Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn tích hợp giáo dục tư tưởng hồ chí minh trong quá trình dạy học bài thơ “mộ” (chiều tối)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.99 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGÔÂ QUYỀN
   
Mã số: ……………….
TÍCH HỢP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG
Q TRÌNH DẠY HỌC BÀI THƠ “MỘ” (CHIỀU TỐI)
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Lónh vực nghiên cứu:
Quản lí giáo dục: 
Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn 
Phương pháp giáo dục: 
Lónh vực khác:……………………………………………… 
Có đính kèm:
Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác 
NĂM HỌC 2011 - 2012
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị THPT Ngô Quyền
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình dạy học bài thơ
“Mộ” (Chiều tối)
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Trang
Lĩnh vực nghiên cứu: Phương pháp dạy học bộ môn Ngữ Văn
Năm học: 2011– 2012
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Trang
2. Ngày tháng năm sinh: 02 – 05- 1983
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 3D – Tổ 15D3 –Khu phố 2 – Phường Bình Đa – Biên Hòa –
Đồng Nai


5. Điện thoại: 0937286855
6. Email:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: trường THPT Ngô Quyền
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất: Cử nhân văn chương
- Năm nhận bằng: 2005
- Chuyên ngành đào tạo: Văn học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy
- Số năm có kinh nghiệm: 7 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm có trong 5 năm gần đây:
+ Một số cách giúp HS tiếp cận thơ Hai – cư
+ Tích hợp một số kĩ thuật dạy học tích cực cho học sinh vào bài Phong
cách ngôn ngữ sinh hoạt
Tên SKKN:
TÍCH HỢP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG
QUÁ TRÌNH DẠY HỌC BÀI THƠ “MỘ” (CHIỀU TỐI)
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Hiện nay, xã hội ta đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng
bạo lực học đường, sự suy giảm đạo đức trong một bộ phận học sinh. Đó
không chỉ là vấn đề nhức nhối của riêng gia đình, nhà trường mà của toàn
xã hội. Hơn nữa ở lứa tuổi này các em đang trong giai đoạn hình thành,
phát triển nhân cách nhưng do sự hiểu biết còn nhiều hạn chế, thiếu kinh
nghiệm sống các em thường xuyên chịu sự tác động của các yếu tố cả
tích cực và tiêu cực, rất dễ bị lôi kéo vào các hành vi xấu, lối sống ích kỉ,
thực dụng. Việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho các em nhất là “học tập
và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh” – tư tưởng được kết tinh, phát triển
từ những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay ngay từ khi
còn ngồi trên ghế nhà trường là điều rất cần thiết để giúp các em có định

hướng đúng trong hình thành nhân cách và những phẩm chất tốt đẹp của
những công dân tương lai. Trong tình hình đó việc giáo dục đạo đức cách
mạng mà cụ thể là “học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí
Minh” thiết nghĩ nên là một trong những mục tiêu giáo dục quan trọng.
- Bên cạnh việc ủng hộ cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương
đạo dức Hồ Chí Minh” thì người viết cũng xuất phát từ những đặc trưng
của bộ môn ngữ văn – một môn học về khoa học xã hội và nhân văn rất
phù hợp để tích hợp giáo dục cho học sinh các kĩ năng sống, bồi dưỡng
tâm hồn, tinh thần yêu nước, tự hào những truyền thống quý báu của dân
tộc, giáo dục, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách đạo dức thông qua bài học
được rút ra từ các tác phẩm văn học. Qua đó giúp các em hiểu một tác
phẩm của một nhà thơ cách mạng không hề khô cứng, triết lý khô khan
như các em vẫn tưởng mà ở đó vẫn thấm đẫm chất trữ tình sâu lắng, thể
hiện một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống và tràn đầy lạc quan.
- Tạo điều kiện cho học sinh phát triển tính chủ động, tự giác trong việc
lĩnh hội kiến thức từ một tác phẩm văn học cụ thể và áp dụng vào cuộc
sống.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
- Giáo viên và học sinh có điều kiện thuận lợi là ngoài ba tiết học trong
chương trình học chính thức còn có thêm hai tiết tự chọn để triển khai bài
học thuận lợi hơn. Học sinh có thời gian chuẩn bị tài liệu liên quan đến
tác phẩm và tác giả.
- Môi trường học thân thiện, học sinh tích cực, hơn nữa xuất phát từ “đặc
trưng của một môn học về khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm
vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt” còn
giúp học sinh nâng cao năng lực nhận thức về xã hội và con người.
- Học sinh đã có những hiểu biết nhất định về tư tưởng Hồ Chí Minh
thông qua các môn khoa học xã hội, các hoạt động đoàn thể. Bản thân
các em cũng đã nhận thức được vai trò và công lao to lớn của Bác đối với

