Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu việt nam trên thị trường eu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 84 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề cuối khóa của em được thực hiện dưới sự hướng
dẫn nhiệt tình và tận tụy của TS. Trần Quang Thắng và sự tìm tòi, tổng hợp của bản
thân em qua các tài liệu. Nội dung bài viết không hề có sự sao chép từ bất kì chuyên
đề hay luận văn tốt nghiệp nào. Mỗi trích dẫn đều được cho vào trong ngoặc kép và
có chú thích rõ nguồn gốc. Nếu có bất kì sai phạm nào em xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm.
Hà Nội, 12 ngày, tháng 05, năm 2014
Sinh viên


Trƣơng Thị Hồng Cúc















ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN XUẤT
KHẨU VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƢỜNG EU 4
1.1. Lý luận chung về năng lực cạnh tranh của sản phẩm 4
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh 4
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm 6
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm 8
1.2. Tổng quan về thị trƣờng nông sản tại EU 14
1.2.1. Khái quát về quy mô thị trường 14
1.2.3. Các đối tác thương mại lớn của EU về nhập khẩu nông sản 20
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu
Việt Nam trên thị trƣờng EU 24
1.3.1. Năng lực cạnh tranh còn hạn chế 24
1.3.2. Chưa xây dựng được thương hiệu cho riêng mình 25
1.3.3. Cạnh tranh trên thị trường EU ngày càng gay gắt 26
1.3.4. Các tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra cho hàng nông sản ngày càng chặt chẽ 27
1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong xuất khẩu hàng nông sản sang thị
trƣờng EU 27
1.4.1. Trung Quốc 27
1.4.2. Thái Lan 29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN
XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƢỜNG EU 32
2.1. Tình hình chung về năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt

Nam 32
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu 32
2.1.2. Cơ cấu chủng loại xuất khẩu 34
2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 37
iii

2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt
Nam trên thị trƣờng EU 39
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản sang EU 39
2.2.2. Thị phần hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU 43
2.2.3. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu sang EU 45
2.2.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản vào EU 46
2.2.5. Chất lượng hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang EU 48
2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam
trên thị trƣờng EU 51
2.3.1. Những kết quả tích cực 51
2.3.2. Một số hạn chế còn tồn tại 52
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 54
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢNXUẤT KHẨU VIỆT NAM TRÊN
THỊ TRƢỜNG EU 56
3.1. Thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị
trƣờng EU 56
3.1.1. Thuận lợi 56
3.1.2. Khó khăn 58
3.2. Định hƣớng xuất khẩu hàng nông sản vào thị trƣờng EU 60
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sảnxuất
khẩu Việt Nam trên thị trƣờng EU 62
3.2.1. Mở rộng thị trường và tăng thị phần xuất khẩu 62
3.2.2. Tiêu chuẩn hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm 64

3.2.3. Tăng cường khả năng cung ứng hàng nông sản xuất khẩu 66
3.2.4. Nâng cao uy tín, thương hiệu sản phẩm 67
3.2.5. Đa dạng hóa cơ cấu, chủng loại sản phẩm 68
3.2.6. Hỗ trợ sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu 68
3.2.7. Phát triển nguồn nhân lực 69
3.2.8. Một số biện pháp khác 70
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
ASC
Aquaculture Stewaship
Council
Hội đồng quản lý Nuôi trồng
thủy sản
ASEAN
Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
BVTV

Bảo vệ thực vật

CAP
Common Agricultural Policy
Chính sách nông nghiệp chung
châu Âu
CCT
Common Custom Tariff
Biểu thuế quan chung
CE
European Conformity
Chứng nhận về độ an toàn cho
người dùng
DIS
Draft International Standard
Dự thảo tiêu chuẩn quốc tế
EBA
Everything But Arms
Ưu đãi tất cả mọi thứu trừ vũ khí
EC
European Commission
Ủy ban châu Âu
EMS
Environmental Management
System
Hệ thống quản lý môi trường
EUREPGAP
Euro – Retailer Produce
Working Group – Good
Agriculture Practice
Chứng chỉ thực hành nông
nghiệp tốt

EUROSTAT
The Statistics Office of the
European Communities
Cơ quan thống kê châu Âu
FSC
Forest Stewardship Council
Chứng chỉ rừng
FTA
Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do
GDP
Gross Domestic Products
Tổng sản phẩm nội địa
GLOBALGAP
Global Good Agricultural
Chứng chỉ thực hành nông
v

Practice
nghiệp tốt toàn cầu
GSP
Generalized System of
Preferences
Hệ thống ưu đãi phổ cập chung
GTA
Global Trade Atlas
Atlas thương mại toàn cầu
GTGT

Giá trị gia tăng

HACCP
Hazard Analysis and Critical
Control Point System
Hệ thống phân tích mối nguy và
kiểm soát điểm tới hạn
ICO
International Coffee
Organization
Tổ chức cà phê quốc tế
ISO
International Organization
for Standardzation
Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn
hóa
KL

Khối lượng
KN

Kim ngạch
LCD
Least Developed Countries
Các quốc gia kém phát triển
MFN
Most favoured nation
Nguyên tắc tối huệ quốc
MRL
Maximum residue limited
Dư lượng tối đa cho phép
MUTRAP

European Trade Policy and
Investment Support Project
Dự án Hỗ trợ Chính sách
Thương mại và Đầu tư của châu
Âu
NAFTA
North America Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do Bắc
Mỹ
NXB

Nhà xuất bản
PPS
Purchase Power Standard
Sức mua tiêu chuẩn
RASFF
Rapid Alert System for Food
and Feed
Hệ thống cảnh báo nhanh
SNG
Sodruzhestvo Nezavisimykh
Cộng đồng các quốc gia độc lập
vi

