Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

ĐÁNH GIÁ các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG tới sự PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHÁI SINH TIỀN tệ của CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VCB – đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.27 KB, 14 trang )

ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH PHÁI SINH TIỀN TỆ CỦA CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG VCB – ĐÀ NẴNG
1 Nhân tố thuộc về khách hàng
Để đánh giá các nhân tố một cách có cơ sở thuyết phục, tôi đã tiến hành
làm một cuộc điều tra khảo sát các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển tới hoạt
động phái sinh tiền tệ của NHTM. Tuy nhiên do đặc thù của đối tượng nghiên
cứu là sản phẩm phái sinh nên chọn các phó phòng trở lên của các doanh nghiệp
có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Với Số
phiếu phát ra là 250 phiếu; và Số phiếu thu hồi là 236 phiếu, trong đó số phiếu hợp
lệ 216 phiếu. Các kết quả điều tra cùng với việc xử lý số liệu thu thập bằng phần
mềm Excel, SPSS 13.0 và Eview 5.0 được đính kèm chi tiết ở phần phụ lục ở cuối
đề tài.
1.1 Nhu cầu sử dụng sản phẩm phái sinh tiền tệ
Theo kết quả thu thập, có tổng cộng 203 người cho rằng “doanh nghiệp của
họ có nhu cầu sử dụng công cụ phái sinh trong tương lai”. Kết quả này là hợp lý
và chứng tỏ nhu cầu sử dụng trong tương lai có sự gia tăng so với hiện tại.
Biểu đồ 2.3. Nhận thức của khách hàng về nhu cầu sử dụng sản phẩm
phái sinh tiền tệ
Như vậy, đối với các doanh nghiệp hiện nay, việc việc nhận thức về nhu
cầu sử dụng sản phẩm phái sinh tiền tiền tệ chiếm tỷ trọng đáng kế, chiếm tới
93,98%. Các doanh nghiệp đã sẵn sàng có nhận thức về nhu cầu sử dụng sản
phẩm. Tuy nhiên, việc họ có bắt tay vào sử dụng sản phẩm hay không còn tùy
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau xuất phát từ nhiều phía. Có thể kể đến như là:
- Thái độ của nhà quản lí: Khi gặp rủi ro tỉ giá, doanh nghiệp sẽ hành động
như thế nào? Thái độ của họ có thể chia thành 3 loại: thích rủi ro, ngại rủi ro và
bàng quan với rủi ro.
+ Nếu như một nhà quản lí thích rủi ro hay bàng quan với rủi ro thì họ sẽ
chấp nhận để rủi ro xảy ra, không tìm đến những giải pháp phòng ngừa.
+ Nếu như một giám đốc doanh nghiệp có tâm lí ngại rủi ro thì họ thường
tìm đến những biện pháp phòng ngừa rủi ro hơn những giám đốc thích rủi ro, và


