Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945 lớp 12 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 151 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

------------------

TRẦN THỊ BÍCH THUỶ

GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN
TỘC VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC LỊCH
SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919 - 1945, LỚP 12 TRUNG
HỌC PHỔ THƠNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM LỊCH SỬ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ
Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Đình Tùng

HÀ NỘI - 2012

1


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 6
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 14


4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 14
5. Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 14
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................................ 15
7. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 16
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 16
9. Cấu trúc đề tài .......................................................................................... 16
Chương 1. GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN
TỘC VÀ GIẢI PHĨNG DÂN TỘC CHO HỌC SINH TRONG DẠY
HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................................... 17
1.1. Cơ sở lí luận .......................................................................................... 17
1.1.1. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng
dân tộc .................................................................................................. 17
1.1.2. Bộ mơn lịch sử ở trường phổ thông với việc giáo dục tư tưởng Hồ
Chí Minh ............................................................................................... 39
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 48
1.2.1. Kết quả khảo sát về phía giáo viên ............................................... 49
1.2.2. Kết quả khảo sát về phía học sinh ................................................ 53

150


Chương 2. CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ GIẢI PHĨNG DÂN TỘC TRONG DẠY
HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919 - 1945, LỚP 12 TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG . THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................ 57
2.1. Mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945 .... 57
2.1.1. Mục tiêu ...................................................................................... 57
2.1.2. Nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945
(Chương trình chuẩn) ............................................................................ 59
2.2. Những yêu cầu cơ bản khi xác định các biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ

Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc. ...................................... 63
2.2.1. Khai thác triệt để nội dung lịch sử để giáo dục học sinh ............... 63
2.2.2. Đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng đồng thời phải tơn trọng sự
thật lịch sử ............................................................................................. 66
2.2.3. Sự kiện, hiện tượng lịch sử phải được trình bày cụ thể, sinh động hấp
dẫn ........................................................................................................ 67
2.2.4. Phát huy tính tích cực của học sinh .............................................. 69
2.2.5. Phải dựa trên tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông .......... 71
2.3. Các biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải
phóng dân tộc ............................................................................................... 73
2.3.1. Các biện pháp trong bài nội khoá ................................................. 73
2.3.2. Thực nghiệm sư phạm ................................................................ 102
2.3.3. Các biện pháp trong bài ngoại khoá............................................ 107
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 116
PHỤ LỤC

151


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCH

: Ban chấp hành

Nxb

: Nhà xuất bản


GAĐT

: Giáo án điện tử

GS

: Giáo sư

PGS

: Phó giáo sư

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TS

: Tiến sĩ

TW

: Trung ương

XHCN


: Xã hội chủ nghĩa

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI là thời đại của nền "kinh tế tri thức" và đầu tư cho giáo dục
là vấn đề được các quốc gia trên thế giới quan tâm. Đã có nhiều ý kiến xung
quanh việc đầu tư cho giáo dục và có một nhận định được nhiều nước trên thế
giới đồng tình và ủng hộ: đầu tư cho tri thức là sự đầu tư dài lâu và khôn
ngoan nhất. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Ngay trong định hướng
của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác
định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu; và đây là sự nghiệp của Đảng, nhà
nước và toàn dân.
Đối với nước ta, truyền thống hiếu học đã có từ ngàn xưa. Ngay từ thời
kỳ Bắc thuộc, những viên gạch đầu tiên của nền giáo dục phong kiến đã được
xác lập. Tuy chỉ là nền giáo dục cưỡng bức và phục vụ mục đích cai trị của
những kẻ thống trị nhưng với việc truyền bá chữ Hán và Nho học vào nước ta
đã tạo điều kiện để ta xây dựng một nền văn hoá, giáo dục trong thời kỳ
phong kiến độc lập. Trong suốt hơn 10 thế kỷ xây dựng, củng cố, bảo vệ quốc
gia phong kiến độc lập dân tộc và thống nhất, thông qua con đường Nho học,
một tầng lớp trí thức phong kiến được hình thành và đóng một vai trị to lớn
cho nền học thuật Việt Nam thời phong kiến. Nói về tầm quan trọng của tri
thức Việt, ngay từ thế kỷ XV, vua Lê Hiến Tơng (1497-1504) đã viết: "Nhân
tài là ngun khí của nhà nước, ngun khí mạnh thì trị đạo mới thịnh…".
Câu nói trên đã cho thấy được nhận định xác đáng của lớp người đi trước về
đề cao giáo dục, trọng nhân tài.
Ngày nay, việc giáo dục thế hệ trẻ là một điều kiện quan trọng đối với sự
tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là mối quan tâm của mỗi quốc gia

và toàn xã hội. Ở Việt Nam, cơng việc đó lại ngày càng trở nên cần thiết hơn
bao giờ hết. Để đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện về đức, trí,

4


thể, mĩ, trung thành với lí tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, hình thành và
bồi dưỡng nhân cách con người; có thể hội nhập với tri thức nhân loại thì
trong quá trình giáo dục, việc đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy trong
nhà trường là điều cần thiết. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, quá trình đi lên
xây dựng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam ta vẫn gặp nhiều khó khăn. Ngồi
những yếu tố bản thân, những khó khăn trong nền kinh tế, cơ sở trong nước…
thì chúng ta cịn vấp phải âm mưu "diễn biến hồ bình, bạo loạn lật đổ" của
những kẻ chống phá cách mạng, nguy cơ tranh chấp lãnh thổ… Do đó, vấn đề
bảo vệ chủ quyền đất nước, độc lập dân tộc hiện nay là một vấn đề quan
trọng, được Đảng và nhà nước tiến hành song song với quá trình xây dựng đất
nước trong thời kỳ đổi mới tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Để bảo
vệ thành quả cách mạng mà cha ông ta mất bao xương máu để chiến đấu, bảo
vệ nền hồ bình đất nước, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ln ý thức
được tính q báu của lịch sử giải phóng dân tộc mỗi người dân Việt Nam
cần tự ý thức được lịng tự hào, tự tơn và độc lập dân tộc mình.
Đối với Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã trở thành huyền
thoại, gắn liền với sự hình thành và phát triển đất nước thời kỳ hiện đại.
Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã chiến đấu cho lý
tưởng độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam. Suy nghĩ của
Người đã trở thành hệ thống tư tưởng để lại nhiều giá trị cho nhân loại và
nhân dân Việt Nam học tập, noi theo. Đó khơng chỉ là "kim chỉ nam" trong
thời kỳ đấu tranh bảo vệ đất nước mà trong cả thời kỳ hiện đại ngày nay, hệ
tư tưởng đó vẫn để lại nhiều giá trị quý báu. Những năm gần đây, cuộc vận
động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" diễn ra thường

