Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản, tư bản cố định và tư bản lưu động đối với sản xuất kinh doanh ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.2 KB, 2 trang )

Câu hỏi: Phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu tuần hoàn tư bản và chu
chuyển tư bản, tư bản cố định và tư bản lưu động đối với sản xuất kinh doanh
ở nước ta hiện nay.
Bài làm
Tuần hoàn tư bản là sự vận động theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 – giai đoạn lưu thông: T – H ( sức lao động, tư liệu sản xuất)
Giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản tiền tệ, chức năng của
giai đoạn này là mua các yếu tố cho quá trình sản xuất, tức là biến tư bản
tiền tệ thành tư bản sản xuất.
- Giai đoạn 2 – giai đoạn sản xuât: H – H’ ( tư liệu sản xuất, sức lao động)
Giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất, có chức năng
thực hiện sự kết hợp 2 yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất
ra hàng hóa mà trong giá trị của nó có giá trị thăng dư.
- Giai đoạn 3 – giai đoạn lưu thông: H’ – T’
Giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất, có chức năng
thực hiện giá trị của khối lượng hàng hóa đã sản xuất ra
 Tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua 3 giai
đoạn, lần lượt mang 3 hình thái khác nhau, thực hiện 3 chức năng khác nhau
để rồi lại quay về trạng thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư.
Chu chuyển tư bản:
Sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó là một quá trình định lỳ đổi mới và
thường xuyên lặp đi lặp lại thì gọi là cu chuyển tư bản. Thời gian chu
chuyển tư bản bao gồm: thời gian sản xuất và thời gian lưu thông. Trong đó
thời gian sản xuất gồm: thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và
thời gian dự trữ sản xuất; thời gian lưu thông bao gồm: thời gian mua và thời
gian bán
Tốc độ chu chuyển của tư bản
n = CH / ch
trong đó: n là số vòng chu chuyển của tư bản
CH là thời gian trong 1 năm
ch là thời gian cho một vòng chu chuyển của tư bản


Nghiên cứu tuần hoàn và chu chuyển tư bản có ý nghĩa thực tiễn trong
việc sử dụng tiền vốn trong sản xuất và kinh doanh hợp lý nhằm đạt được
hiệu quả kinh tế cao.
Nghiên cứu chu chuyển tư bản cần nghiên cứu về việc chu chuyển 2 bộ
phận giá trị của tư bản sản xuất là tư bản cố định và tư bản lưu động:
Tư bản cố định là tư bản tham gia vào quá trình sản xuất nhưng giá trị
của nó được chuyển dần dần vào sản phẩm. Tư bản cố định được sử dụng
lâu dài và hao mòn dần. Có 2 loại hao mòn: hao mòn vô hình và hao mòn
hữu hình. Hao mòn hữu hình là hao mòn về giá trị sử dụng, do quá trình sử
dụng và do tác động của tự nhiên mà bị hao mòn. Hao mòn vô hình là hao
mòn về giá trị do quá trình hiện đại hóa của khoa học kỹ thuật, nhiều máy
móc mới được sản xuất ra tốt hơn, rẻ hơn, làm cho máy móc cũ đang được
sử dụng bị giảm giá trị ban đầu.
Tư bản lưu động là bộ phận của tư bản sản xuất ( nguyên nhiên vật
liệu…) được tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó
được chuyển toàn bộ vào sản phẩm.
 Ý nghĩa: Để nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản, thu hồi vốn nhanh cần
phải tăng tốc độ chu chuyển tư bản cố định, tận dụng tối đa công suất máy
móc, thiết bị. Phải đẩy nhanh tốc độ xây dựng để đưa công trình, máy móc
vào sản xuất càng sớm càng tốt
Quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn nhanh sẽ góp phần phát triển kinh
doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu tuần hoàn và chu chuyển tư bản sẽ
giúp các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp phù hợp để tăng tốc độ chu
chuyển vốn và đó chính là quá trình tái snr xuất vốn. Tái sản xuất vốn mở
rộng dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp tăng từ đó tăng khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó góp phần tích cực đến sự phát triển
của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế đất nước

×