Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn hướng dẫn học sinh làm văn nghị luận xã hội 1 cách hứng thú thpt nhơn trạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.44 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Nhơn Trạch
Mã số:……………….

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH
LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
MỘT CÁCH HỨNG THÚ

Người thực hiện: Nguyễn Thị Khánh
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý Giáo dục
Phương pháp giảng dạy bộ môn : Văn
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác

Sản phẩm đính kèm:
 Mơ hình
 Phần mềm

 Phim ảnh






 Hiện vật khác: Đĩa CD Rom

Năm học 2010-2011




SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Khánh
2. Ngày tháng năm sinh: 24-10-1956
3. Nam/ nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Ấp 1, xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: Cơ quan: 0613.518248- Nhà riêng: 0613.582164- ĐTDĐ:

0907823986
6. Email:
7. Chức vụ: Giáo viên Văn- Phó Chủ tịch Cơng Đồn trường
8. Đơn vị cơng tác: Trường THPT Nhơn Trạch
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
− Học vị: Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn
− Năm nhận bằng: 1996
− Chuyên ngành đào tạo: Văn học Việt Nam (trung đại)
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
− Lĩnh vực chun mơn có kinh nghiệm: Giảng dạy văn học
− Số năm có kinh nghiệm: 25 năm
− Các SKKN đã có trong 5 năm gần đây
* Năm 2006 : Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả văn chương
* Năm 2007 : Vận dụng các hình thức trắc nghiệm vào việc giảng dạy
và kiểm tra môn Văn
* Năm 2008 : Vận dụng những phương pháp dạy học tích cực vào
việc môn Ngữ Văn
* Năm 2009: Kinh nghiệm đổi mới kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn
* Năm 2010: Khai thác tư liệu hình ảnh, thơ, nhạc, phim để đưa vào
giáo án điện tử môn Ngữ Văn


Đề tài:

2


HƯỚNG DẪN HỌC SINH
LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
MỘT CÁCH HỨNG THÚ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Làm văn là một phân môn của môn Văn trong nhà trường phổ thông. Khi học
phân môn này, học sinh được rèn luyện rèn luyện các thao tác nghị luận như giải thích,
chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận, qua các kiểu bài tự sự, biểu cảm,
thuyết minh, nghị luận văn học và nghị luận xã hội
Bài nghị luận văn học giúp cho học sinh cách cảm thụ, phân tích đánh giá một áng
văn, áng thơ, những nhân vật trong tác phẩm văn chương. Việc rèn luyện kiểu bài này rất
cần thiết cho học sinh khi làm các bài kiểm tra, bài thi học kỳ, thi tốt nghiệp, thi tuyển
sinh Cao đẳng Đại học khối C, D- và một số ngành khoa học xã hội- nhưng lại ít cần thiết
cho người học khi vào đời.
Bài nghị luận xã hội rèn luyện cho học sinh cách nhìn nhận, kiến giải, trình bày
những ý kiến riêng về một vấn đề tư tưởng đạo lý hoặc một vấn đề xã hội đáng quan tâm.
Việc rèn luyện kiểu bài này không chỉ cần cho học sinh khi làm các bài kiểm tra, bài thi
mà còn cần cho người học khi vào đời. Bởi vì trong cuộc sống, dù làm bất cứ cơng việc
gì, ở bất kỳ lĩnh vực nào, mỗi người cũng có lúc phải trình bày ý kiến riêng của mình về
một vấn đề xã hội.
Trong quá trình giảng dạy, mỗi giáo viên đều rút ra được kinh nghiệm hướng dẫn
học sinh thực hiện bài làm văn. Bài viết này không nêu ra những lý thuyết chung về kỹ
năng làm văn nghị luận xã hội (đã có trong SGK) mà chỉ nêu lên một vài kinh nghiệm về
việc hướng dẫn học sinh làm văn nghị luận một cách hứng thú
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI

1.
Thuận lợi
Trước năm 2009 (năm đầu tiên thi tốt nghiệp theo chương trình sách giáo khoa
mới) trong các đề thi dành cho chương trình phân ban thử nghiệm đã có câu Làm Văn
Nghị luận xã hội. Tuy nhiên, đề thi không phân ban lại thường chỉ có những câu hỏi về
văn học nước ngoài và Văn học Việt Nam. Giáo viên và học sinh thường tập trung ơn
Văn học nước ngồi và Văn học Việt Nam để làm bài kiểm tra hoặc bài thi.
Từ năm 2009, trong cấu trúc đề thi đã quy định có câu làm văn Nghị luận xã hội.
Đây là câu được 3 điểm trong thang điểm 10 của toàn đề thi. Giáo viên và học sinh đã
quan tâm nhiều hơn đến bài văn Nghị luận xã hội.
Trong trường THPT hiện nay, HS được luyện viết ba dạng đề NLXH: Nghị luận
về một tư tưởng đạo lý, nghị luận về một hiện tượng cuộc sống, nghị luận về một vấn đề
tư tưởng-xã hội- nhân sinh được đặt ra từ một tác phẩm. Cấu trúc đề thi tốt nghiệp tập
trung vào hai dạng đề tư tưởng đạo lý và hiện tượng cuộc sống. Các dạng đề này cũng tạo
nhiều hứng thú cho học sinh
Khảo sát dưới đây cho thấy sự hứng thú của học sinh đối với các dạng đề Nghị
luận xã hội
Câu hỏi khảo sát: Anh/chị thích dạng đề nào trong ba dạng đề thường gặp ở
chương trình THPT?

1. Đề nghị luận về một tư tưởng đạo lý. VD: Anh (chị) hiểu thế nào về câu nói:
“Hạnh phúc cũng như lửa, càng chia ra thì càng được nhân lên”?

2. Đề nghị luận về một hiện tượng cuộc sống. VD: Viết một bài văn nghị luận
bàn về thái độ “vô cảm” trong một bộ phận thanh niên hiện nay

3


3. Đề nghị luận về một vấn đề từ một câu chuyện kể , hoặc từ một tác phẩm Văn

học
VD1: Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của câu chuyện sau:
Xén lá
Mẫu đơn là vua các lồi hoa. Có anh nhà giàu, mua được một gốc,
trồng ở giữa sân. Khi hoa nở, màu đỏ rực rỡ, lá xanh rợp mát.
Người nào đi qua trông thấy cũng thốt lên: “Hoa đẹp biết bao !”.
Anh nhà giàu nghe người ta chỉ khen hoa, mà khơng thấy nói gì đến
cành lá, bèn xén trụi cành lá. Rốt cuộc ai thấy cũng lắc đầu, nhíu
mày bỏ đi. Anh nhà giàu hoang mang khơng hiểu, làu bàu: “Sao
hơm qua thì ngợi khen hoa thế, mà hôm nay thấy hoa lại lắc đầu
như vậy?”.
(Theo Trần Tứ ích – Ngụ ngơn thi thoại – NXB Thành phố Hồ Chí Minh,
2003)
VD2: Từ bài thơ “Từ ấy” nghĩ về lẽ sống của thanh niên hiện nay.
Dạng đề anh/ chị thích là (đánh dấu x vào ơ tương ứng): 1  2  3 
Trình bày ngắn gọn lý do anh/ chị thích dạng đề trên: .............................................
..................................................................................................................................
Kết quả: ( số liệu khảo sát từ 100 HS mỗi khối. Số trả lời bằng với số tỉ lệ, có
những HS thích cả hai hoặc ba dạng đề)
Dạng đề
Số HS thích Lý do thích dạng đề
NL về một tư tưởng 60
Đề bài gợi lên những bài học về đạo đức,
đạo lý
nhân cách sống, có ý nghĩa giáo dục. Dễ
phân tích, chứng minh
NL về một hiện
70
Dễ làm, gần gũi với HS,có thể vận dụng
tượng xã hội

kiến thức có sẵn để làm bài
NL về một vấn đề 30
Đề bài là một bài thơ, câu chuyện thú vị,
XH từ tác phẩm
buộc người đọc phải suy nghĩ
Khi làm bài văn NLXH, học sinh cũng có nhiều hứng thú. Khảo sát dưới đây cho
thấy những yếu tố khiến HS hứng thú với bài văn Nghị luận xã hội
Câu hỏi khảo sát: Anh/ chị có hứng thú gì khi làm văn Nghị luận xã hội?
Kết quả: ( số liệu khảo sát từ 100 HS mỗi khối. Số trả lời bằng với số tỉ lệ)
Yếu tố tạo nên hứng thú khi làm văn NLXH
Được trình bày suy nghĩ riêng
Được biết thêm nhiều câu danh ngôn,câu thơ/ văn, câu chuyện hay
Được hiểu biết thêm về những vấn đề cuộc sống
Được bồi dưỡng thêm về phẩm chất đạo đức
Được rèn luyện thêm về các kỹ năng làm văn

Số HS
=Tỉ lệ
50
65
70
60
83

Ý kiến khác: Có thể cùng nhiều người bàn luận về các vấn đề “nhức nhối” của xã
hội

4



2.