bàng quan với rủi ro xảy ra. Chính vì thế, nhà quản lí doanh nghiệp tin những công
cụ phái sinh có thể giảm thiểu được rủi ro và quyết định sử dụng nó cho chiến
lược quản lí rủi ro của mình.
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: Rủi ro tỉ giá phát sinh từ nguồn
nào, từ hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động tín dụng hay hoạt động đầu tư nước
ngoài Mỗi hoạt động có đặc điểm khác nhau về kì hạn như các hợp đồng xuất
nhập khẩu thường có thời hạn ngắn hơn các hợp đồng từ các dự án đầu tư nước
ngoài. Do đó, thời điểm xuất hiện các dòng ngoại tệ cũng khác nhau; dựa vào đó
doanh nghiệp quyết định nên lựa chọn công cụ phái sinh tiền tệ nào là phù hợp
nhất
- Các doanh nghiệp trước khi quyết định có sử dụng các công cụ phái sinh
tiền tệ thì họ phải cân nhắc giữa lợi ích mà mình nhận được và chi phí phải bỏ ra.
Nếu quá tốn kém thì họ có thể sẽ không sử dụng. Do đó, có thể nói rằng chi phí sử
dụng các công cụ phái sinh có ảnh hưởng đến việc sử dụng chúng.
- Ngoài ra, một doanh nghiệp có đủ nguồn lực tài chính cũng như tổ chức
bộ máy quản lí thì họ có khả năng quản lí rủi ro tốt hơn, không e ngại trong việc
sử dụng các công cụ phái sinh tiền tệ. Một doanh nghiệp như thế thường là doanh
nghiệp có qui mô lớn.
1.2Mức độ am hiểu về công cụ phái sinh
Công cụ phái sinh tiền tệ là những công cụ tài chính hiện đại và khá phức
tạp. Muốn sử dụng các công cụ này một cách hiệu quả đòi hỏi người sử dụng phải
am hiểu đặc điểm của từng công cụ, lợi ích của nó mang lại cũng như kĩ thuật
phòng ngừa như thế nào để từ đó đi đến kết luận có nên sử dụng hay không?
Nhìn chung, các doanh nghiệp còn e ngại sử dụng các công cụ phái sinh
tiền tệ vì chưa am hiểu về các sản phẩm còn quá mới mẻ này. Có rất nhiều nguyên
nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên, đó là các chuyên gia đào tạo về công cụ
tài chính phái sinh hiện nay còn quá ít, hơn nữa số đơn vị doanh nghiệp tham gia
vào hoạt động phái sinh tiền tệ lại không bao nhiêu. Bản thân doanh nghiệp còn
thiếu nguồn nhân sự có năng lực về thị trường ngoại hối nên khi doanh nghiệp đối
mặt với rủi ro tỷ giá thì họ không biết cách để quản trị rủi ro một cách hiệu quả.

Doanh nghiệp chưa có giám đốc quản lý rủi ro và bộ phận chuyên nghiệp đánh giá
rủi ro để ra quyết định phòng ngừa rủi ro.
Theo kết quả điều tra, số người hoàn toàn tự tin (nắm vững các vấn đề liên
quan đến việc sử dụng như: pháp lý, kỹ thuật sử dụng công cụ để phòng ngừa rủi
ro, ) chỉ là 5 người, chiếm tỷ trọng rất thấp (2,31%). Phần đông những người
được điều tra (có 137 người) chưa nắm vững các vấn đề liên quan với tỷ trọng
63,43% trả lời “không được tự tin”. Đặc biệt, có đến 18 người chiếm 8,33% người
được điều tra phải nhờ tư vấn khi sử dụng. Điều này có nghĩa là họ có nhu cầu sử
dụng nhưng không hiểu và vận dụng tốt các công cụ này.
Biểu đồ 2.4. Trình độ am hiểu về công cụ phái sinh của khách hàng
Xuất phát từ sự am hiểu còn sơ sài về các công cụ phái sinh dẫn đến một
điều tất yếu là doanh nghiệp chắc chắn sẽ gặp khó khăn khi sử dụng sản phẩm.
Trong số khó khăn đó, thì khó khăn về kỹ thuật sử dụng được coi là chủ yếu nhất.
Doanh nghiệp quen với lối kinh doanh truyền thống, họ dự đoán theo cảm nhận
riêng hoặc thông tin không chuyên, rời rạc. Các doanh nghiệp thường có tâm lý là
đứng nhìn rủi ro chứ không dám thực hiện những cái mới
2 Nhân tố thuộc về ngân hàng
2.1 Chất lượng nguồn nhân lực
Hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng VCB – Đà Nẵng chưa đủ nguồn lực cán bộ
nhân viên có trình độ kĩ thuật, chuyên môn cao trong nghiệp vụ phái sinh. Hoạt
động kinh doanh ngoại tệ do các Teller đảm nhiệm, chưa có sự tách bạch thành
một bộ phận kinh doanh ngoại hối riêng biệt, những nhân viên của phòng vốn còn
ít, cho đến nay chỉ có 3 nhân viên, thiếu tính chuyên nghiệp. Bản thân các Teller
phải lo làm công việc bán các sản phẩm truyền thống, hướng dẫn, giải thích cho
khách hàng nên họ không mặn mà với các sản phẩm ngoại hối. Hơn nữa các nhân
viên làm việc đa phần dựa vào kinh nghiệm, chưa được đào tạo một cách cơ bản,
cơ chế tuyển dụng chưa hợp lý.
2.2 Cơ sở vật chất
Hiện nay, VCB – Chi nhánh Đà Nẵng đã có hẳn một Phòng Kinh doanh
ngoại tệ, đó là một thuận lợi lớn để thực hiện các giao dịch ngoại hối mà không