Gosudarstv
SPS
Sanitary and Phytosanity
Measures
Hiệp định về việc áp dụng các

Biện pháp kiểm dịch động thực
vật
TBT
Technical barriers to trade
Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật
đối với thương mại
VFA
Vietnam Food Association
Hiệp hội Lương thực Việt Nam
VICOFA
Vietnam Coffee – Cocoa
Association
Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt
Nam
VINACAS
Vietnam Cashew Association
Hiệp hội Điều Việt Nam
VINAFRUIT
Vietnam Fruit and
Vegetables Association
Hiệp hội Rau quả Việt Nam
VN

Việt Nam
















vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT
Tên bảng
Số trang
1
Bảng 1.1. Lượng nhập khẩu một số mặt hàng nông sản của EU
giai đoạn 2008 - 2013
19
2
Bảng 2.1. Tình hình xuất khẩu nông sản giai đoạn 2009 - 2013
33
3
Bảng 2.2. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo giai đoạn 2009
– T4/2014
35
4
Bảng 2.3. Xuất khẩu cà phê giai đoạn 2010 - 2013
36

5
Bảng 2.4. Xuất khẩu cao su giai đoạn 2009 - 2013
37
6
Bảng 2.5. Kim ngạch xuất khẩu của một số hàng nông sản sang
thị trường EU giai đoạn 2010 – 2013
40
7
Bảng 2.6. EU27 nhập khẩu nông sản từ một số nước châu Á giai
đoạn 2010 – 2013
43
8
Bảng 2.7. Thị phần nông sản Việt Nam trên thị trường EU giai
đoạn 2010 – 2013
43












viii

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ


STT
Tên hình vẽ, biểu đồ
Số trang
1
Hình 1.1. Một số nhà cung cấp nông sản chính của EU năm 2012
20
2
Biểu đồ 1.1. Tốp 5 nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới 2010 – 2012
15
3
Biểu đồ 1.2. Tốp 5 nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới 2010 – 2012
15
4
Biểu đồ 1.3. Tỷ trọng nhập khẩu theo lĩnh vực của EU27 năm
2011
16
5
Biểu đồ 1.4. Nhập khẩu từ các nước đang phát triển giai đoạn
2009 - 2011
16
6
Biểu đồ 1.5. Nhập khẩu từ các nước LCD giai đoạn 2009 - 2011
17
7
Biểu đồ 1.6. Kim ngạch nhập khẩu của EU27 giai đoạn 2005 –
2011
18
8
Biểu đồ 1.7. Các mặt hàng nông sản chính nhập khẩu năm 2011

18
9
Biểu đồ 1.8. Các mặt hàng nông sản chính nhập khẩu năm 2012
19
10
Biểu đồ 1.9. Kim ngạch xuất khẩu nông sản vào EU của một số
đối tác
21
11
Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng của một số mặt hàng trong tổng kim ngạch
xuất khẩu nông sản năm 2013
33
12
Biểu đồ 2.2. Xuất khẩu cà phê theo châu lục
36
13
Biểu đồ 2.3. Thị phần của nông sản một số nước trên thị trường
EU năm 2012
44
14
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu sang EU giai đoạn
2010 – 2013
45
15
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu thị trường xuất khẩu nông sản vào EU giai
đoạn 2010 - 2013
47
16
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của một số nông sản
vào EU giai đoạn 2010 – 2013

47
1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một đất nước có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều thuận lợi và
tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện sinh thái và nguồn lao động dồi dào.
Những mặt hàng nông sản chính của Việt Nam có thể kể đến gạo, mía đường, cà
phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su… là những mặt hàng nông sản thiết yếu phục vụ cho
nhu cầu của con người. Xuất khẩu nông sản với Việt Nam từ lâu đã trở thành một
ngành kinh tế chủ lực tạo ra nguồn dự trữ ngoại tệ lớn, giải quyết công ăn việc làm,
kích thích đầu tư và đưa sản xuất nông nghiệp nông thôn ngày càng phát triển theo
hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đặc biệt là nước ta đang hướng tới sản xuất
nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, sự hội nhập và mở cửa kinh tế cũng kéo theo sự
cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là vấn đề cạnh tranh ở tầm quốc tế. Vì thế, muốn nông
sản Việt Nam tồn tại và đứng vững trên thị trường quốc tế thì nâng cao sức cạnh
tranh của hàng nông sản là một vấn đề cấp thiết.
Thực tế trong thời gian qua, hàng nông sản Việt Nam ngày càng được nâng
cao về sản lượng và chất lượng do áp dụng công nghệ khoa học hiện đại và các mô
hình thâm canh tiên tiến, nó đã thâm nhập vào một số thị trường lớn trên thế giới,
đặc biệt là thị trường khó tính như thị trường EU. Tuy nhiên, do thị trường EU là
mục tiêu hướng đến của nhiều quốc gia nên môi trường cạnh tranh trên thị trường
này rất quyết liệt. Hơn nữa, hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường này phải đáp
ứng được tất cả những quy định rất khắt khe của thị trường. Hàng nông sản Việt
Nam không thể tồn tại và đứng vững được trên thị trường EU nếu không có năng
lực cạnh tranh cao.
Do vậy, việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên
thị trường EU để làm rõ các cơ sở lý luận, thực tiễn và tình trạng, từ đó đề xuất các
giải pháp khắc phục là điều rất cần thiết. Đây chính là lý do đề tài “Nâng cao năng
lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU” được

chọn để nghiên cứu.
2. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt
Nam trên thị trường EU.
2

Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu những nét tổng quan về thị trường nông sản
EU, làm rõ năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị
trường này, trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp để hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam
trên thị trường EU có được vị thế của riêng mình và có khả năng cạnh tranh với
hàng nông sản của các nước xuất khẩu khác như Thái Lan, Trung Quốc,…
3. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt
Nam trên thị trường EU, số liệu chủ yếu tập trung vào giai đoạn 2009 – 2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu từ các nguồn báo cáo chính
thức của Tổng cục thống kê, Tổng cục hải quan, các Bộ ngành như Bộ Công
thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh châu Âu, Ủy ban châu
Âu, Cục thống kê của Cộng đồng châu Âu, … Ngoài ra, thông tin số liệu còn được
lấy từ sách, báo, tạp chí, internet…
- Phương pháp xử lý dữ liệu:
+ Phương pháp thống kê: thống kê các số liệu thu thập được nhằm làm rõ tình
hình xuất khẩu và năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam nói
chung và trên thị trường EU nói riêng.
+ Phương pháp so sánh: phương pháp so sánh được sử dụng nhằm làm rõ sự
biến động của kim ngạch xuất nhập khẩu.
+ Phương pháp phân tích: phân tích các số liệu thứ cấp, sơ cấp để từ đó đưa ra
những đánh giá, nhận xét về năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp một cái nhìn bao quát về năng lực cạnh

tranh của sản phẩm từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp để nâng cao năng lực
cạnh tranh.
Đồng thời khóa luận còn dựa vào các lý luận, quan điểm kinh tế và ý kiến
chuyên gia xuất phát từ thực tiễn để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục, kết cấu của khóa luận gồm ba chương:
3

Chương 1. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và sự cần thiết phải nâng cao
nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị
trường EU
Chương 2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt
Nam trên thị trường EU
Chương 3. Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU



























4

CHƢƠNG 1: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM VÀ SỰ CẦN
THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG
SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƢỜNG EU
1.1. Lý luận chung về năng lực cạnh tranh của sản phẩm
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Trong thập kỷ qua, quá trình hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa ngày càng trở
nên sâu rộng và trở thành một xu thế khách quan, nó đem lại cho các nền kinh tế
cơ hội phát triển vươn lên đồng thời cũng gia tăng sức ép cạnh tranh lên các nền
kinh tế đó.
Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường,
là công cụ để thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo dựng nên những doanh nghiệp thành
đạt đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Cạnh tranh đã đem lại
cho thị trường và cho đời sống xã hội một diện mạo mới, linh hoạt, đa dạng, phong
phú và ngày càng phát triển, đồng thời cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như
kinh doanh gian dối, cạnh tranh không lành mạnh… Bởi lẽ là một quy luật kinh tế
cơ bản của thị trường, chúng ta có thể thấy cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực như kinh
tế, thương mại, chính trị, quân sự, luật, thể thao… và nó gắn liền với nhiều chủ thể.

Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất với nhà phân phối hoặc giữa
những người sản xuất với người tiêu dùng, do đó cạnh tranh có thể được xem xét từ
nhiều góc độ khác nhau tùy theo hướng tiếp cận của mỗi người.
Theo nhà kinh tế học Adam Smith của Anh thì cạnh tranh trong kinh tế luôn
liên quan đến quyền sở hữu. Nói cách khác, sở hữu là điều kiện để cạnh tranh kinh
tế diễn ra.
Nhà kinh tế học M.Porter của Mỹ thì cho rằng cạnh tranh là giành lấy thị phần,
bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi
nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của quá trình cạnh tranh là sự
bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả
giá cả có thể giảm đi.
Trong kinh tế học, theo quan điểm của C.Mác thì “cạnh tranh là sự ganh đua,
đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được những lợi nhuận siêu ngạch.”
5

Cạnh tranh được cuốn Black’Law Dictionary diễn tả là “sự nỗ lực hoặc hành
vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ
thể thứ ba”.
Theo cuốn Từ điển kinh doanh của Anh xuất bản năm 1992 thì cạnh tranh là
“sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành cùng một loại
tài nguyên hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.
Tóm lại, qua các khái niệm trên có thể hiểu cạnh tranh là sự ganh đua, là cuộc
đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa những chủ thể kinh doanh với nhau trên một thị
trường hàng hóa cụ thể nào đó nhằm giành giật khách hàng và thị trường, thông qua
đó mà tiêu thụ được nhiều hàng hóa và thu được lợi nhuận cao.
1.1.2. Năng lực cạnh tranh
Thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
và được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia,
năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm… Trong

khuôn khổ đề tài này chủ yếu đề cập đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Một sản phẩm muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì phải có năng lực
cạnh tranh. Có thể nói, khả năng cạnh tranh chính là yếu tố đảm bảo cho sự tồn tại
của sản phẩm trên thị trường. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm thể hiện chất lượng
và lợi thế của sản phẩm đó so với những sản phẩm khác cạnh tranh với nó trên thị
trường trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng. Sản phẩm có sức
cạnh tranh là sản phẩm có tiềm năng duy trì và phát triển vị trí lâu dài của mình trên
thị trường, có sức mua lớn và có những ưu thế vượt trội về chất lượng, giá cả, tạo ra
sức hấp dẫn riêng của mình đối với người tiêu dùng.
Theo ông Lê Văn Được, nguyên Vụ trưởng Vụ Kế Hoạch, Bộ Công thương thì
“năng lực cạnh tranh của một sản phẩm là sự thể hiện thông qua các lợi thế so sánh
đối với sản phẩm cùng loại. Lợi thế so sánh của một sản phẩm do các yếu tố bên
trong và bên ngoài tạo nên, như năng lực sản xuất, chi phí sản xuất, chất lượng sản
phẩm, dung lượng thị trường của sản phẩm…”.
Tóm lại, năng lực cạnh tranh của sản phẩm là sự biểu hiện “tính trội” của hàng
hóa về chất lượng, giá cả và hình thức lưu chuyển của nó trên thị trường, tạo nên sự
hấp dẫn và thuận tiện cho khách hàng trong việc tiếp cận và sử dụng nó. Năng lực
6

cạnh tranh có thể được hiểu là khả năng giành lợi thế, chiếm ưu thế trong cạnh tranh
của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại trên cùng đoạn thị trường tại cùng một
thời điểm.
Ta có thể thấy khái niệm năng lực cạnh tranh là một khái niệm động, được cấu
thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của môi trường vĩ mô và vi mô. Có thể
sản phẩm này năm nay được đánh giá có năng lực cạnh tranh cao, nhưng năm sau
hoặc sau nữa sẽ không còn khả năng cạnh tranh nếu không giữ được những ưu thế
của mình.
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm
 Thị phần
Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh, thị

phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm
tiêu thụ trên thị trường. Hay nói một cách khác, thị phần là chỉ số đo lường phần
trăm về mức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so sánh với đối thủ cạnh tranh hay
toàn bộ thị trường. Trên thị trường quốc tế, thị phần là phần thị trường tiêu thụ một
loại sản phẩm mà một quốc gia chiếm lĩnh.
Chúng ta có thể hiểu thị phần chính là con của thị trường, bởi lẽ thị trường rất
khổng lồ đến mức không một cá nhân, một tập thể hay một quốc gia nào có thể
thống lĩnh toàn bộ thị trường. Vì vậy, thị trường của mỗi loại hàng hóa được chia
nhỏ ra thành nhiều thị phần, người ta cạnh tranh thị phần với nhau là cách đơn giản
nhất để chiếm đóng thị trường, lấy được thị phần đồng nghĩa với việc hưởng lợi từ
các hoạt động làm ăn với thị trường, vì thị phần ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận
nên mọi công ty dù lớn hay nhỏ thường muốn gia tăng thị phần.
Trên phương diện chiến lược thì thị phần luôn là căn cứ cơ bản để xác định
cũng như đánh giá sức mạnh, sức cạnh tranh của sản phẩm. Căn cứ vào thị phần có
thể xác định được vị thế của sản phẩm, sản phẩm đang ở vị trí nào trên thị trường,
qua đó sẽ có những chiến lược cụ thể, hợp lý để bảo vệ hay tăng thị phần của sản
phẩm đó.
 Chất lượng
Yếu tố hàng đầu tác động đến quyết định của khách hàng trong việc mua một
sản phẩm chính là chất lượng sản phẩm. Theo Giáo sư người Mỹ - Cropsby thì
7

“chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định”. Giáo sư người
Nhật – Ishikawa thì cho rằng “chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi
phí thấp nhất”.
Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000 : 2000 đã
đưa ra định nghĩa như sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của
một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và
các bên có liên quan”.
Nói tóm lại, ta có thể hiểu chất lượng của sản phẩm là mức độ của các đặc tính

của sản phẩm đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ
thuật tương ứng.
Nếu một sản phẩm vì lý do nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải
bị coi là có chất lượng kém cho dù công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó hiện đại
đến đâu. Trên quan điểm của người tiêu dùng, cùng một mục đích sử dụng như
nhau, sản phẩm nào thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn.
 Giá cả
Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của hàng hóa và quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp trên thị trường.
Giá cả hợp lý sẽ trở thành một vũ khí cạnh tranh có lực sát thương mạnh đánh vào
tâm lý người tiêu dùng. Trên một thị trường, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn
những sản phẩm có giá cả thấp hơn đối với những mặt hàng có chất lượng tương
đối giống nhau. Vì thế, việc tận dụng nguồn lực và tất cả các lợi thế để hạ giá thành
sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh sao cho mức giá hợp lý mà vẫn đáp ứng được
khả năng chi trả của khách hàng đồng thời đảm bảo chất lượng của sản phẩm và lợi
nhuận cho doanh nghiệp được coi như chiến lược kinh doanh hợp lý mà các doanh
nghiệp đang theo đuổi.
 Mẫu mã
Mẫu mã của sản phẩm là hình thức bên ngoài của sản phẩm đó, là cái tác động
trực tiếp vào cảm quan thẩm mỹ của khách hàng trước khi tiêu dùng sản phẩm.
Xu hướng tiêu dùng hiện nay rất chú trọng tới mẫu mã, bao bì sản phẩm,
những sản phẩm thiết kế đẹp mắt luôn nhận được sự quan tâm của khách hàng, bởi
vậy nó được gọi là “người bán hàng thầm lặng”. Thông thường chúng ta không thể
đánh giá vật gì chỉ thông qua vẻ bề ngoài nhưng không thể phủ nhận rằng, vẻ bề
ngoài đôi khi cũng khiến chúng ta có những ấn tượng nhất định và đánh giá nhất
8

định. Mẫu mã của sản phẩm cũng giống như bộ trang phục và phụ kiện của con
người, nó giúp khách hàng nhìn vào đó và gợi ra những liên tưởng, cảm nhận về
tính cách của sản phẩm, thông điệp mà sản phẩm muốn truyền tải đến người tiêu

dùng. Có rất nhiều người mua một sản phẩm đôi khi không phải vì biết rõ chất
lượng của nó mà vì mẫu mã của nó quá đẹp mắt, khách hàng có thể đưa ra những
quyết định mua hàng một cách cảm tính, ngẫu nhiên mà không tuân theo một quy
trình nhất định nào cả. Càng ngày mẫu mã sản phẩm càng có vai trò lớn trong quyết
định mua hàng của khách hàng, vì thế khi đưa hàng hóa đến người tiêu dùng, các
doanh nghiệp phải chú ý đến hình thức bên ngoài của sản phẩm mới.
 Thương hiệu
Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của
nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hóa nhằm khẳng định chất lượng và xuất
xứ sản phẩm. Định nghĩa một cách đơn giản thì thương hiệu là hình ảnh, cảm xúc,
thông điệp tức thời mà mọi người có khi họ nghĩ về một sản phẩm. Thương hiệu tạo
ra nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh
nghiệp cung ứng.
Người tiêu dùng có xu hướng quyết định mua dựa vào yếu tố thương hiệu chứ
không phải yếu tố sản phẩm hay dịch vụ, bởi lẽ một hàng hóa có thương hiệu đã
được xây dựng và kiểm chứng trên thị trường sẽ được phần lớn người tiêu dùng tin
tưởng và sử dụng. Ngày nay con người càng ngày càng quan tâm đến những mong
muốn của mình và thương hiệu là cách tốt nhất để tạo nên và tiếp cận với những
mong muốn của khách hàng. Thương hiệu có một ý nghĩa thực tiễn thông qua việc
giúp người tiêu dùng nhận dạng, định hướng sử dụng, chọn lựa hàng hóa theo mục
đích và sở thích của họ. Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà
thương hiệu đó đem lại cho nhà đầu tư trong tương lai, nói cách khác, thương hiệu
là tài sản vô hình của doanh nghiệp.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm
1.1.4.1. Các nhân tố thuộc môi trường cạnh tranh
 Điều kiện tự nhiên
Sự phát triển và tồn tại của sản phẩm nông nghiệp không thể không có các yếu
tố điều kiện tự nhiên, đây chính là yếu tố tạo ra năng lực cạnh tranh ban đầu cho sản
9


