LUẬT KINH T Ế
Bài tập 1: Tranh chấp về việc thay đổi thành viên, triệu tập và biểu
quyết tại Hội đồng thành viên trong công ty TNHH
A, B, C và D cùng thỏa thuận thành lập công ty Trách nhiệm hữu hạn X để kinh
doanh khách sạn, nhà hàng, và dịch vụ vui chơi giải trí với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng.
Cty X được Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh K cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
vào ngày 10/07/2006.
Theo Điều lệ cty được các thành viên thỏa thuận thông qua thì A góp 2 tỷ đồng,
B, C, D mỗi người góp 1 tỷ đồng. Cũng theo điều lệ thì A làm Giám đốc công ty kiêm
Chủ tịch Hội đồng thành viên. B làm fó giám đốc cty, C là kế toán trưởng. Các nội dung
khác của Điều lệ tương tự như Luật doanh nghiệp 2005.
Đầu năm 2007, A với tư cách là Chủ tịch hội đồng thành viên đã quyết định triệu
tập Hội đồng thành viên cty vào ngày 20/01/2007 để thông qua báo cáo tài chính năm, kế
hoạch fân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm 2007. Giấy mời họp đã được gửi
đến tất cả các thành viên trongg cty.
A có quyền triệu tập cuộc họp HĐTV không? Căn cứ pháp lý?
Do bất đồng trong điều hành cty với A, nên B đã không tham dự cuộc họp Hội
đồng thành viên.
Việc làm của A có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
D bận đi công tác xa nên đã gọi điện thoại báo vắng mặt, và qua đó ủy quyền cho
A bỏ fiếu cho mình.
D có thể ủy quyền cho A qua điện thoại không? Căn cứ pháp lý?
Ngày 20/01/2007, A và C đã tiến hành cuộc họp Hội đồng thành viên và đã bỏ
fiếu thông qua báo cáo tài chính hàng năm của cty, kế hoạch fân chia lợi nhuận 2006và
kế hoạch kinh doanh năm 2007.
Cuộc họp trên có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Sau cuộc họp Hội đồng thành viên, B đã gửi văn bản tới các thành viên khác
trong cty, fản đối kế hoạch fân chia lợi nhuận và kế hoạch kinh doanh năm 2007 vừa
được thông qua. Quan hệ giữa B và các thành viên khác trở nên căng thẳng. Trước tình
hình này, A lại gửi đơn triệu tập cuộc họp Hội đồng thành viên vào ngày 10/03/2007 với
mục đích nhằm giải quyết một số vấn đề fát sinh trong cty, giấy triệu tập này A không
gửi cho B, vì cho rằng có gửi thì B cung không tham dự.
Việc A không gửi giấy triệu tập cho B có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Tại cuộc họp của Hội đồng thành viên, A, C, D đã biểu quyết thông qua việc khai
trừ B ra khỏi cty và giảm số vốn điều lệ tương ứng với fần vốn góp của B, và hoàn trả fần
vốn này cho B.
Quyết định khai trừ của HĐTV có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Quyết định này cùng với Biên bản cuộc họp Hội đồng thành viên ngày
10/03/2007 đã được gửi cho B và gửi lên Fòng Đăng ký kinh doanh tỉnh K. Phòng
ĐKKD căn cứ vào biên bản cuộc họp 3 thành viên cty X để cấp Giấy chứng nhận đăng
ký thay đổi với nội dung là giảm số thành viên từ 4 người trước đây xuống còn 3 người,
và giảm vốn điều lệ của cty còn 4 tỷ đồng.
Việc làm của Phòng ĐKKD có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Nhận được quyết định này, B làm đơn kiện lên Tòa án nhân dân thành fố K yêu
cầu bác 2 cuộc họp của Hội đồng thành viên vì không hợp fáp; kiên cty vì đã khai trừ B,
kiện Fòng ĐKKD vì đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi cho Cty X.
Anh, chị hãy giải quyết vụ việc trên?
BÀI TẬP 2: TRANH CHẤP VỀ CHỦ THỂ GÓP VỐN VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC
GÓP VỐN VÀO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
Hải, Hồng và Công cùng tham gia thành lập công ty TNHH Vinh Quang vào
tháng 07 năm 2006, ngành nghề kinh doanh là sản xuất và mua bán đồ nhựa với số vốn
điều lệ là 2 tỷ đồng.
Hải vốn là nhân viên của một Công ty TNHH khác, Hồng là chủ của một doanh
nghiệp tư nhân, còn Công là nhân viên hợp đồng của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố
Y.
Trong thỏa thuận góp vốn, các bên thỏa thuận Hải góp vốn 500 triệu đồng (chiếm
25% vốn điều lệ), Hồng góp vốn 1 tỷ đồng (chiếm 50% vốn điều lệ) và Công góp vốn 500
triệu đồng (chiếm 25% vốn điều lệ).
Trong bản Điều lệ được các thành viên soạn thảo và nhất trí thông qua thì Hồng
giữ chức Giám đốc Công ty kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên. Các nội dung khác của
bản Điều lệ tương tự như các quy định của Luật Doanh nghiệp.
Việc góp vốn của các thành viên trong công ty có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Sau khi Công ty TNHH Vinh Quang đi vào họat động được 5 tháng, 3 thành viên
ký kết hợp đồng với Dương, trong đó các thành viên thỏa thuận kết nạp Dương làm thành
viên của Công ty. Tài sản góp vốn của Dương là chiếc ô tô tải được các bên định giá 300
triệu đồng.
Do khó khăn trong việc làm thủ tục chuyển sở hữu chiếc ô tô sang cho Công ty,
giấy tờ xe ô tô lại đang đứng tên vợ chồng Dương nên tất cả các thành viên thỏa thuận
rằng khi nào thuận lợi thì sẽ chuyển sở hữu và làm thủ tục đăng ký theo quy định. Công
ty đã quyết định chi 100 triệu đồng để sữa chữa xe ô tô đều mang tên Công ty TNHH
Vinh Quang. Chiếc xe ô tô cũng được sơn tên và lô gô của Công ty TNHH Vinh Quang.
Dương đã trở thành thành viên hợp pháp của công ty chưa? Căn cứ pháp lý?
Sau một thời gian họat động, Công ty kinh doanh thua lỗ và đã xảy ra những tranh
cãi giữa các thành viên về phương án kinh doanh của Công ty.
Không bằng lòng với những tranh cãi trên, trong một lần đi giao hàng Dương đã
giữ lại 100 triệu đồng tiền hàng của Công ty và tuyên bố rằng đây là lợi nhuận đáng được
hưởng của mình, sau đó tuyên bố rút khỏi Công ty và đơn phương rút lại chiếc xe ô tô
của mình.
Dương có được hưởng khoản lợi nhuận trên không?Vì sao?
Hồng nộp đơn ra tòa với tư cách người đại diện theo pháp luật của Công ty kiện
đòi Dương chiếc xe ô tô là tài sản của Công ty và 100 triệu đồng mà Hồng cho là Dương
đã chiếm đọat của Công ty.
Hồng có quyền khới kiện không? Việc xử lý tài sản đối với chiếc xe ôtô, 100 triệu tiền
nâng cấp xe, và 100 triệu tiền Dương đang nắm giữ được thực hiện như thế nào?
Dương cũng nộp đơn ra tòa kiện rằng Công là nhân viên của Sở Kế hoạch và Đầu
tư thành phố Y nhưng lại tham gia thành lập và góp vốn vào Công ty TNHH và việc
Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Y cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho
Công ty TNHH Vinh Quang là vi phạm pháp luật. Ngoài ra, Dương cho rằng Hồng là chủ
một doanh nghiệp tư nhân nên không có quyền tham gia sáng lập, góp vốn và điều hành
công ty TNHH.
Các thành viên trên có quyền góp vốn vào công ty không? Căn cứ pháp lý?
Tòa án nhân dân Thành phố Y đã thụ lý hồ sơ.
Việc thụ lý vụ án của Tòa án nhân dân thành phố Y có hợp pháp không?
BÀI TẬP 3: TRANH CHẤP VỀ VIỆC TRIỆU TẬP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG,
PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU MỚI VÀ SỬA ĐỔI ĐIỀU LỆ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
Công ty Cổ phần XYZ là một doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, kinh doanh trong
lĩnh vực dịch vụ du lịch, thương mại và khách sạn.
Ngày 01 – 09 – 2006, Ủy ban nhân dân thành phố K có quyết định cho phép chuyển
doanh nghiệp nhà nước XYZ thành Công ty Cổ phần XYZ. Ngày 25-09-2006, Công ty
triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) đầu tiên, 150 cổ đông (100% số cổ
đông này là cổ đông phổ thông và là công nhân viên của công ty) đã tiến hành bầu ra Hội
đồng quản trị (gồm 7 người) và thông qua Điều lệ. Sau đó, ngày 26-09-2006, Hội đồng
quản trị (HĐQT) của Công ty cũng đã nhóm họp và bầu bà A làm Chủ tịch Hội đồng
quản trị kiêm Giám đốc Công ty.
1. Cuộc họp ĐHĐCĐ của công ty có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Ngày 01-11-2006, Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố K cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh cho Công ty Cổ phần XYZ với số vốn điều lệ là 1,5 tỷ đồng và số cổ
phần phát hành là 15.000 cổ phần (mệnh giá mỗi cổ phần là 100.000 đồng và 100% cổ
phần được bán hết cho công nhân viên của Công ty.)
2. Việc phát hành cổ phần của công ty có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Là doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa, do vậy, giống như trước đây, hàng
năm Công ty thường tổ chức cuộc họp tổng kết cuối năm với sự tham gia của tất cả cán
bộ, công nhân viên của Công ty (kể cả những người đã nghỉ hưu). Tại những cuộc họp
này, Ban Giám đốc công ty và Hội đồng quản trị trình bày về tình hình họat động kinh
doanh của Công ty năm qua và phương hướng kinh doanh của Công ty năm tới cũng như
trao phần thưởng cho những nhân viên xuất sắc.
