Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê tại nông trường đông hiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.22 KB, 65 trang )


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi,
dưới sự hướng dẫn của Th.S. Trần Thị Trúc, và cán bộ tại Nông trường.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ chuyên đề tốt nghiệp nào trước đây.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Trần Thị Quỳnh Nga


ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VÀ VÀI NÉT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ 8
1.1. Tổng quan về nông nghiệp Việt Nam 8
1.1.1. Những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 8
1.1.2. Vai trò của nông nghiệp với phát triển kinh tế 10
1.1.3. Các giai đoạn của phát triển nông nghiệp 11
1.2. Một vài nét chung về sản xuất cà phê 14
1.2.1. Lịch sử trồng cà phê ở Việt Nam 14
1.2.2. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới 16
1.2.3. Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam 18
CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ TẠI NÔNG
TRƢỜNG ĐÔNG HIẾU 21
2.1. Đặc điểm chung của Nông trường Đông Hiếu 21


2.1.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên 21
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 23
2.2. Thực trạng vấn đề sản xuất và thu mua cà phê tại Nông trường Đông Hiếu . 29
2.2.1. Tình hình sản xuất và thu mua cà phê 29
2.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cà phê 40
2.3. Phân tích thuận lợi khó khăn trong quá trình sản xuất cà phê 45
2.3.1. Ma trận SWOT 45
2.3.2. Tác động của quá trình sản xuất cà phê đến môi trường 49
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT CÀ PHÊ Ở NÔNG TRƢỜNG ĐÔNG HIẾU 50
3.1. Lĩnh vực sản xuất 50
3.1.1. Vốn đầu tư 50
3.1.2. Kĩ thuật 51
3.1.3. Dịch vụ 51

iii
3.2. Quy hoạch vùng trồng cà phê 51
3.3. Thị trường 52
3.4. Sử dụng phân bón hợp lí 53
KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG

Bảng 2.1: Phân chia đất theo tính chất sử dụng
Bảng 2.2: Sản phẩm cà phê chè quả tươi 2013
Bảng 2.3: Doanh thu từ một hecta cà phê giai đoạn 2003-2013
Bảng 2.4: Chi phí sử dụng phân bón trên 1 hecta trong giai đoạn 2003-2013
Bảng 2.5: Số lượng công lao động mỗi hecta trong một năm

Bảng 2.6: Chi phí nhân công
Bảng 2.7: Tổng chi phí trong hoạt động sản xuất
Bảng 2.8: Kết quả hoạt động sản xuất
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu GO, IC, VA
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu hiệu quả
Biểu đồ 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất cà phê trên một hecta giai đoạn
2003-2013

1
LỜI MỞ ĐẦU
+ Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phục hồi, ngành công nghiệp
và dịch vụ được chú trọng, tỉ trọng của nông nghiệp ngày càng giảm, tuy vậy
chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển
kinh tế. Nước ta là nước có nền nông nghiệp truyền thống lâu đời, trồng trọt
chăn nuôi là các ngành nghề chủ yếu, cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, nông nghiệp cùng cần được phát triển theo hướng hiện
đại, sử dụng các thành tựu của khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó,
sự phát triển của xã hội kéo theo sự gia tăng nhu cầu của con người, và cà phê
là thức uống được không ít người lựa chọn, do đó thị trường cà phê cũng ngày
càng được mở rộng. Nông trường Đông Hiếu là nơi có truyền thống trồng cà
phê hơn 50 năm, có thể nói cà phê đóng vai trò thiết thực đối với các hộ gia
đình, đem lại thu nhập cho người dân trong vùng. Tuy cà phê đã được trồng
một cách tập trung và kĩ thuật chăm bón được phổ biến nhưng vẫn còn rất
nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả sản xuất chưa cao,giá cả phụ thược vào tư
thương, giả cả đầu vào để sản xuất chưa ổn định. Để cây cà phê thực sự mang
lại hiệu quả cao và đem lại thu nhập cho người dân cần chú trọng đến các yếu
tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất từ đó tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu
quả sản xuất. Trong bối cảnh hiện nay, đứng trước những khó khăn chung của
nghành nông nghiệp và của các hộ nông dân trồng cà phê ở Nông trường

Đông Hiếu, việc đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê
cho các hộ nông dân là hết sức cần thiết và thiết thực. Xuất phát từ đó tôi lựa
chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê tại Nông
trường Đông Hiếu”.
+ Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Trên cơ sở lý thuyết và phân tích thực trạng việc trồng
cà phê tại Nông trường Đông Hiếu, từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê tại Nông trường.

2
Mục tiêu cụ thể:
- Nêu cơ sở lý thuyết ngành nông nghiệp.
- Đánh giá được hiệu quả sản xuất cà phê trên địa bàn Nông trường
Đông Hiếu.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cà phê, các
yếu tố thuận lợi, khó khăn khi sản xuất cà phê.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê tại
Nông trường.
+ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng:
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình sản xuất cà phê tại Nông
trường Đông Hiếu.
- Đối tượng khảo sát: Những hộ trồng cà phê, thương lái, cán bộ quản lí.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Nghệ An. Cụ thể là tại Nông trường
Đông Hiếu.
- Thời gian: Từ 10/04/2014 – 10/05/2014
- Phạm vi nội dung: Đề tài tìm hiểu thực trạng sản xuất cà phê, tập
trung điều tra các đối tượng trồng cà phê, từ đó đề xuất một số giải pháp chính
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê trên địa bàn nghiên cứu.

+ Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn điểm:
Nông trường Đông Hiếu là một trong 5 Nông trường trên vùng đất Phủ
Quỳ, với diện tích đất đỏ bazan màu mỡ phù hợp với cây công nghiệp. Các hộ
trong xã chủ yếu trồng cây cà phê và cao su, tuy nhiên diện tích trồng cà phê
lớn hơn chiếm khoảng 60% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của địa
phương. Đây là vùng có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế đa dạng với nền
tảng là nông nghiệp, trọng tâm là phát triển kinh tế hộ. Do đặc điểm nghiên
cứu của đề tài nên việc chọn địa điểm nghiên cứu là địa phương có vùng sản
xuất cà phê lâu đời, sản lượng đủ lớn. Với những lý do trên, Nông trường

