Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

thực trạng và tính cấp thiết của việc nâng cao khả năng tin học của sinh viên học viện chính sách và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.44 KB, 45 trang )


HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN




BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
XÉT GIẢI THƯỞNG CẤP HỌC VIỆN


ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG VÀ TÍNH CẤP THIẾT
CỦA VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIN HỌC CỦA SINH VIÊN
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

Mã số đề tài

Thuộc nhóm ngành khoa học: Quản trị doanh nghiệp









Hà Nội, 05/06/2014

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN





BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
XÉT GIẢI THƯỞNG CẤP HỌC VIỆN


ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG VÀ TÍNH CẤP THIẾT
CỦA VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIN HỌC CỦA SINH VIÊN
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

Mã số đề tài

Thuộc nhóm ngành khoa học: Quản trị doanh nghiệp

Sinh viên thực hiện: Đỗ Tuấn Anh Nam, Nữ: Nam
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: Quản trị kinh doanh Năm thứ: 2 Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Quản trị doanh nghiệp

Người hướng dẫn: Th.S Đặng Thị Quỳnh Trang



Hà Nội, 05/06/2014
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1. Thông tin chung:
Tên đề tài: Thực trạng và tính cấp thiết của việc nâng cao khả năng tin học của sinh
viên Học viện Chính sách và Phát triển
Sinh viên thực hiện: Đỗ Tuấn Anh
Lớp: QTDN3 Khoa: QTKD Năm thứ: 2 Số năm đào tạo: 4
Người hướng dẫn: Th.S Đặng Thị Quỳnh Trang

2. Mục tiêu đề tài:
Nghiên cứu thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng học tin học và đề xuất
một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng tin học của sinh viên học
viện Chính sách và Phát triển

3. Tính mới và sáng tạo:
Đưa ra một số giải pháp mới nhằm khắc phục những điểm yếu trong phương pháp
giảng dạy và học tập của sinh viên
4. Kết quả nghiên cứu:
 Đánh giá và chỉ rõ những tồn tại kìm hãm sự phát triển khả năng tin học của sinh
viên
 Làm rõ được thực trạng về cơ sở vật chất và phương pháp giảng dạy phục vụ cho
việc đào tạo tin học còn nhiều điểm hạn chế.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm loại bỏ những hạn chế còn tồn tại và nâng cao chất
lượng giảng dạy và học tập.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
Có những giải pháp và đề xuất có tính khả thi cao, phù hợp với thực trạng và yêu cầu
thực tế hiện nay. Đồng thời không chỉ nâng cao khả năng tin học nói riêng mà còn
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên nói chung.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp
chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu
có):

Ngày tháng năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký và ghi rõ họ và tên)




Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện
đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi)
Sinh viên Đỗ Tuấn Anh đã có tinh thần làm việc hết sức chăm chỉ, luôn luôn cầu thị và
ham tìm tòi học hỏi. Bài viết đã bao gồm đầy đủ những nội dung quan trọng theo cấu trúc
của bài nghiên cứu khoa học cần có. Bên cạnh đó, bài viết đã đưa ra được một số những
giải pháp và kiến nghị có tính khả thi cao để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học
môn tin học của thầy và trò học viện Chính sách và Phát triển

Ngày tháng năm

Xác nhận của Học viện
(Ký tên và đóng dấu)
Người hướng dẫn
(Ký tên và đóng dấu)
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN
Họ và tên: Đỗ Tuấn Anh Ảnh (4x6cm)
Sinh ngày: 12 tháng 03 năm 1994

Nơi sinh: Hà Nội
Lớp: QTDN3 Khóa: 3
Khoa: Quản trị kinh doanh
Địa chỉ liên hệ: 15 Nguyễn Phạm Tuân – Ba Đình – Hà Nội
Điện thoại: 0966888186 Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang
học)
 Năm thứ 1:
Ngành học: Khoa Quản trị kinh doanh
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:
 Năm thứ 2:
Ngành học: Khoa Quản trị kinh doanh
Kết quả học tập:
Sơ lược thành tích:
Đạt học bổng khuyến khích giành cho sinh viên đạt loại Giỏi


Ngày tháng năm
Xác nhận của
Học viện Chính sách và Phát triển
(ký tên và đóng dấu)
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký và ghi rõ họ và tên)

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Đối tượng nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
6. Cấu trúc bài nghiên cứu 3

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHUẨN KIẾN THỨC TIN HỌC ĐỐI
VỚI CÁC CỬ NHÂN KHỐI NGÀNH KINH TẾ 4
1.1 Vai trò của tin học đối với sự phát triển của xã hội 4
1.2 Các khái niệm 7
1.3 Yêu cầu nghề nghiệp đối với các cử nhân ngành kinh tế 9
1.3.1 Yêu cầu về kiến thức 9
1.3.2 Yêu cầu về ngoại ngữ 10
1.3.3 Yêu cầu đối với khả năng Tin học 11
1.4 Tầm quan trọng của tin học trong thời đại hiện nay 12
1.5 Kỹ năng cơ bản cần có đối với sinh viên 12
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng học tập môn tin học 13
1.6.1 Các nhân tố thuộc về người học 13
1.6.2 Các nhân tố thuộc về công tác giảng dạy 14
1.7 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả học tập môn tin học 15


Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG HỌC TIN HỌC CỦA SINH
VIÊN HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN 16
2.1 Tổng quát về tình hình học Tin học tại Học viện Chính sách và Phát triển
16
2.1.1 Phương pháp giảng dạy 16
2.1.2 Khả năng tiếp thu của sinh viên 17
2.1.3 Cơ sở vật chất 18

2.2 Các kỹ năng chính 18
2.2.1 Soạn thảo văn bản (Word) 18
2.2.2 Lưu trữ và xử lý số liệu (Excel) 19
2.2.3 Thiết kế bài thuyết trình (PowerPoint) 19
2.3 Đánh giá chung kết quả học tập dựa trên bảng điểm và thực tế 20
2.3.1 Kết quả đã đạt được 20
2.3.2 Những hạn chế 26

Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP VÀ ỨNG DỤNG
CỦA MÔN TIN HỌC 28
3.1 Định hướng phát triển và nâng cao kĩ năng tin học 28
3.1.1 Các kỹ năng chính – tin học văn phòng 28
3.1.2 Giải pháp về thiết bị 29
3.1.3 Một số giải pháp khác 30
3.2 Một số khuyến nghị 31
3.2.1 Đối với Học viện 31
3.2.2 Đối với giảng viên 33

KẾT LUẬN 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CSC
KHPT
KTDN
QHPT
QTDN
TCC


-
-
-
-
-
-
Chính Sách Công
Kế Hoạch Phát Triển
Kinh Tế Đối Ngoại
Quản Trị Doanh Nghiệp
Quy Hoạch Phát Triển
Tài Chính Công
1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với sự phát triển của mọi mặt trong đời sống và xu hướng toàn cầu hóa
nhanh chóng, để có thể nắm bắt được những cơ hội tốt thì yêu cầu đặt ra đối với mỗi cá
nhân ngày càng cao hơn. Bên cạnh những kĩ năng về kiến thức chuyên môn cơ bản tích
lũy được trong quá trình học tập và rèn luyện ở bậc học đại học, sinh viên hiện nay còn
cần trang bị cho mình rất nhiều những kĩ năng khác không kém phần quan trọng để có
thể phù hợp và thích nghi với môi trường làm việc. Một trong số những kĩ năng đó chính
là kĩ năng về tin học nói chung và tin học văn phòng nói riêng.
Mục tiêu của môn tin học tại học viện Chính sách và Phát Triển là nhằm hình thành
và phát triển ở sinh viên những kiến thức kỹ năng cơ bản về các kỹ năng tin học văn
phòng cần thiết để phục vụ cho việc học tập và ứng dụng vào cuộc sống làm việc sau
này. Vì vậy kĩ năng về tin học là một trong những kĩ năng hết sức quan trọng, nó đóng
vai trò như là một công cụ giúp sinh viên có thể phát triển các kỹ năng khác và cung cấp
cho sinh viên cách thức để có thể tiếp cận, làm việc với thông tin một cách đơn giản và

chuyên nghiệp hơn. Trong lĩnh vực tin học văn phòng, bên cạnh những kỹ năng cơ bản
cần phải có là Word, Excel và PowerPoint thì còn có những kĩ năng khác như: kĩ năng
tìm kiếm, kĩ năng phân tích, kĩ năng soạn thảo, kĩ năng xử lý thông tin, kĩ năng sử dụng
internet, kĩ năng viết email… Trên thực tế thì việc đào tạo các kĩ năng tin học cho sinh
viên hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn và chủ yếu tính lý thuyết còn nhiều chưa tập
trung vào việc phát triển kĩ năng thực hành cho sinh viên. Kèm theo đó là việc đào tạo
tin học cũng chưa có những phương pháp giảng dạy mới nhằm lồng ghép các công việc
trong thực tế, các bộ môn khác có liên quan tới việc sử dụng những kiến thức đã được
trang bị. Do vậy, tỷ lệ sinh viên sau khi hoàn thành bộ môn tin học có thể vận dụng
thành thạo những kĩ năng tin học đã có vào những lĩnh vực khác là chưa cao.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, tin học trở thành một phương tiện thật sự cần
thiết. Kĩ năng tin học tốt giúp các ứng viên có được một ưu thế vượt trội hơn so với
những người có cùng trình độ chuyên môn . Tuy nhiên với thực trạng giảng dạy và đào
tạo bộ môn tin học ở bậc đại học nói chung và ở tại học viện Chính sách và Phát triển
nói riêng vẫn chưa đủ sức đáp ứng được với những yêu cầu của nhà tuyển dụng.
2

Để có thể cung cấp cho sinh viên được những kĩ năng phù hợp với yêu cầu của phần
lớn những nhà tuyển dụng hiện nay thì việc cấp thiết là cần làm rõ những ưu và nhược
điểm của phương pháp học và giảng dạy hiện nay đang tồn tại trong học viện và từ đó
nghiên cứu những phương pháp tối ưu và mang tính khả thi cao góp phần vào việc hình
thành những kĩ năng cần thiết cho sinh viên ngay từ khi còn trong quá trình đào tạo đại
học. Nhận rõ được tầm quan trọng của thực trạng này trong gần 2 năm nghiên cứu và
học tập tại học viện, em xin phép được chọn đề tài: “Thực trạng và tính cấp thiết của
việc nâng cao khả năng tin học của sinh viên học viện Chính sách và Phát triển.”