3. Việc tổ chức cuộc họp tổng kết này có mang tính chất bắt buộc hay không? Nếu chỉ tổ
chức cuộc họp trên mà không tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ hàng năm có hợp pháp không,
căn cứ pháp lý?
Trong quá trình hoạt động từ cuối năm 2006, Hội đồng quản trị Công ty đã quyết
định chia cổ tức 3 lần cho các cổ đông (lần thứ nhất vào tháng 3 – 2007, lần 2 vào tháng
07-2007 và lần 3 vào tháng 3-2008). Đầu năm 2008, nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng và
phát triển họat động kinh doanh, Hội đồng quản trị của Công ty đã quyết định mua các
thiết bị máy chuyên dụng phục vụ cho họat động kinh doanh của Công ty trị giá 3,5 tỷ
đồng (tổng giá trị tài sản của Công ty thời điểm này theo sổ sách kế toán là 4 tỷ đồng).
4. Các quyết định trên của HĐQT có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Nhằm phát hành thêm cổ phần mới, tăng vốn điều lệ, tiến hành sửa đổi Điều lệ
cho phù hợp với Luật Doanh nghiệp và thông qua báo cáo tài chính năm 2007 và kế
hoạch kinh năm 2008, Công ty Cổ phần XYZ quyết định triệu tập cuộc họp Đại Hội cổ
đông thứ hai sau cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đầu tiên ngày 25-09-2006).
Do công ty Cổ phần XYZ có rất nhiều đơn vị kinh doanh trực thuộc nên ngày 08-
03-2008, Hội đồng quản trị của Công ty gửi cho qiản lý trưởng các đơn vị trên thông báo
về kế hoạch cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông và yêu cầu mỗi đơn vị kinh doanh tiến hành
họp để cử đại biểu đi dự cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông toàn Công ty. Đồng thời,
Hội đồng quản trị cũng đã gửi cho mỗi quản lý trưởng của các đơn vị đó một bản dự thảo
Điều lệ sửa đổi mới của Công ty để các đơn vị kinh doanh tổ chức thảo luận trước. Ngày
12-03-2008, Công ty đã có văn bản thông báo đến các đơn vị về việc “triệu tập Đại hội
đại biểu cổ đông” toàn Công ty ngày 15-03-2008.
5. Việc thông báo về cuộc họp ĐHĐCĐ của HĐQT đối với các đại biểu có hợp pháp
không? Căn cứ pháp lý?
Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông ngày 15-03-2008, chủ tọa cuộc họp (là chủ
tịch Hội đồng quản trị đã đọc báo cáo tổng kết năm 2007, phương hướng kinh doanh năm
2008, bản Điều lệ sửa đổi và kế hoạch phát hành cổ phiếu mới. Sau đó, chủ tọa cuộc họp
đã tiến hành lấy biểu quyết của các cổ đông tham dự cuộc họp một lần về tất cả các vấn
đề được nêu trên.
6. Việc lấy biểu quyết trên có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Theo Nghị quyết được công bố tại cuộc họp và đã được biểu quyết thông qua, vốn
điều lệ công ty được nâng từ 1,5 tỷ đồng lên 5 tỷ đồng, tất cả các cổ phiếu chỉ được chào
bán nội bộ cho các cổ đông trong Công ty. Các cổ đông được mua thêm số cổ phiếu cao
nhất là bằng hoặc nhỏ hơn số cổ phần hiện có của cổ đông đó (theo tỷ lệ 1-1). Mỗi thành
viên Hội đồng quản trị được quyền mua số cổ phiếu tương đương 6% vốn điều lệ).
7. Nghị quyết trên có hợp pháp không? Vì sao?
Bản điều lệ (được cuộc họp ngày 15-03-2008 thông qua) có một số điểm sửa đổi.
Điều 17 Điều lệ quy định: “Đại hội đồng cổ đông hoặc Đại hội đại biểu Cổ đông là cơ
quan quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần XYZ”. Điều 20 của Điều lệ quy định:
“Trong trường hợp Công ty tổ chức đại hội đại biểu cổ đông thì cổ đông sỡ hữu cổ phần
chiếm ít nhất 1% vốn điều lệ là đại biểu đương nhiên. Các cổ đông khác tự tập hợp thành
một nhóm để có phiếu đủ tiêu chuẩn 1% vốn điều lệ để cử người đi họp”. Điều 23 điều lệ
quy định: “Tiêu chuẩn của thành viên hội đồng quản trị là phải sở hữu 6% tổng số vốn
điều lệ trở lên”.
8. Các quy định của bản điều lệ trên có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Do bất đồng với Hội đồng quản trị trong điều hành, quản lý Công ty, không đồng
ý với kế hoạch phát hành cổ phiếu mới và bản Điều lệ sửa đổi, cho nên một nhóm 10 cổ
đông của Công ty Cổ phần XYZ đã gửi đơn lên Tòa án nhân dân thành phố K kiện Hội
đồng quản trị Công ty Cổ phần XYZ.
Tòa kinh tế, Tòa án nhân dân thành phố K đã thụ lý hồ sơ và đưa vụ án ra xét xử.
9. TAND thành phố K có thẩm quyền thụ lý vụ án không? Căn cứ pháp lý?
BÀI TẬP 4: TRANH CHẤP VỀ VIỆC BẦU VÀ BÃI NHIỆM THÀNH VIÊN HỘI
ĐỒNG QUẢN TRỊ, GIÁM ĐỐC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
Công ty Cổ phần XYZ được thành lập ngày 20-07-2006 hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh bảo hiểm. Bảy doanh nghiệp góp cổ phần và tổng số cổ phần của 7 doanh
nghiệp đó chiếm 80% tổng số vốn điều lệ của Công ty Cổ phần XYZ. 20% vốn điều lệ
còn lại do người lao động trong Công ty nắm giữ. Tổng công ty A là doanh nghiệp Nhà
nước có số vốn cổ phần lớn nhất, nắm 51% tổng số cổ phần của Công ty Cổ phần XYZ.
Hội đồng quản trị của Công ty XYZ có 7 thành viên, trong đó Tổng công ty A có
2 đại diện thành viên trong Hội đồng quản trị. Một trong 2 người trực tiếp quản lý phần
vốn của Tổng công ty A, ông B giữ chức Giám đốc Công ty. Người còn lại là bà C giữ
chức Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty. Điều lệ Công ty Cổ phần XYZ quy định
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của Công ty và Giám đốc
Công ty phải là thành viên Hội đồng quản trị.
Quy định trên của Điều lệ công ty XYZ có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Ngày 15-12-2006, Hội đồng quản trị Tổng công ty A ra quyết định về việc ông B
không còn là người trực tiếp quản lý phần vốn cho Tổng công ty A tại Công ty Cổ phần
XYZ và không còn giữ các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty
Cổ phần XYZ nữa. Trong quyết định này, Hội đồng quản trị Tổng công ty A quyết định
điều động ông E đang làm việc tại Tổng Công ty A (không phải trong lĩnh vực bảo hiểm)
sang giữ chức Giám đốc và thành viên Hội đồng quản trị thay cho ông B.
Các quyết định trên của HĐQT Tổng công ty A có hợp pháp không? Căn cứ pháp
lý?
Một số thành viên Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần XYZ không nhất trí với
quyết định này mà yêu cầu tổ chức cuộc họp Hội đồng quan trị của Công ty Cổ phần
XYZ để bầu chọn. Do thấy khả năng chỉ có được ý kiến ủng hộ của 3 thành viên trong
Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần XYZ nên Hội đồng quản trị của Tổng công ty A
ra quyết định cử thêm ông H (thuộc Tổng Công ty A) tham gia Hội đồng quản trị, đại
diện phần vốn của Tổng Công ty A tại Công ty Cổ phần XYZ vì cho rằng Tổng công ty A
nắm đến 51% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần XYZ , do vậy cần phải có số phiếu biểu
quyết tương ứng trong Hội đồng quản trị.
Quyết định cử ông H của HĐQT Tổng công ty A có hợp pháp không? Căn cứ
pháp lý?
Bà C, Chủ tịch Hội đồng quản trị đã ra quyết định triệu tập cuộc họp Hội đồng
quản trị của Công ty Cổ phần XYZ vào ngày 26-01-2007 để chính thức hóa các quyết
định trên và chuẩn bị triệu tập cuộc họp Đại Hội cổ đông bất thường. Do bất đồng ý kiến
nên chỉ 5 thành viên Hội đồng quản trị cũ, ông E và ông H tham dự cuộc họp ngày 26-01-
2007 do bà C chủ tọa.
Việc ông….không tham dự cuộc họp có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Ba trên năm thành viên Hội đồng quản trị dự họp đã đồng ý thông qua quyết định
chính thức bãi miễn chức Giám đốc và thành viên Hội đồng quản trị của ông B. Các
thành viên Hội đồng quản trị ra quyết định bổ nhiệm ông E giữ chức giám đốc và là thành
viên Hội đồng quản trị thay cho ông B, kết nạp thêm một thành viên Hội đồng quản trị
mới là ông H. Hội đồng quản trị cũng ra quyết định triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ
đông ngày 10-05-2002 để thông qua Điều lệ Công ty sửa đổi.
Các quyết định trên của HĐQT công ty XYZ có hợp pháp không? Căn cứ pháp
lý?
Cho rằng các quyết định trên là không hợp pháp, ông B đã khởi kiện ra Tòa án
nhân dân về quyết định của Hội đồng quản trị Tổng công ty A, quyết định của Hội đồng
quản trị Công ty Cổ phần XYZ ngày 26-03-2007.
