Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

skkn sử dụng trò chơi học toán trong một số tiết phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.9 KB, 26 trang )

DÊ TAI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TOÁN TRONG MỘT SỐ TIẾT
PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10
CÓ LÀM CHO HỌC SINH LỚP 1/1 TRƯỜNG TH TRIỆU THỊ TRINH
HỨNG THÚ HƠN KHÔNG ?
I/.TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Ở bậc Tiểu học, môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng. Nắm vững kiến thức
toán và luyện tập thành thạo các thao tác kỹ năng tính toán, sẽ giúp các em áp dụng
vào cuộc sống hằng ngày.
Cũng như các môn học khác, muốn học tốt môn Toán trước hết mỗi học sinh
cần phải say mê và hứng thú vào việc học. Muốn như vậy giáo viên cần tạo ra cho
học sinh lòng say mê vào học tập, làm nền tảng ban đầu cho trẻ. Trước tình hình
ấy, chúng ta cần tổ chức trò chơi toán , những bài tập vui và nhẹ nhàng trong giờ
học toán. Theo yêu cầu kiến thức kỹ năng sử dụng toán ở Tiểu học để học sinh tự
học hoặc tham gia vào các trò chơi cùng bạn theo tinh thần “Học mà vui, vui mà
học” một cách hứng thú và bổ ích.
Việc tổ chức trò chơi học tập ở môn Toán đối với học sinh lớp 1 là một
trong những yêu cầu cần thiết nhằm khắc sâu kiến thức cho các em, góp phần nâng
cao chất lượng dạy học. Đối với lứa tuổi Tiểu học, các em có tính hiếu động, ít
chịu ngồi yên. Nếu các em được tham gia vào các trò chơi bổ ích và lý thú thì đó là
điều kỳ diệu đối với các em.Tạo hứng thú học tập có tác dụng to lớn trong việc
giúp học sinh học tập một cách tích cực, tự giác, sáng tạo .Tuy nhiên trên thực tế
nhiều học sinh không thuộc được bảng cộng, bảng trừ ,tính toán rất chậm, không tự
tin trong học tập, chưa hứng thú gì khi học toán.
Giải pháp của tôi là sử dụng trò chơi học toán trong một số tiết phép cộng,
phép trừ trong phạm vi 10 để làm tăng hứng thú học tập cho các em đối với môn
học này.
1
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 1 trường
tiểu học Triệu Thị Trinh. Lớp 1/1 là thực nghiệm và 1/3 là lớp đối chứng. Lớp thực
nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài từ 44 – 48 (Toán 1, nội


dung phép cộng , phép trừ trong phạm vi 10). Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh
hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học
tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có
giá trị trung bình là 22.90; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 18.77. Kết
quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm
trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử
dụng trò chơi học tập tạo được hứng thú học tập trong môn toán của các em lớp 1/1
trường Tiểu học Triệu Thị Trinh .
II/.GIỚI THIỆU
Hứng thú học tập trong việc học bộ môn có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong quá trình dạy và học. Theo tôi nghĩ sử trò chơi học tập có ý nghĩa to lớn
trong việc tạo hứng thú học tập cho các em trong môn Toán lớp 1.
Thực tế qua tìm hiểu từ đồng nghiệp tôi nhận thấy giáo viên lớp 1 chỉ
thường sử dụng trò chơi học tập trong các tiết dự giờ, thao giảng, hội giảng nhưng
trên thực tế việc sử dụng chúng vào giảng dạy thường ngày là rất ít.
Từ thực tế trên hứng thú học tập của học sinh chưa cao trong việc học tập
môn Toán là điều dễ hiểu.
Để thay đổi hiện trạng này, giải pháp của tôi là dùng các trò chơi học tập
đều đặn trong giờ học Toán để kích thích hứng thú học tập của các em một cách
toàn diện hơn.
Giải pháp thay thế là: sử dụng trò chơi học toán trong một số tiết phép
cộng, phép trừ trong phạm vi 10 để làm tăng hứng thú học tập cho các em đối với
môn học này.
Bởi theo chủ kiến cá nhân tôi cho rằng học sinh tiểu học, đặt biệt là học
sinh lớp 1 còn rất nhỏ, rất năng động. Hứng thú học tập của các em sẽ được nâng
cao hơn khi các em được vừa học vừa chơi một cách thoải mái.
2
Vì vậy, nhằm biết rõ hơn tác dụng của việc dạy Toán có sử dũng trò chơi học
tập ở lớp 1 sẽ mang lại kết quả như thế nào trong việc tạo hứng thú cho học sinh
của lớp mình phụ trách nên tôi tiến hành nghiên cứu này.

Giả thuyết nghiên cứu: Việc sử dụng trò chơi học toán trong một số tiết phép
cộng, phép trừ trong phạm vi 10 sẽ làm tăng hứng thú học tập cho học sinh lớp
1/1 trường Tiểu học Triệu Thị Trinh .
III/.PHƯƠNG PHÁP
1/. Khách thể nghiên cứu
Tôi lựa chọn trường Tiểu học Triệu Thị Trinh.
* Giáo viên:
Hai cô giáo giảng dạy hai lớp 1 có tuổi đời và tuổi nghề tương đương nhau
và đều là giáo viên giỏi cấp Huyện trong nhiều năm, có lòng nhiệt tình và trách
nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
1. Trần Ngọc Thủy Tiên – Giáo viên dạy lớp 1/1 (Lớp thực nghiệm)
2. Ngô Thị Thành – Giáo viên dạy lớp 1/3 (Lớp đối chứng)
* Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương
đồng nhau về tỉ lệ giới tính, dân tộc. Cụ thể như sau:
Bảng 1. Giới tính và thành phần dân tộc của HS hai lớp 1(1/1; 1/3) trường Tiểu
học Triệu Thị Trinh.
Nhóm
Số HS các nhóm Dân tộc
Tổng số Nam Nữ Kinh Sa tiêng Chăm Hoa
Lớp 1/1 31 15 16 26 3 1 1
Lớp 1/3 31 16 15 26 4 1 0
Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động.
2/.Thiết kế
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 1/1 là nhóm thực nghiệm và 1/3 là nhóm đối
chứng. Bài kiểm tra trước tác động, tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm tra
sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
Kết quả:
3
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương .
Đối chứng Thực nghiệm

