Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.58 KB, 74 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ XX qua đi, thế kỷ XXI đã tới, thế giới đã đi qua những chặng đường
dài đầy thử thách song cũng đầy vinh quang. Xu hướng hiện tại và tương lai của
thế giới là hồ bình, hợp tác và cùng phát triển.
Việt Nam, cũng như nhiều nước khác trên, đều cố gắng hồ nhịp với dịng
chảy chung của thế giới. Nhu cầu phát triển kinh tế, xây dựng đất nước khơng
cho phép chúng ta đứng ngồi xu thế, cuộc chơi chung của nhân loại. Biểu hiện
tích cực mới đây nhất thể hiện sự chủ động hội nhập của Việt Nam vào nền kinh
tế thế giới là việc chúng ta chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO). Việc gia nhập WTO chắc chắn sẽ đem lại cho Việt Nam
nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, nhưng đồng thời cũng đưa đến nhiều khó
khăn trở ngại. Nền kinh tế Việt Nam có duy trì được tốc độ cao, ổn định hay
khơng hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng cạnh tranh cũng như khả năng ứng phó
với những thách thức của nền kinh tế nói chung và của từng ngành nói riêng.
Trước khi gia nhập WTO, Việt Nam đã có một chiến lược dài hạn nhằm mục
tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, trong đó tập trung vào phát triển
một số ngành công nghiệp chủ lực. Chiến lược này không nằm ngoài mục tiêu
chuẩn bị cả về lượng và chất để phát triển nền kinh tế, tạo chỗ dựa vững chắc
khi hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.
Trong giai đoạn đầu của q trình cơng nghiệp hóa, cũng như nhiều nước
khác trên thế giới, ngành dệt may đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt
Nam. Với lợi thế là ngành vừa cung cấp hàng hoá trong nước, thu hút nhiều lao
động, đồng thời là ngành có lợi tức cao, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất
nước, công nghiệp dệt may luôn được chú trọng đầu tư, phát triển. Chiến lược
phát triển kinh tế, với việc nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi cơ cấu
kinh tế và đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước bắt đầu từ Đại hội
VI (1986) Đảng Cộng Sản Việt Nam, và được cụ thể hoá và phát triển ở các đại
hội sau, đã đem lại cho ngành dệt may những động lực và định hướng phát triển
mới: “ Phát triển mạnh công nghiệp nhẹ, nhất là dệt, may, da giầy, giấy, các mặt



hàng thủ cơng mỹ nghệ; đầu tư hiện đại hố dây chuyền công nghệ, nâng chất
lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm; chuyển dần việc gia công dệt may, đồ da
sang mua nguyên liệu, vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; coi trọng nâng cao
năng lực tiếp thị để mở rộng thị trường; khắc phục sự lạc hậu của ngành sợi, dệt,
gắn với phát triển bông và thị trường tơ tằm….”1
Những khởi sắc của ngành công nghiệp dệt may những năm gần đây, đặc biệt
là sau một năm Việt Nam gia nhập WTO là một minh chứng rõ nét cho khả
năng vượt qua thách thức, vươn lên của ngành dệt may. Vấn đề đặt ra là, trong
những năm tới đây, khi phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngành
dệt may còn đủ khả năng để cạnh tranh với các đối thủ có tiềm lực ngày càng
mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ?
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng của ngành công nghiệp dệt
may đối với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh nước ta đã
là thành viên của WTO, người viết đã chọn đề tài khoá luận: “Thực trạng và
giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau
khi gia nhập WTO”.
Trong quá trình viết, người viết đã cố gắng sử dụng các phương pháp như
phân tích, so sánh, minh họa, đối chiếu, kiểm nghiệm thực tế nhằm đưa ra những
đánh giá mang tính tồn diện, đúng đắn về năng lực cạnh tranh của ngành công
nghiệp dệt may, cũng như định hình rõ những cơ hội, thách thức đặt ra đối với
ngành dệt may sau khi gia nhập WTO, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất, giải
pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.
Nội dung chính của khố luận sẽ được trình bày ở ba chương:
Chương I: Vấn đề dệt may trong WTO
Chương II: Khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam
Chương III: Chính sách và biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng
dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Do đây là một đề tài có phạm vi bao quát rộng, trình độ và khả năng nghiên
cứu của người viết cịn nhiều hạn chế, nên khố luận khơng tránh khỏi những sai
Văn kiên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia năm 1996,

trg. 181
1


sót. Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cơ và bạn
đọc.

CHƯƠNG I
VẤN ĐỀ DỆT MAY TRONG WTO
1. Vấn đề dệt may trong Vòng đàm phán Urugoay
Dệt may với đặc điểm là một ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động,
luôn là một ngành nhạy cảm, khơng chỉ về khía cạnh kinh tế, mà cả khía cạnh
chính trị đối với nhiều nước. Vấn đề dệt may, vì thế, ln là đề tài được nhiều
nước thành viên WTO, đặc biệt là những nước nhập khẩu và xuất khấu hàng dệt
may đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, do tính chất nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của
nhiều lao động nên ngành công nghiệp dệt may thường được chính phủ các nước
bảo hộ, nằm ngoài các nguyên tắc chung về thương mại tự do của GATT/WTO.
Vì thế, trong suốt 30 trước khi diễn ra vòng đàm phán Urugoay (1986- 1994),
thương mại quốc tế về dệt may chỉ được thực hiện dựa trên các thoả thuận về
hạn ngạch song phương như: Hiệp định ngắn hạn về thương mại hàng dệt và
bông (STA) năm 1961, Hiệp định dài hạn về hàng dệt và bông (LTA) năm 19631973, Hiệp định hàng đa sợi (MFA) năm 1974- 1994.
Các hiệp định dệt may này đều duy trì việc thực hiện thương mại dệt may
dựa trên các thoả thuận hạn ngạch song phương có tính chất phân biệt đối xử
giữa những nước xuất khẩu và cho phép các nước nhập khẩu hàng dệt may được
áp dụng các biện pháp hạn chế khi có sự gia tăng đột ngột về khối lượng hoặc
giá trị nhập khẩu dẫn đến nguy cơ gây rối loạn thị trường nước nhập khẩu. Phạm
vi các mặt hàng bị áp hạn ngạch cũng ngày càng gia tăng: nếu như hai thoả