3
Đông Hiếu, thuộc địa bàn xã Đông Hiếu, thị xã Thái Hòa, Nghệ An được
chọn làm điểm nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp thu thập số liệu:
- Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập thông qua các nguồn tài liệu, sách
báo, tạp chí, các nghị định, nghị quyết, chỉ thị, các chính sách của nhà nước
có liên quan đến sản xuất kinh doanh cây cà phê, các công trình nghiên cứu
khoa học đã được công bố, các số liệu và các báo cáo tổng kết của Nông
trường Đông Hiếu.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu mới được thực hiện qua các
phương pháp điều tra hộ. Thông qua các phương pháp quan sát thực tế, phỏng
vấn sâu các hộ trồng cà phê. Việc lựa chọn các hộ điều tra đảm bảo tính đại
diện cho các hộ sản xuất cà phê trên địa bàn Nông trường.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Phương pháp xử lý thông tin:
- Đề tài dùng công cụ để xử lý số liệu là phần mềm Microsoft Word 2010.
Phương pháp phân tích số liệu
- Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế -
xã hội bằng việc mô tả các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử

dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của Nông trường và thực tình hình
sử dụng các yếu tố đầu vào của hộ nông dân sản xuất cà phê, kết quả và hiệu
quả của hộ nông dân sản xuất cà phê.
- Thống kê so sánh là phương pháp dựa vào các chỉ tiêu phân tổ, so
sánh các tổ theo tiêu thức quy mô, hình thức đối tượng để tìm ra các yếu tố
ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê, từ đó đưa ra các giải pháp
cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê.
+ Kết cấu khóa luận
Kết cấu khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về nền nông nghiệp Việt Nam vài nét chung về
phát triển cà phê
Chương 2: Tình hình sản xuất cà phê tại Nông trường Đông Hiếu

4
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê tại Nông
trường Đông Hiếu




CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ VÀI NÉT
CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ

1.1. Tổng quan về nông nghiệp Việt Nam
1.1.1. Những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
“Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất chủ yếu của
xã hội. Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng mà các ngành sản xuất
khác không thể có đó là:
a. Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức

tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt
Ở đâu có đất và lao động thì có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp. Thế
nhưng ở mỗi vùng mỗi quốc gia có điều kiện đất đai và thời tiết – khí hậu rất
khác nhau. Lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá và sử dụng các
loại đất ở các địa bàn có địa hình khác nhau, ở đó diễn ra các hoạt động nông
nghiệp cũng không giống nhau. Điều kiện thời tiết khí hậu với lượng mưa,
nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng v.v…trên từng địa bàn gắn rất chặt chẽ với điều
kiện hình thành và sử dụng đất. Do điều kiện đất đai khí hậu không giống
nhau giữa các vùng đã làm cho nông nghiệp mang tính khu vực rất rõ nét.
b. Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể
thay thế được. Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất,
nhưng nội dung kinh tế của nó lại rất khác nhau
Trong công nghiệp, giao thông v.v… đất đai là cơ sở làm nền móng,
trên đó xây dựng các nhà máy, công xưởng, hệ thống đường giao thông v.v…

5
để con người điều khiển các máy móc, các phương tiện vận tải hoạt động.
Trong nông nghiệp, đất đai có nội dung kinh tế khác, nó là tư liệu sản xuất
chủ yếu không thể thay thế được. Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con
người không thể tăng thêm theo ý muốn chủ quan, nhưng sức sản xuất ruộng
đất là chưa có giới hạn, nghĩa là con người có thể khai thác chiều sâu của
ruộng đất nhằm thoả mãn nhu cầu tăng lên của loài người về nông sản phẩm.
Chính vì thế trong quá trình sử dụng phải biết quí trọng ruộng đất, sử dụng
tiết kiệm, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng cơ bản, tìm
mọi biện pháp để cải tạo và bồi dưỡng đất làm cho ruộng đất ngày càng màu
mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi đơn vị diện tích với chi phí thấp
nhất trên đơn vị sản phẩm.
c. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống – cây trồng và
vật nuôi
Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo qui luật sinh học nhất

định (sinh trưởng, phát triển và diệt vong). Chúng rất nhạy cảm với yếu tố
ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực
tiếp đến phát triển và diệt vọng. Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh,
mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự
phát triển của cây trồng, vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng.
Cây trồng và vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt được sản xuất
trong bản thân nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở
chu trình sản xuất trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sản xuất sau. Để
chất lượng giống cây trồng và vật nuôi tốt hơn, đòi hỏi phải thường xuyên
chọn lọc, bồi dục các giống hiện có, nhập nội những giống tốt, tiến hành lai
tạo để tạo ra những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với
điều kiện từng vùng và từng địa phương.
d. Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao
Đó là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp, bởi vì một
mặt sản xuất nông nghiệp là quá trình tái sản xuất kinh tế xoắn xuýt với quá
trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ

6
vào nhau, song lại không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao
trong nông nghiệp. Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xoá
bỏ được, trong quá trình sản xuất chỉ tìm cách hạn chế nó. Mặt khác do sự
biến thiên về điều kiện thời tiết – khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thích ứng
nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau. Đối tượng của
sản xuất nông nghiệp là cây trồng – loại cây xanh có vai trò cực kỳ to lớn là
sinh vật có khả năng hấp thu và tàng trữ nguồn năng lượng mặt trời để biến từ
chất vô cơ thành chất hữu cơ, tạo nguồn thức ăn cơ bản cho con người và vật
nuôi. Như vậy, tính thời vụ có tác động rất quan trọng đối với nông dân. Tạo
hoá đã cung cấp nhiều yếu tố đầu vào thiết yếu cho nông nghiệp, như: ánh
sáng, ôn độ, độ ẩm, lượng mưa, không khí. Lợi thế tự nhiên đã ưu ái rất lớn
cho con người, nếu biết lợi dụng hợp lý có thể sản xuất ra những nông sản với

chi phí thấp nhưng chất lượng tốt. Để khai thác và lợi dụng nhiều nhất tặng
vật của thiên nhiên đối với nông nghiệp đòi hỏi phải thực hiện nghiêm khắc
những khâu công việc ở thời vụ tốt nhất như thời vụ gieo trồng, bón phân,
làm cỏ, tưới tiêu v.v… Việc thực hiện kịp thời vụ cũng dẫn đến tình trạng
căng thẳng về lao động đòi hỏi phải có giải pháp tổ chức lao động hợp lý,
cung ứng vật tư – kỹ thuật kịp thời, trang bị công cụ, máy móc thích hợp,
đồng thời phải coi trọng việc bố trí cây trồng hợp lý, phát triển ngành nghề
dịch vụ, tạo thêm việc làm ở những thời kỳ nông nhàn” [9]
1.1.2. Vai trò của nông nghiệp với phát triển kinh tế
“Nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, đặc biệt
là các nước đang phát triển. Bởi vì ở các nước này, đa số người dân sống dựa
vào nghề nông. Để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho nhân dân,
chính phủ cần có chính sách tác động đến khu vực nông nghiệp nhằm nâng
cao năng suất cây trồng và tạo ra nhiều việc làm ở nông thôn.
Trừ một số ít nước dựa vào tài nguyên phong phú để xuất khẩu đổi lấy
lương thực, còn hầu hết các nước đang phát triển phải sản xuất lương thực cho
nhu cầu tiêu dùng của dân số nông thôn cũng như thành thị. Nông nghiệp còn
cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế. Với hơn 70% dân số ở

