vụ: Dịch vụ
pháp lý trong lĩnh vực tố tụng; tư vấn pháp luật; dịch vụ pháp lý khác. Theo đó,
Văn phòng luật sư Winco và Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ WINCO được độc
quyền sử dụng nhãn hiệu này trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Gần đây, Văn phòng
luật sư Winco phát hiện dấu hiệu WINLAW đang được Công ty Luật TNHH

WINLAW và Công ty CP tư vấn WINLAW (cùng ở khách sạn Thể Thao, làng
sinh viên Hacinco, quận Thanh Xuân-Hà Nội) sử dụng làm tên thương mại, tên
giao dịch, tên miền; sử dụng dấu hiệu này trên website, trên các giấy tờ giao dịch,
trên các phương tiện thông tin truyền thông. Đây là hành vi xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp đối với Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của
WINCO theo quy định tại điều 78, 129, 130 Luật Sở hữu trí tuệ. Hành vi nói trên
đã và sẽ làm cho khách hàng sử dụng các dịch vụ bị nhầm lẫn về chủ thể hoạt động
kinh doanh.
2.1.2.3. Biện pháp giải quyết tranh chấp
Xung quanh vụ tranh chấp thương hiệu "Winco" và "Winlaw", theo Quyết
định 55/QĐ-TTra ngày 24.8.2009 của Chánh Thanh tra Bộ Khoa học & Công nghệ
thì PC 15, CA TP.Hà Nội sẽ phối hợp với Thanh tra Bộ Khoa học & Công nghệ
tiến hành thanh tra Cty luật TNHH Winlaw và Cty CP tư vấn Winlaw trong vòng 1
tháng.
Đoàn Thanh tra sẽ tiến hành kiểm tra, làm rõ việc chấp hành các quy định pháp
luật về sở hữu công nghiệp đối với việc sử dụng dấu hiệu "Winlaw" có dấu hiệu vi
phạm pháp luật mà 2 Cty trên sử dụng trên tên thương mại, biển hiệu, các giấy tờ
giao dịch, trên phương tiện thông tin truyền thông có dấu hiệu xâm phạm quyền
đối với nhãn hiệu "Winco, Wincolaw & hình" đang được bảo hộ tại VN cho Cty
TNHH sở hữu trí tuệ Winco và VPLS Winco.
Và sau đó ít lâu, viện này đã hoàn thành bản kết luận giám định số NH. 0009-09
YC/KLGĐ về hành vi vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ của Cty Winlaw đối với VPLS
Winco.
Sau khi phân tích một loạt các yếu tố liên quan, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ kết
luận: Việc Cty luật Winlaw sử dụng dấu hiệu "Winlaw" trên tên thương mại, tên
giao dịch, tên miền, giấy tờ giao dịch để thực hiện dịch vụ tư vấn pháp luật và
tranh tụng tại tòa án và các dịch vụ tư vấn và đại diện sở hữu trí tuệ mà không
được phép của VPLS Winco là hành vi xâm phạm quyền (theo Điều 124.5.a và
Điều 129.1.c Luật Sở hữu trí tuệ) đối với nhãn hiệu của VPLS Winco được bảo hộ
theo GCNĐKNH số 70053.

