Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

MỐI QUAN hệ lạm PHÁT và THÂM hụt NSNN GIAI đoạn 2010 đến NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.09 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Lạm phát và thâm hụt ngân sách là một vấn đề mà mọi quốc gia trên thế giới đều
gặp phải. Việc xử lý lạm phát và thâm hụt ngân sách nhà nước là một vấn đề nhạy cảm,
bởi nó không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển
bền vững của mỗi quốc gia. Ở nước ta, mức độ thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng và
ngày càng tác động tiêu cực tới đời sống nhân dân cũng như tới toàn bộ nền kinh tế, tình
trạng lạm phát cũng ngày càng cao. Vì vậy vấn đề lạm phát và thâm hụt ngân sách là một
trong những mối quan tâm sâu sắc của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Vậy lạm phát
và thâm hụt ngân sách có mối quan hệ với nhau hay không? Để tìm hiểu vấn đề này, trong
bài viết này em xin trình bày chủ đề: Mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách
nhà nước giai đoạn 2010 – nay
2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT VÀ THÂM
HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1 Lạm phát
1.1.1 Khái niệm lạm phát
Trong kinh tế học, thuật ngữ “lạm phát được dùng để chỉ sự tăng lên theo thời gian
của mức giá chung hầu hết các hàng hóa và dịch vụ so với thời điểm một năm trước đó.
Như vậy tình trạng lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của một loại hàng
hóa vào hai thời điểm khác nhau, với giả thiết chất lượng không thay đổi.
Khi giá trị của hàng hóa và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền
giảm đi, và với cùng một số tiền nhất định, người ta chỉ có thể mua được số lượng hàng
hóa ít hơn so với năm trước.
1.1.2 Các loại lạm phát
Có nhiều dạng lạm phát khác nhau, như lạm phát một con số (single-digit
inflation), lạm phát phi mã (galloping inflation), siêu lạm phát (hyper inflation)…
Lạm phát một con số (single-digit inflation): Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá
3% đến 7% một năm.
Lạm phát phi mã (galloping inflation): Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ hai
con số tới ba con số một năm những vẫn thấp hơn siêu lạm phát.


Siêu lạm phát (hyper inflation): là lạm phát mất kiểm soát, một tình trạng giá cả tăng
nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có khái niệm siêu lạm phát được chấp nhất
tổng quát, một cách hiểu đơn giản về siêu lạm phát đó là cứ một tháng thì giá cả lại tăng
gấp đôi. Có bốn tiêu chí để xá định siêu lạm phát (1) Người dân không muốn giữ tài sản ở
dạng tiền mặt, (2) Giá cả trong nước không tính bằng nội tệ nữa mà tính bằng ngoại tệ ổn
định, (3) Các khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời hạn tín dụng ngắn, (4)
Lãi suất, tiền công và giá cả được gắn với chỉ số giá và lạm phát cộng dồn lên tới 100%.
1.1.3 Cách tính lạm phát
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng
lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu được
thu thập bởi các tổ chức Nhà nước).
3
Các giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một
chỉ số giá cả để đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản
phẩm. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này.
Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số
này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ
thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Tuy nhiên, thước đo lạm phát
phổ biến nhất chính là CPI-Chỉ số giá tiêu dùng đo giá cả của một số lượng lớn các loại
hàng hóa và dịch vụ khác nhau, bao gồm thực phẩm, lương thực, chỉ trả cho các dịch vụ y
tế…, được mua bởi “người tiêu dùng thông thường”
Tính theo CPI
Nếu P
0
là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại và P
-1
là mức giá của kỳ trước, thì tỷ lệ
lạm phát của kỷ hiện tại là:
Tỷ lệ lạm phát = 100% x (P
0

– P
-1
)/P
-1
1.1.4 Nguyên nhân lạm phát
Theo lý thuyết kinh tế học hiện đại, lạm phát do ba nguyên nhân: cầu kéo, chi phí
đẩy và quá thừa mức tiền cung ứng trong lưu thông. Tuy nhiên trong thực tế, lạm phát gia
tăng còn do một số nguyên nhân nữa, thí dụ: Tâm lý của dân chúng, sự mất cân đối trong
cơ cấu đầu tư…
1.1.4.1 Lạm phát do cầu kéo
Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cẩu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao
động, thì sẽ sinh ra lạm phát. Điều này có thể giải thích qua sơ đồ AD-AS. Đường AD
dịch sang phải trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá và sản lượng cùng
tăng.
Trong khi đó, chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung, người ta có
cầu về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng. Do đó có lạm phát.
1.1.4.2 Lạm phát do chi phí đẩy
Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các
xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm.Mức giá
chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.
1.1.4.3. Lạm phát do cung ứng tiền tệ
4
Cung tiền tăng(chẳng hạn do [ngân hàng trung ương] mua ngoại tệ vào để giữ cho
đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung
ương mua [công trái] theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông
tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát.
Lạm phát loại này nguyên nhân là do lượng tiền tệ trong nền kinh tế quá nhiều,
vượt quá mức hấp thụ của nó, nghĩa là vượt quá khả năng cung ứng giá trị nền kinh tế. Có
thể do ngân hàng trung ương lưu thông lượng tiền quá lớn trong nền kinh tế bằng các
nghiệp vụ thị trường mở hay chính sách tiền tệ lới lỏng. Khi lượng tiền lưu thông quá lớn,