Việc khởi kiện của ông B có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
BÀI TẬP 5: TRANH CHẤP TRONG ĐIỀU HÀNH CÔNG TY, VẤN ĐỀ BẦU
VÀ BÃI MIỄN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Công ty Cổ phần XYZ vốn là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Y, đã được cổ
phần hóa, họat động theo luật Công ty từ năm 2004. Ngành nghề kinh doanh của Công ty
là khai thác và chế biến khoáng sản. Sau khi Luật Doanh nghiệp ra đời, Công ty đã tiến
hành sửa đổi Điều lệ phù hợp với Luật Doanh nghiệp và đã được Đại hội đồng cổ đông
của Công ty thông qua ngày 10-7-2006. Theo điều lệ mới của Công ty thì số vốn điều lệ
3,5 tỷ đồng, chia làm 35.000 cổ phần (mỗi cổ phần có mệnh giá 100.000 đồng). Vốn của
Nhà nước trong Công ty chiếm 25% tổng số cổ phần. 15% tổng số cổ phần được bán cho
người ngoài Công ty , còn 60% tổng số cổ phần còn lại do người lao động trong Công ty
mua.
Hội đồng quản trị của Công ty có 9 người. Hội đồng quản trị đã bầu ông N làm
chủ tịch Hội đồng quản trị, ông T làm Giám đốc công ty. Ban kiểm soát của Công ty có 3
người do bà P làm trưởng ban.
Từ tháng 08 năm 2006, do mâu thuẫn trong nội bộ của công ty, cụ thể là trong
chính Hội đồng quản trị nên tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã gặp rất nhiều
khó khăn. Một số thành viên Hội đồng quản trị đã yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị và
Giám đốc công ty phải từ chức. Ngày 19-09-2006, các thành viên trong Hội đồng quản trị
có văn bản yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị
để tiến hành các cải cách cần thiết nhằm thúc đẩy tình hình sản xuất kinh doanh của Công
ty và bầu thêm 2 phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty.
Các thành viên trong HĐQT có quyền yêu cầu triệu tập cuộc họp, và bầu thêm 2
phó chủ tịch HĐQT không?
Không nhất trí với các vấn đề trên, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty đã từ
chối triệu tập cuộc họp Hội đồng quản trị . Ngày 23-10-2006, các thành viên Hội đồng
quản trị và Ban kiểm soát tiếp tục có văn bản yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập
cuộc họp Hội đồng quản trị Công ty.
Ngày 26-12-2006, Ban kiểm soát và các thành viên trong Hội đồng quản trị Công
ty Cổ phần XYZ gửi giấy mời họp đến tất cả các thành viên trong hội đồng quản trị và
Ban kiểm soát của Công ty và đã tự nhóm họp Hội đồng quản trị. Có 7 thành viên trong
Hội đồng quản trị tham dự, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty không tham
dự.
Việc Chủ tịch HĐQT và Giám đốc công ty không tham dự có hợp pháp không?
Căn cứ pháp lý?
Tại cuộc họp Hội đồng quản trị ngày 26-12-2006 này, các thành viên tham dự đã
hoàn toàn nhất trí ra quyết định bãi miễn Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc Công
ty cũ, bầu ra Chủ tịch Hội đồng quản trị mới là ông L, Giám đốc Công ty mới là bà H.
Hội đồng quản trị cũng đưa ra quyết định triệu tập cuộc họp Đại hội cổ đông bất thường
của Công ty vào ngày 29-12-2006.
Các quyết định của HĐQT trong trường hợp trên có hợp pháp không? Căn cứ
pháp lý?
Ngày 29-12-2006, cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường đã được tiến hành
với sự tham gia của các cổ đông đại diện cho 1/2 tổng số cổ phần của Công ty, Đại hội
đồng cổ đông đã thông qua nghị quyết chấp hành quyết định của Hội đồng quản trị về
việc miễn nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty, quyết định bổ nhiệm
Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty mới, thông qua quyết định sửa đổi Điều
lệ của Công ty, theo đó bổ sung thêm hai Phó chủ tịch Hội đồng quản trị.
Các quyết định trên của ĐHĐCĐ có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Không đồng ý với các quyết định trên và cho rằng các quyết định đó là bất hợp
pháp, Chủ tịch Hội đồng quản trị cũ Công ty và Giám đốc cũ Công ty là các ông N, T đã
không tiến hành các thủ tục bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc Công
ty mới, giữ lại con dấu của Công ty.
Việc không bàn giao này có hợp pháp hay không? Căn cứ pháp lý?
Ông N cho rằng quyết định trên của các thành viên Hội đồng quản trị và Đại hội
đồng cổ đông là không hợp pháp vì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc cũ của Công
ty hoàn toàn không vi phạm pháp luật, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, Công ty liên tục
tăng trưởng và bản thân các thành viên Hội đồng quản trị cũng không thể chứng minh
được bất cứ vi phạm gì của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc làm thiệt hại đến
Công ty. Ông T thì cho rằng cuộc họp Hội đồng Công ty vi phạm Luật Doanh nghiệp, do
vậy, không hợp pháp và không có giá trị thi hành .
Các căn cứ mà ông N và ông T nêu ra hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Ông L đã nộp đơn kiện ra Tòa án nhân dân tỉnh K, kiện đòi ông N là Chủ tịch Hội
đồng quản trị và ông T là Giám đốc Công ty cũ phải hoàn trả con dấu cho Công ty.
Ông L có quyền khởi kiện không? Căn cứ pháp lý?
Ông N cũng nộp đơn kiện ra Tòa án nhân dân tỉnh K yêu cầu không công nhận
kết quả của cuộc họp Hội đồng quản trị ngày 26-12-2006, cuộc họp Đại Hội đồng cổ
đông ngày 29-12-2006 vì cho rằng hai cuộc họp trên được tiến hành một cách không hợp
pháp.
Căn cứ ông N đưa ra hợp lý không? Vì sao?
BÀI TẬP 6: TRANH CHẤP VỀ CHƯƠNG TRÌNH, ĐIỀU KIỆN, THỂ THỨC
CUỘC HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG VÀ VIỆC THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH
CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Ngày 20-01-2007, Công ty Cổ phần XYZ tiến hành họp Đại Hội đồng cổ đông.
Cuộc họp được triệu tập và tiến hành đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Điều lệ
Công ty, Luật Doanh nghiệp, có số cổ đông đại diện cho 90% tổng số cổ phần có quyền
biểu quyết tham dự (theo điều lệ của Công ty Cổ phần XYZ thì cuộc họp Đại hội đồng
Cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông đại diện cho ít nhất 65% tổng số cổ phần có
quyền biểu quyết tham dư).
Sau một ngày làm việc, tới 8.00h tối Đại hội đồng cổ đông đã bầu chọn được 4
thành viên Hội đồng quản trị trong tổng số 5 thành viên, 2 thành viên Ban Kiểm soát
trong tổng số 3 thành viên. Tất cả các quyết định này đã được thông qua một cách hợp
pháp. Mặc dù họp chưa xong nhưng vì điều kiện đã quá muộn, Đại hội đồng cổ đông nhất
trí sẽ họp tiếp vào ngày 27-01-2007.
Sau 7 ngày, vào 9.00h sáng ngày 27-01-2007, Đại hội đồng cổ đông của Công ty
Cổ phần XYZ mới họp tiếp. Tại cuộc họp này, một cổ đông của Công ty (chiếm 15%
tổng số cổ phần có biểu quyết của Công ty) đã đề nghị bổ dung một nội dung mới vào
cuộc họp nhưng Chủ tịch Hội đồng quản trị không chấp nhận với lý do đề nghị đó không
phù hợp với thủ tục quy định tại Điều lệ Công ty và Luật Doanh nghiệp.
Sau khi kiến nghị bị từ chối, 10 cổ đông của Công ty đã bỏ về, do đó, số cổ đông
đại diện cho số cổ phần tại cuộc họp chỉ còn 55,6% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết
của Công ty.
Đại hội đồng Công ty tiếp tục họp, bầu bổ sung các thành viên còn lại của Hội
đồng cổ đông về việc phê chuẩn các thành viên bổ sung của Hội đồng quản trị và Ban
Kiểm soát đã được 95% tổng số phiếu biểu quyết của những cổ đông dự họp còn lại
thông qua. Tuy nhiên, nếu tính theo danh sách cổ đông tham dự cuộc họp từ ngày đầu thì
Nghị quyết trên chỉ chiếm 52% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thông qua.
Cho rằng Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông là không hợp lệ vì cuộc họp Đại
Hội đồng cổ đông dự họp theo quy định tại Điều lệ, số cổ đông bỏ về đã nộp đơn kiện lên
Tòa án Kinh tế Tòa án nhân dân tỉnh T, đề nghị hủy bỏ Nghị quyết này của Đại hội đồng
cổ đông và không chấp nhận danh sách bầu bổ sung.
Câu hỏi:
1. Cuộc họp ngày 27/1/2007 có hợp pháp không?
2. Việc kiến nghị nội dung cuộc họp có hợp lệ không? Căn cứ pháp lý?
3. Việc từ chối kiến nghị có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
4. Quyết định bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát có
hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
BÀI TẬP 7: TRANH CHẤP VỀ CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN, CỔ PHIẾU
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
Công ty cổ phần XYZ là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa. Ngày 10-01-
1999, Ủy ban nhân dân thành phố A ra quyết định cho phép chuyển doanh nghiệp nhà
nước XYZ thành Công ty Cổ phần XYZ. Ngày 15-04-1999, Công ty tiến hành cuộc họp
Đại hội đồng cổ đông để thông qua Điều lệ công ty. Theo điều lệ, Hội đồng quản trị của
Công ty gồm 5 người, do ông Nguyễn Văn Trung làm Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty.
