Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỐI QUAN hệ GIỮA THÂM hụt NGÂN SÁCH NHÀ nước và lạm PHÁT từ năm 2010 đến NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.85 KB, 16 trang )

GVHD: thầy Ngô Đức Chiến
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG
Đà Nẵng
04/12/2014
BÀI TIỂU LUẬN: MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
VÀ LẠM PHÁT TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY
SVTH: ĐINH THỊ THU HẰNG
LỚP: 11NH
GVHD: THẦY NGÔ ĐỨC CHIẾN
GVHD: thầy Ngô Đức Chiến
Lời mở đầu:
Như chúng ta đã biết, bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) là một vấn đề nhạy cảm
mà các quốc gia gặp phải. Nó không chỉ tác động đến nền kinh tế mà còn ảnh hưởng
đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.Và chính phủ Việt Nam cũng không là
ngoại lệ. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, tình hình
chính trị có nhiều biến động, lạm phát diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, vấn đề
kiềm chế lạm phát được đặt ra ở nhiều quốc gia không chỉ riêng Việt Nam. Xử lý bội
chi NSNN như thế nào để ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiên các chiến lược kinh tế xã
hội và kiềm chế lạm phát hiện nay? Vậy bội chi NSNN là gì? Lạm phát là gì? Và
chúng có mối quan hệ như thế nào?
2
GVHD: thầy Ngô Đức Chiến
Đặt vấn đề:
• “Thâm hụt” nghĩa là thiếu đi do chi quá mức. Vậy khi các khoản chi trong NSNN lớn
hơn các khoản thu vào sẽ tạo ra một khoản chênh lệch gọi là thâm hụt.
• Một quốc gia có thể tự phát hành tiền. Vậy tại sao họ lại không phát hành tiền để bù
đắp thâm hụt ngân sách? Và họ xử lý thâm hụt NSNN như thế nào?
• Trả lời:
Trong lịch sử, phát hành thêm tiền đã từng là một cách tài trợ cho thâm hụt ngân
sách, nhưng do hậu quả nghiêm trọng của nó là dẫn đến lạm phát ở mức cao nên


ngày nay cách này hầu như không được chính phủ của bất cứ quốc gia nào sử dụng
nữa. Thu của chính phủ không bao gồm khoản đi vay. Đi vay chính là một cách mà
chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách.
Chương 1: Lạm phát và tình hình lạm phát ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay.
1.1. Lạm phát
1.1.1.Khái niệm:
Các nhà kinh tế học theo trường phái trọng tiền hiện đại, đứng đầu là Milton
Friedman đã định nghĩa: “ lạm phát là hiện tượng giá cả tăng lên liên tục trong một
thời gian dài”. Theo trường phái này, sự tăng lên của mức giá chung mới chỉ phản ánh
3
GVHD: thầy Ngô Đức Chiến
biểu hiện của lạm phát, bản chất của lạm phát được thể hiện ở tính chất của sự tăng giá
đó, đó là sự tăng giá với tốc độ cao và kéo dài. Chính sự tăng giá cao và liên tục từ
thời gian này đến thời gian khác mới tạo ra những tác động đặc thù của lạm phát. Cũng
vì vậy, cái gọi là tỷ lệ giá hàng tháng mà chúng ta nghe trên đài, báo hay vô tuyến chỉ
cho biết mức giá cả đã thay đổi bao nhiêu phần trăm so với tháng trước chứ chưa được
coi là biểu hiện của lạm phát. Đó có thể chỉ là sự thay đổi xảy ra duy nhất một lần
hoặc chỉ là tạm thời chứ không kéo dài. Chỉ khi nào tỷ lệ giá vẫn duy trì cao trong thời
gian dài thì mới được coi là biểu hiện của lạm phát cao.
1.1.2.Phân loại:
 Căn cứ vào định lượng gồm:
Lạm phát vừa phải Còn gọi là lạm phát một con số ,có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một
năm .Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kì này nền
kinh tế hoạt động một cách bình thường ,đời sống của người lao động ổn định .Sự ổn
định đó được biểu hiện : Giá cả tăng chậm ,lãi xuất tiền gửi không cao ,không xảy ra
tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn …
Có thể nói đây là mứclạm phát mà nền kinh tế chấp nhận được ,những tác động của
nó là không đáng kể .Mặt khác ,lạm phát vừa phải tạo tâm lý an tâm cho người lao
động chỉ trông chờ vào thu nhập .Trong thời gian này ,các hãng kinh doanh có khoản
thu ổn định ,ít rủi ro và sẵn sàng đầu tư cho sản xuất kinh doanh .