dân tộc Việt Nam.
- Thông qua các hoạt động học tập để học sinh tiếp cận, khám phá, học
tập, nhận thức mới về tư tưởng, tình cảm, thái độ trong việc tiếp cận một
nhà thơ cách mạng.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
2.1) Chuẩn bị bài học:
2.1.1) Giáo viên (GV):
- Soạn giáo án có tích hợp một số kĩ thuật dạy học tích cực:
• Kĩ thuật chia nhóm
• Kĩ thuật đặt câu hỏi
• Kĩ thuật khăn phủ bàn
• Kĩ thuật phân vai
• Phiếu học tập cho HS theo mẫu
- GV hướng dẫn học sinh:
+ Chia nhóm: hai bàn sẽ là một nhóm. Một lớp sẽ có 6 nhóm tương
ứng với 12 bàn học.
+ GV chia phần việc cho mỗi nhóm: các nhóm sẽ tìm hiểu trước về
cuộc đời, tư tưởng, sự nghiệp văn chương (quan điểm nghệ thuật, phong
cách nghệ thuật, tác phẩm tiêu biểu và soạn bài thơ “Mộ”) của Bác. Đặc
biệt lưu ý HS về hoàn cảnh sáng tác và những nội dung chính của tập
Nhật kí trong tù. GV cũng đặc biệt nhấn mạnh các nhóm tìm hiểu kĩ nội
dung: chất thép trong tập nhật kí.
+ GV giới thiệu cho HS một số tài liệu liên quan: có thể tham khào
sách giáo khoa lớp 12 tập 1 (bài tác giả Hồ Chí Minh); tác phẩm Nhật kí
trong tù, một số những câu chuyện kể về Bác…
+ Dặn dò học sinh xem bài trước ở nhà và mỗi nhóm chuẩn bị một tờ
giấy A4.
+ Sau khi học xong phần “Mở rộng về tác gia Hồ Chí Minh” trong tiết
tự chọn, GV yêu cầu các học sinh viết đoạn văn ngắn (10 câu) nêu cảm nhận
chung về tác giả và bài thơ “Mộ”.