Công ty luật Winlaw sử dụng dấu hiệu "Winlaw" trên các phương tiện truyền
thông và trên tên thương mại, tên giao dịch, tên miền nhằm mục đích quảng bá cho
các dịch vụ tư vấn pháp luật và tranh tụng tại tòa án cùng dịch vụ tư vấn và đại
diện sở hữu trí tuệ mà không được phép của VPLS Winco là hành vi xâm phạm
quyền (theo Điều 124.5.b và 129.1.c, Luật Sở hữu trí tuệ) đối với nhãn hiệu của
VPLS Winco được xác lập và bảo hộ theo GCNĐKNH số 70053.
Kết quả: Sau đó công ty cổ phần tư vấn WINLAW đã phải chấp nhận đổi tên
thương mại của mình thành tên công ty cổ phần tư vấn S&B.
2.1.2.4. Bài học kinh nghiệm
Từ sự việc tranh chấp trên ta có thể thấy rõ được nguyên nhân và hậu quả của việc
tranh chấp này:
Nguyên nhân là do:
_ Việt Nam ta về hệ thống pháp luật còn chưa chặt chẽ
_ Tuyên truyền phổ biến về các điều luật còn chưa được áp dụng nhiều hay chưa
được người tham gia luật biết đến nhiều
_ Do yếu tố chủ quan của mỗi doanh nghiệp khi tham gia luật bảo vệ quyền sở
hữu thương hiệu của mình
_ Hiểu biết hạn chế về luật, thông tin thị trường nắm bắt kém
Tất cả những yếu tố trên đều là nguyên nhân gây ra tranh chấp. Vậy bài học
rút ra đối với các doanh nghiệp khi muốn bảo vệ cho thương hiệu của mình cần
phải tuân thủ về luật kinh doanh hay luật bảo vệ cho chính thương hiệu của mình,
hiểu biết rõ về luật để tránh sự trùng lặp về tên nhãn hiệu như trên và bên cạch đó
là việc tìm kiếm thông tin trước khi đăng kí bảo hộ một cách chính xác và hiệu
quả. Ngoài ra hệ thống luật Việt Nam cần được diều chỉnh 1 các hợp lí tránh tình
trạng đăng kí xong rồi lại trùng lặp và xảy ra tranh chấp để kết quả là gây xáo trộn
giữa các thương hiệu, làm thiệt hại tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiêp
ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp, và ảnh hưởng không tôt tới thị trường kinh
doanh của Việt Nam
2.2. Tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp
2.2.1. Tranh chấp về kiểu dáng công nghiệp của công ty võng xếp Duy Lợi và

công ty Trường Thọ
2.2.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty võng xếp Duy Lợi và công ty Trường Thọ
a. Công ty võng xếp Duy Lợi
Doanh nghiệp tư nhân sản xuất Duy Lợi được thành lập tháng 01/2000,
chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gia dụng độc đáo do doanh nghiệp tự
thiết kế. Các sản phẩm mang thương hiệu Duy Lợi được sản xuất trên dây chuyền
thiết bị máy móc hiện đại, kiểu dáng trang nhã, màu sắc hợp thời trang, bền bỉ theo
thời gian. Sản phẩm Duy Lợi được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng và
sử dụng rộng rãi.
Các loại sản phẩm mang thương hiệu Duy Lợi:
1. Võng xếp 2 trong 1: 7 kiểu, 5 bằng sáng chế độc quyền, 1 bằng độc quyền
kiểu dáng công nghiệp
2. Giá phơi đồ xếp: 2 kiểu, 2 bằng sáng chế độc quyền
3. Ghế và giường xếp 2 trong 1: 5 kiểu
4. Ghế xếp 2 trong 1: 3 Kiểu.
Duy Lợi có các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại Sài Gòn và Hà Nội.
Ngoài ra còn có hơn 1.000 đại lý phân phối và bán sản phẩm mang thương hiệu
Duy Lợi phủ khắp Việt Nam.
Sản phẩm của DUY LỢI đang được xuất khẩu sang các nước: Nhật, Hàn
Quốc, Đức, Pháp
b.Công ty Trường Thọ
Trải qua gần 10 năm kinh nghiệm trong hoạt động sàn xuất kinh doanh
ngành võng xếp, công ty Trường Thọ khởi nguồn từ một cơ sở sản xuất nhỏ với
khoảng 30 công nhân. Cho tới nay Trường Thọ được người tiêu dùng biết đến với
một thương hiệu mạnh và nổi tiếng. Uy tín, chất lượng được Trường Thọ đặt lên
hàng đầu. Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giỏi nghề. Từ một cơ sở
sản xuất, Trường Thọ đã trở thành công ty lớn hùng mạnh không những ở thị
trường trong nước mà còn ở thị trường quốc tế.
Sản phẩm - Dịch vụ - Kênh phân phối
Sản phẩm – do công ty trực tiếp sản xuất và phân phối

