Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu lao động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng bạch đằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.83 KB, 79 trang )

i

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN



Trí Tuệ Và Phát Triển

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU VÀ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG


Giáo viên hướng dẫn : Th.s Phạm Thị Quỳnh Liên
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu
Khóa : I
Ngành : Kinh tế
Chuyên ngành : Kinh tế đối ngoại






HÀ NỘI – NĂM 2014
ii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn Phạm Thị Quỳnh Liên. Các nội dung nghiên cứu
và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu
phục vụ cho việc nghiên cứu, nhận xét được chính tác giả thu thập và tổng
hợp từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra,
đề tài còn sử dụng một số khái niệm, nhận xét cũng như đánh giá của các tác
giả, chuyên gia, các cơ quan, tổ chức khác và cũng được thể hiện trong phần
tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm
trước Hội đồng cũng như kết quả khóa luận tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2014
Người viết

Nguyễn Thị Thu
iii

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG . 4
1.1 Các khái niệm cơ bản về lao động 4
1.1.1 Lao động 4
1.1.2 Nguồn lao động 4
1.1.3 Lực lượng lao động 4
1.1.4 Sức lao động 4
1.1.5 Việc làm 5

1.1.6 Thất nghiệp 5
1.1.7 Thị trường lao động 5
1.2 Xuất khẩu lao động 6
1.2.1 Di dân quốc tế 6
1.2.2 Xuất khẩu lao động 9
1.2.3 Các hình thức xuất khẩu lao động 10
1.2.4 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động 12
1.2.5 Vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế 14
1.3 Kinh nghiệm xuất khẩu lao động Công ty cổ phần XKLĐ Thương mại
và Du lịch (TTLC) 17
1.3.1 Giới thiệu Công ty cổ phần XKLĐ Thương mại và Du lịch (TTLC)
17
1.3.2 Uy tín và năng lực của TTLC 18
1.3.3 Hoạt động xuất khẩu lao động của TTLC 19
iv

1.3.4 Kinh nghiệm thành công trong hoạt động xuất khẩu lao động của
TTLC 20
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XNK VÀ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 23
2.1 Khái quát hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần XNK và
Xây dựng Bạch Đằng 23
2.1.1 Sơ lược về hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty XNK và Xây
dựng Bạch Đằng 23
2.1.2 Vị trí, vai trò của hoạt động xuất khẩu lao động trong công ty XNK
và xây dựng Bạch Đằng 23
2.2 Quy trình xuất khẩu lao động ra nước ngoài của Công ty cổ phần
XNK và Xây dựng Bạch Đằng 25
2.2.1 Nghiên cứu và phát triển thị trường 25
2.2.2 Đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu lao động 26

2.2.3 Tuyển chọn lao động xuất khẩu 27
2.2.4 Đào tạo lao động xuất khẩu 28
2.2.5 Tổ chức đưa lao động ra nước ngoài 29
2.2.6 Quản lý lao động ở nước ngoài 30
2.2.7 Thanh lý hợp đồng 31
2.3 Tổng quan về thị trường xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần
XNK và Xây dựng Bạch Đằng 31
2.3.1 Nhóm thị trường Đông và Đông Nam Á 33
2.3.2 Nhóm thị trường Trung Đông 37
2.3.3 Nhóm thị trường Châu Âu 39
2.4 Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần XNK và
Xây dựng Bạch Đằng 40
v

2.4.1 Quy mô hoạt động xuất khẩu lao động của công ty cổ phần XNK
và Xây dựng Bạch Đằng 40
2.4.2 Đặc điểm lao động xuất khẩu của Công ty cổ phần XNK và Xây
dựng Bạch Đằng 42
2.4.3 Đánh giá chung kết quả xuất khẩu lao động Công ty cổ phần XNK
và Xây dựng Bạch Đằng 44
2.4.4 Nguyên nhân của những nhược điểm 46
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA
CÔNG TY XNK VÀ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 50
3.1 Triển vọng hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam 50
3.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác xuất khẩu lao động
50
3.1.2 Những phương hướng và mục tiêu cho xuất khẩu lao động của Việt
Nam trong năm 2014 52
3.1.3 Những phương hướng và mục tiêu cho xuất khẩu lao động của Việt
Nam trong giai đoạn 2015 – 2020 55

3.2 Quan điểm và phương hướng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động
của Công ty cổ phần XNK và Xây dựng Bạch Đằng giai đoạn 2014-
2020 57
3.2.1 Quan điểm hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần XNK
và Xây dựng Bạch Đằng giai đoạn 2014-2020 57
3.2.2 Định hướng hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần
XNK và Xây dựng Bạch Đằng giai đoạn 2014-2020 58
3.3 Một số biện pháp đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao
động của Công ty cổ phần XNK và Xây dựng Bạch Đằng 59
3.3.1 Hoàn thiện chiến lược xuất khẩu lao động 59
vi

