Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1009.21 KB, 85 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN




Trí Tuệ Và Phát Triển


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



Đề tài:

PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
TỈNH LẠNG SƠN





Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Minh Tuệ
Sinh viên thực hiện : Lương Thị Huệ
Khóa : I
Ngành : Kinh tế
Chuyên ngành : Quy hoạch Phát triển








HÀ NỘI – NĂM 2014

i
LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận “Phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn” được
thực hiện từ tháng 1/2014 – 5/2014. Trong khóa luận này, tác giả sử dụng
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin này được ghi rõ nguồn gốc,
có một số thông tin được thu thập từ việc điều tra thực tế ở địa phương, trong
khóa luận này, tác giả cũng sử dụng một phần thông tin từ nghiên cứu khoa
học của tác giả trước đó đã được công bố.
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này được tổng hợp và phân tích
từ số liệu thống kê các nguồn chính thông và chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2014
Tác giả khóa luận


Lương Thị Huệ












ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong
và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, giảng
viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã dành nhiều thời gian và tâm huyết,
tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Phạm Ngọc Trụ, giảng viên khoa
Quy hoạch phát triển, Học viện Chính sách và phát triển đã nhiệt tình đóng
góp ý kiến chuyên môn hết sức quý báu và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá
trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên và tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận này.

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2014
Tác giả khóa luận

Lương Thị Huệ



iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2
3. Phương pháp nghiên cứu 2
4. Cấu trúc đề tài 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2. Vai trò của ngành giao thông vận tải 4
1.1.3. Đặc điểm của ngành giao thông vận tải 7
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành giao thông vận tải 9
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá 14
1.2. Thực tiễn phát triển giao thông vận tải Việt Nam và vùng Đông Bắc 17
1.2.1. Tổng quan về ngành giao thông vận tải Việt Nam 17
1.2.2. Khái quát về ngành giao thông vận tải vùng Đông Bắc 24
CHƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN
TẢI TỈNH LẠNG SƠN 27
2.1. Vị trí địa lý 27
2.2. Điều kiện tự nhiên 28
2.2.1. Địa hình 28
2.2.2. Sông ngòi 30
2.2.3. Khí hậu 31
2.2.4. Tài nguyên khoáng sản 32
2.2.5. Tài nguyên du lịch 33
2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 34
2.3.1. Dân cư và lao động 34
2.3.2. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế 35
2.3.3. Nguồn vốn đầu tư 40

iv

2.3.4. Chính sách và xu thế phát triển 41
2.3.5. Khoa học công nghệ 41
2.3.6. Quan hệ đối ngoại với Trung Quốc 41
2.4. Đánh giá chung 43
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH
GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH LẠNG SƠN 44
3.1. Kết quả hoạt động 44
3.1.1. Vận tải hàng hóa 45
3.1.2. Vận tải hành khách 47
3.1.3. Vai trò của giao thông vận tải với một số hoạt động kinh tế - xã
hội 49
3.2. Thực trạng mạng lưới đường 55
3.2.1. Đường bộ 56
3.2.2. Đường sắt 66
3.3. Đầu mối giao thông chính 67
3.4. Đánh giá hoạt động GTVT tỉnh Lạng Sơn 68
3.5. Một số định hướng và giải pháp phát triển giao thông vận tải tỉnh Lạng
Sơn 70
3.5.1. Định hướng phát triển giao thông vận tải đường bộ 70
3.5.2. Giải pháp phát triển giao thông vận tải 71
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

GTVT:
Giao thông vận tải
ODA:

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(Official Development Assistance)
TP:
Thành phố
TT:
Thị trấn
TW:
Trung ương
UBND:
Uỷ ban nhân dân



















vi

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích các đơn vị hành chính và các dạng địa hình tỉnh
Lạng Sơn 29
Bảng 2.2. Một số sông chính ở Lạng Sơn 30
Bảng 2.3. Dân số và mật độ dân số các huyện của tỉnh Lạng Sơn 34
Bảng 3.1. Cơ cấu doanh thu hoạt động vận tải của tỉnh Lạng Sơn giai
đoạn 2005 – 2012 45
Bảng 3.2. Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển tỉnh Lạng
Sơn 45
Bảng 3.3. Khối lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển của tỉnh
Lạng Sơn từ năm 2005 – 2012 48
Bảng 3.4. Một số mặt hàng xuất khẩu qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn 51
Bảng 3.5. Chiều dài hệ thống quốc lộ 56
Bảng 3.6. Hiện trạng bến xe của tỉnh Lạng Sơn 66

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: GDP theo các năm của tỉnh Lạng Sơn 36
Hình 2.2: Nguồn vốn đầu tư cho giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn giai
đoạn 2005-2012 40
Hình 3.1. Doanh thu vận tải tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2005 – 2012 44