+ GV chọn 1 nhóm để giao thực hiện phương pháp phân vai:
• GV gợi tình huống giả định hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
Bác đang trên đường giải lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo
cuối mùa thu 1942, trong hoàn cảnh gông cùm vất vả.
(GV lưu ý gợi mở cho HS trong hoàn cảnh đó tư thế của
người tù sẽ như thế nào?)
• Chọn 1 HS có giọng ngâm (hoặc đọc) thơ tốt.
2.1.2) Học sinh (HS):
+ Soạn bài theo nhóm trước ở nhà theo phần việc được GV giao
trước và chuẩn bị dụng cụ học tập (giấy A4), tinh thần làm việc theo
nhóm.
2.2) Tiến trình thực hiện:
2.2.1) Bước thứ nhất:
- Trước khi chính thức học bài “Mộ” trong 1 tiết tự chọn sẽ tiến hành tìm
hiểu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh. GV sẽ yêu cầu một nhóm trình
bày khái quát những hiểu biết của nhóm mình về chủ tịch Hồ Chí Minh
(đã chuẩn bị sẵn ở nhà theo yêu cầu trước đó) khoảng 7 phút (p).
+ Các nhóm khác nghe, ghi nhận và bổ sung ý kiến đóng góp. GV
cho áp dụng kĩ thuật khăn phủ bàn: từng cá nhân trình bày ý kiền sau
đó chốt ý kiến bổ sung, trình bày chủ yếu trên các phương diện:
• Quan điểm sáng tác, phong cách sáng tác
- Các nhóm hoặc cá nhân có thể đặt câu hỏi thắc mắc. Các nhóm tiến
hành thảo luận đưa ra câu trả lời. GV sẽ tổng hợp, đưa ra nhận xét, đánh
giá và bổ sung. (10p)
- Phần tích hợp (5p) : GV yêu cầu 1 nhóm sẽ đại diện kể một câu chuyện
nhỏ nhưng sâu sắc về vị Chủ tịch để thấy được những phẩm chất quý báu
ở Người.
Năm 1942, Bác sang Trung Quốc để gặp gỡ với chính quyền
Trung ương Tưởng Giới Thạch bàn về mối quan hệ giữa hai nước trong
công cuộc chống Nhật. Không may, đi đến phố Túc Vinh, huyện Đức

Bảo, Quảng Tây, Trung Quốc, Người đã bị chính quyền địa phương
Tưởng Giới Thạch bắt giữ. Người đã bị giải đi qua hơn 30 nhà lao của 13
huyện thị Quảng Tây, Trung Quốc. Tháng 10/1943, Người được trả lại tự
do. Đến tháng 10/1944, Người quay trở lại Pác Bó. Các đồng chí đã đưa
Bác vào nhà cụ Dương Văn Đình (bố đồng chí Dương Đại Lâm) mọi
người mừng rỡ khi thấy Bác trở về. Nhìn thấy Bác gầy yếu, tóc bạc đi
mấy phần, ai cũng xót xa, thương Bác. Cụ Dương Văn Đình đã cho người
nhà nấu cháo và bưng đến một bát cháo trứng gà mời Bác. Bác hỏi:
- Ở đây một ngày ăn mấy bữa hả cụ?
- Dạ, một ngày ăn ba bữa, bữa sáng thì ăn cháo.
- Thế ai cũng được ăn cháo đánh với trứng à?
Mọi người phải thú thực vì thấy Bác đi đường mệt nên mới làm
mời Bác thôi. Bác không bằng lòng bảo với mọi người
- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi
lại được đặc biệt hơn các đồng chí? Cách mạng gian khổ phải cùng nhau
chịu đựng, mọi người ăn sao tôi ăn vậy.
Và Người đứng dậy, bưng bát cháo trứng đến mời bà cụ cố của
đồng chí Dương Đại Lâm. Bác nói: "Đây mới là người cần được bồi
dưỡng. Bà cố đã sống gần trăm tuổi rồi, cực khổ vất vả đã nhiều, cần ăn
ngon để sống với con cái đến ngày nước nhà độc lập, vui hưởng thái
bình".
Nghe Bác nói vậy ai cũng thấy sống mũi cay cay. Thương Bác và
càng thêm cảm phục Bác. Chưa bao giờ Bác đòi hỏi phải có sự ưu tiên
cho riêng mình. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào Người cũng đều nghĩ cho
người khác và quan tâm đến tất cả mọi người xung quanh.
+ Các nhóm khác nghe, viết ý kiến nhận xét, tự đưa ra bài học
lĩnh hội từ câu chuyện đó (ngắn gọn)
+ GV nhận xét, rút kinh nghiệm, khen những nhóm có ý kiến tốt.
- GV đặc biệt yêu cầu HS nhấn mạnh vào hoàn cảnh sáng tác và nội dung
Nhật kí trong tù để thấy được chân dung người tù – nhà thơ – nhà cách