TBC 17.0 16.68
p = 0.761
p = 0,761 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN
và ĐC là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương
đương (được mô tả ở bảng 3):
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động KT sau TĐ
Thực nghiệm O1 Dạy học có sử dụng trò
chơi học Toán
O3
Đối chứng O2 Dạy học không sử dụng
trò chơi học Toán
O4
ở thiết kế này, chứng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập
3/. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Cô Thành dạy lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch bài học không sử dụng trò chơi
học tập quy trình chuẩn bị bài như bình thường.
- Cô Tiên( tôi): Thiết kế kế hoạch bài học quy trình chuẩn bị bài như bình thường
có sử dụng trò chơi học tập . Tôi tham khảo, sưu tầm thêm các trò chơi học tập trên
mạng Internet qua các website: www.violet.vn , www.catlinhschool.edu.vn,
www.giaovien.net …và tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp (Hoàng Thị
Ngọc Hiền – Trần Đình Thị Thủy – Nguyễn Thị Yến- Phạm vũ Thanh Lan trường
Tiểu học Triệu Thị Trinh; Nguyễn Thị Lợi – Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, huyện
Xuân Lộc; v.v )
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
- Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm theo thời
khoá biểu, lịch báo giảng và kế hoạch năm học. Cụ thể:
Bảng 4. Thời gian thực nghiệm

Thứ ngày Môn Môn/Lớp Tiết theo PPCT Tên bài dạy
Tư Toán 1/1 46 Phép cộng trong phạm vi 6
4
16/11/2011
Năm
17/11/2011
Toán 1/1 47 Phép trừ trong phạm vi 6
Sáu
18/11/2011
Toán 1/1 48 Luyện tập
Ba
22/11/2011
Toán 1/1 49 Phép cộng trong phạm vi 7

23/11/2011
Toán 1/1 50 Phép trừ trong phạm vi 7


* Một số trò hơi học Toán đựơc áp dụng trong các tiết học: Trò chơi hái quả;Ghép
hoa; Ai nhanh hơn; Cả đội cùng thắng; Đi thăm vườn thú; Giải đáp nhanh; Thỏ tìm
nhà; Hái hoa; Bác đưa thư.
4// Đo lường:
Thang đo thái độ mức độ hứng thú học tập môn Toán của học sinh lớp 1/1
được chính tôi và giáo viên chủ nhiệm lớp 1/3 biên soạn với 6 câu, mỗi câu có 5
mức độ trả lời, ứng với mỗi mức độ trả lời có số điểm được quy định. Thang đo
này được áp dụng chung cho cả khảo sát trước và sau tác động. Do học sinh còn
nhỏ tuổi nên ứng với mỗi mức độ trả lời thay vì các em tự lựa chọn trong phiếu
khảo sát thì tôi sẽ đọc mỗi câu và các mức độ đưa ra, mỗi mức độ tôi quy ước một
thẻ màu cho học sinh có thể giơ thẻ màu ứng với mức độ trả lời của chúng. Tôi và
giáo viên chủ nhiệm lớp 1/3 đổi chéo lớp để ghi nhận kết quả.

Tiến hành khảo sát và chấm khảo sát:
Bảng thời gian tiến hành khảo sát và chấm khảo sát
Thứ, ngày Nội dung thực hiện Địa điểm
Hai
14/11/2011
Khảo sát trước tác động Lớp 1/1,1/3 trường TH Triệu Thị Trinh
Ba
15/12/2011
Chấm khảo sát trước tác
động
Văn phòng, trường TH Triệu Thị Trinh
Sáu
24/11/2011
Khảo sát sau tác động Lớp 1/1,1/3 trường TH Triệu Thị Trinh
Bảy Chấm khảo sát sau tác Văn phòng, trường TH Triệu Thị Trinh.
5
25/11/2011 động.
Sau khi tiến hành khảo sát theo bảng thang đo thái độ (trình bày ở phụ lục) tôi tiến
hành chấm bài khảo sát theo đáp án đã cho sẵn.

IV/.PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm
ĐTB 18.77 22.90
Độ lệch chuẩn 3.31 2.04
Giá trị P của T- test 0,0000003
Chênh lệch giá trị TB chuẩn
(SMD)
1.25
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương

đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P =
0,0000003; cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn
ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =1.25 Điều đó cho thấy mức
độ ảnh hưởng của việc dạy Toán lớp 1/1 có sử dụng trò chơi học tập của nhóm
thực nghiệm là lớn.
* Giả thuyết của đề tài “Sủ dụng trò chơi học Toán trong một số tiết
phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 có làm cho học sinh lớp 1/1 trường
Tiểu học Triệu Thị Trinh hứng thú hơn không ? ” đã được kiểm chứng.
6
Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
V/.BÀN LUẬN:
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 22.90
, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 18.77. Độ chênh
lệch điểm số giữa hai nhóm là 4.13 ; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối
chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC
cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1.25.
Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0.0000003<
0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do
ngẫu nhiên mà là do tác động.
Hạn chế:
Nghiên cứu này thể hiện việc sử dụng trò chơi học tập làm tăng hứng thú
học tập môn Toán cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Triệu Thị Trinh, nhưng để
thực hiện hiệu quả điều này giáo viên cần phải sưu tầm, sáng tạo nhiều trò chơi
cho học sinh. Hơn nữa giáo viên cần phải rèn luyện khả năng tổ chức trò chơi cho
học sinh một cách phù hợp.