7
nông thôn thực sự là nguồn nhân lực dự trữ dồi dào cho khu vực thành thị. Để
đáp ứng nhu cầu lâu dài của phát triển kinh tế, việc gia tăng dân số ở khu vực
thành thị thì không đủ khả năng đáp ứng. Cùng với việc tăng năng suất lao
động trong nông nghiệp, sự chuyển dân số ở nông thôn lên thành thị sẽ là
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa đất nước. Bên cạnh đó, nông
nghiệp còn là ngành cung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Khu vực nông nghiệp cũng có thể là một nguồn cung cấp vốn cho phát
triển kinh tế, với ý nghĩa lớn lao là vốn tích lũy ban đầu cho công nghiệp hóa.
Đa số các nước đang phát triển có những thuận lợi đáng kể, đó là tài nguyên
thiên nhiên và các sản phẩm nông nghiệp. Ở các nước không giàu tài nguyên,

thì nông sản đóng vai trò qua trọng trong xuất khẩu, và thu được ngoại tệ thu
được sẽ dùng để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị cơ bản và những sản
phẩm chưa sản xuất được.
Dân số nông thôn ở các nước đang phát triển còn là thị trường quan
trọng để tiêu thụ sản phẩm công nghiệp như tư liệu sản xuất và hàng tiêu
dùng. Nếu nhà nước có chính sách thúc đẩy kinh tế ở khu vực nông thôn và
thu nhập được phân phối công bằng thì thị trường nông thôn ngày càng có
nhu cầu mở rộng về sản phẩm công nghiệp. Ngược lại, nếu có thị trường rộng
lớn ở nông thôn thì công nghiệp có thể tiếp tục phát triển sau khi đã bão hòa
nhu cầu của thành thị về các sản phẩm công nghiệp.
Tóm lại, ở hầu hết các nước đang phát triển sẽ không có sự phát triển
quốc gia, nếu không có sự phát triển nông thôn. Những vấn đề cốt lõi của
nghèo đói, bất công tăng lên, dân số gia tăng nhanh chóng và thất nghiệp ngày
càng tăng đều có nguồn gốc ở sự trì trệ và thụt lùi của hoạt động kinh tế ở các
vùng nông thôn so với thành thị. Do vậy, phát triển nông nghiệp và nông thôn
là cơ sở để phát triển đất nước.
1.1.3. Các giai đoạn của phát triển nông nghiệp
a. Nông nghiệp truyền thống
Đặc điểm chung của nông nghiệp truyền thống là nông dân canh tác
theo các phương pháp cách đây hàng nghìn thế kỷ. Điều này có nghĩa là

8
người nông dân luôn gắn với phong tục tập quán và họ không có khả năng
thay đổi phương pháp trồng trọt để nâng cao sản lượng. Bên cạnh đó, phong
tục tập quán luôn được củng cố bằng những giá trị và tín ngượng gắn liền với
tôn giáo nên việc thay đổi càng khó khăn hơn. Việc duy trì tiêu pháp canh tác
cũ còn do tính rủi ro cao và không ổn định của nông nghiệp. Người nông dân
thường không thích chuyển từ cây trồng và công nghệ truyền thống mà trong
nhiều năm họ đã sử dụng sang một công nghệ cao với hứa hẹn mức sản
lượng cao hơn, nhưng cũng có thể rủi ro mất mùa lớn hơn. Đối với họ tránh

được một năm mất mùa thất bát quan trọng hơn là nâng cao sản lượng trong
những năm được mùa.
Một đặc điểm cơ bản của nông nghiệp truyền thống là sản xuất mang
tính tự cung, tự cấp với một hoặc hai cây lương thực chủ yếu như lúa, gạo,
ngô, khoai, sắn. Sản lượng và năng suất cây trồng thấp, chỉ sử dụng các công
cụ đơn giản trong sản xuất. Vốn đầu tư rất ít, trong khi đất đai và lao động là
các yếu tố chính của sản xuất. Do đó, quy luật lợi nhuận giảm dần được thể
hiện rõ khi phải sử dụng lao động trên đất đai ngày càng cằn cỗi. Khi biện
pháp này có kết qủa, những hộ khác sẽ quan sát và làm theo. Việc tăng sản
lượng cũng có thể thực hiện bằng việc tăng diện tích canh tác nhờ các dự án
thủy nông hoặc sử dụng phân hữu cơ cho cây trồng.
b. Chuyền đổi cơ cấu nông nghiệp – đa dạng hóa cây trồng
Đa dạng hóa nông nghiệp là bước đầu tiên trong sự quá độ sản xuất tự
cung, tự cấp sang chuyên môn hóa. Trong giai đoạn này cây lương thực cơ
bản không còn là sản phẩm chính của nông nghiệp bởi vì nông dân bắt đầu
trồng các loại cây mới để bán như cây công nghiệp, cây ăn quả, rau cùng với
việc phát triển chăn nuôi các loại gia súc. Nhưng công việc này làm tăng hệ
số sử dụng thời gian lao động trong nông nghiệp, giảm bớt thời gian nhàn rỗi.
Ví dụ nếu trồng trọt vụ mùa chính chỉ chiếm một khoảng thời gian nào đó
trong năm, thì có thể trồng những cây phụ trong khoảng thời gian nào đó
trong năm để tận dụng cả lao động và đất đai. Ở những nơi không đủ lao động
trong thời vụ cao điểm thì có thể sử dụng máy công cụ nhỏ để tiết kiệm sức