1

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao thông vận tải giữ vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân, bởi nó đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu của nhân dân và vận chuyển hàng
hoá trong quá trình lưu thông. Vì thế, giao thông vận tải là ngành cần ưu tiên
đầu tư phát triển đi trước một bước nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế -
xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước.
Đối với Lạng Sơn trên con đường đổi mới nền kinh tế - xã hội, thực hiện
nghị quyết Đại hội XII của Đảng bộ tỉnh, đặc biệt là thực hiện “Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020” thì việc đẩy
mạnh giao thông vận tải làm nền tảng cơ sở, tạo tiền đề cho các ngành kinh tế
khác phát triển là nhiệm vụ then chốt và quan trọng hàng đầu.
Lạng Sơn là một tỉnh vùng cao, biên giới thuộc vùng Đông Bắc của tổ
quốc, có đường biên giới dài với Trung Quốc. Đây thực sự là một vị trí có ý
nghĩa to lớn của đất nước, vì vậy việc phát triển kinh tế - xã hôi một tỉnh miền
núi là vấn đề đáng được quan tâm hàng đầu.
Ngành giao thông vận tải Việt Nam nói chung và ngành giao thông vận
tải Lạng Sơn nói riêng trong những năm gần đây đang có những bước chuyển
mình rõ rệt. Từng bước khẳng định vai trò và tầm quan trọng của ngành trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song cũng đặt ra nhiều vấn
đề trong giai đoạn mới.
Xuất phát từ các lí do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Phát
triển ngành giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn” làm khóa luận tốt nghiệp
của mình.

2
2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển của hoạt động

giao thông vận tải Lạng Sơn, tác giả đề xuất giải pháp nhằm phát triển ngành
giao thông vận tải của tỉnh.
2.2. Nhiệm vụ
Đề tài tập trung giải quyết bốn nhiệm vụ:
- Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
ngành giao thông vận tải
- Phân tích các nhân tố tác động tới sự phát triển ngành giao thông vận
tải tỉnh Lạng Sơn.
- Đánh giá thực trạng phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất giải pháp phát triển ngành giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn
đến năm 2020.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào một số nội dung chính:
- Về nội dung: nghiên cứu đặc điểm, sự phát triển và những tác động của
mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Lạng Sơn, thực trạng và giải pháp phát
triển mạng lưới giao thông.
- Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2005 đến năm 2012.
- Về phạm vi nghiên cứu: đề tài chủ yếu nghiên cứu mạng lưới giao
thông vận tải tỉnh Lạng Sơn, ngoài ra còn mở rộng ra một số tỉnh lân cận và
các tỉnh phía Nam Trung Quốc.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu thống kê
Đây là phương pháp quan trọng, xuyên suốt cả quá trình nghiên cứu đề
tài. Được sử dụng để hệ thống lại các tài liệu, số liệu từ nhiều nguồn khác
nhau như:

3
- Nguồn từ các cơ quan chức năng của tỉnh: Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở
Giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn.
- Số liệu thống kê từ Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn các năm 2005 - 2012.

- Các giáo trình, sách tham khảo, luận văn có liên quan đến giao thông
vận tải của Việt Nam.
- Các trang web chuyên ngành.
3.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Từ các số liệu thu thập được tác giả đã sử dụng phương pháp này để
phân tích các số liệu, tính toán các thông số trên cơ sở các số liệu thu thập
được. Nhằm xây dựng các bảng số liệu phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đề
tài cũng như phát hiện các vấn đề.
3.3. Phương pháp thực địa
Nghiên cứu thực địa là một phương pháp quan trọng tuy không phải là
phương pháp chủ đạo trong quá trình thực hiện đề tài. Việc thực địa nhằm
mục đích thu thập tư liệu, tìm hiểu thực trạng và các tuyến đường chính và
tình hình hoạt động vận tải. `
3.4. Phương pháp sử dụng bản đồ - hệ thống thông tin địa lý
Trên cơ sở các bản đồ có sẵn liên quan đến đề tài như: bản đồ tự nhiên,
dân cư kinh tế để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến giao thông vận tải. Tác
giả đã sử dụng phần mềm Mapinfo để thành lập các bản đồ chuyên đề về giao
thông vận tải tỉnh Lạng Sơn như: bản đồ hành chính và mối quan hệ kinh tế
liên vùng của Lạng Sơn, bản đồ giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn.
4. Cấu trúc đề tài
Khóa luận gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Trong phần nội dung bao gồm 3 chương:
- Chương 1- Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ngành giao thông vận tải.
- Chương 2 - Điều kiện phát triển giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn.
- Chương 3 - Thực trạng và giải pháp phát triển ngành giao thông vận tải
tỉnh Lạng Sơn.

4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI


1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm
Giao thông vận tải (GTVT) là ngành kinh tế quốc dân có chức năng vận
chuyển hàng hóa phục vụ yêu cầu sản xuất và tiêu dùng, vận chuyển hành
khách phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ vận
chuyển đặc biệt phục vụ an ninh quốc phòng. GTVT giúp cho các quá trình
sản xuất xã hội diễn ra bình thường và thông suốt, giúp cho các hoạt động
sinh hoạt của nhân dân được thuận tiện. Vì vậy, GTVT là ngành thuộc kết cấu
hạ tầng, cả kết cấu hạ tầng sản xuất và kết cấu hạ tầng xã hội.
C.Mác đã khẳng định “GTVT là ngành kinh tế quan trọng của xã hội,
đứng hàng thứ tư sau công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và nông
nghiệp”.
GS.TS Lê Thông cho rằng “GTVT là một ngành thuộc khu vực dịch vụ,
bản thân nó không tạo ra của cải vật chất, cũng không làm tăng khối lượng
hay thay đổi tính chất của sản phẩm mà chỉ chuyển dịch vị trí của nó từ nơi
này sang nơi khác. Bằng cách đó, GTVT đã làm tăng thêm giá trị của các sản
phẩm sản xuất ra”.[16]
1.1.2. Vai trò của ngành giao thông vận tải
Giao thông vận tải là một ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ nên có vai trò
ngày càng quan trọng trong mọi hoạt động của đất nước từ kinh tế, văn hóa,
xã hội cho đến an ninh quốc phòng. Vai trò to lớn đó của ngành GTVT được
thể hiện qua những khía cạnh chủ yếu sau:
GTVT tham gia vào quá trình cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu,
năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm cuối cùng đến thị trường
tiêu thụ. Điều đó giúp sự hình thành và phát triển của các quá trình sản xuất,

5
lưu thông, phân phối trong xã hội. Như vậy, các quá trình này dù quan trọng
đến mấy cũng không thể thiếu được sự tham gia của ngành giao thông vận tải.