3.3.2 Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu thông qua các công tác
tuyển chọn và đào tạo lao động trước khi xuất cảnh 61
3.3.3 Bồi dưỡng nghiệp vụ phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ công
tác xuất khẩu lao động 64
3.3.4 Đổi mới công tác quản lý lao động ở nước ngoài 65
PHẦN KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68



vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BIMEXCO
Công ty cổ phần XNK và Xây dựng Bạch Đằng
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
CoC-VN

Bộ quy tắc ứng xử cho các doanh nghiệp xuất khẩu
lao động Việt Nam
ĐVT
Đơn vị tính
EU
Cộng đồng Châu Âu
ILO
Tổ chức lao động quốc tế
IMO
Tổ chức di dân quốc tế
TTLC
Công ty cổ phần Xuất khẩu lao động, Thương mại
và Du lịch
UAE
Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất
VAMAS
Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam
XNK
Xuất nhập khẩu


viii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1: Số lượng lao động đưa đi xuất khẩu và xếp hạng của TTLC giai
đoạn2004-2013…………………………………………………………….23
Bảng 2.1: Công tác xuất khẩu lao động của Bimexco 2009-201…………34
Bảng 2.2: Số lượng lao động đưa đi làm việc tại nước ngoài và đang quản lý
2009-2013……………………………………………………………………36
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động xuất khẩu lao động 2009 – 2013……….44

Sơ đồ 2.1: Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu lao động Bimexco
2009-2013…………………………………………………………………
9

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế hiện đại ngày càng xuất hiện nhiều dòng chảy đan xen giữa
các quốc gia về các yếu tố sản xuất, di chuyển quốc tế về lao động đóng vai
trò là một phần quan trọng của các dòng chảy đó. Cùng với tác động của quá
trình toàn cầu hóa đã thúc đẩy dòng di chuyển lao động quốc tế ngày càng
mạnh mẽ hơn và di cư hiện đã trở thành một xu thế tất yếu. Việc di cư từ
nước này sang nước khác góp phần giải quyết lao động dư thừa cho các nước
đang phát triển, đặc biệt là các nước đông dân và giải quyết tình trạng thiếu
lao động của các nước phát triển.
Do điều kiện lịch sử và hoàn cảnh riêng biệt, Việt Nam tham gia vào thị
trường lao động quốc tế muộn hơn các quốc gia trong khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, sau hơn 30 năm hoạt động Xuất khẩu lao động(XKLĐ)đang được
coi là mũi nhọn của kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Theo số liệu của Bộ Lao
động thương binh-Xã hội năm 2013, hàng năm gần 100 ngàn người ký hợp
đồng tham gia xuất khẩu lao động, hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam
đã được coi là giải pháp quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu bức xúc về
việc làm trước mắt cho một bộ phận nguồn nhân lực trong nước, vì mục tiêu
xã hội: Xoá đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp. Không chỉ mang lại một
nguồn thu nhập cho người lao động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất
nước mà hoạt động xuất khẩu lao động còn là công cụ để tiếp nhận sự chuyển
giao công nghệ tiên tiến nước ngoài, thông qua đó đào tạo một đội ngũ lao
động có chất lượng cao về chuyên môn, ngoại ngữ và tác phong lao động
công nghiệp, mang tính chiến lược trong quá trình phát triển và hội nhập kinh

tế thế giới, đồng thời tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam với cộng đồng
quốc tế và nâng cao một bước công tác quản lý Nhà nước của các cơ quan
trung ương cũng như chính quyền địa phương.
Sau thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu (XNK) và
Xây dựng Bạch Đằng (Bimexco)-mộtdoanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh
2

vực XKLĐ,tôi nhận thấy xuất khẩu lao động mang lại rất nhiều lợi ích cho
công ty và người lao động nhưng cũng còn tồn tại rất nhiều bất cập cần các
giải pháp phù hợp để hoạt động này được phát triển hơn nữa.Đó chính là lý do
tôi chọn đề tài“Nâng cao hiệu quả hoạt động XKLĐ của Công ty XNK và
Xây dựng Bạch Đằng” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu, mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:Làm rõ cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động,phân
tích thực trạng và nguyên nhân của các nhược điểm trong hoạt động xuất khẩu
lao động của Công ty cổ phần XNK và Xây dựng Bạch Đằng.
Mục đích nghiên cứu:đưa ra những giải pháp khắc phục nhược điểm,
thúc đẩy hoạt động XKLĐ phát triển bền vững và góp phần nâng cao vị thế
Bimexco trong hoạt động XKLĐ Việt Nam và quốc tế trong giai đoạn 2014-
2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tốt nghiệp tập trung nghiên cứu thực
trạng XKLĐcủa Bimexco, vì vậy đối tượng nghiên cứu của đề tài là số liệu
XKLĐ Việt Nam, quy trình thực hiện hoạt động XKLĐ của Bimexco.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: do những hạn chế về mặt thời gian và tài liệu nên
khóa luận chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu hoạt động xuất khẩu lao động của
Việt Nam và Bimexco.
- Về thời gian: đề tài xem xét giai đoạn từ sau năm 2009-2013đối
với Bimexco.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu của khoá luận
Khóa luận sử dụng tập trung một số phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp thống kê phân tích
- Phương pháp suy luận
- Phương pháp tổng hợp
3

