Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Nhu cầu sử dụng hàng hóa công và dịch vụ công trong thời kỳ hội nhập kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.36 KB, 22 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
Lý do chọn đề tài:
Với sự ra đời của các thể chế toàn cầu và khu vực như WTO (Tổ chức thương mại
thế giới), EU( Cộng đồng Châu Âu), APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á –
Thái Bình Dương), NAFTA (Hiệp định Mậu Dịch Tự Do Bắc Mỹ) thế giới ngày
nay đang sống trong quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ. Quá trình này thể hiện
không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà cả trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ,
tài chính, đầu tư với các hình thức đa dạng và mức độ khác nhau. Theo xu thế
chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế. Để làm được điều đó thì Chính Phủ phải có các chính sách phù
1
hợp hơn với vấn đề “Nhu cầu sử dụng hàng hóa công và dịch vụ công trong thời
kỳ hội nhập kinh tế”.
Đặt vấn đề:
Ở nước ta trước thời kỳ đổi mới, Nhà nước vẫn nắm giữ hầu hết các hoạt động, từ
hoạt động kinh tế đến dịch vụ văn hóa, xã hội, từ quản lý hành chính đến giáo dục,
y tế, ngân hàng, bưu điện, giao thông vận tải, du lịch Nói chung, Nhà nước “bao
sân” tất cả. Một số hoạt động kinh tế - xã hội được tiến hành dưới hình thức tập
thể, chịu sự chi phối của Nhà nước. Còn hoạt động của tư nhân chỉ tồn tại trong
một số lĩnh vực, chủ yếu là buôn bán và dịch vụ nhỏ lẻ, không có điều kiện phát
triển. Nàh nước đã đầu tư không nhỏ vào việc xây dựng trường học, bệnh viện
mua trang thiết bị và tổ chức cung cấp miễn phí những dịch vụ này, đồng thời có
những chính sách và biện pháp trợ giúp cho người nghèo được cung ứng dịch vụ
công, trước hết là trong học tập và khám chữa bệnh. Hệ thống giáo dục và chăm
sóc sức khỏe ban đầu của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Các
2
dịch vụ công khác như văn hóa, thông tin, chiếu sáng cộng đồng, dịch vụ nhà ở
cung cấp điện nước, thu gom rác thải đều do Nhà nước trực tiếp tổ chức cung
ứng cho xã hội. Mọi người dân đều có cơ hội gần như nhau trong việc hưởng thụ
các dịch vụ công do Nhà nước cung ứng. Bước vào thời kỳ đổi mới, Nhà nước đã
mở cửa một số lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp và dịch vụ công ích cho sự tham gia của


các thành phần kinh tế Tuy nhiện, do sự tham gia của khu vực tư nhân và các tổ
chức xã hội cung ứng các loại dịch vụ công vẫn còn ở giai đoạn bước đầu với
những kết quả còn khiêm tố, nên Nhà nước ta vẫn đảm nhiệm việc cung ứng phần
lớn các dịch vụ công.
Bên cạnh đó, thất bại của thị trường làmột trong những trường hợp mà thị trường
cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở mức hiệu quả xã hội. Có 5
loại thất loại thất bại thị trường là
- Độc quyền thị trường
- Ngoại ứng
3
- Hàng hóa công cộng
- Thông tin không hoàn hảo
- Bất ổn kinh tế
Cùng với vai trò phân phối lại thu nhập và cơ hội kinh tế cho mọi người và bắt
buộc người dân sử dụng hàng hóa khuyến dụng, những thất bại thị trường chính là
cơ sở quan trọng để Chính phủ can thiệp thị trường nhằm giúp thị trường hoạt
động có hiệu quả hơn và các kết quả kinh tế tạo ra công bằng hơn.
Một trong những thất bại thị trường mà ai cũng biết, tiêu dùng nó hằng ngày
nhưng chưa chắc đã hiểu hết về nó chính là hàng hóa công cộng và các dịch vụ về
hàng hóa công cộng. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ
hơn về Hàng Hóa Công và các dịch Vụ Công của Chính Phủ trong cung việc cung
cấp và quản lý chúng trong giai đoạn hiện nay.
I. Tình hình nền kinh tế Việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế
4
Quá trình hội nhập kinh tế của nước ta ngày càng sâu rộng, để dân tộc không
đánh mất mình trong thế giới luôn phát triển và biến động khó lường, để hội
nhập mà không hòa tan, hơn bao giờ hết, Đảng ta đã chủ trương tích cực triển
khai “Chiến lược phát triển văn hóa đến 2020”. Việc tiếp thu chọn lọc các giá
trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài, học tập những kinh nghiệm
tốt xây dựng và phát triển văn hóa của các nước trên thế giới được đẩy mạnh.