phải ngân hàng nào cũng có được trong điều kiện hiện nay. Trên cơ sở các phần
mềm mà các ngân hàng trên thế giới đã sử dụng: Rueters, Bloomberg, hệ thống
môi giới yết giá điện tử EBS, hệ thống MIDAS , VCB tiếp tục học hỏi để áp
dụng vào tình hình thực tế thị trường Việt Nam.
2.3 Chính sách khách hàng
- Chính sách khách hàng của ngân hàng vẫn chưa được khai thác hết. Việc
phục vụ kinh doanh phái sinh tiền tệ vẫn mang tính chất bị động, khi khách hàng
có nhu cầu để bảo hiểm rủi ro thì họ tự tìm đến ngân hàng để ký hợp đồng, chi
nhánh chưa chủ động tiếp cận với những khách hàng tiềm năng để tư vấn, hỗ trợ
họ một cách tích cực.
- Ngân hàng VCB – Hội Sở chưa có sản phẩm phái sinh thiết kế phù hợp
với nhu cầu đa dạng của thị trường Việt Nam như về quy mô, thời hạn, phí quyền
chọn là quá cao. Cách tính phí trong giao dịch quyền chọn chỉ đơn phương do
ngân hàng đưa ra, không hấp dẫn khách hàng, mang tính chất độc quyền, và chủ
yếu mang tính chất quảng bá, chưa có khả năng tự doanh quyền chọn.
- Ngân hàng cho rằng doanh số và lợi nhuận kỳ vọng từ hoạt động này
không nhiều nên các ngân hàng không muốn tốn thêm chi phí để có đội ngũ nhân
viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực ngoại hối. Hơn nữa, tâm lý có nghiệp vụ này
chỉ là mang tính chất quảng bá, giới thiệu về sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ mà
thôi.
Qua quá trình tìm hiểu về những chính sách, biện pháp của ngân hàng mà
khách hàng quan tâm thì có nhiều khách hàng với mức độ lựa chọn hơn 1 tiêu chí.
Đây là điều dễ hiểu vì để thực hiện tốt một sản phẩm của ngân hàng cần có sự phối
kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau mới phát huy tối đa hiệu quả.
Trong các ý kiến của người được điều tra thì việc “mở lớp đào tạo” chiếm
tỷ trọng cao nhất 80,09% tương đương 173 trên tổng số 216 người. Tiếp đó là
“tăng cường quảng cáo tuyên truyền bằng các cuộc hội thảo, hoặc phương tiện
thông tin đại chúng” đứng vị trí thứ nhì với 142 người chiếm tỷ trọng 65,74%.
Điều này hàm ý các ngân hàng cần lưu tâm đưa vào giải pháp cụ thể trong công
tác đào tạo khách hàng.