5. Nội dung của bài khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, tài liệu tham khảo, khoá luận
gồm các phần sau:
Chương 1:Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu lao động
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần XNK và
Xây dựng Bạch Đằng
Chương 3: Giải phápthúc đẩy xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần
XNK và Xây dựng Bạch Đằng
Để hoàn thành được bài khoá luận này, tôi đã được sự hướng dẫn và
giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn trực tiếp: Th.S Phạm Thị Quỳnh
Liên - Khoa kinh tế đối ngoại, Học viện Chính sách & Phát triển cùng tập thể
cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần XNK và Xây dựng Bạch Đằng, gia
đình, bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn cô Liên và mọi ngườiđã tạo điều kiện
giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt được bài khoá luận này của mình.
Do trình độ của người viết còn hạn chế, chắc chắn khoá luận không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chỉ dẫn của các
thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

4

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1 Các khái niệm cơ bản về lao động

1.1.1 Lao động
Theo Giáo trình Kinh tế Phát triển của PGS.TS Ngô Thắng Lợi, NXB
Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2012: Lao động làhoạt động có mục đích của
con người, trong quá trình lao động, con người vận dụng sức lực của bản
thân, sử dụng công cụ lao động để tác động vào các yếu tố tự nhiên, biến đổi
chúng và làm cho chúng trở nên có ích cho đời sống của con người. Thực chất
là sự vận động của sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã
hội, lao động cũng chính là quá trình kết hợp của sức lao động và tư liệu sản
xuất để sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu cầu con người. Có thể nói lao động
là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động kinh tế.
1.1.2 Nguồn lao động
Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định
của pháp luật có khả năng lao động(không kể những người mất khả năng lao
động) và những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm
việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Nguồn lao động bao gồm những người
từ độ tuổi lao động trở lên (ở Việt Nam là tròn 15 tuổi).
1.1.3 Lực lượng lao động
Lực lượng lao động theo quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế
(ILO) là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định, thực tế đang có
việc làm và những người thất nghiệp song đang có nhu cầu tìm việc làm.
Ở nước ta hiện nay thường sử dụng khái niệm sau: Lực lượng lao động
là bộ phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp.
1.1.4 Sức lao động
Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong quá
trình tạo ra của cải vật chất. Trong nền kinh tế hàng hoá, sức lao động là một
hàng hoá đặc biệt, vì nó có giá trị và giá trị sử dụng như các hàng hoá khác.
Ngoài ra, hàng hoá sức lao động còn là một sản phẩm có tư duy, có đời sống
5

tinh thần. Thông qua thị trường lao động, sức lao động được xác định giá cả.

Hàng hoá sức lao động cũng tuân theo quy luật cung - cầu của thị trường.
Mức cung cao sẽ dẫn tới dư thừa lao động, giá cả sức lao động (tiền công)
thấp, ngược lại khi mức cung thấp sẽ dẫn tới tình trạng thiếu lao động, giá cả
sức lao động (tiền công) sẽ trở nên cao hơn.
1.1.5 Việc làm
Theo Điều 9, Bộ luật lao động Việt Nam 2012: Việc làm là hoạt động
lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.
1.1.6 Thất nghiệp
Thất nghiệp là tình trạng người có sức lao động, từ đủ 15 tuổi trở lên
trong nhóm hoạt động kinh tế tại thời điểm điều tra không có việc làm nhưng
có nhu cầu tìm việc.
1.1.7 Thị trường lao động
Thị trường lao động là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hoá sức lao động
giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người
cần thuê sức lao động đó,thông qua các hình thức thỏa thuận về giá cả (tiền
công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao
động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa
thuận khác.
Thị trường sức lao động được cấu thành bởi ba yếu tố là: cung, cầu và
giá cả sức lao động. Thị trường lao động có thể hoạt động có hiệu quả chỉ khi
các quyền tự do mua, bán sức lao động được đảm bảo bằng luật pháp và bằng
hệ thống các chính sách liên quan đến quyền, quyền lợi và nghĩa vụ của các
bên tham gia thị trường.
Thị trường lao động là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế
thị trường và chịu sự tác động của hệ thống quy luật của nền kinh tế thị
trường. Một thị trường lao động tốt là thị trường mà ở đó lượng cầu về lao
động tương ứng với lượng cung về lao động.
- Cung của thị trường lao động:
6