2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng học tin học
và đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng tin
học của sinh viên học viện Chính sách và Phát triển


3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Học viện Chính sách và Phát triển
- Thời gian: Số liệu nghiên cứu được sử dụng trong đề tài thu thập từ năm
2010 – 2014

4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào những thực trạng và giải pháp
có tính khả thi nhằm nâng cao nhu cầu và khả năng tin học của sinh viên học
viện. Dựa vào tình hình thực tế và kết quả học tập để đưa ra những định hướng
phát triển những mặt tích cực và triệt tiêu những yếu tố kìm hãm sự phát triển
của việc học tập bộ môn tin học nhằm giúp sinh viên đạt hiệu quả học tập và
tính thực tiễn cao nhất.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tòi nghiên cứu, tiến
hành quan sát khả năng ứng dụng các kĩ năng trong quá trình học tập.
- Phương pháp điều tra: Khảo sát điều tra qua bảng trả lời câu hỏi
3

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp này nhằm xây dựng cơ sở
lý luận của đề tài xây dựng lịch sử vấn đề. Tiến hành đọc, phân tích tổng
hợp, phân loại, hệ thống hóa của các tài liệu, giáo trình, sách, báo, tạp chí,
các luận văn… có liên quan đến đề tài. Dựa vào câu trả lời của sinh viên
để xử lý kết quả điều tra. Cuối cùng, dựa vào kết quả điều tra để phân tích
kết quả, rút ra kết luận và đề ra giải pháp.

6. Cấu trúc bài nghiên cứu
Phần mở đầu
Chương 1. Cơ sở khoa học của chuẩn kiến thức tin học đối với các cử nhân khối

ngành kinh tế
Chương 2. Thực trạng về khả năng học tin học của sinh viên học viện Chính sách
và Phát triển
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả học tập và ứng dụng của môn tin học
Kết luận
















4

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHUẨN KIẾN THỨC TIN HỌC
ĐỐI VỚI CÁC CỬ NHÂN KHỐI NGÀNH KINH TẾ

1.1 Vai trò của tin học đối với sự phát triển của xã hội
Trong xã hội hiện nay cùng với sự phát triển rõ rệt của mọi mặt trong toàn
xã hội đã kéo theo sự phát triển thần tốc của ngành công nghệ thông tin trong vài
thập kỉ trở lại đây. Chúng ta đang được chứng kiến một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên

mà công nghệ thông tin chiếm lĩnh vai trò quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc mở ra nhiều thách thức và cơ hội hơn đối với
thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của thế giới. Ở tất cả mọi khía cạnh của mọi
lĩnh vực hiện nay đều có sự xuất hiện của tin học, chúng ta chỉ có thể đưa đất
nước, con người phát triển lên một tầm cao mới khi mà nắm vững được chìa khóa
kiến thức ở trong tay, làm chủ được công nghệ để hướng tới những thành công
mới.
Lĩnh vực tin học hiện nay cũng không còn là một lĩnh vực mới mẻ trên thế
giới và nó cũng đã phát triển khá mạnh mẽ, có rất nhiều con người đã trở thành
huyền thoại trong lĩnh vực tin học và nổi tiếng trên thế giới như Bill Gates, Mark
Zuckerberg…. Và họ phần lớn đều là những người thành công từ khi còn rất trẻ,
điều này minh chứng rằng tin học phù hợp với tất cả mọi đối tượng, không có rào
cản về tuổi tác, giới tính, dân tộc… Thực tế cũng có rất nhiều người Việt đã thành
công trong con đường sự nghiệp của mình bằng lĩnh vực tin học: Nguyễn Tử
Quảng – Giám đốc trung tâm An ninh mạng Bkis, Nguyễn Hà Đông – tác giả của
trò chơi Flappy Bird tạo nên cơn sốt game di động trên toàn cầu,… Tuy nhiên ở
Việt Nam ngày nay thì lĩnh vực này còn khá mới mẻ và cũng còn nhiều hạn chế
trong việc phát triển ngành tin học. Đối với các quốc gia phát triển trên thế giới
thì đây không còn là một lĩnh vực mới, chính vì vậy trong giới nghiên cứu và học
giả đã có rất nhiều những bài nghiên cứu về tầm quan trọng và ảnh hưởng của tin
học đối với sinh viên trong xã hội hiện nay.