Biểu đồ 2.5. Biểu đồ biểu thị biện pháp của NH mà khách hàng quan tâm
2.4 Quy trình thủ tục
Khi trả lời về nguyên nhân không có nhu cầu sử dụng trong tương lai, thì có
20,83% (45 người) cho rằng không sử dụng là do nguyên nhân thủ tục và pháp lý.
Biểu đồ 2.6. Nguyên nhân khách hàng không sử dụng sản phẩm phái sinh
Kết quả trên cho thấy, quy trình thủ tục đối với nghiệp vụ phái sinh tiền tệ
tại các ngân hàng hiện nay không quá phức tạp và khách hàng dễ dàng tiếp cận và
có thể thực hiện được các hợp đồng. Điều đáng nói ở đây là có tới 91,67% khách
hàng (198 phiếu) cho rằng kỹ thuật sử dụng sản phẩm phái sinh phức tạp. Ngoài
ra, có tới 177 khách hàng cho rằng chi phí bỏ ra đối với các hợp đồng phái sinh
tiền tệ là cao. Qua đó, ta có thể nhận định rằng VCB – ĐN cần có những hướng đi
đúng đắn hướng về đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ cho khách hàng nhưng phải đảm
bảo được chi phí cho hoạt động này một cách hợp lý.
3 Nhân tố thuộc về nhà nước
3.1 Chính sách quản lý ngoại hối quốc gia
Trong hoàn cảnh của nước ta hiện nay, để phát triển được thị trường các
giao dịch ngoại hối phái sinh thì vai trò điều hành và quản lý thị trường của Ngân
hàng Nhà nước chiếm vị trí quan trọng nhất bởi vì thực tế là thị trường ngoại hối
của nước ta chưa được tự do hoá. Trước năm 2008, biên độ dao động tỷ giá được
bình ổn với một tỷ lệ rất thấp. Trong giai đoạn 2008, 2009, 2010 thì mức biên độ
dao động có tăng nhưng không đáng kể; biên độ tỷ giá USD/VND từ 0,75%/năm
lên 1%/năm trong ngày 10/03/2008, sau đó dịu lại khi NHNN nới biên độ từ1%
lên +/-2% (ngày 27/6), tăng từ 2% lên 3% vào ngày 7/11/2008. Sang năm 2009, tỷ
giá USD/VND lại tiếp tục đà tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc biệt sau khi NHNN
thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5% khiến cho tỷ giá ngoại tệ liên NH đã
có đợt tăng đột biến, Sang năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã có những giải
pháp“vượt trước ngăn chặn” với nhiều động thái để giảm sức ép tăng tỷ giá, như:
Tăngtỷ giá liên ngân hàng đồng thời với việc giảm biên độ giao dịch từ ±5%
xuống còn ± 3%; và thu hẹp biên độ giao dịch từ +/-3% xuống +/-1% áp dụng cho
ngày 11/2/2011.

Bảng 2.6. Bảng tình hình biến động tỷ giá
Năm
Số
ngày
Tỷ giá
đầu năm
Tỷ giá
cuối năm
Chênh
lệch (+/-)
Tỷ giá
trung bình
Phương sai
( )
Độ lệch
chuẩn (σ )
2008
300 15.991 17.370 1379 16.434 45639620 6755,712
2009
299 17.370 18.479 1109 17.813 21111487,1 4594,7
2010
301 18.478 19.490 1012 19.130 31993432,9 5656,3
2011
298 19.490 21.015 1525 20.664 49576252 7041,04
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Điều này cho thấy rằng chính sách quản lý ngoại hối của NHNN cứ đi
trong vòng lẩn quẩn là khi tỷ giá biến động thì đã có nhà nước đứng ra lo điều
chỉnh tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp không có nhu cầu bảo hiểm rủi ro.
3.2 Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái
Khi quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN ra đời, cách tính toán tỷ giá kỳ hạn

có nhiều nét tiến bộ. Cụ thể quy định như sau: “Tổ chức tín dụng được phép kinh
doanh ngoại tệ và khách hàng thỏa thuận mức tỷ giá kỳ hạn giữa đồng Việt Nam
với đôla Mỹ. Tỷ giá kỳ hạn này không được vượt quá tỷ giá được xác định trên cơ
sở: (i) tỷ giá giao ngay vào ngày ký kết hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi; (ii) chênh lệch
giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam (tính theo
năm) do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố và lãi suất mục tiêu đôla Mỹ do
2
σ
Cục dữ trữ liên bang Mỹ (Fed Funds Target Rate) công bố; (iii) và kỳ hạn của hợp
đồng”. Cách tính toán này có phần chính xác hơn, đó là dựa vào hai mức lãi suất
cơ bản của VND và USD, nhưng thực tế giao dịch kỳ hạn vẫn chưa được sử dụng
nhiều mà chủ yếu vẫn là giao dịch giao ngay.
Căn cứ vào Quyết định số 648, công thức tính tỷ giá kỳ hạn hình thành
như sau: F = S + S.(R
T
– R
C
).t/(1+ R
C
.t)
Công thức gần đúng:
F = S + S.(R
T
– R
C
).t
Công thức tính điểm kỳ hạn:
f = S.(R
T
– R