Cung của thị trường sức lao động được hiểu là khả năng cung ứng loại
hàng hóa sức lao động cho thị trường, bao gồm số lượng, chất lượng và ở một
mức giá cả nhất định.
Số lượng và chất lượng hàng hóa sức lao động gắn liền với số lượng
người lao động tham gia thị trường, và xét trên bình diện tổng thể nền kinh tế
nó phụ thuộc vào quy mô và cơ cấu của nguồn lao động
Giá cả của hàng hóa sức lao động được thể hiện qua mức tiền công (tiền
lương) mà người lao động chấp nhận tương ứng với những đòi hỏi cụ thể của
hoạt động lao động.
- Cầu của thị trường lao động:
Cầu của thị trường lao động là những đòi hỏi của thị trường lao động về
loại hàng hóa sức lao động, bao gồm cả về số lượng, chất lượng tại một mức
giá nhất định.
Số lượng việc làm và những yêu cầu của việc làm phản ánh cầu của thị
trường sức lao động. Nó phụ thuộc vào quy mô sản xuất và trình độ sản xuất
của nền kinh tế.
Giá cả của lao động, xét theo khía cạnh cầu, được thể hiện qua mức tiền
công (tiền lương) tương ứng với một yêu cầu việc làm nhất định
- Sự cân bằng của thị trường lao động:
Cũng như các thị trường hàng hóa khác, cung và cầu của thị trường sức
lao động vận động theo các quy luật thị trường (quy luật cạnh tranh, quy luật
giá cả,…) Nếu thị trường lao động của một quốc gia là cạnh tranh hoàn hảo
thì chúng ta có thể tìm được điểm cân bằng của thị trường, tại đó xác định
được số lượng lao động và mức giá cả cân bằng của thị trường.
1.2 Xuất khẩu lao động
1.2.1 Di dân quốc tế
Sự di chuyển lao động từ nước này sang nước khác để kiếm sống nằm
trong phạm trù chung là di dân quốc tế di dân quốc tế bao hàm cả những
người hoặc dòng người di chuyển từ nước này sang nước khác với nhiều lứa
7


tuổi khác nhau, nhiều lý do khác nhau, trong số đó có một bộ phận thuộc lực
lượng lao động.
Theo ước tính của tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) có 214 triệu người
đang sống và làm việc ngoài nước mình, trong khi mười năm trước đó con số
này chỉ là 150 triệu những năm 2000. Theo dự báo của Liên Hiệp Quốc(UN,
2012), đến năm 2050 sẽ có khoảng 405 triệu người di cư giữa các nước.Có
thể nói so với các nhân tố bất ổn chính trị, kinh tế - xã hội, chiến tranh, thảm
họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu thì các yếu tố kinh tế như thu nhập thấp,
nghèo đói, thiếu việc làm và các lựa chọn mưu sinh là động lực chính trong
quyết định di cư. Chênh lệch về mức sống, cơ hội có việc làm với thu nhập
cao hơn ở trong nước đã thúc đẩy người dân di cư tìm những cơ hội mới, cho
dù chỉ là tạm thời, ở nước ngoài. Di cư vì mục đích kinh tế là loại hình di cư
nổi trội, đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hoá và tự do kinh tế.
Do sự gia tăng của già hóa dân số, do lao động bản địa không muốn làm
những công việc nặng nhọc, độc hại, thu nhập thấp nên các nước nhập cư có
nhu cầu rất lớn về sức lao động và dịch vụ do nhân công nước ngoài cung
cấp. Nhiều nước lâm vào tình cảnh thiếu lao động nên phải hút các dòng nhập
cư từ các quốc gia khác (ví dụ như ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài
Loan, CHLB Đức, Anh, Pháp, Nga, Hoa Kỳ, ).
Khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia và khu vực ngày càng giãn
rộng trong bối cảnhtoàn cầu hoá đã tạo ra nhu cầu lớn về di cư. Xu hướng
người lao động đi làm việc có thờihạn (từ vài tháng cho đến vài năm) ngày
càng phổ biến tại châu Á. Địa bàn tiếp nhận laođộng chủ yếu đến từ châu Á là
các nước vùng Vịnh Pecxich, khu vực Đông Á (Đài Loan, Hồng Kông, Hàn
Quốc và Nhật Bản). Ngay tại Đông Nam Á, Singapore và đảoBa tam của
Indonesia, vùng bờ Tây Malaysia, Brunei, Thái Lan đã thu hút một số
lượnglớn lao động đến từ các nước xung quanh. Một số quốc gia châu Á như
Bangladet, Ấn Độ,Philippine, Myanmar và Indonesia có nhiều công dân làm
việc ở nước ngoài với con sốhàng chục triệu người. Rất nhiều lao động trong

