i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, tài liệu được sử dụng có nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng.
Hà Nội, ngày… tháng…năm 2014
Tác giả
Phạm Văn Hiếu
ii
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời mỗi sinh
viên, kết thúc một chặng đường miệt mài đèn sách trên ghế giảng đường đại học.
Nó là kết quả của cả quá trình phấn đấu tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng
trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn và chỉ
bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Vũ Đình Hòa tác giả đã lựa chọn đề tài
“Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tuyến quốc lộ 2” làm đề tài nghiên
cứu khóa luận tốt nghiệp. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Vũ
Đình Hòa đã giúp đỡ hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đúng thời hạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng…năm 2014
Tác giả
Phạm Văn Hiếu
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ 1
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2
4. Cấu trúc của khoá luận 3
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1. Quan niệm về du lịch 4
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch 6
1.2.1. Tài nguyên du lịch 6
1.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội - chính trị ảnh hưởng đến sự hình thành
và phát triển du lịch 13
1.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật 16
1.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch 17
1.3.1. Quan niệm 17
1.3.2. Các hình thức tổ chức lãnh thỗ du lịch…………………………… 18
1.4. Vai trò của điểm, tuyến đối với sự phát triển của du lịch 20
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH
TRÊN TUYẾN QUỐC LỘ 2 22
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch 22
2.1.1. Vị trí địa lý 22
2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên 22
2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn 28
2.1.4. Cơ sở hạ tầng 33
2.1.5. Đánh giá chung về tài nguyên du lịch 34
2.2. Thực trạng khai thác du lịch trên tuyến quốc lộ 2 36
2.2.1. Thực trạng theo ngành 36
2.2.2. Thực trạng theo lãnh thổ 41
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG DU LỊCH TRÊN TUYẾN QUỐC LỘ 2 53
iv
3.1. Quan điểm 53
3.2. Mục tiêu, chiến lược và định hướng phát triển du lịch tuyến quốc lộ 2
53
3.2.1. Mục tiêu 53
3.2.2. Chiến lược 55
3.3. Giải pháp nhằm khai thác hiệu quả du lịch tuyến quốc lộ 2 57
3.3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý 57
3.3.2. Giải pháp về vốn, tài chính 58
3.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực 58
3.3.4. Giải pháp về sản phẩm 60
3.3.5. Giải pháp về môi trường 61
3.3.6. Giải pháp về cơ sở hạ tầng 62
3.3.7. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá hoạt động du lịch 62
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 64
1. Kết luận 64
2. Khuyến nghị 64
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NQ
Nghị quyết
HNTW
Hội nghị Trung ương
QG
Quốc gia
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
QĐ-TTg
Quyết định – Thủ tướng
NXB
Nhà xuất bản
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Đặc điểm các vườn quốc gia 25
Bảng 2.2. Di tích văn hóa – lịch sử tuyến quốc lộ 2……………………………29
Bảng 2.3. Số lượng khách du lịch đến tuyến giai đoạn 2005 - 2013 36
Bảng 2.5. Doanh thu du lịch các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang,
Hà Giang giai đoạn 2005 – 2013 38
Bảng 2.4. Số lượng cơ sở lưu trú tuyến du lịch quốc lộ 2 39
0.1Biểu đồ 2.1. Số lượng khách du lịch tới tuyến giai đoạn 2005 - 2013 36
9
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam quốc gia nhỏ bé và xinh đẹp nằm hiền hòa bên bờ Thái Bình
Dương giàu có về tài nguyên du lịch. Về tự nhiên Việt Nam là quốc gia nằm
hoàn toàn trong vùng nhiệt đới với những cảnh quan hấp dẫn du khách tiêu biểu
như Nha Trang, Phú Quốc, Sapa, Đà Lạt hay vùng đồng bằng châu thổ Cửu
Long rộng lớn. Về nhân văn đây là quốc gia có bề dày lịch sử lâu đời với 13 di
sản được công nhận di sản văn hóa thế giới, cùng hàng nghìn di tích văn hóa lịch
sử với nhiều lễ hội truyền thống độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Với những
tiềm năng to lớn của mình trong những năm qua hoạt động du lịch luôn được
xác định là một thế mạnh kinh tế nổi trội của Việt Nam.
Nằm trọn vẹn trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, quốc lộ 2 là tuyến
trục giao thông quan trọng kết nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc đất nước.
Đây là địa bàn có tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú cả về mặt tự nhiên và
nhân văn tiêu biểu có thể kể đến như Khu du lịch quốc gia Tam Đảo, Khu di tích
Đền Hùng, Khu di tích Tân Trào, Cao nguyên đá Đồng Văn…
Dựa trên các điều
kiện thuận lợi đó, trong những năm qua hoạt động du lịch trên địa bàn đã có những
khởi sắc thể hiện qua sự gia tăng nhanh về doanh thu, lượng khách du lịch.