thuận đầu (STA và LTA) chỉ hạn chế xuất khẩu đối với hàng dệt may bơng sợi
tự nhiên thì Hiệp định đa sợi MFA mở rộng phạm vi hạn chế sang cả mặt hàng
bông sợi nhân tạo. Các biện pháp hạn chế này nhìn chung mang tính phân biệt
đối xử giữa hàng hố các nước, và “hầu như hồn tồn để hạn chế số lượng nhập
khẩu từ các nước đang phát triển”2.
Về khía cạnh pháp lý, việc duy trì những hạn chế số lượng là trái với các
nguyên tắc, qui định của GATT. Tuy nhiên, việc ra đời các thỏa thuận trên, đặc
biệt là Hiệp định MFA đã tạo ra “cái ơ pháp lý để có thể vi phạm những ngun
tắc của GATT”3.
Về khía cạnh kinh tế, vơ hình trung những hiệp định này không chỉ tạo ra sự
phân biệt đối xử giữa hàng dệt may xuất khẩu của các nước đang phát triển mà
còn làm gia tăng sự bảo hộ ở các nước phát triển đối với lĩnh vực dệt may (do
nước nhập khẩu được quyền áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu khi thị
trường trong nước bị ảnh hưởng do lượng nhập khẩu của hàng dệt may đột ngột
tăng, tác động tiêu cực đến công nghiệp dệt may trong nước, mà khơng tính đến
sự chênh lệch giá do lợi thế cạnh tranh của các nước đang phát triển đem lại chứ
không phải do sự hỗ trợ từ phía nhà nước4). Có thể thấy, hệ thống này rất bất lợi
cho các nước đang phát triển vốn có tiềm năng trong lĩnh vực này và điều này đã
phần nào gây ra tình trạng bóp méo thương mại, làm chậm đi quá trình phát triển
kinh tế ở cả các nước xuất khẩu và nhập khẩu, đồng thời làm giảm đi tính cạnh
trạnh của ngành cơng nghiệp dệt may. Do đó, các hiệp định dệt may thường vấp
phải sự phản đối của các nước đang phát triển. Các nước này địi hỏi phải đưa
vấn đề dệt may vào khn khổ của các nguyên tắc, qui định của GATT.
Trước tình hình đó, vịng đàm phán Urugoay (1986- 1994) đã đưa dệt may
vào quĩ đạo điều chỉnh của GATT/WTO, xóa bỏ sự phân biệt đối xử qua chế độ
hạn ngạch dệt may xuất nhập khẩu, xoá bỏ quyền áp đặt hạn ngạch của các nước
phát triển, đưa lĩnh vực dệt may dần trở thành lĩnh vực được tự do hoá. Sự ra đời
của Hiệp định hàng dệt may (ATC) năm 1994 thay thế cho Hiệp định MFA
TS. Nguyễn Hữu Khải. “Hiệp định hàng dệt may và đôi điều suy nghĩ về xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam”.
Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 10 (90), 2003.

3 Bộ Ngoại giao. Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tr. 252.
4Bộ Ngoại giao. Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tr. 415.
2


được coi là bước ngoặt lớn trong lịch sử thương mại dệt may thế giới. Bắt đầu từ
đây, vấn đề dệt may khơng cịn nằm ngồi quĩ đạo chung của GATT- WTO mà
cũng chịu sự chi phối của các nguyên tắc, qui định của tổ chức này như bất kỳ
vấn đề thương mại quốc tế nào khác.
2. Hiệp định hàng dệt may ATC
Hiệp định hàng dệt may ATC ra đời thay thế cho Hiệp định hàng đa sợi MFA
chính là nỗ lực nhằm đưa thương mại quốc tế trong lĩnh vực dệt may trở lại
khuôn khổ các nguyên tắc tự do hố và khơng phân biệt đối xử của WTO. Đây
được coi là hiệp định quốc tế chính thức điều tiết thương mại hàng dệt may, theo
đó các nước nhập khẩu phải xoá bỏ hạn ngạch và các nước nhập khẩu không
được phân biệt đối xử giữa các nước xuất khẩu.
Về cơ bản, ATC gồm những nội dung chính: đưa ra chương trình hội nhập
bằng việc yêu cầu những nước nhập khẩu hàng dệt may hiện đang duy trì hạn
ngạch phải xố bỏ từng phần trong vịng 10 năm (phụ lục 1); đưa ra chương
trình tự do hố những biện pháp hạn chế số lượng, theo đó hạn ngạch liên tục
giảm (cho đến khi bỏ hẳn hạn ngạch) bằng cách tăng tỉ lệ hạn ngạch gia tăng hạn
ngạch hàng năm. Ngoài ra, ATC cũng đưa ra một cơ chế bảo vệ đặc biệt để giải
quyết các trường hợp phát sinh gây thiệt hại nghiêm trọng đối với các nhà sản
xuất trong nước, đồng thời đề cập đến việc thành lập Cơ quan theo dõi giám sát
hàng dệt may (TMB) để giám sát việc thực hiện Hiệp định).
- Những điểm tiến bộ của ATC so với MFA
Mặc dù cả ATC và MFA đều nhằm điều chỉnh thống nhất mặt hàng dệt may
nhưng nhìn chung, ATC có nhiều điểm tiến bộ và gần với các nguyên tắc của
GATT (WTO) hơn.
Thứ nhất, do ra đời sau và có hiệu lực khi Hiệp định chung về thuế quan và

thương mại GATT đã được chính thức chuyển thành WTO- một tổ chức kế
nhiệm GATT nhưng có địa vị pháp lý, phạm vi và tính ràng buộc cao hơn, cơ
chế hoạt động chặt chẽ hơn nên ATC cũng có tính ràng buộc pháp lý chặt chẽ
hơn so với MFA. MFA là một hiệp định tuỳ ý, các nước có thể tham gia hoặc