Mở rộng giao lưu văn hóa với nước ngoài đi đôi với việc giữ gìn, bồi đắp bản
sắc văn hóa của dân tộc, từ đó phát triển văn hóa Việt Nam lên một tầm cao
mới, góp phần vào sự phát triển của nhân loại. Theo đó, sự phát triển của nền
sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu đã thúc đẩy hoạt động ngoại thương và
thu hút đầu tư nước ngoài. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ
rệt. Một mặt, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, phát triển các vùng
chuyên canh quy mô lớn, các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn. Mặt
khác, những vùng sâu, vùng xa, vùng núi và biên giới và hải đảo cũng được
5
ưu tiên phát triển. Nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong xóa đói
giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân được cải
thiện.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nước ta cũng gặp không ít những
khó khăn. Vấn đề việc làm, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, xóa đói
giảm nghèo, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Để khắc phục
những điều đó, Chính Phủ phải tăng cường cung cấp các hàng hóa công
và dịch vụ công, phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân một cách tốt
nhất.
II. Khái niệm và thuộc tính cơ bản của hàng hóa công
II.1 Khái niệm:
Hàng hóa công cộng là những loại hàng hóa mà việc một cá nhân này đang
hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những những
người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó.
II.2 Thuộc tính cơ bản của hàng hóa công cộng
6
- Hàng hóa công cộng không có tính cạnh tranh tiêu dùng. Khi có thêm một
người tiêu dùng sử dụng hàng hóa thì cũng không làm ảnh hưởng đến lợi
ích của những người đang tiêu dùng hàng hóa này.
- Hàng hóa công cộng không có tính loại trừ, tức là không thể loại trừ hoặc
rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân từ chối không chịu trả tiền

cho việc tiêu dùng của mình.
Hàng hóa công mang đầy đủ hai đặc tính trên thì gọi là hàng hóa công
thuần túy. Trên thực tế có rất ít hàng hóa công cộng thỏa mãn cả hai thuộc
tính nói trên. Đa số hàng hóa công chỉ có một trong hai thuộc tính và có
những mức độ khác nhau. Những hàng hóa đó là những loại hàng hóa công
không thuần túy. Tùy theo mức độ tạo ra ngoại ứng trong sản xuất hoặc tiêu
dùng hàng hóa và tùy theo khả năng thiết lập cơ chế để mua bản quyền sử
dụng hàng hóa này ma hàng hóa công không thuần túy được chia làm hai
loại:
7
• Hàng hóa công có thể tắc nghẽn là hàng hóa mà khi có thêm nhiều
người sử dụng chúng thì có thể gây ra ùn tắc khiến lợi ích của những
người tiêu dùng trước bị sụt giảm.
• Hàng hóa công có thể loại trừ bằng giá là những hàng hóa mà lợi ích do
chúng gây ra quá tải, chén lấn làm lợi ích của người sử dụng bị giảm đi,
nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế của nước ta hiện nay.
II.3 Dịch vụ công
Hiện nay, khía niệm dịch vụ công có nhiều cách tiếp cận dưới các góc độ
khác nhau, nhưng về cơ bản đều thống nhất tương đối ở các đặc điểm sau
của dịch vụ công:
- Là một loại dịch vụ do Nhà Nước trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho tổ
chức, đơn vị ngoài Nhà nước thực hiện dưới sự giám soát của Nhà nước.
- Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, nhân dân.
- Nhà nước là người chịu trách nhiệm đến cùng trước nhân dân, xã hội về
chất lượng dịch vụ cũng như số lượng dịch vụ. Trách nhiệm ở đây thể hiện
8
qua việc hoạch định chính sách , thể chế pháp luật, quy định tiêu chuẩn như
chất lượng, thanh tra giám sát việc thực hiện
- Không nhằm mục tiêu lợi nhuận
- Đối tượng thụ hưởng dịch vụ công không trực tiếp trả tiền, tuy nhiên có