Khó khăn
Đề nghị luận xã hội là đề mở, đem đến cho học sinh sự hứng khởi khi được bày tỏ
những suy tư cá nhân về một câu danh ngôn, một vấn đề cuộc sống, nhưng cũng khiến
nhiều học sinh lúng túng nếu chưa hiểu đề, chưa nắm vững kỹ năng làm bài, chưa có vốn
sống thực tế. Thậm chí có học sinh cịn cảm thấy loại đề này khơ khan, khơng có cảm
hứng khi viết văn.
Kết quả khảo sát dưới đây cho thấy những khó khăn khiến HS lúng túng với bài
văn Nghị luận xã hội
Câu hỏi khảo sát: Anh/ chị có khó khăn gì khi làm văn Nghị luận xã hội?
Kết quả: ( số liệu khảo sát từ 100 HS mỗi khối. Số trả lời bằng với số tỉ lệ)
Những khó khăn khi làm văn NLXH
Ít tài liệu, ít dẫn chứng để làm văn
Hiểu chưa đúng ý câu danh ngôn , câu thơ, câu văn, câu chuyện
Hiểu đề, có ý tưởng, nhưng lúng túng trong việc trình bày, diễn đạt
Bị khuôn ép ý tưởng trong các dàn bài, không được viết tự do theo ý
riêng
Ý tưởng nhiều mà số lượng chữ trong bài làm văn có giới hạn (400-600
chữ)

Số HS
=Tỉ lệ
90
52
70
54
20

Ý kiến khác: khơng có

Vẫn cịn những HS chưa tập trung vào các đề Văn NLXH, đối với các em, học
một bài văn NL Văn học có sẵn trong sách văn mẫu dễ hơn tìm ý cho một bài NLXH.
Thậm chí, các em chỉ cần “qua cầu” ở mơn Văn, tìm điểm bù lại ở các mơn sở trường
như Tốn Lý Hóa, hoặc tìm sự may mắn ở những môn trắc nghiệm
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1.
Cơ sở lý luận
Học sinh thường cảm thấy khó khăn, ngại ngần trong việc làm văn khi không
hứng thú với đề văn, không nắm vững các thao tác nghị luận, không nắm vững quy trình
làm văn, khơng có ý tưởng để xây dựng dàn ý, khơng tìm được dẫn chứng cho bài viết.
Giáo viên cần có những phương pháp phù hợp để khích lệ, động viên học sinh vượt qua
những khó khăn trở ngại ấy, rèn luyện các kỹ năng viết và trình bày vấn đề, một kỹ năng
cần thiết trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ trong thời đại mới .
Đề nghị luận xã hội- như tên gọi của nó- cịn cần gắn liền với những vấn đề xã
hội, tư tưởng, đạo đức, nhân sinh, để giúp học sinh có những nhận thức và hành động
đúng đắn. Hứng thú với kiểu bài NLXH, học sinh sẽ được bồi dưỡng nhân cách phẩm
chất một cách tự nhiên, tránh áp đặt, giáo điều
Hứng thú với bài NLXH, học sinh dễ viết được những bài văn đạt điểm tốt trong
các đợt kiểm tra, thi cử

5


2.
Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Nội dung biện pháp (ND-BP) 1: Giúp HS nắm vững các bước làm văn nói chung
và làm văn NLXH nói riêng
Sách giáo khoa từ lớp 10 đến lớp 12 đều có hướng dẫn học sinh cách làm các kiểu
bài văn, trong đó có văn nghị luận xã hội.
HS có thể hứng thú hơn, khi GV giới thiệu với các em các bước viết một bài văn

trong một tài liệu nước ngoài để các em đối chiếu, tham khảo. Các tài liệu này có nhiều
trên Internet. HS có thể tự đọc, hoặc GV tóm lược các ý chính cho HS, chú ý những chỗ
hài hước, dí dỏm của tài liệu
VD: Tài liệu "How To Write an Essay: 10 Easy Steps". Trong tài liệu này, học
sinh tham khảo 10 bước dễ dàng để làm văn, trong mỗi bước, cách hướng dẫn lại dí dỏm.
Chẳng hạn như trong bước 1: Nghiên cứu (Research-tìm hiểu đề) “Hãy tự biến bạn thành
một chuyên gia” (making yourself an expert), hay như trong bước 5: Lập dàn ý (Outline)
“Dùng những câu một dòng để nêu luận điểm của đoạn văn, và những dấu bullet để nêu
lên ý chính trong nội dung mỗi đoạn văn. Hãy chơi trò sắp xếp thứ tự các luận điểm trong
bài văn” (Use one-line sentences to describe paragraphs, and bullet points to describe
what each paragraph will contain. Play with the essay’s order)
Brief Overview of the 10 Essay Writing Steps
1. Research: Begin the essay writing process by researching your topic, making
yourself an expert. Utilize the internet, the academic databases, and the library. Take
notes and immerse yourself in the words of great thinkers.
2. Analysis: Now that you have a good knowledge base, start analyzing the
arguments of the essays you're reading. Clearly define the claims, write out the
reasons, the evidence. Look for weaknesses of logic, and also strengths. Learning
how to write an essay begins by learning how to analyze essays written by others.
3. Brainstorming: Your essay will require insight of your own, genuine essay-writing brilliance. Ask yourself a
dozen questions and answer them. Meditate with a pen in your hand. Take walks and think and think until you come
up with original insights to write about.
4. Thesis: Pick your best idea and pin it down in a clear assertion that you can write your entire essay around. Your
thesis is your main point, summed up in a concise sentence that lets the reader know where you're going, and why.
It's practically impossible to write a good essay without a clear thesis.
5. Outline: Sketch out your essay before straightway writing it out. Use one-line sentences to describe paragraphs,
and bullet points to describe what each paragraph will contain. Play with the essay's order. Map out the structure of
your argument, and make sure each paragraph is unified.
6. Introduction: Now sit down and write the essay. The introduction should grab the reader's attention, set up the
issue, and lead in to your thesis. Your intro is merely a buildup of the issue, a stage of bringing your reader into the

essay's argument.
(Note: The title and first paragraph are probably the most important elements in your essay. This is an essaywriting point that doesn't always sink in within the context of the classroom. In the first paragraph you either hook
the reader's interest or lose it. Of course your teacher, who's getting paid to teach you how to write an essay, will
read the essay you've written regardless, but in the real world, readers make up their minds about whether or not to
read your essay by glancing at the title alone.)
7. Paragraphs: Each individual paragraph should be focused on a single idea that supports your thesis. Begin
paragraphs with topic sentences, support assertions with evidence, and expound your ideas in the clearest, most
sensible way you can. Speak to your reader as if he or she were sitting in front of you. In other words, instead of
writing the essay, try talking the essay.
8. Conclusion: Gracefully exit your essay by making a quick wrap-up sentence, and then end on some memorable
thought, perhaps a quotation, or an interesting twist of logic, or some call to action. Is there something you want the
reader to walk away and do? Let him or her know exactly what.
9. MLA Style: Format your essay according to the correct guidelines for citation. All borrowed ideas and quotations
should be correctly cited in the body of your text, followed up with a Works Cited (references) page listing the
details of your sources.
10. Language: You're not done writing your essay until you've polished your language by correcting the grammar,
making sentences flow, incoporating rhythm, emphasis, adjusting the formality, giving it a level-headed tone, and
making other intuitive edits. Proofread until it reads just how you want it to sound. Writing an essay can be tedious,
but you don't want to bungle the hours of conceptual work you've put into writing your essay by leaving a few
slippy misppallings and pourly wordedd phrazies..
You're done. Great job. Now move over Ernest Hemingway — a new writer is coming of age! (Of course
Hemingway was a fiction writer, not an essay writer, but he probably knew how to write an essay just as well.)