khơng. Cho đến năm 1994, khi MFA hết hạn có 40 thành viên tham gia, trong
khi đó, ATC là hiệp định trong khn khổ WTO và mang tính ràng buộc pháp lý
đối với cả 150 nước thành viên.
Thứ hai, trong khi MFA là một cam kết mở, được gia hạn nhiều lần (4 lần gia
hạn trong suốt 21 năm tồn tại) và đi kèm với nó là 90 hiệp định song phương và
29 hiệp định không nằm trong MFA và những biện pháp đơn phương hạn chế
hàng nhập khầu dệt may5 thì ATC lại thể hiện là một hiệp định có tính ổn định
cao. ATC đã định ra được một lịch trình thực hiện gồm 4 giai đoạn trong vịng
10 năm. Theo đó, tồn bộ hệ thống hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng trong lĩnh
vực dệt may từ những năm 60 sẽ được dỡ bỏ vào thời điểm 1/1/2005 và mặt
hàng dệt may sẽ được điều tiết bởi những qui định của WTO. Như vậy, việc
thực hiện theo ATC được thực hiện một cách ổn định theo một lịch trình đã
được định sẵn.
Thứ ba, là việc thành lập Cơ quan theo dõi giám sát hàng dệt may TMB và
Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) với thủ tục tố tụng hoàn chỉnh. Điều này
đảm bảo rằng việc thực hiện ATC sẽ được giám sát chặt chẽ hơn, và việc giải
quyết tranh chấp là theo trình tự thống nhất và phán quyết đưa ra có tính pháp lý
bắt buộc thực hiện.
Thứ tư, trong khi MFA là một ngoại lệ, trái với nguyên tắc thương mại tự do
của GATT- WTO khi cho phép sử dụng những biện pháp hạn chế số lượng thì
ATC lại đặt ra mục tiêu chính là đưa thương mại dệt may tuân thủ những qui
định của WTO bằng cách yêu cầu các nước thành viên phải loại bỏ dần các hạn
chế số lượng và giảm thuế. ATC chỉ cho phép các nước áp đặt những hạn chế
khi họ chứng minh được qua quá trình điều tra rằng sự gia tăng hàng nhập khẩu

này chính là nguyên nhân gây ra những tổn hại nghiêm trọng đến hàng dệt may
trong nước. Hơn nữa, những hạn chế này nếu được sử dụng, sẽ phải áp dụng bắt
buộc cho hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn, khơng có sự phân biệt đối xử với
hàng nhập khẩu từ bất kỳ nước nào ( trong khi MFA cho phép áp dụng hạn chế
số lượng với hàng xuất khẩu từ một hoặc nhiều nước, tùy từng trường hợp).
5

Bộ Ngoại giao. Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2000, tr. 252.


3. Tác động của ATC đối với nhóm nước đang phát triển
Nhóm các nước đang phát triển được coi là một trong những nhóm nước chịu
tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất từ hiệp định hàng dệt may ATC do các nước
này vốn có tiềm năng, lợi thế trong lĩnh vực này và chiếm số lượng lớn trong số
các nước xuất khẩu hàng dệt may.
Sự ra đời của hiệp định ATC, với mục đích xố bỏ sự phân biệt đối xử qua
chế độ hạn ngạch xuất khẩu, xoá bỏ quyền áp đặt hạn ngạch của các nước phát
triển nhằm tự do hoá lĩnh vực dệt may được xem là một thuận lợi rất lớn cho các
nước đang phát triển có lợi thế trong lĩnh vực này. Nhờ tự do hoá thương mại,
thị trường xuất khẩu của các nước đang phát triển được mở rộng. Không chỉ mở
rộng được thị trường, việc xố bỏ hạn ngạch cịn là cơ hội thuận lợi để các nước
xuất khẩu gia tăng kim ngạch, khối lượng xuất khẩu tùy theo năng lực của mình.
Bên cạnh đó, do sản phẩm dệt may từ các nước đang phát triển được tạo điều
kiện thâm nhập vào thị trường các nước phát triển trên cơ sở cạnh tranh bình
đẳng sẽ làm gia tăng sức cạnh tranh của hàng hoá từ các nước này do tận dụng
được lợi thế vốn có về nguồn lao động dồi dào, giá cả rẻ hơn, cộng với việc chất
lượng sản phẩm ngày càng nâng cao do tiếp thu được thêm công nghệ mới, trình
độ quản lý do quá trình hội nhập mang lại. Một yếu tố tích cực nữa là do có sự
cạnh tranh gia tăng sẽ dẫn tới giảm giá hàng may mặc tại thị trường các nước
phát triển. Điều này cũng là một yếu tố tích cực, kích thích nhu cầu tiêu dung

mặt hàng này, dẫn đến gia tăng nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Một
thuận lợi nữa là trong hiệp định ATC, các nước phát triển bên cạnh việc dỡ bỏ
chế độ hạn ngạch còn phải cam kết hỗ trợ kỹ thuật, tạo điều kiện cho các nước
đang phát triển cơ hội tìm hiểu trước về nhu cầu thị trường tại nước nhập khẩu, “
tạo ra sự tăng trưởng đáng kể về khả năng tiếp cận thị trường cho các nhà cung
cấp qui mô nhỏ và sự phát triển các cơ hội kinh doanh thương mại cho các đối
tượng mới tham gia lĩnh vực thương mại hàng dệt và may mặc” (điều 1, khoản
2, hiệp định ATC)6.
6

Bộ Thương mại. Các văn kiện cơ bản của WTO. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005, trg.23


Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, hiệp định ATC cũng tạo ra
những thách thức đáng kể đối với các nước đang phát triển.
Thứ nhất, việc dỡ bỏ hạn ngạch, bên cạnh việc thúc đẩy tự do hoá thương
mại cũng khiến cho các nước đang phát triển phải cạnh tranh gay gắt hơn. Nếu
như trước đây, hạn ngạch khiến cho các nước có tiềm năng lớn khơng thể xuất
khẩu được nhiều nhưng cũng đồng thời giữ cho một số nước khác một thị
trường xuất khẩu tối thiểu do hạn ngạch đem lại, thì nay, các nước buộc phải tự
giành lấy thị phần trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng, dựa trên thực lực. Mặc dù có
lợi thế về nguồn lao động, nhưng các nước đang phát triển cũng có những hạn
chế nhất định về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, nền sản xuất nhỏ lẻ, thủ công…
Điều này là một bất lợi lớn cho các nước đang phát triển khi phải cạnh tranh trên
một sân chơi ngang bằng với các nước cơng nghiệp phát triển vốn có lợi thế về
những yếu tố trên. Tuy nhiên, đây chỉ là những khó khăn chung đối với các
nước đang phát triển là thành viên WTO, còn đối với một bộ phận các nước
đang phát triển khác cũng tham gia vào thương mại dệt may thế giới nhưng chưa
phải là thành viên WTO vào thời điểm ATC hết hiệu lực (ví dụ như Việt Nam)
thì khó khăn cịn nhân lên gấp bội. Mặc dù cũng vấp phải những khó khăn như