mạng Hồ Chí Minh (đến bài học chính thức chỉ nhắc lại chứ không cần
đào sâu)
- Qua việc tìm hiểu tác giả Hồ Chí Minh, GV sẽ nhấn mạnh một số nội
dung sau:
+ Quan niệm sáng tác:
• Văn chương phải có tính chiến đấu.
• Ý thức trách nhiểm của người cầm bút.
• Tính chân thật của văn chương.
+ Phong cách nghệ thuật:
• Phong phú, đa dạng, vừa cổ điển vừa hiệnđại, vừa đậm
đà bản sắc dân tộc vừa mang những giá trị văn hóa thế
giới…
+ Hoàn cảnh sáng tác và Nội dung tập Nhật kí trong tù:
• Hoàn cảnh sáng tác:
• Nội dung tập nhật kí:
* Tái hiện sinh động, sắc nét hiện thực đen tối và tố cáo mạnh mẽ
chế độ nhà tù bất công trong xã hội Trung Hoa dưới thời Tưởng
Giới Thạch.
* Bức chân dung tự họa của người chiến sĩ cộng sản một lòng vì
nước vì dân, luôn mong mỏi khát khao hướng về Tổ quốc, hướng tới
tự do, luôn thể hiện một niềm tin sắt đá vào thắng lợi của chính
nghĩa -> lạc quan và nghị lực vượt qua mọi khó khăn (liên hệ bài thơ
“Mộ” )
* Cảm xúc dạt dào của một tâm hồn thi sĩ trước vẻ đẹp của thiên
nhiên, đất trời. Vẻ đẹp đó tiếp sức cho người chiến sĩ vượt qua mọi
thử thách chốn lao tù (liên hệ bài thơ “Mộ” )
* Tình cảm nhân đạo bao la , tình thương cho tất cả, những số phận
bất hạnh trong xã hội Trung Hoa bấy giờ.
2.2.2) Bước thứ hai:
Được thực hiện trong giờ học chính thức về tác phẩm. GV sẽ tiến

hành tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình dạy và trong quá
trình cho HS hoạt động nhóm.
Vì chủ đề của bài thơ là tình yêu thiên nhiên, con người, phong thái
ung dung, tự tại, bản lĩnh cách mạng của nhà thơ nên GV sẽ tích hợp giáo
dục tư tưởng Hồ Chí Minh ở các hoạt động sau:
a) Ở phần tiểu dẫn (5p):
– GV sẽ tạo tâm thế bước đầu thâm nhập vào tác phẩm bằng cách yêu cầu
nhóm được phân công đóng vai giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ. Sau
đó cho cả lớp thảo luận, nhận xét và GV đánh giá chung.
+ HS đóng vai lãnh tụ phải lưu ý đến phong cách, điệu bộ, có thể cho
diễn viên đọc bài thơ trong khi diễn (lưu ý giọng đọc diễn cảm).
- GV sẽ mời 1 nhóm đại diện đọc đoạn văn cảm nhận đã chuẩn bị trước ở
nhà về bài thơ. Qua đó GV sẽ chốt lại xuất xứ bài thơ, đề tài, giọng điệu,
cảm hứng chủ đạo qua đó định hướng giáo dục (tích hợp): Bác vĩ đại là
thế nhưng tâm hồn Bác lại giản dị và nhân hậu biết bao. Bác yêu thiên
nhiên, yêu cuộc sống, luôn lạc quan hướng về sự sống ánh sáng. Điều
này làm nên sự giản dị mà cao cả ở Người.
+ GV liên hệ cho HS: không phải ai trong hoàn cảnh khó khăn cũng
có thể vượt qua nếu thiếu đi niềm tin và ý chí.
b) Trong tiến trình bài giảng:
Phần tích hợp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ được thực hiện trong
hoạt động 4: Tổng kết và củng cố .
* Hoạt động 4 (10p):
- GV sẽ đưa câu hỏi gợi mở mang tính tổng kết đồng thời lồng câu hỏi
tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:
1/Đặt trong hoàn cảnh trên đường giải lao “xiềng xích thay dây trói”,
em có nhận xét gì về sự vận động của hình tượng thơ và qua đó hãy nêu
cảm nhận về tâm hồn và nhân cách nhà thơ? (2p)
2/ Hướng tích hợp: Qua bài thơ em học tập được điều gì ở vị lãnh tụ
kính yêu của chúng ta? Em sẽ vận dụng như thế nào trong cuộc sống để

