Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

tiểu luận môn học phân tích tài chính phân tích dòng tiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.66 KB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN


GVHD: PGS.TS Lê Thị Lanh
Thực hiện: Nguyễn Hữu Nhân
Nguyễn Hoàng Nhật Tân
Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm
Đỗ Thành Nhân
Nguyễn Thị Thùy
Lê Đặng Huỳnh Như
Nguyễn Quang Sơn
Phan Thị Mỹ Hiền
Lê Bùi Hồng Khanh
Nguyễn Thị Hải Đăng


Tp.Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2013





2
MỤC LỤC

1.Dòng tiền 4


1.1 Khái niệm 4
1.2 Phân loại 4
+ Dòng tiền hoạt động: 4
+ Dòng tiền đầu tư: 5
+ Dòng tiền tài trợ: 5
2. Báo cáo dòng tiền 6
2.1 Khái niệm 6
2.2 Báo cáo dòng tiền cung cấp thông tin gì 6
2.3 Phương pháp lập báo cáo dòng tiền 6
a. Phương pháp trực tiếp 6
b. Phương pháp gián tiếp 6
2.4 Ưu điểm- hạn chế của báo cáo dòng tiền 10
2.4.1 Đối với phương pháp trực tiếp: 10
2.4.2 Đối với phương pháp gián tiếp: 10
3. Phân tích dòng tiền (PTDT) 10
3.1 Khái niệm 10
3.2. Tầm quan trọng, ý nghĩa và mục tiêu của phân tích dòng tiền 11
a. Tầm quan trọng, ý nghĩa 11
b. Mục tiêu 11
3.3. Các phương pháp phân tích dòng tiền 11
a. Phương pháp so sánh: 11
b. Phương pháp phân tích theo tỷ trọng: 13
c. Phương pháp phân tích tỷ số: 13
3.4.Các thước đo dùng trong PTDT 14
3.4.1 Dòng tiền hoạt động (hay còn gọi là Dòng tiền thô – Operating cash flow –
OCF) 14
3.4.2 Dòng tiền tự do (FCF - Free Cash Flow) 15
3.5 Các tỷ số phân tích dòng tiền 16
3.5.1 Tỉ số đảm bảo dòng tiền 16
3.5.2 Tỉ số tái đầu tư tiền mặt 16



3
3.5.3 Tỷ số dòng tiền hoạt động/Doanh thu thuần - Operating Cash Flow/Sales Ratio
16
3.5.4 Tỷ số dòng tiền tự do/ dòng tiền hoạt động - Free Cash Flow/Operating Cash
Flow Ratio 17
3.5.5 Các tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán và thanh khoản của dòng tiền – Cash
Flow Coverage Ratios 17
3.5.6 Các tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay và lãi vay 17
3.6 Tiến trình phân tích 18
4. Ví dụ minh họa: Phân tích dòng tiền Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VINAMILK) 20
4.1 Đôi nét về công ty cổ phần sữa Việt Nam 20
4.2 Minh họa cách lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp 23
4.3 Minh họa các phương pháp phân tích dòng tiền 23
4.3.1 Phân tích theo tỷ trọng 23
4.3.2 Phân tích so sánh 24
4.3.3 Phân tích tỷ số 26
4.3.4 Khuyến nghị 28
4.4 Minh họa dự báo dòng tiền tự do vốn cổ phần (FCFE) 29



4
1.Dòng tiền
1.1 Khái niệm
Dòng tiền là sự lưu chuyển của tiền (dòng tiền vào và dòng tiền ra) trong một
thời kỳ. Dòng tiền gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp, do đó phân tích
dòng tiền của doanh nghiệp rất quan trọng đối với người quản lý doanh nghiệp cũng
như các đối tượng bên ngoài quan tâm đến doanh nghiệp.

Mục tiêu của phân tích dòng tiền:
(1) Ước lượng được lượng tiền tồn cuối kỳ qua đó đáng giá được tính thanh khoản,
sự linh hoạt về mặt tài chính của doanh nghiệp là như thế nào.
(2) Đánh giá được dòng tiền doanh nghiệp tạo ra có ổn định, bền vững không? Phân
tích dòng tiền phải đánh giá được tiền của doanh nghiệp tạo ra từ đâu, có phải là từ
hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp không? Cuối cùng, phân tích dòng tiền
phải đánh giá được việc nắm giữ tiền mặt hay không nắm giữ tiền mặt cái nào tốt hơn,
hiệu quả hơn?
(3) Đánh giá được việc doanh nghiệp có biết sử dụng tiền không? Sự lưu chuyển của
tiền trong kỳ như thế nào? Dòng tiền vào, dòng tiền ra như thế nào? Có sự cân đối
giữa dòng tiền vào và ra không? Có đáp ứng được nhu cầu sử dụng tiền không?
(4) Phân tích dòng tiền giúp doanh nghiệp kịp thời phát hiện tình hình tài chính của
doanh nghiệp chẳng hạn như: Doanh nghiệp có đang rơi vào tình trạng khó khăn về tài
chính, có kiệt quệ tài chính, có đưa doanh nghiệp đến nguy cơ phá sản không? Qua đó
nhận diện được doanh nghiệp đang có những khoản nợ xấu, nợ phải thu khó đòi nào
không.
1.2 Phân loại
Dựa vào tính chất các hoạt động trong doanh nghiệp, dòng tiền được chia làm ba
loại chính:
+ Dòng tiền hoạt động:
Là dòng tiền liên quan trực tiếp đến sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Dòng tiền
hoạt động được tính toán trên kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của một doanh
nghiệp. Đây cũng là dòng tiền được các nhà đầu tư quan tâm nhất.

DÒNG THU DÒNG CHI
-

Thu được từ bán hàng và cung
cấp dịch vụ.
- Thu từ doanh thu khác ( tiền bản

quyền, phí hoa hồng )
- Thu được do hoàn thuế.
- Thu được do khách hàng vi phạm
hợp đồng.
-

Tiền thanh toán cho nhà cung cấp.
- Tiền trả cho người lao động ( lương, trả
hộ bảo hiểm )
- Tiền trả chi phí lãi vay
- Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp.
- Tiền chi trả do doanh nghiệp vi phạm
hợp đồng.


5
+ Dòng tiền đầu tư:
Là dòng tiền liên quan đến việc mua sắm, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn ,
hoặc các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền (dưới 3 tháng).
DÒNG THU DÒNG CHI
-

Thu được từ việc nhượng bán, thanh
lý TSCĐ và các khoản tài sản dài hạn
khác.
- Tiền thu hồi cho vay từ các bên khác,
trừ ngân hàng và các tổ chức tín dụng
khác.
- Tiền thu do bán lại công cụ nợ của

các đơn vị khác, trừ trường hợp thu
tiền bán công cụ nợ được coi là các
khoản tương đương tiền, và bán lại
các công cụ nợ cho mục đích thương
mại.
- Tiền thu hồi vốn góp vào các đơn vị
khác, trừ trường hợp tiền thu từ bán
lại cổ phiếu đã mua vì mục đích
thương mại.
- Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi
nhuận đạt được.
-

Tiền chi để mua sắm , xây dựng
TSCĐ và các khoản tài sản dài
hạn khác.
- Tiền chi cho vay đối với các bên
khác, trừ ngân hàng và các tổ
chức tín dụng khác.
- Tiền chi cho việc mua lại công cụ
nợ của các đơn vị khác, trừ
trường hợp chi mua các công cụ
nợ được coi là các khoản tương
đương tiền, và bán lại các công
cụ nợ cho mục đích thương mại.
- Tiền chi đầu tư vốn góp vào các
đơn vị khác, trừ trường hợp tiền
chi mua cổ phiếu vì mục đích
thương mại.