những trường hợp phải trả lệ phí theo quy định chặt chẽ của pháp luật
Tóm lại, Dịch vụ công là những dịch vụ do Nhà nước chịu trách nhiệm,
phục vụ các nhu cẩu cơ bản, thiết yếu chung của người dân không vì mục
tiêu lợi nhuận.
III. Các vấn đề tồn tại trong nhận thức và thực tế thể hiện vai trò của Chính phủ
trong việc cung cấp dịch vụ trong giai đoạn hiện nay
Thứ nhất, đó là những chuẩn mực về khả năng thanh toán của đối tượng. Các
bệnh viện miễn phí được hiểu là chỉ điều trị miễn phí cho bệnh nhân nghèo,
nhưng ở đây, định nghĩa thế nào là một bệnh nhân nghèo thường không rõ ràng.
Năng lực thanh toán của bệnh nhân không tùy thuộc vào gia cảnh của họ mà lại
9
tùy thuộc vào căn bệnh của họ. Có những căn bệnh hiểm nghèo mà chi phí chữa
bệnh lên đến hàng trăm triệu đồng, vượt quá khả năng thanh toán cảu một gia
đình trung lưu cấp thấp, đừng nói là những gia đình nghèo theo một tiêu chuẩn
xác định nào đó. Liệu rằng, các bệnh viện miễn phí có sẵn lòng và sẵn ngân
khoản để điều trị cho những trường hợp đó không?
Thứ hai, đó là vấn đề chất lượng phục vụ của các định chế công, khi lâm váo tình
trạng quá tải. Khi số lượng bệnh nhân tăng quá đông, chất lượng phuc vụ bệnh
nhân, chưa nói đến việc chữa trị, thuốc men chắc chắn giảm thấp. Đã có nhiều
trường hợp một giường bệnh phải nằm hai người, nhiều bệnh nhân và người nuôi
bệnh phải nằm la liệt trên sàn nhà. Không hiếm những trường học phải dạy ba ca,
không hiếm những trường không đủ bàn và ghế cho học sinh. Còn đối với công
chức làm việc trong những định chế công đó? Lương thấp, tình trạng phục vụ quá
tải có thể khiến cho họ trở nên khó tính và thiếu hăn nụ cười.
10
Thứ ba, điều mà chúng ta tưởng tượng rằng các định chế công có thể khắc phục
một cách công bằng, không phân biệt đối xử với chất lượng phục vụ tốt hiếm khi
xảy ra trong thực tế. Rốt cuộc, các bệnh viện gọi là miễn phí muốn tồn tại vẫn
phải thu phí, những loại phí thuộc kế hoạch B và những bệnh nhân có tiền thanh
toán thuốc men và viện phí vẫn được phục vụ tốt hơn. Các trường hợp bệnh viện