VI/.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
7
*Kết luận :
Dạy học Toán dạng phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10. Có sử dụng trò
chơi học tập, đã làm cho học sinh lớp 1/1 trường Tiểu học Triệu Thị Trinh hứng
thú hơn trong học tập.
*Khuyến nghị:
- Đối với các cấp lãnh đạo: Cần khuyến khích giáo viên sưu tầm, sáng tạo
trò chơi học tập phù hợp. Khen thưởng thích hợp những giáo viên có thành tích
trong việc này và áp dụng tốt chúng vào dạy học.
- Đối với giáo viên: Phải không ngừng sưu tầm, sáng tạo trò chơi học tập
phù hợp với lứa tuổi lớp 1. Rèn luyện kỹ năng tổ chức trò chơi học tập một cách
sinh động, hợp lý, không mất nhiều thời gian.
- Với kết quả của đề tài nghiên cứu, tôi mong các quý đồng nghiệp quan tâm,
chia sẽ, đóng góp ý kiến cho việc nâng cao hứng thú học tập của học sinh lớp 1
trong môn Toán ngày càng hiệu quả.
VII/.TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Mạng Internet:
www.violet.vn
www.catlinhschool.edu.vn
www.giaovien.net …
- Tài liệu tập huấn Trò chơi học tập cấp tiểu học – Thuộc dự án Giáo dục
tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn do Nhà xuất bản Đại học sư phạm ấn
hành.
VIII/.PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
1/ BẢNG THANG ĐO THÁI ĐỘ HỌC MÔN TOÁN LỚP 1/1 , 1/3 TRƯỜNG
TH TRIỆU THỊ TRINH
Họ và tên học sinh: Ngày, tháng, năm:
8

TT NỘI DUNG THAM
KHẢO
Bảng
màu đỏ
( Rất
đồng ý)
Bảng
màu
hồng
(Đồng ý)
Bảng màu
trắng
(Bình
thường)
Bảng
màu xanh
(Không
đồng ý)
Bảng
màu đen
(Rất
không
đồng ý)
1 Em thích học môn
Toán hơn các môn học
khác.

2 Em ước ao được tham
gia trò chơi học Toán.


3 Môn Toán giúp em
học tốt các môn học
khác.

4 Em luôn chú ý nghe
cô giảng bài trong giờ
Toán

5 Em thường tìm thêm
các bài tập nâng cao
để làm ở nhà.

6 Môn toán rất thú vị.
GHI CHÚ:
Bảng màu đỏ( Rất đồng ý): 5 điểm
Bảng màu hồng(Đồng ý): 4 điểm
Bảng màu trắng(Bình thường): 3 điểm
Bảng màu xanh(Không đồng ý): 2 điểm
Bảng màu đen (Rất không đồng ý): 1 điểm
BẢNG TỔNG HỢP KHẢO SÁT TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG:
9
A/ BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC TÁC ĐỘNG:
LỚP THỰC NGHIỆM
10
LỚP
ĐỐI
CHỨNG
Stt Họ và tên học sinh Câu hỏi Tổng điểm
Stt Họ và tên học sinh Câu hỏi
Tổng điểm

c1 c2 c3 c4 c5 c6
1 Lê Thị Kim Anh 5 3 4 3 5 4 24
2 Trương Quốc Bảo 4 3 2 3 5 4 21
3 Lê Thị Thùy Dương 3 4 3 2 4 3 19
4 Bạch Quốc Đạt 3 2 3 2 1 2 13
5 Võ Xuân Đạt 2 2 2 3 3 2 14
6 Lê Nguyễn Thùy Giang 5 3 4 3 4 5 24
7 Trần Minh Hiếu 3 2 2 1 2 3 13
8 Hoàng Thị Quỳnh Hoa 3 4 3 5 4 4 23
9 Đặng Nguyễn Hoàng Huy 3 2 4 2 1 2 14
10 Thị Huyền 2 3 3 3 2 2 15
11 Nguyễn Thanh liêm 2 3 2 2 2 3 14
12 Đỗ Khắc Long 2 2 3 2 2 1 12
13 Đoàn Tiến Luật 2 1 3 3 4 2 15
14 Nguyễn Thị Ngọc Ly 3 1 2 3 3 2 14
15 Phan Thành Nghĩa 2 1 2 4 3 1 13
16 Nguyễn Trần Thiện Nhân 2 3 4 4 5 3 21
17 Thị Nhãn 4 3 3 4 3 2 19
18 Nguyễn Thị Thảo Nhi 2 2 3 4 2 3 16
19 Lê Thị Yến Nhi 4 1 3 3 2 4 17
20 Lê Đoàn Linh Như 3 3 3 2 3 5 19
21 Nguyễn Hoàng Oanh 3 1 2 1 2 3 12
22 Đoàn Tiến Phát 3 2 2 2 3 1 13
23 Nguyễn Thành Phong 3 3 5 3 2 3 19
24 Nguyễn Trương Hoàng Quyên 1 2 1 1 1 2 8
25 Trần Tuấn sang 4 2 5 3 3 2 19
26 Phạm Thị Thanh thảo 5 2 4 3 5 2 21
27 Trần Thị Thanh thảo 4 3 3 2 5 3 20
28 Trần Minh Thuận 5 4 4 5 3 5 26
29 Nguyễn Kim trọng 3 2 2 3 2 2 14