Tuy nhiên quá trình khai thác hoạt động du lịch ở đây cũng bộc lộ nhiều bất
cập về mức độ liên kết và phát triển bền vững với những hoạt động du lịch còn
mang tính đơn lẻ và thiếu các quy hoạch mang tính đồng bộ. Xuất phát từ những
lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch
tuyến quốc lộ 2” làm đề tài khóa luận.
2. Mục đích và nhiệm vụ
2.1. Mục đích
Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch, tổ chức lãnh thổ nghiên cứu
tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của tuyến quốc lộ 2 từ đó đề xuất giải
pháp phát triển bền vững hoạt động du lịch trên tuyến quốc lộ 2.
2
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan cơ sở lý luận về du lịch.
- Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch trên tuyến quốc lộ 2.
- Đề xuất giải pháp đảm bảo sự phát triển bền vững và khai thác có hiệu
quả hoạt động du lịch trên tuyến quốc lộ 2.
2.3. Giới hạn đề tài
- Về không gian: Các tỉnh dọc theo tuyến quốc lộ 2 bao gồm các Vĩnh
Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang (trừ Hà Nội).
- Về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch
trên tuyến quốc lộ 2 từ năm 2005 đến nay. Đồng thời tập trung nghiên cứu giải
pháp phát triển du lịch trên tuyến quốc lộ 2 đến năm 2020.
- Về nội dung: Tập trung đánh giá tiềm năng du lịch và thực trạng phát
triển du lịch trên tuyến quốc lộ 2.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch
trên tuyến quốc lộ 2.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu thực địa
Đây là phương pháp tiếp cận thực tế, tích lũy tài liệu thực tế về sự hoàn
thành, phát triển và đặc điểm của các mặt lãnh thổ để có cơ sở kiểm nghiệm,
đánh giá chính xác hiện trạng. Để thực hiện khóa luận tác giả đã thực hiện
chuyến khảo sát đến các địa điểm khu du lịch Tam Đảo, khu di tích Đền Hùng
trong khoảng thời gian tháng 3 năm 2014.
3.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp và nghiên cứu hệ thống
Phương pháp này cho phép tìm kiếm và nêu lên các mô hình của đối tượng
nghiên cứu, thực hiện thu thập và phân tích thông tin ban đầu. Đây là phương
pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các chương trình nghiên cứu
khoa học.
3
Thu thập các số liệu sơ cấp về các điểm du lịch, số liệu hành khách… và
các tài liệu thứ cấp về du lịch, quy hoạch vùng… Rút ra được tiềm năng và thực
trạng phát triển du lịch trên tuyến quốc lộ 2. Từ đó làm cơ sở đề xuất giải phát
nhằm phát triển du lịch trên tuyến quốc lộ 2.
3.2.3. Phương pháp thống kê du lịch
Các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động du lịch trên tuyến quốc lộ 2
được thu thập thống kê làm cơ sở cho việc xử lý, phân tích, đánh giá thực hiện
những mục tiêu đề tài đề ra.
3.2.4. Phương pháp bản đồ và biểu đồ
Thông qua phương pháp này phản ánh đặc điểm không gian về tài nguyên,
luồng khí, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Tác giả đã sử dụng phần mềm
GIS để xây dựng bản đồ tuyến quốc lộ 2 và bản đồ du lịch tuyến quốc lộ 2.
4. Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận khóa luận được cấu trúc theo 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận
Chương 2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tuyến quốc lộ 2
Chương 3. Định hướng và giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả hoạt động
du lịch trên tuyến quốc lộ 2
4
NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Quan niệm về du lịch
Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không
thể thiếu được trong đời sống văn hoá - xã hội và đang phát triển mạnh mẽ, trở
thành ngành kinh tế quan trọng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Trong những
thập kỷ gần đây, du lịch phát triển rất nhanh. Theo số liệu của tổ chức du lịch
thế giới, hàng năm có ba tỉ người đi du lịch. Khi du lịch phát triển đã kéo theo
những ngành kinh tế tổng hợp phục vụ du lịch ra đời và phát triển với tốc độ như
vũ bão để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt khổng lồ của hơn 80 triệu người du lịch
bình quân cho mỗi ngày.
Theo một số học giả, du lịch băt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Tonos” nghĩa là đi
một vòng. Thuật ngữ này được Latinh hóa thành “Turnur” và sau thành “ Tour”
(tiếng Pháp) nghĩa là đi một vòng, cuộc dạo chơi, còn “Touriste” là người đi dạo
chơi. Theo Robert Langquar (năm 1980), từ “Tourism” (du lịch) lần đầu tiên
xuất hiện trong tiếng Anh khoảng năm 1800 và được quốc tế hóa nên nhiều
nước đã sử dụng trực tiếp mà không dịch nghĩa. Một số học giả khác lại cho
rằng du lịch không phải xuất phát từ tiếng Hy Lạp mà từ tiếng Pháp “le tour”, có
nghĩa là một cuộc hành trình đến nơi nào đó và quay trở lại, sau đó từ gốc này
ảnh hưởng ra phạm vi toàn thế giới…
Năm 1811, định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh: “Du
lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành
trình với mục đích giải trí”. Khái niệm này tương đối đơn giản và coi giải trí là
động cơ chính của hoạt động du lịch.