5

 “Tin học văn phòng là kỹ năng không thể thiếu với sinh viên”
Phạm Thế Dũng hiện đang là sinh viên Khoa Tài Chính Ngân Hàng – Đại học
Ngoại thương Hà Nội. Phạm Thế Dũng đã tham gia cuộc thi MS Word 2010

MOSWC 2014 và đạt điểm cao nhất 1000 (điểm tuyệt đối)
Theo anh cho biết thì những ứng dụng tin học văn phòng có rất nhiều ứng dụng
trong việc học tập hàng ngày cũng như trong công việc.
Hiện nay tin học văn phòng đã trở thành một kĩ năng không thể thiếu nhất là đối
với sinh viên. Trong các hoạt động học tập như làm báo cáo, tiểu luận, học nhóm,
thuyết trình, trình bày ý tưởng, thiết kế slide và đặc biệt đối với các trường đại
học về kinh tế thì việc sử dụng thành thạo các bảng tính và các hàm tài chính là
điều rất quan trọng, thêm vào đó việc sử dụng tin học sẽ giúp sinh viên trình bày
được vấn đề một cách dễ hiểu và chuyên nghiệp hơn.

 Theo thông tin từ Cơ quan của TW Hội Khuyến học Việt nam (16/12/2013)
Trong bài viết có đưa ra một số thực trạng hiện rất phổ biến ở trong thị trường
lao động của nước ta hiện nay, đặc biệt là hướng tới đối tượng sinh viên mới tốt
nghiệp đại học.
Các trường đại học ở nước ta hiện nay đang đào tạo được một lượng lớn nguồn
nhân lực với trình độ cao, tuy nhiên lại nặng về lý thuyết và khiếm khuyết về kĩ
năng thực hành dẫn tới khả năng được nhận vào những vị trí có tiềm năng lớn là
không cao.
Điển hình tại các Doanh nghiệp khi tuyển sinh viên mới ra trường vào thực tập
thì có tới 90% không thể định hướng được về ngành nghề mình đang và đã học,
thiếu các kĩ năng về giao tiếp, tin học, tiếng anh… Lấy ví dụ như: các sinh viên
thực tập này có thể trả lời trôi chảy lý thuyết nhưng lại không thể soạn thảo một
báo cáo đơn giản hay hoàn thành một bài thuyết trình đạt yêu cầu cơ bản. Cá biệt
có những sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tiếng Anh của một trường đại học
top cao khi đi thực tập cũng không thể phiên dịch và giao tiếp tự tin được


6

Bộ môn tin học cũng là một môn học mang tính chất thực hành, vì vậy cần phải

đổi mới cách thức giảng dạy hướng tới thực hành nhiều hơn trong khi hiện nay
thời lượng này chỉ chiếm 15% theo quy định về giáo dục của Đại Học. Bên cạnh
đó thì mỗi sinh viên cũng cần tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, tìm
hiểu nhu cầu thực tế của công việc.

 6 Must-Have Computer Skills for Students (6 kĩ năng tin học cần phải có đối
với sinh viên)
Bài viết được xuất bản bởi tiến sĩ Deb Peterson
Hiện bà đang là chủ sở hữu, tác giả của tạp chí Marverlous - www.marvmag.com
Đồng thời giữ chứ vụ giảng viên đại học Mountain Home bang Arkansas
(ASUMH)
Cử nhân Quản trị kinh doanh trường đại học St. Olaf, Northfield, MN

Có 6 kĩ năng về tin học mà sinh viên nên có để có thể học tập tốt hơn cũng như
nâng cao giá trị tiềm năng của bản thân trong mắt các nhà tuyển dụng để giành
được một vi trí tốt.
Trong đó, 6 kĩ năng chính được nhắc đến là: Internet, Email, OneNote, Word,
PowerPoint, Excel. Các kĩ năng này rất cần thiết cho các bạn sinh viên để có thể
học tập và làm việc nhanh hơn, dễ dàng hơn. Với sự tiến bộ nhanh chóng của
Internet cùng với sự hiểu biết về kĩ năng tin học sẽ giúp các bạn có thể kết nối
được với cả thế giới và tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng. Vì vậy chúng
ta cần chú trọng phát triển sử dụng thành thạo và hiệu quả nhất các kĩ năng về tin
học.