Ban Kiểm soát của Công ty gồm 2 người, do và Trần Thị Lý làm Trưởng ban.
Ngày 22-05-1999, Ủy ban nhân dân thành phố Q ra quyết định phê chuẩn “việc
chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước XYZ thành Công ty Cổ phần XYZ”. Điều 1 Quyết
định này ghi rõ số vốn điều lệ của Công ty là 5,5 tỷ đồng, toàn bộ số cổ phần được bán
cho người lao động trong Công ty. Ngày 20-06-1999, Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Q
đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty Cổ Phần XYZ, theo đó, Công ty
có số vốn điều lệ 5,5 tỷ đồng, chia thành 55.000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần là
100.000đồng.
Sau khi Công ty đi vào hoạt động được một thời gian, một số thành viên trong
Công ty đã tiến hành chuyển nhượng một phần cổ phiếu của mình cho người khác. Cụ
thể, từ tháng 10-1999 đến tháng 12-1999, có 12 trường hợp chuyển nhượng cổ phần của
thành viên Hội đồng quản trị. Từ tháng 01 – 2000 đến tháng 04 -2000 có 20 trường hợp
chuyển nhượng cổ phần, 15 trường hợp cổ đông Công ty chuyển nhượng cho người ngoài
Công ty và 5 trường hợp các thành viên Hội đồng quản trị chuyển nhượng trong nội bộ
công ty. Tất cả 32 hợp đồng chuyển nhượng nêu trên đều được Chủ tịch Hội đồng quản
trị Công ty ký xác nhận.
Tháng 03-2001, một số cổ đông đã chuyển nhượng cổ phiếu nộp đơn kiện lên Tòa
án nhân dân thành phố Q yêu cầu tuyên bố hủy 32 hợp đồng chuyển nhượng cổ phiếu của
Công ty trong năm 1999 và năm 2000 vì cho rằng các trường hợp chuyển nhượng này
không hợp pháp.
Tòa Kinh tế, Tòa án nhân dân thành phố Q đã thụ lý hồ sơ và đưa vụ án ra xét xử.
Anh, chị hãy giải quyết tình huống trên?
Bài tập hợp đồng kinh doanh, thương mại
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Đức (trụ sở chính tại thành phố Hà
Nội) có ngành nghề kinh doanh là: Mua bán hàng tư liệu sản xuất, hàng tư liệu tiêu dùng;
phụ tùng ô tô xe máy các loại; đại lý mua bán, lý gửi hàng hoá.
Tổng công ty da giày Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước có trụ sở chính tại
Hà Nội. Chi nhánh của Tổng công ty đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngành nghề kinh
doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là: sản xuất giày dép và các sản phẩm
bằng da, giả da, nhựa, cao su; hàng dệt may; hàng thủ công mỹ nghệ; sản phẩm công
nghiệp và hàng tiêu dùng khác; nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận
tải phục vụ sản xuất kinh doanh.
Đàu năm 2006, công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Đức (gọi tắt là Bên
mua) do ông Nguyễn Trọng Hiển - Giám đốc công ty làm đại diện và Chi nhánh Tổng
công ty da giày Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh (gọi tắt là Bên bán) do bà Vũ Ngân Giang
- Giám đốc chi nhánh làm đại diện (theo giấy uỷ quyền số 369/TCT-DGVN ngày
10/4/1997 của Tổng giám đốc Tổng công ty da giày Việt Nam ) ký kết hợp đồng mua bán
số 001/LX. Hợp đồng có nhiều điều khoản cụ thể, trong đó đáng lưu ý các nội dung quan
trọng sau đây:
1. Bên bán bán cho bên mua một lô hàng gồm 20 loại phụ tùng của xe tải IFA -
W50 (có phụ lục chi tiết kèm theo); hàng được sản xuất công nghiệp tại Cộng hoà Dân
chủ Đức (cũ), hàng mới 100%.
2. Giá cả từng loại phụ tùng được quy định chi tiết trong phụ lục kèm theo hợp
đồng và được tính theo giá đô-la Mỹ. Tổng giá trị hợp đồng là 300.000 đô-la Mỹ; hàng
được phép giao nhiều đợt, trong đó đợt giao hàng đầu tiên trị giá 100.000 đô-la Mỹ.
3. Trong vòng 05 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, bên mua phải ứng trước 25.000 đô-
la Mỹ. Số tiền hàng còn lại phải thanh toán đầy đủ trong vòng 30 ngày, kể từ ngày giao
hàng. Nếu vi phạm nghĩa vụ thanh toán, bên mua phải chịu phạt 0,1% một ngày chậm
thanh toán.
4. Địa điểm giao hàng là cảng Hải Phòng; khi hàng đến cảng Hải Phòng, bên bán
làm lệnh giao hàng cho bên mua kèm bộ chứng từ hoàn hảo để bên mua thanh toán tiền
và nhận hàng.
5. Ngày giao hàng cụ thể sẽ được bên bán thông báo cho bên mua trước 5 ngày,
tính đến ngày giao hàng.
6. Bên nào vi phạm hợp đồng sẽ phải nộp khoản tiền phạt hợp đồng là 10% giá trị
hợp đồng; các bên không được viện dẫn bất kỳ lý do nào, kể cả lý do bất khả kháng để
miễn trách nhiệm tài sản.
7. Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng, nếu các bên không thương lượng, hoà giải
được với nhau sẽ được giải quyết tại TAND thành phố Hồ Chí Minh.
1. Xác định chủ thể của hợp đồng nói trên?
2. Hợp đồng trên đã có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp
luật chưa?
3. Kể tên các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng trên?
Nêu nguyên tắc áp dụng các văn bản đó?
4. Có điều khoản nào của văn bản trái với quy định pháp luật hiện hành hay
không? Nếu có hãy sửa lại cho đúng
Thực hiện hợp đồng, ngày 20/4/2006 công ty Việt Đức đã chuyển số tiền 450 triệu
đồng (tương đương 25.000 USD vào tài khoản của Chi nhánh). Ngày 29/5/2006, số phụ
tùng của đợt giao hàng đầu tiên theo sự thoả thuận của các bên đã về cảng Hải Phòng.
Đại diện công ty TNHH Việt Đức kiểm tra hàng và cho rằng hàng không đúng chất lượng
và nguồn gốc xuất xứ theo như đã thoả thuận tại hợp đồng số 01/LX. Các bên thống nhất
mời giám định. Kết luận giám định khẳng định trong số 20 loại phụ tùng chỉ có một loại
phụ tùng là bi-tê-côn (trị giá theo hợp đồng là 5.000 USD) là do Đức sản xuất và là hàng
mới 100%; còn các loại phụ tùng còn lại không do Đức sản xuất.
Sau khi có kết luận giám định, bên mua yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng số 01/LX; buộc
bên bán phải trả lại số tiền đã thanh toán trước và bồi thường các thiệt hại phát sinh. Bên
bán không chấp nhận và yêu cầu bên mua phải nhận hàng.
5. Bên mua có quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng trên hay không? Tại sao?
6. Trường hợp bên mua đơn phương hủy bỏ hợp đồng nói trên thì có thể yêu
cầu bên bán bồi thường các thiệt hại phát sinh hay không?
Trong quá trình giải quyết sự vi phạm hợp đồng. Bên bán có công văn cho bên mua
giải thích lý do giao hàng sai chất lượng xuất phát từ sự vi phạm hợp đồng ngoại thương
của bạn hàng nước ngoài là công ty AUTONIO và đề nghị giải quyết theo hướng: chờ kết
quả giám định của Vinacontrol; nếu hàng hoá được chứng minh là hàng có xuất xứ từ
Đức thì bên mua nhận hàng và thanh toán số tiền còn lại; trường hợp hàng hoá được xác
định không đúng như quy định của hợp đồng, bên mua và bên bán sẽ phối hợp khiếu nại
và làm thủ tục giao trả hành cho công ty AUTONIO.
7. Công ty AUTONIO có vi phạm hợp đồng không? Nếu có, thì đó có phải là
căn cứ miễn giảm trách nhiệm tài sản cho bên bán hay không?
Do các bên không thống nhất được cách giải quyết, công ty TNHH Việt Đức muốn
kiện bên bán ra Toà án với các yêu cầu sau:
1. Huỷ hợp đồng mua bán số 001/LX.
2. Buộc Tổng công ty da giày Việt Nam hoàn trả số tiền đã thanh toán trước là 450
triệu đồng và số tiền lãi trên số tiền đã thanh toán trước (tính theo lãi suất tiền gửi không
kỳ hạn) là 20 triệu đồng.
3. Phạt vi phạm hợp đồng bằng 10% giá trị hợp đồng là: 10% x 300.000 USD =
30.000 USD, tính tương đương tiền đồng Việt Nam .
4. Bồi thường thiệt hại là khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ (có đầy đủ chứng cứ chứng
minh) là 425 triệu đồng.
5. Các chi phí khác là 12 triệu đồng (chi phí luật sư 2 triệu đồng; chi phí vé máy
bay đi lại, tiền ăn ở trong quá trình đàm phán giải quyết tranh chấp là 10 triệu đồng).
8. Những yêu cầu nào của Việt Đức có thể được đáp ứng? Nêu lý do vì sao lại
đáp ứng các yêu cầu đó?
Pháp luật về phá sản doanh nghiệp
Công ty A là công ty TNHH 1 thành viên, do công ty TNHH B làm chủ sở hữu,
có trụ sở đặt tại quận C tỉnh D. Từ năm 2003, do không tính tóan chặt chẽ chi phí sản
xuất nên sản phẩm của A làm ra có giá thành cao, càng tiêu thụ càng bị lỗ nặng. TÍnh đến
cuối năm 2006, A đã tạo ra các khoản nợ sau:
Nợ Ngân hàng Vietcombank 800 triệu với tài sản thế chấp trị giá 1 tỷ đồng.