30 Ừng vây Trường 2 1 1 2 3 2 11
31 Lê Nguyễn Tú Uyên 4 2 3 1 2 2 14
11
c1 c2 c3 c4 c5 c6
1 Trương Võ Kỳ Anh 3 4 5 3 4 5 24
2 Phạm Lương Bằng 4 3 5 3 4 4 23
3 Thị Chinh 4 4 3 2 4 4 21
4 Lê inh Đạt 1 2 3 2 3 2 13
5 Trương Tấn Đạt 3 2 3 2 3 3 16
6 Nguyễn Duy Đông 5 2 3 4 3 4 21
7 Đỗ Thiên Hải 3 2 2 2 2 4 15
8 Nguyễn Văn Hân 5 4 3 5 4 4 25
9 Tô Thị Ngọc Hân 3 2 3 2 1 3 14
10 Điểu Phú Hoài 3 1 3 2 2 2 13
11 Mai Thị Huệ 3 3 2 1 2 3 14
12 Trần Gia Huy 4 1 1 3 2 1 12
13 Lê Văn Bảo Khanh 3 2 3 3 2 3 16
14 Tô Kim Ngân Khánh 3 1 3 3 2 3 15
15 Nguyễn Cao Đăng Khoa 2 3 3 4 3 2 17
16 Trương Thị Hương Lan 2 4 2 4 4 3 19
17 Nguyễn Thị Tuyết Mai 4 3 5 3 2 4 21
18 Điểu Thị Mùi 3 2 4 4 2 3 18
19 Lê Hữu Nguyên 5 2 3 2 3 3 18
20 Ngô Thiện Nhân 2 4 3 3 4 2 18
21 Hoàng Thị Hồng Nhung 2 1 2 1 2 2 10
22 Nguyễn Duy Phong 3 4 2 4 3 2 18
23 Lê Thị Thu Thảo 2 1 4 3 3 3 16
24 Phan Hoàng Thanh Thảo 2 1 2 1 3 2 11
25 Hoàng Minh Thư 2 4 3 3 3 3 18
26 Lê Nguyễn Phước Thùy 3 1 2 2 2 3 13

27 Thiều Lê Tuyết Trinh 4 3 4 2 2 3 18
28 Hoàng Nhật Phương Vy 5 4 2 3 3 4 21
29 Ngàn Triệu Vy 2 3 3 2 5 2 17
30 Trần Nguyễn Hải Yến 1 2 1 2 2 3 11
31 Nguyễn Hải Yến 5 4 2 3 3 4 21
B/ BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT SAU TÁC ĐỘNG:
12
LỚP THỰC NGHIỆM
LỚP
ĐỐI
CHỨNG
Stt Họ và tên học sinh Câu hỏi
Tổng điểm
c1 c2 c3 c4 c5 c6
1 Lê Thị Kim Anh 5 4 4 5 5 4 27
2 Trương Quốc Bảo 4 5 3 5 5 4 26
3 Lê Thị Thùy Dương 4 3 4 5 4 3 23
4 Bạch Quốc Đạt 5 4 3 4 3 4 23
5 Võ Xuân Đạt 4 2 3 4 5 4 22
6 Lê Nguyễn Thùy Giang 5 3 5 3 5 3 24
7 Trần Minh Hiếu 5 4 3 4 3 3 22
8 Hoàng Thị Quỳnh Hoa 4 5 3 5 5 5 27
9 Đặng Nguyễn Hoàng Huy 4 3 5 2 3 2 19
10 Thị Huyền 4 5 4 3 4 3 23
11 Nguyễn Thanh liêm 4 5 4 2 3 3 21
12 Đỗ Khắc Long 4 3 4 2 4 2 19
13 Đoàn Tiến Luật 5 4 3 4 4 3 23
14 Nguyễn Thị Ngọc Ly 3 3 4 3 4 4 21
15 Phan Thành Nghĩa 5 1 4 4 5 3 22
16 Nguyễn Trần Thiện Nhân 3 5 4 5 3 4 24

17 Thị Nhãn 4 5 5 4 3 4 25
18 Nguyễn Thị Thảo Nhi 3 4 3 4 3 5 22
19 Lê Thị Yến Nhi 5 3 4 3 4 4 23
20 Lê Đoàn Linh Như 5 4 4 2 3 4 22
21 Nguyễn Hoàng Oanh 2 4 2 3 5 4 20
22 Đoàn Tiến Phát 4 2 5 2 4 4 21
23 Nguyễn Thành Phong 3 4 5 3 5 3 23
24 Nguyễn Trương Hoàng Quyên 3 4 4 2 3 5 21
25 Trần Tuấn sang 4 3 5 4 3 5 24
26 Phạm Thị Thanh thảo 5 2 4 3 5 5 24
27 Trần Thị Thanh thảo 4 5 3 4 5 3 24
28 Trần Minh Thuận 5 4 4 3 4 5 25
29 Nguyễn Kim trọng 3 4 2 3 5 4 21
30 Ừng vây Trường 4 3 3 5 4 5 24
31 Lê Nguyễn Tú Uyên 4 4 3 5 5 4 25
13

Stt Họ và tên học sinh Câu hỏi
Tổng điểm
c1 c2 c3 c4 c5 c6
1 Trương Võ Kỳ Anh 4 4 5 3 4 5 25
2 Phạm Lương Bằng 4 3 4 3 5 4 23
3 Thị Chinh 5 4 3 2 4 3 21
4 Lê inh Đạt 3 2 3 2 3 2 15
5 Trương Tấn Đạt 5 3 3 2 2 4 19
6 Nguyễn Duy Đông 5 3 3 3 5 4 23
7 Đỗ Thiên Hải 4 2 3 2 2 4 17
8 Nguyễn Văn Hân 5 4 3 5 4 4 25
9 Tô Thị Ngọc Hân 3 4 3 2 1 3 16
10 Điểu Phú Hoài 3 1 3 4 3 2 16