7

 Importance of Computer Skills in College ( Sự quan trọng của kĩ năng tin

học ở Đại học)
Bài nghiên cứu được viết bởi tác giả Evie Sellers là một nhà giáo dục ở Georgia.
Cô từng là giáo viên tại trường cấp ba và các trường đai học và cao đẳng. Được
cấp bằng tiến sĩ về lĩnh vực nghiên cứu các vấn đề về đào tạo giảng viên.
Ngày nay máy tính là một phần không thể tách rời của thế giới và nó càng
cần thiết hơn trong các trường đai học, trên thế giới nhiều trường đại học đã yêu
cầu sinh viên phải có kĩ năng về tin học như là một yếu tố bắt buộc từ những năm
1990. Kĩ năng tin học rất quan trọng trong việc giúp sinh viên có thể tham gia
vào các khóa học trực tuyến, tìm kiếm tài liệu cho việc học tập và sử dụng những
ứng dụng cơ bản của máy tính. Hơn nữa việc kết nối và giữ liên lạc với bạn bè
cũng là điều cần thiết trong quá trình làm bài tập nhóm, làm việc nhóm.
Để có thể hoàn thành những bài tiểu luận, luận văn hay những bài thuyết
trình thì sinh viên cần phải trang bị đầy đủ cho mình những kĩ năng về tin học
cần thiết thì mới có thể đáp ứng được những yêu cầu của bài tập cũng như công
việc yêu cầu. Ví dụ như: đánh máy, vẽ bảng biểu, biểu đồ, tìm kiếm thu thập
thông tin, xử lý số liệu… Những yêu cầu này là bắt buộc đối với sinh viên trong
quá trình học tập, vậy việc đào tạo kĩ năng tin học cho sinh viên một cách bài bản
và có chất lượng là công việc hết sức quan trọng và rất cần được lưu tâm.

1.2 Các khái niệm
Tin học là một ngành khoa học công nghệ nghiên cứu các phương pháp xử lý
thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kỹ thuật mà chủ yếu hiện
tại là máy tính điện tử. Gồm yếu tố chính:
+ Phần cứng là tất cả các phần trong một hệ máy tính mà chúng ta có thể
thấy hoặc sờ được. phần cứng gồm các thiết bị máy có thể thực hiện các chức
năng như sau:
* Nhập dữ kiện vào máy (input).
* Xử lý dữ kiện (processing)
* Xuất dữ kiện /thông tin (output)



8

+ Phần mềm:
Phần mềm là chương trình chỉ thị máy tính hoạt động sử lý dữ liệu thành
những hình thái mà ta mong muốn. Chương trình là một chuỗi các chỉ thị lệnh
có liên quan nhằm thực hiện từng bước tại mỗi thời điểm để hoàn thành một
công việc nào đó dưới sự điều khiển của CPU . Các chương trình sẽ xác định
việc các máy tính tiếp nhận đầu vào như thế nào và hiển thị và đưa tới đầu ra
cái gì. Thông thường có 3 kiểu chương trình là:

a) Chương trình phần mềm hệ thống.
Là một thuật ngữ bao gồm tất cả các chương trình quản lý và điều khiển quá
trình hoạt động của phần cứng máy tính. Có hai loại chính là:
- Phần mềm hệ điều hành
- Các chương trình tiện ích
b) Trình dịch ngôn ngữ.
Là một chương trình được thiết kế nhằm chuyển hóa một chương trình được
viết bởi ngôn ngữ bậc cao thành các chỉ thị lệnh máy của hệ thống tính toán
riêng biệt.
c) Chương trình ứng dụng
Bao gồm những chương trình được viết ra phục vụ cho một hay nhiều mục
đích cụ thể.

Nguồn: Giáo trình Tin Học - Học viện công nghệ bưu chính viễn thông.

Trong thời đại CNTT phát triển nhanh với tốc độ chóng mặt như hiện nay, tin
học Văn phòng là một trong những kỹ năng mềm không thể thiếu được với mỗi sinh
viên, nhân viên văn phòng,…
Bất kỳ Nhà tuyển dụng nào cũng thường yêu cầu rất cao khả năng sử dụng thành

thạo tin học văn phòng như: Word, Excel, PowerPoint, Access,…Và trong những năm
gần đây thì yêu cầu đó ngày càng cao hơn trước rất nhiều. Trang bị kiến thức, kỹ năng
sử dụng tin học văn phòng thành thạo là một việc rất cần thiết trước khi bạn tiến hành
đi xin việc.
9

Nếu như Tiếng Anh được coi như là một ngôn ngữ chung phổ biến nhất trên thế
giới để giúp chung ta có thể trao đổi thông tin trên phạm vi toàn cầu, thì tin học cũng
được coi như là một loại phương thức giúp con người có thể giao tiếp, làm việc và học
tập trên máy tính cũng như kết nối mọi nơi trên thế giới lại với nhau. Hơn nữa những kĩ
năng về yin học còn gần như là một chuẩn chung ở mọi quốc gia. Ví dụ như bạn không
học Tiếng Anh, bạn vẫn có thể giao tiếp với các quốc gia khác bằng những thứ tiếng
khác nhưng với Tin học thì chỉ có duy nhất một ngôn ngữ chung trên toàn cầu.
Tin học nói chung là một khái niệm rất rộng về ngành khoa học chuyên nghiên
cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ và xử lý thông tin của một hệ thống máy
tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo). Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm tất cả các
nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng, biến đổi và tái tạo thông tin.
Trong nghĩa thông dụng, tin học còn có thể bao hàm cả những gì liên quan đến các thiết
bị máy tính hay các ứng dụng tin học văn phòng. Tin học chính là công cụ giúp con
người tương tác với thông tin.
Hiện nay kĩ năng về tin học văn phòng thường được đào tạo cho sinh viên ngay
ở bậc học đại học chủ yếu gồm những kĩ năng cơ bản như: Word, Excel, PowerPoint.
Nhằm phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu của sinh viên.
Nói một cách cụ thể hơn, tin học văn phòng là một bộ phận hết sức quan trọng
và được sử dụng chủ yếu với đại đa số người dùng hiện nay, nó được sử dụng mọi lúc,
mọi nơi, ngay cả trên thiết bị di động, nó đáp ứng cho mọi lĩnh vực dù có liên quan trực
tiếp hay không tới tin học. Điều đó càng cho thấy tầm quan trọng và ảnh hưởng của tin
học đối với đời sống ngày ngay.