ví dụ trong tay bạn có nhiều hơn 100 triệu…, thì sự tiêu dùng theo đó mà tăng rất lớn theo
xã hội. Áp lực cũng hạn chế dẫn tới tăng giá trên thị trường, và do đó sức ép lạm phát
tăng lên.
1.1.4.4. Nguyên nhân khác gây lạm phát
Chính sách tiền tệ: Nếu điều tiết lạm phát ở mức độ ổn định và hợp lý sẽ có tác
dụng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, hay nói cách khác là điều kiện đủ cho tăng
trưởng kinh tế, điều kiện cần là vấn đề của chính phủ trong việc phát triển nguồn lực, vốn
và công nghệ kỹ thuật,… Nghiên cứu bước đầu của IFM(2006) về mức độ lạm hát ở Việt
Nam với các nước Đông Nam á cũng đã chỉ ra rằng, mức lạm phát tối ưu cho tăng trưởng
kinh tế ở các nước vùng Đông Nam á, trong đó có Việt Nam khoảng 3.6% trong khi các
nước phát triển chọn mức lạm phát gần 2% là mức tối ưu cho tăng trưởng.
Lạm phát cơ cấu: Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho
người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền
công cho người lao động trong nganh mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành
kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát này sinh vì điều đó.
Lạm phát đẻ lạm phát: Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý đó là
tâm lý dự trữ, giá tăng lên người dân tự phán đoán, tự suy nghĩ là đồng tiền không ổn định
thì giá cả sẽ tăng cao tạo nên tâm lý dự trữ đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại tổng cầu trở nên
cao hơn tổng cung hàng hóa sẽ càng trở nên khan hiếm kích thích giá lên => gây lạm
phát.
1.2. Thâm hụt ngân sách nhà nước
1.2.1 Khái niệm ngân sách nhà nước:
5
Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thông qua
ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà
nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một
năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
Hàm ngân sách có dạng đơn giản sau:
B = -G +t.Y
Trong đó:

B là cán cân ngân sách
G là chi tiêu ngân sách
Y là thu ngân sách
Xét về hình thức: NSNN là một bản dự toán thu chi do Chính phủ lập ra, đệ trình Quốc
hội phê chuẩn và giao cho chính phủ tổ chức thực hiện.
Xét về thực thể: NSNN bao gồm những nguồn thu cụ thể, những khoản chi cụ thể và
được định lượng. Các nguồn thu đều được nộp vào một quỹ tiền tệ - quỹ NSNN – và các
khoản chi đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy.
Xét về các quan hệ kinh tế chứa đựng trong NSNN các khoản thu – luồng thu nhập quỹ
SNN, các khoản chi – xuất quỹ NSNN đều phản ánh những quan hệ kinh tế nhất định
giữa Nhà nước và người nộp, giữa Nhà nước với cơ quan, đơn vị thụ hưởng quỹ.
Từ đây có thể rút ra nhận xét: NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với
quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước
tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện chức năng của Nhà nước
trên cơ sở luật định.
1.2.2 Thâm hụt ngân sách nhà nước:
Thâm hụt ngân sách nhà nước (hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước) là tình
trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch
chính là thâm hụt ngân sách. Trường hợp ngược lại, khi các khoản thu lớn hơn các khoản
chi được gọi là thặng dư ngân sách.
Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử sụng chi tiêu tỷ lệ thâm hụt
so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước
Theo thông lệ quốc tế, có thể tóm tắt báo cáo về NSNN hằng năm như sau:
6
Thu Chi
A.Thu thường xuyên
(thuế, phí, lệ phí).
B. Thu về vốn (bán tài sản nhà nước).
C. Bù đắp thâm hụt.
- Viện trợ.

- Lấy từ nguồn dự trữ.
Vay thuần (= vay mới – trả nợ gốc).
D. Chi thường xuyên.
E. Chi đầu tư.
F. Cho vay thuần
(= cho vay mới – thu nợ gốc).
Trong đó: A + B + C = D +E +F. Công thức tính thâm hụt NSNN của một năm sẽ như
sau:
Thâm hụt NSNN = Tổng chi – Tổng thu = (D + E +F) – (A + B) = C
Các lý thuyết tài chính hiện đại cho rằng, NSNN không cần thiết phải cân bằng theo
tháng, theo năm. Vấn đề là phải quản lý các nguồn thu và chi sao cho ngân sách không bị
thâm hụt quá lớn và kéo dài. Tuy vậy, trong nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát
triển, các Chính phủ vẫn theo đuổi một chính sách tài khóa thận trọng, trong đó chi ngân
sách phải nằm trong khuôn khổ các nguồn thu ngân sách để tránh tình trạng thâm hụt.
1.2.3 Phân loại thâm hụt NSNN:
Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm hụt cơ
cấu và thâm hụt chu kỳ.
Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy
biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xá hội hay quy mô chi tiêu
cho giáo dục, quốc phòng…
T hâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế,
nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh
tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi
chi ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.
Giá trị tính ra tiền của thâm hụt cơ cấu vad thâm hụt chu kỳ được tính toán như
sau:
Thâm hụt ngân sách thực có: liệt kê các khoản thu, chi và thâm hụt tính bằng tiền trong
một giai đoạn nhất định (thường là một quý hoặc một năm).
Thâm hụt ngân sách cơ cấu: tính toán thu, chi và thâm hụt của chính phủ sẽ là bao nhiêu
nếu nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng.

7
Thâm hụt ngân sách chu kỳ: là thâm hụt ngân sách bị động do dự vận động theo chu kỳ
của nền kinh tế thị trường. Thâm hụt ngân sách chu kỳ được tính bằng hiệu số giữa ngân
sách thực có và ngân sách cơ cấu.
Việc phân biệt giữa ngân sách cơ cấu và ngân sách chu kỳ phản ánh sự khác nhau giữa
chính sách tài chính: chính sách ổn định tùy biến và chính sách ổn định tự động. Việc
phân biệt hai loại thâm hụt trên đây có tác dụng quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng
thực sự của chính sách tài chính khi thực hiện chính sách tài chính mở rộng hay thắt chặt
sẽ ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách như thế nào giúp cho chính phủ có những biện pháp
điều chỉnh chính sách hợp lý trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế.
1.2.4 Nguyên nhân gây thâm hụt ngân sách:
Có 2 nhóm nguyên nhân cơ bản gây ra thâm hụt NSNN:
Nhóm nguyên nhân thứ nhất là tác động của chu kỳ kinh doanh. Khủng hoảng làm cho
thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết những khó
khăn mới về kinh tế và xã hội. Điều đó làm cho mức thâm hụt NSNN tăng lên, ở giai
đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng
tương ứng. Điều đó làm giảm mức thâm hụt NSNN. Mức thâm hụt do tác động của chu
kỳ kinh doanh gây ra được gọi là thâm hụt chu kỳ.
Nhóm nguyên nhân thứ hai là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhà nước. Khi
Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức
thâm hụt NSNN. Ngước lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng của Nhà nước
thì mức thâm hụt NSNN sẽ giảm bớt. Mức thâm hụt do tác động của chính sách cơ cấu
thu chi gây ra được gọi là thâm hụt cơ cấu.
Trong điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai lớn,…), tổng hợp
của thâm hụt chu kỳ và thâm hụt cơ cấu sẽ là thâm hụt NSNN.
1.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt NSNN
Lạm phát và thâm hụt ngân sách có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau:
Thâm hụt ngân sách cao sẽ dẫn đến lạm phát và ngược lại.
Chi ngân sách là một trong những công cụ chính sách quan trọng của Nhà nước
nhằm tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội. khi sản lượng của nền kinh tế thấp dưới