- Võng xếp “Mẹ Ru Con”.
- Ghế xếp thư giãn.
- Giường xếp (3 trong 1).
- Nôi xếp.
- Bàn ghế nội ngoại thất.
- Các kiểu võng sân vườn thiết kế dành riêng cho xuất khẩu.
Với nhiều kiểu dáng, kích cỡ, đa dạng về chất liệu và màu sắc như: Thép, Inox,
Nhôm siêu nhẹ, gỗ,…
Dịch vụ
- Dịch vụ khai thuê hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu, thuê tàu biển,…
- Giao hàng tận nhà, bảo trì
2.2.1.2. Nội dung tranh chấp
Sáng ngày 14.9.2005, Đội QLTT 3A thuộc Chi cục QLTT TPHCM phối hợp
với Đội QLTT quận Thủ Đức, UBND phường Hiệp Bình Chánh và đại diện Văn
phòng luật sư Phạm và liên danh đã đến xưởng sản xuất của Cty Trường Thọ ( tại
số 107/3 Kha Vạn Cân, P.Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức) kiểm tra tình hình chấp
hành pháp luật thương mại.
Kết thúc kiểm tra, QLTT đã niêm phong 324 võng xếp người lớn, 114 võng
xếp trẻ em, cùng với số bán thành phẩm 40 võng xếp người lớn và 10 võng xếp trẻ
em, với lý do Cty Trường Thọ xâm phạm kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ.
Đối với ông Nguyễn Đình Thọ - GĐ Cty Trường Thọ - cuộc kiểm tra là giọt
nước làm tràn ly, khiến ông bắt đầu khuấy động một cuộc chiến pháp lý xung
quanh vấn đề bản quyền khung mắc võng mà Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã cấp
bằng độc quyền kiểu dáng cho Duy Lợi.
Ông Thọ đã gửi đơn đến các cơ quan, tường trình và khiếu nại, trong đó yêu
cầu Cục SHTT phải xem xét lại và công bố huỷ bỏ bằng sáng chế độc quyền kiểu
dáng đã cấp cho Duy Lợi. Nếu cục không xem xét và không có trả lời đúng hạn
định thì ông Thọ sẽ khởi kiện lên toà dân sự.
Những lập luận Cty Trường Thọ đưa ra chỉ công nhận "khung mắc võng" là
kiểu dáng đã phổ biến trước năm 1975 ở miền Nam, trong đó, có một chiếc võng

như thế đã trưng bày trong biệt điện Bảo Đại tại Đà Lạt.
Ngày 10.1.2006, DNTN sản xuất võng xếp Duy Lợi đã có đơn khởi kiện Cty
TNHH SXTMDV Trường Thọ lên Toà án Nhân dân TPHCM. Lý do khởi kiện
được Duy Lợi cho biết: Khung võng xếp của Trường Thọ vi phạm kiểu dáng công
nghiệp đối với khung võng xếp của Duy Lợi - đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng
độc quyền sáng chế số 7173 từ ngày 31.7.2003.
Duy Lợi đưa ra yêu cầu Toà ban hành lệnh khẩn cấp tạm thời với nội dung
tiếp tục tạm giữ, niêm phong số hàng của Trường Thọ vi phạm kiểu dáng công
nghiệp mà Chi cục QLTT đã phát hiện trước đây (gồm 438 khung võng thành
phẩm và 50 khung võng bán thành phẩm); buộc Trường Thọ chấm dứt ngay hành
vi vi phạm, không sản xuất, buôn bán kiểu dáng khung võng vi phạm; buộc Trường
Thọ bồi thường thiệt hại 100 triệu đồng.
2.2.1.3. Biện pháp giải quyết tranh chấp
• Công ty Duy Lợi:
Theo đơn, Duy Lợi yêu cầu tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, tiếp tục tạm
giữ đối với 438 khung võng thành phẩm và 50 bán thành phẩm của doanh nghiệp
Trường Thọ đang bị niêm phong, đòi bồi thường thiệt hại 100 triệu đồng. Tòa chưa
thụ lý vụ kiện và hẹn thông báo kết quả xử lý vào ngày 17/1/2006.
Duy Lợi cũng yêu cầu tòa buộc Trường Thọ chấm dứt hành vi vi phạm, không sản
xuất, buôn bán kiểu dáng võng giống loại khung mà doanh nghiệp này đã đăng ký
độc quyền sở hữu, theo Bằng độc quyền 7173
Trao đổi với báo giới, ông Lâm Tấn Lợi cho biết, Duy Lợi chọn Trường Thọ để
khởi kiện đầu tiên trong số 16 đơn vị sản xuất võng xếp giống kiểu 7173, là do
công ty này đã có nhiều hành vi vi phạm. "Chúng tôi sẽ khởi kiện tiếp Duy
Phương, Ban Mai nếu việc vi phạm kiểu dáng của các cơ sở này vẫn không bị xử
lý", ông Lợi tuyên bố.
. Công ty Trường Thọ
Những ngày đầu năm nay Trường Thọ yêu cầu cục Sở hữu trí tuệ hủy hiệu lực
bằng 7173 vì không có tính mới. Cục cho rằng, những bằng chứng mà công ty này
cung cấp không đủ cơ sở chứng minh khung mắc võng được bảo hộ ở bằng 7173