9
lao động (như máy cày, máy tuốt lúa, máy xay xát,…) nhằm đảm bảo sức lao
động cho các hoạt động khác.
Cuối cùng việc sử dụng những giống cây trồng mới để tăng năng suất
cây trồng chính như lúa, ngô, có thể giải phóng, một phần đất đai để trồng cây
thương phẩm mà vẫn đảm bảo cung cấp lương thực cơ bản. Nhưng điều cần
chú ý là những giống mới này chỉ tăng năng suất trong điều kiện kết hợp với

việc cung cấp đầy đủ và kịp thời nước và phân bón. Do đó, cần phát triển hệ
thống thủy lợi và cung cấp phân hóa học từ công nghiệp. Đặc điểm của việc
kết hợp giống mới với nước và phân bón hóa học là các yếu tố đầu vào này
không có khả năng thay thế cao.
Tuy vậy, nông nghiệp truyền thống không phải hoàn toàn không có tiến
triển. Sự tiến triển diễn ra chậm chạp, từ du canh, du cư đến định canh, ổn
định đất đai trồng trọt và ổn định công nghệ sản xuất thủ công. Để áp dụng
công tác canh tác mới cần phải có một thời gian dài, ban đầu là thử nghiệm ở
một vài hộ, một vài vụ. Ví dụ, nếu có phương pháp cày đất sâu hơn hoặc gieo
hạt giày hơn làm tăng năng suất cây trồng có thể sẽ có một vài hộ mạo hiểm
làm thử, nếu họ có được những cái cày có khả năng cày sâu hơn. Khi những
biện pháp này có kết quả, những hộ khác sẽ quan sát và làm theo. Việc tăng
sản lượng cũng có thể thực hiện bằng việc tăng diện tích đất canh tác nhờ các
dự án thủy nông hoặc sử dụng phân hữu cơ cho cây trồng.
Như vậy, việc đa dạng hóa cây trồng kết hợp với các biện pháp công
nghệ, chủ yếu là công nghệ sinh học làm cho năng suất và sản lượng lương
thực tăng cao. Người nông dân có thể bán sản phẩm dư thừa để nâng cao mức
tiêu dùng cho gia đình và tăng đầu tư cho sản xuất. Việc đa dạng hóa cây
trồng cũng có thể giảm tác động do mất mùa cây trồng chính gây ra và đảm
bảo thu nhập ổn định hơn.
c. Chuyên môn hóa sản xuất – nông nghiệp thương mại hiện đại
Nông nghiệp chuyên môn hóa là giai đoạn cuối cùng và tiên tiến nhất
của hộ nông dân cá thể. Đó là loại hình nông nghiệp phổ biến ở các nước
công nghiệp phát triển. Nền nông nghiệp này đã đáp ứng và song hành với sự

10
phát triển toàn diện trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Đời sống người
nông dân được cải thiện, tiến bộ của công nghệ sinh học làm tăng năng suất
cây trồng kết hợp với cơ giới hóa làm tăng năng suất lao động và việc mở
rộng thị trường trong nước và quốc tế tạo nên những yếu tố cơ bản cho sự

tăng trưởng của nó.
Ở các trang trại chuyên môn hóa, việc cung cấp lương thực cho gia
đình với một số dư thừa để bán không còn là mục tiêu cơ bản. Giờ đây sản
xuất là hoàn toàn cho thị trường và mục tiêu lợi nhuận thương mại. Việc chú
trọng sử dụng các yếu tố của sản xuất không còn đặt vào đất đai, nước và lao
động như trong nông nghiệp tự cung tự cấp và cả trong nông nghiệp đa dạng
hóa nữa. Thay vào đó, việc tạo vốn và tiến bộ của khoa học công nghệ đóng
vai trò chính trong việc thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp.
Đặc điểm chung của các trang trại chuyên môn hóa là chú trọng vào
trồng trọt một hoặc hai loại cây nào đó. Sử dụng kết hợp các biện pháp tăng
năng suất lao động. Do thời kì này ở khu vực thành thị sự phát triển của các
ngành công nghiệp và dịch vụ cần nhiều lao động cho nên ở nông thôn cần
tiến hành cơ giới hòa, sử dụng máy móc thay thế lao động, sự thay thế này là
có khả năng cao.
Tuy nhiên, sự kết hợp giữa tăng năng suất cây trồng và tăng năng suất
lao động không có phương thức tối ưu. Mọi kỹ thuật công nghệ áp dụng trong
nông nghiệp phải được điều chỉnh phù hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện
đất đai (diện tích, thổ những ) cũng như điều kiện dân số vùng” [1]
1.2. Một vài nét chung về sản xuất cà phê
1.2.1. Lịch sử trồng cà phê ở Việt Nam
Cây cà phê được đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1857, trước hết là ở
một số nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kontum Song mãi tới đầu thế kỷ
hai mươi trở đi thì cây cà phê mới được trồng trên quy mô tương đối lớn của
các chủ đồn điền người Pháp tại Phủ Quỳ - Nghệ An và sau đó là ở Đắc Lắc
và Lâm Đồng, nhưng tổng diện tích không quá vài ngàn hecta. Sau cách mạng
tháng 8, diện tích cà phê ở miền Bắc được phát triển thêm tại một số nông

11
trường quốc doanh và thời kỳ có diện tích cao nhất là trên 10.000 ha vào năm
1963 - 1964. ở miền Nam trước ngày giải phóng, vào năm 1975 diện tích cà

phê có khoảng 10.000 ha. Tại Đắc Lắc có khoảng 7.000 ha, Lâm Đồng 1.700
ha và Đồng Nai 1.100 ha. Cà phê trồng ở miền Bắc trong những năm trước
đây chủ yếu là cà phê chè (Coffea arabica), năng suất thường đạt từ 400 - 600
kg/ha, có một số điển hình thâm canh tốt đã đạt trên 1 tấn/ha. Hạn chế lớn
nhất đối với việc trồng cà phê chè ở miền Bắc là tác hại của sâu bệnh. Sâu đục
thân (Xylotrechus quadripes) và bệnh gỉ sắt cà phê (Hemileia vastatrix), là hai
đối tượng sâu bệnh hại nguy hiểm nhất. Do điều kiện sinh thái không phù
hợp, đặc biệt là có một mùa đông giá lạnh kéo dài, vì vậy cây cà phê vối khó
có khả năng phát triển ở miền Bắc, nhiều vùng đã trồng cà phê vối sau phải
hủy bỏ vì kém hiệu quả.
Diện tích trồng cà phê ở miền Nam trước ngày giải phóng chủ yếu là
giống cà phê vối (Canephora robusta), một số diện tích nhỏ cà phê chè được
trồng ở Lâm Đồng. Năng suất cà phê vối trong thời kỳ này thường đạt trên
dưới 1 tấn/ha, ở một số đồn điền có quy mô vừa và nhỏ cũng đã đạt năng suất
từ 2 - 3 tấn/ha. Ngày nay trong cơ chế quản lý mới, được áp dụng đồng bộ các
tiến bộ kỹ thuật cho nên năng suất đã tăng lên rất nhanh. Tính đến cuối năm
1994, tổng số diện tích cà phê ở nước ta đã có khoảng 150.000 ha và sản
lượng vụ năm 1993/1994 đã đạt trên 150.000 tấn. Vụ cà phê năm 1994/1995
ước đạt 180.000 tấn. Năng suất bình quân trên diện tích cà phê kinh doanh đã
đạt trên 1,2 tấn/ha, nhiều nông trường có quy mô từ 400 - 1500 ha đã đạt năng
suất bình quân từ 2,5 - 3 tấn/ha. nhiều vùng liền khoảnh rộng tới vài trăm
hecta, nhiều chủ hộ nhận khoán, nhiều vườn cà phê tư nhân đã đạt được năng
suất từ 4 - 6 tấn/ha, cá biệt có một số điển hình đạt từ 8 - 10 tấn/ha. Từ một
vài năm gần đây cây cà phê chè đã được phát triển mở rộng ở một số tỉnh
miền núi phía Bắc với tổng diện tích khoảng 7.000 ha bao gồm: Sơn La,
Tuyên Quang, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Lai Châu, Lạng Sơn, Hòa Bình, Yên Bái
v.v Do sử dụng giống mới có tên là Catimor nên đã hạn chế được tác hại
của sâu bệnh, một số điển hình đã cho năng suất đạt từ 1 - 2 tấn/ha. Tại Viện