Có thể nói, ngành GTVT có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các
ngành kinh tế quốc dân.
- Đối với ngành công nghiệp: GTVT đảm nhiệm các khâu cung cấp
nguyên, nhiên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp. Vì thế, khi GTVT hoạt
động kém thì công nghiệp không thể hoạt động. GTVT còn ảnh hưởng đến
giá thành sản phẩm công nghiệp. Chỉ tính riêng các khâu vận chuyển trong
nội bộ xí nghiệp (bao gồm các việc bốc dỡ, di chuyển trên mặt bằng, trên các
băng tải…) đã chiếm tới 22% giá thành sản phẩm. Đối với một số ngành công
nghiệp như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thì chi phí vận chuyển từ
nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng chiếm phần lớn giá thành sản phẩm.
- Đối với ngành nông nghiệp: nếu GTVT không phát triển thì không thể
nói đến sự phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa. Bởi vì, nông nghiệp
không được cung cấp kịp thời bón, thuốc trừ sâu, máy móc, vật tư; sản phẩm
nông nghiệp không được chuyên chở kịp thời sẽ bị hư hỏng, chất lượng không
đảm bảo…trước khi đến nơi tiêu thụ và chế biến.
- Đối với thương mại - du lịch: sự phân bố hợp lý các điểm bán buôn sẽ
làm khối lượng luân chuyển hàng hóa đến mức tối ưu. Còn việc tăng số lượng
các điểm bán lẻ lại làm tăng sự luân chuyển hàng hóa bán lẻ. Đối với ngành du
lịch, sự phát triển của GTVT tạo điều kiện biến các tiềm năng du lịch thành
hiện thực, đảm bảo sự di chuyển của con người trong các chuyến du lịch xa
cũng như tạo điều kiện khai thác sớm và có hiệu quả các đối tượng du lịch.
1.1.2.2. Giao thông vận tải có ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố sản xuất
Nguyên tắc trong phân bố sản xuất là phải làm sao cho tổng chi phí về
chuyên chở các sản phẩm đầu vào cũng như đầu ra phải nhỏ nhất. Nên khi
GTVT phát triển sẽ giảm được chi phí vận tải, tăng tốc độ vận chuyển, độ an
toàn thì các ngành sản xuất mới có điều kiện mở rộng vùng tiêu thụ sản phẩm
và quy mô sản xuất.

6
GTVT có ý nghĩa quan trọng đối với sự phân bố lãnh thổ, lực lượng sản

xuất và phát triển vùng. Nếu GTVT được tổ chức và phân bố hợp lý nó sẽ tạo
điều kiện kết nối các trung tâm tăng trưởng hình thành nên vùng kinh tế mới,
hình thành nên các “dải”, các “hành lang” kinh tế. GTVT còn giúp kết nối các
vùng xa xôi, hẻo lánh đến các tuyến đường chính góp phần tăng trưởng kinh
tế, giảm nghèo. Bản thân mỗi đầu mối GTVT lại là một trong những yếu tố
tạo vùng, tác động vào bộ máy sản xuất của vùng góp phần hình thành nhiều
vùng chuyên môn hóa.
1.1.2.3. Giao thông vận tải là tiền đề và là phương tiện cần thiết của phân
công lao động theo lãnh thổ (quốc tế và trong nước), đồng thời cũng là kết
quả của sự phát triển phân công lao động theo lãnh thổ
Mạng lưới GTVT được ví như huyết mạch trong cơ thể. Nhờ có ngành
này mà phân công lao động giữa các ngành và các vùng trong cả nước được
thực hiện có hiệu quả. Bất cứ một quốc gia hay một vùng nào tham gia phân
công lao động theo lãnh thổ cũng được thể hiện ở hai khía cạnh. Đó là cung
cấp sản phẩm chuyên môn hóa của mình cho các vùng khác trong cả nước và
tiêu thụ sản phẩm chuyên môn hóa của các vùng khác.
1.1.2.4. Giao thông vận tải ảnh hưởng đến quần cư, đời sống văn hóa, xã hội,
chính trị và an ninh quốc phòng
GTVT giúp cho hoạt động sinh hoạt của dân cư được thuận tiện hơn.
Các đầu mối giao thông vận tải, các trục đường giao thông có sức hút rất lớn
đối với dân cư.
GTVT làm cho sự giao thương giữa các địa phương trong nước được
mật thiết, dễ dàng hơn; sự quản lý của chính quyền các cấp được chặt chẽ
hơn. Như vậy, hoạt động của ngành GTVT góp phần tăng cường tính thống
nhất mọi mặt của đất nước. GTVT phát triển và hoạt động tốt cho phép xây
dựng tập trung các công trình y tế, văn hóa, giáo dục và dịch vụ công cộng và
khác có hiệu quả hơn công suất của các công trình này.
GTVT góp phần làm giảm sự chênh lệch vùng, nâng cao đời sống vật
chất, giảm tỷ lệ nghèo đói ở các địa phương.