xuyên, được tiến hành sâu rộng ở các cấp, ngành, đối tượng khác nhau, đặc
biệt là đối tượng học sinh phổ thông - những thế hệ sẽ kế tục và phát triển
dựng xây đất nước. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế của cuộc vân động vẫn còn
nhiều hạn chế. Do đó, ở các cấp học, việc thực hiện các chương trình nghiên

5


cứu về Hồ Chí Minh trở thành vấn đề quan trọng trong việc đạt được mục tiêu
giáo dục đã đề ra. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu giáo dục đó cần
thiết phải có những biện pháp đồng bộ, có sức thuyết phục, có tính cộng đồng,
sự lan toả cao và thực tế.
Chính vì những lý do trên mà chúng tôi đã chọn vấn đề "Giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc trong dạy học
lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945, lớp 12 trung học phổ thơng
(Chương trình chuẩn)" làm đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm lịch sử chuyên
ngành lý luận và phương pháp dạy học lịch sử. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn
đề dân tộc và giải phóng dân tộc khơng chỉ phù hợp với thời đại lịch sử Người
đã sống mà cho đến nay vẫn cịn nhiều giá trị đích thực đúng đắn đối với công
cuộc dựng xây và bảo vệ đất nước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa. Không
chỉ thế, việc giảng dạy tư tưởng cho học sinh THPT đó cịn có ý nghĩa đối với
cơng cuộc đổi mới giáo dục nước ta hiện nay và quá trình hình thành, hoàn
thiện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu do đó khơng
tránh khỏi nhiều thiếu sót. Chúng tơi hy vọng sẽ tiếp tục được hoàn chỉnh
trong các nghiên cứu tiếp theo.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nói về vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh và cuộc đời của Người, về giáo
dục tư tưởng Hồ Chí Minh, về phương pháp dạy học lịch sử có rất nhiều các
cơng trình khoa học, bài báo, phim tư liệu… ở trong và ngồi nước nghiên

cứu. Có thể tiếp cận những cơng trình của các tác giả, các nhà khoa học theo
hướng sau:
2.1. Tài liệu nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh
Trước hết, để trình bày tổng hợp tư tưởng Hồ Chí Minh đã có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu và biên soạn, được phổ cập ở rất nhiều các cấp,

6


các ngành và trình độ học. Ở các cấp đại học, cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp, những vấn đề liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh được trình bày
chuyên khảo dưới dạng những cuốn sách, tạp chí, báo cáo với số lượng rất
phong phú và đây là nguồn thơng tin đáng tin cậy. Có thể kể đến ví dụ như:
Hội đồng trung ƣơng chỉ đạo biên soạn, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Tập bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh (Hệ cử nhân chính trị), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003; GS.Phan Ngọc Liên (chủ biên), Tìm hiểu
tư tưởng Hồ Chí Minh với thời đại, Nxb Lao động, Hà Nội, 2001; TS Lê Văn
Yên (chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Lao động, 2003, Võ
Nguyên Giáp, Một số vấn đề nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Công
an nhân dân, 2005.… và rất nhiều cuốn sách có giá trị khác. Có thể nói, đây là
những cơng trình biên soạn cơng phu, cho cái nhìn nhiều chiều và toàn diện
về cuộc đời hoạt động của Bác, về tư tưởng của Người. Mỗi cuốn sách có đề
cập cụ thể những vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh trên nhiều khía cạnh như: tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải
phóng dân tộc; tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết
dân tộc… Khơng chỉ thế, ở trong đó, các tác phẩm cịn nêu rõ các yếu tố của
điều kiện lịch sử - xã hội, nguồn gốc và q trình hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh để tất cả những ai tham khảo đều có cái nhìn khách quan, đúng đắn và

khơng bị áp đặt do những phần trình bày có sẵn trong các tác phẩm. Trong
các tác phẩm cũng nêu bật được những giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí
Minh trên các lĩnh vực và những giá trị thực tiễn trong thời đại ngày nay.
Bên cạnh những tác phẩm và cơng trình khoa học nghiên cứu, tổng
hợp về các vấn đề liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh, thì cịn có rất nhiều
tác phẩm chuyên khảo, đi sâu cụ thể về nội dung các vấn đề trong hệ tư tưởng
Hồ Chí Minh đặc biệt về vấn đề giải phóng dân tộc mà đề tài đang nghiên

7


cứu. Đặc biệt trong các cơng trình nghiên cứu chun biệt tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề giải phóng dân tộc là tác phẩm của TS. Nguyễn Đình Thuận,
Sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc (19111945), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 là một trong số những tác phẩm
đề cập cụ thể đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải
phóng dân tộc trong một quá trình lịch sử từ năm 1911-1945. Tác phẩm đã
cho ta thấy sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống
những quan điểm tồn diện, nhất quán và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam trong đó có tư tưởng của Người về cách mạng giải
phóng dân tộc. Đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất của tư tưởng
Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó có những giá trị lớn lao khơng những trong thế kỷ
này mà cịn trong những thế kỷ tiếp theo. Cuốn sách nêu rõ những nhân tố ảnh
hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân
tộc. Tác phẩm cũng trình bày cụ thể những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. Từ đó khẳng định giá trị lý luận
và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh. Cũng đồng hành với những ý tưởng
lớn và vấn đề được đề cập trong những bộ sách chuyên viết về tư tưởng Hồ
Chí Minh, nhưng với tác phẩm của mình, tác giả Nguyễn Đình Thuận đã cung
cấp khối lượng kiến thức phong phú, nguồn thông tin quý giá và cả những
phân tích, lập luận chặt chẽ xung quanh vấn đề trình bày.