Nợ Ngân hàng AgriBank 600 triệu đồng với tài sản cầm cố 400 triệu đồng
Được Ngân hàng IncomBank đứng ra bảo lãnh để mua hàng trả chậm của công ty
E trị giá 1,5 tỷ đồng. Do A không thanh toán cho E nên AgriBank phải thanh toán
cho N số nợ trên.
Nợ công ty vận tải F 100 triệu đồng theo hợp đồng A thuê F vận chuyển hàng hóa
Nợ công ty TNHH G 1 tỷ đồng không có bảo đảm
Nợ doanh nghiệp tư nhân K 600 triệu đồng không có bảo đảm
Nợ tiền thuế của nhà nước 1 tỷ 200 triệu
Nợ lương công nhân 450 triệu
Tất cả các khoản nợ trên đã đến hạn thanh toán. Do không thanh toán được các
khoản nợ đến hạn, một số chủ nợ đã nộp đơn đến tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản công
ty A.
1. Lập danh sách chủ nợ của A, phân định rõ số lượng và tính chất của từng
khoản nợ? Căn cứ pháp lý?
2. Những chủ nợ nào có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với
công ty X? Căn cứ pháp lý?
3. Tòa án nhân dân quận C có quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
với công ty A hay không? Căn cứ pháp lý? Giả sử tòa án C thụ lý đơn thì Tòa án
phải làm gì tiếp theo? Căn cứ pháp lý?
4. Công ty A, B có quyền, hoặc nghĩa vụ nộp đơn không? Căn cứ pháp lý?
Sau khi nhận được đơn yêu cầu của các chủ nợ, trên cơ sở giấy tờ tài liệu do A cung cấp,
tòa án đã thụ lý nhận thấy tình hình tài chính, và hoạt động sản xuất của công ty A như
sau:
- Tiền mặt trong tài khoản của A còn 250 triệu
- Các khoản nợ khó đòi của khách hàng còn nợ từ các hợp đồng bán sản phẩm, nếu
thu hồi hết chỉ khoảng 500 triệu
- A thua lỗ trong thời gian dài nên các ngân hàng không cho A vay tiền
- Tình hình tài chính của B cũng đang hạn chế nên không thể đầu tư bổ sung cho A
hay cho A vay để thanh toán nợ
- A còn một lượng hàn tồn kho, nếu đem bán hết thu hồi được 700 triệu
- Máy móc, nhà xưởng của A đem bán hết được 1,6 tỷ
5. Tòa án có đủ căn cứ để ra quyết định mở thủ tục phá sản A chưa? Căn cứ
pháp lý?
6. Giả sử tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp A thì quyết
định này đúng hay sai? Căn cứ pháp lý?
7. Giả sử sau khi lập xong danh sách chủ nợ và A đã tiến hành kiểm kê xong
tài sản, Tòa án tiến hành triệu tập hội nghị chủ nợ. Điều kiện để Hội nghị chủ nợ
được tổ chức thành là gì? Căn cứ pháp lý?
8. Nếu Hội nghị chủ nợ được tổ chức không thành, tòa án có quyền tuyên bố
phá sản A hay không? Căn cứ pháp lý? Biết rằng giá trị tài sản còn lại của A là 3 tỷ
(không kể các tài sản cấm cố, thế chấp cho VietcomBank và Incombank), chi phí phá
sản là 50 triệu. Hãy phân chia cho các chủ nợ? Căn cứ pháp lý?
Bài Tập luật Kinh tế
Bài 1
A, B, C, D cùng góp vốn thành lập công ty TNHH X, vốn điều lệ là 5 tỷ đồng, A góp 800
triệu đồng. B góp vốn bằng giấy nhận nợ của CTCP TM (đối tác tiềm năng của công ty X
mà B có quan hệ chặt chẽ) với số tiền là 1.2 tỷ đồng; C góp vốn bằng ngôi nhà của mình
được các thành viên thỏa thuận định giá 1.5 tỷ đồng do tin chắc con đường trước nhà đó
sẽ được mở rộng (theo mặt bằng giá trị hiện tại nhà đó chỉ khoảng 700 triệu đồng). D góp
vốn bằng 1.5 tỷ đồng bằng tiền mặt, nhưng lúc đầu chỉ góp 500 triệu, số còn lại sẽ góp
khi công ty có yêu cầu. Trong bản điều lệ, họ thỏa thuận B làm GĐ, D làm chủ tịch
HĐTV. Sau một năm hoạt động, công ty có lãi ròng 800 triệu. Tuy nhiên các thành viên
không thống nhất thể thức phân chia. B cho rằng do D chưa góp đủ vốn nên tỷ lệ lợi
nhuận phải chia trên số vốn thực góp là 500 triệu. D không đồng ý và phản bác rằng phần
vốn góp của B bằng giấy nhận nợ trong công ty là không hợp pháp, phần vốn góp của C
cao hơn giá trị thực tế, nên C chỉ được chia lãi trên số vốn thực góp là 700 triệu đồng. Vụ
tranh chấp này được khởi kiện tại tòa? Tòa án xử lý thế nào? Được biết công ty TM đã
thanh toán được 50% số nợ và hiện đang làm thủ tục phá sản và không thể đòi được 50%
còn lại. Ai chịu trách nhiệm về số nợ 50% đó?
Bất ngờ ghê gớm. Nhiều người biết Luật quá nên Mia sung sướng. Nhìn smallphuthuy
quen quen Hỏi khí không phải smallphuthuy học trường nào í??? Có học Luật không?
Còn về tình huống này, Mia hoàn toàn đồng ý với cách giải quyết của smallphuthuy. Tuy
nhiên, đó chỉ là trên lí thuyết thôi. Các thành viên góp chưa đủ vốn sẽ chẳng bao giờ góp
đủ số vốn nữa cả. Không đơn giản đâu nhé. Người ta cứ trầy bửa chả làm được giề cả.
Vậy giải quyết thế nào?
Nhân tiện, Mia cũng xin đưa ra một tình huống, mọi người xem và giải đáp giúp Mia nhé.
Công ty A có đại diện pháp luật là ông Giám đốc Nguyễn Văn B - đứng tên chủ tài khoản
của CT A tại ngân hàng XYZ. Ông B muốn ủy quyền cho ông C - một người ngoài công
ty sử dụng đại diện cho mình sử dụng tài khoản của CT A trong trường hợp ông B vắng
mặt. Liệu có được không? Căn cứ pháp lý nào cho phép?
Bài 2
Dương, Thành, Chung và Hải quyết định thành lập công ty TNHH Thái Bình Dương
(TBD), ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu với số vốn điều lệ 5 tỷ VNĐ. Công ty
TNHH TBD đã được cấp giấy chứng nhận DKKD vào 07/2006.
Trong thỏa thuận góp vốn, các thành viên thỏa thuận rằng Dương góp 800 triệu VNĐ
bằng tiền mặt (chiếm 16% vốn điều lệ).
Thành góp vốn bằng giấy nhận nợ của công ty Thành Mỹ (Một đối tác tiềm năng mà các
bên dự định sẽ là bạn hàng chủ yếu của công ty TBD và Thành có mối quen biết rất chặt
chẽ), tống số tiền trong giấy nhận nợ là 1 tỷ 300 triệu VNĐ, được các bên nhất trí định
giá là 1 tỷ 200 triệu VNĐ (chiếm 24% VĐL).
Trung góp vốn bằng ngôi nhà của mình và được các thành viên thỏa thuận định giá 1 tỷ
500 triệu VNĐ (chiếm 30% VĐL) do tin chắc rằng trong thời gian tới con đường trước
ngôi nhà đó sẽ được mở rộng, mặc dù theo mặt bằng giá cả hiện tại thì trị giá ngôi nhà chỉ
khoảng 700 triệu VNĐ.
Hải góp vốn 1 tỷ 500 triệu VNĐ bằng tiền mặt (chiếm 30% VĐL) nhưng lúc đầu mới chỉ
góp 500 triệu, 1 tỷ còn lại các bên thỏa thuận khi nào công ty cần thì Hải sẽ góp.
Trong điều lệ được các thành viên soạn thảo và nhất trí thông qua thì Thành giữ chức vụ
giám đốc. Hải giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên. Người đại diện theo pháp luật
của công ty là giám đốc. Các nội dung khác của Điều lệ tương tự luật doanh nghiệp.
Sau hơn 1 năm hoạt động, công ty có lãi ròng 800 triệu VNĐ. Hội đồng thành viên của
công ty tiến hành họp và quyết định phân chia số lợi nhuận này cho các thành viên. Tuy
nhiên, các thành viên trong công ty không thống nhất được về thể thức chia. Thành cho
rằng do Hải chưa góp đủ vốn (mới chỉ 500 triệu / 1 tỷ 500 triệu VNĐ vốn cam kết) nên tỷ
lệ chia lợi nhuận chỉ trên số vốn thực góp của Hải là 500 triệu. Hải không đồng ý và phản
bác rằng phần vốn góp của Thành bằng giấy nhận nợ trong công ty là không hợp pháp,
phần vốn góp của Trung cao hơn giá trị thực tế của ngôi nhà nên Trung chỉ được chia trên
tổng số vốn thực góp là 700 triệu đồng.