+ Dòng tiền tài trợ:
Là dòng tiền liên quan đến các nghiệp vụ tiền tệ liên quan đến chủ sở hữu và chủ
nợ của doanh nghiệp.
DÒNG THU DÒNG CHI
-

Tiền thu từ phát hành cổ phiếu,
nhận vốn góp từ chủ sở hữu.
- Tiền thu từ các khoản đi vay
ngắn hạn, dài hạn.
-

Tiền chi trả vốn góp của chủ sở hữu,
mua lại cổ phiếu của chính doanh
nghiệp phát hành.
- Tiền chi trả các khoản nợ gốc đã vay.
- Tiền chi trả nợ thuê tài chính.
- Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu.




6
2. Báo cáo dòng tiền
2.1 Khái niệm
Báo cáo dòng tiền là một bảng báo cáo thể hiện số thu, chi bằng tiền mặt từ các
hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài trợ - là những hoạt động chủ
yếu của một công ty. Báo cáo dòng tiền cho thấy một báo cáo tài chính tóm lược sự
luân chuyển của tiền trong một thời kỳ.
2.2 Báo cáo dòng tiền cung cấp thông tin gì

• Dòng tiền vào - ra tại một thời kỳ nhất định, hoạt động nào mang lại nguồn thu
đó, từ đó đánh giá khả năng tạo ra tiền trong tương lai.
• Đánh giá khả năng thanh toán: trong hoạt động kinh doanh với nhiều nghiệp vụ
kinh tế phát sinh về thanh toán, từ đó thể hiện được khả năng thanh toán của
DN như là: thanh toán đúng hạn, khả năng thanh toán được gia tăng hay giảm
đi, hệ số thanh toán cao hay thấp, đánh giá khả năng thanh toán nợ gốc và lãi,
khả năng trả cổ tức bằng tiền.
• Đánh giá khả năng đầu tư bằng tiền nhàn rỗi thông qua việc DN mua cổ phiếu,
trái phiếu, cho vay, … trong kỳ kế toán.
• BCLCTT còn là công cụ để lập dự toán tiền, xây dựng kế hoạch ngân sách:
việc thu chi tiền trong quá khứ chỉ ra được xuất xứ của các nguồn tiền và việc
sử dụng các nguồn vào những hoạt động nào, với mục đích gì Xử lý mọi sai
sót mà doanh nghiệp mắc phải để từ đó xây dựng những chỉ tiêu trong tương lai
của DN.
2.3 Phương pháp lập báo cáo dòng tiền
Có 2 phương pháp lập báo cáo dòng tiền:
a. Phương pháp trực tiếp
Các chỉ tiêu được xác lập theo các dòng tiền vào hoặc ra liên quan trực tiếp đến các
nghiệp vụ chủ yếu, thường xuyên phát sinh trong các loại hoạt động của doanh
nghiệp. Tần số phát sinh và độ lớn của loại nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến
lưu chuyển tiền trong kỳ kế toán của doanh nghiệp.
Các bước thiết lập báo cáo dòng tiền theo phương pháp trực tiếp:
Bước 1: Phân loại dòng tiền vào, ra gắn với các nhóm tài khoản liên quan.
Bước 2: Nhận diện và xác định dòng tiền vào, ra liên quan đến hoạt động,
rồi tiến hành lập báo cáo dòng tiền.

b. Phương pháp gián tiếp
Báo cáo dòng tiền lập theo phương pháp gián tiếp, thực tế chỉ gián tiếp ở phần ghi
nhận dòng tiền cho hoạt động kinh doanh, còn 2 phần hoạt động đầu tư và tài trợ vẫn
được lập theo phương pháp trực tiếp.

Các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp
gián tiếp được tính toán theo công thức sau:
+ Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu - chi phí tạo ra doanh thu


7
= (Tiền + Nợ phải thu)-(Tiền + Hàng tồn kho + Chi phí trả trước phân bổ + Nợ
phải trả + Khấu hao + Dự phòng + Chi phí lãi vay).
= Tiền (lưu chuyển) + Nợ phải thu - Hàng tồn kho - Chi phí trả trước phân bổ -
Nợ phải trả - Khấu hao - Dự phòng - Chi phí lãi vay.
+ Lưu chuyển tiền = Lợi nhuận trước thuế + Khấu hao + Dự phòng+ chi phí lãi vay +
Hàng tồn kho - Nợ phải thu + Nợ phải trả + Chi phí trả trước phân bổ.
Qua công thức này thấy rằng, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh nếu được xác định
bắt đầu từ lợi nhuận trước thuế thì các chỉ tiêu điều chỉnh bao gồm: Khấu hao (điều
chỉnh tăng), Dự phòng (điều chỉnh tăng), Chi phí lãi vay (điều chỉnh tăng), còn
các chỉ tiêu: Hàng tồn kho, Nợ phải thu, Nợ phải trả và Chi phí trả trước thì việc
điều chỉnh tăng, giảm phụ thuộc vào số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các tài
khoản nằm trong các chỉ tiêu này:
+ Đối với hàng tồn kho:
* Nếu SDCK > SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có
một bộ phận tiền được chuyển thành hàng tồn kho).
* Nếu SDCK < SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có
một bộ phận hàng tồn kho được chuyển thành tiền).
+ Đối với nợ phải thu:
* Nếu SDCK > SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có
một bộ phận tiền được chuyển thành nợ phải thu).
* Nếu SDCK < SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có
một bộ phận nợ phải thu được chuyển thành tiền).
+ Đối với chi phí trả trước
* Nếu SDCK > SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có

một bộ phận tiền được chuyển thành chi phí trả trước).
* Nếu SDCK < SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có
một bộ phận chi phí trả trước đã chuyển hóa thành tiền).
+ Đối với nợ phải trả
* Nếu SDCK > SDĐK tức là SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có
một bộ phận nợ phải trả được chuyển thành tiền).
* Nếu SDCK < SDĐK tức là SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có
một bộ phận tiền được dùng để thanh toán nợ phải trả).
Qua lý giải trên có thể thấy rằng, lưu chuyển tiền nghịch biến với sự biến
động của hàng tồn kho, nợ phải thu, chi phí trả trước và đồng biến với sự biến
động của nợ phải trả.
Ngoài ra do chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế bao gồm cả lợi nhuận của hoạt động
đầu tư và lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện nên các chỉ tiêu này
cũng được dùng để điều chỉnh khi xác định lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh
doanh theo nguyên tắc nếu lãi thì điều chỉnh giảm, ngược lại lỗ thì điều chỉnh tăng.
Đồng thời lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh còn liên quan đến một số


8
nghiệp vụ khác không ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận trong mối quan
hệ với lưu chuyền tiền nên cần được xác định thành các chỉ tiêu thu, chi khác nằm
trong lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh.
Từ việc nhận diện các chỉ tiêu và lý giải cơ sở xác định từng chỉ tiêu như
nói trên cho thấy rằng giữa hai phương pháp trực tiếp và gián tiếp chỉ khác nhau ở
phần lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh nên nếu doanh nghiệp cùng một lúc
lập theo cả hai phương pháp thì việc xác định lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh
doanh càng có điều kiện để đối chiếu, tạo ra được cân đối đúng đắn.
Báo cáo dòng tiền theo phương pháp gián tiếp theo quy định hiện nay chỉ
thực sự gián tiếp ở phần lưu dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Còn 2 phần: Dòng
tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính được xác định theo

phương pháp trực tiếp. Việc xác lập như vậy cũng tỏ ra phù hợp bởi mục tiêu của
phương pháp này là xác lập mối liên hệ giữa lợi nhuận với lưu dòng tiền để giúp
người nhận thông tin thấy rằng không phải doanh nghiệp có lãi là có tiền nhiều,
doanh nghiệp bị lỗ thì có tiền ít hoặc không có tiền. Vấn đề là tiền nằm ở đâu, ở đâu
ra và dùng cho mục đích gì, mà đã đặt trong mối liên hệ với lợi nhuận thì hầu hết lợi
nhuận lại phải được tạo ra từ hoạt động kinh doanh.
Ví dụ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ- gián tiếp công ty Vinamilk (Đơn vị tính: triệu
đồng)
12/31/2009 12/31/2010 12/31/2011 12/31/2012
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH

Lợi nhuận trước thuế 2,732,564 4,231,550 4,932,509 6,887,345
Đi
ều chỉnh cho các khoản:





Khấu hao tài sản cố định 217,355 261,449 361,326 468,009
(Hoàn nhập các khoản dự phòng)/dự phòng 64,269 30,017 131,970 (26,888)
L
ỗ chênh lệch tỷ giá hối
đoái chưa th
ực hiện

3,485

(42,641)


7,606

23,750

L
ỗ/(lãi) từ thanh lý tài sản cố
đ
ịnh

(1,369)

(334,654)

(14,717)

16,134

Thu nh
ập tiền lãi và cổ tức

(15,349)

(275,697)

(491,842)

(361,491)

Lỗ/(lãi) từ hoạt động đầu tư khác (13,958) - (1,358) 22,862

Chi phí lãi vay 6,604 6,004 13,933 3,115
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước
những thay đổi vốn lưu động
2,729,837 3,876,027 4,939,427 7,032,835
Tăng các kho
ản phải thu

(77,481)

(298,838)

(1,066,841)

(215,061)

Tăng hàng t
ồn kho

470,272

(997,327)

(916,348)

(171,030)

Tăng các khoản phải trả 408,931 398,191 782,980 360,547
Tăng các chi phí trả trước 12,850 (13,661) (23,173) (15,388)
Tiền lãi vay đã trả (6,891) (4,866) (14,786) (3,115)
Thu

ế thu nhập doanh nghiệp

đ
ã n
ộp

(289,461)

(548,573)

(789,969)

(1,070,583)

Ti
ền thu khác từ hoạt
đ
ộng kinh doanh

16,032

66,405

1,256

3,709



9

Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (146,954) (309,955) (329,809) (519,124)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh
doanh
3,117,136 2,167,402 2,582,737 5,402,791
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ






Ti
ền chi
đ
ể mua sắm tài sản cố
đ
ịnh và xây
dựng cơ bản
(650,078) (1,421,429) (1,704,854) (3,014,662)
Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố
định
62,885 720,844 50,148 72,674
Tiến chi để mua công cụ nợ (200,000) (500,000) - -
Tiền chi cho công ty liên kết vay - - (18,000) -
Tiền chi cho bên thứ ba vay - - - (30,000)
(Tăng)/gi
ảm tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn

(2,123,387)


269,375

1,170,408

(2,536,900)

Thu h
ồi cho vay từ công ty
liên k
ết

207,968

-

-

18,000

Tiền thu từ thanh lý các khoản đầu tư dài hạn 232,313 16,774 1,162 70,114
Tiền thu từ trái phiếu đến hạn - - 100,000 250,000
Ti
ền chi góp vốn vào
đơn v
ị khác

(95,556)

(520,567)


(262,700)

(254,566)

Ti
ền thu lãi cho vay, cổ tứ
c và l
ợi nhuận
được chia
70,657 272,093 471,824 370,876
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu

(2,495,196) (1,162,911) (192,012) (5,054,463)
LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG
TÀI CHÍNH

Ti
ền thu từ phát hành cổ phiếu

3,646

18,068

1,454,528

-

Tiền chi trả mua lại cổ phiếu doanh nghiệp đã
phát hành

(154) (515) (1,853) (1,982,321,000)

Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được - 966,530 624,835 -
Tiền chi trả nợ gốc vay (188,222) (403,948) (1,209,835) -
C
ổ tức, lợi nhuận
đ
ã tr
ả cho chủ sở hữu

(351,281)

(1,76
5,200)

(741,428)

(2,222,994)

Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính (536,010) (1,185,065) 126,247 (2,224,976)
Lưu chuyển tiền thuần trong năm 85,930 (180,574) 2,516,972 (1,876,648)
Tiền và tương đương tiền đầu năm 329,545 415,418 584,843 3,101,436
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy
đổi ngoại tệ
(57) (1) (380) (326)
Tiền và tương đương tiền cuối năm 415,418 234,843 3,101,436 1,224,462


10


2.4 Ưu điểm- hạn chế của báo cáo dòng tiền
2.4.1 Đối với phương pháp trực tiếp:
Ưu điểm: Trình bày cụ thể các luồng tiền thu và chi theo từng nội dung thu, chi
phí, phù hợp với báo cáo kết quả kinh doanh. Đặc điểm của phương pháp này là cung
cấp thông tin trực tiếp về luồng tiền thu, chi từ hoạt động kinh doanh.
Hạn chế:
o Không cho thấy được mối liên hệ giữa kết quả hoạt động kinh doanh với kết
quả lưu chuyển tiền từ hoạt động này.
o Các số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ khó kiểm tra đối chiếu với các số
liệu trong các báo cáo khác.
2.4.2 Đối với phương pháp gián tiếp:
Ưu điểm:
o Phương pháp này cho phép tính toán, xác định luồng tiền từ hoạt động kinh
doanh trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận trước thuế và điều chỉnh cho các khoản thu, chi
không phải bằng tiền, các thay đổi trong vốn lưu động và các khoản tiền lưu chuyển
không phải từ hoạt động kinh doanh.
o Khắc phục được nhược điểm của phương pháp trực tiếp, tức cho thấy cụ thể
mối liên hệ giữa kết quả hoạt động kinh doanh với kết quả lưu chuyển tiền từ hoạt
động này
o Tính toán đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu với các số liệu trong các báo cáo tài
chính khác.
3. Phân tích dòng tiền (PTDT)
3.1 Khái niệm
Phân tích dòng tiền là nghiên cứu về dòng luân chuyển tiền mặt trong quá trình
hoạt động của doanh nghiệp, nghiên cứu về chu kỳ dòng tiền vào và dòng tiền ra,qua
đó cho thấy được nguồn gốc dòng tiền, khả năng tạo tiền, khả năng thanh toán và chất
lượng thu nhập của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá và dự báo dòng tiền trong tương
lai, kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về dòng tiền.
Phân tích dòng tiền liên quan đến việc kiểm tra các thành phần ảnh hưởng đến
dòng tiền, chẳng hạn như các khoản phải thu, hàng tồn kho, các khoản phải trả, và các

điều kiện tín dụng. Bằng cách thực hiện một phân tích dòng tiền theo những thành
phần riêng biệt, bạn có thể dễ dàng xác định các vấn đề về dòng tiền và tìm ra cách để
cải thiện dòng tiền.
Ngoài ra việc phân tích dựa vào dòng tiền của doanh nghiệp góp phần loại trừ
những ảnh hưởng của các phương pháp và thủ thuật kế toán khác nhau giúp nhà phân
tích đưa ra những nhận định chính xác hơn.


11

3.2. Tầm quan trọng, ý nghĩa và mục tiêu của phân tích dòng tiền
a. Tầm quan trọng, ý nghĩa
Phân tích dòng tiền mặt của công ty luôn có một ý nghĩa quan trọng.
Phân tích dòng tiền giúp doanh nghiệp nhận biết tình hình tài chính của doanh
nghiệp về những thay đổi trong tài sản, khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản,
khả năng thanh toán và khả năng tạo ra dòng tiền, dự báo tính thanh khoản, khả năng
thanh toán trong tương lai.
Phân tích dòng tiền giúp nhà phân tích đánh giá được hiệu quả kinh doanh và
chất lượng thu nhập của doanh nghiệp, giúp nhà phân tích đi sâu hơn vào phân tích
triển vọng công ty, xác định giá trị doanh nghiệp một cách hợp lý. Đặc biệt dòng tiền
không bị tác động bởi nguyên tắc hoạch toán kế toán
Ngoài ra, phân tích dòng tiền có ý nghĩa đặc quan trọng là giúp nhà phân tích
sớm nhận ra các vấn đề về dòng tiền và tìm ra cách cải thiện dòng tiền kịp thời và
nhanh chóng, tránh lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính dẫn đến kiệt quệ tài chính
hoặc nhận ra những thời điểm tiền mặt dư thừa để tận dụng làm tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
b. Mục tiêu
Phân tích dòng tiền giúp đánh giá được nguồn và sử dụng nguồn của doanh
nghiệp. Theo đó phân tích dòng tiền giúp ta biết được nguồn hình thành cũng như khả
năng tạo ra tiền của doanh nghiệp có ổn định, bền vững hay không. Và doanh nghiệp