thiếu tính mới.
Tuy nhiên, đến giờ này, tranh chấp sở hữu kiểu dáng võng xếp không chỉ diễn ra
giữa Trường Thọ và Duy Lợi mà nhiều đơn vị sản xuất võng xếp khác đã nhảy vào
cuộc. 8 doanh nghiệp sản xuất võng xếp tại TP HCM đã ký tên vào đơn chung gửi
Cục Sở hữu trí tuệ vào ngày 4/1, tiếp tục khiếu nại hủy bỏ hiệu lực bằng 7173. Lập
luận của các đơn vị này cũng giống như Trường Thọ, là kiểu dáng khung võng
bằng 7173 đã được sản xuất từ rất lâu đời và trở thành kiểu truyền thống của ngành
võng Việt Nam.
Trao đổi với TS đầu giờ chiều ngày 12/1/2012 Cục phó Sở hữu trí tuệ Hoàng
Thanh Tân khẳng định: "Một khi chưa có văn bản nào của Cục hủy hiệu lực bằng
7173 thì khung mắc võng độc quyền vẫn được pháp luật bảo hộ". Điều này cũng có
nghĩa, bất kỳ trường hợp nào làm giả, giống, nhái khung mắc võng 7173 là vi
phạm pháp luật và sẽ bị cơ quan chức năng xử lý.
2.2.1.4. Bài học kinh nghiệm
Cuộc tranh luận về tính mới của kiểu dáng khung mắc võng được bằng 7173
bảo hộ giữa các nhà sản xuất đang đến hồi quyết liệt, phải cậy nhờ đến quan tòa
phân xử. Đây cũng là hậu quả của thực trạng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa
chú trọng đến việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho mình. Chỉ đến khi có đối
thủ nhanh chân đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và bắt đầu ra tay độc quyền, thì
doanh nghiệp mới nhảy nhổm lên vì bị ảnh hưởng đến nồi cơm.
Theo ông Tân, để hủy hiệu lực bằng 7173, điều quan trọng nhất là các nhà
sản xuất võng hãy cung cấp bằng chứng xác thực cho thấy giống võng xếp Duy
Lợi và đã có trên thị trường trước thời kỳ ưu tiên bằng 7173.
Các công ty cần nắm rõ luật và khó khăn của đối thủ để đấu tranh bảo vệ
thương hiệu.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ
thươnghiệu của mình, tìm hiểu luật về bảo vệ thương hiệu và khi có những sáng
tạo thì hãy nên nhờ các chuyên gia về luật pháp tư vấn để đăng kí ngay nếu không
sẽ bị rơi vào những tranh chấp liên miên, có khi mất cả chì lẫn chài.
2.2.2. Tranh chấp kiểu dáng công nghiệp của công ty liên doanh Nhã Quán đối

với công ty TNHH Ý Thiên
2.2.2.1. Giới thiệu khái quát về công ty liên doanh Nhã Quán đối với công ty
TNHH Ý Thiên
a. Công ty liên doanh Nhã Quán
Người đại diện: Ông Kuo Shi Shieng
Chức vụ: Giám Đốc
Loại công ty: TNHH
Ngành nghề hoạt động: Đồ Gỗ-Nhà Sản Xuất
Địa chỉ doanh nghiệp: Ấp Bình Phú, X. Bình Chuẩn, H. Thuận An, Bình Dương
Điện thoại: (84-650) 3788145
Fax: (84-650) 3788157
b. Công ty TNHH Ý Thiên
Địa chỉ: ấp An Hòa - xã Hòa Lợi - Bến Cát - Bình Dương.
Điện thoại: (0650).589251 - 589248 - 589249 - 589047
Fax: (0650).588596
Di động: 0903.77 9990 - 090 3633 300
Email: ythiencasket @ yahoo . com
Sản phẩm kinh doanhc ủa cả hai công ty là: áo quan
2.2.2.2. Nội dung tranh chấp
Theo đơn kiện, Nhã Quán là công ty liên doanh chuyên sản xuất áo quan, thành lập
năm 2002 theo hợp đồng giữa Công ty TNHH Trường Sanh với đối tác nước
ngoài. Khi hoạt động, Nhã Quán “đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký độc
quyền kiểu dáng công nghiệp đối với mặt hàng áo quan”. Sau đó, Trường Sanh lại
“tự ý lấy các kiểu dáng áo quan do Nhã Quán làm ra” đăng ký độc quyền kiểu dáng
cho Trường Sanh, đến năm 2007 thì chuyển nhượng cho Ý Thiên.
Tháng 8-2007, Nhã Quán nhận được thông báo của Ý Thiên yêu cầu Nhã Quán
không được sản xuất, kinh doanh 33 kiểu áo quan mà Ý Thiên nhận chuyển
nhượng từ Trường Sanh. Cho rằng việc chuyển nhượng giữa Trường Sanh và Ý
Thiên là trái luật, tháng 6 vừa qua, Nhã Quán đã khởi kiện yêu cầu TAND tỉnh
Bình Dương công nhận quyền sở hữu kiểu dáng áo quan của mình, buộc Ý Thiên