Hải nộp đơn kiện ra tòa đòi phần lợi nhuận mà Hải cho rằng mình đáng được hưởng là
50% trên tổng số lợi nhuận là 800 triệu. Căn cứ mà Hải đưa ra là vốn góp của Thành
không hợp pháp, phần vốn góp của Trung chỉ hợp pháp 1 phần. Việc góp vốn của Thành
là không phù hợp với quy định PL, Thành chỉ được chia lợi nhuận khi đã bồi thường cho
công ty TBD 1/2 số nợ còn lại không đòi được (trong khoản nợ 1,3 tỷ) của công ty Thành
Mỹ, vì hiện giờ công ty Thành Mỹ đang tiến hành thủ tục phá sản DN và hầu như công ty
TNHH TBD không có khả năng để đòi lại 1/2 số nợ còn lại đó. Ngoài ra trong đơn kiện,
Hải còn cho rằng việc góp vốn của Trung chỉ là 700 triệu VNĐ tại thời điểm góp vốn.
Ngược lại, trong đơn trình bày với tòa, Thành cho rằng Hải chỉ được hưởng phần lợi
nhuân trên 500 triệu vốn mà thực tế Hải góp và yêu cầu Hải phải góp tiếp 1 tỷ còn lại.
Câu hỏi:
1) Việc góp vốn bằng giấy nhận nợ có hợp pháp ko ?
2) Vấn đề giả định giá tài sản góp vốn như thế nào ?
3) Nếu TBD không đòi được nợ của Thành Mỹ thì giải quyết thế nào về phần góp vốn
của Thành ?
4) Việc các bên dự tính giá cả tài sản tăng để định giá TS cao hơn giá trị thực tế tại thời
điểm góp vốn có phù hợp không ?
5) Trường hợp thực tế Hải mới góp 1 phần vốn thì có được chia lợi nhuận trên cả phần
vốn góp cam kết hay không ?
Bài 3:
Tình huống 1
Thân, Tý, Thìn cùng góp vốn thành lập công ty TNHH Đại Phát. Ngày 15/4/2003, công
ty được cấp giấy chứng nhận ĐKKD. Vốn điều lệ đăng ký là 1tỷ đồng, trong đó: Thân
góp 400 triệu, Tý và Thìn mỗi người góp 300 triệu.
Các thành viên nhất trí cử Thân làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tý làm Tổng giám
đốc, còn Thìn làm Phó Tổng giám đốc kiêm kế toán trưởng của công ty.
Sau một năm đi vào hoạt động, công ty làm ăn không có lãi. Cho rằng Tý không có năng
lực điều hành công ty nên với tư cách là Chủ tịch HĐTV và cũng là người góp nhiều vốn
nhất trong công ty, Thân đã ra quyết định cách chức Tổng giám đốc của Tý và bổ nhiệm
Thìn là Tổng giám đốc mới.
Tý không đồng ý với các quyết định nói trên và vẫn tiếp tục sử dụng con dấu và danh
nghĩa công ty để ký kết 1 số hợp đồng, trong đó có hợp đồng vay 300 triệu của Ngân
hàng, trong khi đó giá trị tài sản còn lại của công ty chỉ khoảng 500 triệu. Tý đã đem số
tiền đó để sử dụng vào mục đích riêng của mình.
Trước tình hình như vậy, Thân đã ra quyết định khai trừ Tý ra khỏi công ty và khởi kiện
Tý ra Toà yêu cầu Tý bồi thường thiệt hại gây ra cho công ty. Ngân hàng kiện công ty
Đại Phát để đòi lại số tiền vay và lãi phát sinh.
Những vấn đề đặt ra:
1. Bộ máy quản lý, điều hành công ty TNHH?
2. Nhận xét về các quyết định của Thân trong trường hợp trên?
3. Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH?
4. Nhận xét về tính hợp pháp của hợp đồng vay tiền nói trên?
Tình huống 2
Tùng, Cúc, Trúc, Mai cùng góp vốn thành lập công ty TNHH An Dương. Công ty đã
ĐKKD vào tháng 2/2001. Tùng cam kết góp vào công ty 200 triệu, nhưng sau này trên
thực tế Tùng chỉ góp 100 triệu. Cúc góp vốn bằng một chiếc ô tô được định giá là 300
triệu, mặc dù giá trị thực tế của xe tại thời điểm định giá chỉ là 200 triệu. Trúc góp vốn
bằng một ngôi nhà được định giá 400 triệu. Mai góp 100 triệu bằng tiền cho công ty thuê
ngôi nhà cũ của mình để làm kho chứa hàng trong 2 năm. Nhà và xe đã được Cúc và Trúc
làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu cho công ty.
Các thành viên đã thoả thuận phân công Trúc làm Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc
công ty.
Do không có kinh nghiệm kinh doanh, công ty An Dương đã bị thua lỗ nặng nề. Sau hơn
1 năm hoạt động, công ty đã nợ gần 1 tỷ đồng.
Với lý do có nhu cầu sử dụng nhà ở, Trúc đã đề nghị rút ngôi nhà ra khỏi công ty và góp
thế 400 triệu đồng tiền mặt. Các thành viên khác đồng ý. Song khi làm thủ tục tại cơ quan
đăng ký kinh doanh, cơ quan này đã không chấp thuận. Trúc nhờ Luật sư tư vấn và Luật
sư đã khuyên Trúc và công ty An Dương nên ký một hợp đồng mua bán nhà.
Hợp đồng mua bán nhà giữa Trúc và công ty An Dương đã được giao kết vào ngày
21/11/2003 với giá 400 triệu. Sau đó, các thành viên mới biết là giá của ngôi nhà đó trên
thị trường lúc bấy giờ đã là 600 triệu đồng nên đã không đồng ý với hợp đồng mua bán
nhà trên. Khi các chủ nợ yêu cầu công ty thanh toán nợ, tài sản của công ty chỉ còn
khoảng 700 triệu, gồm cả 400 triệu bán nhà cho Trúc.
Những vấn đề đặt ra:
1. Việc góp vốn của các thành viên công ty An Dương như trên có hợp pháp không?
2. Trúc có thể rút nhà và góp vốn thay thế bằng tiền mặt nếu các thành viên khác không
phản đối hay không?
3. Hợp đồng mua bán nhà giữa Thọ và công ty có giá trị pháp lý không? Thủ tục ký kết
các loại hợp đồng này như thế nào?
4. Việc thanh toán các khoản nợ của công ty như thế nào? Các thành viên công ty có phải
bỏ thêm tài sản để trả nợ thay cho công ty không?
Tình huống 3
Doanh nghiệp Nam Thắng là một doanh nghiệp tư nhân do ông Nguyễn Nam Thắng làm
chủ. Công ty Hoàng Ngân là 1 công ty TNHH được thành lập trên cơ sở sự góp vốn của
ông Hoàng và bà Ngân, trong đó ông Hoàng góp 70% vốn điều lệ, bà Ngân góp 30% vốn
điều lệ. Cả hai doanh nghiệp trên đều có chi nhánh tại Hà Nội.
Nay, cả hai doanh nghiệp trên thoả thuận ghép hai chi nhánh của mình để thành lập một
doanh nghiệp mới kinh doanh dược phẩm và thiết bị y tế.
Những vấn đề đặt ra:
1. Hai doanh nghiệp trên có thể làm như vậy được không? Nếu được thì loại hình doanh
nghiệp được thành lập là gì? Tư vấn hồ sơ thành lập doanh nghiệp?
2. Ai được coi là thành viên của doanh nghiệp mới? Vì sao?
3. Giả sử sau một thời gian hoạt động, doanh nghiệp mới muốn tăng vốn điều lệ bằng
cách kết nạp thêm 2 thành viên mới là doanh nghiệp nhà nước Chiến Thắng và ông Lê
Văn Sơn - Vụ trưởng Vụ kế hoạch Bộ Y tế. Doanh nghiệp có thể làm như vậy được
không và phải tiến hành những thủ tục pháp lý gì?
Tình huống 4
Ông Peter Vũ là một nhà kinh doanh người Mỹ gốc Việt. Ông định cư tại Mỹ từ năm
1975. Sau một lần về thăm Việt Nam, trước tình cảm nồng hậu của mọi người và chứng
kiến tận mắt sự đổi thay của đất nước, ông đã quyết định đầu tư tại Việt Nam.
Hiện nay, ông đang có 3 hướng đầu tư sau đây:
1. Góp vốn cùng em trai đang ở Việt Nam để thành lập doanh nghiệp.
2. Góp vốn với 1 công ty liên doanh để thành lập doanh nghiệp kinh doanh máy xây
dựng.
3. Hợp tác với 1 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để thành lập doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đô thị mới.
Hãy tư vấn cho ông Peter Vũ ưu, nhược điểm của những hướng đầu tư trên, các loại hình
doanh nghiệp có thể thành lập và tư vấn hồ sơ thành lập doanh nghiệp trong từng trường
hợp?
Tình huống 5:
Công ty TNHH Vạn Lộc kinh doanh dịch vụ du lịch và khách sạn. Ngày 16/3/2005, đại
diện công ty đến Phòng ĐKKD tỉnh NA để đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới
là dịch vụ karaoke và vũ trường. 10 ngày sau, Phòng ĐKKD thông báo hồ sơ ĐKKD của
công ty chưa hợp lệ, còn thiếu giấy phép của UBND tỉnh. Vì theo ý kiến chỉ đạo của
UBND tỉnh, tạm thời hạn chế việc cấp ĐKKD hoạt động vũ trường và karaoke trên địa
bàn tỉnh trong khi chờ kiện toàn công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nhạy cảm
này.
- Bình luận của bạn đối với thông báo trên của Phòng ĐKKD.
- Theo bạn, hồ sơ ĐKKD của doanh nghiệp cần có những giấy tờ gì? Cho biết hiện nay
việc kinh doanh dịch vụ karaoke và vũ trường phải có giấy phép hoạt động karaoke của
Bộ Văn hoá - thông tin.
Tình huống 6:
Hội nhà văn có quỹ tài chính 300 triệu và muốn đầu tư số tiền này để thành lập một
doanh nghiệp phát triển tài năng văn học.
Theo bạn, họ có thể làm như vậy được không? Loại hình doanh nghiệp mà hội có thể
thành lập là loại hình nào?