công không đòi hỏi bệnh nhân phải nộp đủ tiền thuốc, tiền mổ cho một ca mổ
khẩn cấp ngày càng trở nên hiếm hoi. Còn đối với các trường công lập? Không
những phụ huynh học sinh vẫn phải đóng học phí, mà thậm chí còn phải “chạy
trường” để được trường tốt, và có phải góp nhiều thứ lệ phí khác, kể cả học phí
cho các lớp phụ đạo.
Thứ tư, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, các hoạt động cung cấp hàng
hóa và dịch vụ đều do Nhà nước bao cấp qua giá cả nên việc quy dịnh khuôn khổ
pháp luật cho các hoạt động đó chưa thực sự quan tâm. Hoạt động của các đơn vị
cung ứng dịch vụ thường kém hiệu quả, chất lượng không cao, song Nhà nước
cũng không có cơ chế để kiểm tra, giám sát và cũng thiếu những biện pháp xử lý
11
nghiêm minh. Điều đó dẫn đến sự thất thoát tài sản của Nhà nước, nạn tham ô,
tham nhũng xảy ra khá phổ biến và để lại hiệu quả cho đời sống xã hội hiện nay.
IV. Một số đề xuất nhắm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ
trong cung ứng dịch vụ công cộng
IV.1 Mục tiêu phát triển đối với việc cung ứng các dịch vụ công cộng của
Chính phủ.
Cho đến nay thì Nhà nước vẫn là người trực tiếp cung ứng phần lớn các
dịch vụ công cộng ở nước ta từ giáo dục, y tế cho đến các dịch vụ công
cộng khác như vận tải công cộng, vệ sinh môi trường. Đặc biệt là những
loại dịch vụ ảnh hưởng tới nhu cầu thiết yếu của người dân và có ý nghĩa
quyết định đối với sự phát triển của đất nước.
Vấn đề đặt ra là Nhà nước phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động
của cơ sở Nhà nước cung ứng dịch vụ công cộng, bao gồm:
• Sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách Nhà nước chi tiêu cho dịch vụ
công cộng. Chi tiêu Nhà nước cho dịch vụ công cộng chiếm một tỷ
lệ đáng kể trong chi ngân sách Nhà nước hàng năm. Đầu tư của Nhà
12
nước để xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng cũng chiếm một tỷ trọng
đáng kể trong đầu tư phát triển của Nhà nước. Vì vậy, việc sử dụng

hiệu quả nguồn ngân sách cho dịch vụ công của Nhà nước trở thành
một nhu cầu hàng đầu đối với cơ sở cung ứng dịch vụ công cộng,
nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thiết yếu của người dân đối với
nguồn ngân sách còn hạn hẹp hiện nay.
• Khẳng định vai trò chủ đạo của Nhà nước trong lĩnh vực này, do
trách nhiệm của Nhà nước trước xã hội về các dịch vụ công, các cơ
sở cung ứng dịch vụ công cộng của Nhà nước phải giữ vai trò chủ
đạo so với các thành phần khác. Vai trò chủ đạo thể hiện ở tính hiệu
quả trong hoạt động , việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của
nhà nước và hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội về các dịch
vụ này.
• Đảm bảo sự ổn định và công bằng xã hội trong tiêu dùng các dịch
vụ công cộng và sự phát triển xã hội theo những mục tiêu mà nhà
13
nước đã đề ra. Trong điều kiện mở rộng xã hội hóa hiện nay, với
hiện tượng phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt, lực lượng Nhà
nước giữ vị trí quan trọng trong việc góp phần giảm bớt sự bất bình
đẳng xã hội trong tiêu dùng các dịch vụ công. Bằng các chính sách
và biện pháp cụ thể trong từng lĩnh vực, Nhà Nước có thể đảm bảo
cho những người nghèo được sử dụng những dịch vụ công cộng
thiết yếu. Đó là trách nhiệm pháp lý và đạo lý của Nhà nước trước
xã hội. Nhà nước cũng dựa vào lực lượng của mình để thực hiện
các chính sách quan trọng về giáo dục, y tế, khoa học, văn hóa
nhằm đảm bảo sự phát triển của đất nước trong xu thế hội nhập,
khẳng định bản sắc truyền thống.
IV.2 Phương hướng
Để đạt được mục tiêu trên, hoạt động cung ứng dịch vụ công của Nhà
nước cần tập trung vào các phương hướng cơ bản sau:
14
Thứ nhất, nhà nước cần xây dựng chiến lược và chính sách phát triển của