chấm dứt hành vi xâm phạm.
Ngược lại, Ý Thiên phản tố, nói Nhã Quán biết rõ quyền sở hữu các kiểu dáng áo
quan thuộc về Trường Sanh và cả việc Trường Sanh chuyển nhượng hợp pháp cho
Ý Thiên. Với tư cách là chủ sở hữu mới, Ý Thiên từng yêu cầu Nhã Quán không
sản xuất các kiểu dáng áo quan này để bán ra thị trường nhưng Nhã Quán không
thực hiện nên đã nhiều lần bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính.
Ngoài ra, Ý Thiên nhận định việc Nhã Quán khởi kiện thực ra chỉ nhằm cản trở các
cơ quan chức năng xử lý vi phạm và để tiếp tục sử dụng các kiểu dáng áo quan mà
Ý Thiên đang sở hữu. Hành vi này là có dụng ý, xâm phạm nghiêm trọng đến
quyền lợi của Ý Thiên nên Ý Thiên yêu cầu Nhã Quán bồi thường 500 triệu đồng.
Trong khi đó, “nhân chứng” Trường Sanh cho biết mình là một công ty gia đình,
trước đây đã sản xuất áo quan, sau đó mới liên doanh thành lập Nhã Quán để tăng
cường tiềm lực tài chính. Trong liên doanh, Trường Sanh chỉ góp vốn bằng máy
móc, nhà xưởng chứ không góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ về kiểu dáng áo
quan mà Trường Sanh đã có văn bằng bảo hộ.
Theo Trường Sanh, việc Nhã Quán viện dẫn trên một số kiểu dáng áo quan của
Trường Sanh có logo Nhã Quán để nói rằng đó là kiểu dáng công nghiệp của mình
là không đúng. Trường Sanh chỉ chấp thuận cho Nhã Quán gắn logo để tiện kinh
doanh nên dù có gắn logo Nhã Quán thì các kiểu dáng đó vẫn là của Trường Sanh
và Trường Sanh đã chuyển nhượng hợp pháp cho Ý Thiên. Ngoài ra, Trường Sanh
còn cho biết trước thời điểm Nhã Quán khởi kiện, Trường Sanh đã đăng ký các
kiểu dáng áo quan đang tranh chấp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp,
quá thời hạn cũng không ai phản đối quyền tác giả của Trường Sanh cả.
2.2.2.3. Biện pháp giải quyết tranh chấp
Thụ lý, TAND tỉnh Bình Dương đã dựa trên Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 để làm
căn cứ xét xử (thời gian Trường Sanh được cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công
nghiệp áo quan là giữa năm 2005-2006 – nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật
trên).
Theo Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp được xác
lập trên cơ sở văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập. Vì thế