7
GTVT cũng có vai trò quan trọng đối với an ninh quốc phòng, vì mọi hoạt
động tác chiến, hậu cần đều cần phải có sự tham gia của hoạt động GTVT.
Tóm lại, GTVT giữ vai trò là đòn bẩy, là điều kiện cần thiết để phát triển
kinh tế của cả nước nói chung và ở các địa phương (nhất là vùng sâu, vùng
xa) nói riêng; góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, nâng cao đời
sống và giữ vững an ninh quốc phòng của đất nước. Vì thế, trình độ phát triển
của ngành GTVT có thể dùng làm thước đo về trình độ phát triển kinh tế - xã
hội của một quốc gia.
1.1.3. Đặc điểm của ngành giao thông vận tải
1.1.3.1. Sự chuyên chở là sản phẩm đặc thù của ngành giao thông vận tải
Như C.Mác đã khẳng định “GTVT là ngành kinh tế quan trọng của xã
hội, đứng hàng thứ tư sau công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và
nông nghiệp”. GTVT là ngành không tạo ra của cải vật chất, cũng như không
làm tăng khối lượng hay chất lượng của sản phẩm, mà chỉ dịch chuyển vị trí
của sản phẩm từ nơi này đến nơi khác. Bằng cách di chuyển đó, ngành GTVT
đã làm tăng thêm giá trị của các sản phẩm được sản xuất ra.
Đối với các ngành sản xuất vật chất như nông nghiệp và công nghiệp,
sản phẩm của các ngành này được tạo ra rất cụ thể, là hữu hình mà chúng ta
có thể nhìn thấy được, cầm được, sử dụng được cho đời sống và sản xuất. Ví
dụ, nhờ những tiến bộ về khoa học - công nghệ mà sản phẩm của công nghiệp
được tạo ra ngày càng đa dạng và phong phú. Đó là những sản phẩm phục vụ
cho các ngành kinh tế, phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của con
người như quần áo, giày dép…
Còn đối với ngành GTVT, đây là một ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ. Mà
đặc điểm chung của ngành dịch vụ nói chung và ngành GTVT nói riêng là
không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nên sản phẩm của nó là vô hình.
Thông qua sự vận chuyển từ nơi này đến nơi khác, sản phẩm với tư cách là
hàng hóa đã tăng thêm giá trị.


8
Vì vậy, có thể khẳng định rằng sản phẩm của ngành GTVT là sự chuyên
chở người và hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Chất lượng của ngành
GTVT được đo bằng sự chuyên chở, mức độ tiện nghi, an toàn…cho hành
khách và hàng hóa.
1.1.3.2. Sử dụng nhiều nguyên, nhiên vật liệu và lao động
GTVT là ngành tiêu thụ rất nhiều sản phẩm của các ngành kinh tế khác
với đội ngũ lao động đông đảo có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Các phương tiện vận tải hiện nay sử dụng rất nhiều nhiên liệu như xăng,
dầu…GTVT cũng là ngành cần rất nhiều nguyên liệu như sắt, thép…để sản
xuất ra các phương tiện vận tải như ô tô, tàu hỏa, mạng lưới đường ray, cảng
biển, bến bãi…Đây là ngành tiêu thụ 1/3 sản lượng của ngành luyện kim đen
và khoảng 70% sản lượng cao su thế giới. Vì vậy, ngành GTVT có mối quan
hệ qua lại mật thiết với các ngành kinh tế khác. Ngành này phát triển sẽ tạo
điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển. Ngược lại, sự phát triển của
các ngành kinh tế khác lại trở thành tiền đề để phát triển GTVT
Ngành GTVT thu hút rất nhiều lao động. Bên cạnh số lao động tham gia
trực tiếp vào các hoạt động vận tải còn có một bộ phận đông đảo lao động
gián tiếp. Nguồn lao động này nhìn chung có tay nghề và trình độ chuyên
môn.
1.1.3.3. Giao thông vận tải được phân bố thành mạng lưới với các tuyến và
đầu mối giao thông
Sự phân bố của ngành nông nghiệp (chủ yếu là trồng trọt) là phân tán
theo không gian. Sự phân bố này được lí giải do liên quan đến đặc điểm sản
xuất quan trọng nhất của nông nghiệp là đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu
và không thể thay thế được. Mà đất trồng lại được phân bố phân tán, trải rộng
theo không gian.
Đối với công nghiệp, sản xuất công nghiệp phân bố tập trung (trừ công
nghiệp khai khoáng và khai thác gỗ). Điều đó gắn liền với ản xuất có tính tập
trung cao độ, thể hiện ở việc tập trung vốn đầu tư, tư liệu sản xuất, tập trung

nhân công cũng như các sản phẩm sản xuất ra.