6


ND-BP 2: Giúp HS hiểu đúng từ ngữ trong đề văn NLXH
Đề văn NLXH, đặc biệt là đề NL về một tư tưởng đạo lý, có những từ ngữ tuy
khơng khó, nhưng nếu HS hiểu khơng đúng, bài văn sẽ bị lệch hướng, lạc đề.
Những từ ngữ như lý tưởng, mục đích, hồi bão, ước mơ…thường HS có hiểu,

nhưng khó diễn đạt thành ý mạch lạc. Trong trường hợp này, GV nên hướng dẫn HS tra
từ điển tiếng Việt hoặc từ điển Hán Việt để hiểu nghĩa gốc của từ ngữ
VD1: Nhà văn Nga L.Tơn-xtơi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Khơng có lí
tưởng thì khơng có phương hướng kiên định, mà khơng có phương hướng thì khơng có
cuộc sống”. Từ câu nói trên, anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trị của lí tưởng trong cuộc
sống con người.
Để làm tốt đề này, HS cần hiểu đúng nghĩa của từ “lý tưởng” mới có thể giải thích,
phân tích, chứng minh đúng hướng. Dựa theo từ điển, “lý tưởng” được hiểu là:
− Lý tưởng: điều tốt đẹp xuất hiện trong tâm trí con người, do con người tưởng
tượng, mong muốn
− Lý tưởng: khái niệm diễn tả một vẻ đẹp tuyệt vời, một hình ảnh hồn hảo (VD:
người u lý tưởng, chỗ ở lý tưởng…)
− Lý tưởng sống: quan niệm về lối sống tốt đẹp, toàn thiện mà con người ước mơ,
khao khát kiếm tìm, xây dựng. nỗ lực phấn đấu để đạt tới (VD: Lý tưởng
sống của tuổi trẻ)
VD2: Giải thích và bình luận quan điểm sau đây của UNESCO về giáo dục: “Học
để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”
Đây là quan điểm do UNESCO đề xướng, khái quát 4 trụ cột giáo dục (The Four
Pillars of Education), HS cần giải thích đúng ý nghĩa 4 trụ cột giáo dục ấy
− Học để biết: (Learning to know) học để hiểu biết về thế giới chung quanh, phát
triển các kỹ năng nghề nghiệp, biết cách giao tiếp với mọi người, khám phá
khoa học, phát huy kỹ năng tập trung, ghi nhớ và năng lực tư duy.
− Học để làm: (Learning to do): học để vận dụng những kiến thức lý thuyết vào
thực tế cuộc sống, đáp ứng được nhiều đòi hỏi trong cơng việc, có khả năng
phân tích, thiết kế, tổ chức…
− Học để chung sống và hợp tác: (Learning to live together) Bạo lực thường chi
phối cuộc sống trong thế giới đương đại Người học cần được tạo điều kiện,
cơ hội để đến với các dự án hợp tác, tham gia vào các hoạt động xã hội , học
được các phương pháp giải quyết mâu thuẫn, hiểu được sự đa dạng của con
người.

− Học để khẳng định mình, học để làm người (Learning to be) người học cần được
phát triển toàn diện: về nhân cách, trí tuệ và thể lực, sự thơng minh và tình
cảm phong phú., óc tự lập, phương pháp phê bình, đánh giá, khả năng đưa ra
những quyết định đúng đắn trong những tình huống khác nhau của cuộc
sống...Người học cần trở nên một thành viên tốt của gia đình, xã hội, nhà sản
xuất, nhà phát minh, sáng tạo… dựa trên cơ sở kiến thức cá nhân và những
mối quan hệ cộng đồng
VD3: Bàn về vấn đề sự cần thiết phải có lịng vị tha trong cuộc sống
HS thường hiểu khái niệm “vị tha” là “tha thứ”, khi viết bài văn chỉ bàn về một
vấn đề là phải tha thứ cho người khác. Cách hiểu này chỉ đúng một phần, vì “vị tha” có
nghĩa là vì người khác, khơng vị kỷ.
GV có thể liên hệ thêm cho HS hiểu nghĩa từ “vị tha” một cách lý thú, bằng cách
ôn lại kiến thức các em đã học

7


− Vị có nghĩa là vì, như trong quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật’ của các nhà

văn lãng mạn và “nghệ thuật vị nhân sinh” của các nhà văn hiện thực phê
phán trước năm 1945.
− Tha có nghĩa là khác. Như trong các từ ngữ “Tha hương”, “Tha nhân”. Liên hệ
với câu thơ đã học của Đỗ Phủ: “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ” (Thu
hứng)
ND-BP 3: Bản câu hỏi tìm ý
HS cần biết cách đặt ra những câu hỏi cho một đề Văn nói chung và đề NLXH nói
riêng. Câu hỏi có thể do các nhóm tự biên soạn, trao đổi trong lớp, tương ứng với các
phần của một bài NLXH. Câu hỏi cũng có thể do GV gợi ý, HS tìm tài liệu. Bản câu hỏi
sẽ rất cần thiết cho những đề buộc phải tìm tịi tư liệu, dẫn chứng từ trên mạng Internet
hoặc trong sách báo.

VD1: Bàn về hiện tượng Nguyễn Hữu Ân- Bạn sẽ chia chiếc bánh thời gian cho
ai? (SGK)
Một số câu hỏi:
− Nguyễn Hữu Ân là ai?
− Hành động cao đẹp nào của Nguyễn Hữu Ân được đề cao?
− Động lực nào thúc đẩy Nguyễn Hữu Ân có hành động đó?
− Có tấm gương nào biết chia sẻ chiếc bánh thời gian của mình cho người khác
như Nguyễn Hữu Ân khơng? Tìm một vài dẫn chứng?
− Nên chia sẻ chiếc bánh thời gian như thế nào để vừa thực hiện được những kế
hoạch riêng của bản thân, vừa có thể giúp đỡ người khác?
−…
VD2: Bàn về vấn đề tiết kiệm, bảo tồn năng lượng
Một số câu hỏi
− Năng lượng là gì?
− Những nguồn năng lượng đang được con người sử dụng?
− Vì sao cần tiết kiệm, bảo tồn năng lượng?
− Những cách tiết kiệm, bảo tồn năng lượng có hiệu quả?
− Bản thân bạn đã làm gì để góp phần tiết kiệm, bảo tồn năng lượng
−…
ND-BP 4: Giúp HS nhận ra các dạng đề văn NLXH
Trước khi hướng dẫn HS lập dàn ý cho một đề văn NLXH cụ thể, học sinh cần
phân biệt được ba dạng đề, vì ba dạng này sẽ có những yêu cầu khác biệt.
Để giúp HS nhận ra các dạng đề một cách dễ dàng, hứng thú, GV có thể cung cấp
cho HS một trang đề văn NLXH sẽ được thực hiện trong suốt học kỳ. Trang đề có thể
chia sẵn thành NL tư tưởng đạo lý, NL hiện tượng, vấn đề cuộc sống. Trang đề cũng có
thể là tập hợp của các dạng đề khác nhau để HS nhận dạng, thực hành.
Các trang đề nên được tập hợp thành 1 tờ in A4 hai mặt để HS dễ photocopy
(Xem các trang minh họa 1a-b và 2a-b ở các trang 8,9,10,11tiếp sau)

8



ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
(Thực hành trong các tiết TCV)