11 Mai Thị Huệ 3 3 2 1 4 3 16
12 Trần Gia Huy 4 2 1 3 2 2 14
13 Lê Văn Bảo Khanh 3 2 3 3 2 3 16
14 Tô Kim Ngân Khánh 3 2 3 3 2 3 16
15 Nguyễn Cao Đăng Khoa 3 3 3 4 3 2 18
16 Trương Thị Hương Lan 2 4 2 5 4 3 20
17 Nguyễn Thị Tuyết Mai 4 3 5 3 2 4 21
18 Điểu Thị Mùi 3 3 4 3 2 3 18
19 Lê Hữu Nguyên 5 2 3 2 3 3 18
20 Ngô Thiện Nhân 3 5 3 5 4 4 24
21 Hoàng Thị Hồng Nhung 2 3 2 4 2 2 15
22 Nguyễn Duy Phong 3 4 3 4 3 3 20
23 Lê Thị Thu Thảo 2 3 4 3 4 3 19
24 Phan Hoàng Thanh Thảo 2 1 2 3 3 2 13
25 Hoàng Minh Thư 2 3 3 4 3 3 18
26 Lê Nguyễn Phước Thùy 3 5 2 3 4 3 20
27 Thiều Lê Tuyết Trinh 5 3 4 2 2 3 19
28 Hoàng Nhật Phương Vy 5 4 3 3 3 4 22
29 Ngàn Triệu Vy 2 3 3 2 5 2 17
30 Trần Nguyễn Hải Yến 2 2 3 2 3 4 15
31 Nguyễn Hải Yến 5 5 2 3 3 5 23
14
3/ KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
a/ KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾT 46

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán- Lớp 1/1
Bài : Phép cộng trong phạm vi 6
Ngày dạy : 16/11/2011
Người dạy : Trần Ngọc Thủy Tiên


I/ Mục tiêu :
Giúp HS :
- Tiếp tục củng cố khái niệm về phép cộng .
- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6 .
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 6 .
II/Đồ dùng dạy học:
- Mô hình phù hợp với các tranh vẽ trong bài học .
- Sử dụng bộ đồ dùng dạy toán lớp 1 .
* Chuẩn bị trò chơi:Hái quả, ghép hoa.
- Tranh ảnh các loại quả, bảng phụ ghi BT2 kết quả được che bằng
hình các loại quả.
- 2 nhị hoa có ghi kết quả là 6; các cánh hoa có ghi phép tính bằng
6(vd: 1+5=; 5+1=; 4+2=; 3+3=…) và cánh hoa ghi phép tính kết quả khác
sáu (vd: 2+2=; 1+2+; 3+1=:…)
III/Các hoạt động dạy học:
15
Hoạt động cuả thầy Hoạt động cuả trò
1/. ỔN ĐỊNH
2/. KIỂM TRA BÀI CŨ : Luyện tập
chung.
-KT bài về nhà.
-Nhận xét chung .
3/Bài mới: Giới thiệu bài
 HĐ 1 : Giới thiệu phép cộng , bảng
cộng trong phạm vi 6 .
a. Hướng dẫn HS thành lập công
thức 5 + 1 = 6 , 1 + 5 = 6 :
- Hướng dẫn HS xem mô hình , tự
nêu bài toán :

- Hướng dẫn HS tự trả lời câu hỏi
của bài toán .
-Yêu cầu HS lấy 5 que tính, lấy thêm
một que tính nữa
- Nêu tiếp : Năm thêm một là sáu .
Ta viết như sau : 5 + 1 = 6 .
Chỉ vào 5 + 1 = 6 đọc : Năm cộng
một bằng sáu .
- Tìm cho cô kết quả : 1 + 5 = …
- Con có nhận xét gì về hai phép tính
5 + 1 và 1 + 5 ?
b. Hướng dẫn HS thành lập các
công thức : 4 + 2 = 6 , 2 + 4 = 6 , 3 + 3
= 6 ( tương tự như 5 + 1 = 6 )
c. Hướng dẫn HS bước đầu ghi nhớ
bảng cộng trong phạm vi 6 .
 HĐ 3 : Thực hành
* Bài 1:(SGK/65) Tính .
*Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính toán trong
phạm vi 6.
*Hình thức:Làm bảng con.
* Bài 2:(SGK/65) Tính .
*Mục tiêu:Giúp hs nắm vững kĩ năng
tính toán trong phạm vi 6
*Hình thức: Tổ chức trò chơi hái quả.
- GV phổ biến luật chơi.(Chia lớp
làm 2 dãy thi đua với nhau, yêu cầu HS
xung phong chọn quả mình thích và
Hát
-Đọc bảng cộng trong phạm vi 5

-1 HS sửa BT 3
-Làm bảng con :Tính
Cả lớp HS yếu
4 5 3+1=
- -
2 4 1+3=
- Bên trái có 5 hình tam giác , bên
phải có 1 hình tam giác . Hỏi có tất
cả có mấy hình tam giác ?
- 5 hình tam giác và 1 hình tam giác
là 6 hình tam giác
-HS dùng 5 que tính , thêm 1 que tính
, vừa làm vừa nêu : Năm thêm một là
sáu .
Năm cộng một bằng sáu .
1+5=6
Vậy 5 + 1 cũng bằng 1 + 5

-HS đọc lại bảng cộng .
Cả lớp HS yếu
5 5 3+3=
+ +
1 1
2 4 0+6=
+ +
4 2

16

b/ KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾT 47

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán- Lớp 1/1
Bài : Phép trừ trong phạm vi 6
Ngày dạy : 17/11/2011
Người dạy : Trần Ngọc Thủy Tiên

I/ Mục tiêu :
GiúpHS :
- Tiếp tục củng cố khái niệm phép trừ .
- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6 .
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 6 .
II/Đồ dùng dạy học:
- Mô hình phù hợp với các tranh vẽ trong bài học .
- Sử dụng bộ đồ dùng dạy toán lớp 1 .
* Chuẩn bị trò chơi: Cả đội cùng thắng; Ai nhanh hơn.
- Ghi BT 2(SGK/66) : Trình bày theo 2 dãy.
- 5 bảng nhóm ghi BT 3(SGK/66), bút lông, quà cho đội thắng.
III/Các hoạt động dạy học:
17
Hoạt động cuả thầy Hoạt động cuả trò
1/. OÅN ÑÒNH
2/. KIỂM TRA BÀI CŨ: Phép cộng
trong phạm vi 6
-KT bài về nhà.
-Nhận xét chung .
Bài mới: Giới thiệu bài mới :
 HĐ 1 : Hướng dẫn HS thành lập và
ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6 .
a. Hướng dẫn HS thành lập công
thức 6 – 1 = 5 , 6 – 5 = 1 :