số này không có giấy tờ hợp pháp, và hầuhết trình độ tay nghề còn thấp, công
8

việc không ổn định. Một trong những nguyên nhân củatình trạng trên là hoạt
động của các cá nhân, tổ chức môi giới, tác nhân đáng kể thúc đẩydi cư và di
cư trái phép. Đây sẽ là vấn đề tâm điểm trong nhiều năm tới khi toàn cầu hoá
vàhội nhập quốc tế trở thành một xu hướng chủ yếu.
Một số thuật ngữ thường gặp trong di dân quốc tế như:
- Nhập cư:khái niệm này chủ yếu đề cập tới các đối tượng từ nước
ngoài tới một nước nào đó .
- Xuất cư:khái niệm này chủ yếu đề cập tới các đối tượng ra đi từ một
nước nào đó tới nước mà họ đến.
- Di cư ổn định: Là các đối tượng sẽ định cư lâu dài khi tới quốc gia
nhập cư.
- Di cư tạm thời: Đây là một di chuyển có thời hạn nhằm thực hiện một
hoặc một số nhiệm vụ, công việc cụ thể do quốc gia hoặc tổ chức gửi đến
quốc gia nhập cư trong thời hạn nhất định, được thực hiện theo công ước quốc
tế, hiệp định hoặc hợp đồng, thoả thuận, ghi nhớ. Trong di dân quốc tế hàm
chứa nội dung của xuất khẩu lao động.
Những tiến bộ của khoa học công nghệ trên thế giới, sự phát triển kinh
tế thị trường ngày càng lan rộng trên bình diện quốc tế dẫn đến toàn cầu hóa
kinh tế là xu thế khách quan của thời đại, vì vậy phân công lao động quốc tế
luôn có những thay đổi là điều tất yếu. Việc phân công lao động quốc tế có
đặc điểm sau:
- Nhóm các nước phát triển vừa có nhu cầu lao động đơn giản trong hệ
thống cả ba lĩnh vực: Dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, nhất là lao động
trong các công việc thuộc nhóm 3D (Dirty: Bẩn thỉu, Difficult: khó khăn,
Dangerous: nguy hiểm). Ngược lại bản thân các nước này lại đưa lao động có
trình độ kỹ thuật và chuyên viên bậc cao (lao động chất xám) đi làm việc ở
các nước chậm phát triển khác dưới hình thức chuyên gia, lao động kỹ thuật

có mức thu nhập cao (ví dụ Nhật Bản với Việt Nam). Bên cạnh đó giữa các
nhóm nước này cũng có trao đổi chuyên gia, kỹ thuật viên với nhau (Mỹ -
Nhật bản, giữa các nước EU).
9

- Nhóm các nước đang phát triển và chậm phát triển cũng vừa có nhu
cầu đưa lao động sang các nước phát triển và đang phát triển có nhu cầu thuê
mướn lao động nhằm làm giảm sức ép việc làm trong nước và để tăng nguồn
ngoại tệ (Việt Nam và Hàn quốc, Nhật Bản). Bên cạnh đó, ngay trong các
nước này cũng có nhu cầu trao đổi lao động theo từng thời kỳ, từng thời vụ
(Việt Nam và Lào, Malaysia và Thái Lan). Ngoài ra, các nước này còn nhập
khẩu lao động chất lượng cao dưới các hình thức chuyên gia, kỹ thuật viên
khi chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến trong quá trình phát triển kinh
tế đất nước nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.2 Xuất khẩu lao động
Trong những năm gần đây, công việc đưa người lao động có tổ chức từ
một quốc gia này tới một quốc gia khác có nhu cầu thuê mướn sức lao động
đã trở thành phổ biến và thường được sử dụng bởi cụm từ: Lao động xuất
khẩu (Labour Export): Là người lao động hoặc một tập thể người lao động có
những tuổi khác nhau, sức khoẻ, trình độ nghề nghiệp và kỹ năng lao động
khác nhau với những xuất phát điểm khác nhau.
Như vậy Xuất khẩu lao động (Export of Labour), thực chất là xuất
khẩu hàng hóa sức lao động, được hiểu là sự di chuyển lao động có tổ chức đi
làm việc trong thời hạn nhất định ở nước ngoài thông qua các hiệp định về
XKLĐ và các thỏa thuận khác giữa các quốc gia nhận và gửi lao động.
Tóm lại, những nước cần nhập khẩu lao động có hai loại: Một là những
nước dân số ít mà giàu tài nguyên (như Trung Đông), hai là những nước đã
phát triển, kể cả những nước công nghiệp mới phát triển như Hàn Quốc, Đài
Loan, Singapore, Malaysia, trong nhóm này cơ cấu kinh tế chuyển dịch sang
những ngành dùng nhiều tư bản, công nghệ và lao động trí thức và chuyển

sang nước ngoài (đầu tư trực tiếp, FDI) những ngành có sử dụng lao động
giản đơn số lượng lớn, đồng thời tại những nước công nghiệp này, những
ngành có nhu cầu sử dụng lao động giản đơn quy mô khá lớn nên không thể
chuyển ra nước ngoài hết được, nhiều công đoạn phải dùng đến lao động giản
10

đơn nên có xu hướng nhập khẩu lao động loại này, họ thuê mướn lao động
nước ngoài để giảm chi phí so với phải thuê lao động bản xứ (trong các nước
phát triển vẫn còn một bộ phận lao động có trình độ thấp). Những lao động
giản đơn (unskilled labor, less-skilled labor) hay lao động chân tay (blue-
collar workes) được thuê mướn dưới nhiều hình thức và theo từng đơn hàng,
từng giai đoạn, từng công xưởng, xí nghiệp. Tại Nhật Bản, ba loại công việc
mà môi trường lao động không tốt luôn phải nhập lao động nước ngoài mà
người Nhật gọi là 3K: Nguy hiểm (Kiken), Không sạch (kitanai), điều kiện
khắc nghiệt (kitsui).
1.2.3 Các hình thức xuất khẩu lao động
Những nước xuất khẩu lao động chuyên môn kỹ thuật giản đơn thường
là những nước kém phát triển hoặc phát triển với tốc độ chậm mà không ưu
tiên đẩy mạnh các các ngành dùng nhiều lao động, những nước này vừa đông
dân số, vừa đang trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do đó hoạt động
XKLĐ được diễn ra sôi động khi mà các chính sách mở cửa kinh tế của Nhà
nước diễn ra theo hướng phát triển.
Hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hầu hết các nước
vừa nhập khẩu lao động lại vừa xuất khẩu lao động để phục vụ nhu cầu các
loại lao động thực tế trong nước.
Có 5 hình thức XKLĐ (còn gọi là kênh XKLĐ), đó là:
a) Xuất khẩu lao động thông qua các đơn hàng của doanh nghiệp XKLĐ:
Hình thức XKLĐ này hiện này là phổ biến nhất, các doanh nghiệp được
cấp phép XKLĐ, thông qua hoạt động của mình, họ tìm kiếm đối tác ở nước
ngoài có nhu cầu sử dụng lao động, thông qua đàm phán, ký kết theo các nội