Năm 1930, Glusman người Thụy Sĩ định nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục
không gian của những người đến một địa điểm, mà ở đó họ không có chỗ cư trú
thường xuyên”.
Hai học giả Hunziker và Krapf, những người đặt nền móng cho lý thuyết về
cung – cầu du lịch, đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tập hợp của các mối quan hệ
5
và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những
người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên
và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”. So với các quan niệm trên, quan
niệm này đẫ thể hiện được tương đối đầy đủ và bao quát các hiện tượng du lịch.
Tuy nhiên quan niệm này chưa làm rõ được đặc trưng của các hiện tượng và của
mối quan hệ du lịch (các mối quan hệ nào và hiện tượng nào thuộc loại kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa…). Ngoài ra, định nghĩa bỏ sót hoạt động của các công
ty giữ nhiệm vụ trung gian, nhiệm vụ tổ chức du lịch và nhiệm vụ sản xuất hàng
hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Theo I.I Pirojnik (năm 1985) “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư
trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi
cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần,
nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ
những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”.
Tháng 6/1991, tại Otawa (Canada), Hội nghị quốc tế về Thống kê Du lịch
cũng đưa ra định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi
ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một
khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định
trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm
tiền trong phạm vi vùng đến thăm”.
Hội nghị lần thứ 27 (năm 1993) của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO)
đã đưa ra khái niệm du lịch thay thế cho khái niệm năm 1963: “Du lịch là hoạt
động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên (usual
environment) của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi gải trí
hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian
liên tục ít hơn 1 năm”.
Theo Luật du lịch Việt Nam (ban hành năm 2005), tại điều 4, chương I
định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
6
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
Về cơ bản hiện nay trong điều kiện Việt Nam, quan điểm này được coi là
quan niệm chính thống vì đã nêu được những nội dung bản chất của hoạt động
du lịch phù hợp với điều kiện nước ta.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch
1.2.1. Tài nguyên du lịch
1.2.1.1. Quan niệm và đặc điểm tài nguyên du lịch
* Quan niệm
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử -
văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có
thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản hình thành các
khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
* Đặc điểm tài nguyên du lịch
- Tài nguyên du lịch rất đa dạng bao gồm cả tài nguyên dưới dạng vật thể
lẫn tài nguyên dưới dạng phi vật thể. Nhìn chung, phần lớn tài nguyên du lịch là
ở dạng vật thể (như hang động karst, vườn quốc gia, di tích văn hóa - lịch sử…),
phần còn lại là dưới dạng phi vật thể (như Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù, Quan họ…).
- Tài nguyên du lịch không bị giảm sút trong quá trình khai thác và nguồn
tài nguyên này có thể được sử dụng với số lần không hạn chế, nếu chúng được
bảo vệ, tôn tạo. Khác với một số loại tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt khi sử
dụng như khoáng sản, tài nguyên du lịch có lợi thế là không hao mòn nên có thể
khai thác lâu dài tùy thuộc vào nhu cầu của du khách.
- Tài nguyên du lịch không phải là bất biến. Phạm vi của nó có xu hướng
ngày càng mở rộng, phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học - công nghệ và
nhu cầu của khách du lịch.
7
Về nguyên tắc, cần phải nắm vững các đặc điểm của tài nguyên du lịch, bởi
vì chúng tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển du lịch của
một lãnh thổ (vùng, quốc gia).
1.2.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên
* Quan niệm
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo khí
hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ
mục đích du lịch.
Các thành phần của tự nhiên với tư cách tài nguyên du lịch có tác động mạnh
nhất đến hoạt động này là địa hình, khí hậu, nguồn nước và thực - động vật.
* Các loại tài nguyên du lịch
- Địa hình:
Đối với hoạt động du lịch, quan trọng hơn cả là đặc điểm hình thái của địa
hình, nghĩa là các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng địa hình đặc biệt
có sức hấp dẫn với du khách.
Các đơn vị hình thái của địa hình là núi đồi và đồng bằng. Chúng được
phân biệt bởi độ cao của địa hình.
+ Địa hình đồng bằng tương đối đơn điệu về hình dạng, ít gây được cảm
hứng cho du khách tham quan du lịch.
+ Địa hình vùng đồi núi thường tạo ra một không gian thoáng đãng. Dạng
địa hình này tác động mạnh tới tâm lý của du khách ưa thích dã ngoại, rất thích
hợp với loại hình cắm trại, tham quan. Vùng đồi núi là nơi có những di tích khảo
cổ và tài nguyên văn hoá - lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình du
lịch tham quan theo chuyên đề.