có sử dụng nguồn tức sử dụng tiền hợp lý, hiệu quả hay không, có cân đối giữa thu và
chi hay có đáp ứng được các hoạt động của doanh nghiệp hay không. Trong việc đánh
giá nguồn và sử dụng nguồn, các nhà phân tích tập trung giải đáp các câu hỏi:
- Thay thế tài sản nên được tài trợ bằng nguồn vốn bên trong hay bên ngoài?
- Các dự án mở rộng hoặc mua lại nên tài trợ bằng nguồn vốn nào?
- Công ty có phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài không?
- Công ty có các cơ hội đầu tư và nhu cầu đầu tư nào?
- Các yêu cầu và các loại tài trợ gì?
- Các chính sách quản trị có mang tính nhạy cảm cao với dòng tiền không?
Ngoài ra việc phân tích dòng tiền cũng có thể dùng đáp ứng những mục tiên khác như
- Nắm bắt khả năng thanh toán của doanh nghiệp thông qua dự báo dòng tiền.
- Nhận biết khả năng doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn tài chính, kiệt
quệ tài chính và nguy cơ phá sản.
- Đánh giá chính sách tín dụng của doanh nghiệp và nhận diện các khoản nợ xấu.
- Kịp thời phát hiện đầu tư lệch lạc, những hoạt động kém hiệu quả ảnh hưởng
đến tình hình tài chính của doanh nghiệp để có biện pháp cải thiện kịp.
3.3. Các phương pháp phân tích dòng tiền
a. Phương pháp so sánh:
Phương pháp xem xét những thay đổi số dư của từng khoản mục cần so sánh giữa năm
này với năm khác, hoặc so sánh khoản mục nào đó trong nhiều năm để có thể nhận
biết được xu hướng, tốc độ biến động của dòng tiền.


12

Các cá nhân sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích tài chính thông qua
việc xem lại các bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, hay báo cáo luân chuyển tiền
tệ liên tục qua các thời kì. Phương pháp này thường liên quan đến việc xem xét những
thay đổi trong số dư từng khoản mục riêng lẻ năm này so với năm khác hoặc so sánh
nhiều năm với nhau. Thông tin quan trọng nhất thường được nêu lên từ phương pháp

so sánh trong phân tích tài chính là xu hướng biến động. So sánh các báo cáo tài chính
qua nhiều thời kì có thể nêu lên được định hướng, tốc độ và quy mô của xu hướng
biến động. Phân tích so sánh cũng so sánh các xu hướng đối với các khoản mục liên
quan. Thí dụ, 10% doanh thu tăng so với năm trước gắn liền với 20% tăng lên trong
chi phí vận chuyển đòi hỏi phải điều tra và giải thích. Tương tự, khoản phải thu tăng
thêm 15% đi liền với một tỷ lệ doanh thu tăng thêm chỉ 5% cần thiết phải xem xét.
Trong cả hai trường hợp chúng ta tìm kiếm lý do đằng sau sự khác biệt trong những tỷ
lê có liên quan đến nhau và bất cứ thông tin những thông tin có liên quan nào tới phân
tích của chúng ta. Phân tích tài chính so sánh cũng là phân tích theo chiều ngang nghĩa
là phân tích trái – phải (hay phải – trái) của bảng cân đối kế toán khi chúng ta xem xét
các báo cáo. Hai kĩ thuật của phân tích so sánh thông thường là: phân tích biến động
năm so với năm và phân tích chỉ số xu hướng.
Phân tích biến động từng năm:
Việc so sánh các báo cáo tài chính qua các thời kì tương đối ngắn – 2 đến 3 năm
- thường được thực hiện bằng cánh phân tích biến động qua tưng năm trong từng
khoản mục riền lẻ. Phân tích biến động qua từng năm trong một thời kì ngắn dễ sử
dụng và dễ hiểu. Phương pháp này có thuận lợi là việc thể hiện sự biến động bằng một
số tuyệt đối cũng như bằng một số tương đối. Phân tích biến động bằng một số tuyệt
đối và tương đối là hợp lí bởi vì những biến động được thể hiện bằng số tương đối có
thể không phản ánh được mức độ quan trọng của những biến động này. Thí dụ, 50%
biến động trên khoản %tiền 1.000$ thường không quan trọng bằng một tỉ lệ biến động
như trên đối với khoản tiền 100.000$. Việc xem xét số tuyệt đối là cần thiết để duy trì
tính đúng đắn và đưa ra các kết luận hợp lý đối với các biến động quan trọng.
Tính toán những biến động qua từng năm là dễ thực hiện. Tuy nhiên, có một vài
quy tắc cần phải lưu ý. Khi xuất hiện một giá trị âm ở năm gốc và một giá trị dương ở
năm kế tiếp (hay ngược lại), chúng ta không thể tính được một biến động có ý nghĩa.
Cũng như khi không có giá trị ở năm gốc, sẽ không có tỉ lệ biến động. Tương tự, khi
giá trị gốc nhỏ, tỉ lệ biến động có thể tính toán nhưng con số này phỉ được diễn giải
một cách cẩn trọng. Bởi con số này có thể đơn thuần một mức thay đổi lớn do giá trị
gốc quá nhỏ. Cũng như khi một khoản mục có giá trị gốc nhưng không có giá trị vào

kì kế tiếp, mức giảm là 100%.
Phân tích tài chính so sánh thương trình bày cả tổng số tích lũy qua thời kì và số
trung bình (hay trung vị) của thời kì. So sánh giá trị hàng năm với số trung bình, hay
trung vị của một thời kì sẽ giúp làm nổi bật những biến động bất thường.
Phân tích chỉ số xu hướng.
Việc sử dụng phân tích qua từng năm dể so sánh các báo cáo tài chính trong từ
hơn 2 đễ 3 kì đôi khi trở nên cồng kềnh. Một công cụ thường được sủ dụng để so
sánh xu hướng dài hạn là phân tích chỉ số xu hướng. Phân tích dữ liệu sử dụng phân
tích chỉ số xu hướng đòi hỏi phải lựa chọn kì gốc đối với tất cả các khoản mục với chỉ
số thường được chọn trước là 100. Bởi vì kì gốc là một cái khung cho tất cả các so
sánh, tốt nhát là chọn một năm bình thường liên quan đến các điều kiện kinh doanh.


13

Cũng như khi tính toán tỉ lệ biến động qua từng năm, một vài biến động nào đó, từ giá
trị âm đến giá trị dượng, không thể được thể hiện bằng chỉ số.
Đối với phân tích chỉ số xu hướng, chúng ta không cần phân tích tất cả các khoản
mục trong báo cáo tài chính. Thay vào đó, chúng ta muốn hướng tới các khoản mục
quan trọng. Chúng ta cũng phải thực hiện một cách cẩn thận việc sử dụng chỉ số xu
hướng trong so sánh khi mà những biến động có thể là do các nhân tố kinh tế hay các
nhân tố chung của ngành. Hơn nữa, việc diễn giải tỷ lệ phần trăm biến động bao gốm
việc sử dụng một loạt các chỉ số xu hướng phải được diễn giải với một nhận thức về
những mâu thuẫn tiềm tàng trong việc áp dụng các nguyên tắc kế toán theo thời gian.
Khi có thể chúng ta sẽ điều chỉnh những điểm không đồng nhât này. Thời kì so sánh
càng dài thì kết quả càng dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của giá cả. Một kết luận rút
ra từ từ phân tích xu hướng là khả năng để chuyển tải các động lực, triết lý và chính
sách cho nhà quản lý. Thời kì phân tích càng đa dạng nhà quản lý sẽ đối phó với các
khó khăn và nắm bắt các cơ hội càng dễ dàng hơn.
b. Phương pháp phân tích theo tỷ trọng:

Phân tích báo cáo tài chính có thể có lợi ích khi biết được tỉ trọng của một nhóm hay
một nhóm nhỏ cấu thành một khoản mục. Đặc biệt, trong phân tích bẳng cân đối kế
toán, thông thường thể hiện tổng tài sản (hay nợ phải trả cộng với cổ phần) là 100
phần trăm (%). Sau đó các khoản mục bên trong được thể hiện theo tỉ lệ phần trăm so
với tổng cộng tương ứng với khoản mục đó . Trong phân tích một báo cáo thu nhập,
doanh thu thường được ấn định là 100%với các khoản mục còn lại được thể hiện
bawngftir lệ phần trăm so với doanh thu. Vì tổng các khoản mục riêng lẻ trong môt
nhóm là 100%, cách phân tích này gọi là phân tích báo cáo tài chính theo tỉ trọng. Nó
cũng được gọi là phân tích theo chiều dọc nghĩa là dánh giá từ trên xuống (hay từ dưới
lên) của phạm vi báo cáo tài chính. Phân tích báo cáo tài chính theo tỉ trọng có ích
trong việc tìm hiểu các thành phần cấu thành của báo cáo tài chính. Thí dụ trong phân
tích bảng cân đối kế toán, phân tích theo tỉ trọng nhấn mạnh hai nhân tố:
1. Các nguồn tài trợ - bao gồm nợ phải trả ngắn hạn, nợ dài hạn, và vốn cổ phần.
2. Kết cấu của tài sản – bao gồm các khoản đối với tài sản lưu động và tài sản cố
định
phương pháp này giúp nhà phân tích thấy được cơ cấu hình thành nên dòng tiền của
doanh nghiệp; nguồn tiền đó được đầu tư vào những tài sản nào,có hợp lý hay không,
dòng tiền của doanh nghiệp có bền vững không. Ngoài ra, khi sử dụng những tỷ số
tương đối, nhà phân tích có thể dễ dàng so sánh giữa các công ty với nhau.
c. Phương pháp phân tích tỷ số:
Bằng cách xem xét những mối quan hệ của từng khoản mục riêng lẻ đối với khoản
mục khác và dự đoán khả năng trong tương lai.
Phân tích tỷ số là một trong số các công cụ tài chính được sử dụng phổ biến và rộng
rãi. Vai trò của phương pháp này thường được hiểu sai cho nên dẫn đến tính quan
trọng của phân tích tỷ số thường được đánh giá quá cao. Một tỷ số thể hiện mối quan
hệ toán học giữa hai chỉ tiêu số lượng. Một tỷ số 200 so với 100 được thể hiện là 2:1
hay đơn giản là 2. Trong khi tính toán một tỷ số là chỉ một sự tính toán số học bình
thường thì việc diễn giải nó phức tạp hơn nhiều. Để có ý nghĩa một tỷ số phải có biểu
hiện một mối liên hệ quan trọng về mặt kinh tế. Thí dụ, khoản mục giá bán và chi phí
có mối quan hệ trực tiếp và chủ yếu. Như vậy, tỷ số giá vốn hàng bán so với doanh thu

là quan trọng. Ngược lại, rõ ràng chẳng có mối quan hệ nào giữa chi phí vận chuyển
và số dư chứng khoán thị trường.


14

Chúng ta nên nhớ rằng các tỷ số là những công cụ để cung cấp cho chúng ta sự
thấu hiểu trong điều kiện cơ bản. Chúng là một trong những điểm khởi đầu của phân
tích, không phải là điểm kết thúc. Các tỷ số khi được diễn giải thích đáng sẽ nhận định
được những phạm vi đòi hỏi có phân tích sâu hơn. Phân tích một tỷ số có thể nêu lên
các mối quan hệ quan trọng và những nền tảng của việc so sánh trong những điều kiện
và xu hướng khó nhận thấy bằng việc xem xét kĩ lưỡng các thành phần riêng lẻ cấu
thành tỷ số. Cũng như các công cụ phân tích khác các tỷ số thường hữu ích nhất khi
chúng được định hướng cho tương lai. Điều này nghĩa là chúng ta thường điều chỉnh
các nhân tố tác động tiềm tàng đến các tỷ số trong tương lai. Do đó, tính hữu ích của
các tỷ số phụ thuộc vào kĩ năng áp dụng và diễn giải chúng, và đây là những khía cạnh
đầy thách thức củ phân tích tỷ số.
3.4.Các thước đo dùng trong PTDT
3.4.1 Dòng tiền hoạt động (hay còn gọi là Dòng tiền thô – Operating cash
flow – OCF)
Khi một nghiệp vụ kế toán phát sinh, kế toán viên được phép lựa chọn các
phương thức kế toán khác nhau, và do đó có những tác động khác nhau đến thu nhập
của doanh nghiệp, do đó các nhà phân tích sử dụng một thước đo thay thế cho thu
nhập ròng để đánh giá về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp – dòng tiền thô.
Khái niệm về dòng tiền thô:
Dòng tiền thô = Thu nhập ròng + (Khấu hao + Chi phí trừ dần)
Tương đương:
Dòng tiền thô = Dòng tiền thuần sau thuế của HĐKD + Các chi phí không
bằng tiền mặt
Các chi phí không bằng tiền mặt điển hình là: khấu hao và chi phí trích trước

phân bổ.
Ưu điểm: của thước đo này là giúp tránh các chênh lệch phát sinh từ các phương
pháp kế toán khác nhau và sự không nhất quán trong đánh giá về đời sống hữu ích
(thời gian khấu hao).
Hạn chế: của thước đo này là không cho thấy được thành phần cấu tạo nên dòng
tiền cũng như không thay thế được chỉ tiêu “Thu nhập ròng” khi tính toán tỷ suất sinh
lợi trên tài sản.
Ví dụ: Giả định 2 công ty (A & B), mỗi công ty đầu tư $100.000 để mua MMTB
tạo ra dòng tiền trước khấu hao $90.000 mỗi năm. Giả định một đời sống hữu ích 5
năm và không có giá trị thanh lý. Giả định Cty A khấu hao theo đường thẳng; Cty B
khấu hao theo tổng số năm
Năm
Thu nhập
trước KH
Công ty A Công ty B
Khấu hao Thu nhập Khấu hao Thu nhập
1 $90.000 $20.000 $70.000 $40.000 $50.000
2 90.000 20.000 70.000 24.000 66.000


15

3 90.000 20.000 70.000 14.400 75.600
4 90.000 20.000 70.000 10.800 79.200
5 90.000 20.000 70.000 10.800 79.200
Tổng cộng $450.000 $100.000 $350.000 $100.000 $350.000

Nhận xét: Có sự khác biệt giữa thu nhập sau khấu hao hàng năm giữa 2 công ty.
Sự khác biệt này xuất hiện là do ảnh hưởng của việc lựa chọn phương pháp khấu hao.
Thực tế thì dòng tiền thô (thu nhập trước khấu hao) đối với 2 công ty này giống hệt

nhau, do đó hiệu quả hoạt động của hai công ty là tương đồng.
3.4.2 Dòng tiền tự do (FCF - Free Cash Flow)
Một trong những công cụ hữu ích trong phân tích dòng tiền là dòng tiền tự do
Dòng tiền tự do = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh – Chi tiêu vốn – Chi
cổ tức
Chi tiêu vốn: Chi tiêu vốn để duy trì khả năng sản xuất, không bao gồm chi đầu
tư thiết bị mới
Chi cổ tức: Cổ tức cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường
Dòng tiền tự do cho thấy khả năng tạo tiền của doanh nghiệp để duy trì hoạt
động hiện tại.
Ưu điểm: loại bỏ được những ảnh hưởng của việc sử dụng những hình thức kế
toán khác nhau trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
Hạn chế: do tồn tại nhiều khái niệm về chi tiêu vốn nên có thể phát sinh nhiều
kết quả đánh giá về FCF khác nhau. Để khắc phục hạn chế này, cần thiết phải giải
thích rõ quan điểm về Chi tiêu vốn (Capital Expenditure) khi tính toán dòng tiền tự
do.
Có hai phương pháp xác định dòng tiền tự do:
• Dòng tiền tự do của công ty (FCFF - Free Cash Flow For The Firm)
Dòng tiền tự do của công ty được tính bằng:

Ý nghĩa: Dòng tiền do hoạt động công ty tạo ra và sẳn sàng chi trả cho cả các nhà
cung cấp vốn cho công ty và cổ đông của công ty.
• Dòng tiền tự do vốn cổ phần (FCFE - Free Cash Flow To Equity)
Dòng tiền tự do vốn cổ phần được tính bằng:
Dòng tiền tự do của công ty = EBIT (1-t) + Chi phí khấu hao – Chi tiêu vốn – tăng
giảm trong vốn luân chuyển – sự thay đổi trong tài sản khác


16




Ý nghĩa: Xác định dòng tiền này cho ta biết tđược dòng tiền của cổ đông sau khi đã
thanh toán các khoản nợ cho người cung cấp vốn và các chi tiêu vốn cần thiết để đáp
ứng nhu cầu tăng trưởng của công ty.
3.5 Các tỷ số phân tích dòng tiền
3.5.1 Tỉ số đảm bảo dòng tiền
Mục đích: Để đo lường khả năng tạo ra tiền mặt đủ để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu
vốn, đầu tư vào hàng tồn kho và chi trả cổ tức tiền mặt. Để có thể loại trừ các tác động
ngẫu nhiên và theo chu kỳ, chỉ số này thường được tính theo tổng 3 năm như sau:
Tỷ số đảm bảo dòng tiền =
Tổng tiền mặt từ hoạt động trong ba năm
Tổng chi tiêu vốn, hàng tồn kho và cổ tức tiền mặt trong ba năm

(Lưu ý: Nếu khoảng chênh lệch tăng thêm hàng tồn kho là âm thì khi tính chỉ số
này ta sẽ xem phần “ tăng thêm hàng tồn kho” là 0)
Đánh giá tỷ số: Tỷ số >=1 thì công ty có khả năng trang trải tiền mặt mà không
cần nguồn tài trợ từ bên ngoài và ngược lại tỷ số < 1 cho thấy nguồn nội bộ không đủ
để duy trì cổ tức và mức độ tăng trưởng như hiện nay.
3.5.2 Tỉ số tái đầu tư tiền mặt
Mục đích: Đo tỷ lệ phần trăm đầu tư vào tài sản đại diện cho tiền mặt hoạt động
được giữ lại và tái đầu tư trong công ty cho cả việc thay thế và tăng trưởng trong hoạt
động kinh doanh. Tỷ số này được tính như sau:
Tỷ số tái đầu tư tiền mặt =
Dòng tiền hoạt động - Dòng tiền cổ tức
Tổng tài sản cố định + Đầu tư + Tài sản khác + Vốn luân chuyển

Đánh giá tỷ số: Tỷ số tái đầu tư trong khoản từ 7% đến 11%nói chung được
đánh giá tốt.
3.5.3 Tỷ số dòng tiền hoạt động/Doanh thu thuần - Operating Cash Flow/Sales

Ratio
Mục đích: Tỷ số này cho biết tỷ lệ tiền mặt thu về trên một đồng doanh thu
thuần.
Tỷ số dòng tiền hoạt động trên doanh thu thuần =
Dòng tiền hoạt động
Doanh thu thuần

Dòng tiền tự do vốn cổ phần = EBIT + Chi phí khấu hao – Chi tiêu vốn – sự thay
đồi trong vốn luân chuyển – chi trả nợ gốc + nợ gốc mới


17

Tỷ số này cho phép đánh giá việc một công ty bán hàng thu được tiền về là cao
hay thấp. Từ đó, cho thấy được sức khỏe tài chính của công ty về khả năng thanh toán
các khoản nợ đến hạn.
Đánh giá tỷ số: tỷ số này càng cao càng tốt. Đối với các công ty đã phát triển ổn
định thì tỷ lệ này thông thường >25%.
3.5.4 Tỷ số dòng tiền tự do/ dòng tiền hoạt động - Free Cash Flow/Operating
Cash Flow Ratio
Mục đích: Tỷ số dòng tiền tự do/ dòng tiền hoạt động cho biết mối quan hệ giữa
hai dòng tiền này.
Tỷ số dòng tiền tự do trên dòng tiền hoạt động =
Dòng tiền tự do (Dòng tiền hoạt động - Chi tiêu vốn)
Dòng tiền hoạt động

Đánh giá tỷ số: Tỷ số này càng cao thể hiện sức mạnh tài chính của công ty càng
lớn.
3.5.5 Các tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán và thanh khoản của dòng tiền –
Cash Flow Coverage Ratios

Mục đích: tỷ số này đo lường khả năng thanh toán (KNTT) các khoản nợ đến hạn
và chi phí hoạt động của công ty từ dòng tiền hoạt động.
Tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Dòng tiền hoạt động
Nợ ngắn hạn

Tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán chi tiêu vốn =
Dòng tiền hoạt động
Vốn đầu tư

Tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán cổ tức tiền mặt =
Dòng tiền hoạt động
Cổ tức tiền mặt

Tỷ số đảm bảo KNTT chi tiêu vốn và cổ tức tiền mặt =
Dòng tiền hoạt động
Chi tiêu vốn + Cổ tức tiền mặt

3.5.6 Các tỷ số đảm bảo khả năng thanh toán nợ vay và lãi vay
Một số chỉ số tài chính phân tích khả năng trả lãi và trả nợ vay, xem xét những
chỉ số này để nhận thấy được mức độ thanh toán nợ vay và khả năng đảm bảo trả lãi
vay và nợ gốc khi đến hạn.
+ Tỷ lệ lãi vay:
Khả năng trả lãi vay = Dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh / Chi phí lãi vay


18

+ Tỷ số thanh toán tài chính:
Tỷ số thanh toán tài chính = Dòng tiền thuần HĐKD/ (Lãi vay + Nợ dài hạn đến

hạn trả + Cổ tức)
+ Thanh toán nợ:
Số năm thanh toán nợ = Tổng nợ phải trả lãi / Dòng tiền thuần HĐKD
+ Thanh toán nợ dài hạn:
Số năm thanh toán nợ dài hạn = Tổng nợ dài hạn phải trả lãi / Dòng tiền thuần
HĐKD
+ Tỷ số trả nợ và lãi vay:
Tỷ số trả nợ và lãi vay = Dòng tiền thuần HĐKD / (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn
đến hạn phải trả + chi phí lãi vay)
3.6 Tiến trình phân tích
Vì điều kiện của mỗi công ty khác nhau nên không luôn luôn có khuôn mẫu cụ
thể nào để phân tích dòng tiền nhưng các bước cơ bản có thể
Bước 1: Phân tích tỷ trọng
- Tỷ trọng dòng tiền thuần của từng hoạt động trong tổng dòng tiền thuần trong
kỳ.
- Tỷ trọng dòng tiền vào, dòng tiền ra của từng hoạt động trong tổng dòng tiền
vào, ra của tất cả các hoạt động.
- Tỷ trọng của từng khoản mục là các khoản mục chủ yếu trong tổng dòng tiền
của từng hoạt động.
• Mục tiêu: bước 1 cho thấy cơ cấu các dòng tiền trên tổng nguồn tiền của doanh
nghiệp.
• Thực hiện:
- Nếu các dòng tiền của doanh nghiệp cùng dấu (cùng âm hoặc dương, cùng là
dòng tiền vào hoặc ra) thì ta lấy dòng tiền của từng hoạt động, hoặc các hoạt động chủ
yếu chia cho tổng dòng tiền để thấy được tỷ trọng cấu thành dòng tiền của mỗi hoạt
động.
- Nếu các dòng tiền của doanh nghiệp khác dấu (vừa có âm vừa có dương, vừa
có dòng vào vừa có dòng ra) thì ta tính tổng dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp
bằng cách:
* Dòng tiền vào: lấy tổng các khoản mục có giá trị dương trên báo cáo lưu

chuyển tiền tệ. Nhà phân tích cần lưu ý chỉ lấy tổng các khoản mục có giá trị dương,
còn các mục tổng hợp như dòng tiền hoạt động, dòng tiền đầu tư, dòng tiền tài trợ và
dòng tiền thuần không được đưa vào tính toán ở đây.
* Dòng tiền ra: lấy tổng các khoản mục có giá trị âm trên báo cáo lưu chuyển
tiền tệ. Nhà phân tích cần lưu ý chỉ lấy tổng các khoản mục có giá trị âm, còn các mục
tổng hợp như dòng tiền hoạt động, dòng tiền đầu tư, dòng tiền tài trợ và dòng tiền
thuần không được đưa vào tính toán ở đây.