Ngồi ra, cũng đề cập đến nội dung này cịn phải kể đến những bài
viết của PGS.TS Trần Bá Đệ về Vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ
Chí Minh được in trong Thơng báo khoa học số 6/1994. Hay bài viết của tác
giả Lƣơng Văn Kham, Sự kết hợp vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp trong
tư tưởng Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó đối với q trình đổi mới, Tạp chí
triết học số 1 (119), 2/2001, Tr21; bài viết của PGS.TS Vũ Quang Hiển về
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc - Mấy vấn đề bàn luận, Tập bài
giảng cho học viên lớp Lý luận và phương pháp dạy học lịch sử, Đại học

8


Quốc Gia Hà Nội, 2010; Nguyễn Văn Thế, Sự thống nhất giữa đấu tranh
giai cấp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ở Việt Nam trong tư tưởng
Hồ Chí Minh, Tạp chí triết học, số 4, 4/2008…. cũng bàn bạc đến những vấn
đề liên quan với vấn đề nghiên cứu. Đây là những tài liệu rất quý báu, cung
cấp nguồn tư liệu đáng kể.
Cũng có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu của các cử nhân, học
viên của nhiều trường đại học nghiên cứu về vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh,
đặc biệt bài của tác giả Vũ Thị Duyên, Sự chuyển biến tư tưởng của Hồ Chí
Minh trong quá trình tìm đường cứu nước 1911 - 1930, Luận văn thạc sĩ
trường đại học Sư phạm Hà Nội, 2005, đã phần nào cung cấp thêm cho tác giả
những tư liệu về tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1911 - 1930, các yếu
tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển biến trong tư tưởng của Người từ lập
trường một người yêu nước phi vô sản trở thành chiến sĩ cộng sản đầu tiên
của nước Việt Nam với lập trường u nước vơ sản.
Ngồi ra, cịn phải kể đến những cơng trình luận văn của các tác giả
như: Nguyễn Thị Xuân Khang, Sử dụng tài liệu lịch sử theo hướng phát huy
tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954,
lớp 12, THPT(Chương trình chuẩn), Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại

học sư phạm Hà Nội, 2009; Trần Thị Thùy Chi, Một số biện pháp đổi mới
phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông trong xu thế hội nhập quốc
tế hiện nay (Áp dụng vào dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 THTPT giai đoạn
1930 - 1945), Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học sư phạm Hà Nội,
2010; ..... đã cung cấp cách thức về khả năng trình bày tổng hợp, cách phân
tích, lập luận, trình bày bố cục của một luận văn cho chúng tôi tham khảo.
Trong bối cảnh hiện nay nhằm thực hiện được mục tiêu giáo dục các
cấp học, đặc biệt là mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện
về đức, trí, thể, mĩ, trung thành với lý tưởng cộng sản, là con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, kết hợp song song với nhiều biện pháp giáo dục khác thì

9


việc đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào kết hợp giảng dạy ở nhà trường vừa mang
tính lý luận vừa mang tính thực tiễn, phù hợp với mục tiêu đào tạo con người
Việt Nam, vừa phù hợp với các cuộc vận động "Sống, làm việc và học tập
theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại" hàng năm được Bộ chính trị, Trung ương
Đồn thanh niên tổ chức. Do đó, trong q trình nghiên cứu, đọc tài liệu,
khơng thể khơng kể đến nguồn những cơng trình nghiên cứu về tác dụng, ý
nghĩa của việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách dạy học sinh ở
các cấp, đồng thời hướng dẫn về những cách thức vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh phù hợp với các cấp học. Đề cập đến vấn đề này có các bài viết, các
tác phẩm như: bài viết của GS. Phan Ngọc Liên, Về việc giảng dạy, học tập
cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ trong trường phổ thông,
Thông báo khoa học số 2, 1985; Đoàn Thế Hanh, Kiên định mục tiêu độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - Sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí
Minh trong điều kiện hiện nay, Tạp chí cộng sản, số 777, 2007; GS Phan
Ngọc Liên (chủ biên), Sử dụng tư liệu Hồ Chí Minh trong nghiên cứu và
giảng dạy lịch sử, Đề tài nghiên cứu cấp bộ, ĐHSPHN, Hà Nội, 2002; hay

như bài viết của PGS.TS Trần Bá Đệ, Một vài suy nghĩ về tấm gương Bác
Hồ thời trẻ đối với giáo dục thanh niên và Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc
bồi dưỡng các thế hệ cách mạng thông qua giáo dục bằng gương người
thực, việc thực được in trong thông báo khoa học số 2/1985 …. đã đề cập
phần nào những gợi ý trên cở sở thực tiễn vấn đề dạy và học tư tưởng Hồ
Chí Minh ở các cấp học sao cho đồng bộ, thiết thực và phù hợp với tình hình
đất nước yêu cầu cũng như thực hiện được mục tiêu giáo dục đưa ra. Trên cơ
sở những nghiên cứu bước đầu này sẽ tạo điều kiện cho những nghiên cứu
chuyên sâu, cụ thể hơn về vấn đề cấp thiết trên. Những nghiên cứu trên đây
đã góp phần củng cố tính thực tiễn của đề tài, giúp cho nghiên cứu tác giả
tránh sự sáo rỗng, khơng bám sát với tình hình và yêu cầu thực tế của nền
giáo dục đất nước.