+ Trong các dạng địa hình thì địa hình miền núi có ý nghĩa lớn nhất đối với
du lịch. Đây là khu vực có thuận lợi cho việc tổ chức thể thao mùa đông, các nhà
an dưỡng, các trạm nghỉ, các cơ sở du lịch, các khu vực có khả năng chuyển tiếp
lộ trình, các đỉnh núi cao có thể nhìn thấy toàn cảnh và thích hợp với môn thể
8
thao leo núi… Trong miền núi, cùng với địa hình thì khí hậu và thực động –
thực vật tạo nên tài nguyên du lịch tổng hợp có khả năng tổ chức các loại hình
du lịch ngắn ngày cũng như dài ngày.
Ngoài các dạng địa hình chính, với ý nghĩa phục vụ du lịch còn cần chú ý
đến các kiểu địa hình đặc biệt, có giá trị rất lớn cho tổ chức du lịch như kiểu địa
hình karst và kiểu địa hình ven bờ biển.
+ Địa hình karst là kiểu địa hình được tạo thành do sự lưu thông của nước
trong các đá dễ hoà tan (đá vôi, đôlômít, đá phấn, thạch cao…). Ở Việt Nam chủ
yếu là đá vôi. Thuật ngữ “karst” bắt nguồn từ tên một miền thuộc Nam Tư, nơi
mà địa hình này lần đầu tiên được nghiên cứu.
Một trong những kiểu karst được quan tâm nhất đối với du lịch là các dạng
hang động karst. Các cảnh quan thiên nhiên của hang động karst rất hấp dẫn
khách du lịch.
+ Ngoài hang động karst, các kiểu địa hình karst cũng có giá trị lớn đối với
du lịch, chẳng hạn kiểu karst ngập nước mà tiêu biểu là vịnh Hạ Long, một trong
những di sản thế giới, với khả năng du ngoạn bằng thuyền, tàu. Kiểu karst đồng
bằng ở vùng Ninh Bình được mệnh danh là “Hạ Long cạn” cũng có giá trị đối
với du lịch.
+ Kiểu địa hình ven bờ các kho chứa nước lớn (đại dương, biển, hồ…) có ý
nghĩa quan trọng đối với du lịch. Nói chung địa hình ven bờ có thể được khai
thác phục vụ du lịch với các mục đích khác nhau, từ tham quan du lịch theo
chuyên đề cho đến nghỉ ngơi an dưỡng, tắm biển, thể thao nước… Có rất nhiều
chỉ tiêu để đánh giá mức độ thuận lợi của các bãi biển đối với du lịch như chiều
dài, chiều rộng, độ mịn của cát, nền cát, độ dốc, độ trong của nước, độ mặn…
- Khí hậu:
Khí hậu cũng được coi là một tài nguyên du lịch. Trong các chỉ tiêu khí
hậu, đáng lưu ý nhất là hai chỉ tiêu: nhiệt độ không khí và độ ẩm không khí.
Ngoài ra còn phải tính đến các yếu tố khác như gió, áp suất khí quyển, ánh nắng
mặt trời và nhất là các hiện tượng thời tiết đặc biệt.
9
Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc
hoạt động dịch vụ du lịch. Ở mức độ nhất định, cần phải lưu ý tới những hiện
tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở tới kế hoạch du lịch như bão, gió mùa Đông
Bắc, gió Tây khô nóng, lốc, lũ lụt trong mùa mưa…
Du lịch có tính mùa vụ rõ rệt, nó phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, hoạt
động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc trong một vài tháng.
+ Mùa du lịch cả năm (liên tục) thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh ở
suối khoáng, du lịch trên núi (cả mùa đông và mùa hè).
+ Mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất vì có thể phát triển nhiều loại hình
du lịch như: du lịch biển, các loại hình du lịch trên núi và ở khu vực đồng bằng.
Khả năng du lịch ngoài trời về mùa hè rất đa dạng và phong phú.
Nhiều nhà khí hậu trên thế giới còn sử dụng các chỉ tiêu khí hậu sinh học để
xác định mức độ thích hợp của khí hậu đối với sức khỏe con người. Nhìn chung,
những nơi có khí hậu điều hoà thường được khách du lịch rất thích.
- Nguồn nước:
Tài nguyên nước phục vụ du lịch bao gồm nước trên mặt và nước ngầm,
nước khoáng.
Đối với du lịch, tài nguyên nước trên mặt có ý nghĩa to lớn. Nó bao gồm
mạng lưới sông ngòi, ao hồ… Nguồn nước trên mặt không chỉ cung cấp cho nhu
cầu của khu du lịch, mà còn tạo ra các loại hình du lịch đa dạng như du lịch hồ,
du lịch sông nước…còn nước ngầm, nhìn chung ít có giá trị đối với du lịch.
Trong tài nguyên nước, cần phải nói đến nguồn nước khoáng. Đây là nguồn
tài nguyên có giá trị cho du lịch an dưỡng và chữa bệnh.