có hiệu quả thiết thực nhất là đặt vào trong hoàn cảnh ngày hôm nay giới
trẻ đang có rất nhiều cơ hội nhưng cũng rất nhiều thách thức? Em có thể
đưa ra những việc làm cụ thể đã, đang và dự định sẽ thực hiện? (5p)
- HS thảo luận trình bày trước lớp, sau đó ghi nhận vào phiếu học tập
Hai câu thơ đầu → Hai câu thơ cuối
- Sự vận động của hình tượng thơ:

Tâm hồn và nhân cách nhà thơ:
* Bài học rút ra sau khi học xong tác phẩm:
- HS hoàn thành phiếu học tập:
Hai câu thơ đầu → Hai câu thơ cuối
- Sự vận động của hình tượng thơ: từ ánh chiều âm u đến ánh lửa rực
hồng, ấm áp; từ mệt mỏi đến khỏ khoắn, từ buồn đến vui

Tâm hồn và nhân cách nhà thơ:Tinh thần lạc quan yêu đời của một
tâm hồn luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai

Chất thép
* Bài học rút ra sau khi học xong tác phẩm:
(HS có thể trình bày theo suy nghĩ cá nhân)
1. Bài thu hoạch của Em Phan Lê Vàng Anh – lớp 11B3:
Có thể nói, mỗi bài thơ của Bác Hồ là một kinh nghiệm quý giá
cho giới trẻ. Bài thơ “Mộ” cũng như thế, qua bài thơ ta cảm nhận được sự
lạc quan, nghị lực phi thường của một người tù cách mạng dù trong bất
cứ hoàn cảnh nào vẫn lạc quan tin tưởng vào tương lai. Từ tấm gương
của Bác liên hệ đến thanh niên chúng ta hiện nay, chúng ta đang sống
trong một đất nước hoà bình, phát triển, chúng ta có rất nhiều cơ hội để
phát triển năng lực, lý tưởng của bản thân. Đồng thời chúng ta cũng có
không ít những cám dỗ, cạm bẫy dễ sa vào. Vì thế chúng ta cần phải đề ra
mục đích sống rõ ràng và cao đẹp, nỗ lực trau dồi tri thức, đạo đức.

Chúng ta có thể sẽ có sai lầm dẫn đến thất bại nhưng đừng nản chí.
Những con người trẻ tuổi hãy giữ vững quyết tâm, đừng đánh mất nhiệt
huyết, hãy coi những thất bại là những bài học, những kinh nghiệm quý
giá. Bạn đừng vì một, hai thất bại đã vội đầu hàng, đã bỏ cuộc và sa ngã.
Bạn cũng không vì tham vọng mà bất chấp mọi thủ đoạn. Bạn hãy tin
cuộc sống cho ta cơ hội nhưng cũng đặt ra cho ta nhiều thử thách để
thành công của ta thêm nhiều giá trị. Lựa chọn con đường và quá trình
phấn đấu như thế nào là quyền của bạn nhưng hãy nhớ Hồ Chí Minh đã
chọn con đường dấn thân với một niềm tin sắt đá và Người đã thành
công. Đó cũng là quy luật cuộc đời:
“Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công”
(Nghe tiếng giã gạo)
2. Bài thu hoạch của HS Quách Mộng Hoài Thương – Lớp 11B4:
Với bút pháp nghệ thuật đặc sắc, ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo bài thơ
“Chiều tối” của Hồ Chí Minh đã đi vào lòng người đọc một cách tự
nhiên, gần gũi và mang lại cho tôi bài học vô cùng ý nghĩa. Dù trong
hoàn cảnh lao tù khắc nghiệt, tay chân mang nặng xiềng xích Bác vẫn
ung dung, lạc quan. Bác hòa nhập với cuộc sống bằng tình yêu thiên
nhiên, yêu đời tha thiết, bằng niềm tin và lòng dũng cảm. Trong xu
hướng hội nhập hôm nay, thanh niên chúng ta có rất nhiều cơ hội để
khẳng định bản thân nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít thử thách. Vì
thế để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, mỗi người chúng ta phải tự đặt ra lý
tưởng sống đúng đắn, luôn có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, không
ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, tăng cường thực hành kĩ năng sống để
chuẩn bị hành trang bước vào đời “hãy ra sức phấn đấu vì tương lai của
bản thân, gia đình và xã hội, vì sự phát triển chung của đất nước”. Chúng
ta cũng cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể tại trường