Tình huống 7:
Công ty TNHH HB - một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh QN và
doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài HS muốn liên kết với nhau để thành lập một
doanh nghiệp sản xuất mía đường.
- Hai doanh nghiệp này có thể làm như vậy được không? Loại hình doanh nghiệp mà họ
có thể lựa chọn thành lập là gì? Hoạt động theo Luật nào? Hãy tư vấn thủ tục thành lập
doanh nghiệp.
- Có gì khác nếu công ty HB là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài?
Tình huống 8:
Công ty cổ phần Yên Minh nộp hồ sơ ĐKKD tại Phòng ĐKKD tỉnh TB, nơi công ty đặt
trụ sở chính. 15 ngày sau, Phòng ĐKKD tỉnh trả lời yêu cầu ĐKKD của công ty không
được chấp nhận vì ngành nghề công ty đăng ký không có trong Danh mục các ngành,
nghề kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 07/2001/TTLT-BKH&ĐT-
TCTK của Bộ Kế hoạch và đầu tư và Tổng cục thống kê.
Hãy bình luận quyết định của Phòng ĐKKD!
Tình huống 9:
Công ty cổ phần Nhà Mới có vốn điều lệ là 2 tỷ đồng, gồm 4 cổ đông là Nga, Trung,
Pháp, Đức, mỗi người hiện đang sở hữu 25% tổng số cổ phần của công ty (giả sử công ty
chỉ có một loại cổ phần là cổ phần phổ thông). Các cổ đông nhất trí bầu Trung làm Tổng
giám đốc. Với danh nghĩa Tổng giám đốc công ty, Trung đã ký hợp đồng mua bàn ghế
của doanh nghiệp tư nhân PK chuyên kinh doanh đồ gỗ cao cấp để trang bị cho công ty,
trị giá 600 triệu. Các thành viên tỏ ý nghi ngờ về tính minh bạch của hợp đồng này khi
biết chủ doanh nghiệp PK chính là con gái của Trung.
Bạn có bình luận gì về tính hợp pháp của hợp đồng trên?
Tình huống 10:
Công ty cổ phần Sao Mai là công ty cổ phần nhà nước có trụ sở đóng tại UBND tỉnh QN.
Ngày 14/11/2004, Hội đồng quản trị công ty đã họp và quyết định cách chức Tổng giám
đốc của ông Luân (trước đây là cán bộ của Sở Tài chính UBND tỉnh QN, nay đã về hưu)
với lý do không có năng lực điều hành hoạt động kinh doanh. Ông Luân phản đối quyết
định này của HĐQT và đã khiếu nại tới Chủ tịch UBND tỉnh QN. Sau khi nhận được đơn
khiếu nại của ông Luân, Chủ tịch UBND tỉnh QN đã có chỉ thị yêu cầu công ty không thi
hành quyết định của HĐQT và đề nghị Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra công ty để làm
rõ vụ việc.
Bạn có nhận xét gì đối với khiếu nại của ông Luân và cách giải quyết của Chủ tịch
UBND tỉnh QN?
TÌNH HUỐNG THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Giả sử năm tháng 9 năm 2006 ông Nguyễn Văn N gửi Hồ sơ đăng ký kinh doanh tới
Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh TN để thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vật
liệu nổ công nghiệp. Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh TN đã từ chối cấp đăng ký
kinh doanh cho ông N với lý do: Địa điểm kinh doanh gần một số cơ quan quan trọng của
Trung ương và theo Điều 2 - Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22/2/2001 của Chính
phủ thì đây là ngành nghề kinh doanh phải có “ Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh
trật tự” do công an cấp tỉnh cấp mà ông N chưa có giấy này. Cán bộ Phòng yêu cầu ông
phải thay đổi địa điểm và bổ sung vào Hồ sơ đăng ký kinh doanh Giấy xác nhận này thì
mới tiến hành đăng kýý kinh doanh.
Ông N đến hỏi bạn tư vấn. Quan điểm của bạn đối với yêu cầu trên của Phòng Đăng ký
kinh doanh tỉnh?Nêu rõ căn cứ pháp lý.
TÌNH HUỐNG: GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY
Tuấn, Thành, Hưng và Hoàng quyết định thành lập công ty TNHH Thành Hưng, ngành
nghề kinh doanh mua bán máy tính và dịch vụ tin học với vốn điều lệ là 2 tỷ đồng. Công
ty TNHH Thành Hưng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong tháng 7 năm
2006.
Trong bản cam kết góp vốn, Tuấn góp 200 triệu bằng tiền mặt, Thành góp vốn bằng ngôi
nhà của mình để làm văn phòng giao dịch, được các thành viên thỏa thuận định giá là 1 tỷ
mặc dù hiện tại có giá khoảng 500 triệu vì theo quy hoạch đến cuối năm 2005 sẽ có một
con đường lớn mở trước nhà. Hưng góp 400 triệu bằng tiền mặt nhưng lúc đầu góp 300
triệu, phần còn lại khi nào công ty cần thì góp đủ. Hoàng góp bằng giấy xác nhận nợ của
công ty Trần Anh có số nợ là 500 triệu với thời hạn trả nợ là 31/12/2006, được các thành
viên định giá là 400 triệu.
Đến ngày31/12/2006 công ty Trần Anh chỉ trả đựợc 300 triệu, phần còn lại không đòi
được. Mặc cuối năm 2006 con đường đã là xong nhưng do thị trường bất động sản đang
“đóng băng” do đó giá ngôi nhà của Thành không có gì biến động về giá. Đến cuối năm
2006 công ty chưa lần nào yêu cầu Hưng góp phần vốn còn thiếu.
Tháng 3 năm 2007, công ty có lãi ròng 400 triệu đồng. Hội đồng thành viên họp để chia
lợi nhuận. Các thành viên công ty không không thống nhất được với nhau. Họ cho rằng
việc chia phải tính theo số vốn thực tế đã góp nên đã xảy ra tranh chấp giữa các thành
viên.
Với tư cách là Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc này bạn hãy cho biết:
1. Việc góp vốn bằng Giấy xác nhận nợ có hợp pháp hay không?
2. Vấn đề định giá tài sản này như thế nào? Việc định giá tài sản cao hơn giá thực tế tại
thời điểm góp vốn có hợp pháp không? Những vấn đề đặt ra khi không đòi được nợ?
3. Trong trường hợp mới góp một phần vốn theo cam kết thì có được chia lợi nhuận theo
phần vốn cam kết góp hay không? Tại sao?
TÌNH HUỐNG: TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Một số sinh viên vừa tốt nghiệp đại học. Với trình độ chuyên môn của mình và số tiền
300 triệu đồng chủ yếu là vay của cha mẹ và anh em ruột thịt, họ dự định hợp tác thành
lập một cơ sở kinh doanh của chính mình.
a. Trường hợp 1: Họ dự định thành lập một cơ sở kinh doanh các mặt hàng sứ và thuỷ
tinh xây dựng .
b. Trường hợp 2: Họ dự định thành lập một trung tâm tư vấn thiết kế xây dựng công
trình.
Những sinh viên này muốn bạn tư vấn làm các thủ tục cần thiết để cơ sở kinh doanh của
họ có thể được thành lập và tiến hành kinh doanh một cách hợp pháp.
Bạn có thể giúp đỡ họ được không ?
Nêu rõ căn cứ pháp lý của các lời khuyên của mình ?
TÌNH HUỐNG 1
Công ty TNHH Xây dựng Đông Á có ký một hợp đồng về giao nhận thầu xây dựng với
doanh nghiệp TN Bội Dao do bà Trương Bội Dao đứng tên đăng ký kinh doanh. Theo
hợp đồng Công ty Đông Á nhận xây dựng mới công trình trụ sở làm việc của doanh
nghiệp Bội Dao theo phương thức chìa khoá trao tay. Tổng trị giá của hợp đồng là 1,5 tỷ
đồng.
Sau khi hợp đồng được ký kết một nhóm thành viên của Công ty Đông Á tỏ ý nghi ngờ
về tính vô tư của bản hợp đồng này khi họ được biết: Bà Trương Bội Dao là vợ của một
thành viên nắm 10% vốn điều lệ của Công ty Đông Á.
Nhóm thành viên này muốn xin ý kiến tư vấn của bạn?
Nêu rõ căn cứ pháp lý cho lập luận của mình?
TÌNH HUỐNG 2
Công ty TNHH Việt Tiến được thành lập tháng 1 năm 2006 với phần vốn góp bằng nhau
của 10 thành viên. Ông Trần Bình là một trong số 10 thành viên góp vốn đồng thời là
Giám đốc Công ty. Điều lệ Công ty Việt Tiến không có điều khoản quy định người đại
diện theo pháp luật của Công ty.
Ngày 1-14-2006 ông Trần Bình bị chết trong một tai nạn giao thông nên không có di
chúc để lại. Vợ ông Trần Bình do bị di chứng của tai biến mạch máu não nên hiện tại
đang không đi lại được và phải có người giúp đỡ trong sinh hoạt hàng ngày. Ông Trần An
là người con duy nhất của ông Trần Bình hiện là Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư
của Bộ N.
- Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành của Nhà nước ta Công ty Việt Tiến có các phương
án xử lý thế nào đối với phần vốn góp của ông Trần Bình?
- Trong mỗi phương án xử lý ấy Việt Tiến phải làm các thủ tục gì trong nội bộ cũng như
đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo cho Công ty hoạt động bình
thường và đúng pháp luật?