theo tòa, Nhã Quán không đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp áo quan, nay lại
khởi kiện để tranh chấp các kiểu dáng mà Trường Sanh đã đăng ký là trái pháp
luật.
Mặt khác, trong bản thỏa thuận giữa Trường Sanh và Nhã Quán ghi nhận các kiểu
dáng áo quan là sự sáng tạo và tài sản sở hữu công nghiệp của Trường Sanh.
Trường Sanh chỉ đồng ý cho Nhã Quán sử dụng kiểu dáng công nghiệp. Vì thế nên
trước đây, Nhã Quán từng khiếu nại lên Cục Sở hữu trí tuệ đề nghị hủy bỏ hiệu lực
các văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp của Trường Sanh nhưng không
được chấp nhận. Dù Nhã Quán một mực nói không biết gì về bản thỏa thuận trên
nhưng theo kết quả giám định của Viện khoa học hình sự thì văn bản đó có chữ ký,
con dấu của Nhã Quán.
Hơn nữa, Nhã Quán không chứng minh được ai là người tạo ra kiểu dáng và công
ty đã đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất gì cho tác giả dưới hình thức giao việc,
thuê việc hay thỏa thuận nào khác để tạo ra các kiểu dáng đó. Việc Nhã Quán cho
rằng tình hình nhân sự công ty xáo trộn, dẫn đến việc quản lý không tốt, làm mất
tài liệu là không thể chấp nhận. Cách giải thích này không thể miễn trừ nghĩa vụ
chứng minh của Nhã Quán. Do đó, Nhã Quán phải chịu hậu quả của việc này theo
Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Ngoài ra, Ý Thiên hiện đang là chủ sở hữu các kiểu áo quan thông qua việc chuyển
nhượng hợp pháp với Trường Sanh. Khi Ý Thiên yêu cầu Nhã Quán ngưng sản
xuất các kiểu dáng mà Ý Thiên sở hữu, Nhã Quán không thực hiện mà vẫn tiếp tục
sản xuất hàng loạt, bị cơ quan quản lý thị trường nhiều lần xử phạt, thu giữ hàng
hóa. Việc làm trên đã gây thiệt hại không nhỏ cho Ý Thiên.
Từ các phân tích trên, TAND tỉnh Bình Dương đã bác yêu cầu khởi kiện của Nhã
Quán, buộc công ty này phải bồi thường 440 triệu đồng thiệt hại về cả vật chất lẫn
tinh thần cho Ý Thiên.
2.2.2.4. Bài học kinh nghiệm
Vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ và kiểu dáng áo quan giữa Công ty liên
doanh Nhã Quán và Công ty TNHH Ý Thiên đang gây sự chú ý đến dư luận. Đây
cũng là bài học lớn cho những liên doanh làm ăn mập mờ, thiếu hiểu biết về pháp

luật
Bài học kinh nghiệm: DN cần thiết kế chiến lược xây dựng và phát triển quyền
sở hữu công nghiệp gắn với chiến lược phát triển chung. Có hệ thống theo dõi để
tránh xảy ra và xử lý việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Dựa trên chiến
lược này, DN sẽ đưa ra các gải pháp thích hợp khi có tranh chấp xảy ra. Điều mà
các DN cần chú ý là phối hợp chặc chẽ với luật sư trong mọi hoạt động từ hoạch
định chiến lược phát triển đến các giải pháp cụ thể của từng việc. Sự tham vấn tích
cực của luật sư là nhân tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp bởi hội nhập
càng sâu, rủi ro càng lớn, tranh chấp càng nhiều.
Một điều tuy nhỏ, nhưng các các doanh nghiệp: cần lưu giữ cẩn thận toàn bộ
tài liệu liên quan đến quá trình thiết kế mẫu nhãn hiệu hàng hóa và các ý tuởng
thiết kế vì nó rất có ích khi xảy ra tranh chấp.
Tóm lại, Trước khi sản phẩm được tung ra, chủ doanh nghiệp cần thực hiện
các thủ tục cần thiết để đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Đó chính là bảo vệ
cho chính sản phẩm cũng như uy tín của DN trên thị trường dưới sự bảo hộ hợp
pháp của pháp luật. DN sẽ không còn lo lắng khi có vấn đề làm giả, nhái hàng
hay các vấn đề tranh chấp kiểu dáng. Vì vậy việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công
nghiệp là rất cần thiết.
2.2.3. Tranh chấp về quyền tác giả
Vụ tranh chấp quyền tác giả Biệt động Sài Gòn
2.2.3.1. Nội dung
Tranh chấp về quyền tác giả và tiền nhuận bút tác phẩm Biệt động Sài Gòn giữa
nhà báo Nguyễn Thanh với Hãng phim truyện Việt Nam cùng nhà biên kịch Lê
Phương.
Ông Lê Phương đã đưa đơn kiện lên TAND TP Hà Nội với hãng phim truyền hình
Việt Nam
2.2.3.2. giải quyết tranh chấp
Tại tòa, yêu cầu các bên đưa ra những lời khai và bằng chứng
Ông Thanh cho biết ông đã viết nhiều ký sự, phóng sự về các chiến sĩ biệt động Sài
Gòn. Năm 1981, ông Phương đã đến đặt ông Thanh viết kịch bản phim nhựa về