Trang minh họa 1a

I. Nghị luận một vấn đề tư tưởng đạo lý:

Trình bày suy nghĩ của anh (chi) về những lời khuyên sau:
1. ‘Không phải lúc nào hành động cũng mang lại hạnh phúc, nhưng bạn sẽ không thể cảm
thấy hạnh phúc nếu khơng có hành động” (Benjamin Disraeli)
2. “Đường đi khó khơng khó vì ngăn sơng cách núi, mà khó vì lịng người ngại núi e
sơng” (Nguyễn Bá Học) (Đề TLV1, Sách Ngữ Văn 12 Nâng cao, tập 1, tr 41)
3. Hãy giữ vững truyền thống yêu thương con người của dân tộc ta. Và dừng bao giờ làm
ngơ trước đồng loại của mình. (Nguyễn Hoa)
4. Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca
ngợi lòng vị tha, tình đồn kết (Đề TLV1, Sách Ngữ Văn 12 Nâng cao, tập 1, tr 41)
5. Phải chăng “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi”? (Đề TLV1, Sách Ngữ
Văn 12 Nâng cao, tập 1, tr 41)
6. “Thành đạt không phải là do người giúp đỡ, mà là do có lịng tự tin” (Abraham
Lincohn)
7. “Một khi bạn có được một niềm tin sắt đá, bạn sẽ không dễ dàng buông tay đầu hàng
trước những nghịch cảnh. Chính niềm tin sẽ tiếp thêm nguồn năng lượng vơ biên giúp
bạn vững vàng ý chí để vượt qua mọi khó khăn, thử thách” (Keith D. Harrell)
8. “Khơng có khái niệm “mất tất cả” khi chúng ta còn niềm tin và sức mạnh”
9. “Hãy biến nghịch cảnh thành cơ hội để đạt được những điều tốt đẹp hơn”
10. Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường,. Khơng có lý tưởng thì khơng có phương hướng kiên
định, mà khơng có phươgn hướng thì khơng có cuộc sống” (Lev Tolstoy) ( Đề NL về 1
tư tưởng đạo lý- Sách Ngữ Văn 12 Nâng cao, tập 1, tr 175)

11. “Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình? Đó khơng phải là việc của
tư duy mà là của thực tiễn. Hãy ra sức thựxc hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn lập
tức hiểu được giá trị của mình” (Gớt) (Đề NL về 1 tư tưởng đạo lý- Sách Ngữ Văn 12
Nâng cao, tập 1, tr 175)
12. “Con người được sinh ra lhông phải để dành cho thất bại. con người có thể bị hủy diệt
nhưng khơng thể bị đánh bại” (Ernest Hemingway)
13. Phải chăng “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát
lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi cịn sống” (Nc-man Ku-sin)? (Đề Ơn
tập- Sách Ngữ Văn 12 Nâng cao, tập 1, tr 252)
14. “Chúng ta phải thực hiện đức tính trong sạch, chất phác hăng hái, cần kiệm; xóa bỏ hết
những vết tích nơ lệ trong tư tưởng và hành động” (Hồ Chí Minh) (Đề NL về 1 tư
tưởng đạo lý- Sách Ngữ Văn 12 Nâng cao, tập 1, tr 175)
15. “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học” (Tục ngữ Việt Nam)
16. “Con đường học vấn dài lâu- Tìm đi lối tắt dễ đâu mà thành” (Ngạn ngữ Nhật)
17. “Hãy lắng nghe lời khuyên của người khác, và sống bằng trí thơng minh của mình”
(Ngạn ngữ Uz-bê-kis-tan)
18. “Đừng đánh giá quyển sách qua cái bìa”
19. Trong việc nhận thức, Ăng-ghen có phương châm: “Thà phải tìm hiểu sự thật suốt
đêm, cịn hơn nghi ngờ nó suốt đời”.Các-mác thì thích câu châm ngơn: “Hồi nghi tất
cả”. Anh (chị) hiểu thế nào về những ý tưởng trên? (Đề văn thi chọn HS giỏi,VN,
2007)

9


Trang minh họa 1b
II.

Nghị luận về một vấn đề cuộc sống
Nói và làm trong cuộc sống (Đề luyện tập, Sách Ngữ Văn 12 Nâng cao, tập 1, tr 149)

Mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc
Nêu những suy nghĩ của anh (chị) về gương mặt người anh hùng thời kỳ đổi mới qua
đoạn văn sau đây:
“Nổi bật trong chương trình “Vinh quang Việt Nam” là chín người trong gia đình ơng
Nguyễn Phước Bửu Thanh đã hơn 130 lần tự nguyện hiến 32.000 cc máu để cứu sống hàng
trăm người. Hiện nay gia đình ơng đã trở thành “ngân hàng máu sống” của Bệnh viện
Trung ương Huế. Cả nhà ông có cả ba nhóm máu A,B,O, khi có ai cần tiếp máu chỉ cần
gọi điện thoại là gia đình ơng sẵn sàng…” (Theo http:// nguoilaodong.com) (Đề TLV 6,
Sách Ngữ Văn 12 Nâng cao, tập I1, tr 105)
4.
Từ cuộc đời của các nhân vật phụ nữ trong hai tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (Tơ Hồi)
và “Vợ nhặt” (Kim Lân), anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình về số phận người
phụ nữ xưa và nay. (Đề TLV7 - Sách Ngữ Văn 12 Nâng cao, tập II, tr 153)
5.
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật
đẹp. Phát biểu những suy nghĩ của anh (chị) được gợi ra từ hiện tượng nêu trên (Đề
TLV 6, Sách Ngữ Văn 12 Nâng cao, tập II, tr 108)
6.
Viết bài văn nói với những liệt sĩ vô danh đang nằm ở nghĩa trang Trường Sơn để đọc
trong buổi sinh hoạt về chủ đề “Tuổi trẻ nhớ về cội nguồn” (Đề TLV 6, Sách Ngữ Văn
12 Nâng cao, tập II, tr 108)
7.
Trình bày ý kiến riêng của bạn về hình ảnh giới trẻ VN hơm nay. Có phải các bạn đã
thay đổi quá nhanh? Tốt hơn? Hay chưa tốt?
8.
Từ tác phẩm “Số phận con người” (Scholokhov), nghĩ về nghị lực và tuổi trẻ(Đề
TLV7 - Sách Ngữ Văn 12 Nâng cao, tập II, tr 153)
9.
Niềm hạnh phúc khi được sống thực với mình và với mọi người.
10. Tầm quan trọng của việc tìm hiểu, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại giao

lưu hội nhập quốc tế ngày nay.
11. Việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt & Ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ hiện đại
12. Vấn đề ô nhiễm môi trường: Ơ nhiễm đất, nguồn nước, khơng khí…Ngun nhân, giải
pháp
1.
2.
3.

“Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta”. Từ thông điệp này và thực trạng môi trường ở
khu vực anh (chị) đang sống, hãy trình bày những suy nghĩ của mình về vấn đề mơi trường và
trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với vấn đề bảo vệ môi trường.
14. Suy nghĩ của anh (chị) về những con số sau: “Trung bình mỗi năm có khoảng 12.000 người
chết và trên 20.000 người bị thương do tai nạn giao thông, trong đó trẻ em chiếm 35%” (báo
điện tử Việt Nam, 07/12/2010)
13.

Đường địi là một chiếc thang khơng hết nấc,
việc học là quyển sách khơng có trang cuối cùng
(Kalinin)

10


Trang minh họa 2a

ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
TRÍCH TỪ TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN
DẠY HỌC, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG
TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THƠNG- MÔN NGỮ VĂN


Đề nghị luận xã hội Ngữ Văn 10
1.

Khổng Tử nói: “Cứ trong ba người cùng đi tất có một người có thể làm thầy ta”. Anh(chị)
nghĩ như thế nào về lời dạy của Khổng Tử ? Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ đó.

suy

2.

“Cuộc sống của bạn hôm nay là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn trong quá khứ.
Cuộc sống của bạn ngày mai sẽ là kết quả từ thái độ sống và những lựa chọn của bạn ngày hôm nay ”
(Theo Quà tặng của cuộc sống – NXB Trẻ, 2004) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh(chị) về
quan điểm trên.

3.