phẩm. Vị trí địa lý là yếu tố tác động lớn đến điều kiện và chi phí vận tải. Việc giao
lưu trao đổi và buôn bán hàng hóa sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn khi nằm ở các cảng,
điểm giao lưu quốc tế thuận lợi, góp phần tiết kiệm thời gian, công sức cũng như
giảm chi phí vận tải, hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, thời tiết khí hậu cũng góp
phần không nhỏ vào việc tạo nên năng suất sinh học cao và những đặc trưng về
“hương vị - chất lượng” của sản phẩm, bởi lẽ các sản phẩm nông nghiệp không thể
nào thoát khỏi sự chi phối của thời tiết khí hậu cho dù khoa học kỹ thuật có phát
triển tới đâu. Ở mỗi vùng khác nhau sẽ có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khác
nhau nên nông sản cũng sẽ có những đặc trưng khác nhau. Đồng thời, thứ hết sức
cần thiết đối với phát triển nông nghiệp chính là nguồn đất và nguồn nước, đó là
những điều kiện thuận lợi giúp nhà nông đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và giảm
một phần chi phí sản xuất. Nông nghiệp là một ngành kinh tế gắn chặt với điều kiện
tự nhiên không chỉ trong khâu nuôi trồng, chế biến mà còn ở việc tạo nguồn giống
và vận chuyển đến các thị trường tiêu thụ.
 Cơ sở hạ tầng
Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống đường xá, bến cảng, đường thủy,
đường hàng không, viễn thông, công nghệ sinh học, các công trình thủy lợi… Nó có
vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa nói
chung và hàng nông sản nói riêng. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng giúp doanh
nghiệp đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, góp phần giảm chi phí đầu vào, hạ
thấp giá thành sản phẩm. Tỷ trọng chi phí về cơ sở hạ tầng trong một đơn vị sản
phẩm có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, nếu chi phí cao so với các nước trong
khu vực và trên thế giới sẽ làm cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm bị sụt giảm,
trực tiếp ảnh hưởng đến giá cả đầu vào và giá bán của sản phẩm.
 Trình độ phát triển của nền kinh tế trong nước
Trình độ phát triển và sự ổn định của nền kinh tế tác động trực tiếp đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh trên thị trường trong nước và quốc tế của một quốc gia,
tất yếu có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa quốc gia đó. Nó tác
động trực tiếp đến sức mua của xã hội, là điều kiện tiên quyết để quyết định có mở
rộng quy mô sản xuất hay không. Hàng hóa nói chung và hàng nông sản nói riêng

bắt buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh khi quốc gia ngày càng mở cửa và có
quan hệ thương mại rộng rãi với các nước khác, đặc biệt là việc dỡ bỏ hàng rào thuế
10

quan nhập khẩu. Việc hội nhập kinh tế sẽ thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh,
bởi mức độ cạnh tranh trên thị trường quốc tế vô cùng gay gắt.
 Chính trị
Một quốc gia có hệ thống chính trị ổn định sẽ tạo ra môi trường kinh doanh
thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu. Các doanh nghiệp có
thể mở rộng thị trường xuất khẩu hay không phụ thuộc một phần không hề nhỏ vào
công tác mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Chính phủ. Mặt khác, muốn xâm
nhập vào thị trường của một quốc gia, doanh nghiệp cũng phải tìm hiểu về tình hình
chính trị của quốc gia đó, bởi mỗi quốc gia sẽ có những chính sách riêng để bảo hộ
ngành kinh tế, bảo vệ người tiêu dùng, ảnh hưởng đến chiến lực xuất khẩu của
doanh nghiệp.
 Văn hóa xã hội
Các khu vực và quốc gia khác nhau có những tập tục và quan điểm sống, thói
quen… khác nhau, ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng
tại các khu vực và quốc gia đó. Do vậy, mỗi quốc gia hay doanh nghiệp phải xây
dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp thông qua việc tìm hiểu thị hiếu, thói
quen, tập quán tiêu dùng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
 Tình hình quốc tế và các mối quan hệ thương mại của quốc gia
Mỗi quốc gia là một thành viên trong đại gia đình thế giới. Trong hoàn cảnh
mà xu thế toàn cầu hóa và hội nhập khu vực cũng như thế giới đang ngày càng diễn
ra mạnh mẽ, thâm nhập sâu vào mọi ngõ ngách trên địa cầu thì mối liên hệ giữa các
quốc gia với nhau ngày càng trở nên sát lại, bỏ qua khoảng cách về địa lý là sự nối
liền về tình hữu nghị, xóa bỏ rào cản lưu thông hàng hóa. Bất cứ biến động nào trên
thị trường quốc tế hoặc biến động kinh tế của một quốc gia nào đó cũng có thể gây
ra ảnh hưởng tới một hay nhiều quốc gia khác, do đó, tình hình thế giới và các mối
quan hệ thương mại có tầm ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài tới năng lực cạnh tranh

hàng hóa của một quốc gia.
Sự hội nhập kinh tế sẽ đem lại cho đất nước nhiều cơ hội để xuất khẩu hàng
hóa ra thị trường bên ngoài, đưa hình ảnh và sản phẩm của đất nước đến với bạn bè
quốc tế cũng như thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển. Tuy nhiên song song với
đó là những thách thức do hội nhập mang lại mà đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt
trên tầm vóc quốc gia, hơn nữa là quốc tế.
11