Nước khoáng là nước thiên nhiên, chứa một số thành phần vật chất đặc biệt
(các nguyên tố hoá học, các khí, các nguyên tố phóng xạ…), hoặc có một số tính
chất vật lý (nhiệt độ, độ PH…) có tác dụng đối với sức khỏe con người. Trên thế
giới, những nước giàu nguồn nước khoáng cũng là những nước phát triển du lịch
chữa bệnh như Liên bang Nga, Bungari, Italia, Đức và Slôvakia…
10
- Sinh vật:
Hiện nay, thị hiếu về du lịch ngày càng trở nên đa dạng. Sau những ngày
làm việc căng thẳng, con người muốn được thư giãn và hoà mình vào thiên
nhiên. Từ đó xuất hiện một loại hình du lịch mới: du lịch sinh thái, trong đó các
khu bảo tồn thiên nhiên có vai trò quan trọng.
Không phải mọi tài nguyên thực - động vật đều là đối tượng của du lịch
tham quan. Để phục vụ cho các mục đích du lịch khác nhau, người ta đã đưa ra
các chỉ tiêu sau đây:
+ Chỉ tiêu phục vụ mục đích tham quan du lịch.
Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình.
Có loài đặc trưng cho khu vực, loại đặc hữu, loại quý hiếm đối với thế
giới và trong nước.
Có một số động vật (thú, chim, bò sát, côn trùng, cá…) phong phú và
điển hình cho vùng.
Có các loại có thể khai thác làm đặc sản phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
Thực - động vật có màu sắc hấp dẫn, vui mắt, một số loài phổ biến dễ
quan sát bằng mắt thường, ống nhòm hoặc nghe được tiếng hót, tiếng kêu và có
thể chụp ảnh được.
Đường giao thông thuận tiện cho việc đi lại, quan sát, vui chơi của khách.
+ Chỉ tiêu đối với du lịch săn bắn thể thao.
Quy định loài được săn bắn là loài phổ biến, không ảnh hưởng đến số lượng
quỹ gen, loài động vật hoạt động (ở dưới nước, mặt đất, trên cây) nhanh nhẹn.
Ngoài ra khu vực dành cho săn bắn thể thao phải tương đối rộng, có địa hình
tương đối dễ vận động, xa khu dân cư, bảo đảm tầm bay của đạn và sự an toàn
tuyệt đối cho khách. Phải cấm dùng súng quân sự, mìn và chất nổ nguy hiểm.
+ Chỉ tiêu đối với mục đích du lịch nghiên cứu khoa học:
Nơi có hệ thực - động vật phong phú và đa dạng, có tồn tại loài quý hiếm, có
thể đi lại quan sát, chụp ảnh, có quy định thu mẫu ở cơ quan quản lý…
11
b. Tài nguyên du lịch nhân văn
* Quan niệm
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá,
văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình
lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác
có thể được sử dụng phục vụ cho mục đích du lịch.
Nhóm tài nguyên này có những đặc trưng riêng. Tài nguyên du lịch nhân
văn có giá trị nhận thức nhiều hơn giá trị giải trí, ít bị phụ thuộc vào các điều
kiện tự nhiên, thường tập trung ở các khu vực quần cư và thu hút du khách có
mức thu nhập, trình độ văn hoá cũng như yêu cầu nhận thức cao hơn.
* Các loại tài nguyên du lịch nhân văn
- Di tích lịch sử - văn hóa:
+ Di tích lịch sử - văn hóa là tài sản văn hóa quý giá của mỗi địa phương,
mỗi dân tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại.
+ Di tích lịch sử - văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan
trong đó chứa đựng các giá trị điển hình về lịch sử, văn hóa do tập thể hoặc cá
nhân con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại.
+ Di tích lịch sử - văn hóa nói chung, có thể được phân chia thành:
Di tích văn hóa khảo cổ là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị
văn hóa, thuộc về thời kỳ lịch sử xa xưa. Đa số các di tích văn hóa khảo cổ nằm
trong lòng đất, tuy nhiên cũng có những trường hợp chúng tồn tại trên mặt đất,
thí dụ các bức chạm khắc trên vách đá… Di tích văn hóa khảo cổ thường là các
di chỉ khảo cổ (di chỉ cư trú như hang động, thành luỹ và di chỉ mộ táng).
Di tích lịch sử là các di tích gắn với đặc điểm và quá trình phát triển của
mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Loại hình này thường bao gồm:
Di tích ghi dấu về dân tộc học: sự ăn ở, sinh hoạt của các tộc người.
Di tích ghi dấu các sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu, có ý nghĩa quyết
định chiều hướng phát triển của đất nước, của địa phương.
Di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược.
12
Di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động.
Di tích ghi dấu tội ác của các thế lực phản động (trong và ngoài nước).
Di tích văn hoá nghệ thuật là các di tích gắn với các công trình kiến trúc
có giá trị nên còn gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật. Những di tích này không chỉ
chứa đựng những giá trị kiến trúc, mà còn chứa đựng cả những giá trị văn hoá
xã hội của mỗi dân tộc. Vì vậy, chúng lại được chia ra: di tích kiến trúc và di
tích tác phẩm nghệ thuật (tượng đài).
Danh lam thắng cảnh: ở mỗi quốc gia, thiên nhiên hào phóng đã ban tặng
cho các phong cảnh, quyện lẫn với các công trình mang tính chất văn hoá - lịch
sử. Các danh lam thắng cảnh không chỉ có vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, mà
còn có giá trị nhân văn do bàn tay, khối óc của con người tạo nên.