1.3 Yêu cầu nghề nghiệp đối với các cử nhân ngành kinh tế

1.3.1 Yêu cầu về kiến thức
Đạt chuẩn về kiến thức giáo dục đại cương theo quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo đối với ngành Kinh tế, nắm vững những nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã
hội; có kiến thức về lý luận chính trị, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn ở
trình độ đại học.
Có kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh bao gồm: Kiến
thức về lịch sử và tầm ảnh hưởng của các học thuyết kinh tế; Toán học trong quản lý
10

kinh tế và kinh doanh; Những nguyên lý căn bản trong quản trị doanh nghiệp và kinh
doanh, thống kê thương mại, kinh doanh quốc tế, quản lý tài chính - tiền tệ, thương
mại điện tử, marketing;
Đảm bảo kiến thức căn bản, cập nhật và phát triển về quản lý kinh tế và
thương mại, quản trị kinh doanh, bao gồm những kiến thức về kinh tế công, kinh tế
phát triển, kinh tế môi trường, kinh tế học ứng dụng trong quản lý, pháp luật trong
quản lý kinh tế và kinh doanh, thống kê thương mại và những kiến thức cơ sở về
thương mại;
Nắm vững những kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về kinh tế và quản lý
thương mại, bao gồm những kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về kinh tế doanh
nghiệp thương mại, kinh tế thương mại Việt Nam, quản lý nhà nước về thương mại,
kinh tế và thương mại các nước; những kiến thức về kinh tế và quản lý của một số
lĩnh vực tiêu biểu như: tài chính, ngân hàng, chứng khoán, du lịch
Có kiến thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác bao gồm những
kiến thức về kế toán - kiểm toán, tài chính - ngân hàng, kinh tế và quản trị kinh
doanh.

1.3.2 Yêu cầu về ngoại ngữ
- Nắm được một khối lượng kiến thức đủ lớn về ngữ pháp cơ bản và từ
vựng có liên quan đến lĩnh vực kinh tế và kinh doanh thương mại
- Có đủ tự tin để giao tiếp và sử dụng bốn kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói,

đọc, viết) một cách hiệu quả để truyền đạt thông tin và giải quyết vấn đề
trong môi trường làm việc.
- Kiến thức ngôn ngữ được quy định tại hầu hết các trường thuộc khối
ngành kinh tế áp dụng cho sinh viên tốt nghiệp bậc đại học là TOEIC
450 điểm hoặc những bài thi quốc tế có quy đổi tương đương đối với
môn tiếng Anh.
- Không ngừng rèn luyện trau dồi các kĩ năng ngôn ngữ để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao về công việc.



11

1.3.3 Yêu cầu đối với khả năng Tin học
Kỹ năng thực hành
 Kĩ năng giải quyết các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ bằng bộ phần mềm
tin học văn phòng: MS-Excel, MS-Word và MS-Power Point;
 Kĩ năng làm việc theo nhóm, giao tiếp và truyền thông trong môi trường
mạng hoá sử dụng các dịch vụ Internet;
 Kĩ năng tư duy và tổ chức công việc sử dụng công cụ phần mềm tin học
(Mind Manager);
 Kĩ năng thuyết trình và truyền đạt thông tin sử dụng phần mềm MS-
PowerPoint;
 Kĩ năng tham gia quá trình phát triển các hệ thống thông tin hỗ trợ các hoạt
động trong lĩnh vực chuyên môn của mình với tư cách người sử dụng.
Mức đạt được: Thành thạo
 Khả năng sử dụng cơ bản các phần mềm ứng dụng trong bộ Tin học văn
phòng MS-Excel, MS-Word, MS-PowerPoint … và các dịch vụ chính của
Internet để xử lý và truyền thông tin.


Kiến thức Tin học
a. Kiến thức đại cương về Tin học
Có kiến thức cơ bản và cập nhật về máy tính và mạng máy tính ứng dụng trong
xử lý và truyền thông tin Kinh tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh .
b. Kiến thức ứng dụng Tin học trong Kinh tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh
Có kiến thức cơ bản và cập nhật về các phần mềm ứng dụng, các hệ thống thông
tin dựa trên máy tính hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp và quản lý khác nhau trong
các tổ chức kinh tế - xã hội.