9
Sự phân bố của ngành GTVT không giống với hai ngành sản xuất trên.
Hoạt động của GTVT diễn ra theo mạng lưới với các tuyến và đầu mối (hay là
nút). Trên phạm vi cả nước hình thành nên một mạng lưới giao thông bao
gồm nhiều tuyến khác nhau và một số đầu mối giao thông có ý nghĩa quốc gia
hay địa phương.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành giao thông vận tải
1.1.4.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý là một trong các đặc điểm quy định sự có mặt của các loại
hình GTVT. Ví dụ như: với vị trí gần biển có thể phát triển GTVT đường
biển, với vị trí gần sông có thể phát triển loại hình vận tải đường sông, tương
tự đối với đường hàng không, sắt…Như vậy, vị trí địa lý có thể coi là lợi thế
so sánh trong quá trình khai thác lãnh thổ.
Đặc biệt, Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, có
đường biển dài 3260km chạy từ Quảng Ninh đến Kiên Giang; nằm ở vị trí
“ngã ba” là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, là cửa
ngõ ra biển tốt nhất của Lào, Campuchia, Đông Bắc Thái Lan và Tây Nam
Trung Quốc. Vì vậy, nước ta có thể phát triển GTVT đường bộ và đường biển.
1.1.4.2. Điều kiện tự nhiên
Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng chủ yếu đến các khía cạnh kinh tế,
kỹ thuật của việc phân bố và khai thác của các mạng lưới GTVT.
a. Địa hình
Địa hình chủ yếu là yếu tố tự nhiên quan trọng ảnh hưởng tới sự phân bố
giao thông theo vùng.
Ở những vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng mật độ đường giao thông
dày đặc hơn và tập trung nhiều loại hình phương tiện GTVT hơn các vùng khác.
Ở vùng đồi núi, địa hình dốc và bị chia cắt nên thường gây khó khăn cho
việc xây dựng các công trình GTVT. Đối với các tuyến đường bộ phần lớn là

quanh co để giảm bớt độ dốc của tuyến đường và dựa theo các đường bình độ.

10
Còn các tuyến đường sắt, cách tốt nhất để giảm bớt độ cao, sự quanh co của
địa hình thường phải xây dựng các tuyến đường hầm xuyên núi.
b. Khí hậu
Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rõ rệt tới hoạt động vận tải, nó tạo ra
“tính địa đới” và “tính mùa” trong hoạt động GTVT.
Ở những vùng hoang mạc, lạc đà là phương tiện vận tải truyền thống nhưng
ngày nay bên cạnh những phương tiện vận tải thô sơ ấy còn có những phương
tiện vận tải hữu hiệu như ô tô. Còn ở những vùng ôn đới, các xe gạt tuyết phải
làm việc nhiều hơn mùa đông. Trong các phương tiện vận tải phải có các hệ
thống lò sưởi, sử dụng các loại dầu bôi trơn chịu được nhiệt độ thấp, hệ thống
đèn chống sương mù…Đối với các vùng cận cực lạnh giá, bên cạnh những chiếc
xe quệt, người ta còn sử dụng máy bay trực thăng, tàu phá băng…
Đặc điểm khí hậu của từng vùng, từng khu vực sẽ tạo ra tính mùa vụ cho
nhiều ngành kinh tế, vì vậy cũng tác động mạnh mẽ hơn tính mùa của hoạt
động vận tải. Ở các nước nhiệt đới, nhìn chung hoạt động vận tải có thể diễn
ra quanh năm nhưng cũng gặp không ít tình huống khó khăn về thời tiết như
mưa bão, lũ lụt, hạn hán, gió lốc…Đối với những nước vùng ôn đới và hàn
đới hoạt động vận tải về mùa đông thường bị cản trở do băng tuyết.
c. Hệ thống sông ngòi
Mạng lưới sông ngòi và chế độ dòng chảy có ảnh hưởng rất lớn đến vận
tải thủy nội địa. Các hệ thống sông tạo nên các lưu vực vận tải, nên nơi nào có
địa hình bằng phẳng và có mật độ sông ngòi dày đặc sẽ tạo điều kiện cho hệ
thống giao thông đường thủy phát triển.
Chế độ dòng chảy và thủy chế của sông ngòi có ảnh hưởng lớn đến hệ
thống thông tin đường sông và việc xây dựng các cảng sông, đê điều…
Đối với giao thông đường biển thì các yếu tố như địa hình bờ biển, chế độ
hải văn, các dòng hải lưu cũng như các thiên tai do có ảnh hưởng rất lớn đến

việc phân bố các cảng biển và hoạt động của các tuyến giao thông trên biển.


11
d. Tài nguyên khoáng sản
Sự phân bố các mỏ khoáng sản sẽ tạo điều kiện hình thành các tuyến
giao thông mới. Do muốn khai thác được khoáng sản thì phải đầu tư cơ sở hạ
tầng mà trong đó GTVT phải đi trước một bước.
Trữ lượng, sự tập trung nhiều khoáng sản trên một lãnh thổ có ảnh
hưởng lớn đến lưu lượng vận chuyển trên các tuyến giao thông, từ đó ảnh
hưởng đên khả năng phát triển mạng lưới giao thông. Do sản lượng khai thác
khoáng sản tăng sẽ thúc đẩy nhu cầu vận chuyển trên các tuyến giao thông.
Như vậy, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng mạnh tới GTVT về lựa chọn
cơ cấu loại hình vận tải, công tác thiết kế, chi phí đầu tư, hoạt động…Tuy
nhiên, những khó khăn của điều kiện tự nhiên cũng có thể khắc phục được khi
trình độ khoa học công nghệ ngày càng phát triển. Vì vậy, nhân tố tự nhiên
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành GTVT.
1.1.4.3. Kinh tế - xã hội
Sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa
quyết định đối với sự phát triển, phân bố cũng như hoạt động của ngành
GTVT. Đó là do các ngành kinh tế quốc dân là khách hàng của ngành GTVT.
Mặt khác, các ngành công nghiệp và dịch vụ cũng góp phần trang bị cơ sở vật
chất kỹ thuật cho ngành GTVT.
a. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế
Do các ngành kinh tế là khách hàng của ngành GTVT nên sự thịnh
vượng hay thăng trầm của các ngành kinh tế này được phản ánh rất rõ ở các
chỉ tiêu vận tải, hành khách vận chuyển, luân chuyển…
Tăng trưởng kinh tế, một mặt góp phần thúc đẩy nhanh việc xây dựng cơ
sở vật chất cho ngành GTVT; nhưng mặt khác nó cũng gián tiếp đẩy nhanh
quá trình đô thị hóa làm tăng tỷ lệ tai nạn giao thông khi mà hệ thống cơ sở