mức sản lượng tiềm năng, thì Chính phủ có thể tăng mức chi ngân sách, chấp nhận thâm
8
hụt để thúc đẩy hoạt động kinh tế. Vì vậy thâm hụt ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến
đối với các nước nghèo, kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc
nhóm các nền kinh tế phát triển nhất (nhóm OECD). Đối với các nước đang phát triển,
thâm hụt ngân sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cở sở hạ tầng ban đầu
như: Giao thông, điện, nước… Nhiều nước phát triển và đang phát triển trong khu vực
Đông Á và Đông Nam Á cũng vẫn thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên chính mức tăng chi
tiêu của Chính phủ sẽ kéo theo hiệu ứng tăng giá ở một số các lĩnh vực hàng hóa và dịch
vụ do gia tăng cầu dẫn đến tình trạng lạm phát do cầu kéo, song song với việc giá cả hàng
hóa và dịch vụ tăng cũng sẽ kéo theo các chi phí sản xuất tăng dẫn đến lạm phát do chi
phí đẩy.
Mặt khác khi các nhu cầu về đầu tư cơ sở hạ tầng tăng cao mà ngân sách nhà nước
lại thiếu hụt dẫn đến không đủ nguồn vốn đối ứng để đầu tư cho phát triển. Để bù đắp
phần thiếu hụt, Nhà nước có thể sử dụng chính sách phát hành thêm tiền và đưa ra lưu
thông. Tuy nhiên việc tăng chi tiêu của Chính phủ trong trường hợp này sẽ gây “tăng
trưởng nóng” và không cân đối với khả năng tài chính của quốc gia. Nếu nhà nước phát
hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp thâm hụt NSNN thì sẽ gây ra tình trạng lạm phát tiền
tệ
Ngược lại khi lạm phát cao, nhà nước phải cung tiền để kích cầu đảm bảo quan hệ
cân bằng tiền – hàng ổn định giá cả, kinh tế vĩ mô. Điều này sẽ dẫn đến chi nhiều hơn thu
trong bảng cân đối kế toán và sẽ dẫn tới thâm hụt ngân sách.
9
CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ LẠM PHÁT VÀ THÂM
HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2010-NAY
2.1 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ năm 2010 đến nay
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
7% 9.3% 9.1% 8.2% 7.8% 7.2%
(Nguồn: EIU)
EIU đánh giá tình hình tài chính Việt Nam tiếp tục yếu ớt đến năm 2014, do chi tiêu nhiều

và liên tục. Việt Nam sẽ dựa vào nguồn vốn từ các nhà tài trợ và có khả năng phát hành
trái phiếu quốc tế từ nay đến năm 2014.
2.1.1 CPI năm 2010:
Qua bảng số liệu trên ta thấy, lạm phát tăng trong năm 2010 trước áp lực về nguồn
cung và tăng giá hàng tiêu dùng thế giới. Tỉ lệ lạm phát sẽ ở mức trung bình 9,2% trong
giai đoạn 2010-2011 và giảm còn 7,2% giai đoạn 2012-2014.
2.1.2 CPI năm 2011:
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 tăng 0,53% so với tháng trước (thấp hơn nhiều
so với mức tăng 1,38% và 1,98% của cùng kỳ năm 2009 và năm 2010). Tháng 12 là tháng
thứ 5 liên tiếp trong năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp hơn 1%.
10
Biểu đồ 2.1: Lạm phát năm 2011 so với năm 2010
So với tháng 12 năm ngoái, chỉ số giá tiêu dùng tháng này đã tăng 17,05%, cách chỉ tiêu
lạm phát năm 18% một khoảng không xa, tạo sức ép đối với chỉ số giá trong 2 tháng còn
lại của năm nay.
Tương tự, so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số giá tiêu dùng tháng này tiếp tục rời xa đỉnh,
từ mức tăng 22,42% trong tháng trước hạ xuống 21,59% ở tháng này.
2.1.3 CPI năm 2012:
Theo số liệu của Tổng cục thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng năm 2012 tăng
9,21% so với bình quân năm 2011. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2013 cả nước tăng
0,49% so với tháng 9/2013. So với cuối năm 2012, chỉ số tăng 5,14% và tăng 5,92% so
với cùng kỳ 2012
Nhìn lại năm 2012, CPI tháng 12 chỉ tăng 6,81% so với cùng kỳ năm 2011, xấp xỉ
mức tăng 6,52% của năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và
mức tăng 18,13% của năm 2011 nhưng là năm giá có nhiều biến động bất thường. Bởi vì,
CPI tăng không quá cao vào 2 tháng đầu năm nhưng tăng cao nhất vào tháng 9 với mức
tăng 2,20%, chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục.
Bên cạnh đó, trong năm có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các tháng
chỉ tăng dưới 0,5%. Một điều khác thường nữa của thị trường giá cả trong nước năm nay
11