các ngành cung ứng dịch vụ công cộng. Trong điều kiện chuyển sang nền
kinh tế thị trường, bên cạnh các lực lượng của Nhà nước sẽ có sự tham gia
đông đảo của lực lượng tư nhân vào cung ứng dịch vụ công cộng. Chiến
lược và chính sách cung ứng dịch vụ của Nhà nước phải bao quát các nội
dung sau:
• Đề ra các mục tiêu về đảm bảo cung ứng dịch vụ công cộng cho
nhân dân, các chỉ tiêu số lượng và chất lượng dịch vụ đối với xã
hội.
• Xác định rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc cung
ứng mỗi loại dịch vụ công cộng nhất định. Trong đó, phải xác
định rõ yêu cầu đặt ra đối việc cung ứng dịch vụ công cộng tùy
theo tầm quan trọng của các loại dịch vụ đó với xã hội.
• Đề ra các giải pháp cơ ban để từng bước cải tiến việc cung ứng
dịch vụ công cộng, trong đó tất cả các giải pháp về xã hội dịch vụ
15
công cộng và đặc biệt là các giải pháp quản lý nhà nước đối với
các cơ quan, đơn vị cung ứng dịch vụ công cộng.
Thứ hai: hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý việc cung cấp dịch vụ công
cộng.
Xây dựng một khuôn khổ hành lang pháp lý để quản lý hoạt động cung
ứng dịch vụ công cộng là một đòi hỏi tất yếu để nâng cao hiệu quả quản lý
của Nhà nước. Hiện nay hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước về các
loại hình dịch vụ công cộng và việc quản lý các dịch vụ này còn rất hạn
chế. Hệ thống văn bản pháp luật về dịch vụ công cộng nói chung cũng
chưa từng dịch vụ công cộng nói riêng phải lưu ý đến các nội dung sau:
• Làm rõ đặc thù của từng loại hình công cộng, tầm quan trọng của
nó với đời sống xã hội.
• Xác định rõ vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ sở
cung ứng dịch vụ công cộng
16

• Xác định rõ vai trò của Nhà nước với việc đảm bảo cung ứng các
loại dịch vụ công cộng này, các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối
với việc cung ứng chúng.
• Xác định cơ chế tài chính của các đơn vị cung ứng dịch vụ công
cộng và và quản lý của Nhà nước về chế độ tài chính với các đơn
vị này để tránh hoạt động cung ứng dịch vụ công cộng thành hoạt
động kinh doanh chạy theo lợi nhuận thị trường.
• Quy đinh xử ký nghiêm minh đối với các cơ sở vi phạm quy định
của Nhà nước về cung ứng dịch vụ công cộng.
Thứ ba, tách biệt hoạt động cung ứng dịch vụ công cộng ra khỏi các hoạt
động quản lý của Nhà nước.
Hoạt động cung ứng dịch vụ công khác với hoạt động quản lý Nhà nước.
Đặc biệt, các hoạt động cung ứng dịch vụ công cộng là do các cơ quan sự
nghiệp , các doanh nghiệp công ích thực hiện vì vậy hoạt động này cần
17
phải phân định rõ ràng với các hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà
nước.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, với sự tham gia của các thành
viên kinh tế, các cơ sở cung ứng dịch vụ của nhà nước phải đối mặt với sự
cạnh tranh và phải chứng minh dược vị trí chủ đạo của nó.
Thứ tư, tạo ra cơ chế hoạt động linh hoạt cho các cơ sở cung ứng dịch vụ
công cộng. Cần tạo quyền chủ động lớn hơn cho các cơ sở cung ứng dịch
vụ công cộng trên cơ sở cải cách một bước cơ bản chế độ tiền lương, xây
dựng cơ chế mới về tổ chức và hoạt động của các cơ sở cung ứng dịch vụ
công cộng. Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước, cần đổi mới toàn diện và cơ bản cơ chế quản lý của các
đơn vị cung ứng dịch vụ công cộng, tiến tới giao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm cho cơ sở để phát huy sự chủ động và chịu trách nhiệm của
cơ sở này.
18