- Hướng dẫn HS xem tranh , tự nêu
bài toán :

- Hướng dẫn HS tự trả lời câu hỏi của
bài toán .
- 6 hình tam giác , bớt đi 1 hình ,
còn lại 5 hình tam giác ; sáu bớt một
còn năm .
- Sáu bớt một còn năm. Ta viết như
sau : 6 – 1 = 5 .
- Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ , tự
nêu được kết quả của phép tính : 6 – 5 =
1 .
b. Hướng dẫn HS làm phép trừ 6 – 2
= 4 ; 6 – 4 = 2 ; 6 – 3 = 3 ( tương tự
như 6 – 1 = 5 )
c. Hướng dẫn HS bước đầu ghi nhớ
bảng trừ trong phạm vi 6 .
 HĐ 3 : Thực hành
* Bài 1:(SGK/66) Tính .
*Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính toán trong
phạm vi 6.
*Hình thức:Làm bảng con.
* Bài 2:(SGK/66) Tính .
*Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính toán trong
phạm vi 6.
*Hình thức: Tổ chức trò chơi “Ai
nhanh hơn”.
- GV phổ biến luật chơi.(yêu cầu
Hs chia làm 2 dãy mỗi dãy cử 6 bạn

tiếp sức thi đua làm BT trên bảng.
Trong thời gian 4 phút đội nào làm
Hát
-Đọc bảng cộng trong phạm vi 6
-1 HS sửa BT 3
-Làm bảng con :Tính
Cả lớp HS yếu
4 5 3+1=
+ +
2 1 1+3=
- Lúc đầu có 6 hình tam giác , bớt đi
1 hình . Hỏi còn lại mấy hình tam
giác ?
- 6 hình tam giác , bớt đi 1 hình ,
còn lại 5 hình tam giác .
- HS tự viết kết quả vào chỗ chấm .
 HS nhắc lại
-Sáu trừ một bằng năm .
-6-5=1
HS đọc lại cả 2 công thức 6-1=5;6-
5=1
-HS đọc :6 – 2 = 4 ; 6 – 4 = 2 ; 6 – 3
= 3
-HS thảo luận theo đôi bạn học thuộc
cong thức.

Cả lớp HS yếu
6 6 6-2=
- -
3 4

6 6 6-0=
- -
1 5

18

c/ KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾT 48
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Mơn: Tốn- Lớp 1/1
Bài : Luyện tập
Ngày dạy : 18/11/2011
Người dạy : Trần Ngọc Thủy Tiên

I/ Mục tiêu :
Giúp HS củng cố về :
- Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 6
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính trừ .
II/Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ ghi bài tập
* Chuẩn bị trò chơi: Đi thăm vườn thú.
- Ghi nội dung BT 4( SGK/67) lên bảng, che kết quả bằng tranh, ảnh
các loại thú.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/. ỔN ĐỊNH
2/. KIỂM TRA BÀI CŨ: Phép cộng trong
phạm vi 6
-KT bài về nhà.
-Nhận xét chung .

3Bài mới: Luyện tập
 HĐ 3 : Thực hành
* Bài 1:(VBT/51) Tính .
*Mục tiêu:Củng cố phép cộng trong phạm vi
6
*Hình thức:Làm vở bài tập.
* Bài 2:(SGK/67) Tính .
*Mục tiêu:Củng cố phép cộng, phép trừ
trong phạm vi 6
*Hình thức:Làm bảng con.
* Bài 3:(SGK/67) >,<,=?
Hát
-Đọc bảng trừ trong phạm vi 6
-1 HS sửa BT 3
-Làm bảng con :Tính
Cả lớp HS yếu
6 6 1+5=
- -
2 5

-HS làm VBT
Dãy A Dãy B
1+3+2= 6-2=
6-3-1= 4+2=
Dãy C
6-1-3=
6-3- 2 =
19
*Mục tiêu:Củng cố phép cộng, trừ trong
phạm vi 6, so sánh và điền dấu.

*Hình thức:Làm nhóm.
- Nhận xét , tuyên dương.
* Bài 4:(SGK/67) Số?.
*Mục tiêu:Giúp hs củng cố kĩ năng
tính toán trong phạm vi 6
*Hình thức: Tổ chức trò chơi “ Đi thăm
vườn thú”
- GV phổ biến luật chơi.(Chia lớp làm
2 dãy thi đua với nhau, yêu cầu HS xung
phong chọn con thú mình thích và đoán
sau con thú đó là số mấy, nếu đoán đúng
thì sẽ được tặng hình thú đó, nếu đoán sai
HS khác sẽ xung phong đoán lại.Cuối trò
chơi dãy nào được nhiều hình thú nhất dãy
đó thắng.)
- Tổ chức cho HS chơi.

- Yêu cầu HS đọc lại các phép tính.
- Nhận xét , tuyên dương dãy thắng
cuộc.
Bài 5(VBT/51) Viết phép tính thích hợp
* MT:Biết nêu đề toán và viết phép tính
thích hợp với đề toán.
* HT:Làm VBT
- GV sửa bài , nhận xét.
4/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ. :
- CB : Phép trừ trong phạm vi 7 .
- Chia lớp 5 nhóm , thi đua
làm BT.
- Nhận xét chéo nhóm.