TÌNH HUỐNG 3
Công ty cổ phần BH được chủ tịch UBND tỉnh TN cấp giấy phép thành lập tháng 2 năm
1998 theo quy định của Luật Công ty do Quốc hội thông qua ngày 21-12-1990. Hội đồng
quản trị Công ty họp tháng 8/2006 đã thông qua Nghị quyết bãi miễn chức vụ Chủ tịch
Hội đồng quản trị và tư cách thành viên Hội đồng quản trị của bà Lê do những sai phạm
của bà trong quá trình thực hiện chức trách của mình trong công ty. Bà Lê phản đối Nghị
quyết này và đã làm đơn khiếu nại tới Chủ tịch UBND tỉnh TN.
Trên cơ sở khiếu nại tới Chủ tịch UBND tỉnh TN đã có chỉ thị yêu cầu Công ty B dừng
thi hành Nghị quyết vừa được thông qua đồng thời đề nghị Thanh tra của tỉnh tiến hành
tranh tra hoạt động của công ty để có kết luận về vấn đề này.
Bình luận của bạn đối với:
- Khiếu nại của Bà Lê?
- Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh TN?
TÌNH HUỐNG 4
TỪ CHỖ KHÔNG CHÍNH DANH… ĐẾN CHUYỆN "CỐC MÒ CÒ XƠI"
Công ty TNHH Phương Nam đã đăng ký thành lập tháng 1-2006 với mức vốn điều lệ là 1
tỷ đồng. Theo bản cam kết góp vốn của các thành viên khi đăng ký thành lập Công ty thì
tỷ lệ góp vốn của các thành viên như sau:
- Ông Nguyễn Công Tuần góp 100 triệu đồng ( chiếm 10% ) đồng thời là Giám đốc Công
ty;
- Bà Trần Thị Hợp góp 700 triệu đồng ( chiếm 70% );
- Bà Lê Thị Hường góp 200 triệu đồng ( chiếm 20% );
Tuy nhiên trên thực tế hoạt động của Công ty mới chỉ có ông Tuần và bà Hợp là đã góp
đầy đủ vốn như đã cam kết, bà Hường hoàn toàn chưa góp một chút nào. Giải thích về
việc này ông Tuần cho biết: Theo quy định của Luật Công ty năm 2005, khi thành lập
công ty TNHH, thì các thành viên phải góp đủ vốn theo cam kết. Chính vì vậy các thành
viên đã cố ý dựng lên một danh sách các thành viên đã góp vốn đầy đủ để đáp ứng các
điều kiện nêu trên với mong muốn doanh nghiệp sớm được thành lập .
Tháng 12-2006 Công ty tiến hành phân chia lợi nhuận của hai năm đầu hoạt động. Tổng
số lợi nhuận được chia là 175 triệu đồng. Và đến lúc này đã nảy sinh mâu thuẫn giữa các
thành viên về quyền được chia lợi nhuận của bà Lê Thị Hường.
Hiện có ba quan điểm xử lý khác nhau về vấn đề này:
- Thứ nhất: Bà Hường vẫn được quyền chia lợi nhuận như các thành thành viên khác vì
bà đã là thành viên đầy đủ của Công ty;
- Thứ hai: Bà Hường không thể được chia lợi nhuận trong đợt này vì số vốn mà công ty
đưa vào kinh doanh trong hai năm vừa qua và đã tạo ra số lợi nhuận này không hề có vốn
góp của bà Hường, và không thể có chuyện"cốc mò cò xơi" được.
- Thứ ba: Bà Hường vẫn được quyền chia lợi nhuận như các thành viên khác nhưng Công
ty phải khấu trừ lại 200 triệu đồng coi như bà Hường thực hiện nghĩa vụ góp vốn theo
cam kết khi thành lập công ty.
Yêu cầu:
a- Hãy đưa ra nhận xét, đánh giá về quá trình thành lập công ty Phương Nam?
b- Trên cơ sở bình luận các phương án phân chia lợi nhuận hai năm đầu hoạt động của
Công ty Phương Nam hãy đưa ra phương án của bạn và tính số lợi nhuận mà mỗi thành
viên được chia ?
TÌNH HUỐNG 5
Giả sử tháng 12 năm 2005, Gia đình bạn dự định mua của Công ty Kinh doanh nhà DT-
Tp. Hà Nội một căn hộ tầng 10 thuộc chung cư đang xây dựng tại khu đô thị YH Hà nội
để ở. Trong dự thảo hợp đồng Công ty DT đưa ra có một điều khoản như sau:
“ Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết bởi Trung tâm trọng tài
kinh tế Tp. Hà Nội”
Bạn có đồng ý với điều khoản này trong dự thảo hợp đồng không? Vì sao?
TÌNH HUỐNG 11
Công ty TNHH An Phú có trụ sở chính tại Quận Lê Trân, Thành phố Hải phòng. Công ty
cổ phần Phước Vĩnh có trụ sở chính tạiThành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Phước Vĩnh
có ký hợp đồng mua lại của An Phú ngôi nhà tại phố Thái Hà, Quận Đóng đa, thành phố
Hà Nội làm văn phòng đại diện. Sau khi nhận nhà Công ty Phước Vĩnh không làm thủ tục
trước bạ được vì bên bán không thể giao đủ các hồ sơ hợp lệ về sở hữu nhà nên đòi huỷ
hợp đồng mua bán này. Công ty An Phú không chấp nhận vì cho rằng việc mua bán đã
hoàn tất. Trong trường hợp này đơn kiện của Công ty Phước Vĩnh phải gửi đến:
- Toà kinh tế Toà án nhân dân Thành Hải phòng?
- Toà kinh tế Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội?
- Một trong hai Toà trên theo sự lựa chọn của Công ty Phước Vĩnh?
Bạn đồng ý với câu trả lời nào? Vì sao? Vì sao bạn không đồng ý với các câu trả lời còn
lại?
TÌNH HUỐNG 6
Doanh nghiệp tư nhân A có đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực vận tải đường thủy nội
địa, có ký một hợp đồng với B là…………………….
Theo hợp đồng hai bên thoả thuận:
- ……………………
- ……………………
- ……………………
……………………….
Hãy điền theo mẫu trên những sự kiện nào đó để có:
a- Một thí dụ về hợp đồng giữa A và B là hợp đồng mua bán hàng hóa?
b- Một thí dụ về hợp đồng giữa A và B là hợp đồng dân sự (theo nghĩa hẹp)?
c- Một thí dụ về hợp đồng giữa A vă B là hợp đồng lao động?
d- Một thí dụ về hợp đồng giữa A vă B là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế?
Nêu rõ căn cứ cho các lập luận của mình?
TÌNH HUỐNG 7
Công ty gốm sứ Đông Việt (trụ sở chính tại Huyện A tỉnh Bình Dương) thông qua một
Chi nhánh tại TP Nha Trang ký một hợp đồng bán cho Công ty Xây lắp điện 4 là một
doanh nghiệp nhà nước có trụ sở chính tại TP Nha Trang tỉnh Khánh Hoà) một lô hàng sứ
cách điện trị giá 120 triệu đồng. Hàng đã giao hết theo hợp đồng tại công trình của Công
ty Xây lắp điện 4 ở Thị xã Plâycu tỉnh Gia Lai. Công ty Xây lắp điện 4 cho rằng chất
lượng của sứ cách điện là không đảm bảo như cam kết trong hợp đồng. Đã 3 tháng kể từ
khi phát sinh sự việc và sau nhiều lần thương lượng không được, Công ty Xây lắp điện 4
quyết định khởi kiện.
a. Trong trường hợp này đơn kiện của Công ty Xây lắp điện 4 có thể gửi tới những cơ
quan tài phán nào? Vì sao?
b. Nếu Công ty Xây lắp điện 4 không tán thành phán quyết của cơ quan tài phán này thì
cơ quan tài phán nào có thẩm quyền xét xử phúc thẩm? Vì sao?
ý
TÌNH HUỐNG 8
Ông Lê Văn T là thợ cơ khí bậc 6 trong một doanh nghiệp nhà nước đã nghỉ hưu. Nay
ông muốn tận dụng tay nghề chuyên môn của mình để lập một cơ sở sản xuất, gia công
một số chi tiết cho xe gắn máy. Để có thể tạo được sản phẩm có chất lượng cao ông Lê
Văn T dự định nhập một số máy của Thái lan và tuyển khoảng 11 thợ chuyên môn có tay
nghề cao đủ khả năng làm việc với các máy móc này.
- Ông Lê Văn T muốn bạn hướng dẫn làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết để đăng ký thành
lập cơ sở kinh doanh của mình. Bạn có thể giúp đỡ ông Lê Văn T được không? Nêu rõ
căn cứ pháp lý cho lời khuyên của mình.
- Lời khuyên của bạn có gì khác không nếu phương án kinh doanh mà ông Lê Văn T dự
định sẽ chỉ là tận dụng tay nghề chuyên môn, sức lao động nhàn rỗi của mình, của vợ con
cũng như diện tích nhà ở hiện có để mở cửa hàng sản xuất và kinh doanh mặt hàng này?
TÌNH HUỐNG 9
Công ty TNHH HM, trụ sở chính tại Tp. Hồ Chí Minh, đăng ký hoạt động kinh doanh
trên lĩnh vực: Xây dựng dân dụng và tư vấn, thiết kế công trình. Hiện tại HM có một Văn
phòng tư vấn thiết kế công trình đặt tại hoạt động với tư cách một chi nhánh của Công ty
tại Hải phòng. Công ty cổ phần HA, trụ sở chính tại Tp. Hà Nội, đăng ký hoạt động kinh
doanh trên các lĩnh vực vật liệu xây dựng. HA có một chi nhánh của Công ty tại Hải
phòng. Nay HM và HA muốn nhập hai chi nhánh này thành một doanh nghiệp độc lập.
a- HM và HA có thể thành lập một doanh nghiệp như vậy được không? Vì sao?
b- Nếu thành lập được thì cơ cấu tổ chức, quản lý của doanh nghiệp này được xác lập như
thế nào? Dựa trên căn cứ pháp lý nào?