12

nghiên cứu cà phê đã đạt được trên 3 tấn/ha. Theo chủ trương của Chính phủ
và Bộ Nông nghiệp mục tiêu phát triển cà phê ở Việt Nam tới năm sau 2000
là: Có diện tích trên 200.000 ha và tổng sản lượng hàng năm đạt 250.000 tấn.
Cà phê Việt Nam sẽ là một mặt hàng nông sản quan trọng trên thị trường thế
giới và đem về nguồn ngoại tệ xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân.
1.2.2. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có 75 nước trồng cà phê với diện tích trên 10
triệu hecta và sản lượng hàng năm biến động trên dưới 6 triệu tấn. Năng suất
bình quân chưa vượt quá 6 tạ nhân/ha. Trong đó ở châu Phi có 28 nước năng
suất bình quân không vượt quá 4 tạ nhân/ha. Nam Mỹ đạt dưới 6 tạ nhân/ha.
Bốn nước có diện tích cà phê lớn nhất đó là: Brazil trên 3 triệu hecta chiếm
25% sản lượng cà phê thế giới, Côte D'lvoire (Châu Phi), Indonesia (Châu Á)
mỗi nước khoảng 1 triệu hecta và Côlômbia có gần 1 triệu hecta với sản
lượng hàng năm đạt trên dưới 700 ngàn tấn. Do áp dụng một số tiến bộ kỹ
thuật mới như giống mới và mật độ trồng dày nên đã có hàng chục nước đưa
năng suất bình quân đạt trên 1 tấn/ha. Điển hình có Costa Rica ở Trung Mỹ
với diện tích cà phê chè là 85.000 ha nhưng đã đạt năng suất bình quân trên
1.400 kg/ha.
Do sự xuất hiện và gây tác hại của bệnh gỉ sắt cà phê tại nhiều nước
Trung và Nam Mỹ từ năm 1970 trở lại đây đã gây thêm những khó khăn và
tốn kém cho nghề trồng cà phê ở khu vực này. Cà phê chè hiện nay vẫn chiếm
70% sản lượng của thế giới. Diện tích cà phê chè được trồng tập trung chủ
yếu ở Trung và Nam Mỹ, một số nước ở Đông Phi như: Kenya, Cameroon,
Ethiopie, Tanzania và một phần ở châu Á như: Indonesia, Ấn Độ, Philippines.
Thị trường cà phê trên thế giới trong những năm vừa qua thường chao
đảo, không ổn định nhất là về giá cả. Tổ chức cà phê thế giới (ICO) do không
còn giữ được hạn ngạch xuất nhập khẩu, giá cả trôi nổi trên thị trường tự do
cho nên có những giai đoạn giá cà phê xuống thấp chưa từng có so với vài
chục năm trở lại đây. Tình trạng này đã dẫn đến hậu quả là nhiều nước phải
hủy bỏ bớt diện tích cà phê, hoặc không tiếp tục chăm sóc vì kinh doanh


13
không còn thấy có hiệu quả. Năm 1994 do những đợt sương muối và sau đó là
hạn hán diễn ra ở Brazil, vì vậy đã làm cho sản lượng cà phê của nước này
giảm xuống gần 50%, do đó đã góp phần làm cho giá cà phê tăng vọt, có lợi
cho những người xuất khẩu cà phê trê thế giới.
Cà phê là một loại nước uống cao cấp, nhu cầu đòi hỏi của người tiêu
dùng vẫn không ngừng tăng lên, chưa có những sản phẩm nhân tạo được chấp
nhận để thay thế cho cà phê, vì vậy việc trồng, xuất khẩu, nhập khẩu loại hàng
hóa đặc biệt này vẫn có một ý nghĩa kinh tế lớn đối với nhiều nước.Vấn đề
quan trọng cần có nhận thức đầy đủ là: sản phẩm cà phê đem ra thị trường
phải đảm bảo chất lượng. Trong cơ chế thị trường: Tiền nào - của nấy, lại
càng đúng với mặt hàng cà phê.
Một số tiến bộ kỹ thuật mới trong nghề trồng và sử dụng cà phê trên
thế giới:
- Sử dụng các giống mới qua quá trình tuyển, chọn lọc, lai tạo mang
được các đặc tính tốt về: khả năng kháng sâu bệnh, dạng hình phù hợp, chất
lượng tốt, cho năng suất cao.
- Áp dụng phương pháp nhân giống vô tính bằng kỹ thuật giâm cành,
nuôi cấy mô, tạo ra các vườn cà phê thuần chủng, năng suất cao.
- Áp dụng kỹ thuật trồng dày, tăng mật độ cây trồng trên một đơn vị
diện tích, cho phép đạt năng suất cao, rút ngắn nhiệm kỳ kinh tế, đưa lại hiệu
quả lớn.
- Bón phân dựa trên kết quả chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng khoáng của
cây trồng thông qua biện pháp phân tích lá và đất để hướng dẫn sử dụng các
loại phân và liều lượng phù hợp theo nhu cầu của cây trồng.
- Sử dụng các loại chế phẩm bảo vệ thực vật mới, ít độc đối với người,
giảm sự ô nhiễm đối với môi trường.
- Sử dụng các tiến bộ kỹ thuật của ngành điện tử để chế biến và phân
loại cà phê, tạo ra nhiều dạng thành phẩm có khả năng bảo quản giữ chất

lượng được lâu hơn.