Các mối quan hệ thương mại mà quốc gia có được dựa trên các hiệp định
thương mại song phương và đa phương, các tổ chức hợp tác phát triển, tổ chức
thương mại thế giới WTO, các khu vực mậu dịch tự do như AFTA, NAFTA mà gần
đây nhất là FTA Việt Nam - EU sẽ thúc đẩy xuất khẩu phát triển, ảnh hưởng tới khả
năng cạnh tranh của hàng hóa các nước trên trường quốc tế.
1.1.4.2. Các nhân tố chính tạo nên năng lực cạnh tranh của hàng nông sản
 Giống, cách thức gieo trồng
Giống là một yếu tố quan trọng có thể coi như trợ thủ đắc lực nhất giúp nông
sản có được những đặc trưng riêng về chất lượng và năng suất. Hàng hóa nông sản
có nhiều chủng loại, nhưng không phải chủng loại nào cũng được các thị trường
giang tay đón nhận. Chính vì vậy, chúng ta phải bắt đầu từ việc tìm hiểu nhu cầu
của các thị trường riêng biệt, từ đó tìm ra những giống tốt nhất đáp ứng được các
yêu cầu của thị trường mục tiêu về chất lượng cũng như số lượng. Khoa học công
nghệ hiện đại ngày nay sẽ là bàn tay phụ tá giúp chúng ta tạo ra những giống mới
phù hợp, đạt tiêu chuẩn và được thị trường ưa chuộng để đưa vào canh tác, nâng cao
năng lực cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, muốn đạt được hiệu quả cao nhất thì chúng ta phải có phương pháp
canh tác thích hợp. Giống tốt chưa phải là tất cả nếu phương pháp gieo trồng không
đúng. Một số loại giống có thể phù hợp với các phương pháp gieo trồng khác nhau.
Muốn đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất, phát huy được những thế mạnh của
giống, người nông dân cần tìm hiểu rõ những đặc điểm của giống, phù hợp với môi
trường nào, loại đất nào, lượng nước và phân bón ra sao, cùng với chu kỳ sinh

trưởng của giống để có những bước chăm sóc phù hợp nhất, đem lại năng suất cao
cho nghề nông và tạo ra nguồn hàng để có thể thúc đẩy việc xuất khẩu nông sản.
 Năng suất, sản lượng
Năng suất là một trong các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao
khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Năng suất, sản lượng cao đồng nghĩa với việc
tăng lượng xuất khẩu, có thể đáp ứng đầy đủ được nhu cầu của thị trường về chất
lượng và số lượng, bởi năng suất phải đi đôi với chất lượng và bảo vệ môi trường.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được nâng cao khi nâng cao năng suất thể hiện
qua việc tăng sản lượng, giảm giá thành sản phẩm, góp phần chiếm lĩnh thị trường
bằng cách chiếm lĩnh thị phần, cạnh tranh bằng quy mô với các đối thủ.
12

 Chất lượng nông phẩm
Cạnh tranh về chất lượng mới là xu thế cạnh tranh chân chính. Người tiêu
dùng tìm đến với sản phẩm để có được giá trị sử dụng của sản phẩm đó, thỏa mãn
nhu cầu tiêu dùng của con người, do đó mục tiêu tìm kiếm cuối cùng của họ là chất
lượng. Muốn cạnh tranh lâu dài, hàng hóa phải có chất lượng tốt, đặc biệt là hàng
nông sản, vì hàng nông sản liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Con
người bây giờ sống trong môi trường hiện đại, kinh tế ngày càng phát triển và mức
sống cũng được nâng cao, việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe được đẩy lên hàng đầu,
do đó hàng nông phẩm bị soi kỹ về chất lượng, đặc biệt ở các thị trường mạnh và có
nền kinh tế phát triển, người dân thu nhập cao. Một sản phẩm nếu thực sự có chất
lượng tốt, người tiêu dùng có thể chọn mua dù giá cả cao. Hai sản phẩm có giá cả
như nhau nhưng chất lượng khác nhau, tất nhiên người tiêu dùng sẽ chọn mua sản
phẩm có chất lượng cao hơn. Một sản phẩm giá cả rẻ nhưng chất lượng thấp và một
sản phẩm giá cả cao nhưng chất lượng hơn, người tiêu dùng vẫn có thể lựa chọn
mặt hàng có chất lượng cao. Vì vậy mới nói, mục tiêu quan tâm hàng đầu của người
tiêu dùng bây giờ là chất lượng, cạnh tranh về giá cả không còn là chiến lược chủ
chốt của các doanh nghiệp nếu muốn cạnh tranh một cách lâu dài.
 Công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch

Chế biến là một khâu vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng của sản
phẩm. Từ một mặt hàng sơ chế, nó có thể vươn tới đâu, biến hóa thành sản phẩm
như thế nào và liệu có khai thác hết được tiềm năng của nó hay không phụ thuộc
vào công nghệ chế biến và người lao động. Mặc dù có giống tốt, thu hoạch đúng
thời vụ nhưng nếu mặt hàng nông sản đó không được chế biến tốt thì không thể có
chất lượng tốt nhất về điều kiện vệ sinh và thời gian tiêu dùng lâu dài, gây khó khăn
cho việc thâm nhập vào các thị trường lớn. Khoa học kỹ thuật ngày càng cao siêu,
dưới bàn tay con người và máy móc, các mặt hàng nông sản trở nên có giá trị khác
biệt cách xa so với hình ảnh ban đầu. Do đó, chế biến là bước đi đột phá để nâng
cao giá trị hàng nông sản, đồng thời cách thức và phương pháp, công nghệ chế biến
khác nhau có thể cho ra đời những sản phẩm khác nhau trên cùng một nguồn
nguyên liệu, tạo ra sự đa dạng về chủng loại của sản phẩm, đa dạng hóa lựa chọn
của người tiêu dùng, mở rộng phạm vi khách hàng trên cơ sở đáp ứng được nhu cầu
của nhiều đối tượng khác nhau, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
13