là CPI không giảm vào sau Tết âm lịch mà giảm vào 2 tháng giữa năm là tháng 6 và tháng
7.
2.1.4 CPI năm 2013
Biểu đồ 2.2 Diễn biến CPI năm 2013
Theo Vụ Dự báo, Thống kê tiền tệ NHNN, kết quả cuộc điều tra kỳ vọng lạm phát
tháng 10 của các tổ chức tín dụng cho thấy, CPI tháng 10 được kỳ vọng tăng khoảng
0,76%, thấp hơn so với mức tăng 1,06% của tháng 9 và 0,85% của cùng kỳ 2012. Tốc độ
tăng CPI cả năm 2013 cũng được dự kiến ở quanh mức 7%
2.1.5 CPI năm 2014
Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 6/2014 (tăng 0,3% so với tháng 5) tuy tăng
cao hơn so với tốc độ tăng bình quân 1 tháng trong 5 tháng đầu năm (0,18%), nhưng vẫn
thuộc loại thấp. Tháng 6/2014 so với tháng 12/2013, CPI tăng 1,38%, thấp nhất so với con
số tương ứng của cùng kỳ từ năm 2002 đến nay (bình quân tăng 5,91%).
Nếu tính theo năm như thông lệ quốc tế, tức là CPI tháng 6 năm nay so với tháng 6
năm trước, tăng 4,98%, cũng thấp so với con số tương ứng của nhiều tháng trước đó; bình
quân 6 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước tăng 4,77%.
Như vậy, dù nhận diện dưới góc độ nào, thì CPI tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2014 cũng
thuộc loại thấp so với các chỉ số tương ứng của các tháng trước và cùng kỳ các năm trước.
12
2.2 Thực trạng thâm hụt ngân sách Việt Nam giai đoạn 2010 đến nay
(ĐVT: nghìn tỷ đồng và phần trăm GDP)
(Nguồn tham khảo)
Biểu đồ 2.3: Cán cân ngân sách qua các năm
Tổng thu ngân sách 2013 ước đạt 819.334 tỷ đồng, vượt 0.4% dự toán; nếu loại trừ
khoản ghi thu NSNN thì thu cân đối thấp hơn 1,3% so với dự toán. Thâm hụt ngân sách
2013 ước đạt 190.200 tỷ đồng, tương đương 5,15% GDP, thấp hơn mức Quốc hội thông
qua vào cuối năm là 5,3%. Nguồn thu bị ảnh hưởng bởi làn sóng DN phá sản đã buộc
Chính phủ tăng cường một số khoan thu nội địa, bao gồm thu cổ tức DNNN và lợi nhuận
để lại từ các Tập đoàn, Tổng công ty (29.190 tỷ đồng), tiền lãi dầu khí (3.980 tỷ đồng) và
gần 12000 tỷ đồng khác.

Mức thâm hụt vượt 5% GDP và cao hơn 2 năm liền trước đang đặt ra những hoài
nghi về tính bền vững của ngân sách và khả năng kiểm soát nợ công. Trong khi nguồn thu
giảm đi do doanh nghiệp suy yếu thì chi ngân sách không giảm tương ứng với nguồn thu.
Sau 2 năm có dấu hiệu được kiềm chế thì thâm hụt ngân sách tăng vọt trong 2 năm 2012,
2013. Việc phải đi vay nợ nhiều hơn sẽ ảnh hưởng lên thị trường vốn, dù có thể không
trực tiếp nhưng vẫn tiềm tang những rủi ro, như kỳ vọng về lạm phát cao sẽ làm giảm lưu
lượng các hoạt động kinh tế hoặc giữ cho lãi suất cho vay không giảm nữa. Hiện nợ công
đang tăng nhanh hơn GDP và tới cuối 2013 được ước tính ở mức 95 tỷ USD, tương
13
đương 56,2% GDP (tăng so với 54,9% năm 2011 và 55,7% năm 2012, chưa gồm các
khoản nợ nước ngoài DNNN); còn nợ nước ngoài giảm còn khoảng 39,5% GDP.
2.2.1 Thực trạng thâm hụt NSNN năm 2010
Thâm hụt NSNN năm 2010 bằng 5,5% GDP, giảm 0,7% so với mục chỉ tiêu của
Nghị quyết Quốc hội.
Bộ tài chính cho biết năm 2010 các công cụ thuế, phí, lệ phí… đối với hàng hóa
xuất, nhập khẩu đã được sử dụng linh hoặt để đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu,
khuyến khích sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước để hạn chế nhập siêu.
Bên cạnh đó là việc đẩy mạnh triển khai thủ tục hải quan điện tử, hiện đại hóa thu
NSNN nhằm giảm thiểu chi phí, thời gian cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập
khẩu.
Bộ tài chính xác định nhiệm vụ năm 2011 là tăng cường phối hợp đồng bộ, chặt
chẽ chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách khác nhằm tăng cường ổn
định kinh tế vĩ mô, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế-xã hội.
Những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, sẽ được vận dụng linh
hoạt hơn. Bên cạnh đó, khẩn trương nghiên cứu để hình thành quỹ xúc tiến nhập khẩu
công nghệ nguồn trên cơ sở quỹ xúc tiến xuất khẩu, trong đó tính toán tỷ lệ đóng góp hợp
lý giữa nhà nước và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để hình thành quỹ.
Bộ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo điều kiện cho sự phát triển đồng bộ
các thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường khoa học công nghệ, thị trường lao
động, thị trường bất động sản…

Theo các chuyên gia tài chính, trong giai đoạn hiện tại, nhu cầu phát triển kinh tế
kéo theo yêu cầu đầu tư xây dựng hạ tầng lớn. Đồng thời các chính sách an sinh xã hội
cũng cần được đầu tư trên diện rộng nên thâm hụt sẽ còn tiếp tục.
Do vậy, để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia, Bộ tài
chính đưa ra mục tiêu sẽ giữ tỷ lệ thâm hụt ngân sách trung bình giai đoạn 2011-2015
mức dưới 5% GDP
2.2.2 Thực trạng thâm hụt NSNN năm 2011
Mức thâm hụt ngân sách năm 2011 dự toán là 120.000 tỷ đồng đạt 5,3% GDP
14
Tổng chi ngân (không bao gồm chi trả nợ gốc) ước đạt 732.560 tỷ đồng. Trong đó,
chi đầu tư phát triển 175.000 tỷ đồng, chi thường xuyên 535.160 tỷ đồng, chi chuyển
nguồn 22.400 tỷ đồng.
Chi trả nợ gốc trong năm 2011 ước đạt 63.440 tỷ đồng.
Như vậy, mức thâm hụt ngân sách theo phân loại của Việt Nam(bao gồm cả chi trả
nợ gốc) ước 111.500 tỷ đồng, bằng 4,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Mức thâm hụt ngân sách theo thông lệ quốc tế (không bao gồm chi trả nợ gốc) ước đạt
48.060 tỷ đồng, chiếm 2,1%GDP.
Cũng theo báo cáo từ Bộ tài chính, khoản thu, chi quản lý Ngân sách Nhà nước
trong năm 2011 ước đạt 62.415 tỷ đồng, khoản vay về cho vay lại ước khoảng 28.640 tỷ
đồng Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2011 ước tính 796 nhìn tỷ đồng. Thâm hụt ngân
sách nhà nước bằng 4,9% GDP, so với kế hoạch đề ra là 5,3%.
Tổng phương tiện thanh toán năm 2011 ước tính tăng 10% so với tháng 12/2010,
thấp hơn so với kế hoạch đặt ra là 15-16%. Trong khi đó, tổng dư nợ tín dụng tăng 12%,
so với mức kế hoạch là dưới 20%.
Chính phủ dự kiến bố trí 9.100 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương để
giảm thâm hụt NSNN năm 2011, đưa xuống mức 111.500 tỷ đồng, tương đương 4,9%
GDP, giảm 0,4% so với dự toán đầu năm. Trong bối cảnh tình hình kinh tế-xã hội có
nhiều biến động, việc Chính phủ phấn đấu giảm thâm hụt thể hiện sự cố gắng, nỗ lực
trong quản lý và điều hành NSNN. Đây là mức giảm khá, tạo cơ sở cho việc giảm thâm
hụt theo lộ trình và hạ dần mức nợ công. Mặt khác, việc bố trí tăng chi trả nợ năm 2011