14
- Sử dụng các chế phẩm kích thích sinh trưởng làm cho quá trình ra
hoa, đậu quả và quả chín tập trung.
- Sử dụng những cây che bóng mới, phù hợp với nhu cầu chiếu sáng
theo yêu cầu sinh lý của cây cà phê.
1.2.3. Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Trong nhiều năm gần đây, cà phê là một mặt hàng nông nghiệp xuất
khẩu quan trọng của Việt Nam có kim ngạch hàng năm từ 400 đến 600 triệu
Đôla Mỹ, chỉ đứng sau gạo. Không chỉ đem về nhiều ngoại tệ cho đất nước,
cây cà phê đang ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nước ta.
Cụ thể là: sản xuất chế biến và xuất khẩu cà phê thu hút được nhiều lao động
đặc biệt là lao động trẻ chưa có việc làm. Tính đến năm 1995 đã có 150 đến
200 nghìn người lao động tham gia trong lĩnh vực sản xuất cà phê. Hiện nay
cà phê Việt Nam đã xuất hiện trên khắp các châu lục từ Bắc Mỹ, Tây Âu,
Đông Âu đến úc, Nam á, Bắc á.vv Chất lượng cà phê ở Việt Nam cũng được
thị trường quốc tế thừa nhận và ưa chuộng. Đảng và nhà nước ta luôn coi cà
phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nông nghiệp nói riêng
và của nước ta nói chung lên đã dành cho cây cà phê sự quan tâm đặc biệt. Từ
sau giải phóng, diện tích cà phê liên tục tăng từ vài chục nghìn hecta nay đã
lên tới gần 300 nghìn hecta cho năng suất cao tạo chỗ vững chắc cho xuất
khẩu cà phê tăng trưởng. Tiềm năng của cây cà phê liên tục tăng từ vài chục
nghìn hecta nay đã lên tới gần 300 nghìn hecta cho năng suất cao tạo chỗ
vững chắc cho xuất khẩu cà phê tăng trưởng. Tiềm năng của cây cà phê Việt
Nam rất lớn và phần lớn còn đang chờ sự khai thác có hiệu quả cao, do vậy
trong thời gian tới nghành cà phê cần có những giải pháp cụ thể để phát huy
tối đa tiềm năng này.
Cây cà phê đã được đưa vào Việt Nam từ rất lâu và được trồng đại trà
từ năm 1888. Do điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp nên cây được phát

triển trên quy mô rộng và cho hạt chất lượng tốt không kém sản phẩm của
những nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn trên thị trường. Tuy nhiên phải
đến sau giải phóng ngành cà phê Việt Nam mới đi vào thời kỳ phát triển, sản

15
lượng sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu. Theo số liệu của tổng cục thống kê và
nghành cà phê thì sản xuất cà phê của ta mỗi năm một tăng: Năng suất cà phê
bình quân cả nước cũng tăng liên tục. Nếu năm 1990 đạt 1000 kg nhân /ha thì
năm 1994 là 1300, năm 1997 là 1500. Đến năm 1995, Việt Nam đã đứng thứ
7 trong số các nước sản xuất cà phê nhiều nhất trên thế giới và năm 2013 Việt
Nam vươn lên đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta. Cũng
trong những năm qua, cà phê không chỉ được mở rộng diện tích ở Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ vv là những vùng chủ yếu trồng cà phê Robusta,mà
còn phát triển khá mạnh cà phê Arabicarơ các tỉnh biên miền núi phía Bắc
như Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang vv Nhằm nâng
cao tỷ trọng xuất khẩu cà phê giống ngon, giá cao. Những vùng này có điều
kiện thổ nhưỡng, khí hậu Phù hợp với cà phê Arabica nên tương lai cho năng
xuất cao. Đây là tín hiệu tốt lành cho ngành cà phê Việt Nam trong xu thế
chuộng chất lượng của cà phê thế giới.
Do sản xuất tăng nhanh nên xuất khẩu cà phê của ta hàng năm cũng
tăng nhanh cả về số lượng cũng như kim ngạch. Giá xuất khẩu trung bình
hàng năm cũng tăng đáng kể mặc dù vẫn bị ảnh hưởng rất nhiều từ những
biến động trên thị trường cà phê thế giới. Trong vòng 20 năm lại đây ngành cà
phê đã có những bước phát triển nhanh chóng vượt bậc đưa sản lượng cà phê
tăng lên hàng trăm lần.
Xét trong vòng 5 năm trở lại đây, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ngày
càng tăng trưởng trong 4 năm đầu (từ năm 2009 đến năm 2012) với tốc độ tăng
trưởng bình quân khoảng 17,7%/năm. Điều này cho thấy các thị trường chính
nhập khẩu mặt hàng này ngày càng ưa chuộng cà phê Việt Nam và số lượng thị
trường xuất khẩu của mặt hàng cà phê ngày càng được mở rộng (năm 2008 cà

phê Việt Nam xuất khẩu được sang 74 thị trường, đến hết năm 2013 đã lên tới
86 thị trường). Tuy nhiên, với tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn,
nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này tại các thị trường nhập khẩu hiện đang giảm
mạnh do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tình hình thiên tai dịch bệnh (như
mưa đá, thiếu nước tưới, bệnh gỉ sắt) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng

16
suất cũng như chất lượng của mặt hàng cà phê… dẫn đến việc xuất khẩu cà phê
của nước ta trong năm 2013 sụt giảm cả về lượng, cả về kim ngạch.
Về thị trường xuất khẩu, cà phê của Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu
sang khu vực châu Âu, thống kê chính thức trong năm 2013 xuất khẩu cà phê
sang khu vực này đạt 568,0 nghìn tấn với kim ngạch là 1,2 tỷ USD (giảm
13,7% về lượng, giảm 15,6% về kim ngạch so với năm 2012). Có 13 thị
trường tại châu Âu nhập khẩu cà phê của Việt Nam thì có tới 11 thị trường đã
giảm nhập khẩu so với các năm trước, chỉ có nhập khẩu cà phê từ 2 thị trường
là Anh tăng 13,1% về lượng, tăng 6,9% về kim ngạch và Nga tăng 11,2% về
lượng, tăng 13,0% về kim ngạch.
Châu Á là khu vực nhập khẩu cà phê lớn thứ hai của Việt Nam trong
năm 2013, đạt 269,0 nghìn tấn với kim ngạch đạt 598,9 triệu USD, giảm
21,8% về lượng và giảm 20,6% về kim ngạch so với năm 2012. Có 11 thị
trường thuộc khu vực châu Á nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, trong đó xuất
khẩu sang Nhật Bản và Trung Quốc dẫn đầu, cụ thể xuất khẩu sang Nhật Bản
đạt 78,1 nghìn tấn với kim ngạch 167,6 triệu USD, sang Trung Quốc đạt 37,1
nghìn tấn với kim ngạch 96,2 triệu USD. Đáng chú ý là xuất khẩu sang Ấn Độ
và I-xra-en có dấu hiệu tăng trưởng so với năm 2012, xuất khẩu sang Ấn Độ
tăng 3,8% về lượng và 4,8% về kim ngạch, sang I-xra-en tăng 11,0% về
lượng và 16,8% về kim ngạch.
Châu Phi được đánh giá là khu vực tiềm năng về tiêu thụ cà phê, nhưng
theo thống kê năm 2013, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khu vực này
chỉ đạt 38,1 nghìn tấn với kim ngạch 74,5 triệu USD (giảm 15,9% về lượng

và 17,1% về kim ngạch so với năm 2012) trong đó 3 thị trường nhập khẩu
chính của Việt Nam tại khu vực này là An-giê-ri, Nam Phi và Ai Cập đều
giảm so với năm 2012 cả về lượng, cả về kim ngạch.
Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 59 nước và vùng lãnh thổ, trong đó
mười nước dẫn đầu về nhập khẩu cà phê Việt Nam chủ yếu là các nước trong
khối EU và Mỹ so với những năm 1992, 1993 thị trường xuất khẩu cà phê

17
Việt Nam tập trung vào các nước Singapore, Hong Kong, Nhật Bản chiếm
60% trong mười nước nhập khẩu lớn nhất.
Điều đó cho thấy uy tín của ngành cà phê Việt Nam ngày càng nâng lên từ
thị trường trung gian vào được thị trường tiêu thụ trực tiếp và có dung lượng lớn
mặc dù đây là những thị trường yêu cầu chất lượng, vệ sinh an toàn rất cao.
CHƢƠNG 2
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ TẠI NÔNG TRƢỜNG ĐÔNG HIẾU

2.1. Đặc điểm chung của Nông trƣờng Đông Hiếu
2.1.1 Sơ lược về Nông trường Đông Hiếu
Nông trường Đông Hiếu được thành lập trên cơ sở doanh điền Phủ Quỳ,
nay thuộc Công ty TNHH 1 TV Cao su – Cà phê Nghệ An. Nông Trường
Đông Hiếu nằm trên địa bàn xã Đông Hiếu, gần trung tâm TX Thái Hòa. Là
một trong những nông trường ra đời sớm nhất trong loại hình quốc doanh
nông nghiệp Việt Nam, tính đến nay nông trường đã tròn 55 tuổi.
Ngày 24-3-2956 Bộ trưởng Nguyễn Xuân Yêm đã kí quyết định thành
lập Nông trường Đông Hiếu nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế nông
nghiệp trong thời kì mới. Nông trường có 14 đội sản xuất, 1 văn phòng cơ
quan và 1 tổ dịch vụ điện nước. Với lợi thế nằm trên vùng đất đỏ Bazan Phủ
Quỳ, một mảnh đất màu mỡ ở phía Tây Bắc Nghệ An, phù hợp với những
cây công nghiệp như cà phê, cao su, cam,…
Sự ra đời của nông trường quốc doanh Đông Hiếu đánh dấu một bước

phát triển mới của nền sản xuất XHCN trên miền Bắc, Việt Nam. Giai đoạn
1956-1957 là thời gian Nông trường chuẩn bị cho kế hoạch 3 năm khôi phục
kinh tế 1958-1960, đây là thời kì quan trọng đánh dấu sự hình thành phát
triển của Nông trường sau 9 năm chiến tranh chống thực dân Pháp. Được sự
giúp đỡ của Liên Xô, các chuyên gia đã mở lớp đào tạo công nhân lái máy
kéo, cơ khí, sử chữa. Trong hơn một năm đã có 40 công nhân có tay nghề
thành thạo. Về mặt tổ chức, bộ máy đã được kiện toàn, củng cố vững mạnh

18
cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Nông trường. Trong thời kì này, bộ máy chủ
chốt bao gồm: Đồng chí Huỳnh Sơn Thạch Bí thư Đảng ủy; Đồng chí Trần
Kim Mạnh Giám đốc; Đồng chí Nguyễn Quyền Thư thư ký công đoàn;
Đồng chí Nguyễn Văn Tiên Bí thư đoàn thanh niên. Lực lượng công nhân
cũng đã được tăng cường đủ cho các ngành nghề của Nông trường.
Nông trường đưa ra kế hoạch 3 năm với đối tượng kinh doanh chủ yếu
là cây cà phê, Nông trường chủ trương phát triển hình thức kinh doanh tổng
hợp, lấy ngắn nuôi dài, trồng trọt chăn nuôi, chế biến gắn liền với nhau. Kết
thúc kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế 1958-1960, gương mặt của Nông
trường đã rõ nét về mọi mặt. Từ cơ sở vật chất kĩ thuật cần thiết cho sản
xuất đến nhà ăn, nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo, bệnh xá, bổ túc văn hóa và các
hoạt động văn thể đã phát triển sôi nổi. Nông trường đã được Nhà nước tặng
thưởng 1 Huân chương lao động hạng Ba và 1 Huân chương lao động hạng
Nhất.
Năm 1961, mở đầu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Nông trường quốc
doanh Đông Hiếu nổi lên như một điển hình toàn diện của toàn ngành, các
đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước quan tâm theo dõi và giúp đỡ. Tháng
5-1961, Nông trường được đón các đồng chí lãnh đạo và các đoàn khách về
thăm,…Đặc biệt, tháng 12-1961, Nông trường vinh dự được Bác Hồ về
thăm, cùng đi có các đồng chí Nguyễn Khai, Võ Thúc Đồng…Ủy viên trung
ương Đảng. Kết thúc 1962, chính phủ đã trao tặng Nông trường lá cờ đầu

toàn ngành.
Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1966-1970) cuộc chiến tranh phá
hoại của Mỹ ngày càng gay gắt, kế hoạch sản xuất trở nên khó khăn.
Giai đoạn 1971-1980 là giai đoạn khó khăn nhất của Nông trường, máy
móc thiết bị bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng, vườn cây bị hư hại, các chỉ
tiêu sản xuất đều bị sa sút. Từ năm 1982, hoạt động sản xuất đã có dấu hiệu