hạn tầng chưa đáp ứng kịp sự phát triển.
Sự phân bố các ngành kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển,
phân bố và hoạt động của các loại hình vận tải. Ngành công nghiệp với đặc

12
điểm là phân bố tập trung các xí nghiệp thành các cụm, các tuyến công
nghiệp, do đó sẽ góp phần tăng cường các luồng vận chuyển. Sự tập trung hóa
lãnh thổ công nghiệp và sự mở rộng quy mô sản xuất của các xí nghiệp công
nghiệp sẽ làm mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu và vùng tiêu thụ sản phẩm,
nghĩa là làm tăng thêm khối lượng vận chuyển và cự li vận chuyển
Sự phát triển của nền nông nghiệp thâm canh đòi hỏi phải cung ứng
nhiều và kịp thời các vật tư nông nghiệp. Sự chuyên môn hóa trong nông
nghiệp ngày càng sâu sắc thì việc vận chuyển nguyên liệu đến các nơi chế
biến và xuất khẩu yêu cầu càng được đảm bảo hơn. Đó chính là những động
lực thúc đẩy GTVT phát triển mạnh mẽ.
Ngày nay, với việc đẩy nhanh tốc độ của các công trình kỹ thuật và dân
dụng thì khối lượng vận chuyển vật liệu xây dựng các loại cũng tăng lên
nhanh chóng.
Việc phát triển các hoạt động nội thương và ngoại thương, đặc biệt là
việc mở rộng hoạt động bán lẻ và mạng lưới bán lẻ sẽ góp phần làm cho hoạt
động GTVT hàng hóa phát triển.
b. Tổ chức lãnh thổ của nền kinh tế quốc dân
Tổ chức lãnh thổ kinh tế có tác động nhất định đến ngành GTVT. Sự
phân bố của các cơ sở kinh tế sẽ quy định hướng các mối liên hệ vận tải,
cường độ vận chuyển và cơ cấu các luồng hàng vận chuyển. Sự chuyên môn
hóa của các vùng kinh tế càng sâu sắc thì càng là tăng thêm mối liên hệ vùng,
do đó nó đòi hỏi mạng lưới giao thông trong vùng phải phát triển tương ứng.
Ngược lại, tổ chức lãnh thổ GTVT là một bộ phận của tổ chức lãnh thổ
kinh tế quốc dân, do đó sự phát triển của ngành GTVT cũng có tác động
mạnh mẽ đến tổ chức lãnh thổ nền kinh tế.

c. Sự phân bố dân cư, các thành phố lớn và đô thị
Sự phân bố dân cư, nhất là trong thành phố và các chùm đô thị có ảnh
hưởng lớn tới mạng lưới giao thông vận tải và góp phần hình thành một loại
hình tổ chức vận tải đặc biệt là giao thông vận tải thành phố. Đó là các loại

13
hình vận tải như tàu điện, xe điện, xe buýt, tàu điện ngầm…làm nhiệm vụ vận
chuyển hành khách và hàng hóa trong phạm vi thành phố. Quy mô dân số
càng lớn thì nhu cầu đi lại của con người ngày càng lớn. Điều đó giải thích vì
sao ở những nơi dân cư tập trung đông như trong các đô thị lớn thì mật độ
giao thông càng dày đặc, sự xuất hiện của các loại hình vận tải ngày càng
phong phú và hoạt động gần như hết công suất.
d. Đường lối, chính sách phát triển
Đường lối chính sách phát triển của mỗi nước có vai trò quyết định, là
đòn bẩy có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành GTVT
Trong chính sách phát triển của nhiều quốc gia thì việc đầu tư phát triển
ngành GTVT bao giờ cũng được ưu tiên và phải đi trước một bước. Trong
khung chính sách đưa ra sẽ cho phép lựa chọn quy chế điều tiết, khuôn khổ
thể chế, xây dựng quy hoạch, lên chương trình, lựa chọn cơ chế triển khai và
phương thức cung cấp dịch vụ. Chính những chính sách và thể chế đó sẽ tạo
môi thường thuận lợi cho ngành GTVT phát triển.
e. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ giúp ngành GTVT hạn
chế được những tác động xấu từ các yếu tố tự nhiên mang lại, tạo thuận lợi
xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng GTVT, góp phần tăng cường khả năng
vận chuyển hàng hóa và hành khách.
Nền kinh tế và xã hội loài người ngày càng phát triển thì nhu cầu của con
người về ngành GTVT về tốc độ, mức độ tiện nghi, an toàn…là rất lớn. Điều
đó chỉ có được khi có sự đầu tư của khoa học và công nghệ, từ đó góp phần
giải quyết được các vấn đề quá tải trong lưu thông. Khi có sự đầu tư của khoa

học công nghệ vào các thiết kế, xây dựng các công trình GTVT thì những chi
phí đầu tư sẽ được giảm bớt, tận dụng được nguồn nhân lực và rút ngắn thời
gian thi công…