Thứ năm, có những biện pháp hỗ trợ thích hợp để tăng cường vai trò của
Nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ công cộng.
Nhà nước cần có giải pháp thích hợp để củng cố các đơn vị cung ứng dịch
vụ công cộng mà Nhà nước nhằm tạo cơ sở thực hiện vai trò của Nhà nước
trước toàn xã hội về đảm bảo cung ứng dịch vụ công cộng, nhà nước cần
tập trung những nội dung sau:
• Nhà nước tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản nhất ảnh hưởng đến
nhu cầu thiết yếu cơ bản của nhân dân, nhất là trong các lĩnh vực y
tế, giáo dục.
• Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ban đầu.
• Nâng cao mức thu nhập của cán bộ, viên chức hoạt động trong các
cơ sở cung ứng dịch vụ công cộng trên cơ sở cải cách tiền lương.
Đổi mới cơ chế quản lý, phân phối và chi trả lương phù hợp với
tính chất và đặc điểm hoạt động của từng ngành, từng lĩnh vực, phù
hợp với quá trình phân cấp và giao quyền chủ động cho cơ sở.
19
• Từng bước tách cơ sở bán công ra khỏi đơn vị công lập, không nên
để tình tranh công – tư lẫn lộn, rất khó kiểm soát về mặt tài chính và
lao động.
• Nhà nước đầu tư phát triển các đơn vị cung ứng dịch vụ công cộng
tại các địa phương, khu vực nghèo khó, nơi mà việc xã hội hóa khó
có điều kiện thu hút dù kinh phí cần thiết cho các hoạt động.
KẾT LUẬN:
Trong xã hội hóa, việc khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần
kinh tế cung ứng dịch vụ công cộng cho xã hội là một nội dung rất quan trọng vì
nhiều lẽ: một là, phát triển dịch vụ công cộng là sự nghiệp của toàn dân, cho nên
cần tăng trưởng huy động lực lượng trong dân và doanh nghiệp để phát triển các
20
dịch vụ công cộng; hai là:, nhu cầu dịch vụ ngày càng cao, ngày càng phong phú
và đa dạng, nếu chỉ dựa vào các cơ sở công lập thì không thể nào đáp ứng được;

ba là, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở ngoài công lập với các cơ sở
công lập nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ công cộng.
Bên cạnh đó, chủ trương xã hội hóa dịch vụ công cộng có ý nghĩa về nhiều mặt,
tạo thêm nguồn kinh phí cần thiết cho sự phát triển các dịch vụ công cộng phục vụ
nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và thực hiện tốt hơn công bằng xã hội, xóa
bao cấp tràn lan, chi phí của các đơn vị dịch vụ công cộng không chỉ do ngân sách
nhà nước gánh vác, mà còn có phần thu từ những người được hưởng dịch vụ và từ
cộng đồng, xóa bỏ các khoản thu không chính thức, không minh bạch đang tồn tại
khá phổ biến và nặng nề đối với những người hưởng dịch vụ công cộng đi liền với
sự phân phối không công bằng trong nội bộ các đơn vị làm dịch vụ, hạn chế và
ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trái đọa đức nghề nghiệp, tạo thêm nguồn thu
để cải cách chế dộ tiền lương, trước hết là bảo đảm thu nhập thỏa đáng hơn cho
21
trên một triệu người đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, phát huy
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp cung ứng dịch vụ để
các cơ quan hành chính tập trung thực hiện đúng chức năng quản lý của nhà nước
Tài liệu tham khảo:
1. www.hanhchinh.com.vn
2. www.tailieu.vn
3. www.doc.edu.vn
4. www.moj.gov.vn

22

×