Các di tích (tự nhiên, nhân văn) có giá trị đặc biệt được xếp vào di sản
(thiên nhiên, văn hoá) của nhân loại. Đây là tài nguyên có ý nghĩa rất quan trọng
đối với du lịch.
- Lễ hội:
+ Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hoá tổng hợp hết sức đa dạng và phong
phú, một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc,
hoặc một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ
tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc là để giải quyết những nỗi lo âu, những khao
khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.
+ Lễ hội gồm hai phần: phần lễ và phần hội
Phần lễ: gồm những nghi lễ trang trọng nhằm bày tỏ lòng tôn kính với
các bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong được thiên thời, địa lợi, nhân hoà và
sự phồn vinh hạnh phúc.
Phần hội: bao gồm các trò chơi dân gian: đánh đu, kéo co, cờ người…để
con người giao lưu cộng cảm trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ tục cao
đẹp. Thông thường, lễ hội gắn liền với các di tích văn hoá - lịch sử.
+ Thời gian diễn ra lễ hội thường khác nhau. Nói chung lễ hội xuất hiện
vào thời điểm thiêng liêng của sự chuyển tiếp giữa các mùa, đánh dấu sự kết
13
thúc chu kỳ lao động cũ, chuẩn bị cho sự bắt đầu của chu kỳ lao động mới, ở
nước ta lễ hội tập trung nhiều vào mùa xuân.
- Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học
Mỗi dân tộc có những điều kiện sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập
quán, hoạt động sản xuất mang sắc thái riêng của mình và có địa bàn cư trú nhất
định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch.
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa với du lịch là các
tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về kiến
trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục
dân tộc…
- Các đối tượng văn hoá - thể thao và hoạt động nhận thức khác:
Các đối tượng văn hoá cũng thu hút khách du lịch đến với mục đích tham
quan, nghiên cứu. Đó là các trung tâm của các viện khoa học, các trường đại
học, các thư viện lớn và nổi tiếng, các thành phố có triển lãm nghệ thuật, các
trung tâm các cuộc thi đấu thể thao quốc tế, biểu diễn bale, các cuộc thi hoa hậu,
thi giọng hát hay…
Các đối tượng văn hoá thường tập trung ở các thủ đô và thành phố lớn như
Luân Đôn, Pari, Matxcơva, Viên, Roma, Brucxen… Các đối tượng văn hoá - thể
thao thu hút không chỉ khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu, mà còn lôi
cuốn nhiều khách đi du lịch với các mục đích khác nhau. Khách du lịch có trình
độ văn hoá trung bình trở lên đều có thể thưởng thức các giá trị văn hoá của đất
nước mà họ đến thăm. Do vậy, tất cả các thành phần có các đối tượng văn hoá
hoặc tổ chức hoạt động văn hoá - thể thao đều được nhiều khách tới thăm và trở
thành những trung tâm du lịch văn hoá.
1.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội - chính trị ảnh hưởng đến sự hình thành
và phát triển du lịch
1.2.2.1. Dân cư và lao động
Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội. Việc nắm vững số dân,
thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, cấu trúc, sự phân bố và mật độ dân cư
14
có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Nhu cầu du lịch của con người
tuỳ thuộc vào đặc điểm xã hội, nhân khẩu của dân cư.
1.2.2.2. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất
hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Sự phát triển
của nền sản xuất xã hội đẻ ra nhu cầu nghỉ ngơi du lịch. Nền sản xuất xã hội càng
phát triển thị trường nhu cầu của nhân dân càng lớn, chất lượng càng cao, đồng
thời tạo điều kiện cho sự ra đời của nhiều nhân tố khác nhau như nhu cầu nghỉ
ngơi, giải trí, mức sống, mức thu nhập, thời gian rỗi rãi.
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật cũng là nhân tố làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động du lịch do sự xuất
hiện của máy móc hiện đại thay thế lao động chân tay nhưng lại làm tăng sự
căng thẳng trong lao động. Điều đó đòi hỏi con người phải được phục hồi sức
lực sau những ngày làm việc căng thẳng.
1.2.2.3. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch
Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và sự thay đổi của nó theo không gian và thời
gian trở thành một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra
đời và phát triển của du lịch. Đó là nhu cầu của con người về hồi phục sức khoẻ
và khả năng lao động, thể chất và tinh thần bị hao phí trong quá trình sống. Nhu
cầu nghỉ ngơi du lịch là một hệ thống và được thể hiện ở 3 mức độ: xã hội -
nhóm người - cá nhân.