Lạm phát phi mã lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 con số
1 năm . Ở mức 2 con số thấp :11,12% thì nói chung các tác động tiêu cực không đán
kể và nền kinh tế vẫn có thể chấp nhận được. Nhưng khi tăng đến hai chữ số cao thì
lạm phát sẽ làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng ,gây biến động lớn về kinh
tế ,các hợp đồng được chỉ số hoá. Lúc này người dân tích trữ hàng hoá ,vàng bạc ,bất
động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi xuất bình thường .Như vậy lạm phát
sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất và thu nhập vì những tác động tiêu cực của nó
không nhỏ .Bên cạnh đó lạm phát phi mã còn là mối đe doạ đối với sự ổn định của nền
kinh tế
Siêu lạm phát 3 con số một năm xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ rất
nhanh ,tỷ lệ lạm phát cao .Tốc độ và tỷ lệ siêu lạm phát vượt xa lạm phát phi mã ,nó
như một căn bệnh chết người ,tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng ,giá cả tăng
4
GVHD: thầy Ngô Đức Chiến
nhanh và không ổn định ,tiền luơng thục tế của người lao động bị giảm mạnh ,tiền tệ
mất giá nhanh chóng ,thông tin không còn chính xác ,các yếu tố thị trường biến dạng
và hoạt động sản xuất khin doanh lâm vào tình trạng rối loạn ,mất phương hướng .Tóm
lại ,siêu lạm phát làm cho đời sống và nền kinh tế suy sụp một cách nhanh chóng .Tuy
nhiên siêu lạm phát rất ít xảy ra .
 Căn cứ vào định tính
Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng
Lạm phát cân bằng Tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động ,tăng
phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp .Do đó không gây
ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người lao động và dến nền kinh tế nói chung.
Lạm phát không cân bằng Tăng không tương ứng với thu nhập của người lao
động.Trên thực tế loại lạm phát này cũng thường hay xảy ra .
Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường
Lạm phát dự đoán trước là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời kì tương
đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn .Loại lạm phát này có thể dự đoán trước được
tỷ lệ của nó trong các năm tiếp theo.Về mặt tâm lý ,người dân đã quen với tình trạng

lạm phát đó và đã có sự chuẩn bị trước.Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống ,đến
kinh tế .
Lạm phát bất thường xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện .Loại lạm
phát này ảnh hưởng đến tâm lý ,đời sống người dân vì họ chưa kịp thích nghi .Từ đó
mà loại lạm phát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế và niềm tin của nhân dân
vào chính quyền có phần giảm sút
Trong thực tế lịch sử của lạm phát cho thấy lạm phát ở nước ta đang phát triển
thường diễn ra trong thời gian dài ,vì vậy hậu quả của nó phức tạp và trầm trọng
hơn .Và các nhà kinh tế đã chia lạm phát thành 3 loại với tỷ lệ khác nhau : lạm phát
kinh liên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dưới 50% một năm ,lạm phát nghiêm
trọng thường kéo dài hơn 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50% và siêu lạm phát kéo dài
trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm .
1.1.3. Cách tính lạm phát :
5
GVHD: thầy Ngô Đức Chiến
Tính theo CPI
Nếu P
o
là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại và P
-1
là mức giá của kỳ trước, thì
tỷ lệ lạm phát của kỳ hiện tại là:
Tỷ lệ lạm phát =
100% x
P
o
– P
-1
P
-1