10


2.2. Tài liệu nghiên cứu về giáo dục học, phương pháp dạy học
Với một đề tài nghiên cứu liên quan nhiều đến vấn đề dạy và học ở
cấp THPT trong việc sử dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để giáo dục học sinh, rèn
luyện học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ và là con người đất
nước xã hội chủ nghĩa thì khơng thể khơng kể đến những tác phẩm, những
cơng trình liên quan trực tiếp đến phương pháp giảng dạy bộ mơn, tìm hiểu về
lý luận dạy học hiện đại, tâm lý học sinh bậc THPT, phương pháp dạy học
lịch sử, những yêu cầu trong chương trình lịch sử THPT. Đây là vấn đề được
rất nhiều chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước nghiên cứu và biên soạn
thành những tác phẩm, những giáo trình cơng phu. Chủ yếu là những tác
phẩm bàn luận về vấn đề phương pháp dạy học nói chung và phương pháp
dạy học bộ mơn lịch sử nói riêng có thể kể đến:
a/ Tài liệu nghiên cứu nước ngoài
Tiến sĩ N.G.Đairi, Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào, Nxb Giáo

dục, Hà Nội, 1973, tác giả đã khẳng định hoạt động nhận thức tích cực độc
lập của học sinh là một điều kiện bắt buộc đối với giờ học được tổ chức một
cách khoa học và có hiệu quả. Đồng thời, tác giả chỉ rõ tiến hành giờ học
được tổ chức một cách khoa học và có hiệu quả. Muốn tiến hành giờ học lịch
sử đạt hiệu quả cao thì cần phải chuẩn bị giáo án, vận dụng linh hoạt các
khâu, các phương pháp dạy học. Ông cũng đưa ra một sơ đồ, có thể được coi
như kim chỉ nam cho người giáo viên lịch sử về cách sử dụng linh hoạt các tư
liệu, các khâu trong quá trình giảng dạy.
N.V.Savin, Giáo dục học, tập 1, Nxb Giáo dục, 1983 đã nêu ra vấn
đề làm thế nào để khởi gợi được hoạt động nhận thức tích cực của học sinh để
các em nắm được những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Đồng thời tác giả cũng chỉ
rõ những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học trong học tập.
B.P.Êxipôp (Liên Xô trước đậy) trong cuốn Những cơ sở của lý luận
dạy học, Tập 3, Nxb Giáo dục, 1971 nhấn mạnh đến việc nâng cao tính tích

11


cực sự sáng tạo, tính tự lập, ham hiểu biết trong quá trình học tập của học
sinh. Nêu rõ nhiệm vụ của nhà trường là phải phát triển tính tích cực và
phương pháp làm việc tự lập của học sinh.
I.Ia.Lécne, nhà giáo dục học Liên Xô trước đây với cuốn sách Dạy
học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1977 đã làm sáng tỏ bản chất và cơ sở
dạy học nêu vấn đề, nhấn mạnh tầm quan trọng của tư duy tích cực trong q
trình nhận thức của học sinh. Đồng thời, ông cũng chỉ ra tác dụng của việc
dạy học nêu vấn đề đối với việc phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh.
Một trong những vấn đề quan trong trong việc hướng tới dạy học lấy học sinh
làm trung tâm.
b/ Tài liệu nghiên cứu trong nước
Bộ giáo trình do Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị

Côi biên soạn, cuốn Phương pháp dạy học lịch sử tập I, II , Nxb Đại học Sư
Phạm, 2010. Đây là cuốn giáo trình về phương pháp dạy học lịch sử không
chỉ của trường Đại học Sư phạm Hà Nội mà còn là của nhiều trường đại học
sư phạm khác trong cả nước. Cuốn sách được biên soạn từ năm 1966, sau đó
được nâng cao, bổ sung và tái bản nhiều lần để hoàn chỉnh hơn và phù hợp
với mục tiêu, yêu cầu đòi hỏi của nền giáo dục nước nhà. Cuốn sách khẳng
định phương pháp dạy học lịch sử là một khoa học; đề ra chức năng, nhiệm
vụ của bộ môn lịch sử ở trường THPT; đưa ra hệ thống những phương pháp
dạy học lịch sử, các hình thức, phương pháp dạy học lịch sử và yêu cầu, biện
pháp kiểm tra đánh giá quá trình dạy và học.
Cuốn sách do PGS.TS Trịnh Đình Tùng (Chủ biên), Hệ thống các
phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở, Nxb Đại học Sư phạm, 2005
đã cung cấp lượng kiến thức quý báu những hiểu biết về cách thức tổ chức
dạy học; những cơ sở để xác định, lựa chọn hệ thống phương pháp dạy học
lịch sử ở trường THCS; nêu ra hệ thống các phương pháp, phương tiện dạy
học lịch sử ở trường THCS. Những kỹ năng, biện pháp sử dụng các phương

12


pháp trong thực tiễn dạy học lịch sử. Cuốn sách còn đề cập đến phương
hướng đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng phát huy tính tích
cực của học sinh.
Có thể nói, với hai cuốn sách cơ bản trên đã cung cấp khối lượng kiến
thức cũng như những giải pháp cần thiết cho quá trình giảng dạy của người
giáo viên ở bậc trung học. Đồng thời, cuốn sách còn cung cấp và trang bị
những lý luận cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử góp phần nâng
cao khả năng và sự hiểu biết về phương pháp dạy học bộ môn cho sinh viên,
học viên và giáo viên.
Ngồi ra cịn phải kể đến các cơng trình nghiên cứu khác của các tác

giả Thái Duy Tuyên, Phương pháp dạy học - Truyền thống và đổi mới, Nxb
Giáo dục, 2008; Nguyễn Thị Cơi (Chủ biên), Các hình thức tổ chức dạy học
lịch sử ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005; Đặng
Thành Hƣng, Dạy học hiện đại – Lí luận, biện pháp, kĩ thuật, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội, 2002; Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng… Phát huy
tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở,
Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999; Phạm Minh Hạc và các tác giả khác, Tâm lí
học đại cương, NXB Giáo dục, 1987; Thái Duy Tuyên, Những vấn đề cơ bản
giáo dục học hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999….. Đây là những bộ sách
quý, giúp cung cấp phần đáng kể kiến thức về phương pháp dạy học bộ môn,
các hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
và lấy học sinh làm trung tâm. Các khâu, các bước lên lớp, hoạt động thày và
trị được trình bày khá cẩn thận và tiếp cận xu hướng dạy học mới nhất, áp
dụng những mặt tích cực của phương pháp dạy học truyền thống tích hợp một
cách hợp lí, nhuần nhuyễn với phương pháp dạy học hiện đại, kết hợp phù
hợp dựa trên những hiểu biết sâu sắc về tâm lí lứa tuổi học sinh.
Trên đây là một số tác phẩm, cơng trình nghiên cứu phục vụ cho việc
tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc,
những phương pháp dạy học hiện đại, lí luận dạy học; tính thiết thực của việc