dụng cụ thể theo quy định của luật pháp 2 bên để có cơ sở tuyển chọn lao
động trong nước (với yêu cầu cụ thể của đối tác như về tuổi, giới tính, nghề
nghiệp,…), sau khi học tập định hướng hoặc bồi dưỡng khác sẽ thực hiện ký
kết hợp đồng với lao động tuyển chọn và tổ chức đưa sang phía nước tiếp
nhận lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn.
11

b) Xuất khẩu lao động thông qua hệ thống ưu đãi:
Các nước nhận lao động đưa ra các hình thức tiếp nhận, trong đó có
hình thức “Thẻ” được quy định bởi một số tiêu chí đặc thù như hệ thống thẻ
vàng của Hàn Quốc, loại thẻ này chỉ tiếp nhận lao động có trình độ chuyên
môn cao (thường là các kỹ thuật viên, tốt nghiệp đại học thông thạo ngôn ngữ
để làm việc trong các vị trí quan trọng), Việt Nam cũng đã xuất khẩu sang
Hàn Quốc theo hình thức này, chủ yếu là kỹ sư, chuyên gia, lương của loại
lao động này khá cao và họ được chủ động lựa chọn công việc khi sang Hàn
Quốc. Đại học Bách khoa Hà Nội là nơi có số lượng người đông nhất sang
Hàn Quốc làm việc theo hình thức này (đợt đầu tiên là 42 người).
Ở Đức có hệ thống thẻ xanh, thường chỉ nhận lao động trong cộng đồng
EU. Đầu những năm 2000, nước này có nhu cầu nhận 20.000 lao động nước
ngoài đến làm việc nhưng hạn chế ở các nước trong khối EU.
c) Xuất khẩu lao động thông qua hợp đồng tu nghiệp sinh, thực tập sinh:
Hình thức này khi nhận lao động thường núp dưới bóng tu nghiệp sinh
hoặc thực tập sinh, theo nguyên lý thì các học viên đang học chuyên môn kỹ
thuật tại các trường sang tu nghiệp, lao động thực tế trong thời hạn nhất định,
với mức thu nhập, thù lao theo thoả thuận không theo mức lương nước bản
địa cũng như các chế độ lao động khác, tuy nhiên một số nước đã lợi dụng
con đường này để tiếp nhận lao động và được hiểu là XKLĐ vì quyền lợi của
người lao động do hai bên thoả thuận phù hợp với người lao động.
d) Xuất khẩu lao động do người lao động ký trực tiếp với chủ lao động
ngoài nước:

Hình thức này thường xảy ra ở hai phương diện, khi người lao động
hoàn thành hợp đồng về nước mà trước đó do một doanh nghiệp tổ chức đưa
đi, khi tái xuất họ trực tiếp ký với người sử dụng lao động nước ngoài mà
không thông qua cơ quan môi giới, hoặc là do giới thiệu, giao dịch trên
mạng,… mà họ trực tiếp ký với nhau và khi làm thủ tục XKLĐ thì người lao
12

động chỉ đăng ký qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước khi xuất
cảnh.
e) Xuất khẩu lao động do người lao động tự đi ra nước ngoài tìm việc:
Trong thời gian qua, hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam chủ yếu
diễn ra ở 3 kênh đầu tiên trong khuôn khổ “Di trú thể nhân có tổ chức” thực
hiện bởi các pháp nhân kinh tế của nước nhận và cửlao động trên cơ sở:
+ Thoả thuận giữa hai chính phủ về quan hệ cung - cầu lao động
+ Thoả thuận giữa tổ chức thuộc Chính phủ Việt Nam và tổ chức phi
chính phủ nước ngoài
+ Thoả thuận giữa tổ chức phi Chính phủ Việt Nam Nam và tổ chức phi
chính phủ khu vực nước ngoài
+ Thoả thuận giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài
+ Thoả thuận giữa người lao động Việt Nam và nhà tuyển dụng nước
ngoài.
Việc tổ chức XKLĐ có thể được xếp thành 5 loại gồm: Doanh nghiệp
làm dịch vụ XKLĐ, doanh nghiệp nhận thầu làm việc ở nước ngoài, tổ chức
cá nhân đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động ra nước ngoài dạng
thực tập sinh, tu nghiệp sinh, tổ chức sự nghiệp đưa lao động đi làm việc ở
nước ngoài.
Di cư lao động quốc tế ngày càng gia tăng mạnh mẽ, nhất là trong bối
cảnh quốc tế hoá tự do dịch vụ thương mại thì sự di chuyển lao động lao động
giữa các nước tìm kiếm việc làm lại càng diễn ra sôi động.
1.2.4 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động