Có một số công thức khác nữa, ví dụ:
Tỷ lệ lạm phát = (log P
o
- log P
-1
) x 100%
Về phương pháp tính ra tỷ lệ lạm phát, hai phương pháp thường được sử dụng là:
• căn cứ thời gian: đo sự thay đổi giá cả của giỏ hàng hóa theo thời gian
• căn cứ thời gian và cơ cấu giỏ hàng hóa. Phương pháp này ít phổ biến hơn vì còn phải
tính toán sự thay đổi cơ cấu, nội dung giỏ hàng hóa
Thông thường, số liệu tỷ lệ lạm phát được công bố trên báo chí hàng năm được
tính theo cách cộng phần trăm tăng CPI của từng tháng trong năm.
Tính theo chỉ số giảm phát GDP
Tỷ lệ lạm phát 2011 so với năm 2010 được tính như sau:
Tỷ lệ lạm phát = 100 x
Chỉ số giảm phát GDP 2011 - Chỉ số giảm phát GDP
2010
Chỉ số giảm phát GDP 2010
Do Chỉ số giảm phát được tính bằn GDP giá thực tế/GDP giá gốc so sánh, hiện nay
giá gốc so sánh là giá 2010, sự chuyển đổi về giá góc chủ yếu dựa chỉ số giá PPI (trừ
ngành xây dựng và ngành bán và sửa chữa xe có động cơ) nên có thể nói Tỷ lệ lạm
phát IR tính theo chỉ số giảm phát GDP là Tỷ lệ lạm phát tính theo chỉ số giá người
bán PPI.
1.2. Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2010 đến nay :
 Năm 2010
6
GVHD: thầy Ngô Đức Chiến
Chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 12/2010 của cả nước tăng 1,98%, qua đó đẩy mức
lạm phát năm của cả nước 2010 lên 11,75% so với năm 2009. Con số này vượt gần
5% so với chỉ tiêu được Quốc hội đề ra hồi đầu năm 2010 (khoảng 8%).

Trong khi đó, nếu tính bình quân theo từng tháng (cách tính mới của Tổng cục
thống kê), chỉ số lạm phát năm 2010 tăng 9,19% so với năm 2009.Trong tháng 12, CPI
nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,31% trong đó nhóm lương thực tăng 4,67%,
thực phẩm tăng 3,28% so với tháng 11. Ngành bưu chính viễn thông giảm nhẹ 0,02%
so với tháng trước.
Tính chung CPI năm 2010, CPI giáo dục tăng mạnh nhất gần 20%. Tiếp đó là hàng
ăn (16,18%), nhà ở - vật liệu xây dựng (15,74%). Các ngành Giao thông, hàng hóa &
dịch vụ khác, thực phẩm đều có mức tăng trên 10%. Bưu chính viễn thông là nhóm
duy nhất giảm giá với mức giảm gần 6% trong năm 2010.Trong năm 2010, chỉ số giá
vàng tăng 36,72%, chỉ giá USD tăng 7,63%.
Về CPI của các vùng miền, đáng chú ý là chỉ số CPI khu vực nông thôn tháng 12
tăng 2,04%; cao hơn 1,87% của khu vực thành thị.
 Năm 2011
Theo Tổng cục Thống kê công bố số liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước
trong tháng 12 và cả năm 2011. Theo đó CPI trong tháng cuối năm tăng 0,53%, cao
hơn 2 tháng trước đó. Con số này đưa chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 tăng cao hơn
18,13% so với cùng kỳ 2010. Tuy nhiên, tính chung trong cả năm 2011, mặt bằng giá
đã tăng 18,58% so với 2010.
7
GVHD: thầy Ngô Đức Chiến
( Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng năm 2011. Số liệu: GSO)
Trong rổ hàng hóa, lương thực là phân nhóm có tốc độ tăng giá mạnh nhất
gyutrong tháng 12 khi tăng 1,4%. Giá thực phẩm cũng tăng trở lại 0,49% sau 3 tháng
giảm liên tiếp. Cùng với khu vực ăn uống ngoài gia đình (0,57%), 2 nhóm này đẩy chỉ
số của hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,69% và đóng góp chủ yếu vào đà tăng của
CPI. Tăng giá mạnh nhất trong tháng là các mặt hàng may mặc - mũ nón - giầy dép
(0,86%) chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ tại miền Bắc vào mùa đông. Các mặt hàng khác
như nhà ở - vật liệu xây dựng (tăng 0,51%), thiết bị - đồ dùng gia đình (0,68%) và
hàng hóa - dịch vụ khác (0,6%) cũng tăng giá tương đối mạnh theo quy luật tiêu dùng
cuối năm. Ở hầu hết các nhóm hàng còn lại, mức tăng giá trong tháng đều dưới 0,5%