những nước đang phát triển là thành viên WTO, nhưng các nước như Việt Nam
lại khơng được hưởng những lợi ích của việc dỡ bỏ hạn ngạch, cạnh tranh bình
đẳng. Đây là một điều hết sức khó khăn, vì các nước chưa phải là thành viên
WTO, trong khi vẫn bị áp chế độ hạn ngạch, lại phải chịu sự cạnh tranh gay gắt
hơn do các nước thành viên khác đã được gia tăng và dỡ bò dần hạn ngạch.
Thứ hai, bên cạnh việc phải cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu, giờ
đây, các nước đang phát triển còn phải đối mặt với nguy cơ bị cạnh tranh và mất
thị phần ngay trên thị trường nội địa do tự do hoá thương mại. Điều này tạo nên
sức ép buộc các nước đang phát triển phải điều chỉnh, đưa ra những chính sách
thương mại phù hợp với hồn cảnh mới và những biện pháp cần thiết để bảo vệ
nền sản xuất nội địa nhằm nâng cao sức cạnh tranh, chuẩn bị cho thời kỳ thương
mại tự do.


Thứ ba, mặc dù Hiệp định ATC đã đưa ra một lộ trình rõ ràng cho việc dỡ bỏ
các hạn ngạch dệt may, nhưng trong giai đoạn đầu, các nước phát triển chỉ thực
hiện qui định này đối với các sản phẩm khơng phải là bảo hộ hàng đầu, cịn các
mặt hàng quan trọng hiện đang được hạn ngạch bảo hộ sẽ bị dồn xuống cuối tiến
trình do mục đích duy trì bảo hộ nền cơng nghiệp trong nước, và nỗi lo sợ vấp
phải sự phản đối của làn sóng lao động thất nghiệp từ những nước này. Như vậy,
hiệu quả do Hiệp định ATC mang lại trong thời gian đầu thường thấp, các nước
đang phát triển sẽ chậm được hưởng những lợi ích do ATC đem lại trong khi
vẫn phải cạnh tranh gay gắt với nhau để giành thị phần. Thực tế cho thấy, trong
giai đoạn đầu thực hiện Hiệp định ATC từ 1995- 2000, hàng dệt may của các
nước đang phát triển chỉ tăng 4,5% trong khi các nước phát triển đã tăng 9%
trong cùng khoảng thời gian đó.7
Tóm lại, Hiệp định ATC khơng chỉ đem lại những lợi ích cho các nước đang
phát triển như nhiều ngừơi vẫn nghĩ, trái lại, nó cũng đồng thời đưa đến nhiều
thách thức, bất lợi cho các nước này. Việc tận dụng được lợi ích của ATC đến
đâu hồn tồn phụ thuộc vào khả năng, độ nhạy bén của từng quốc gia.

4. Thị trường dệt may thế giới sau khi ATC hết hiệu lực
Đến thời điểm 1/1/2005, hiệp định hàng dệt may ATC chính thức hết hiệu
lực, nhưng câu chuyện về dệt may không phải đã kết thúc, ATC không phải đã
được xếp sang một bên sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử. Trái lại, sự kết
thúc của ATC lại mở ra nhiều vấn đề rất mới cho ngành công nghiệp dệt may
các nước và sự thay đổi vị trí trong thị trường dệt may thế giới. Mặc dù thời hạn
dỡ bỏ hoàn toàn hạn ngạch đã được thoả thuận từ 10 năm trước, tức là các nước
đã có hơn 10 năm để chuẩn bị cho thời điểm này. Tuy nhiên, ở vào thời điểm
này, khi Hiệp định dệt may ATC đã chính thức được dỡ bỏ thì nhiều nước vẫn
cịn đang trong tình trạng lúng túng. Hơn hai năm đã trôi qua kể từ khi hiệp định
dệt may được dỡ bỏ, những tác động của việc dỡ bỏ này đã và đang được cảm
nhận trên thế giới theo nhiều chiều hướng khác nhau. Có thể thấy, thời kỳ hậu
Bộ Thương mại, Vụ chính sách thương mại đa biên. Tác động của hiệp định đàm phán thương mại đa biên
Urugoay. Nxb Thống kê. Hà Nội 2000, trg. 144.
7


hạn ngạch đã tạo cho bức tranh thị trường dệt may thế giới nhiều mảng màu rất
đối lập.
Nhóm nước xuất khẩu hàng dệt may, mà hầu hết là các nước đang phát triển,
được coi là bị tác động trực tiếp nhất từ việc dỡ bỏ hạn ngạch dệt may. Trong
khi Hiệp định ATC hết hạn được cho là mang lại lợi ích rất lớn cho một số nước
xuất khẩu, thì đồng thời, nó cũng khiến nhiều nước xuất khẩu khác đối mặt với
nguy cơ bị mất thị phần do không có khả năng cạnh tranh.
Nhóm nước được coi là có lợi thế khi hiệp định này kết thúc bao gồm các
nước như Trung Quốc, Ấn Độ, và ở mức độ thấp hơn có thể là Pakistan và Thái
Lan. Các nước này, đặc biệt là Trung Quốc, đã có sự chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng
cho sự kiện này bằng việc đầu tư thêm hàng triệu đô la đầu tư cho công nghệ,
thông qua các chiến lược giảm giá, cộng với khả năng tiếp cận hầu như vô hạn
với nguồn nhân cơng rẻ và có năng suất, cơ sở hạ tầng tốt và các thể chế hoạt