- Chia lớp làm 2 dãy, thi đua
chọn con thú mình thích và
đoán sau con thú đó là số mấy
- Đọc lại các phép tính.
- Tuyên dương dãy thắng cuộc.
- Nêu đề toán .
- Viết phép tính thích hợp
vào VBT
d/ KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾT 49
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán- Lớp 1/1
Bài : Phép cộng trong phạm vi 7
20
Ngày dạy : 22/11/2011
Người dạy : Trần Ngọc Thủy Tiên

I/ Mục tiêu :
Giúp HS :
- Tiếp tục củng cố khái niệm về phép cộng .
- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7.
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 7.
II/Đồ dùng dạy học:
- Mô hình phù hợp với các tranh vẽ trong bài học .
- Sử dụng bộ đồ dùng dạy toán lớp 1 .
* Chuẩn bị trò chơi: Thỏ tìm nhà,; Giải đáp nhanh.
- 5 ngôi nhà có kết quả là 7,6,5,3,2 ; Các tấm thẻ có ghi phép tính
tương ứng kết quả 7, 6, 5, 3, 2( VD:1+6=;2+5=; 5+1=; 4+3=; 3+3; 2+2=;
1+2+; 1+1=:…).
- Quà tặng đội thắng( Bánh ,kẹo)
III/Các hoạt động dạy học:

Hoạt động cuả thầy Hoạt động cuả trò
1/. OÅN ÑÒNH
2/. KIỂM TRA BÀI CŨ: Luyện tập
-KT bài về nhà.
-Nhận xét chung .

3/Bài mới: Giới thiệu bài
 HĐ 1 : Giới thiệu phép cộng , bảng
cộng trong phạm vi 7 .
a. Hướng dẫn HS thành lập công
thức 6 + 1 = 7 , 1 + 6 = 7 :
- GV đính hình tam giác , tự nêu bài
toán :
- Hướng dẫn HS tự trả lời câu hỏi
của bài toán .
- Yêu cầu HS lấy 1 que tính rồi lấy
thêm 6 que tính nữa.
- Nêu tiếp : sáu thêm một là bảy
. Ta viết như sau : 6 + 1 = 7 .
Chỉ vào 6 + 1 = 7 đọc : sáu cộng
một bằng bảy .
- Con có nhận xét gì về hai phép
tính 6 + 1 và 1 + 6
Hát
-Đọc bảng trừ trong phạm vi 6
-1 HS sửa BT 3
-Làm bảng con :Tính
Cả lớp HS yếu
4 6 3+3=
+ -

2 4 6-3=
- Bên trái có 6 hình tam giác , bên phải
có 1 hình tam giác . Hỏi có tất cả có mấy
hình tam giác ?
- 6 hình tam giác và 1 hình tam giác là 7
hình tam giác
- HS 1 que tính , thêm 6 que tính , vừa
làm vừa nêu : sáu thêm một là bảy
sáu cộng một bằng bảy .
Vậy 6 + 1 cũng bằng 1 + 6
21
b. Hướng dẫn HS thành lập các
công thức : 5+ 2 = 7 , 2 + 5 = 7 , 3 + 4
= 7,4+3=7 ( tương tự như 5 + 1 = 6 )
c. Hướng dẫn HS bước đầu ghi
nhớ bảng cộng trong phạm vi 7 .
 HĐ 3 : Thực hành
* Bài 1:(SGK/68) Tính .
*Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính toán trong
phạm vi 7.
*Hình thức:Làm bảng con.
* Bài 2:(SGK/68) Tính .
*Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính toán
trong phạm vi đã học.
*Hình thức: Tổ chức trò chơi “ Thỏ
tìm nhà”.
* Cách chơi: GV đính các ngôi nhà
có kết quả là 7,6,5,3,2 lên bảng, phát
cho Hs các tấm thẻ có ghi phép tính,
yêu cầu HS tính nhẩm, HS nào có kết

quả bằng mấy, thì sẽ tìm về đúng nhà
có kết quả của phép tính trên tay
mình.
- Tổ chức chơi.
- Yêu cầu HS kiểm tra các bạn đã về
đúng nhà chưa.
- Nhận xét , tuyên dương .
* Bài 3:(SGK/68) Tính .
*Mục tiêu:Rèn kĩ năng tính toán trong
phạm vi 7
*Hình thức:Làm nhóm.
- Nhận xét , tuyên dương.
- Bài 5(VBT/52) Viết phép tính thích
hợp
* MT:Biết nêu đề toán và viết phép tính

- HS thảo luận theo đôi bạn học thuộc
bảng cộng
Cả lớp HS yếu
6 1 7+0=
+ +
1 6

2 5 4+3=
+ +
5 2

- HS nhận thẻ có ghi phép tính
và tính nhẩm.
- Cả lớp hát bài “Thỏ tìm nhà”

sau khi kết thúc bài hát sẽ
chạy về đúng ngôi nhà có
mang kết quả phép tính mình
đang giữ .
- Đọc lại các phép tính
- Chia lớp 5 nhóm , thi đua làm
BT.
- Nhận xét chéo nhóm.
22
thích hợp với đề toán.
* HT:Làm VBT
- GV sửa bài , nhận xét.
4/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ. :
* Củng cố: Trò chơi “ Giải đáp
nhanh”
* Mục tiêu: Giúp HS ghi nhớ bảng
cộng 7, rèn tác phong nhanh nhẹn.
* Cách chơi: Chọn 3 HS làm ban giám
khảo ;GV chia lớp làm 2 Đội mỗi đội
cử 5 bạn.HS thi đua theo từng cặp,
một bạn nêu nhanh một phép tính ,
bạn kia trả lời nhanh kết quả và
ngược lại (Phép tính cộng trong phạm
vi 7). Nếu trả lời sai HS dưới lớp có
quyền trả lời.Sau thời gian 5 phút thì
dừng lại, ban thư ký tổng hợp xem đội
nào thắng.Đội thắng sẽ được nhận
quà.
- Tổ chức chơi.
- Tuyên dương HS trả lời đúng.