14
Các nhân tố trên có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau và cùng tác
động đồng thời đến ngành GTVT theo cả hai chiều hướng là tích cực và tiêu cực.
Trong đó, nhân tố tự nhiên là tiền đề phát triển ngành GTVT, còn nhân tố kinh tế
- xã hội mang tính quyết định đến sự phân bố và phát triển của ngành GTVT.
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá
Hai nhóm tiêu chí đánh giá mà người ta thường sử dụng để đánh giá hoạt
động GTVT của một quốc gia, đó là mạng lưới GTVT và hoạt động vận tải. Mỗi
nhóm chỉ tiêu sẽ phản ánh một khía cạnh nhất định của mạng lưới GTVT.
1.1.5.1. Các tiêu chí về mạng lưới giao thông
a. Mạng lưới đường
- Tổng chiều dài hệ thống đường (đơn vị km)
- Mạng lưới đường các loại:
+ Đường bộ: quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị, giao thông nông thôn (đường
liên huyện, liên xã)
+ Đường sắt: tuyến đường, nhà ga
b. Mật độ đường
- Mật độ mạng lưới đường so với diện tích: được xác định bằng tương
quan giữa chiều dài của hệ thống đường so với diện tích tự nhiên tương ứng
trên lãnh thổ. Đơn vị tính là km/1000km
2

Công thức tính như sau:
δđ =
ΣLđ
ΣF

× 1000
Trong đó:
+ δđ: Mật độ mạng lưới đường (km/1000km
2
)
+ ΣLđ: Tổng chiều dài của các đường giao thông (km)
+ ΣF: Tổng diện tích vùng tương ứng (km
2
)

15
- Mật độ mạng lưới đường so với dân số: được xác định bằng tương quan
giữa chiều dài hệ thống đường so với dân số tương ứng trên lãnh thổ. Đơn vị
tính là km/1000 dân.
Công thức tính như sau:
δt=
ΣLt
ΣF
× 1000
Trong đó:
+ δt : Mật độ mạng lưới tuyến (km/1000 dân)
+ ΣLt: Tổng chiều dài của đường giao thông (km)
+ ΣF: Tổng dân số của vùng tương ứng (dân)
Các chỉ tiêu này đối với mỗi quốc gia khác nhau sẽ có độ lớn khác nhau.
Tuy nhiên, độ lớn của chỉ tiêu này không phải là càng lớn càng tốt, bởi khi
mật độ mạng lưới đường càng cao thì thuận tiện cho việc đi lại nhưng lại gây
cản trở lớn đến quá trình hoạt động của các phương tiện vận tải.
c. Chất lượng đường
- Đường bộ: Tỷ lệ kết cấu mặt đường bộ phân theo mặt đường nhựa – bê
tông xi măng, mặt đường đá dăm – cấp phối, mặt đường gạch – đất; Tỷ lệ

đường tốt, trung bình, xấu.
- Đường sắt: khổ đường, cấp đường; độ dốc hạn chế; nền đường; cấu trúc
tầng trên…
1.1.5.2. Các tiêu chí vận tải
Chất lượng và khối lượng phục vụ của hoạt động vận tải được đo bằng
các nhóm chỉ tiêu khác nhau: chỉ tiêu doanh thu vận tải và bốc xếp; chỉ tiêu
năng lục vận tải; chỉ tiêu phương tiện vận tải.
a. Doanh thu vận tải
- Tổng doanh thu (triệu đồng hoặc tỷ đồng)
- Phân theo ngành vận tải:
+ Đường ô tô
+ Đường sắt
b. Năng lực vận tải
- Khối lượng vận chuyển: Khối lượng hàng hóa hoặc hành khách trong ngành
GTVT đã vận chuyển được, không phân biệt độ dài quãng đường vận chuyển.

16
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển được tính theo trọng lượng thực tế
của hàng hóa đã vận chuyển. Khối lượng hành hóa vận chuyển chỉ được tính
sau khi kết thúc quá trình vận chuyển, đã vận chuyển đến nơi giao nhận theo
quy định trong hợp đồng vận chuyển và làm xong thủ tục giao nhận. Đơn vị
tính khối lượng hàng hóa vận chuyển là tấn (hoặc nghìn tấn, triệu tấn).
+ Số lượng hành khách vận chuyển là số lượng hành khách thực tế đã
được vận chuyển. Đơn vị tính số lượng hành khách vận chuyển là lượt người
(hoặc nghìn lượt người, triệu lượt người)
- Khối lượng luân chuyển: Khối lượng luân chuyển là khối lượng hàng
hóa hoặc hành khách được vận chuyển tính theo chiều dài của quãng đường
vận chuyển.
- Khối lượng hàng hóa luân chuyển được tính bằng khối lượng hàng hóa
vận chuyển nhân với độ dài quãng đường đã vận chuyển. Đơn vị tính là

tấn.km hoặc nghìn tấn.km, triệu tấn.km
Công thức tính:
P=Q
hh
× L
hh
Trong đó:
+ P: Khối lượng hàng hóa luân chuyển (Tấn.km)
+ Q
hh
: Khối lượng hàng hóa vận chuyển (Tấn)
+ L
hh
: Cự li vận chuyển trung bình của 1 tấn hàng (km)
- Khối lượng hành khách luân chuyển được tính bằng số hành khách vận
chuyển nhân với quãng đường đã vận chuyển. Đơn vị tính là lượt người.km
hoặc nghìn lượt người.km, triệu lượt người.km.
Công thức tính:
P= Q
hk
× L
hk