13


giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy dưới trường trung học. Chắc
chắn còn nhiều tác phẩm mà chúng tơi chưa có cơ hội tìm hiểu hết, hay cịn
có nội dung trong các tác phẩm đó mà chúng tơi chưa có điều kiện nêu ra tại
đây nhưng những tác phẩm kể trên đã giúp thiết thực trong quá trình thực hiện
đề tài.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Là quá trình giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng

dân tộc trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1945, lớp 12 THPT.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi nội dung
Do hạn chế về thời gian và trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng tơi
khơng đi sâu trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng
dân tộc mà chỉ tập trung vào việc nghiên cứu giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh
về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc cho học sinh THPT.
4.2. Phạm vi địa bàn thực nghiệm: trường THPT Hùng Vương và trường
THPT Lý Bơn (Huyện Vũ Thư, Thái Bình).
5. Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc cho học sinh trong dạy học lịch
sử Việt Nam mà cịn góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở
trường phổ thông.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc, nội dung cơ bản của lịch sử
Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945 một số vấn đề về lý luận dạy học hiện đại, …
- Điều tra khảo sát thực tiễn dạy học lịch sử hiện nay tại trường THPT
đặc biệt là việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải
phóng dân tộc trong dạy học bộ môn.

14


- Xác định những yêu cầu phải thực hiện cũng như những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và
giải phóng dân tộc cho học sinh THPT.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm kiểm chứng.

6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở phương pháp luận
- Đề tài dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng, nhà nước về công tác
giáo dục và đổi mới giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của thế hệ trẻ, đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện về đức, trí,
thể, mĩ, trung thành với con đường đi lên XHCN.
- Những nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải
phóng dân tộc trong giai đoạn 1919 - 1945.
- Đề tài còn dựa vào quan điểm dạy học một số nước trên thế giới và
trong khu vực hiện nay; những quan điểm của lý luận dạy học hiện đại, giáo
dục học, tâm lý học, phương pháp dạy học bộ mơn có liên quan.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Dựa trên nghiên cứu các tài liệu từ các nguồn: sách, báo, tạp chí,
internet… nghiên cứu tổng quát về các vấn đề liên quan:
- Nội dung chủ yếu của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945 và tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc giai đoạn này.
- Chức năng giáo dục nói chung của bộ mơn lịch sử ở trường phổ thơng
và giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc
nói riêng đối với học sinh THPT hiện nay.
- Những yêu cầu cơ bản khi xác định các biện pháp sư phạm và một số
biện pháp được đưa ra nhằm giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân
tộc và giải phóng dân tộc cho học sinh THPT.

15


6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phỏng vấn, tiến hành điều tra bằng phiếu đối với giáo viên dạy bộ môn
lịch sử, học sinh trường THPT Hùng Vương và trường THPT Lý Bơn (Thái

Bình) và học viên lớp cao học chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học
lịch sử khoá 4, 5, 6 (2009 - 2012). Tất cả nhằm bổ sung thêm các luận cứ đưa
ra trong đề tài một cách xác đáng và trung thực nhất.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu thực hiện tốt các đề xuất được đưa ra trong luận văn thì sẽ góp phần
khơng chỉ nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân
tộc và giải phóng dân tộc cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam mà cịn
nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn lịch sử trường phổ thông.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận về phương pháp
dạy học nói chung và phương pháp dạy học mơn lịch sử nói riêng; đồng thời
nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn tại các trường phổ thông.
- Nghiên cứu của đề tài còn là tài liệu tham khảo với sinh viên trường sư
phạm, các bạn đồng nghiệp và đặc biệt những giáo viên giảng dạy bộ môn lịch
sử tại các trường phổ thơng.
9. Cấu trúc đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của đề tài gồm có 2 chương lớn:
Chương 1. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải
phóng dân tộc cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung
học phổ thông - Lý luận và thực tiễn.
Chương 2. Các biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
và giải phóng dân tộc trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919- 1945,
lớp 12 trung học phổ thông. Thực nghiệm sư phạm.

16


CHƢƠNG 1
GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ

GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH
SỬ VIỆT NAM Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG - LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc
1.1.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn
đề dân tộc và giải phóng dân tộc
Trong quá trình từ thủa ấu thơ, trong quá trình hoạt động cách mạng đặc
biệt từ năm 1911 ra đi tìm đường cứu nước, tư tưởng Hồ Chí Minh đã hình
thành. Cho nên khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ
Chí Minh về vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc nói riêng ta không thể
không xem xét những nhân tố chủ quan và khách quan đã tác động đến sự
hình thành tư tưởng của Người.
a/ Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Bước vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhiều sự kiện lịch sử dồn dập
diễn ra báo trước một bước chuyển mình trong tình hình thế giới. Các nước đế
quốc chủ nghĩa đua nhau tranh giành thuộc địa từ thế kỷ trước, đã hình thành
việc phân chia mặt địa cầu, áp đặt ách thực dân lên hầu hết các lục địa Á, Phi,
Mỹ la tinh. Việt Nam cũng nằm trong số những nước thuộc địa như vậy.
Năm 1858, thực dân Pháp chính thức đặt bước chân xâm lược lên nước
ta. Nhân dân Việt Nam tiến hành đấu tranh chống Pháp xâm lược, nhưng với
hiệp ước Patơnốt được ký kết và sự cáo chung của phong trào Cần Vương,
thực dân Pháp đã về cơ bản hoàn thành việc xâm lược đất nước. Pháp bắt tay
vào quá trình khai thác thuộc địa tại Việt Nam. Với việc thực hiện chia nước
ta làm 3 xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau nhằm thực hiện chính sách "chia để