động có hiệu quả. Sự tăng trưởng ấn tượng của Trung Quốc và Ấn Độ trong
những năm đầu tiên của thời kỳ hậu ATC đã chứng minh cho tiềm năng to lớn
của các nước này. Theo một đánh giá gần đây của WTO, thị phần của Trung
Quốc trên thị trường dệt may thế giới có thể tăng từ 17% khi còn chế độ hạn
ngạch, lên 50% sau khi hạn ngạch được xoá bỏ8. Tuy nhiên, sự tăng nhanh về thị
phần của Trung Quốc và Ấn Độ cũng đồng nghĩa với việc sự thu hẹp thị trường
của các nước xuất khẩu nhỏ hơn do thị phần bị rơi vào tay các nước trên.
Đối lập với tương lai sáng sủa của một số nước được coi là cường quốc về
xuất khẩu hàng dệt may nói trên là một thực trạng khác, ít tươi tắn hơn, thuộc về
các nước đang và chậm phát triển, nơi mà sự chuẩn bị cho thời kỳ hậu ATC còn
nhiều bất cập, lúng túng. Đối với các nước này hạn ngạch không phải là vấn đề
cản trở khả năng xuất khẩu của họ. Trái lại, trong nhiều năm qua, hạn ngạch
chính là điểm tựa, giúp các nước này kiềm chế được các đối thủ cạnh tranh, bảo
vệ được hoạt động xuất khẩu, giúp họ giữ được thị phần vốn khiêm tốn của
mình tại các thị trường nhập khẩu lớn. Thế nhưng, trong lúc hệ thống hạn ngạch
còn hiệu lực, các nước này đã không chú trọng phát triển ngành này, mà quá phụ
8

Việt Nga. “Ai được lợi khi xóa bỏ chế độ hạn ngạch dệt may?” T/chí Ngoại thương, số 18 (6/2005).


thuộc vào cái ơ hạn ngạch, vì thế, giờ đây, nguy cơ bị thua thiệt do khơng có khả
năng cạnh tranh là rất lớn, đặc biệt đối với các nước nghèo. Bangladesh và
Campuchia chính là hai trường hợp điển hình. Tại Bangladesh, ngành dệt may
chiếm tới 75% thu nhập về xuất khẩu của cả nước. Thế nhưng, thực tế cho thấy
Bangladesh trở thành nước xuất khẩu hàng dệt may lớn không phải do nước này
tận dụng được những lợi thế so sánh của mình mà chủ yếu là nhận được sự đối
xử ưu ái của Liên minh châu Âu (EU) khi Liên minh này giành cho Bangladesh
những ưu đãi về thuế quan song song với việc không quy định hạn ngạch đối với
hàng xuất khẩu của nước này. Theo đánh giá của Chủ tịch Hiệp hội các công ty

sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Bangladesh thì 1/3 doanh nghiệp dệt may,
phần lớn là vừa và nhỏ, có thể sẽ bị phá sản và khoảng 200 đến 300 ngàn người
sẽ mất việc làm sau thời điểm Hiệp định ATC hết hiệu lực do không thể cạnh
tranh nổi với các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ. Campuchia cũng rơi vào
tình trạng tương tự, khi mà khu vực dệt may mấy năm qua đã giúp cho sự hồi
sinh của nền kinh tế nước này nhờ việc thâm nhập vào các thị trường lớn như
Mỹ và EU theo chế độ hạn ngạch với kim ngạch trung bình khoảng 1,4 tỷ USD,
chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu của nước này. Việc dỡ bỏ hạn ngạch có thể
khiến cho nền cơng nghiệp dệt may của Campuchia rơi vào khủng hoảng, đe doạ
công việc của hơn 300 ngàn công nhân, phần lớn là nữ9.
Mặc dù theo dự báo, tương lai cho các nước đang và chậm phát triển có vẻ
khá ảm đạm nhưng thực tế cho thấy, hai năm vừa qua, không chỉ Trung Quốc,
Ấn Độ mà cả Bangladesh, Campuchia vẫn thu được những lợi nhuận đáng kể.
Phần lớn các dự báo đều cho rằng các nước nghèo sẽ khơng sống sót được, tuy
nhiên khủng hoảng lại không xảy ra vào năm 2005. Câu trả lời là mặc dù chế độ
hạn ngạch được dỡ bỏ nhưng các thị trường lớn như Mỹ, EU đã tăng cường các
hàng rào bảo vệ phù hợp với các điều kiện của WTO nhằm bảo vệ cho ngành dệt
may nội địa trước sự gia tăng ồ ạt của hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Những
hàng rào này đã phần nào giúp các nước như Bangladesh, Campuchia giữ được
Mạnh Cường. “Bức tranh công nghiệp dệt may thế giới sau 1 năm WTO bãi bỏ hạn ngạch”. T/chí Lao động và
Xã hội, số 277 (12/2005).
9


thị phần tại các thị trường lớn, kiềm chế sự gia tăng thị phần của những nước có
khả năng xuất khẩu lớn như Trung Quốc. Tuy nhiên, giai đoạn này sẽ không kéo
dài lâu. Các nhận định đều cho rằng, năm 2008, khi mà các hàng rào bảo vệ
hoàn toàn được dỡ bỏ, thì khủng hoảng sẽ thực sự xảy ra. Lúc đó, những nước
có khả năng cạnh tranh kém sẽ thực sự bị tổn thương trước sự gia tăng nhanh
chóng về thị phần của những nước xuất khẩu dệt may lớn như Trung Quốc, Ấn

Độ.
5. Tác động của xu hướng phát triển thị trường dệt may thế giới tới Việt
Nam
Có thể thấy, việc dỡ bỏ chế độ hạn ngạch theo Hiệp định ATC vơ hình trung
đã chia các nước xuất khẩu hàng dệt may thành hai nhóm nước, một nhóm được
hưởng lợi và một nhóm bị thua thiệt. Ngồi ra, cịn một nhóm nhỏ các nước
khác, mà tác động của việc dỡ bỏ chế độ hạn ngạch và lợi ích thực tế còn chưa
rõ ràng và phụ thuộc nhiều vào quan hệ đối ngoại của mình, đó chính là các
nước chưa phải là thành viên WTO vào thời điểm Hiệp định này hết hiệu lực,
mà Việt Nam là một ví dụ điển hình. Đối với Việt Nam, việc chưa trở thành
thành viên của WTO vào năm 2005 đã đặt ngành dệt may Việt Nam đứng trước
sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới.
Sau khi Hiệp định ATC hết hiệu lực, ngành dệt may Việt Nam phải đương
đầu với hai khó khăn lớn: thứ nhất là việc khơng được hưởng những lợi ích do
việc kết thúc Hiệp định ATC mang lại do chưa là thành viên WTO- tất nhiên bất
lợi này không phải do bản thân ATC gây nên mà do nước ta không là thành
viên của WTO nên không được hưởng lợi từ các nguyên tắc cơ bản của WTO để
bảo vệ các thành viên của mình; thứ hai, chúng ta phải cạnh tranh trên một thị
trường khốc liệt hơn nhiều, khi mà các đối thủ của ta trong lĩnh vực dệt may vốn
đã có nhiều thế mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ… nay lại được tiếp thêm sức
mạnh từ việc dỡ bỏ chế độ hạn ngạch. Như vậy, trong khi các nước như Trung
Quốc, Ấn Độ sẽ tự do xuất khẩu vào các thị trường thì Việt Nam sẽ vẫn bị
khống chế về hạn ngạch theo các Hiệp định thương mại song phương ở nhiều