lớp, địa phương cùng nhau tuyên truyền vận động bạn bè sống lành
mạnh, học tập và làm theo lời Bác. Sẵn sàng đương đầu với khó khăn,
thử thách luôn tìm tòi nghiên cứu vươn lên làm chủ khoa học, công nghệ,
chủ động lập thân, lập nghiệp. Đặc biệt chúng ta nên cương quyết nói
không với tệ nạn xã hội, những cám dỗ sẽ dẫn đến con đường tha hóa.
Hòa chung với tinh thần trên, tôi cũng có những kế hoạch cụ thể cho
mình. Bản thân là một học sinh cấp ba , việc đầu tiên là tôi phải cố gắng
hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình, không chỉ học từ giáo viên,
bạn bè mà tôi cần phải trau dồi thêm kiến thức riêng cho bản thân, sẵn
sàng cho kì thi tốt nghiệp và đại học sắp tới. Tôi cũng thường xuyên tham
gia các hoạt động tập thể ở trường, lớp để có được một tinh thần khỏe
khoắn, lành mạnh sau những giờ học căng thẳng. Ngoài ra, còn giúp tôi
rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử trong mọi tình huống để tôi
có thể vững tin, sẵn sàng đương đầu với cuộc sống tự lập sau này. Hãy nỗ
lực hết mình, đừng để cuộc sống trôi qua một cách vô nghĩa bạn nhé!
- GV chốt: trong hoàn cảnh của Bác ta không hề thấy sự bi quan chán
chường, không thấy sự trói buộc về tinh thần. Dẫu bước đường giải
lao đầy gian khổ nhưng vẫn nổi bật lên tư thế ung dung tự tại, một sự
tự chủ, tư do về mặt tinh thần → chất thép. Những phẩm chất cao đẹp
của Báclà kết tinh những vẻ đẹp tâm hồn con người việt Nam. Chúng
ta học được ở Bác bài học trân trọng, yêu thương những vẻ đẹp bình
dị của thiên nhiên và cuộc sống con người. Chúng ta cũng cần có ý
thức rèn luyện bản lĩnh và nghị lực sống để thấy được cuộc sống có
giá trị và ý nghĩa biết bao.
- GV trích dẫn câu nói của Hoài Thanh để tổng kết: “Khi Bác nói trong
thơ có thép ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép trong thơ. Có lẽ phải
hiểu một cách rất linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép,
lên giọng thép mới có tinh thần thép”.
- Phần tích hợp, mở rộng (Tùy trình độ lớp):
+ GV cũng có thể tổ chức cho các tổ sáng tác những bài thơ thể hiện