12

1.4 Tầm quan trọng của tin học trong thời đại hiện nay
Thời đại hội nhập chỉ có chỗ cho những người thực sự có năng lực, trình
độ…Lĩnh vực khẳng định trình độ và khả năng của con người, tiên quyết đầu tiên là
tiếng Anh và tin học.
Ngoại ngữ – tin học, cả hai chuyên ngành ngày càng được nhắc tới như một yếu
tố không thể thiếu trong quá trình tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế là Công nghiệp hóa
và Hiện đại hóa đất nước.
Cũng giống như tiếng Anh, các nhà tuyển dụng cũng đòi hỏi các ứng viên của
mình phải có kiến thức về tin học, sử dụng máy tính thành thạo, các phần mềm nếu liên
quan đến lĩnh vực chuyên môn. Không chỉ để xin việc, các bạn cũng nên ý thức được
rằng việc sử dụng máy tính và internet thành thạo sẽ là một công cụ hữu hiệu phục vụ
không chỉ cho công việc mà cho cả cuộc sống hàng ngày của bạn, là chìa khóa mở ra
nhiều cơ hội trong thời đại thế giới đang “phẳng” ra. Một nhân tố quyết định khiến cho
thế giới trở nên “phẳng” chính là sự phát triển của công nghệ thông tin mà đặc biệt là
việc nối mạng internet toàn cầu.
Cụm từ hội nhập dường như xuất hiện trong hầu hết các văn bản, chính sách

phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam trong suốt những năm qua. Việc mở cửa cho các
đơn vị nước ngoài vào mang lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội, trong đó phải nói đến
luồng khoa học – công nghệ, thông tin mới, và các mô hình giáo dục, y tế, văn hóa – xã
hội hiện đại, hữu ích. Để tiếp thu được những giá trị trên, đòi hỏi chúng ta phải có đủ
khả năng ngoại ngữ, tin học để có thể hòa nhập được vào môi trường mới.

1.5 Kỹ năng cơ bản cần có đối với sinh viên
Đối với sinh viên nói chung và sinh viên của học viện Chính sách và Phát triển nói
riêng thì những kĩ năng cần được trang bị là những kĩ năng cơ bản nhất, phổ biến nhất
và được dùng thường xuyên hỗ trợ cho cuộc sống, quá trình học tập và làm việc sau này.
Những kĩ năng cơ bản đó chính là những kĩ năng về tin học văn phòng. Nói đến tin học
văn phòng thì có một số nội dung chủ yếu mà hiện nay đã được các trường đại học đưa
vào giảng dạy cho sinh viên như: Microsoft Word, Excel và PowerPoint.
13

Bên cạnh những kĩ năng về bộ ứng dụng của Microsoft, cùng với sự phát triển không
ngừng của ngành tin học và những đòi hỏi cao của xã hội sinh viên cũng cần tự trang bị
cho mình và được nhà trường giảng dạy, hướng dẫn thêm những kĩ năng không kém
phần quan trọng khác về lĩnh vực văn phòng như: OneNote, Access, Email, kĩ năng tìm
kiếm, internet…

1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng học tập môn tin học
1.6.1 Các nhân tố thuộc về người học
- Mục tiêu học tập
Ở bất cứ một bộ môn nào được đưa vào giảng dạy và học tập thì điều quan
trọng nhất đó là người học cần phải định hướng rõ ràng ngay từ đầu về
mục tiêu của môn học là gì hay “học để làm gì”, nó sẽ giúp ta có được gì
từ quá trình học tập đó và làm thế nào để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Một sinh viên có động lực để học môn Tin học cần phải nắm bắt được tầm
quan trọng của những kĩ năng mà mình sẽ tích lũy được để từ đó có thái

độ học nghiêm túc cũng như có sự tìm tòi khám phá để hỗ trợ cho những
kiến thức đã được giảng viên truyền đạt trên lớp học.

- Thái độ học tập
Khác với những bộ môn khác ở đại học, bộ môn Tin học là một môn học
có ý nghĩa trực tiếp tác động tới thực tiễn và đồng thời bộ môn Tin học
đòi hỏi người học cần tập trung giành thời lượng cho phần thực hành là
chủ yếu. Sinh viên không cần phải đọc quá nhiều tài liệu, tài liệu tham
khảo cho môn học này, cũng không cần thiết phải ghi chép quá chi tiết
như các môn học mang tính lý thuyết. Khi tham gia những tiết học Tin
học, sinh viên cần tập trung lắng nghe và theo dõi ví dụ thực hành trực
quan của giảng viên và ngay lập tức thực hiện trên máy tính của mình.
Chủ động sáng tạo, lồng ghép những kiến thức đã được học để xử lý vấn
đề bằng nhiều cách khác nhau, không nên quá máy móc, dập khuôn.



14

- Phương pháp học tập
Với đặc thù là bộ môn có liên quan mật thiết tới đời sống và mang tính
thực tiễn cao. Để học tốt môn học này, sinh viên nên tự động tìm tòi và
sáng tạo dựa trên những kiến thức đã có. Tự ý thức về tầm quan trọng của
môn học và thực hành càng nhiều càng tốt, ứng dụng kĩ năng tin học vào
thực tế cuộc sống học tập và làm việc của mình hàng ngày.