Ngạn ngữ Latinh có câu: “Cuộc đời ngắn ngủi khơng cho phép ta hy vọng q xa”. Anh(chị) có
đồng ý với ý kiến đó khơng? Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình.

4.

"Ba điều làm nên giá trị một con người: siêng năng, chân thành, thành đạt" (Dẫn theo Phép màu
nhiệm của đời - NXB Trẻ, 2004). Anh(chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Viết đoạn văn trình bày suy
nghĩ của mình.

5.

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh(chị) về lời dạy của Chúa Giê-su: “ Thiên đường ở chính
trong ta. Địa ngục cũng do ta mà có”.


Đề nghị luận xã hội Ngữ Văn 11
6.

Viết một đoạn văn ngắn giải thích ý nghĩa câu nói của F. Voltaire: "Sự tha thứ là vị thuốc duy nhất
để chữa những lỗi lầm đang làm bại hoại con người" (Theo 5000 câu danh ngôn đặc sắc – NXB Văn
hố thơng tin 2005, tr.125)

7.

B. Shaw cho rằng: " Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt phẩm nhất chính là trái tim
người mẹ." (Theo 5000 câu danh ngơn đặc sắc – NXB Văn hố thơng tin 2005, tr.290). Viết một
đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.

8.

Viết một bài văn nghị luận bàn về thái độ “vô cảm” trong một bộ phận thanh niên hiện nay. Trong
bài viết có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt.

9.

Bàn về truyền thống, có ý kiến cho rằng: Truyền thống ln ln là sự thay đổi. Hãy trình bày suy
nghĩ của anh (chị) về quan niệm trên.

10. Suy nghĩ của anh (chị) về câu tục ngữ Thái: “Một chiếc đũa không gắp được, một que củi không
đun được, một ông đầu rau không đặt được nồi”.
Liệt kê những sự vật bình thường, quen thuộc – tác giả câu tục ngữ đã nêu lên vấn đề gì?
Sự phủ định liên tiếp trong ba vế câu có tác dụng nhấn mạnh điều gì? Nếu một chiếc đũa không
thể gắp, một cành củi không thể đun, một ông đầu rau không thể thành bếp nấu – thì con người
sẽ ra sao khi lẻ loi, đơn độc một mình? Từ thực tế ấy, anh (chị) suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa

cá nhân và tập thể? Giữa người với người? Nhân dân Việt Nam cũng có câu tục ngữ tương tự
“Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Đề nghị luận xã hội Ngữ Văn 12
11. Viết đoạn văn giải thích ý kiến sau: “Ở thế gian này khơng hề có người nào lại khơng được cải
thiện điều gì trong tâm hồn một khi đã u thương người khác.”(Mat-tơ-lin-cơ)
12. Pla-tơng nói: “Suy nghĩ thực tế, cảm nhận những điều đẹp đẽ, mong muốn cái tốt lành; đó chính là
mục đích của cuộc sống hướng thiện”. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

11


Trang minh họa 2-b

13. Viết đoạn văn bình luận câu nói của I.Ra-đep: “Khi con người ta sống chỉ vì mình thì trở thành
thừa đối với những người cịn lại”
14. “Con người sống khơng có tình thương cũng giống như vườn hoa khơng có ánh nắng mặt trời;
khơng có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó được” (Vich-to Huy-go). Anh/chị có đồng ý
với ý kiến trên khơng? Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ đó của anh/chị.
15. Mark Twain cho rằng: “Những bài học vô giá về đạo đức không đến với ta qua sách vở mà qua
những kinh nghiệm sống của ta ở trong đời”. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị nghĩ về ý
kiến này.
16. Bàn luận ý nghĩa của câu tục ngữ sau : “Con có cha như nhà có nóc. Con có mẹ như bẹ ấp măng”
17. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu nói của một người mẹ: “Con ơi, tay trái của mình là tay
phải của người.”?
18. Suy nghĩ về bài học mà anh (chị) rút ra được từ những lời khuyên sau của đức Khổng Tử:
Người quân tử có ba điều phải nghĩ:
1. Lúc nhỏ nếu chẳng học, thì khi lớn ngu dốt chẳng làm được điều gì.
2. Lúc già nếu khơng đem những điều mình biết để dạy người, thì khi qua đời chẳng ai
thương tiếc.

3. Lúc giàu có nếu khơng bố thí, thì đến lúc khốn khó chẳng ai cứu giúp.
(Theo Kho tàng cổ học tinh hoa)
19. Anh (chị) hiểu thế nào về câu nói: “Hạnh phúc cũng như lửa, càng chia ra thì càng được nhân
lên”?
20. Suy nghĩ của anh (chị) về lời dạy của Phật: Sự phá sản lớn nhất của đời người là lòng ghen tỵ.
GỢI Ý CÁCH LÀM MỘT SỐ ĐỀ KHÓ NGỮ VĂN 12
Đề 15: HS có thể đồng ý hoặc khơng đồng ý với tư tưởng của Mark Twain. Song cần phải nhận thấy rằng
trong suy nghĩ đó, nhà văn chủ yếu nhấn mạnh vai trị của những kinh nghiệm sống chứ khơng có ý định
hạ thấp hoặc phủ nhận vai trò của sách vở trong việc giáo dục con người. Cần sử dụng kết hợp một số
thao tác nghị luận để làm sáng tỏ quan điểm của mình và nêu ra những ví dụ minh họa cụ thể.
Đề 16 Giải thích ý nghĩa của các hình ảnh so sánh để khái quát nội dung của câu tục ngữ. Nóc là bộ
phận cao nhất, nối liền hai mái của ngơi nhà xưa. Nhà có nóc thì mới có thể che mưa, che nắng – là tổ
ấm của con người. Thân măng non nớt nếu không có bẹ ủ ấp, bảo vệ thì khơng thể sống và lớn lên được.
Sử dụng các hình ảnh so sánh ấy, nhân dân ta muốn nói gì về tình u thương và vai trò của Cha, Mẹ
trong cuộc đời mỗi con người? Hiểu được niềm hạnh phúc lớn lao khi có cha, có mẹ, anh chị có suy nghĩ
gì?
Đề 18 Mỗi điều lo nghĩ mà Khổng Tử nêu lên có sự phù hợp như thế nào với từng giai đoạn trong cuộc
đời của mỗi con người? Chú ý khai thác giá trị biểu hiện của mối quan hệ giữa hai vế câu : Nếu - thì.
Bằng việc lặp lại các cấu trúc câu liên tiếp, ông giúp người đọc nhận thức được điều gì? Sau khi nêu ba
điều phải lo nghĩ, Khổng Tử khuyên con người cần phải làm gì trên môi chặng đường đời? Trong xã hội
hiện đại, những lời khun ấy có cịn đúng đắn? Anh (chị) rút ra được những bài học nào cho bản thân
từ những lời dạy của Khổng Tử?
Đề 20 Lời răn dạy của Phật cho thấy lòng ghen tị là nỗi bất hạnh lớn nhất của con người. Vì sao? Lịng
ghen tị bắt nguồn từ đâu? Nó khiến bản thân người ghen tị phải nếm trải những gì? Cuộc sống của họ có
cịn thanh thản, bình n? Sự ghen tị cịn dẫn dắt con người đến những suy nghĩ, hành động lầm lạc như
thế nào? Cuối cùng, ai sẽ trở thành nạn nhân khốn khổ nhất của lịng ghen tị? Có thể lấy các dân chứng
từ tác phẩm văn học, lịch sử và đời sống thực tế để minh hoạ cho các ý kiến bàn luận của mình.