Trong đó:
+ P: Khối lượng hành khách luân chuyển (hk.km)
+ Q
hk
: Khối lượng hành khách vận chuyển (hk)
+ L
hk

: Cự li vận chuyển trung bình của một hành khách (km)

17
- Cự li vận chuyển trung bình: Cự li vận chuyển trung bình là quãng
đường thực tế đã vận chuyển hàng hóa từ nơi đi đến nơi nhận hoặc hành
khách từ nơi đi đến nơi đến. Đơn vị tính là km, nghìn km…Cự li vận chuyển
trung bình được dùng làm căn cứ để tính giá cước vận chuyển và giá vé.
c. Các phương thiện vận tải
- Đường ô tô:
+ Ô tô chở hàng (cái và trọng tải).
+ Ô tô chở khách, xe con, xe tải, xe khác (cái và số ghế).
+ Xe có động cơ hai bánh (cái).
Như vậy, có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau đánh giá ngành GTVT của một
quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khuôn khổ nội dung của luận văn, tác giả sử
dụng một số chỉ tiêu cơ bản sau: chiều dài và mật độ mạng lưới đường để
đánh giá thực trạng phát triển ngành GTVT; doanh thu vận tải để đánh giá kết
quả, khối lượng hàng hóa, hành khách vận chuyển và luân chuyển để đánh giá
năng lực vận tải đường; phương tiện vận tải các loại.
1.2. Thực tiễn phát triển giao thông vận tải Việt Nam và vùng Đông Bắc
1.2.1. Tổng quan về ngành giao thông vận tải Việt Nam
Việt Nam là nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống
GTVT với đầy đủ các loại hình vận tải như: đường ô tô, đường sắt, đường
biển, đường sông, đường hàng không, đường ống. Nổi bật nhất là vai trò quan
trọng của mạng lưới đường ô tô đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước cũng như đời sống dân cư và an ninh quốc phòng.
1.2.1.1. Giao thông vận tải đường ô tô
a. Khái quát chung
Theo như những thư tịch cổ, vào thời Hùng Vương, đất Văn Lang đã có
những tuyến đường cho con người và ngựa có thể đi từ Mê Linh tới Ích Châu
(Trung Quốc). Trải qua các triều đại phong kiến ngày càng có nhiều tuyến

đường được mở ra sang các nước bạn. Dưới thời Pháp thuộc nhiều tuyến

18
đường đã được nâng cấp và được xây mới trên cơ sở các tuyến cũ xuyên Bắc
– Nam dưới thời Nguyễn. Năm 1912, thực dân Pháp quyết định xây dựng hệ
thống đường ô tô toàn Đông Dương, trong đó có đường 1- gọi là đường xuyên
Việt dài 2000km đưa tổng chiều dài đường ô tô nước ta lên 3000 km (năm
1913). Ngoài ra, nhiều tuyến đường khác cũng được xây dựng như đường 2,
3, 4, 5, 6 ở miền Bắc; đường số 7, 8, 9, 11, 12 ở miền Trung và đường số 13,
15, 16 ở miền Nam…
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta có 6184km đường ô tô
nhưng chủ yếu là mạng lưới đường có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp. Những năm
kháng chiến chống Pháp và Mỹ, tuy bị chiến tranh tàn phá nhưng trong vòng
10 năm (1955 – 1965) có 707km đường ô tô được khôi phục, trên 1000km
làm mới, nâng tổng chiều dài đường ô tô nước ta lên tới 10585km.
Sau năm 1975, hệ thống đường ô tô trên cả nước tăng lên khoảng
48000km, trong đó quốc lộ là 102629km với khoảng trên 3000km đường bê
tông nhựa, 3445km láng nhựa, còn lại là mặt đường đá dăm và cấp phối.
Trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, việc xây dựng và mở
rộng các tuyến đường luôn được chính phủ quan tâm đầu tư. Cho đến nay, về
cơ bản mạng lưới đường ô tô đã phủ khắp các vùng trên địa bàn cả nước,
bước đầu đã thiết lập được mạng lưới đường huyết mạch có chất lượng tốt.
Mạng lưới đường bộ phát triển với tốc độ trung bình 1,6%/năm, nâng tổng
chiều dài các loại đường ô tô nước ta hiện nay lên 256684km. Trong đó, quốc
lộ 17385km (chiếm 6,8%); đường tỉnh 23137km (chiếm 9%); đường huyện
49823km (chiếm 19,4%); đường đô thị 8492km (chiếm 3,3%); còn lại đường
xã và đường chuyên dùng 157621km (chiếm 61,5%).
Mật độ đường đạt 780km/1000km
2
và 3,4km/1000 dân. Tuy nhiên, mật

độ này so với nhiều nước trong khu vực còn thấp, hầu hết là đường bộ chính
yếu chỉ có hai làn xe và hiện nay trên cả nước vẫn còn khoảng 200 xã chưa có
đường ô tô đến trung tâm xã.

×