do chưa chịu tác động của đợt tăng giá điện mới đây. Riêng nhóm bưu chính - viễn
thông giảm giá gần 0,1%.
Tuy không được tính vào rổ hàng hóa CPI nhưng diễn biến giá vàng và đôla Mỹ
cũng đáng chú ý. Sau nhiều tháng tăng liên tiếp, giá vàng đã giảm gần 1% trong tháng
12 vừa qua. Tính chung cả năm, mặt hàng này vẫn tăng giá khoảng 39%. Đôla Mỹ
tăng giá nhẹ 0,02% trong tháng và kết thúc năm với mức tăng 8,47%.
 Năm 2012
Tổng cục Thống kê đánh giá, lạm phát năm 2012 chỉ “nhỉnh” hơn mức tăng 6,52%
của năm 2009 – năm suy giảm kinh tế mạnh và thấp hơn nhiều so với mức tăng
11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011.
8
GVHD: thầy Ngô Đức Chiến
Cơ quan này phân tích, CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm (tăng 1,0%
vào tháng 1 và tăng 1,37% vào tháng 2) nhưng tăng cao nhất vào tháng 9 với mức tăng
2,20%. Đây là tháng chịu tác động chủ yếu của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm
giáo dục. Sau đó, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những tháng cuối
năm.
Trong năm, có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các tháng chỉ tăng dưới
0,5%. Một điều khác thường nữa của thị trường giá cả trong nước năm nay là CPI
không giảm vào sau Tết âm lịch mà giảm vào hai tháng giữa năm (Tháng 6 và tháng
7).
Chỉ số giá vàng tháng 12/2012 tăng 0,46% so với tháng trước; tăng 0,4% so với tháng
12/2011. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2012 tăng 0,03% so với tháng trước; giảm
0,96% so với tháng 12/2011.
 Năm 2013
Theo tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 tăng 0,51% so với
tháng trước và tăng 6,04% so với tháng 12/2012. Đây là năm có chỉ số giá tiêu dùng
tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng
6,6% so với bình quân năm 2012.
Trong các nhòm hàng hóa và dịch vụ, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có chỉ số giá

tháng 12/2013 so với tháng trước tăng cao nhất với mức tăng 2,31%; may mặc, mũ
nón, giày dép tăng 0,57%, hàng ăn dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 0,17%; đồ
uống và thuốc lá tăng 0,27%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,25%; văn hóa, giải trí
và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,02%. Các
nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại chỉ số giá giảm: Gồm giao thông vận tải 0,23%, bưu
chính viễn thông giảm 0,01%.
 6 tháng đầu năm 2014
Theo tổng cục thống kê, CPI tháng 6/2014 của cả nước tăng 0,3% so với tháng trước
và tăng 1,38% so với tháng 12/2013. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ, CPI tháng 6/2014
vẫn tăng 4,98%. Còn nếu tính trung bình 6 tháng đầu năm, con số này là 4,77%. Có
thể thấy rõ, nguyên nhân của mức tăng 0,3% chủ yếu do nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn
9
GVHD: thầy Ngô Đức Chiến
uống (tăng 0,28%); nhà ở và vật liệu xây dựng (tăng 0,61%); thuốc và dịch vụ y tế
(tăng 0,74%)…
Chương 2: Thâm hụt ngân sách nhà nước từ năm 2010 đến nay.
2.1. Thâm hụt ngân sách nhà nước
2.1.1 Khái niệm : Thâm hụt ngân sách trong kinh tế học vĩ mô và kinh tế học công cộng là
tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước (ngân sách chính phủ) lớn hơn các
khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách.
Thâm hụt ngân sách nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước, là tình
trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu "không mang
tính hoàn trả" của ngân sách nhà nước.
Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ thâm
hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước.
Thâm hụt ngân sách nhà nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh
tế một nước tùy theo tỉ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt. Nói chung nếu tình trạng
thâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ lệ cao và trong thời gian dài sẽ gây ra lạm phát,
ảnh hưởng tiêu cực.
Thâm hụt ngân sách nhà nước cần phải đặt trên cơ sở thu nhập và mức sống của

người dân do thuế là 1 trong những nguồn bù đắp ngân sách lớn nhất của ngân sách
nhà nước mà việc thu thuế cần phải dựa vào mức thu nhập của người dân, hơn nữa nhà
nước có thể lựa chọn vay từ dân cư trong nước mà để định mức vay hợp lý thì lại phải
dựa trên thu nhập và mức sống của người dân
2.1.2 Phân loại: Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm
hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ.
• Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách
tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô
chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,
• Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh
tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi
nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm
xuống trong khi chi ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.
10
GVHD: thầy Ngô Đức Chiến
2.2. Tình hình thâm hụt ngân sách nhà nước năm 2010 đến nay
(Đvt: tỷ đồng)
2010 2011 2012 2013(dự toán)
Thu NSNN 777.283 962.982 1.038.451 816.000
Chi NSNN 850.874 1.034.244 1.170.924 978.000
hâm hụt
NSNN
-109.191 -112.034 -173.815 -162.000
Tỷ lệ phần
trăm (%) bội
chi NSNN so
với GDP
-5.5% -4.4% -5.36% -4.8%
Tình hình thâm hụt NSNN 2010-2013
Qua thống kê cho thấy, trong những năm trở lại đây tỷ lệ thâm hụt NSNN so với GDP