Bên cạnh đó, phương tiện bảo quản, vận chuyển cũng phải được chú trọng để hàng
hóa có thể giữ chất lượng lâu dài, tránh trường hợp hàng hóa bị trả về do mất mùi,
đổi màu hay bao bì bị ảnh hưởng… Vì vậy công nghệ chế biến, bảo quản là một yếu
tố rất quan trọng tạo nên khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam.
 Giá cả nông phẩm
Hàng hóa muốn có sức cạnh tranh cao thì điều khá quan trọng chính là giá
thành rẻ. Vì thế mới tồn tại sự ganh đua nhau trong cạnh tranh bằng cách tìm kiếm
phương pháp sử dụng hiệu quả tất cả các nguồn lực, đổi mới công nghệ, nâng cao
năng suất nhằm hạ giá thành sản phẩm, hay các chiến lược giảm giá nhằm thu hút
người tiêu dùng. Cạnh tranh về giá nhưng vẫn phải giữ nguyên hoặc không ngừng
nâng cao chất lượng của sản phẩm, điều đó sẽ tạo ra sự thu hút đối với người tiêu
dùng khi chi phí bỏ ra thấp hơn mà vẫn được hưởng giá trị sử dụng đáp ứng được
mong muốn. Mặt khác, xuất khẩu nông sản là khâu cuối cùng trong chuỗi các giai
đoạn từ nuôi trồng, thu hoạch đến chế biến, xuất khẩu. Do đó, giá cả phụ thuộc vào

chi phí trong các công đoạn, muốn hạ giá thành sản phẩm, nhà sản xuất phải chú
trọng đến việc giảm chi phí trong các giai đoạn trước đó bằng cách đầu tư đổi mới
công nghệ, dây chuyền chế biến hiện đại, thâm canh có trọng điểm, chọn giống tốt
năng suất cao, trong lưu thông phải chú ý đến các phương án bảo quản, vận chuyển
hợp lý nhằm giảm thiểu chi phí.
 Mẫu mã, thương hiệu
Người tiêu dùng nhìn nhận hàng hóa không chỉ trên chất lượng, giá cả mà còn
trên hình thức. Hình thức đẹp sẽ tạo ra ấn tượng tốt đầu tiên cho người tiêu dùng và
đó là điều rất quan trọng để thu hút sự chú ý, lấy được thiện cảm của khách hàng.
Một bao bì đẹp yêu cầu phải có hình thức bắt mắt, đồng thời không thể thiếu những
thông tin thiết yếu của sản phẩm như thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng,
các dịch vụ kèm theo… đánh trúng vào nhu cầu tiêu dùng và văn hóa của mỗi quốc
gia, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của người mua hàng. Bao bì tốt còn góp
phần bảo quản chất lượng của sản phẩm bên trong. Tùy thuộc vào từng loại sản
phẩm mà người ta lựa chọn những chất liệu bao bì khác nhau như ni lông, kim loại,
nhựa hay thủy tinh… sau đó nghiên cứu trang trí nhãn hiệu để làm nổi bật sản phẩm
giữa rừng hàng hóa cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế. Việc xây dựng
thương hiệu cũng là việc làm quan trọng và vô cùng cần thiết để gây dựng hình ảnh
14

cho sản phẩm trong lòng người tiêu dùng. Thương hiệu mạnh cũng như một sự đảm
bảo không lời đâm chồi mọc rễ trong suy nghĩ của khách hàng, với bằng chứng hình
ảnh của nó đã được nhiều người kiểm nghiệm và tin tưởng.
 Hệ thống phân phối, dịch vụ bán hàng
Hệ thống phân phối hợp lý là con đường để hàng hóa xâm nhập vào môi
trường xung quanh người tiêu dùng, đưa người tiêu dùng đến với hàng hóa một
cách dễ dàng và khoa học hơn. Cơ cấu sản phẩm đa dạng kết hợp với sự đa dạng
hóa các kênh phân phối có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ lưu
thông hàng hóa qua các hình thức bán buôn, bán lẻ, tối thiểu hóa chi phí cho hoạt
động tiêu thụ sản phẩm. Con đường đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng ngắn

hơn sẽ nâng cao được ưu thế cạnh tranh của sản phẩm cho doanh nghiệp. Việc
quyết định kênh phân phối nào có thể đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng một
cách hiệu quả và kinh tế nhất cũng là vấn đề mà mỗi quốc gia xuất khẩu cần quan
tâm. Các doanh nghiệp không chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm so với đối thủ
cạnh tranh mà còn phải làm sao cho sản phẩm có mặt đúng thời điểm trên thị trường
và đúng với phương thức mà người tiêu dùng mong muốn. Thêm vào đó, các dịch
vụ trước, trong và sau khi bán hàng đều phải đặt sự thỏa mãn khách hàng làm mục
tiêu quan trọng hàng đầu, biến dịch vụ trở thành vũ khí cạnh tranh để mua chuộc
khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
1.2. Tổng quan về thị trƣờng nông sản tại EU
1.2.1. Khái quát về quy mô thị trường
Với 28 quốc gia thuộc châu Âu và hơn 500 triệu dân, chiếm 30% (18,4 nghìn
tỉ USD năm 2008) GDP danh nghĩa vào khoảng 22% (15,2 nghìn tỉ USD năm
2008) GDP sức mua tương đương của thế giới; thu nhập GDP bình quân đầu
người quy đổi theo sức mua tiêu chuẩn là 100 PPS (năm 2012), trong đó có nhiều
quốc gia giàu có với GDP bình quân đầu người quy đổi theo sức mua tiêu chuẩn là
263 PPS (Luxembourge), 130 PPS (Áo), 129 PPS (Hà Lan)… có thể nói thị
trường EU là một khách hàng khổng lồ với sức mua lớn (bình quân đầu người
32.700 USD/năm) và chủng loại hàng hóa đa dạng, chất lượng hàng hóa nhập
khẩu vào EU cũng rất linh hoạt với nhiều phẩm cấp đáp ứng nhu cầu đa dạng của
người tiêu dùng.
Tuy chỉ đứng thứ hai về xuất khẩu hàng nông sản, nhưng trong nhiều năm qua
EU luôn là nhà nhập khẩu nông sản lớn nhất thế giới với giá trị hàng nhập khẩu đạt
15