17


trị", đẩy mạnh việc khai thác và bóc lột tàn bạo sức người, sức của trên đất

nước ta, thực dân Pháp đã chà đạp thô bạo nên nền độc lập của dân tộc Việt
Nam, tước đoạt quyền sống, quyền làm người của đại bộ phận nhân dân Việt
Nam. Do đó, trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, mâu thuẫn gay gắt nhất là
mâu thuẫn dân tộc.
Đặc biệt, song song với mâu thuẫn chính yếu là mâu thuẫn dân tộc,
trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ còn nổi lên vấn đề mâu thuẫn giai cấp.
Dưới cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có
những biến chuyển sâu sắc. Để đảm bảo nền thống trị của mình, "Pháp khơng
thủ tiêu chế độ bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến bản xứ mà ngược lại
cịn tìm mọi cách dung dưỡng và thoả hiệp nó, biến nó thành cơ sỏ xã hội
vững chắc cho sự thống trị của chúng" [47, tr.10]. Do đó, những giai cấp cũ
còn tồn tại và ngày càng thể hiện những mâu thuẫn đối kháng gay gắt đó là
giữa giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân. Cùng đó, với cuộc
khai thác thuộc địa của Pháp trên đất nước ta thì xã hội Việt Nam cịn xuất
hiện nhiều giai - tầng mới như: công nhân, tư sản, tiểu tư sản. Các giai cấp
mới này ít nhiều có sự đối kháng và mâu thuẫn với nhau nhưng nhìn chung,
trừ bộ phận ít ỏi bị phân hố và theo Pháp thì tất cả đều cùng mâu thuẫn với
một kẻ thù chung đó là: thực dân Pháp, kẻ đang bóc lột sức lao động và giày
xéo đất nước của người Việt Nam.
Như vậy, trong xã hội Việt Nam, thẳm đằng sâu sau những từ hoa
mỹ mà thực dân Pháp dành cho người Việt Nam đó là về cơng lao khai hoá
của người Pháp, rằng người Pháp mang đến "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" cho
nhân dân một nước kém văn minh hơn thì sự thật phơi bày rõ ràng hơn bao
giờ hết: dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam bị tước hết
quyền sống, quyền làm người và do đó mâu thuẫn gay gắt nhất chính là mâu
thuẫn dân tộc. Đây chính là nguồn gốc của rất nhiều phong trào đấu tranh sôi
nổi của nhân dân Việt Nam.

18



b/ Sự bế tắc con đường cứu nước
Sống trong bối cảnh nước mất, nhà tan, tổ tiên cha ông bị giầy xéo,
lịng tự tơn dân tộc, niềm kiêu hãnh của một đất nước bề dày truyền thống lịch
sử, hàng loạt những phong trào đấu tranh sôi nổi của những người dân yêu
nước đã diễn ra với những sắc thái và hình thức phong phú. Tuy nhiên, những
phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
tuy có diễn ra sơi nổi nhưng tất cả đều thất bại.
Trước hết là phải kể dến những phong trào đấu tranh của các tầng
lớp sĩ phu yêu nước. Họ đều là những nhà Nho, xuất thân có nguồn gốc khoa
bảng, đọc nhiều Tứ thư ngũ kinh. Đứng trước cảnh đất nước lầm than, những
người như Trương Định, Hồng Hoa Thám, Tơn Thất Thuyết… đã phất cao lá
cờ khởi nghĩa dân tộc. Với cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám, tuy có kéo
dài 13 năm và gây cho Pháp nhiều tổn thất nhưng do "Mang nặng cốt cách
phong kiến lỗi thời nên không thể dẫn tới thắng lợi". Các cuộc khởi nghĩa
trong phong trào Cần Vương tuy diễn ra sôi nổi, gây được tiếng vang lớn
nhưng do nổ ra lẻ tẻ, thiếu tính liên kết giữa các vùng, miền, giữa các phong
trào, lực lượng còn yếu, nhiều thiếu thốn về lương thực thực phẩm, vũ khí….
đặc biệt thiếu đường lối lãnh đạo nên cũng thất bại. Sự thất bại của khởi nghĩa
Yên Bái và phong trào Cần Vương với cuộc khởi nghĩa cuối cùng - khởi
nghĩa Hương Khê - là sự cáo chung thất bại của hệ tư tưởng phong kiến trên
con đường giải phóng dân tộc.
Những năm đầu thế kỷ XX, luồng gió từ những "Tân văn", "Tân
thư" đến từ đất nước Nhật Bản xa xôi hay đất nước láng giềng Trung Quốc đã
thổi "hơi thở" mới cho phong trào cứu nước tại Việt Nam. Hệ tư tưởng
khuynh hướng dân chủ tư sản xuất hiện với những người tham gia chủ yếu là
những văn thân sĩ phu u nước thức thời. Đó là một thời kỳ sơi động với
những phong trào yêu nước mang màu sắc văn hố vào năm 1907 với sự
thành lập Đơng Kinh nghĩa thục - sáng lập bởi những nhà nho yêu nước như