mặt hàng Việt Nam có khả năng cạnh tranh. Hơn thế nữa, phần hạn ngạch vốn
đã bị khống chế của Việt Nam lại rất dễ có nguy cơ bị các đối thủ khác chiếm
nốt do họ có nhiều lợi thế, khả năng cạnh tranh lại cao hơn. Ngoài ra, bên cạnh
việc khơng được hưởng thêm gì từ hạn ngạch, Việt Nam còn gặp phải những bất
lợi do các nước nhập khẩu có thể áp đặt các biện pháp tự vệ tạm thời trong vòng

3 năm kể từ năm 2005 để bảo vệ nền sản xuất trong nước trước những tác động
của việc dỡ bỏ hạn ngạch.
Nhìn chung, việc Hiệp định ATC hết hiệu lực vào ngày đầu tiên của năm
2005 đã khiến ngành dệt may Việt Nam đứng trước những khó khăn, bất lợi lớn.
Tuy nhiên, qua thực tế hơn hai năm kể từ khi ATC hết hiệu lực cho thấy Việt
Nam đã nỗ lực rất nhiều để tháo gỡ dần những khó khăn này. Đầu tiên, phải kể
đến thành công của Việt Nam trong việc đàm phán gia nhập tổ chức thương mại
thế giới WTO. Hiệp định ATC hết hiệu lực từ 1.1.2005 thì đến cuối năm 2006,
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Như vậy, Việt Nam đã gạt
được khó khăn thứ nhất- bất lợi do không phải là thành viên WTO. Từ sau năm
2006, ngành dệt may Việt Nam khơng cịn gặp trở ngại do bị áp đặt hạn ngạch
mà có thể cạnh tranh bình đẳng hơn, theo đúng các nguyên tắc về tự do hoá
thương mại của WTO. Như vậy, mặc dù ATC hết hiệu lực, nhưng Việt Nam chỉ
bị bất lợi về hạn ngạch trong ngắn hạn. Và trong khoảng thời gian khó khăn khi
các nước khác đã được dỡ bỏ hạn ngạch đó, Việt Nam vẫn thu được những kết
quả lớn từ xuất khẩu hàng dệt may. Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may trong
hai năm 2005, 2006 đều tăng ở mức cao (phụ lục 2). Có được điều này là do các
doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn như May 10,
Việt Tiến… đã có những sự chuẩn bị hết sức chu đáo cho thời kỳ “hậu” hạn
ngạch này. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn giữ vững được thị phần do đã chú
trọng đến việc cạnh tranh bằng uy tín, chất lượng, đồng thời chuyển hướng sang
các mặt hàng phi hạn ngạch và mở rộng sang các thị trường mới. Theo đánh giá
của Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) về khả năng cạnh tranh xuất khẩu
hàng dệt may vào Mỹ sau 1/1/2005 thì ở châu Á, chỉ có Việt Nam có thể cạnh
tranh được với Trung Quốc và là lựa chọn thứ hai sau Trung Quốc về nguồn


cung hàng dệt may10. Có thể thấy, bất chấp những bất lợi do việc dỡ bỏ hạn
ngạch, hàng dệt may Việt Nam vẫn được đánh giá cao trên thị trường quốc tế về
khả năng cạnh tranh.

Mặc dù được đánh giá cao và vẫn đứng vững sau khoảng thời gian ATC hết
hiệu lực, cộng với việc đã gạt bỏ được bất lợi về hạn ngạch sau khi gia nhập
WTO, nhưng ngành dệt may Việt Nam không nên quá lạc quan khi mà các nước
cạnh tranh với Việt Nam đang dần củng cố thêm sức mạnh để vươn lên trong
giai đoạn hậu hạn ngạch này. Hơn thế nữa, dù đã là thành viên của WTO thì khó
khăn lớn nhất do việc dỡ bỏ hạn ngạch mang lại vẫn cịn đó: đó là việc phải cạnh
tranh bằng chính thực lực trên một sân chơi bình đẳng. Bên cạnh đó, việc gia
nhập WTO cũng đem lại thách thức cho dệt may Việt Nam khi phải cạnh tranh
ngay tại thị trường nội địa. Qua những đánh giá mới đây của WTO về trường
hợp của Bangladesh và Campuchia có thể thấy lao động rẻ khơng cịn là lợi thế
mang tính chất quyết định đến khả năng cạnh tranh mà yếu tố then chốt vẫn là
năng suất và chất lượng- hai yếu tố mà Việt Nam chưa thực sự mạnh. Vì vậy,
gia nhập WTO sẽ khơng phải là con đường rộng mở cho dệt may Việt Nam khi
mà năng lực cạnh tranh của ngành chưa được củng cố thêm. Để có thể đứng vào
hàng ngũ các nước được hưởng lợi thời kỳ phi hạn ngạch, nhiệm vụ tối quan
trọng đối với ngành dệt may Việt Nam lúc này là phải có chiến lược dài hạn
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam, sau khi đã gia
nhập WTO.