mức 102 tỉ EUR (năm 2012), vượt xa Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản hay Nga (Biểu đồ
1.1 và 1.2).
Biểu đồ 1.1. Tốp 5 nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới 2010 – 2012 (tỉ EUR)

Nguồn: COMEXT & GTA

Biểu đồ 1.2. Tốp 5 nhà nhập khẩu hàng đầu thế giới 2010 – 2012 (tỉ EUR)

Nguồn: COMEXT & GTA
Nhập khẩu nông sản của EU và Mỹ tăng trưởng với tốc độ lần lượt là 16% và
14% cả trong năm 2011 và 2012. Đối với thị trường EU, nhập khẩu nông sản được
92
87
48
27
25
105
102
59
31 31
117
114
65
35
32
0
20
40
60
80
100
120
140
Mỹ
EU27 Brazil
Trung Quốc

Argentina
2010
2011
2012
84
65
50
40
24
98
74
63
48
27
102
85
82
52
28
0
20
40
60
80
100
120
EU27
Mỹ Trung Quốc Nhật Bản
Nga
2010

2011
2012
16

đánh giá là một khía cạnh quan trọng, nó đứng thứ năm với tỷ trọng 6% trong tổng
1,69 nghìn tỉ EUR tổng kim ngạch nhập khẩu (Biểu đồ 1.3).
Biểu đồ 1.3. Tỷ trọng nhập khẩu theo lĩnh vực của EU27 năm 2011

Nguồn: EUROSTAT & COMEXT
Đặc biệt, trung bình từ năm 2009 đến năm 2011, 72% nông sản nhập khẩu của
EU tương đương 67 tỉ EUR đến từ các nước đang phát triển, cao hơn tỷ lệ nhập khẩu
trung bình là 43% của 5 quốc gia nhập khẩu lớn thuộc các nền kinh tế có thu nhập cao,
“5 Big” gồm: Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia và New Zealand (Biểu đồ 1.4).
Biểu đồ 1.4. Nhập khẩu từ các nƣớc đang phát triển giai đoạn 2009 - 2011

Nguồn: COMTRADE
Hóa chất
6%
Nông sản
6%
Kim loại
5%
Dệt may
5%
Xe và phụ tùng
3%
Dược phẩm
3%
Thiết bị y tế
1%


1%
Giấy
1%
Các loại hàng
hóa khác
9%
Tạp hóa
38%
Máy móc, thiết
bị
12%
ITA
10%
Tổng kim ngạch: 1685 Tỉ EUR
66.8
59.1
4.7
36.1
2.6 0.4
15.3
72
43
23
54
37
29
37
0
10

20
30
40
50
60
70
80
0
10
20
30
40
50
60
70
80
EU 27 Big 5 Canada
Mỹ
Úc New
Zealand
Nhật Bản
Kim ngạch
(tỉ EUR)
Tỷ trọng
(%)
17

Hơn thế, tỷ trọng này ngày càng tăng cao, năm 2011 đạt mức 75,4 tỉ EUR tăng
hơn 15% so với năm 2010. Đây là kết quả của việc thực hiện chính sách dành các
điều khoản thương mại thuận lợi cho các nước đang phát triển, mở rộng con đường

bước vào thị trường EU, góp phần cho sự tăng trưởng của các nước này về kinh tế,
an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn.
Bên cạnh đó, khi nói đến nhập khẩu từ các nước kém phát triển nhất (LDC),
EU vẫn đứng đầu với kim ngạch nhập khẩu nông sản 2,5 tỉ EUR (trung bình từ
2009 – 2011). Tuy chỉ chiếm 2,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nông sản nhưng
con số đó gấp 7 lần tỷ trọng của các nước “5 Big”, trung bình họ chỉ nhập khẩu
khoảng 600 triệu EUR giá trị nông sản từ các nước kém phát triển. Tỷ trọng này của
EU vẫn đang có xu hướng gia tăng, năm 2011 nó đã đạt mức 3 tỉ EUR, tăng hơn
30% so với năm 2010 (Biểu đồ 1.5).
Biểu đồ 1.5. Nhập khẩu từ các nƣớc LCD giai đoạn 2009 – 2011

Nguồn: COMTRADE
EU đang áp dụng một chính sách thuế nhập khẩu chung cho cả 28 quốc gia thành
viên, vì vậy, khi đã quen với chính sách xuất khẩu của một nước bất kỳ thuộc EU thì
chúng ta dễ dàng mở rộng xuất khẩu sang các quốc gia khác trong cùng liên minh này.
1.2.2. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
Mặc dù giá trị nhập khẩu giảm mạnh trong năm 2009 do suy thoái kinh tế
nhưng trong năm 2010 đã hồi phục 10% và 16% vào năm 2011. Thị trường EU chủ
yếu nhập khẩu hàng hóa cuối cùng, mức độ nhập khẩu hàng hóa trung gian và hàng
2.7
0.4
0.2
0.5
0.3 0.3
0.5
0
0.5
1
1.5
2

2.5
3
EU 27 5 Big Canada
Mỹ
Úc New
Zealand
Nhật
Bản
Kim ngạch
(tỉ EUR)
Tỷ trọng
(%)

×