1.2.2.4. Cách mạng khoa học kỹ thuật
Cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghiệp hoá và tự động hoá quá trình
sản xuất liên quan chặt chẽ với nhau. Chúng là những nhân tố trực tiếp làm nảy
sinh nhu cầu du lịch và hoạt động du lịch. Nhờ cơ khí hoá, nhất là tự động hóa
sản xuất, lao động chân tay giảm xuống đáng kể. Mặc dù lao động chân tay giảm
xuống với tốc độ nhanh chóng nhưng cường độ và sự căng thẳng tăng lên với
tốc độ tương ứng. Điều đó đòi hỏi phải được phục hồi sức khoẻ sau những ngày
làm việc căng thẳng thông qua con đường nghỉ ngơi du lịch. Dưới góc độ khác
15
cách mạng khoa học kỹ thuật đồng thời là nhân tố đẩy mạnh sự phát triển của du
lịch. Công nghiệp du lịch chắc chắn không phát triển mạnh được nếu thiếu sự hỗ
trợ của cách mạng khoa học kỹ thuật và quá trình công nghiệp hoá.
1.2.2.5. Đô thị hoá
Là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, đô thị hoá như nhân tố
phát sinh nhằm góp phần đẩy mạnh nhu cầu du lịch. Đô thị hoá tạo nên một
lối sống đặc biệt - lối sống thành thị và đồng thời hình thành các thành phố
lớn và các cụm thành phố. Đô thị hoá có những đóng góp to lớn trong việc
cải thiện đời sống cho nhân dân về phương diện vật chất và văn hoá, thay
đổi tâm lý và hành vi của con người. Tuy nhiên đô thị hoá cũng làm biến
đổi các điều kiện sống tự nhiên tách con người ra khỏi môi trường xung
quanh, thay đổi bầu không khí và các quá trình khác của tự nhiên… Tất cả
các điều đó đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người là nguyên nhân gây
ra stress. Do đó nghỉ ngơi, giải trí trở thành một trong những nhu cầu
không thể thay thế được của người dân thành phố.
1.2.2.6. Điều kiện sống
Điều kiện sống của nhân dân là nhân tố quan trọng để phát triển du
lịch. Nó được hình thành nhờ việc tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều
kiện sinh hoạt nâng cao khẩu phần ăn uống, phát triển đầy đủ mạng lưới y
tế, văn hoá, giáo dục… Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con
người đạt đến trình độ nhất định.
1.2.2.7. Các nhân tố chính trị
Là điều kiện quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát
triển của du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát
triển trong điều kiện hoà bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Ngược
lại, du lịch có tác dụng trở lại đến việc cùng tồn tại hoà bình. Thông qua du
lịch quốc tế con người thể hiện nguyện vọng được sống và làm việc trong
hoà bình và hữu nghị.
16
1.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật
1.2.3.1. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch.
Về phương diện này, mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố
quan trọng hàng đầu.
Du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất
định, vì vậy nó phụ thuộc vào giao thông: mạng lưới đường xá và phương tiện
giao thông. Việc phát triển giao thông, nhất là tăng nhanh phương tiện vận
chuyển (công cộng và cá nhân) cho phép mau chóng khai thác nguồn tài nguyên
du lịch mới. Chỉ có thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì
du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội.
Mỗi loại giao thông có những đặc điểm riêng biệt. Giao thông bằng ô tô tạo
điều kiện cho khách du lịch dễ dàng đi theo lộ trình mình lựa chọn. Giao thông
bằng đường sắt rẻ tiền, tất cả mọi người đều có thể đi được nhưng chỉ theo tuyến
đường sắt có sẵn. Giao thông bằng đường không rất nhanh, rút ngắn thời gian đi
lại tuy nhiên lại đắt tiền. Giao thông bằng đường thuỷ, mặc dù tốc độ đi chậm
nhưng lại có thể kết hợp với việc tham quan, giải trí…dọc theo sông hoặc biển.
Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, nhưng cũng có các
phương tiện giao thông được sản xuất và sử dụng chuyên phục vụ nhu cầu du
lịch (ô tô, tàu thuỷ, máy bay đặc biệt, đường dây cáp…) chúng được tách ra như
một bộ phận của cơ sở hạ tầng du lịch. Ngay các phương tiện giao thông dùng
cho khách nghỉ đêm cũng có thể xếp vào bộ phận này.
Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động
du lịch. Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo sự giao lưu cho khách du lịch trong
nước và quốc tế. Nhu cầu thông tin liên lạc là những nhu cầu trao đổi các dòng tin
tức của xã hội, được thỏa mãn bằng nhiều loại hình thông tin khác nhau.
Trong cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn phải đề cập đến hệ thống các công
trình cấp điện, nước. Các sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi -
giải trí của khách.
17
Như vậy cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế,
trong đó có hoạt động du lịch.
1.2.3.2. Cơ sở vật chất - kỹ thuật
Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng trong
quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai
thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách.