19
phục hồi, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Các vườn cam, cà phê, cao
su, dứa đang vào độ sung sức.
Từ năm 1981 đến nay, Nông trường vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh
doanh hiệu quả. Diện tích đất canh tác tuy từ 400 ha nay đã lên đếm 1500
ha. Số lượng công nhân ngày càng tăng, từ 400 công nhân đến nay con số đó
là 1600 công nhân.
Những năm gần đây Nông trường Đông Hiếu trở thành đơn vị tiên
phong đưa tiến bộ khoa học tiên tiến vào sản xuất đối với cây cao su, cà phê
chè, mía…Đồng thời để nâng cao hơn nữa năng suất lẫn sản lượng cây
trồng, Nông trường luôn chú trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp
với từng loại đất. Nhờ chủ động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, Nông
trường Đông Hiếu luôn hoàn thành tốt mọi chỉ tiêu được giao, doanh thu
năm sau cao hơn năm trước. Để đạt được kết quả trên, tập thể cán bộ công
nhân viên của Nông trường Đông Hiếu đã có sự đồng thuận nhất trí cao
trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau khi sát nhập vào Công ty
TNHH 1 TV Cao su – cà phê Nghệ An, nông trường đã nhanh chóng hòa
vào guồng máy sản xuất và trở thành con chim đầu đàn trong các Nông
trường.
Với những nỗ lực không ngừng, Nông trường Đông Hiếu đang phấn đấu
gây dựng hình ảnh của một Nông trường lớn mạnh góp phần phát triển kinh
tế - xã hội trên địa bàn thị xã Thái hòa. Đó là một minh chứng cho một sức
sống mạnh mẽ của mô hình sản xuất nông nghiệp, đóng góp không nhỏ vào

quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa của quê hương, đất nước.
2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động
Trải qua chặng đường dài của thời bao cấp, Nông trường phát triển
không ngừng, làm ăn có hiệu quả là điển hình và điểm sáng cho nền kinh tế
quốc doanh tập trung XHCN. Với mô hình đó sau khi giải phóng miền nam
đến năm 1978, Nông trường Đông Hiếu có nhiệm vụ lập nhiều bộ khung

20
cán bộ từ Nông trường đến đội sản xuất để tăng cường cho Đắc Lắc, các bộ
khung đã phát huy tốt như Nông trường Phước An, Nông trường EAKAO.
Bước sang thời kỳ đổi mới với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước, Nông trường phải đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh để theo kịp
và đáp ứng nhu cầu của thị trường, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu như
cà phê cao su. Làm theo di huấn của Bác Hồ khi về thăm nông trường vạch
ra chức năng, mục tiêu nhiệm vụ xuyên suốt là: Thường xuyên bảo toàn và
phát triển vốn trên cơ sở mở rộng sản xuất tập trung vào các mặt hang
truyền thống có giá trị xuất khẩu, thị trường. Tăng lợi nhuận, năm sau cao
hơn năm trước, bảo đảm phát triển Nông trường và nâng cao đời sống vật
chất tinh thần cho cán bộ CNVC. Thực hiện tốt nghĩa vụ giao nộp ngân sách
cho Nhà nước, thực sự là trung tâm kinh tế, chính trị an ninh quốc phòng,
khoa học kỹ thuật, đời sống xã hội của vùng. Từ mục tiêu đó, lĩnh vực hoạt
động của Nông trường chủ yếu tập trung vào đầu tư thâm canh 3 cây trồng
chính là: cà phê chè Catoba, cao su và cam phục vụ cho xuất khẩu và tiêu
dùng trong nước. Thị trường xuất khẩu chính của cà phê chè là thị trường
Đông Âu, thị trường xuất khẩu của cao su là Trung Quốc, cam Vinh hiện
đang là thương hiệu nổi tiếng trên thị trường trong nước có giá trị cao.
Phương thức hoạt động của Nông trường là quản lý đất đai, giao các
đội sản xuất quản lí điều hành sản xuất. Chỉ đạo trồng mới quản lí chăm sóc
hết thời kì cây kiến thiết cơ bản, kết vốn tài sản giao khoán cho hộ vườn cây
khai thác kinh doanh hiệu quả. Nông trường làm công tác dịch vụ khoa học

kỹ thuật, vốn, vật tư phân bón, thu mua chế biến bao tiêu sản phẩm. Lợi
nhuận sau chế biến được phân phổi lại cho hộ sản xuất, Nông trường thu phí
quản lí dịch vụ 6% sản lượng nguyên liệu.

2.1.3. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lí

21
Nông trường Đông Hiếu nằm trên địa bàn xã Đông Hiếu, thị xã Thái
Hòa, tỉnh Nghệ An. Thái Hòa xưa kia là thủ phủ của Phủ Quỳ, là trung tâm
kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Là địa phương nổi
tiếng về tài nguyên thiên nhiên phong phú, có vùng đất đỏ bazan rộng lớn.
Thái Hòa lâu nay được biết đến bởi nhiều sản phẩm từ cây công nghiệp như
chè, cao su, cà phê Phủ Quỳ, cam Thái Hòa
Thị xã Thái Hoà nằm ở vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An trên toạ độ: Từ
19°13’ – 19°33’ vĩ độ Bắc và 105°18’ – 105°35' kinh độ Đông; cách thành
phố Vinh 90 km về phía Tây bắc.
+ Phía Bắc, phía Nam và phía Tây giáp huyện Nghĩa Đàn;
+ Phía Đông giáp huyện Quỳnh Lưu.
b. Khí hậu
- Chế độ nhiệt
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 24
o
C, tương ứng với tổng nhiệt
năm là 8.700
o
C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao.
Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng 7) là 33
o
C, nhiệt

độ cao tuyệt đối 42,7oC; nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12
năm trước đến tháng 2 năm sau) là 19
o
C, nhiệt độ thấp tuyệt đối - 0,5
o
C. Số
giờ nắng trung bình/năm là 1.500 - 1.700 giờ. Tổng tích ôn là 3.500
o
C -
4.000
o
C. Vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm Thái hoà
chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam làm cho thời tiết khô nóng và hạn hán, ảnh
hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.
- Chế độ mưa
Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200-2.000 mm/năm với
123 - 152 ngày mưa, phân bổ cao dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông
và chia làm hai mùa rõ rệt:
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15 -
20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1, 2; lượng mưa chỉ đạt
7 - 60 mm/tháng.

×