19

* Chia các khoản mục dòng tiền vào và ra trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho
tổng dòng tiền vào và ra tương ứng để thấy được tỷ trọng của từng hoạt động trong
tổng nguồn tiền vào và ra của doanh nghiệp.
• Ý nghĩa: nhà đầu tư hình thành quan điểm ban đầu về nguồn và sử dụng nguồn
của doanh nghiệp, từ đó, rút ra những nhận xét ban đầu về tình hình dòng tiền của
doanh nghiệp (doanh nghiệp có đang gặp khó khăn gì không, khả năng tạo ra tiền như
thế nào…)
Bước 2: Dùng phân tích xu hướng kết hợp phân tích chỉ số để đánh giá xu
hướng biến động trong cả quy mô và tỷ trọng của các dòng tiền.
• Mục tiêu: cho thấy xu hướng biến động qua thời gian trong các dòng tiền của
doanh nghiệp như thế nào.
• Thực hiện: so sánh từng khoản mục ở năm nay so với năm trước hoặc giữa
nhiều năm với nhau để xem khoản mục đó biến động tăng hay giảm, tăng giảm đó có
gì bất thường không, tiên liệu trước những kịch bản có thể gây ra những biến động
này và những biến động này ảnh hưởng gì tới hoạt động của công ty. Có thể kết hợp
với vẽ biểu đồ, phân tích chỉ số xu hướng để có những đánh giá xa hơn về dòng tiền
của công ty.
• Ý nghĩa: đánh giá ban đầu về tình hình dòng tiền của doanh nghiệp qua các
năm và nhận biết được các khoản mục đánh lưu ý.

Bước 3: Đưa ra các nhận định, đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân tác động
trong cơ cấu và xu hướng biến động dựa vào bước 1 và bước 2. Trong bước này các
nhà phân tích có thể kết hợp phân tích các tỷ số chuyên biệt, phân tích Dupont và phải
đáp ứng được các mục tiêu mà phân tích dòng tiền đưa ra.
• Mục tiêu: trả lời các câu hỏi:
- Doanh nghiệp có khả năng làm ra tiền hay không?
- Tiền mà doanh nghiệp tạo ra đến từ hoạt động nào? => Tiền doanh nghiệp tạo
ra có bền vững hay không?
- Doanh nghiệp có biết xài tiền hay không? Doanh nghiệp sử dụng tiền có hợp lý
không? Doanh nghiệp sử dụng tiền có đáp ứng các nhu cầu đầu tư, thanh toán hay
không?
- Nguồn tiền nào là nguồn tiền chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng
nguồn tiền này vào mục đích gì?
- Biến động nguồn và sử dụng nguồn qua các năm là như thế nào? Cả quy mô
lẫn tỷ trọng, khoản mục nào tạo ra biến động chủ yếu trong nguồn và sử dụng nguồn?
- Có những nghi vấn nào về tình hình sức khỏe của doanh nghiệp thông qua
những biến động dòng tiền không? (Doanh nghiệp có đang gặp khó khăn trong việc
tạo ra đủ tiền mặt để tái sản xuất không? Chất lượng thu nhập của doanh nghiệp có tốt
không? Áp lực trả nợ doanh nghiệp có không? Doanh nghiệp có khả năng tạo ra tiền
trả nợ không? )
• Ý nghĩa: giúp nhà phân tích đánh giá về độ bền vững của dòng tiền và những
triển vọng tương lai trong dòng tiền của doanh nghiệp, giúp nhà phân tích hệ thống


20

hóa các trọng tâm cần phân tích sâu và giải đáp các nguyên nhân biến động của dòng
tiền, đưa nhà phân tích đến những kết luận cuối cùng về thực trạng dòng tiền, nguy cơ
và rủi ro của doanh nghiệp.
Bước 4: Đưa ra những cảnh báo và khuyến nghị cho doanh nghiệp

• Mục tiêu: đưa ra những đánh giá khách quan dựa trên những tìm hiểu để cảnh
báo và khuyến nghị giải pháp doanh nghiệp hoặc cung cấp thông tin phân tích có
chiều sâu đến nhà đầu tư
Lưu ý: không có một tiến trình chuẩn xác nào để phân tích dòng tiền. Trên đây
chỉ là những gợi ý cơ bản để giúp người đọc có một cái nhìn khái quát về tiến trình
phân tích dòng tiền. Khi phân tích dòng tiền, tùy vào mục tiêu phân tích và đặc điểm
công ty mà nhà phân tích có thể lồng ghép các bước trên với nhau hoặc biến đổi cho
linh hoạt.
4. Ví dụ minh họa: Phân tích dòng tiền Công ty cổ phần sữa Việt Nam
(VINAMILK)
4.1 Đôi nét về công ty cổ phần sữa Việt Nam
Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) tiền thân là Công ty Sữa – Cà Phê Miền
Nam, trực thuộc Tổng Cục thực phẩm, được thành lập vào năm 1976. Trải qua nhiều
thời kỳ phát triển, Công ty thực hiện cổ phần hóa và được đổi tên thành Công ty Cổ
phần Sữa Việt Nam vào năm 2003. Ngày 19/1/2006, Vinamilk chính thức trở thành
công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tp. HCM. Hiện nay, Vinamilk là
một trong những công ty đại chúng có quy mô lớn nhất Việt Nam.
Các lĩnh vực kinh doanh chính:
- Sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm về sữa
- Sản xuất và kinh doanh nước giải khát
- Hoạt động chăn nuôi bò sữa, sản xuất sữa tươi nguyên liệu (thông qua công ty
con)
Các sản phẩm và nhãn hiệu chủ yếu:
- Sữa bột, Bột ăn dặm & Sản phẩm dinh dưỡng
- Sữa đặc
- Sữa nước
- Sữa chua, Kem, Phômai
- Sữa đậu nành, Nước ép & Nước giải khát
Thị trường chủ chốt
- Sản phẩm của Vinamilk phục vụ chủ yếu cho thi trường Việt Nam với tất cả

các dòng sản phẩm. Thị trường nội địa thường chiếm tỷ trọng trên 80% tổng doanh
thu của Vinamilk.
- Thị trường xuất khẩu chính của Vinamilk là Trung Đông, Campuchia, Thái
Lan và Philippines. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sữa bột và sữa đặc. Trong năm