- Tuyên dương đội thắng cuộc
* CB : Phép trừ trong phạm vi 7 .
- Nêu đề toán .
- Viết phép tính thích hợp vào
VBT
- HS làm ban giám khảo.
- 2 Đội mỗi đội cử 5 bạn.
- HS thi đua theo từng cặp, một
bạn nêu nhanh một phép tính ,
bạn kia trả lời nhanh kết quả
và ngược lại
- Tuyên dương HS trả lời đúng.
- Tuyên dương đội thắng cuộc
e/ KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾT 50
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Toán- Lớp 1/1
Bài : Phép trừ trong phạm vi 7
Ngày dạy : 23/11/2011
Người dạy : Trần Ngọc Thủy Tiên

I/ Mục tiêu :
Giúp HS :
- Tiếp tục củng cố khái niệm phép trừ .
- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7 .
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 7 .
II/Đồ dùng dạy học:
- Mô hình phù hợp với các tranh vẽ trong bài học .
- Sử dụng bộ đồ dùng dạy toán lớp 1 .
* Chuẩn bị trò chơi :Bác đưa thư, Hái hoa.
- Túi đựng thư, các lá thư có ghi các phép tính trừ trong phạm vi 7(vd:

7-1=, 7-2=, 7-3=, 7-4=, …)
23
- Các bông hoa có ghi phép tính trừ trong phạm vi 7. (vd: 7-1=, 7-2=,
7-3=, 7-4=, …)
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động cuả thầy Hoạt động cuả trò
1/. OÅN ÑÒNH
2/. KIỂM TRA BÀI CŨ: Phép cộng
trong phạm vi 7.
-KT bài về nhà.
-Nhận xét chung .
Bài mới: Giới thiệu bài mới :
 HĐ 1 : Hướng dẫn HS thành lập và
ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7 .
a. Hướng dẫn HS thành lập công
thức 7 – 1 = 6, 7 – 6 = 1 :
- GV đính hình tam giác yêu cầu HS
nêu bài toán.
- Hướng dẫn HS tự trả lời câu hỏi
của bài toán .
- 7 hình tam giác , bớt đi 1 hình ,
còn lại 6 hình tam giác ; bảy bớt một
còn 6
- bảy bớt một còn 6. Ta viết như sau
: 7 – 1 = 6 .
- Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ , tự
nêu được kết quả của phép tính : 7 – 6 =
1 .
b. Hướng dẫn HS làm phép trừ 7 – 2
= 5 ; 7 – 5 = 2 ; 7 – 3 = 4,7-4=3( tương

tự như 7 – 1 = 6 )
c. Hướng dẫn HS bước đầu ghi nhớ
bảng trừ trong phạm vi 7 .
 HĐ 3 : Thực hành
* Bài 1:(SGK/69) Tính .
* Mục tiêu:Củng cố phép trừ trong
phạm vi 7
*Hình thức:Làm bảng con.
* Bài 2:(SGK/69) Tính .
Hát
-Đọc bảng cộng trong phạm vi 7
-1 HS sửa BT 3
-Làm bảng con :Tính
Cả lớp HS yếu
4 5 1+6=
+ +
3 2
- Lúc đầu có 7 hình tam giác , bớt đi 1
hình . Hỏi còn lại mấy hình tam giác ?
- 7 hình tam giác , bớt đi 1 hình , còn
lại 6 hình tam giác .
- HS tự viết kết quả vào chỗ chấm .
 vài HS nhắc lại
-Bảy trừ một bằng sáu .
7 – 6 = 1 .
HS đọc lại cả 2 công thức 7-1=6;7-
6=1
-HS đọc :7 – 2 = 5 ; 7 – 5 = 2 ; 7 – 3 =
4
,7-4=3

-HS thảo luận theo đôi bạn học thuộc
công thức
Cả lớp HS yếu
7 7 7-2=
- -
3 4
7 7 7-0=
- -
1 5

24
*Mục tiêu:Rèn kĩ năng tính toán trong
phạm vi 7.
*Hình thức: Tổ chức trò chơi bác đưa
thư.
- GV phổ biến luật chơi (Một bạn
làm bác đưa thư, HS trong lớp sẽ là
người nhận thư.Bác đưa thư nêu phép
tính , bạn được bỏ thư nêu kết quả.
Sau 4 phút dừng lại. Tuyên dương HS
trả lời đúng .
- Tổ chức cho HS chơi.

- Nhận xét trò chơi
* Bài 3:(SGK/69) Tính .
*Mục tiêu:Rèn kĩ năng tính toán trong
phạm vi 7.
*Hình thức:Làm nhóm.
- Nhận xét , tuyên dương.
* Bài 4(SGK/69) Viết phép tính thích

hợp
* MT:Biết nêu đề toán và viết phép tính
thích hợp với đề toán.
* HT:Làm VBT
- GV sửa bài , nhận xét.
4/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
*Mục tiêu:Giúp hs củng cố kĩ năng
tính toán trong phạm vi 7
*Củngcố: Tổ chức trò chơi “ Hái hoa”
- GV phổ biến luật chơi.(Yêu cầu
HS xung phong chọn bông hoa mình
thích và đoán xem kết quả của phép
tính trên bông hoa là số mấy, nếu
đoán đúng thì sẽ tặng hình bông hoa
đó, nếu đoán sai HS khác sẽ xung
phong đoán lại.Cuối trò chơi dãy nào
được nhiều hoa nhất bạn đó thắng.)
- Tổ chức cho HS chơi.

- Yêu cầu HS đọc lại các phép tính.
- Tuyên dương HS thắng cuộc.
- BTVN: 1/SGK trang 69.
- Bác đưa thư hô “Bỏ thư, bỏ thư”
- Cả lớp hô “ Cho ai, cho ai ?”
- Bác đưa thư: Nêu tên 1 bạn.
- Bạn được bỏ thư hỏi: “ Trong thư
nói gì?”
- Bác đưa thư: nêu nội dung thư( vd:
7-6= mấy?).
- Bạn được bỏ thư: nêu kết quả.

- Cả lớp tuyên dương.
- HS nhận được thư, đọc phép tính và
kết quả.

- Chia lớp 5 nhóm , thi đua làm BT.
- Nhận xét chéo nhóm
- Nêu đề toán .
- Viết phép tính thích hợp vào VBT
- Đọc bảng trừ trong phạm vi 7.
- HS xung phong chọn bông hoa
mình thích và đoán xem kết quả trên
bông hoa đó là số mấy .
- Đọc lại các phép tính.
- Tuyên dương HS đoán đúng
25

×