Biệt động Sài Gòn cho Hãng phim truyện Việt Nam. Ông Thanh đồng ý và đã hoàn
thành kịch bản vào cuối năm 1981 mang tên Thành phố gọi những tình
yêu hay Biệt động Sài Gòn. Ông Thanh khẳng định Biệt động Sài Gòn là của riêng
ông và yêu cầu Hãng phim truyện Việt Nam phải bồi thường từ 550 triệu đồng trở
lên. Ngoài ra, ông cũng yêu cầu ông Phương phải thanh toán cho ông hơn 74 tỷ
đồng tiền nhuận bút.
Trong khi đó, đại diện Hãng phim truyện Việt Nam cho biết chỉ giao cho ông
Phương viết kịch bản để sản xuất bộ phim Biệt động Sài Gòn, không can hệ gì với
ông Thanh. Khi bộ phim được trình chiếu, hãng phim đã thanh toán đầy đủ tiền
nhuận bút cho ông Phương cũng như đề tên tác giả nên không vi phạm bản quyền
và cũng không chịu trách nhiệm về mặt tài chính theo yêu cầu của ông Thanh.
Về phần mình, ông Phương nói kịch bản trước đây của ông Thanh không được hội
đồng duyệt chấp thuận nên ông viết một kịch bản mới có tựa đề Những thiên thần
ra trận. Kịch bản này đã được duyệt và dựng thành phim Biệt động Sài Gòn. Ông
Phương khẳng định mình mới là người viết kịch bản chính. Ông cũng đề tên ông
Thanh trên bốn tập phim Biệt động Sài Gòn dù hai tập sau ông Thanh không tham
gia viết kịch bản. Căn cứ vào sự đóng góp của ông Thanh trong hai tập đầu, ông đã
trả cho ông Thanh 1.200 đồng tiền nhuận bút.
Về việc năm 1983, Báo Sài Gòn Giải Phóng đăng nhiều kỳ báo dựa trên kịch bản
phim Biệt động Sài Gònvà chỉ ghi tên tác giả là Lê Phương, ông Phương nói mình
không cung cấp kịch bản cho báo này. Biết chuyện, ông đã yêu cầu tờ báo ghi tên
ông Thanh là đồng tác giả. Sau đó, Báo Sài Gòn Giải Phóng đề tên “tác giả Lê
Phương với sự cộng tác của Nguyễn Thanh” và trả nhuận bút cho ông là 2.500
đồng vào năm 1985. Riêng với tác phẩm Những thiên thần ra trận được Nhà xuất
bản Thanh Hóa và Hội Văn học nghệ thuật Long An đăng trên các ấn phẩm vào
các năm 1986, 1987 thì ông không biết ai cung cấp kịch bản và cũng không nhận
được tiền nhuận bút từ hai nhà xuất bản này.
Hôm qua (11-5-2009), TAND TP Hà Nội đã xử sơ thẩm vụ tranh chấp, Sau
khi xem xét, tòa bác yêu cầu của ông Thanh đòi Hãng phim truyện Việt Nam bồi
thường. Tòa cũng bác yêu cầu xác định kịch bản phim Biệt động Sài Gòn là của

riêng ông Thanh và xác định tác phẩm trên là do đồng tác giả Nguyễn Thanh-Lê
Phương viết. Ngoài ra, ông Phương phải trả cho ông Thanh chín triệu đồng, là một
nửa số tiền nhuận bút mà ông Phương đã nhận từ Hãng phim truyện Việt Nam và
Báo Sài Gòn Giải Phóng.
2.2.3.3. Bài học kinh nghiệm
PHẦN III: KẾT LUẬN – NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản trị thương hiệu- trường Đại Học Thương Mại
2.
da-duoc-giai-quyet/45/6505998.epi
3.
va-Winlaw-Rac-roi-cai-ten/355736.antd
4.
5.
6.
tac-gia-Biet-dong-Sai-Gon-Bac-yeu-cau-doi-nhuan-but-hon-74-ty-dong.html

×