19


Phan Châu Trinh, Lương Văn Can … với mục đích "khai dân trí, chấn dân
khí, hậu dân sinh"; là phong trào Đông du của nhà yêu nước Phan Bội Châu;
là sự kiện "Hà Thành đầu độc", "Cuộc vận động kháng thuế của nhân dân
Trung Kỳ" (1908) của Việt Nam quang phục hội… Tuy nhiên, tất cả đều thất
bại bởi con đường cứu nước chưa đúng đắn. Như lời nhận xét của Hồ Chí
Minh, con đường cầu viện Nhật Bản của Phan Bội Châu chẳng khác nào "đưa
beo cửa trước, rước hùm của sau"; con đường cải cách ơn hồ của Phan Châu
Trinh là cầu xin Pháp rủ lịng thương. Đó là những con đường cứu nước
không thể đưa đất nước thốt khỏi đất lầm than.
c/ Những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Nhân tố đầu tiên: Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trước hết
là chủ nghĩa yêu nước
Có người đã từng nói về lịch sử Việt Nam: nếu cho tơi vẽ hình lịch
sử Việt Nam tơi sẽ vẽ thanh gươm và một dịng máu. Câu nói trên đã biểu lộ
rõ hình ảnh mơt đất nước, một dân tộc anh hùng với những năm tháng lịch sử
đấu tranh dựng nước và giữ nước. Hẳn chúng ta khơng bao giờ qn, vó ngựa
xâm lăng của qn Mơng - Nguyên đã từng khiến bao quốc gia Âu - Á khiếp
sợ, vó ngựa đó đã từng quần thảo trên đất Đại Việt và hứa hẹn cho một thắng
lợi tiếp theo trong chuỗi hành trình "chinh phục" các quốc gia của đế chế
Mơng - Ngun. Nhưng cũng tại đây, vó ngựa quân đội quốc gia hùng mạnh
đó phải chồn chân trước ý chí sắt đá, trước tinh thần đồn kết bảo vệ độc lập
dân tộc và sự thông minh, tháo vát của cả dân tộc Việt. Hội nghị Diên Hồng
với sự hiệu triệu vua tôi, ba quân, tướng sĩ, thần dân với lời nói quyết liệt:
"Sát thát" đã khiến vó ngựa Mông-Nguyên phải ba lần dừng bước. Khi cả một
dân tộc đồng lịng chống giặc, đó sẽ là sức mạnh ngan cản bước tiến của quân
thù dù đó là kẻ mạnh đến đâu. Lịch sử Việt Nam còn chứng kiến một hội thề

lịch sử như thế, đó hội thề của toàn dân tộc, hội thề của tinh thần yêu nước và

20


ý chí quyết tâm bảo vệ bờ cõi tổ quốc - Hội thề Lũng Nhai - cuộc hội ngộ lịch
sử của những tấm lòng hào kiệt, kiên trung và dám xả thân vì đất nước, hội
thề của những con người lịch sử: Lê Lợi, Nguyễn Trãi và tướng sĩ ba quân.
Chảy dài xuyên suốt cả một quá trình lịch sử dân tộc, chủ nghĩa yêu
nước đã chứng minh được sức mạnh của nó đối với dân tộc, đây đã trở thành
động lực, sức mạnh truyền thống, đạo lý làm người, niềm tự hào và là nhân tố
hàng đấu trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã từng viết: "Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một
truyền thống q báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì
tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn,
nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và
lũ cướp nước" [70, tr.171]. Chính tinh thần yêu nước đã trở thành động lực
chi phối mọi suy nghĩ, hành động suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của
Hồ Chí Minh. Đó là động lực tơi thúc Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước,
là động lực cho Người khi sống, học tập và làm việc trên xứ người lấy tên là
Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn yêu nước) để luôn nhắc nhở cổ vũ bản thân và cổ
vũ quốc dân đồng bào. Và chính chủ nghĩa yêu nước đã cổ vũ cho Người đến
với chủ nghĩa Mác-Lênin một các từ nhiên nhất, chính như Người đã từng
nói: "Lúc đầu, chính chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản
đã đưa tôi theo Lênin, tin theo quốc tế thứ ba" [71, tr.128]
Nhân tố thứ hai: Tinh hoa văn hoá nhân loại: phương Đơng và
phương Tây
Xuất thân từ một gia đình nhà Nho, có truyền thống hiếu học và yêu
nước, lớn lên ở một mảnh đất giàu truyền thống yêu nước và có nền văn hố
đặc sắc, ở Hồ Chí Minh đã hội tụ những nét đáng quý trong tư tưởng của

Người. Ở Người, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố văn hố dân gian
với văn hố chính thống, giữa hệ tư tưởng của đạo Phật và đạo Khổng. Tuy
nhiên, ở Người, sự tiếp thu những tư tưởng đó lại là sự tiếp thu có tính chất

21


chọn lọc. Hồ Chí Minh đã học được ở đạo Phật lịng tơn kính mẹ cha, tình anh
em, làm việc thiện… Nhưng Người cũng nhận thấy rằng, mặc dù rất hợp với
tinh thần, tư tưởng của người Việt Nam nhưng đạo Phật chỉ có thể đem lại sự
bình n cho con người chứ khơng thể giải phóng con người. Ở đạo Nho,
Người tiếp thu những mặt tích cực như nên giữ đạo làm người, nói "cần,
kiệm, liêm, chính", đối nhân xử thế có lý có tình… Nhưng đồng thời Người
cũng chỉ ra những mặt hạn chế của đạo Nho đó là sự phân chia xã hội thành
nhiều đẳng cấp, dựa trên đó mà có sự phân biệt đối xử: quân tử, tiểu nhân; tư
tưởng coi thường việc lao động chân tay, coi thường phụ nữ… Tóm lại tư
tưởng đó chỉ phù hợp với giai đoạn lịch sử nhất định. Khi hệ tư tưởng phong
kiến lỗi nhịp với thời đại thì đạo Nho cũng trở nên khơng cịn phù hợp và mất
chức năng là một hệ tư tưởng mà giai cấp phong kiến sử dụng để tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ.
Cũng theo lẽ tất yếu, thời đại thay đổi và nảy sinh những vấn đề
mới, dẫn đến sự xuất hiện những tư tưởng mới tiến bộ đề cấp đến những giải
pháp để giải quyết những xung đột mới. Vào Việt Nam thời kỳ đầu thế kỷ XX
có nhiều tác phẩm đến từ những quốc gia khác nhau. Mở đầu là nước Pháp.
Đó là những cuốn sách của trào lưu triết học Ánh sáng với những Môngtexkiơ
(1689-1775), G.Rutxô (1717-1778) đã truyền bá trào lưu tư tưởng dân chủ tư
sản phương Tây. Tuy nhiên, những sách báo này bị giới cầm quyền Pháp
ngăm cấm tuyệt đối "Chúng giấu không cho người nước tôi xem sách báo.
Không phải sách của các nhà văn mới mà cả Rutxô, Môngtexkiơ cũng bị
cấm" [72, tr. 417]