1.6.2 Các nhân tố thuộc về công tác giảng dạy
- Về chương trình đào tạo: Môn tin học nên thiết kế ở trong cả các khối kiến
thức đại cương (tin học đại cương), cũng như khối các kiến thức ngành và
chuyên ngành (tin học ứng dụng). Hiện nay ở Việt Nam, có một số trường

đại học đã chú trọng giảng dạy cho sinh viên môn Tin học ứng dụng và
thực tế cho thấy sau này những sinh viên này có khả năng vận dụng tin
học rất tốt trong quá trình làm việc
- Về phương pháp giảng dạy: Phương pháp giảng dạy đối với các môn Tin
học cần hướng đến giúp sinh viên hứng thú tìm tòi để thành thạo các kỹ
năng, đưa những kỹ năng tin học đó ứng dụng luôn cho việc học tập các
môn học khác giúp sinh viên có nền tảng tin học vững, khả năng ứng dụng
cao trong xử lý công việc sau khi ra trường. Phương pháp giảng dạy còn
nhiều điểm hạn chế, chưa phát huy được khả năng của sinh viên.
- Về giáo trình, tài liệu tham khảo: Cần phải tương ứng, cập nhật với nội
dung giảng dạy trong chương trình.
- Về cơ sở vật chất trang bị (phòng học, thiết bị, máy tính, mạng máy tính,
phần mềm, tính tương thích): Cơ sở vật chất đã lỗi thời, không đáp ứng
được nhu cầu của thời đại mới. Cùng với đó, phiên bản phần mềm được
cài đặt sẵn trên hệ thống máy tính của Học viện đã cũ không được nâng
cấp và cập nhật thường xuyên dẫn đến sự khác biệt tạo nên bỡ ngỡ cho
sinh viên khi làm việc với những phiên bản mới hơn trong thực tế.
- Thời lượng đào tạo giành cho bộ môn Tin học hiện nay nhìn chung ở bậc
đại học là rất hạn chế, chỉ chiểm khoảng 2% thời lượng học trong toàn
chương trình dẫn tới khó có thể đảm bảo được việc đào tạo cho học viên
từ khởi điểm chưa có nền tảng trở nên thành thạo trong các kĩ năng.
15

- Hiện nay ở Việt Nam, các phương pháp giảng dạy vẫn chưa thực sự đáp
ứng vấn đề coi người học là trung tâm, phương pháp giảng dạy của các
giảng viên đa số vẫn theo lối truyền thống.

1.7 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả học tập môn tin học
Tin học trong thời đại ngày nay, có thể coi như là một công cụ giúp còn người
tiếp nhận và xử lý thông tin được đơn giản và nhanh chóng hơn. Chúng ta có thể

thấy rằng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống đều có sự hiện diện của tin học mọi lúc
mọi nơi. Đặc biệt là trong khuôn viên các trường đại học hay trong các công sở thì
sự hiện diện của tin học được xem như là một yếu tố then chốt, một công cụ đắc lực.
Ngày nay trình độ học vấn và các bằng cấp chưa đủ để quyết định trong việc
tuyển dụng lao động của nhiều doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Họ còn
căn cứ vào yếu tố cá nhân như kỹ năng, sự nhạy bén trong xử lý công việc và giao
tiếp của mỗi người lao động,
Tuy nhiên, ngay từ trên giảng đường đại học, không phải sinh viên nào cũng được
trang bị tốt các kỹ năng thiết yếu này.
Theo điều tra của Bộ LĐ-TB và XH, trong tổng số các sinh viên tốt nghiệp hàng
năm, hơn 13% phải được đào tạo lại hoặc bổ sung kỹ năng, gần 40% phải được kèm
cặp lại tại nơi làm việc và 41% cần thời gian làm quen với công việc, theo đó thì số
sinh viên tốt nghiệp có thể làm tốt công việc ngay sau khi ra trường là rất thấp. Việc
tự trang bị cho bản thân kỹ năng tin học là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong
thời kỳ hội nhập.
Vậy nên ngay từ khi còn đang được đào tạo trong môi trường đại học, nhà trường
và sinh viên cần phải có một cái nhìn đúng đắn hơn về việc học và đào tạo kĩ năng
Tin học cho sinh viên. Và không chỉ nâng cao ý thức mà còn cần thiết phải quản lý
chặt chẽ về chất lượng đầu ra của môn Tin học, đảm bảo 100% sinh viên sau khi
được đào tạo phải có kĩ năng sử dụng thành thạo đối với kĩ năng tin học văn phòng
và theo dõi quá trình áp dụng vào thực tiễn qua những bộ môn khác. Tỉ lệ cao sinh
viên ra trường với kiến thức chuyên môn tốt cùng với kĩ năng thành thạo, được nắm
giữ những chức vụ tốt qua những đợt tuyển dụng cũng là một yếu tố cốt lõi tạo nên
uy tín và chất lượng đào tạo cho các trường đại học nói chung và đối với một học
viện mới thành lập như Học viện Chính sách và Phát triển nói riêng.

×