ở Việt Nam luôn ở ngưỡng 5% GDP và có biến động tăng giảm bất thường. Đây là
một tỷ lệ khá cao, lạm phát ở mức 5%GDP được coi là đáng báo động. Riêng năm
2010 tỷ lệ này lên đến 5.5% tương đương với thâm hụt hơn 109 tỷ đồng.
Cụ thể, vào năm 2012 tỷ lệ lạm phát là 5.36% tăng hơn 21% so với năm 2011. Và
theo số liệu dự đoán của năm 2013, tỷ lê thâm hụt ngân sách sẽ giảm còn 4.8%.
Chương 3: Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách nhà nước và lạm phát
Môi quan hệ giữa tỷ lệ thâm hụt ngân sách và tỷ lệ lạm phát từ năm 2010-2013
Qua biểu đồ trên,ta có thể thấy tỷ lệ thâm hụt ngân sách và tỷ lệ lạm phát có quan hệ
cùng chiều với nhau.
Thực tế trong những năm gần đây, mặc dù chúng ta đã kiểm soát bội chi NSNN từ
hai nguồn là vay nước ngoài và vay trong nước nên sức ép tăng tiền cung ứng thêm ra
thị trường là không có, nhưng sức ép tăng chi tiêu của Chính phủ cho tiêu dùng thường
xuyên và cho đầu tư là tăng lên. Có thể thấy, chính sách tài khoá trong những năm qua
có phần nới lỏng như những năm chúng ta đang phải kích cầu đầu tư. Nếu so sánh
11
Chỉ tiêu
năm
GVHD: thầy Ngô Đức Chiến
tổng chi NSNN so với GDP trong những năm qua cho thấy, NSNN đã chi một khối
lượng lớn tiền tệ không chỉ ở số tuyệt đối mà cả ở số tương đối.
Bội chi NSNN tăng cao thể hiện chính sách tài khoá lỏng lẻo, nói lên sự chi tiêu của
Chính phủ cho đầu tư và thường xuyên vượt quá mức có thể của nền kinh tế. Nếu như
bù đắp bội chi NSNN bằng phát hành thêm tiền thì trực tiếp tác động gây ra lạm phát,
vì đã làm tăng cung tiền tệ nhiều hơn cầu tiền tệ trên thị trường như giai đoạn từ năm
1986-1990. Tuy nhiên, việc bù đắp thâm hụt NSNN bằng nguồn huy động từ bên
ngoài và từ trong nước về cơ bản, cũng tăng cung tiền vào thị trường trong nước. Điều
này, có thể giải thích là do phần huy động từ vay nước ngoài đã làm tăng cung lượng
tiền vào thị trường trong nước, vì số tiền vay nước ngoài về để bù đắp thâm hụt NSNN
phải đổi ra VND để chi tiêu trên cơ sở bán cho NHNN là chính, mà NHNN lại phát
hành tiền ra để mua ngoại tệ là cơ bản. Đây chính là phần làm cho lạm phát tăng lên