Du lịch là một ngành “sản xuất”, nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng
hoá nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Do vậy cơ sở vật chất - kỹ thuật
du lịch gồm nhiều thành phần khác nhau. Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hóa du
lịch đòi hỏi phải có cả một hệ thống các cơ sở, các công trình đặc biệt… Tài
nguyên du lịch chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tiêu dùng của khách du
lịch. Việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đó đòi hỏi phải xây dựng một
hệ thống các công trình. Căn cứ vào các đặc điểm trên có thể hiểu cơ sở vật chất
- kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc
tạo ra, thực hiện dịch vụ hàng hoá du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất - kỹ thuật của
ngành du lịch và cơ sở vật chất - kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân
tham gia phục vụ du lịch như thương nghiệp du lịch, dịch vụ… Cơ sở vật chất -
kỹ thuật và tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới công suất, thể loại, thứ hạng của hầu
hết các thành phần cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch. Khả năng tiếp nhận của tài
nguyên du lịch là cơ sở xác định công suất các công trình phục vụ du lịch, sức
hấp dẫn của chúng ảnh hưởng tới thứ hạng các cơ sở này.
1.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch
1.3.1. Quan niệm
Trong việc nghiên cứu du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những
vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi vì không thể tổ chức và quản lý có hiệu quả
hoạt động này nếu không xem xét khía cạnh không gian, lãnh thổ của nó.
18
Nói một cách đơn giản nhất, tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu là một hệ
thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên
quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân
văn, kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả (kinh tế, xã hội, môi
trường) cao nhất.
1.3.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch
Hiện nay ở Việt Nam các cấp phân vị trong tổ chức lãnh thổ du lịch
như sau:
1.3.2.1. Điểm du lịch
Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt lãnh thổ,
điểm du lịch có quy mô nhỏ. Trên bản đồ các vùng du lịch, người ta thể hiện
điểm du lịch là các điểm riêng biệt. Tuy nhiên, trong thực tế dù quy mô rất nhỏ,
điểm du lịch cũng chiếm một diện tích nhất định trong không gian. Sự chênh
lệch về diện tích giữa các điểm du lịch tương đối lớn.
Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hoá,
lịch sử, kinh tế, xã hội) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc
kết hợp cả hai. Vì thế điểm du lịch có thể phân thành hai loại: điểm tài nguyên
và điểm chức năng.
Thời gian lưu lại của khách còn tuỳ thuộc vào sự hấp dẫn của tài nguyên du
lịch tại điểm đến.
1.3.2.2. Tuyến du lịch
Các điểm du lịch được nối với nhau bằng tuyến du lịch. Trong trường hợp
cụ thể các tuyến du lịch có thể là các tuyến nội vùng (á vùng, tiểu vùng, trung
tâm) hoặc là tuyến liên vùng (quốc gia hoặc quốc tế).
Các tuyến du lịch được xác định dựa vào:
- Sự phân bố tài nguyên du lịch (tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn).
- Sự hấp dẫn của cảnh quan trên toàn tuyến và các điểm dừng tham quan.
- Các điều kiện cơ sở vui chơi giải trí và thu hút khách.
- Cở sở hạ tầng.
19
- Cơ sở lưu trú, ăn uống, mua sắm.
- Sự trong sạch của môi trường.
- Các điều kiện đảm bảo an ninh trật tự, an toàn, xã hội.
Đây là những tiêu chuẩn cơ bản quyết định thời gian lưu trú dài ngày hay
ngắn ngày của du khách đối với các tuyến du lịch cụ thể.
1.3.2.3. Cụm du lịch
Là không gian lãnh thổ tập trung nhiều loại tài nguyên du lịch với một
nhóm các điểm du lịch đang được khai thác hoặc được khai thác dưới dạng tiềm
năng trong đó hạt nhân của nó là một hoặc một vài điểm du lịch có ý nghĩa quốc
gia, khu vực hoặc quốc tế có khả năng thu hút khách cao.
1.3.2.4. Trung tâm du lịch
Là một cấp hết sức quan trọng. Về đại thể, đó là sự kết hợp lãnh thổ của
các điểm du lịch cùng loại hay khác loại. Trên lãnh thổ trung tâm du lịch tập
trung rất nhiều điểm du lịch. Nói cách khác mật độ điểm du lịch trên lãnh thổ
này tương đối dày đặc.
Nguồn tài nguyên du lịch tương đối tập trung, được khai thác một cách cao
độ. Có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật tương đối phong phú để đón,
phục vụ và khách lưu lại trong một thời gian dài.
Có khả năng tạo vùng du lịch rất cao. Về cơ bản, trung tâm du lịch là một hệ
thống lãnh thổ du lịch đặc biệt, hạt nhân của vùng du lịch. Có quy mô nhất định
về mặt diện tích, bao gồm các điểm du lịch kết hợp với các điểm dân cư và môi
trường xung quanh, có diện tích tương đương với diện tích một tỉnh.
1.3.2.5. Tiểu vùng du lịch
Tiểu vùng du lịch là một tập hợp bao gồm các điểm du lịch và các trung
tâm du lịch (nếu có). Về quy mô, tiểu vùng du lịch bao trùm lãnh thổ của một
tỉnh. Tuy vậy, sự dao động về diện tích giữa các tiểu vùng cũng khá lớn.
Tiểu vùng du lịch có tài nguyên tương đối phong phú về số lượng, đa dạng
về chủng loại.