(15000 tỷ đồng) cũng có thể coi như gián tiếp giảm thâm hụt.
2.2.3 Thực trạng thâm hụt NSNN năm 2012
Thâm hụt ngân sách nhà nước năm 2012 dự toán là 140.200 tỷ đồng
Tổng thu NSNN năm 2012 là 1.058.140 tỷ đồng, tăng 1,9% so với dự toán, nhiều khoản
thu đạt thấp so với dự toán (thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 84,4%, thu
từ khu vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ ngoài quốc doanh đạt 82,8%, thu từ hoạt động
xuất nhập khẩu đạt 82,6%).
Thu ngân sách tăng chủ yếu từ nguồn dầu thô và các khoản thu về đất đai, chiếm tỷ
trọng khá lớn trong tổng thu NSNN, thể hiện tính thiếu ổn định, bền vững của nguồn thu.
15
Tổng chi NSNN năm 2012 là 1.170.924 tỷ đồng, tăng 8,3% so với dự toán. Chi
thường xuyên vẫn còn lãng phí, chi sai chế độ quy định, không đúng mục đích đang có
dấu hiệu gia tăng tại các địa phương. Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị thu hồi 648 tỷ
đồng chi sai chế độ tại 34 địa phương.
Chi quản lý hành chính tại hầu hết các địa phương đều vượt dự toán (tăng 12,5%,
tương đương 9.924 tỷ đồng), trong đó có 20/34 tỉnh được kiểm toán đã chi vượt dự toán
hơn 30%.
Tuy nhiên, một số khoản chi quan trọng lại thấp hơn dự toán (chi giáo dục, y tế,
khoa học, chương trình mục tiêu quốc gia ), ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội và gây lãng phí nguồn lực NSNN.
Qua kiểm toán quyết toán NSNN năm 2012, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị tăng
thu 4.047 tỷ đồng, giảm chi 5.099 tỷ đồng, nợ đọng thuế và các khoản thu ngân sách phát
hiện tăng thêm 2.623 tỷ đồng.
Thâm hụt NSNN năm 2012 theo báo cáo quyết toán của Chính phủ là 154.126 tỷ
đồng (4,75% GDP), tỷ lệ dư nợ công, dư nợ Chính phủ và dư nợ quốc gia so với GDP
được bảo đảm an toàn trong phạm vi giới hạn cho phép. Mặc dù tỷ lệ bội chi NSNN tính
trên GDP có giảm so với dự toán (4,8%) Quôc hội đã phê chuẩn nhưng số bội chi NSNN
lại tăng 13.926 tỷ đồng so với dự toán, tăng bội chi NSNN do tăng giải ngân nguồn vốn
ODA (tăng 17.143 tỷ đồng).
Ủy ban Tài chính ngân sách đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN năm

2012: Tổng thu ngân sách 1.058.140 tỷ đồng; tổng chi ngân sách 1.170.924 tỷ đồng; thâm
hụt ngân sách 154.126 tỷ đồng, bằng 4,75% GDP, bù đắp bội chi ngân sách từ nguồn vay
trong nước 112.283 tỷ đồng và vay ngoài nước 41.843 tỷ đồng.
2.2.4 Thực trạng thâm hụt NSNN năm 2013
Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thâm hụt NSNN dự toán là 162.000 tỷ đồng đạt
4,8% GDP.
Cụ thể, tổng thu NSNN năm 2013 ước tính đạt 790,8 nghìn tỷ đồng, bằng 96,9%
dự toán năm. Trong đó thu nội địa 530 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2%; thu từ dầu thô 115
nghìn tỷ đồng, bằng 116,2%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 140,8
nghìn tỷ đồng, bằng 84,6%.
16
Trong thu nội địa, thu từ khu vực DNNN 159,3 nghìn tỷ đồng, bằng 91,4% dự toán
năm; thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 111,2 nghìn tỷ đồng, bằng
103,6%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 110,2 nghìn tỷ đồng,
bằng 91,6%; thu thuế thu nhập cá nhân 45,8 nghìn tỷ đồng, bằng 83,4%; thu thuế bảo vệ
môi trường 11,7 nghìn tỷ đồng, bằng 81,5%; thu phí, lệ phí 15,2 nghìn tỷ đồng, bằng
146,5%.
Theo Tổng cục Thống kê, sau nhiều năm vượt thu, đây là năm đầu tiên số thu ngân
sách nhà nước cả năm ước tính không đạt dự toán thu cân đối ngân sách, ảnh hưởng lớn
tới việc điều hành ngân sách và cân đối, bố trí vốn để thực hiện các nhiệm vụ chi NSNN.
Tổng chi NSNN năm 2013 ước tính đạt 986,2 nghìn tỷ đồng, bằng 100,8% dự toán năm,
trong đó chi đầu tư phát triển 201,6 nghìn tỷ đồng, bằng 115,1% (riêng chi đầu tư xây
dựng cơ bản 196,3 nghìn tỷ đồng, bằng 115,4%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội,
quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi thực hiện cải
cách tiền lương) ước tính đạt 679,6 nghìn tỷ đồng, bằng 100,8%; chi trả nợ và viện trợ
105 nghìn tỷ đồng, bằng 100%.
(Nguồn tham khảo)
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ dự toán thu, chi, bội chi NSNN, thu từ thuế, phí, lệ phí so với GDP
trong các năm 2011, 2012
17