12



ND-BP 5: Mơ hình hóa dàn ý bài văn NLXH
Trong các bước viết bài văn thì lập dàn ý (Outline) là một khâu quan trọng. Tất
nhiên học sinh có thể “chơi trò sắp xếp thứ tự các luận điểm trong bài văn” (Play with the
essay’s order) nhưng thường giáo viên e ngại sự ngẫu hứng của học sinh dẫn đến chỗ bị
mất điểm nếu không đáp ứng các yêu cầu của Đáp án, nên định hướng sẵn cho các em
những mơ hình bài văn NLXH ( và cả NL Văn học) để các em viết theo đúng dàn ý khi đi
thi.
Khi định hướng sẵn các outline này, GV vẫn cần khuyến khích các em bày tỏ
những suy nghĩ của mình một cách tự nhiên, sáng tạo, một sự sáng tạo trong những
khuôn mẫu định sẵn!
Cấu trúc bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
• Mở bài: Giới thiệu ý có liên quan đến câu danh ngơn trong đề để dẫn dắt vào
vấn đề . (Đề bài có câu trích thì ghi lại ngun văn câu trích (cả xuất xứ nếu có).
Đề bài khơng có câu trích thì nêu ý của đề )
• Thân bài: Gồm các luận điểm sau:
1. Giải thích
2. Phân tích- Chứng minh (Dẫn chứng từ thực tế cuộc sống, từ văn
học)
3. Bình luận
• Kết bài: Bài học nhận thức và hành động của bản thân
VD: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau đây của một nhà văn Nga: “Nơi
lạnh nhất không phải là Bắc cực, mà là nơi khơng có tình thương’
• MB: Nêu câu thơ Tố Hữu: “Cịn gì đẹp trên đời hơn thế, Người yêu người
sống để yêu nhau’- Dẫn vào vấn đề tình thương- Nêu câu danh ngơn trong đề
• TB:
 Giải thích câu nói:
 Bắc cực là nơi lạnh giá, không nắng ấm, băng tuyết bao phủ bốn
mùa, thời tiết khắc nghiệt
 Tình thương là tình cảm giữa con người với con người, là sự đoàn

kết chia sẻ, đùm bọc nhau, danh cho nhau những gì tốt đẹp nhất,
đem đến cho tâm hồn con người sự ấm áp, hạnh phúc
 Nơi nào khơng có tình u thương, nơi ấy cịn lạnh hơn cả Bắc cực.
Câu nói so sánh cái lạnh của thiên nhiên và cái lạnh của lòng người,
để khẳng định tầm quan trọng của tình thương
 Phân tích- Chứng minh: (tìm dẫn chứng từ Văn học và cuộc sống thực tế)
 Bắc cực dù là nơi lạnh giá vẫn có sự sống, vẫn có con người và
nhiều lồi sinh vật khác
 Nơi thiếu tình thương là nơi lạnh nhất vì ở đó, con người cảm thấy
cuộc sống khơng cịn có ý nghĩa, con người sẽ cơ đơn, tuyệt vọng,
thậm chí cảm thấy chết cịn hạnh phúc hơn sống trong địa ngục trần
gian
 Bình luận
 Một câu nói đúng đắn, nêu cao vai trị của tình thương
 Tình thương là hạnh phúc của con người, quà tặng lớn lao mà con
người cần trao cho nhau, để cuộc sống có ý nghĩa.
• KL: Bài học nhận thức và hành động về tình thương
Cấu trúc bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
• Mở bài: Giới thiệu ý có liên quan để dẫn vào hiện tượng.
• Thân bài: Gồm các luận điểm sau

13


1. Giải thích về hiện tượng,
2. Thực trạng, biểu hiện của hiện tượng
Phân tích vấn đề
3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
4. Lợi ích/ Tác hại của hiện tượng
5. Đề xuất các giải pháp

• Kết bài: Bài học nhận thức và hành động của bản thân

VD: Tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống con người
Ý cần nêu ở phần thân bài
 Phân tích vấn đề (Giải thích- Nêu thực trạng- Ngun nhân- Ích lợi- Tác hại)
− Môi trường tự nhiên gồm nhiều yếu tố như nước, khơng khí, đất.
− Mơi trường tự nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống con người (phân tích và dẫn
chứng)
− Hiện nay, môi trường đã và đang bị phá hủy ở nhiều nơi, tác động xấu đến đời
sống cộng đồng (nêu một vài dẫn chứng về tình trạng ơ nhiễm khơng khí, đất đai,
nguồn nước, những thiên tai dây thiệt hại lớn lao cho con người )
− Có nhiều nguyên nhân khiến môi trường bị tàn phá, do những yếu tố tự nhiên,
nhưng chủ yếu là do nhận thức và hành động sai trái của con người (phân tích và
dẫn chứng)
 Đề xuất giải pháp
− Nhiều hoạt động đã được tiến hành để bảo vệ môi trường (nêu một số hoạt động
bảo vệ mơi trường như giảm thiểu khí độc hại, trồng cây gây rừng, bảo vệ nguồn
nước sạch, tái chế rác thải…)
− Mỗi người đều có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và tô điểm cho trái đất này bằng
cỏ hoa và cây xanh

ND-BP 6: Hướng dẫn HS tìm dẫn chứng cho bài văn NLXH
Nguồn dẫn chứng phong phú nhất cho bài văn NLXH là Internet, với rất nhiều sự
kiện, câu chuyện, danh ngôn, bài viết tham khảo, bài học giáo dục đạo đức, các slideshow
có hình ảnh màu sắc đẹp mắt và nhiều câu danh ngôn thú vị
Trong thực tế, nhiều học sinh chưa thể tiếp cận với nguồn dẫn chứng phong phú
này vì nhiều lý do: Phụ huynh khơng cho vào mạng, vì sợ con em nghiện game online,
gia đình các em chưa có điều kiện nối mạng, bản thân các em khơng có thời gian…
Vì vậy, giáo viên sẽ là người hướng dẫn HS tìm dẫn chứng. Có thể chia nhóm HS
tìm tư liệu, cử nhóm trưởng là những em có điều kiện truy cập Internet. Có thể GV lấy tư

liệu từ mạng về trình chiếu cho HS…
Tư liệu dẫn chứng do GV sưu tầm có thể cung cấp cho HS qua các tiết dạy Văn,
hoặc tiết sinh hoạt chủ nhiệm ( nếu GVCN là GV Văn của lớp), hoặc tiết hoạt động ngoài
giờ lên lớp (HĐNGLL), tiết Tự chọn Văn (TCV).
VD: Khi dạy về Hê- minh-, GV có thể trình chiếu những câu danh ngơn của nhà
văn này, trong đó có câu văn nổi tiếng: “Con người có thể bị hủy diệt, nhưng khơng thể
bị đánh bại” (xem trang phụ lục 3 ở trang 14 tiếp sau và phim minh họa đính kèm trên
CD). Những câu danh ngơn của nước ngồi mang nội dung tương tự những câu ngạn ngữ
của Việt Nam cũng thường đem đến sự hứng thú cho HS
Trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm hoặc tiết TCV, tiết HĐNGLL, GV có thể trình
chiếu một Slideshow về bài học đạo đức, cuộc sống(xem slideshow minh họa đính kèm
trên CD)
. Cũng có thể photo cho HS một trang câu danh ngôn mang ý nghĩa giáo dục để
thảo luận. Cách làm này rất có ích cho HS ban A, vì khơng có tiết tự chọn Văn(xem trang
phụ lục 3 ở trang 14 tiếp sau)

14


Trang phụ lục 3

Lời khuyên dành cho cuộc sống
TT - * Cho nhiều hơn người ta mong đợi bạn và hãy làm điều đó một cách hăng hái.
* Đừng tin tất cả những gì bạn nghe, đừng tiêu xài tất cả những gì bạn có và đừng ham làm
tất cả những gì bạn muốn.
* Đừng bao giờ cười cợt giấc mơ của người khác. Một khi khơng có ước mơ, người ta khơng
có gì cả.
* Hãy u thương say đắm và nồng nhiệt. Có thể bạn sẽ bị tổn thương nhưng đó là cách để
bạn sống trọn vẹn cuộc sống này.
* Hãy tự học cách nói chậm rãi nhưng suy nghĩ nhanh chóng.