a) Xuất khẩu lao động là một loại hoạt động kinh tế và diễn ra gay gắt
Ở nhiều nước trên thế giới, xuất khẩu lao động là một trong những giải
pháp quan trọng thu hút lực lượng lao động đang tăng lên của nước họ và thu
ngoại tệ bằng hình thức chuyển tiền về nước của người lao động và các lợi ích
khác. Những lợi ích này đã buộc các nước xuất khẩu lao động phải chiếm lĩnh
mức cao nhất thị trường lao động ở nước ngoài, mà việc chiếm lĩnh được hay
13

không lại dựa trên quan hệ cung cầu sức lao động. Nó chịu sự điều tiết, sự tác
động của các quy luật của kinh tế thị trường. Bên cung phải tính toán mọi
hoạt động của mình để làm sao bù đắp được chi phí và có phần lãi vì vậy cần
phải có cơ chế thích hợp để tăng khả năng tối đa về cung lao động. Bên cầu
cũng phải tính toán kỹ lưỡng hiệu quả của việc nhập khẩu lao động.
Như vậy, việc quản lý Nhà nước, sự điều chỉnh pháp luật luôn luôn bám
sát đặc điểm này. Làm sao để mục tiêu kinh tế phải là mục tiêu số 1 của mọi
chính sách pháp luật về xuất khẩu lao động.
b) Xuất khẩu lao động là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội
Thực chất, xuất khẩu lao động không tách rời khỏi người lao động. Do
vậy, mọi chính sách pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động phải kết hợp
với chính sách xã hội: Phải đảm bảo làm sao để người lao động ở nước ngoài
được lao động như cam kết ở trong hợp đồng, cũng như đảm bảo các hoạt
động công đoàn hơn nữa, người lao động xuất khẩu dẫu sao cũng chỉ có thời
hạn do vậy cần phải có những chế độ tiếp nhận và sử dụng người lao động sau
khi họ hoàn thành hợp đồng và trở về nước.
c) Xuất khẩu lao động là sự kết hợp hài hòa giữa quản lý vĩ mô của Nhà
nước và sự chủ động, tự chịu trách nhiệm của tổ chức xuất khẩu lao động đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Xuất khẩu lao động thực hiện trên cơ sở của hợp đồng cung ứng lao
động. Nếu như trước đây (giai đoạn 1980-1990) Việt Nam tham gia thị trường
lao động quốc tế đã xuất khẩu lao động của mình qua các hiệp định song

phương, trong đó quy định khá chi tiết về điều kiện lương, ăn ở, đi lại, bảo vệ
người lao động ở nước ngoài. Thì ngày nay, trong cơ chế của nền kinh tế thị
trường hội nhập quốc tế thì hầu như toàn bộ hoạt động xuất khẩu lao động
đều do các tổ chức xuất khẩu lao động thực hiện trên cơ sở hợp đồng đã ký.
Đồng thời, các tổ chức xuất khẩu lao động cũng chịu trách nhiệm tổ chức đưa
đi và quản lý người lao động. Và như vậy thì các Hiệp định, các thỏa thuận
song phương chỉ có tính nguyên tắc, thể hiện vai trò và trách nhiệm Nhà nước
ở tầm vĩ mô.
14

d) Phải đảm bảo lợi ích của ba bên trong quan hệ xuất khẩu lao động
Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động lợi ích kinh tế của Nhà nước chính là
khoản ngoại tệ mà người lao động gửi về nước và các khoản thuế. Lợi ích của
các tổ chức xuất khẩu lao động là các khoản thu được chủ yếu từ các loại phí
giải quyết việc làm ngoài nước. Còn lợi ích của người lao động chính là các
khoản thu nhập.Chính vì chạy theo lợi ích mà các tổ chức xuất khẩu lao động
có quyền đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài rất dễ vi
phạm quy định của nhà nước, nhất là việc thu các loại phí dịch vụ. Từ chỗ các
quyền lợi của người lao động bị vi phạm sẽ khiến cho việc làm ngoài nước
không thật hấp dẫn người lao động.
Ngược lại, cũng vì chạy theo thu nhập cao mà người lao động rất dễ vi
phạm những hợp đồng đã ký kết, bỏ hợp đồng ra làm việc bên ngoài Do
vậy, các chế độ chính sách phải tính toán làm sao cho đảm bảo được sự hài
hòa lợi ích của các bên, trong đó phải thật chú ý đến lợi ích trực tiếp của
người lao động.
e) Xuất khẩu lao động là hoạt động đầy biến đổi
Hoạt động xuất khẩu lao động phụ thuộc rất nhiều vào nước có nhu cầu
nhập khẩu lao động do vậy cần phải có sự phân tích toàn diện các dự án ở
nước ngoài đang và sẽ được thực hiện để xây dựng chính sách và chương
trình đào tạo giáo dục định hướng phù hợp và linh hoạt. Chỉ có những nước