tình cảm của mình sau khi đọc xong bài thơ, và về lãnh tụ kính yêu. Có
thể khuyến khích những tổ có ý tưởng tốt, diễn đạt trong sáng.
Trang thơ Bác khép lại rồi
Mênh mang trời đất, rọi soi tim Người
Nơi xóm núi, một buổi chiều
Cô đơn đã có gió mây bước cùng
Tình yêu, ý chí phi thường
Thương quê Bác vẫn trên đường gió mưa
(Trần Ngô Anh Thy – Lớp 11B3)
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Từ thực tế giảng dạy trên lớp người viết nhận thấy việc áp dụng các kĩ
năng và phương pháp dạy học tích cực trên có hiệu quả tốt trong giờ học.
Về phía học sinh các em có một giờ học không bị gò bó nên kiến thức
các em lĩnh hội được khá dễ dàng, kể cả những em học sinh có học lực trung
bình trong lớp. Các em học tích cực, có tinh thần trách nhiệm, khá độc lập
và sáng tạo khi xây dựng bài, đóng góp ý kiến cho tổ. Các em đã có thời
gian tìm hiều trước ở nhà nên ít nhiều đã có những hiểu biết nhất định về tác
giả. Trong quá trình hoạt động trao đổi nhóm các em cũng đã có cơ hội bày
tỏ quan điểm của mình. Bên cạnh đó, việc định hướng của GV cũng giúp các
em có nhận thức rõ hơn về tư tưởng, tâm hồn của tác giả trong bài thơ, một
vị lãnh tụ vĩ đại nhưng cũng rất giản dị, giàu tình yêu thương với tạo vật.
Các em cũng có cơ hội được khám phá hồn thơ của Bác trong những ngày
lao tù nơi xứ người. Qua đó cũng đưa ra bài học giáo dục cho các em trong
cuộc sống về tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, tinh thần lạc quan, niềm
tin vào bản thân, sống có lý tưởng hoài bão, và có những hành động thiết
thực để thực hiện lí tưởng của mình.
Về phía giáo viên qua việc tích hợp các kĩ năng có thể cung cấp cho
học sinh những kĩ năng sống có thể ứng dụng vào thực tiễn. Học sinh có thể
cùng giáo viên xây dựng nắm bắt kiến thức giúp cho bài học không nặng về
lí thuyết, cũng không nặng về thuyết giảng gây nhàm chán cho học sinh, khi

đó giáo viên chỉ là người hướng dẫn còn học sinh sẽ là người chủ động lĩnh
hội kiến thức.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
Đề tài này được tiến hành cùng với giờ tự chọn giúp HS có cái nhìn
sâu hơn về tác giả, tác phẩm, tạo tâm thế cho các em khi bước tìm hiểu tác
phẩm. Đây cũng là tác gia quan trọng trong chương trình học. Việc tích hợp
tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình giảng dạy sẽ là cách giáo dục đạo đức
khá nhẹ nhàng với các em và cũng là cách đưa những tác phẩm mang màu
sắc cổ điển trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn với các em.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 Ban cơ bản – NXB Giáo Dục – 2010
2. Sách giáo viên ngữ văn lớp 11 Ban cơ bản – NXB Giáo Dục – 2010
3. Tài liệu Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường THPT –
NXB Giáo Dục Việt Nam – 2010

Người thực hiện
Nguyễn Thị Thùy Trang
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơn vị: Trường THPT Ngô Quyền Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Biên Hòa, ngày 13 tháng 03 năm 2012
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011 – 2012
Tên sáng kiến kinh nghiệm: TÍCH HỢP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC BÀI THƠ “MỘ” (CHIỀU
TỐI)
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thùy Trang. Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Ngô Quyền
Lĩnh vực:
- Quản lí giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ
môn…………… 

- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác:…………………………….

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới:
- Có giải pháp hoàn toàn mới 
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 
2. Hiệu quả:
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong
toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị
có hiệu quả cao 
3. Khả năng áp dụng:
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách
Tốt  Khá  Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi
vào đời sống
Tốt  Khá  Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng
Tốt  Khá  Đạt 
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có kí tên xác nhận của người
có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

×