21

2012, doanh thu xuất khẩu của Vinamilk chiếm khoảng 14% tổng doanh thu của
Vinamilk.
Hệ thống phân phối:
Vinamilk chủ yếu bán hàng qua 2 kênh chính là kênh truyền thống và kênh hiện
đại
- Đối với kênh phân phối hiện đại thì Vinamilk bán hàng trực tiếp đến các siêu
thị trên toàn quốc.
- Đối với kênh phân phối truyền thống: Vinamilk thiết lập hệ thống gồm 250 nhà
phân phối độc quyền trên toàn quốc. Các Nhà phân phối này sẽ giao hàng đến các
điểm bán lẻ trong phạm vi phân phối của họ. Tại thời điểm 31/12/2012, Vinamilk đã
bao phủ được hơn 200.000 điểm bán lẻ, tăng hơn 22.000 điểm so với cuối năm 2011.
Cơ cấu vốn điều lệ:
Tính đến ngày 31.12.2012, vốn điều lệ của Công ty như sau:
- Vốn điều lệ của Công ty : 8.339.557.960.000 đồng. Trong đó, vốn điều lệ tăng
trong năm do phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu là 2.778.410.420.000 đồng.
- Khối lượng cổ phiếu niêm yết : 833.955.796 cổ phiếu
- Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành : 833.525.676 cổ phiếu
- Cổ phiếu quỹ : 430.120 cổ phiếu
- Mệnh giá 1 cổ phiếu : 10.000 đồng
- Vốn hóa trên thị trường : 73.350 tỷ đồng, lớn nhất trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.
Hình 4.1. Cơ cấu vốn đều lệ Vinamilk


Cơ cấu vốn điều lệ theo danh sách cổ đông chốt ngày 21/12/2012:



22


Quy mô về nhân viên

Cơ cấu tổ chức và đơn vị hoạt động
Cơ cấu Vinamilk bao gồm:
- Trụ sở chính đặt tại số 10 Tân Trào, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM
- 3 chi nhánh bán hàng đặt tại Cần Thơ, Đà Nẵng và Hà Nội
- 2 xí nghiệp kho vận đặt tại TP.HCM và Hà Nội
- 10 nhà máy đang hoạt động và 2 nhà máy đang trong quá trình xây dựng, dự
kiến sẽ đưa vào hoạt động vào năm 2013.
- 1 phòng khám đa khoa tại TP.HCM
Bảng 4.1 Danh sách các công ty con và liên kết của Vinamilk


23



4.2 Minh họa cách lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp
Phần này sẽ được trình bày trên file Excel. Chi tiết trong file excel đính kèm.

4.3 Minh họa các phương pháp phân tích dòng tiền
4.3.1 Phân tích theo tỷ trọng

Việc phân tích so sánh cho ta biết được xu hướng theo thời gian của các dòng
tiền theo chiều ngang còn phân tích theo tỷ trong cho ta thấy được xu hướng theo hang
dọc. Có nhiều cách phân tích theo tỷ trọng khác nhau nhưng ở đây chúng tôi chọn
phân tích tỷ trong theo dòng tiền vào và ra để thấy rõ hơn biến động theo chiều dọc
của dòng tiền, mức độ đóng góp của từng khoản mục trong báo cáo dòng tiền vào sự
thăng dư hay thậm hụt của dòng tiển đó trên phương diện toàn bộ báo cáo lưu chuyển
tiền tệ.
Đối với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, chúng ta thấy rằng các khoản mục
có đóng góp quan trong vào dòng tiền vào là lợi nhuận trước thuế, khấu hao tài sản do
giá trị tài sản của Vinamilk lớn, gia tăng trong các khoản phải trả do mua sắm TSCĐ,
XDCB và mua hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu sản xuất gia tăng. Dòng tiền ra trong
hoạt động kinh doanh chủ yếu là do lỗ thanh lý tài sản cố định do Vinamilk thực hiện
chương trình thanh lý xe tải cho các nhà phân phối với giá rẻ và các sự tăng lên của
các khoản phải thu và hàng tồn kho do doanh thu và nhu cầu sản xuất gia tăng mạnh.
Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy rằng dòng tiền ra trong hoạt động kinh doanh là quá
nhỏ so với dòng tiền vào nên dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh chiếm từ 25%
đến 69% trong tổng dòng tiền vào của doanh nghiệp.
Đối với dòng tiền từ hoạt động đầu tư thì dòng tiền vào lớn nhất là liên quan
đến tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia từ việc cho vay hay đầu tư vào


24

các cộng ty con và công ty liên kết. Tuy nhiên, khoản tiền vào này lại quá nhỏ so với
khoản tiền ra từ chi mua sắm TSCĐ, XDCB và sự tăng lên trong các khoản tiền gửi kỳ
hạn ngân hàng với lý do đã được giải thích ở phần phân tích so sánh ở trên. Xét về
tổng thể thì dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư chiếm từ 16% đến 56% trong tổng dòng
tiền ra của doanh nghiệp. Riêng cá biệt vào năm 2011, dòng tiền từ hoạt động đầu tư
lại đóng góp 2% vào dòng tiền vào cùa Vinamilk do suy giảm hơn 1500 tỷ đổng tiền
gửi kỳ hạn tại ngận hàng để thanh toán nợ vay ngân hàng và chuyễn một phần thành

tiền gửi có kỳ han dưới 3 tháng.
Đối với dòng tiền từ hoạt động tài trợ thì dòng tiền vào lớn nhất là liên quan
đến tiền nhận được từ vay vay ngân hàng và tiền thu được từ phát hành cổ phần mới.
Tuy nhiên, khoản tiền vào này lại không đủ bù đắp cho các khoản tiền ra để thanh
toán nợ vay và cổ tức. Xét về tổng thể thì dòng tiền ra từ hoạt động tài trợ chiếm từ
12% đến 21% trong tổng dòng tiền ra của doanh nghiệp. Riêng cá biệt vào năm 2011,
dòng tiền từ hoạt động tài trợ lại đóng góp 1% vào dòng tiền vào cùa Vinamilk do
phát hành thêm hơn 1400 tỷ đồng cổ phiếu mới.
4.3.2 Phân tích so sánh
Việc phân tích theo tỷ trong cho ta thấy được xu hướng theo hang dọc còn phân
tích so sánh cho ta biết được xu hướng theo thời gian của các dòng tiền theo chiều
ngang.
Nhìn chung, Vinamilk có dòng tiền hoạt động kinh doanh dương và tăng dần
qua các năm, trong khi đó dòng tiền từ hoạt động đầu tư và tài trợ có xu hướng âm
trong suốt giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012.

Hình 4.2 Dòng tiền Vinamilk, ĐVT: triệu đồng

Dòng tiền hoạt động kinh doanh dương chủ yếu là do các khoảng thu được từ
doanh thu. Trong khi đó, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và tài trợ âm là do tiền chi để
mua sắm tài sản cố định và xây dựng cơ bản, thay đổi trong tiền gửi có kỳ hạn ngân
hàng và cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu.


25

Trong suốt giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012, chỉ tiêu về doanh thu của
Vinamilk tăng bình quân trên 30%, lợi nhuận trước và sau thuế tăng bình quân gần
50%, đồng thời với chính sách tín dụng thương mai ngắn hạn nên dòng tiền từ hoạt
đông kinh doanh của Vinamilk luôn dương với số lượng lớn và tăng mạnh qua từng

năm.
Bảng 4.2 Tổng hợp doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế của Vinamilk
qua các năm

Trong những năm gần đây, do mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên
Vinamilk đã chi xây dựng thêm nhà máy và mua sắm máy móc thiết bị. Như chúng ta
thấy trong bảng 4.3, Tổng chi mua sắm TSCĐ và Xây dưng cơ bản đến năm 2016 lên
đến hơn 10 nghìn tỷ đồng. Trong đó, đã giải ngân từ năm 2012 trở về trước là trên 7
nghìn tỷ đồng. Chính việc đầu tư nhiều vào tài sản cố định là nguyên nhân chính làm
cho dòng tiền hoạt động bi âm trong suốt những năm vừa qua. Hơn nữa, cùng với
những biến động lãi suất trong những năm vừa qua làm Vinamilk thay đổi liên tục kỳ
hạn các khoản tiền gửi của mình từ đầu tư tài chính sang các khoản tương đượng tiền
(tiền gửi từ 3 tháng trở xuống) và ngược lại cũng làm cho dòng tiền từ hoạt dộng đầu
tư biến động và có xu hướng đi xuống do sự tăng lên của các khoản tiền gửi có kỳ hạn
trong 4 năm chúng ta khảo sát.
Bảng 4.3 Tổng chi mua sắm TSCĐ và Xây dưng cơ bản đến năm 2016

×