nếu lượng vay từ bên ngoài vào bù đắp thâm hụt NSNN quá lớn.
Còn phần bù đắp thâm hụt NSNN từ nguồn vay trong dân về cơ bản, chỉ thu tiền từ
trong lưu thông vào NSNN và sau đó, lại chuyển ra lưu thông nên không làm tăng
lượng tiền cơ bản trên thị trường mà chỉ làm cho vòng quay tiền tệ có thể tăng nhanh
hơn, tạo ra hệ số nở tiền cao hơn mức cần thiết. Điều này, cũng tạo ra tăng cung tiền tệ
do vòng quay tiền tệ lớn, có tạo ra tác động một phần gây ra lạm phát, nhưng không
lớn bằng trực tiếp phát hành tiền ra và vay vốn từ bên ngoài để bù đắp thâm hụt
NSNN.
Nhìn lại quá trình những năm trước đây có thể thấy, chúng ta đã thực hiện một chính
sách tài khoá lỏng lẻo thể hiện tỷ lệ bội chi NSNN bằng khoảng 5% GDP hằng năm,
cộng với đó là phát hành trái phiếu, công trái giáo dục cho đầu tư. Hơn nữa, chúng ta
cũng đã có lúc phát hành tiền ra để kích cầu đầu tư, đầu tư cho một số công trình lớn,
phát hành tiền cho một số công việc… mà chưa thống kê hết. Đây chính là sự tích tụ
tiền tệ các năm trước đó góp một phần làm cho lượng tiền tệ trong lưu thông tăng cao
dẫn đến lạm phát cao.
Chương 4 : Giải pháp kiểm soát bội chi NSNN và kiềm chế lạm phát trong thời gian
tới
12
GVHD: thầy Ngô Đức Chiến
Như trên đã phân tích nguyên nhân của lạm phát cao về cơ bản đã rõ, trong đó có một
phần quan trọng của chính sách tài khoá lỏng lẻo trong những năm qua mà thể hiện ở
bội chi NSNN tăng liên tục qua các năm.
Vấn đề đặt ra hiện nay là rà soát cắt giảm chi tiêu NSNN chưa thật cần thiết và kém
hiệu quả như đề ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để cắt bỏ, đình hoãn những công trình đầu
tư chưa thật bức bách, kém hiệu quả hoặc chưa khởi công. Đây là một trong những
nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, nhưng với số NSNN hiện có thì với tình hình trượt giá như
hiện nay sẽ không thể có điều kiện thực hiện được hết các dự án, công trình đã bố trí.
Do vậy, cần có sự rà soát để chuyển vốn từ các công trình chưa khởi công, khởi công
chậm, hoặc thủ tục không đầy đủ sang cho các công trình chuyển tiếp, công trình cấp
bách, công trình có hiệu quả kinh tế cao. Việc làm này, đỏi hỏi phải có sự đồng tâm

nhất trí và quyết tâm cao của tất cả các Bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện
chính sách của Nhà nước.
Về chi tiêu thường xuyên, cũng nên rà soát lại tất cả các khâu hoạt động để tổ chức lại
bộ máy cho hợp lý hơn, đồng thời cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết để tập
trung nguồn lực cho các công tác khác quan trọng và cấp thiết hơn.
Kiểm soát bội chi NSNN và triệt để thực hiện chính sách có thu mới chi, không để bội
chi NSNN tăng cao, nếu cần thiết nên giảm tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP dưới mức
5%, tức là nên ở khoảng 3-4%. Đồng thời, tiến tới tính toán cân đối các nguồn phát
hành trái phiếu, công trái giáo dục một cách hiệu quả hơn, nếu chưa thật cần thiết hoặc
chưa đủ thủ tục thì nên cắt giảm.
13
GVHD: thầy Ngô Đức Chiến
14
GVHD: thầy Ngô Đức Chiến
Kết luận:
Nhìn lại toàn bộ quá trình nhiều năm qua cho thấy, mối quan hệ giữa bội chi NSNN
với lạm phát có thể rút ra một số kết luận sau:
– NSNN có mối quan hệ nhân quả với lạm phát. Nếu thâm hụt NSNN quá mức có thể
dẫn đến lạm phát cao. Đặc biệt, nếu bù đắp thâm hụt NSNN bằng việc phát hành tiền
sẽ tất yếu dẫn đến lạm phát.
– Tăng chi NSNN để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng, sẽ kích thích đầu tư
phát triển và tăng đầu tư phát triển sẽ đưa đến tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nếu tăng chi
quá mức cho phép, tức là tăng chi đến mức làm cho thâm hụt NSNN quá cao và để bù
đắp thâm hụt này phải đi vay nợ quá lớn thì sẽ đưa đến gánh nặng nợ. Kết quả là đưa
đến kích thích tiêu dùng (kích cầu quá mức) thì ở chu kỳ sau sẽ kéo theo lạm phát, mà
lạm phát cao lại làm giảm đầu tư phát triển và giảm đầu tư phát triển kéo theo giảm
tăng trưởng. Như vậy, thực tế ở đây là cần có liều lượng của chi tiêu NSNNở mức cho
phép nhằm đẩy đầu tư phát triển tăng lên và tiếp theo là đưa tăng trưởng kinh tế lên
cao mà không kéo theo lạm phát cao.


Danh mục tài liệu tham khảo:
• Website Bộ Tài Chính: />• Bài viết thâm hụt ngân sách trên wikipedia link : />%C3%A2m_h%E1%BB%A5t_ng%C3%A2n_s%C3%A1ch
15
GVHD: thầy Ngô Đức Chiến
• Bài viết” BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI LẠM
PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY” trên link : />nha-nuoc-trong-moi-quan-he-voi-lam-phat-o-viet-nam-hien-nay.html
• .v v
16

×