Mạnh Cường. “Bức tranh công nghiệp dệt may thế giới sau 1 năm WTO bãi bỏ hạn ngạch”. T/chí Lao động
và Xã hội, số 277 (12/2005).
10


CHƯƠNG II
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT
MAY VIỆT NAM
1. Tổng quan tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
Ở Việt Nam, các ngành thủ công truyền thống như đan, thêu, dệt lụa đã có từ
rất lâu đời. Tuy nhiên, ngành cơng nghiệp dệt may ở Việt Nam chỉ chính thức

hình thành với sự ra đời của khu công nghiệp dệt Nam Định năm 188911. Từ sau
khi Việt Nam hoàn toàn thống nhất (1976), ngành dệt may Việt Nam đã phát
triển nhanh chóng về năng lực, qui mơ sản xuất do việc chính phủ tiếp quản tồn
bộ các nhà máy, xí nghiệp Dệt- May ở phía Nam như cơng ty dệt Thắng Lợi,
Việt Thắng, công ty may Nhà Bè, Việt Tiến,… và tiếp tục xây dựng nhiều nhà
máy lớn trên cả nước như nhà máy sợi ở Hà Nội, Vinh, Huế, Dệt Kim Hoàng
Thị Loan… Từ đây, ngành Việt Nam ngày càng phát triển, đóng vai trị quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân, cung cấp nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu
dùng trong nước.
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu hàng dệt may từ năm 1976. Hàng dệt may Việt
Nam được xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu theo các hiệp định gia
công với khối lượng lớn, đầu vào, đầu ra do Nhà nước quyết định dựa trên yêu
cầu của các nước nhập khẩu. Nhờ việc xuất khẩu này, ngành dệt may đã có
những bước tiến vượt bậc, tạo việc làm và đổi về từ 55- 60 ngàn tấn bông xơ
mỗi năm từ Liên Xơ, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước12.
Đến đầu những năm 1990, khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ,
ngành dệt may Việt Nam cũng lâm vào khủng hoảng về thị trường cũng như
nguồn nguyên liệu và thiết bị sản xuất. Tuy nhiên, cũng vào thời điểm khó khăn
nhất này, ngành dệt may Việt Nam đã tìm ra lối thốt nhờ công cuộc đổi mới
UNIDO & DSI. Tổng quan về cạnh tranh cơng nghiệp Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia 1999, trg. 139.
Bùi Xuân Khu. “Ngành dệt may Việt Nam 45 năm góp phần xây dựng đất nước”. Website Bộ Công thương:

11
12


toàn diện của đất nước song song với việc tận dụng được q trình chuyển dịch
sản xuất trong ngành cơng nghiệp dệt may từ các nước phát triển sang các nước
đang và kém phát triển diễn ra mạnh mẽ trên qui mơ tồn thế giới. Từ đây,
ngành cơng nghiệp dệt may Việt Nam bắt đầu hội nhập kinh tế thế giới, bước

vào giai đoạn phát triển mới với những thay đổi về chất rất quan trọng. Từ chỗ
chỉ sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước và thực hiện một phần theo Nghị định
thư hàng năm với Liên Xô và các nước Đông Âu, đầu ra, đầu vào do Nhà nước
quyết định, các doanh nghiệp Dệt- May Việt Nam nay đã chủ động từ khâu chọn
mua nguyên phụ liệu, tổ chức sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tự định giá mua,
giá bán… Giờ đây, sản phẩm dệt may của Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường
khắp các châu lục, thoả mãn được yêu cầu của nhiều thị trường khó tính như
EU, Mỹ, Nhật Bản.
Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành
công nghiệp trọng điểm, có vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Ngành dệt may không chỉ cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho xã hội, tạo việc
làm cho một lực lượng lớn lao động mà còn mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn từ
xuất khẩu đóng góp vào nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
1.1 Qui mô, tốc độ tăng trưởng
Về qui mô, nếu như năm 1990, ngành dệt có 129 DNNN, 1.979 HTX và hộ
cá thể, về may có 166 DNNN, 620 HTX và hộ cá thể, thu hút hàng trăm ngàn
lao động13. Đến năm 1999, số lượng lao động toàn ngành đã đạt khoảng 1 triệu
người. Hiện nay, theo báo cáo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), tồn
ngành có khoảng 2.000 DN dệt may, thu hút hơn 2 triệu lao động. Trong đó,
doanh nghiệp Nhà nước chiếm 5%, doanh nghiệp có vốn FDI chiếm 25% và
phần lớn là doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần. Như vậy, ngành dệt may
hiện nay khơng chỉ tăng về số lượng doanh nghiệp mà cịn mở rộng sang nhiều
thành phần kinh tế như tư nhân, cơng ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư

Bùi Xuân Khu. “Ngành dệt may Việt Nam 45 năm góp phần xây dựng đất nước”. Website Bộ Công thương:

13


nước ngồi chứ khơng chỉ gói gọn dưới hình thức doanh nghiệp quốc doanh,

hợp tác xã và các hộ cá thể như trước kia.
Chính việc mở rộng, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực
dệt may đã tạo điều kiện cho ngành mở rộng qui mô và năng lực sản xuất. Nếu
như năm 1990, sản lượng ngành dệt là 50 ngàn tấn sợi, 450 triệu mét vải ( khổ
0,8m), ngành may sản xuất được 150 triệu sản phẩm. Đến năm 1999, sản lượng
kéo sợi đã tăng gấp đôi, đạt 100 ngàn tấn, sản xuất được 500 triệu mét vải (khổ
0,8m), ngành may sản xuất được 250 triệu sản phẩm. Hiện nay, năng lực sản
xuất toàn ngành, nếu so với năm 1990, đã tăng lên rõ rệt. Đối với ngành dệt
năng lực kéo sợi tăng gấp 5 lần, ngành may số lượng sản phẩm tăng gấp 10 lần
(bảng 1). Năng lực cung ứng nguyên liệu cho ngành dệt ngày càng cải thiện: xơ
bông 10.000 tấn/năm (5% nhu cầu); xơ sợi tổng hợp: 50.000 tấn (30% nhu cầu),
sợi xơ ngắn: 260.000 tấn (60% nhu cầu)14.
Bảng 1: Năng lực sản xuất ngành dệt- may
Ngành
Ngành sợi