Do nguồn thu đồi đào nên bội chi nhìn chung bám sát và vượt dự án, riêng năm
2013, do khả năng cân đối NSNN năm 2013 rất khó khăn, vì vậy Chính phủ đã báo cáo
Quốc hội quyết định giữ tỷ lệ thâm hụt NSNN năm 2013 như năm 2012 là 4,8% GDP
(162.000 tỷ đồng) để có thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, Theo Tổng cục
Thống kê, sau nhiều năm vượt thu, 2013 là năm đầu tiên số thu NSNN ước tính không đạt
dự toán thu cân đối ngân sách, ảnh hưởng lớn tới việc điều hành ngân sách và cân đối, bố
trí vốn để thực hiện các nhiệm vụ chi NSNN. Thâm hụt NSNN 2013 là trên 195 nghìn tỷ
đồng. Tỷ lệ thâm hụt NSNN năm ở mức 5,3% GDP, vượt mức 4,8% đã dự toán.
Thâm hụt NSNN tăng liên tục qua các năm,từ 4.4% GDP năm 2011 đến nay đã
vượt trên 5%. Theo giới hạn mà Quốc hội đề ra, thâm hụt ngân sách tối đa được phép là
5% GDP/năm. Nhưng trên thực tế rất khó để thực hiện đúng được quy định đó. Vấn đề
thực sự là với nền tài khóa quốc gia như hiện nay, nếu bội chi ngân sách cứ luôn vượt quá
5% GDP trong một thời gian dài sẽ nguy hiểm. Điều này có khiến cho thị trường hiểu
rằng đang có sự không thống nhất giữa chủ trương và thực thi chính sách của Chính phủ,
làm giảm niềm tin của thị trường, gây sức ép rất lớn lên việc điều hành kinh tế vĩ mô.
2.2.5 Thực trạng thâm hụt NSNN năm 2014
Dự toán bội chi ngân sách năm 2014 do cơ quan này đưa ra là 224.000 tỷ đồng,
bằng 5,3% GDP. Tổng thu cân đối ngân sách năm 2014 là 782.700 tỷ đồng. Trong đó, thu
nội địa chiếm 539.000 tỷ, từ dầu thô 85.200 tỷ, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu
154.000 tỷ và thu viện trợ là 4.500 tỷ.
Bên cạnh đó, mức chi dự toán được đưa ra là 1,0067 triệu tỷ đồng. Trong đó, mức
chi đối với từng hạng mục như sau:
Mức dự chi (Đơn
vị: Tỷ đồng)
Chi đầu tư phát triển 163.000
Chi trả nợ và viện trợ 120.000
Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính
704.400
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100

Dự phòng 19.200
18
Về cân đối thu chi dự toán ngân sách Trung ương, Bộ Tài chính dự toán đạt mức
thu đạt khoảng 495.189 tỷ đồng; chi 719.189 tỷ. Vay bù đắp bội chi ngân sách là 224.000
tỷ. Ngân sách địa phương dự thu khoảng 499.096 tỷ đồng, chi 499.096 tỷ đồng.
2.3 Mối quan hệ lạm phát và thâm hụt ngân sách nhà nước giai đoạn 2010 đến nay
Thâm hụt NSNN làm nền kinh tế thiếu tiền, do đó phải đi vay, phát hành tiền. Khi
phát hành tiền sẽ làm tăng lượng tiền trong nền kinh tế, dẫn đến giá cả tăng (tiền mất giá)
gây ra lạm phát.
Thâm hụt NSNN ở mức cao đều có nguy cơ gây ra lạm phát. Bởi vì, khi ngân sách
bị thâm hụt có thể được bù đắp bằng phát hành tiền hoặc vay nợ, đều gây nên nguy cơ
lạm phát tăng.
Thứ nhất, việc phát hành tiền trực tiếp làm tăng cung tiền tệ trên thị trường sẽ gây lạm
phát cao, đặc biệt khi việc tài trợ thâm hụt lớn và diễn ra liên tục thì nền kinh tế phải trải
qua lạm phát cao và kéo dài như giai đoạn 1986 - 1990. Sự gia tăng cung tiền có thể
không làm tăng lạm phát nếu nền kinh tế đang đà tăng trưởng, mức cầu tiền giao dịch
tăng lên phù hợp với mức tăng của cung tiền. Tuy nhiên, trong trường hợp khu vực tư
nhân đã thỏa mãn với lượng tiền họ đang nắm giữ (mức cầu tiền tương đối ổn định) thì sự
gia tăng của cung tiền làm cho lãi suất thị trường giảm, nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa
dịch vụ, nhu cầu đầu tư sẽ tăng lên kéo theo sự tăng của tổng cầu nền kinh tế, mặt bằng
giá cả sẽ tăng lên gây áp lực lạm phát. Người ta gọi trường hợp khi chính phủ tài trợ thâm
hụt ngân sách bằng cách tăng cung tiền là hiện tượng chính phủ đang thu "thuế lạm
phát" từ những người đang nắm giữ tiền.
Thứ hai, bù đắp thâm hụt bằng nguồn vay nợ trong nước hoặc nước ngoài, việc vay nợ
trong nước bằng cách phát hành trái phiếu ra thị trường vốn, nếu việc phát hành diễn ra
liên tục thì sẽ làm tăng lượng cầu quỹ cho vay, do dó, làm lãi suất thị trường tăng. Để
giảm lãi suất, Ngân hàng Trung ương phải can thiệp bằng cách mua các trái phiếu đó,
điều này làm tăng lượng tiền tệ gây lạm phát. Hay vay nợ nước ngoài để bù đắp bội chi
ngân sách bằng ngoại tệ, lượng ngoại tệ phải đổi ra nội tệ để chi tiêu bằng cách bán cho
Ngân hàng Trung ương, điều này làm tăng lượng tiền nội tệ trên thị trường tạo áp lực lên