C
).t
Trong đó:
- F: tỷ giá kỳ hạn.
- S: tỷ giá giao ngay.
- R
T
: lãi suất cơ bản VND (%/năm).
- R
C
: lãi suất mục tiêu USD (%/năm).
- t: kỳ hạn của giao dịch (năm).
- f: điểm kỳ hạn.
Theo công thức gần đúng ở trên, chúng ta tính được tỷ giá giao dịch kỳ hạn
như trong bảng 2.7.
Bảng 2.7. Tỷ giá kỳ hạn và giao ngay VCB tại thời điểm thực hiện giao dịch kỳ hạn
Tháng/
Năm
Tỷ giá
giao ngay
Lãi suất
VNĐ
Lãi suất
USD
Tỷ giá kỳ
hạn 1
tháng
Tỷ giá kỳ
hạn 2
tháng

Tỷ giá kỳ
hạn 3
tháng
01/05 15.783 7,05% 2,25% 15.852 15.921 15.990
12/05 15.907 8,25% 4,00% 15.954 16.011 16.055
01/06 15.916 8,25% 4,25% 15.963 16.005 16.065
12/06 16.076 8,25% 5,25% 16.095 16.108 16.114
01/07 16.040 8,25% 5,25% 16.116 16.135 16.148
12/07 16.131 8,25% 5,25% 16.144 16.148 16.154
01/08 16.080 8,25% 4,75% 16.228 16.250 16.252
12/08 16.023 8,25% 4,75% 16.108 16.174 16.323
01/09 17.486 11,00% 3,00% 17.603 17.719 17.836
12/09 18.492 10,497% 4,50% 18.584 18.677 18.769
01/10 18.479 10,490% 3,40% 18.588 18.697 18.807
07/10 19.095 11,2% 4,2% 19.206 19.318 19.429
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Ngân hàng nhà nước
Bảng 2.7 cho thấy tỷ giá kỳ hạn luôn cao hơn tỷ giá giao ngay tại thời điểm
thực hiện giao dịch kỳ hạn. Đây là lý do giải thích tại sao doanh số mua kỳ hạn
của Ngân hàng luôn cao hơn rất nhiều so với doanh số bán kỳ hạn và chiếm trên
dưới 90% tổng doanh số giao dịch kỳ hạn. Chênh lệch lớn giữa hai mức tỷ giá này
cũng cho thấy cách xác định tỷ giá kỳ hạn là chưa phù hợp và tỷ giá giao ngay
cũng là vấn đề cần bàn luận. Tuy nhiên đây là xu hướng chung chỉ có thể thấy
được khi phân tích số liệu thực tế, có nghĩa là trước khi ký kết hợp đồng kỳ hạn,
doanh nghiệp không biết rằng điều này sẽ xảy ra, bởi vì nếu biết chắc chắn điều đó
thì hiện tượng đầu cơ bằng giao dịch kỳ hạn sẽ rất lớn.
Nếu doanh nghiệp biết rằng sẽ thu được lợi nhuận thông qua hợp đồng kỳ
hạn thì doanh nghiệp cũng không thể lợi dụng giao dịch kỳ hạn để đầu cơ thu lợi
nhuận vì theo Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN thì khi mua ngoại tệ kỳ hạn
hoặc giao ngay bằng VND, doanh nghiệp phải xuất trình giấy tờ chứng minh mục
đích sử dụng ngoại tệ, do đó doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng giao dịch kỳ hạn với