* Ln nhớ rằng những tình u lớn và những thành công lớn bao giờ cũng bao gồm những
rủi ro lớn.
* Luôn theo nguyên tắc 3T: tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác và trách nhiệm với tất cả
những gì bạn làm.
* Ln ln đón nhận sự thay đổi, nhưng đừng bao giờ đánh mất giá trị của mình.
* Chia sẻ kiến thức của bạn với người khác. Đó là cách tốt nhất để ghi nhớ nó.
* Hãy nhớ rằng khơng đạt được những gì bạn muốn đôi khi lại là một điều tốt.
* Hãy nhớ mối quan hệ bền vững nhất là mối quan hệ mà tình u bạn dành cho người đó
cao hơn những gì bạn cần ở họ.
* Hãy đánh giá thành công của bạn bằng những cái mà bạn phải bỏ ra để đạt được thành
cơng đó.
THANH MINH dịch (Theo Netlaughter)

“The fruit of the Spirit is love, joy, peace, patience, kindness, goodness,
faithfulness, gentleness, and self-control.” Galatians 5:2

15


ND-BP 7: Đưa đề văn NLXH vào Đề cương ôn tập hàng tuần
Đây là điều cần thiết với hS khối 12, vì các em phải làm quen với cấu trúc đề thi
tốt nghiệp gồm 3 câu: Kiến thức Văn học- Làm Văn NLXH và làm văn NLVH
VD: 1 đề cương ôn tập hàng tuần, để học trong 2 tiết tăng tiết
Bài ôn tăng tiết VĂN
Tuần lễ từ 11-10 đến 16-10-2010
I. Câu hỏi kiến thức văn học: Tóm tắt nội dung chính và đặc sắc nghệ thuật bài thơ
“Tây Tiến”. Nêu ý nghĩa bài thơ.
II. Đề NLXH: NL về 1 hiện tượng cuộc sống: Suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng
bạo hành trong gia đình và học đường
III. Đề NLVH: Phân tích hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ “Tây Tiến’

Gợi ý trả lời câu NLXH
 Phân tích vấn đề
− Giải thích: Bạo hành là hành động tàn bạo,. ngang ngược, vũ phu, bất chấp
công lý, đạo lý, bất chấp luật pháp, làm tổn thương tinh thần và thể xác người
khác
− Biểu hiện:
 Trong gia đình; chồng đánh vợ, hành hạ, lăng mạ vợ. cha mẹ làm tổn
thương con cái, trừng phạt con cái một cách tàn bạo(nêu dẫn chứng)
 Ngoài xã hội: những vụ hành hạ người khác, thảm sát hàng loạt, bạo
hành trong học đường đang ngày càng gia tăng (nêu dẫn chứng)
− Nguyên nhân:
 Cuộc sống nhiều khó khăn, nhiều áp lực khiến một số người trở nên
lạnh lùng , tàn nhẫn
 Phim ảnh, sách báo xấu, những trị chơi bạo lực trên Internet…kích
thích nhiều người trẻ bắt chước, muốn khẳng định vị thế của mình
bằng bạo lực
 Sự thờ ơ vô cảm, sợ hãi trước cái ác khiến tình trạng bạo hành càng có
điều kiện gia tăng
 Giáo dục gia đình học đường cịn nặng về dạy chữ, chưa chú trọng
nhiều đến việc dạy làm người
− Tác hại
 Đối với nạn nhân: tổn thương về thể xác, tâm lý hoảng loạn, cái chết
 Đối với gia đình, cộng đồng: nỗi lo sợ, thất vọng, đau khổ, cuộc sống
khơng cịn hạnh phúc, bình n
 Đề xuất giải pháp
− Giáo dục cần chú trọng việc dạy người, các giá trị cuộc sống
− Pháp luật cần có những hình thức chế tài mạnh mẽ đối với nạn bạo hành
− Mỗi người cần ý thức phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc, lên án cái
xấu, cái ác, không thờ ơ vô cảm với tha nhân
− Tuổi trẻ học đường cần tránh những hành vi bạo lực, phát hiện, tố giác

những biểu hiện bạo lực, dũng cảm ngăn chận những vụ bạo hành

16


ND-BP 8: Gắn kết đề văn NLXH với những vấn đề thực tế cuộc sống
Đề văn NLXH thực sự tạo hứng thú cho HS khi đó là một vấn đề đang được bàn
luận nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng
Với những đề nghị luận tư tưởng đạo lý, có thể gắn kết với cuộc vận động “Học
tập và làm theo gương Bác”. HS bàn luận về những lời dạy của Người, trong tiết “Phát
biểu tự do”, từ đó rút ra những bài học về đạo đức, nhân cách.
Một vài đề HS dễ thảo luận ở lớp:
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về những lời khuyên sau đây của Bác
− Chớ nịnh hót người trên. Chớ xem khinh người dưới...Việc thiện thì dù nhỏ
mấy cũng làm. Việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh. (Cần, kiệm, liêm, chính, tháng
6-1949)
− Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là
mùa xuân của xã hội. (Gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp
đến,tháng 1-1946)
− Việc gì cũng cần phải thiết thực, nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ
nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một
chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi, hơn một trăm chương trình to tát
mà làm không được. (Thư gửi các bạn thanh niên,ngày 17-8-1947)
− Nghe tiếng giã gạo
Gạo đem vào giã bao đau đớn;
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông;
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công.
Nhật ký trong tù
Những đề bàn về hiện tượng cuộc sống cần có tính thời sự cao. HS sẽ bàn luận,

tranh luận sơi nổi, thảo luận nhóm để có những giải pháp phù hợp
Một vài đề HS dễ thảo luận ở lớp:
− Suy nghĩ của anh chị về tình trạng bạo hành trong học đường hiện nay
− Làm thế nào để góp phần tiết kiệm điện?
− Tuổi trẻ học đường làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thơng?
− Làm thế nào để những chuyến “Về nguồn” của tuổi trẻ học đường hấp dẫn
và hữu ích?
Có những đề Văn NLXH có thể kết hợp với chủ đề Hđngồi giờ lên lớp. HS viết
bài văn ở nhà và thuyết trình, hùng biện trước Ban giám khảo cuộc thi
VD: Thi viết về chủ đề “Truyền thống Hiếu học và Tôn sư trọng đạo” (HĐNGLL
tháng 11-2010)
• Đối tượng tham gia: HS ở tất cả các lớp, các khối
• Hình thức thi: Mỗi học sinh dự thi viết 1 bài văn ngắn (khoảng 400 đến
600 chữ theo đề tài của mỗi khối dưới đây:
− Khối 12: Sự cần thiết phải rèn luyện đức tính cần cù, kiên trì trong học tập
− Khối 11: Kể về một tấm gương hiếu học mà bạn biết (qua sách báo, được
nghe kể, hoặc qua các gương thực tế ở trường, ở lớp, ở địa phương)
− Khối 10: Bạn hãy nêu và giải thích một câu ca dao hay tục ngữ về truyền
thống tôn sư trọng đạo mà bạn biết.

17


IV. KẾT QUẢ
1. Đối với Học sinh:

Ưu điểm:
− HS hứng thú hơn khi làm Văn NLXH, nắm vững hơn các kỹ năng làm văn,
được tiếp cận với nhiều dạng đề, từ đó, rèn luyện nhiều thao tác nghị luận
− NLXH là dạng đề mở, kích thích tư duy sáng tạo của HS, có thêm sự hứng

thú, các em cảm thấy thoải mái hơn trong việc trình bày suy nghĩ riêng
− Làm tốt được bài văn NLXH, điểm bài văn của HS sẽ tăng lên, tạo sự phấn
khởi cho các em. Kết quả thi cuối HKI là một bằng chứng. HS quan tâm rất
nhiều đến vấn đề bạo hành trong học đường nên trúng tủ khi gặp đề này.