lạm phát.
19
Thực tế những năm qua, thâm hụt ngân sách Việt Nam được tài trợ phần lớn bằng
cách vay nợ thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ. Lượng trái phiếu này có thể được
mua bởi Ngân hàng Nhà nước (hình thức cấp tín dụng trực tiếp cho Chính phủ) sẽ làm
tăng lượng tiền cơ sở. Hoặc lượng trái phiếu được mua bởi các ngân hàng thương mại,
sau đó các ngân hàng thương mại đem cầm cố chúng tại Ngân hàng Nhà nước thông qua
nghiệp vụ thị trường mở hoặc nghiệp vụ tái cấp vốn (cấp tín dụng gián tiếp cho Chính
phủ). Điều này cũng làm tăng lượng tiền cơ sở và tăng cung tiền gây lạm phát. Theo
thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), khối lượng trái phiếu Chính phủ
và Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đang lưu hành có giá trị lên tới 336.000 tỷ đồng, tương
đương hơn 13% GDP danh nghĩa và gần 12% cung tiền M2 năm 2011. Ngoài ra, bên
cạnh việc vay nợ trong nước, Việt Nam còn vay nợ nước ngoài để tài trợ thâm hụt, số tiền
vay nợ nước ngoài chiếm 1/3 thâm hụt NSNN, tương đương 1,5 – 1,7% GDP. Đây chính
là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát cao ở Việt Nam trong năm 2010 - 2011.
20
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP XỬ LÝ THÂM HỤT NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC KIỀM CHẾ LẠM PHÁT
3.1 Giải pháp kiềm chế lạm phát
Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tiếp tục theo đuổi mục tiêu kiềm
chế lạm phát đảm bảo an sinh xã hội, làm tiền đề đạt mức tăng trưởng kinh tế cao và bền
vững. Qua những phân tích ở trên thấy rằng một mức lạm phát cao ảnh hưởng tiêu cực tới
tăng trưởng kinh tế .Trong khi đó, nền kinh tế duy trì tỷ lệ lạm phát thấp sẽ giống như
một "thứ dầu bôi trơn" hỗ trợ tăng trưởng . Tuy nhiên, CPI tăng thấp nhưng tốc độ tăng
tính theo năm như thông lệ quốc tế vẫn còn cao gấp đôi tốc độ tăng theo mục tiêu của các
nền kinh tế phát triển (trên dưới 2,5%/năm). Do đó, vẫn cần chú ý việc kiểm soát lạm
phát. Nhưng cũng cần hiểu rằng, điều này không có nghĩa là kìm lạm phát xuống quá
thấp, bởi hệ quả của các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thắt chặt quá mức là đầu
tư nền kinh tế giảm, không khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất tăng sản lượng,
không kích thích tiêu dùng của dân cư…, dẫn đến tăng trưởng sẽ chậm lại.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang nghiên cứu áp dụng cơ chế lạm
phát mục tiêu. Đây là bước đi cần thiết nhằm kiềm chế lạm phát về mức một con số trong
trung, dài hạn. Tuy nhiên, để cơ chế này được áp dụng một cách hiệu quả cần phải lưu ý
một số vấn dề sau:
Thứ nhất, Chính phủ cần tăng cường quyền hạn và tính độc lập hơn cho Ngân hàng Nhà
nước trong việc xây dựng, thực thi, điều hành chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước sẽ
thiết lập và tự chịu trách nhiệm về mức lạm phát mục tiêu trong trung hạn, chủ động sử
dụng các công cụ chính sách để đạt được mục tiêu đó.
Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước nên xem xét đưa ra mức lạm phát mục tiêu trong ngắn hạn
hàng năm. Việc thực hiện mức mục tiêu trong ngắn hạn sẽ tạo tiền đề để thành công chính
sách lạm phát mục tiêu trong trung hạn. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng cần đưa ra
"ngưỡng" lạm phát tối ưu cho kinh tế Việt Nam. Trong trường hợp tỷ lệ lạm phát của Việt
Nam ở dưới ngưỡng này, Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp để tăng lạm phát đạt
xấp xĩ ngưỡng lạm phát mà không sợ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Còn nếu tỷ lệ lạm
21
phát vượt ngưỡng này thì sẽ tác động tiêu cực (ảnh hưởng ngược chiều) đến tăng trưởng,
Chính phủ phải tìm cách giảm lạm phát để hỗ trợ tăng trưởng.
3.2 Giải pháp xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước
Giảm thâm hụt ngân sách để kiềm chế lạm phát và duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Bởi lẽ, thâm hụt ngân sách tăng lên làm giảm tiết kiệm nội địa, giảm đầu tư tư nhân, gia
tăng thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Đồng thời, ngân sách thâm hụt cao và kéo dài
làm xói mòn niềm tin đối với năng lực điều hành vĩ mô của chính phủ, làm tăng mức lạm
phát kỳ vọng của ngưởi dân và của các nhà đầu tư vì họ cho rằng Chính phủ trước sau gì
cũng sẽ phải in thêm tiền để tài trợ thâm hụt.
Do đó, thâm hụt ngân sách cao kéo dài sẽ đe dọa sự ổn định vĩ mô, gây lạm phát.
Thực tế ở Việt Nam cũng chứng minh điều này, thâm hụt ngân sách cao được bù đắp phát
hành tiền và vay nợ khiến lạm phát tăng cao. Trong những năm gần đây, chính sách tài
khóa nới lỏng kích cầu đầu tư khiến tỷ lệ thâm hụt hàng năm khoảng 5% GDP, sức ép
tăng cung tiền vào lưu thông không nhỏ đã khiến lạm phát tăng cao trở lại đến nay. Do
vậy, kiểm soát bội chi ngân sách là điều hết sức cấp thiết. Liên quan đến vấn đề này cần