mục đích phòng ngừa rủi ro ngoại hối. Như vậy, phải chăng Ngân hàng Nhà nước
cũng biết rõ rằng cách xác định tỷ giá như vậy là chưa phù hợp nhưng do yêu cầu
kiểm soát tỷ giá đành phải sử dụng các biện pháp hành chính để hỗ trợ.
Theo phân tích ở trên, việc tỷ giá giao dịch kỳ hạn chênh lệch lớn so với tỷ
giá giao ngay tại thời điểm thực hiện giao dịch kỳ hạn là do hai nguyên nhân
chính: Nguyên nhân thứ nhất là tỷ giao giao ngay chưa phản ánh đúng giá trị thực
của đồng Việt Nam. Mặc dù tỷ giá giao ngay được dựa trên cơ sở cung cầu ngoại
tệ trên thị trường liên ngân hàng nhưng tỷ giá này có sự kiểm soát của Ngân hàng
Nhà nước (tỷ giá giao dịch của Ngân hàng thương mại bằng tỷ giá của Ngân hàng
Nhà nước cộng với biên độ cho phép), hay nói cách khác tỷ giá này đã có một
phần mang tính chủ quan. Có nhiều ý kiến cho rằng nếu tỷ giá VND/USD phản
ánh đúng giá trị thực của VND thì tỷ giá này trong giai đoạn vừa qua sẽ còn tăng
hơn nữa. Nguyên nhân thứ hai là cách xác định tỷ giá kỳ hạn chưa phù hợp, cụ thể
hơn là cách chọn lãi suất chưa phù hợp. Lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam do
Ngân hàng Nhà nước tham khảo lãi suất cho vay của một nhóm Ngân hàng thương
mại, còn lãi suất mục tiêu USD do FED công bố, các mức lãi suất này ít nhiều đều
có sự tác động chủ quan, không sát với lãi suất giao dịch của Ngân hàng; trong khi
đó, khách hàng cân nhắc lợi ích và chi phí để quyết định có thực hiện giao dịch kỳ
hạn hay không là dựa vào lãi suất giao dịch của Ngân hàng.
Giao dịch kỳ hạn ra đời đúng vào thời điểm nhu cầu bảo hiểm rủi ro ngoại
hối của các doanh nghiệp tăng cao nên sớm phát huy hiệu quả và được các doanh
nghiệp chú trọng sử dụng. Nhưng thực tế cho thấy, các doanh nghiệp bán kỳ hạn
thì nhiều mà mua kỳ hạn lại rất ít, giao dịch kỳ hạn cũng rất ít so với giao dịch
giao ngay. Theo phân tích ở trên thì kết luận được rút ra cho tình trạng này là cách
xác định tỷ giá kỳ hạn chưa phù hợp và tỷ giá giao ngay tại thời điểm thực hiện
giao dịch kỳ hạn chưa phản ánh đúng giá trị thực tế của đồng Việt Nam. Khi hai
vấn đề này được khắc phục thì tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay tại thời điểm thực
hiện hợp đồng kỳ hạn sẽ tiến đến gần nhau và khi ấy, hợp đồng kỳ hạn sẽ thực sự
được sử dụng như một công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối hiệu quả, nhất là trong
trường hợp tỷ giá có sự biến động mạnh và bất thường.

3.3 Tính pháp lý của các công cụ phái sinh ngoại tệ
Ở Việt Nam, giao dịch hối đoái có kỳ hạn chính thức ra đời từ khi Ngân
hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo quyết
định số 17/1998/QĐ – NHNN7 ngày 10/1/1998. Theo quy chế này giao dịch hối
đoái có kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số
lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ thực hiện trong
tương lai. Quy chế này cũng xác định tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá giao dịch do ngân
hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển yết giá hoặc do hai bên tham gia
giao dịch tự tính toán và thỏa thuận với nhau, nhưng phải đảm bảo trong biên độ
quy định giới hạn tỷ giá có kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại thời
điểm ký kết hợp đồng.
Giao dịch hoán đổi chính thức ra đời từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành
Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ –
NHNN7 ngày 10/1/1998. Theo Quyết định này, giao dịch hoán đổi là giao dịch hối
đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một
số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao
dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp
đồng.
Quyết định 17 đã mở đường cho các ngân hàng thương mại tiến hành triển
khai thực hiện các giao dịch hoán đổi ngoại tệ ở Việt Nam. Năm 1998 là năm thị
trường ngoại hối ở Việt Nam có nhiều biến động, do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tiền tệ Đông Nam Á. Khách hàng có nhu cầu thực hiện giao dịch hoán đổi
với ngân hàng có thể là các công ty xuất nhập khẩu, các ngân hàng khác hoặc là
một tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Bắt đầu từ tháng 2 năm 2003, NHNN đã cho phép NHTMCP Xuất nhập
khẩu Việt Nam thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ. Đây là một bước
tiến đáng kể trong việc đa dạng hóa các nghiệp vụ giao dịch ngoại hối, cung cấp
cho các doanh nghiệp nhiều công cụ tài chính, nhiều sự lựa chọn hơn để phòng
ngừa rủi ro tài chính doanh nghiệp thông qua việc hạn chế tác động bất lợi rủi ro
tỷ giá.