Bản so sánh kết quả thi giữa HKI và kết quả thi cuối HKI của 3 lớp12
Lớp
12A1
12C1
12C2







Sĩ số
44
41
40

KT giữa HKI
Số HS đạt
Tỉ lệ
5,0 trở lên
37
84%
31
75%

31
77,5%

KT cuối HKI
Số HS đạt
Tỉ lệ
5,0 trở lên
44
100%
29
70%
32
80%

Ghi chú
tăng 16%
giảm 5%
tăng2,5 %

N

Nhược điểm:
− Vẫn cịn HS gặp khó khăn về diễn đạt các ý tưởng, tìm dẫn chứng, dựng
đoạn, chuyển đoạn…
− Thời gian rèn luyện trên lớp không nhiều, GV khó vận dụng nhiều “chiêu
thức” để giúp HS viết văn NLXH một cách hứng thú. Đặc biệt là với HS các
lớp ban KH Tự nhiên
2. Đối với Giáo viên:

Thuận lợi

− Đầu tư nghiêm túc cho việc dạy văn NLXH, GV dễ nắm bắt được tâm tư,
tình cảm, mơ ước, cá tính, óc phán đốn…của HS hơn là ở bài NLVH (vì khi
làm văn NLVH, các luận điểm HS nêu ra thường có sự tương đồng). Nếu GV
Văn đồng thời là GVCN lớp, điều này rất hữu ích
− Khơng lo HS học tủ, vì danh ngơn của nhân loại là cả một kho tàng bao la,
những vấn đề cuộc sống thật phong phú.

Khó khăn:
− Chính vì danh ngơn của nhân loại rất nhiều, hiện tượng cuộc sống lại đa
dạng nên không thể dạy tủ cho HS như ở bài NL Văn học. Chỉ có thể hướng
dẫn HS làm bài theo các chủ đề: Học tập, Lý tưởng, Ước mơ, Tình thương…
− Phải thuyết phục HS nhiều hơn, vì câu NLXH trong đề kiểm tra hoặc đề thi
chỉ được 3 điểm, HS rất khó đạt điểm tuyệt đối, nên các em thích tập trung học
văn học nước ngồi và văn học Việt Nam để dễ có điểm hơn
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

18


GV cần nhẫn nại, kiên trì khi hướng dẫn HS làm văn, kể cả văn NL Văn học và
NL xã hội
GV cần động viên những ý tưởng đúng, sáng tạo, dù có khi khơng ở trong Đáp án
có sẵn. Cần giúp cho HS phát huy năng lực tư duy, biện luận và phản biện trước mỗi vấn
đề.
GV cũng cần lắng nghe ý kiến phản hồi của HS về việc làm văn, về những trợ
giúp từ phía thầy cơ và bạn cùng lớp để HS làm Văn tốt hơn
Khảo sát dưới đây cho thấy những nhu cầu trợ giúp của HS trong việc làm văn
Nghị luận xã hội
Câu hỏi khảo sát: Anh/ chị cần trợ giúp những gì khi thực hành bài văn Nghị luận
xã hội?

Kết quả: ( số liệu khảo sát từ 100 HS mỗi khối. Số trả lời bằng với số tỉ lệ)
Trợ giúp từ phía GV
Chỉ cần gợi ý, HS tự làm bài
Soạn sẵn dàn ý với những gợi ý chi tiết về Mở bài, Thân bài, Kết luận
Viết nguyên bài văn cho HS tham khảo
Cung cấp nhiều dẫn chứng sinh động
Hướng dẫn những tài liệu tham khảo cần thiết

Số HS
=Tỉ lệ
45
70
42
85
90

Ý kiến khác: GV cần giảng xoáy vào trọng tâm của đề- Phân tích những chỗ quan
trọng, khó hiểu, mấu chốt vấn đề- Giải thích rõ những dạng đề thường gặp, tránh
cho HS khỏi bị lạc đề.- Cung cấp nhiều dẫn chứng, nhiều ví dụ cụ thể- Chỉ dẫn các
bài báo , những thông tin xung quanh vấn đề cần bàn bạc- Giảng sơ về câu danh
ngôn- Đôi lúc cần đọc những đoạn văn hay để HS tham khảo
Trợ giúp từ phía các bạn cùng tổ, nhóm, cùng lớp

Trao đổi vể những kinh nghiệm làm văn để đạt điểm cao
Trao đổi vể những dẫn chứng

Số HS
=Tỉ lệ
95
80


Ý kiến khác: Các bạn nên trao đổi, thảo luận về vấn đề cần nghị luận- Nên có bạn
giỏi hoặc khá Văn kèm bạn học dở môn Văn

VI. ĐỀ XUẤT- KẾT LUẬN
1. Đề xuất
• Về phía trường
− Có ngân hàng đề cho các bộ môn
− Thư viện tạo điều kiện thuận lợi, giới thiệu sách mới để học sinh tìm đọc
thêm. Cần bổ sung vào thư viện những loại sách “Hạt giống tâm hồn’, “Học
làm người”, “Kỹ năng sống”…để HS vừa được bồi dưỡng đạo đức nhân cách,
vừa bổ sung tư liệu làm văn NLXH
− Cần tận dụng tiết chào cờ để cung cấp cho HS những bài học về đạo đức, kỹ
năng sống, giúp các em có thêm kiến thức làm văn nghị luận xã hội. Mỗi bài
nói chuyện chỉ khoảng 10 phút. Nên chọn lựa HS trình bày, dưới sự hướng dẫn
của GV.

19




Về phía tổ bộ mơn:
− Biên soạn chung một ngân hàng đề Làm Văn
NLVH và NLXH
− Trao đổi kinh nghiệm chuyên môn về việc ra đề
Văn, nêu những thuận lợi để phát huy, những khó
khăn để cùng bàn biện pháp giải quyết

2. Kết luận:

Trên đây là một số giải pháp giúp hS hứng thú hơn trong việc làm văn nghị luận
xã hội, đúc kết từ thực tế giảng dạy. Hy vọng sẽ đem đến cho HS những cảm hứng khi
làm văn, từ đó, HS có điểm số cao hơn, kết quả tốt hơn trong các kỳ thi.
Nhiều phương tiện truyền thơng đang báo động về tình trạng thí sinh dự thi tuyển
vào Đại học, Cao đẳng các ngành khoa học xã hội bị giảm sút từng năm. Có nhiều
nguyên nhân, một trong số những nguyên nhân ấy có thể là do HS chán học Văn.
Người thầy cần có những biện pháp để giúp HS ý thức hơn về việc học mơn Văn
và thực hành làm Văn. Dù các em có lựa chọn tương lai với ngành nghề nào, các em
cũng sẽ vận dụng tốt ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp trong xã hội.

VII.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Văn 10, 11,12, chương trình chuẩn và chương trình nâng
cao- Bộ GDĐT- NXB Giáo dục 2006
2. Sách Giáo viên Văn 10, 11,12 chương trình chuẩn và chương trình nâng caoBộ GDĐT- NXB Giáo dục 2006
3. Sách Bài tập Ngữ Văn 10, 11,12 chương trình chuẩn và nâng cao- Bộ
GDĐT- NXB Giáo dục 2006
4. “Chuẩn kiến thức Ngữ Văn 12”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục
2010
5. Tài liệu Tập huấn giáo viên “Dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến
thức, kỹ năng trong chương trình Giáo dục phổ thông, môn Ngữ Văn, cấp
THPT” (Hà Nội, tháng 7,2010)
6. Một số tài liệu khác do cá nhân sưu tầm rải rác trên báo, tạp chí, Internet
Nhơn Trạch, tháng 5, 2011
Người thực hiện

Nguyễn Thị Khánh

20



BM04-NXĐGSKKN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

Trường THPT Nhơn Trạch

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Nhơn Trạch, ngày 30 tháng 5 năm 2011

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2010 – 2011
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn HS làm văn NL Xã hội một cách hứng thú
Họ và tên tác giả:
Nguyễn Thị Khánh
Đơn vị (tổ): Văn.
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục .................................
Phương pháp dạy học bộ môn.... 
Phương pháp giáo dục ........................
Lĩnh vực khác…………………..
1. Tính mới
− Có giải pháp hồn tồn mới................................. 
− Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có. 
2. Hiệu quả
− Hồn tồn mới và đã triển khai áp dụng trong tồn ngành có hiệu quả cao 
− Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong tồn ngành có hiệu quả cao............................................................... 

− Hồn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao............. 
− Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
tại đơn vị có hiệu quả..................................................................................... .
3. Khả năng áp dụng
− Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách
Tốt
Khá 
Đạt
− Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện
và dễ đi vào cuộc sống:
Tốt 
Khá 
Đạt
− Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vị rộng: Tốt 
Khá 
Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Tổ trưởng

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Võ Thanh Minh

21



×