Bên cạnh những tác phẩm được truyền bá từ Pháp sang là những
Tân văn, tân thư của những nhà cải cách dân chủ tư sản Lương Khải Siêu,
Khang Hữu Vi đến từ Trung Quốc; từ Nhật Bản với thắng lợi của nước Nhật
trong chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905) Nhật Bản trở thành anh cả da vàng,
là một tấm gương cho toàn bộ những nước Châu Á nhỏ bé soi theo.

22


Với gót chân xâm lược của thực dân Pháp, bên cạnh những sự tàn
ác, dã man của một kẻ thống trị với người bị trị, để xoa dịu dư luận, chính
quyền thực dân cịn đưa ra những lời lẽ mị dân với những cụm từ hoa mĩ "tự
do, bình đẳng, bác ái". Ngay từ năm 13 tuổi, cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã
muốn hiểu tường tận những từ đó là như thế nào. Và muốn cứu giúp đất nước
thoát khỏi cảnh lầm than, cơ cực. Do đó, những luồng tư tưởng mới ít nhiều
có tác động đến tư tưởng của Người. Tuy hấp dẫn như vậy, nhưng Hồ Chí
Minh đã không chọn Trung Quốc hay Nhật Bản làm điểm đến cho hành trình
cứu nước của mình bởi những thất bại của lớp người đi trước, bởi những tư
tưởng tân văn, tân thư không thực sự khởi nguồn từ những nước này do đó
Người muốn tìm hiểu tận nguồn gốc sâu xa của vấn đề, và muốn giải quyết
vấn đề đó, cách tốt nhất là sang phương trời Tây, nơi trào lưu chủ nghĩa dân
chủ tư sản diễn ra sôi nổi để tìm hiểu cái gốc rễ, cái bản chất của những kẻ
đang cướp nước mình.
Nhân tố thứ ba: Từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến với Chủ
nghĩa Mác-Lênin và Quốc tế cộng sản
Trên cơ sở những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kết hợp giữa tinh
hoa văn hoá phương Đơng và phương Tây, cùng với đó là khát khao tìm kiếm
con đường cứu nước dân tộc, ngày 5 tháng 6 năm 1911, tại bến cảng Nhà
Rồng, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước. Chuyến hành trình qua
nhiều châu lục và nhiều quốc gia khác nhau đã cho Người nhận thấy một sự

thật: ở đâu người áp bức cũng là thiểu số và cần phải đánh đổ; những người bị
áp bức là đa số và cần phải đoàn kết với nhau.
Giai đoạn từ 1917 - 1919, trong thời gian gia nhập Đảng xã hội
Pháp - Đảng của giai cấp công nhân thuộc Quốc tế thứ III. Chính trong thời
gian hoạt động hội họp, tranh luận về việc nên hay không tham gia Quốc tế
thứ III mà Người hiểu thêm về Lênin, về cách mạng tháng Mười Nga: "Rất
giản đơn…tôi hiểu rõ một điều, Đệ tam quốc tế rất chú ý đến vấn đề giải

23


phóng dân tộc thuộc địa. Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đấy
là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu" [56, tr.49]
Từ chủ nghĩa yêu nước, tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã đến với
chủ nghĩa Mác-Lênin. Với việc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương
về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con
đường giải phóng dân tộc: con đƣờng cách mạng vô sản. Và đến tháng
12/1920 với việc tham dự đại hội Tua, nhất trí tán thành thành lập Đảng cộng
sản Pháp, ủng hộ Quốc tế thứ III, Nguyễn Ái Quốc trở thành người chiến sĩ
cộng sản đầu tiên của nước ta. Q trình này đã hồn thành hành trình tìm
đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, và bắt đầu từ đây, Người chuyển từ
lập trường chủ nghĩa yêu nước sang lập trường chủ nghĩa cộng sản..
Như vậy, cơ sở ban đầu và động lực thôi thúc Hồ Chí Minh đến với
chủ nghĩa Mác-Lênin là chủ nghĩa yêu nước. Còn chủ nghĩa Mác-Lênin đã
nâng chủ nghĩa yêu nước truyền thống ở Hồ Chí Minh lên một tầm cao mới,
tạo ra bước phát triển mới về chất phù hợp với thời đại mới.
Nhân tố thứ tư: Tài năng và phẩm chất của Hồ Chí Minh
Lý luận, tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của con người, do con
người sáng tạo ra và khái quát trên cơ sở nhận thức các nhân tố khách quan.
Bên cạnh đó, tư tưởng đó có trở nên sáng tỏ hay khơng lại phụ thuộc khá

nhiều vào cả tư chất của người lĩnh hội.
Ngay từ thủa thiếu thời, Nguyễn Ái Quốc đã có hồi bão lớn, có bản
lĩnh kiên định, giàu tình cảm nhân ái và sớm có ý chí cứu nước, tự tin vào
mình. Tư chất thơng minh, tư duy độc lập, sáng tạo, tính ham hiểu biết và
nhạy bén với cái mới là những đức tính dễ thấy ở người thanh niên Nguyễn
Tất Thành. Phẩm chất đó được rèn luyện, phát huy trong suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng của Người. Nhờ vậy, giữa thực tiễn phong phú và sinh động,
giữa nhiều học thuyết, quan điểm khác nhau, giữa biết bao tinh huống phức

24


×