Trang thiết bị
2,5 triệu cọc sợi

Năng lực sản xuất/năm
265.000 tấn

Ngành dệt thoi

20.000 máy dệt

680 triệu m2

Ngành dệt kim


4.000 máy

150.000 tấn

Ngành may
300.000 máy may CN
* Nguồn số liệu từ Vinatex,

1,25 tỷ sản phẩm

Nhìn chung, từ năm 1993, sau khi ngành dệt may có sự chuyển hướng và mở
rộng thị trường xuất khẩu, qui mô và năng lực sản xuất của ngành đã được cải
thiện rất nhiều, góp phần nâng cao giá trị sản lượng của ngành. Trong những
năm gần đây, giá trị sản lượng của ngành dệt may ln ở mức cao và có tốc độ
tăng trưởng khá nhanh.
Trong giai đoạn 2000- 2006, tăng trưởng giá trị tổng sản lượng của ngành dệt
may luôn cao hơn mức tăng trưởng giá trị tổng sản lượng chung của tồn bộ
ngành cơng nghiệp (biểu 1). Tốc độ tăng trưởng cao của tồn ngành dệt may có
sự đóng góp chủ yếu là từ ngành may. Giá trị sản lượng của ngành may trong
14Nguyễn

Hoài. “Chiến lược thay đổi chất cho dệt may Việt Nam”. Website của Thời báo kinh tế VN



những năm gần đây tăng rất nhanh, có thời điểm đỉnh cao như năm 2003, mức
tăng trưởng của ngành đạt tới 27,9%. Nhìn chung, tăng trưởng giá trị sản lượng
của ngành may thường cao hơn mức tăng của toàn bộ ngành dệt may cũng như
tồn bộ ngành cơng nghiệp. Trong khi đó, mức tăng giá trị sản lượng của ngành
dệt lại rất thấp, không bắt kịp được với tốc độ tăng trưởng của ngành may (biểu

1). Sự phát triển chậm chạp của ngành dệt không chỉ làm giảm tốc độ tăng giá trị
tổng sản lượng chung của toàn ngành dệt may mà còn thể hiện một thực tế là
ngành dệt chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phục vụ trong nước và xuất khẩu,
cũng như nhu cầu về nguyên liệu cung ứng cho ngành may.
Về kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may khá cao, là
một trong những ngành cơng nghiệp có tỷ lệ tăng kim ngạch xuất khẩu nhanh
nhất cả nước. Mặc dù những năm 1990- 1991, do sự tác động của những thay
đổi về chính trị, xã hội ở Liên Xơ và các nước Đông Âu,
Biểu 1: Giá trị tăng trưởng sản lượng ngành dệt may
(theo giá so sánh năm 1994)
130

%

125
120
115
110
105
100
2000

2001

Gía trị tổng SL toàn ngành CN

2002

2003
CN Dệt


2004

2005

CN May

2006
CN Dệt + May

* Nguồn: Niên giám thống kê 2006,

Biểu 2: Tỉ lệ tăng KNXK của ngành dệt may


(minh họa phụ lục 2)
100
80
60

%

40
20
0
1991
-20

1993


1995

1997

1999

2001

2003

2005

2007

-40
-60

Tỉ lệ tăng KNXK ngành dệt may

Tỉ lệ đóng góp của ngành dệt may vào tổng KNXK

xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng (mức tăng trưởng
năm 1991 là -44,5%- phụ lục 2). Tuy nhiên, ngành dệt may đã có những nỗ lực
đáng kể, vượt qua giai đoạn khó khăn này, bước vào giai đoạn phát triển mới từ
năm 1992, mở rộng thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu sang các nước trong
khu vực và trên thế giới. Nếu như năm 1991- 1999 tốc độ tăng trưởng kim ngạch
xuất khẩu bình qn tồn ngành đạt khoảng 10% năm, thì đến giai đoạn 20002007 tốc độ tăng trưởng trung bình là 20,7% (xấp xỉ tốc độ tăng trưởng kim
ngạch xuất khẩu chung của cả nước là 21,2%)15. Riêng năm 2006, tỉ lệ tăng kim
ngạch xuất khẩu của ngành là 20,45%. Đặc biệt, năm 2007, ngành dệt may vươn
lên dẫn đầu về trị giá kim ngạch xuất khẩu với 7,8 tỉ USD, tăng 33,4% so với

năm 2006 (phụ lục 2). Đây là con số tăng trưởng khá ấn tượng của toàn ngành,
cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nước và lần đầu tiên vượt kim ngạch
xuất khẩu của dầu thô, đồng thời Việt Nam cũng lọt vào top 10 nước và vùng
lãnh thổ xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới 16. Tuy nhiên, trong khi những năm
gần đây giá trị kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của
ngành luôn ở mức cao nhưng tốc độ tăng trưởng giá trị kim ngạch lại khơng ổn
định, có những năm rất thấp, chỉ đạt 3,7% (biểu 2). Nguyên nhân của việc tăng
15
16

Tổng cục thống kê. Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 20 năm đổi mới. Nxb. Thống kê. Hà Nội 2006, trg. 16.
PV. “Việt Nam vào top 10 nước xuất khẩu dệt may”.


giảm không ổn định này một phần là do những năm gần đây, ngành dệt may
Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, trong khi năng lực cạnh
tranh của ngành còn yếu (vấn đề này sẽ được phân tích kỹ hơn trong chương
sau).
Có thể thấy, sau gần 20 năm thực hiện chiến lược chuyển hướng, ngành dệt
may đã có những bước phát triển nhanh chóng cả về qui mô và tốc độ tăng
trưởng, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Điều này đã giúp
cho ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực trong
chiến lược phát triển kinh tế của nước ta, đóng góp một phần rất lớn cho kim
ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Tuy nhiên, mặc dù tăng trưởng nhanh
nhưng có thể thấy, tốc độ tăng trưởng của ngành chưa thật ổn định (biểu 2),
năng lực sản xuất của ngành, đặc biệt là ngành dệt còn khá khiêm tốn, chưa đáp
ứng được nhu cầu nguyên liệu phục vụ xuất khẩu.
1.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Hiện nay, hàng dệt may VN đã có mặt ở nhiều thị trường trên thế giới, trong
đó có ba thị trường lớn nhất là Mỹ, EU và Nhật Bản (biểu 3). Ngoài ra, sản

phẩm dệt may của Việt Nam cũng được xuất khẩu sang một số thị trường khác
như: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Liên bang Nga…
Biểu 3 : Thị trường xuất khẩu chính của hàng dệt may VN
Nhật Bản 10%

Thị trường
khác 17%

Mỹ 55%

EU 18%

* Nguồn: Số liệu từ Vinatex,

1.2.1 Thị trường Mỹ



×