Trong năm 2004, nhằm tăng cường các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá
cho thị trường và phát triển thị trường ngoại hối, NHNN Việt Nam đã ban hành
Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 chính thức đưa công cụ
quyền chọn tiền tệ vào hoạt động. Với việc giới thiệu cho thị trường làm quen
với giao dịch quyền chọn tiền tệ đã cung cấp cho thị trường một công cụ phòng
ngừa rủi ro hữu hiệu và giúp NHNN thử phản ứng của thị trường, tiến tới một cơ
chế tỷ giá linh hoạt hơn.
Đến thời điểm hiện nay, các văn bản pháp lý quy định cũng như hướng dẫn
việc thực hiện các giao dịch phái sinh đã có nhưng vẫn bị coi là chưa đầy đủ, trong
khi thị trường ngoại hối phái sinh ở nước ta chỉ mới ở giai đoạn đầu của sự phát
triển. Điều đó đã khiến cho các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp rất
lúng túng trong việc thực hiện các giao dịch này. Cần có những quy định pháp lý
cụ thể cho việc thực hiện các giao dịch phái sinh, đặc biệt là đối với giao dịch
quyền chọn, một nghiệp vụ rất mới mà kỹ thuật giao dịch lại phức tạp. Đối với
hợp đồng kỳ hạn, tuy là mang tính bắt buộc thực hiện nhưng lại tồn tại rủi ro là
người mua có thể gặp phải tình trạng mất khả năng thanh toán, do đó cũng cần đến
những quy định của pháp luật để đảm bảo tính thanh khoản cho những hợp đồng
kỳ hạn.
.3.4 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2009 - 2011
Trong giai đoạn 2009 – 2011, nền kinh tế Việt Nam đạt được những thành
tựu đáng ghi nhận, kim ngạch xuất khẩu diễn biến theo xu hướng năm sau cao hơn
năm trước: năm 2009 đạt 57 tỉ USD; năm 2010 đạt 71,6 tỉ USD, tăng 25,5% và
năm 2011 đạt 85 tỉ USD, tăng 21% so với năm 2010. Đặc biệt, trong bối cảnh
khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, những thị trường xuất khẩu lớn của Việt
Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề, thì kim ngạch xuất khẩu đạt
được trong những năm qua là rất đáng ghi nhận.
Tổng số vốn FDI đăng ký năm 2009 đạt trên 21,6 tỉ USD; năm 2010 đạt
18,6 tỉ USD; năm 2011 trên 15 tỉ USD. Nét mới của FDI đăng ký và thực hiện thời
kỳ này là có nhiều dự án lớn. Các vùng thu hút nhiều vốn FDI, bên cạnh Đông
Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là duyên hải Nam Trung Bộ. Cơ cấu vốn đầu tư