thực hiện một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, phương pháp tính, hạch toán ngân sách phải được thực hiện công khai, minh
bạch theo chuẩn mực quốc tế. Hiện nay, có nhiều khoản chi ngân sách từ nguồn trái phiếu
Chính phủ tài trợ cho lĩnh vực y tế, giáo dục, các khoản cho vay, cho vay lại của Chính
phủ… để ngoại bảng cân đối ngân sách, không tính đầy đủ vào thâm hụt ngân sách và nợ
công như thông lệ quốc tế. Nhiều khoản chi vào những dự án lớn dài hạn được phân bổ
dần vào quyết toán ngân sách trong nhiều năm thay vì tính cả vào năm trái phiếu được
phát hành để vay nợ Ngoài ra, sự không thống nhất trong cách hạch toán ngân sách
khiến cho các con số thống kê không phản ảnh chính xác thực trạng nợ công của Việt
Nam, gây nhiễu loạn thông tin cho các chủ thể nền kinh tế, và gây trở ngại cho việc so
sánh, đánh giá, quản lý rủi ro nợ công giữa Việt Nam với các quốc gia khác. Do vậy, Việt
Nam phải có phương pháp tính đúng, đầy đủ ngân sách theo chuẩn quốc tế nhằm phản
ánh chính xác tình trạng tài khóa, làm cơ sở cho sử dụng chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý
nhằm giảm bội chi và kiểm soát lạm phát.
22
Thứ hai, cắt giảm các khoản chi tiêu công chưa thật cần thiết và kém hiệu quả bằng cách
đề ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để cắt bỏ, đình hoãn những công trình đầu tư kém hiệu quả
hoặc chưa khởi công. Tuy nhiên, cần phải có cách đánh giá toàn diện hiệu quả chi tiêu
công theo các lĩnh vực khác nhau, không nên cắt giảm đồng loạt các chi tiêu theo một tỷ
lệ cố định nào đó, thực hiện rà soát, đánh giá chuyển vốn từ các công trình chưa khởi
công, khởi công chậm, thủ tục chưa hoàn thành sang các công trình cấp bách, hiệu quả
kinh tế cao hoặc hướng tới các lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể tham gia cùng. Ngoài
ra, các khoản chi tiêu thường xuyên cũng cần được tra soát lại tất cả các khâu hoạt động
để tổ chức lại bộ máy cho hợp lý hơn, cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết.
Thứ ba, kiểm soát các khoản đầu tư công của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) bằng cách
thành lập một Hội đồng thẩm định đầu tư của DNNN độc lập, nhiệm vụ của Hội đồng sẽ
đánh giá, thẩm định toàn diện khách quan các dự án đầu tư của DNNN. Các kết luận của
Hội đồng sau đó sẽ được công bố rộng rãi. Đồng thời, Hội đồng cũng đánh giá hiệu quả
của DNNN theo các tiêu chí về lợi nhuận, công nghệ, tạo công ăn việc làm, đóng góp vào
ngân sách dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch các thông tin về hoạt động kinh

doanh. Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục cổ phần hóa, tái cấu trúc các DNNN hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh, và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn cho các
doanh nghiệp tư nhân trên thị truờng.
Thứ tư, cải thiện nguồn thu ngân sách một cách bền vững hiệu quả. Hiện nay, theo lộ trình
cam kết WTO Việt Nam phải cắt giảm thuế nhập khẩu với các nước trong khu vực và trên
thế giới nên nguồn thu ngân sách tập trung chủ yếu vào thuế trong nước. Tuy nhiên, nếu
tăng thuế để gia tăng nguồn thu sẽ không khuyến khích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
(nếu tăng thuế thu nhập doanh nghiệp) và không khuyến khích tiêu dùng của cá nhân hộ
gia đình (nếu tăng thuế thu nhập cá nhân), làm giảm tổng cầu và tăng trưởng kinh tế. Hơn
nữa, gánh nặng thuế cao sẽ khiến hệ thống thuế hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến tình
trạng trốn thuế, phân bổ nguồn lực bị bóp méo.
Vì vậy, để gia tăng nguồn thu cần việc thực hiện khâu cải cách hệ thống thuế, đặc
biệt thuế thu nhập cá nhân (hiện chiếm 2% tổng ngân sách của Việt Nam trong khi con số
này ở các nền kinh tế phát triển đều lớn hơn 20%). Thực hiện đánh thuế vào một số nguồn
thu nhập từ đầu tư như thuế thu nhập bất động sản, thuế thu nhập vàng, thuế thu nhập
23
chứng khoán Đây là những nguồn thu nhập lớn, sẽ góp phần tăng nguồn thu cho NSNN.
Ngoài ra, muốn nguồn thu ngân sách tăng lên cần thực hiện triệt để nguồn thu, chống tình
trạng trốn lậu thuế, tăng cường công tác kiểm tra nhằm chống và ngăn chặn hiện tượng
khai báo thuế sai sự thật của các doanh nghiệp, cá nhân.
24
KẾT LUẬN
Thâm hụt ngân sách tác động đến kinh tế vĩ mô trên nhiều phương diện khác nhau,
trong đó có lạm phát. Qua bài tiểu luận, ta nhận thấy rằng ;
NSNN có mối quan hệ nhân quả với lạm phát. Nếu thâm hụt NSNN quá mức có thể dẫn
đến lạm phát cao. Đặc biệt nếu bù đắp thâm hụt NSNN bằng việc phát hành tiền sẽ tất yếu
dẫn đến lạm phát.
Tăng chi NSNN để kích thích tiêu dùng và tăng cầu tiêu dùng sẽ kích thích đầu tư
phát triển và tăng đầu tư phát triển sẽ dưa đến tăng trưởng cao, Tuy nhiên nếu tăng chi
quá mức cho phép, tức là tăng chi đến mức làm cho thâm hụt NSNN quá cao và để bù đắp

thâm hụt này phải đi vay nợ quá lớn thì sẽ đưa đến gánh nặng nợ. Kết quả là đưa đến kích
thích tiêu dùng (kích cầu quá mức) thì chu kỳ sau sẽ kéo theo lạm phát, mà lạm phát cao
lại làm giảm đầu tư phát triển và giảm đầu tư phát triển kéo theo giảm tăng trưởng. Như
vậy, thực tế ở đây là cần có liều lượng của chi tiêu NSNN ở mức cho phép nhằm thúc đầy
đầu tư phát triển tăng lên và tiếp theo là đưa tăng trưởng kinh tế lên cao mà không kéo
theo lạm phát cao.

25

×