nào chuẩn bị được đội ngũ công nhân với tay nghề thích hợp mới có điều kiện
thuận lợi hơn trong việc chiếm lĩnh thị phần lao động ở ngoài nước. Và cũng
chỉ có nước nào nhìn xa trông rộng, phân tích đánh giá và dự đoán đúng tình
hình mới không bị động trước sự biến đổi của tình hình từ đó đưa ra được
chính sách đón đầ u trong hoạt động xuất khẩu lao động.
1.2.5 Vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế
Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế quan trọng đối với mỗi quốc
gia, đặc biệt đối với các nước kinh tế kém phát triển. Hoạt động này đem lại
15

lợi ích cho tất cả các bên tham gia: bên xuất khẩu lao động, bên nhập khẩu lao
động và bản thân người lao động.
a) Xét trên góc độ vĩ mô:
 Với nƣớc xuất khẩu lao động:
Nước xuất khẩu lao động có lợi về nhiều mặt trong đó đặc biệt là các
lĩnh vực: Kinh tế, xã hội, quan hệ đối ngoại.
- Về kinh tế: Xuất khẩu lao động có vai trò đặc biệt trong hoạt động
kinh tế. Trước hết, nó góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho
người lao động. Có thể nói, xuất khẩu lao động giữ một vị trí rất quan trọng
trong chương trình việc làm quốc gia, nếu không nói là chủ yếu trong chiến
lược giải quyết việc làm, đây là một công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu
của Đảng và Nhà nước. Kinh nghiệm từ một số nước cho thấy, xuất khẩu lao
động là một giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp có hiệu quả cao. Theo
ILO, tính đến năm 2015 thế giới có khoảng 208 triệu lao động thất nghiệp so
với 200 triệu lao động thất nghiệp năm 2013. Điều đó đã gây nên tình trạng
giảm sút đáng kể tăng trưởng kinh tế.Để khắc phục tình trạng này, các nước
đã thành công bằng việc sử dụng giải pháp xuất khẩu lao động.
Bên cạnh những đóng góp trên, xuất khẩu lao động còn đem lại nguồn
thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc
tế do vậy rút ngắn khoảng cách giàu- nghèo giữa nước phát triển và nước

đang phát triển.
Xuất khẩu lao động cũng là một kênh đem lại một nguồn thu nhập quan
trọng cho đất nước. Theo ước tính, số lao động xuất khẩu năm 2013 đã gửi về
cho gia đình khoảng 1,8-2tỷ USD, chiếm khoảng 1,2 % GDP của cả nước.
- Về xã hội: Đối với một nước hơn 90 triệu dân (năm 2013), với trên
một nửa là số người trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp ở
thành thị lên đến 3,58%,tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 khoảng 6,36%
thì xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm cho người lao động rất
có ý nghĩa.
16

Thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động sẽ giảm được tệ nạn xã hội
do thất nghiệp gây ra, tạo một hướng lao động tích cực cho người lao động,
học tập được phong cách lao động mới do tổ chức lao động ở nước ngoài
trang bị
- Về quan hệ đối ngoại: Mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác trong lĩnh
vực xuất khẩu lao động là vô cùng quan trọng, từ đó quan hệ giữa nước cung
ứng lao động và nước tiếp nhận lao động trở nên gắn bó hơn, hiểu nhau hơn,
tao ra mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Cung cấp cho nhau những thông tin
quan trọng về những vấn đề hai nước cùng quan tâm và thống nhất quan điểm
hai bên cùng có lợi. Sự đa dạng hóa các quan hệ hợp tác quốc tế được mở
rộng thông qua hợp tác về lao động sẽ tạo điều kiện mở rộng hơn nữa các
quan hệ hợp tác khác.
 Với nƣớc nhập khẩu lao động:
Nước nhập khẩu lao động thu được những lợi ích đáng kể như: cung
cấp đủ số lao động bù đắp vào các ngành thiếu hụt, khai thác có hiệu quả tiềm
năng của đất nước. Đồng thời, mở rộng quan hệ và uy tín với nước có lao
động, khai thác kinh nghiệm, kiến thức, tác phong lao động và cung cách
quản lý của nước khác, mở rộng nhu cầu thị trường trong nước
Ngoài ra xuất khẩu lao động cũng góp phần giả quyết nhu cầu lao động

đặc biệt là trong các lĩnh vực mà lao động địa phương ít tham gia tại nước tiếp
nhận lao động.
b) Xét trên góc độ vi mô:
 Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao động:
-Tiền đề tốt cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế:
Xuất khẩu lao động là một bộ phận của xuất khẩu do vậy các doanh nghiệp
tham gia trong lĩnh vực này phải tìm hiểu kỹ về nền văn hoá, phong tục tập
quán của nước nhập khẩu.
- Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động là đã tham gia hiệu quả
vào chương trình quốc gia giải quyết việc làm đồng thời thực hiện một phần
thoả thuận hợp tác giữa hai chính phủ.

×