cũng thay đổi, chuyển từ công nghiệp sang dịch vụ khách sạn, nhà hàng, căn hộ
cho thuê, bất động sản, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm. Tổng sản phẩm trong
nước (GDP) năm 2009 tăng 5,32%, năm 2010 tăng 6,78% và năm 2011 tăng 5,8%.
Năm 2010, tuy mới ra khỏi khủng hoảng nhưng kinh tế Việt Nam vẫn đạt tốc độ
tăng trưởng cao hơn 2 năm trước đó, vượt kế hoạch được đề ra từ đầu năm (6,5%).
Năm 2011, để tập trung vào mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ hạ chỉ tiêu tăng trưởng so với kế hoạch đầu
năm nên tốc độ tăng GDP đạt thấp hơn năm 2010, tuy nhiên vẫn cao hơn năm
2009.
Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế là thu -
chi ngân sách nhà nước (NSNN), nhất là cơ cấu thu - chi, tỷ lệ bội chi so với GDP.
Trong những năm qua, cân đối thu - chi NSNN được cải thiện. Tổng thu NSNN
các năm luôn đạt, thậm chí vượt dự toán hằng năm và theo xu hướng tốc độ tăng
năm sau cao hơn năm trước. Các năm 2008, 2009 và 2010, mặc dù chịu ảnh hưởng
lớn của mưa lũ ở miền Trung, Tây Nguyên song nhiều khoản thu chủ yếu, như
thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài
quốc doanh, phí và lệ phí, thu từ khu vực kinh tế quốc doanh, thu từ nhà, đất đều
đạt mức tăng khá. Trong đó, một số khoản thu đạt khá so với dự toán là: Thuế
công thương nghiệp ngoài quốc doanh, thuế thu nhập đối với người có thu nhập
cao, thu từ nhà và đất. Đặc biệt, mặc dù thực hiện lộ trình giảm thuế xuất nhập
khẩu theo cam kết WTO, nhưng thu từ cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập
khẩu đều vượt dự toán và năm sau cao hơn năm trước. Tổng chi NSNN các năm
luôn đạt dự toán cả năm của Quốc hội. Đặc biệt trong 3 năm 2009 - 2011, mặc dù
có nhiều khoản chi đột xuất để hỗ trợ các vùng bị thiên tai nặng, nên tổng mức chi
cả năm có tăng nhưng bội chi ngân sách vẫn dưới 7%. Cơ cấu chi có chuyển biến
tích cực, tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng cao hơn chi thường xuyên. Cả năm
2008, chi đầu tư phát triển tăng 14,8%, chi đầu tư xây dựng cơ bản tăng 14,7%.
Việc bảo đảm lương thực và kinh phí để hỗ trợ các vùng bị thiệt hại do thiên tai
tàn phá trên diện rộng như năm 2009, năm 2010 ở miền Trung và Tây Nguyên, đã
góp phần quan trọng ổn định đời sống dân cư, khôi phục sản xuất, không để tái

nghèo.
Tăng trưởng kinh tế đã giúp cải thiện đời sống của người dân cả về vật chất
và tinh thần; tình hình an sinh xã hội cả nước ổn định và có nhiều mặt phát triển.
GDP bình quân đầu người (giá thực tế) năm 2009 đạt 1.030 USD, năm 2010 đạt
1.168 USD và năm 2011 đạt 1.250 USD, cao hơn mức của các nền kinh tế có thu
nhập trung bình. Thu nhập bình quân đầu người của dân cư năm 2010 tăng 39,4%
so với năm 2008. Đời sống của người dân được cải thiện rõ nét, nhất là ở khu vực
nông thôn (tăng 40,4%). Với mức thu nhập như trên, Việt Nam lần đầu tiên ra
khỏi danh sách các nước nghèo của thế giới.
Mỗi năm bình quân tạo thêm 1,5 triệu việc làm mới, góp phần xoá đói,
giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh trong thời gian qua: từ 13,5% năm
2008; 12,3% năm 2009 và 9,5% năm 2010 (theo chuẩn nghèo cũ của Chính phủ
giai đoạn 2006 - 2010). Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới là 14,5%
nhưng theo chuẩn nghèo cũ chỉ còn 8,5%. Với kết quả đó, Việt Nam luôn được
cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nước giảm tỷ lệ nghèo đói nhanh
nhất thế giới với tốc độ 2%/năm.
Thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, các cam kết
WTO, các ngành, các cấp đã triển khai nhiều chương trình, dự án để bảo vệ và cải
thiện môi trường, như Chương trình 661, trồng mới 5 triệu héc-ta rừng, chương
trình nước sạch nông thôn, giao đất giao rừng, phát triển lâm nghiệp xã hội, trồng
cây gây rừng…
Với tình hình chính trị ổn định cùng những kết quả khả quan của cả nước
về tình hình kinh tế, xã hội qua các năm đạt được sẽ tạo điều kiện để các ngân
hàng phát triển hoạt động kinh doanh phái sinh tiền tệ, hỗ trợ các doanh nghiệp
trong hoạt động kinh doanh.

×