Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng, thương mại dịch vụ và du lịch thành công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 83 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn đƣợc các
doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, vì nó là một phần cơ bản của công tác kế
toán đối với doanh nghiệp xây lắp. Đối với các doanh nghiệp, thực hiện tốt
công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm làm cơ sở để
giám sát các hoạt động, từ đó khắc phục những tồn tại, phát huy những tiềm
năng vốn có của công ty. Các doanh nghiệp muốn tồn tại phải có những chiến
lƣợc kinh doanh phù hợp, ứng xử một cách linh hoạt. Nó đòi hỏi các nhà quản
trị phải tối đa hóa lợi nhuận và sử dụng chi phí với hiệu quả cao nhất. Do đó,
quản lý chi phí trong doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự
tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Việc theo dõi chi phí và xác định
giá thành sản phẩm xây lắp là cần thiết cho việc phân tích ra quyết định sản
xuất hợp lý. Không những thế, công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm cũng là cánh tay đắc lực cho nhà nƣớc kiểm soát vốn
đầu tƣ xây dựng cơ bản và thu thuế đƣợc hiệu quả nhất.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng đó, qua thời gian thực tập em đã
quyết định chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xây dựng, thƣơng mại dịch vụ và du
lịch Thành Công” để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Lý luận chung công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
Chƣơng 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty cổ phần Xây dựng, thƣơng mại dịch vụ và du lịch Thành
Công.
Chƣơng 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính
giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Xây dựng, thƣơng mại dịch vụ và du
lịch Thành Công.
Em xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn nhiệt tình của giảng viên TS.


Nguyễn Thanh Bình và sự giúp đỡ tận tình của ban giám đốc Công ty, các anh
chị phòng kế toán, phòng vật tƣ đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
2

Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty,
song do thời gian còn hạn hẹp và kiến thức còn hạn chế nên báo cáo thực tập
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của giảng
viên TS. Nguyễn Thanh Bình và các cô chú, anh chị trong công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Hoàng An




















3

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH
NGHIỆP XÂY LẮP
1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong đơn vị xây lắp
1.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất có vai trò quan trọng trong nền kinh
tế, nó góp phần lớn vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế trong
công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc.
Ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm riêng biệt khác với những
ngành sản xuất khác.
Sản phẩm xây lắp là những công trình, hạng mục công trình có quy mô
lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất thi công kéo dài, nơi sản xuất công
trình là nơi tiêu thụ. Quá trình tạo ra sản phẩm xây lắp từ khi khởi công sản
xuất đến khi công trình hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng thƣờng dài vì
phụ thuộc vào quy mô, tính chất phức tạp của công trình, quá trình thi công
này đƣợc chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại gồm nhiều công đoạn
khác nhau. Ngoài ra sản phẩm xây lắp đƣợc tiêu thị theo giá dự toán hoặc giá
thỏa thuận giữa đơn vị nhận thầu và bên giao thầu nên tính chất hàng hóa
không rõ ràng. Do đó, cần phải đƣợc giám sát chặt chẽ, phải lập dự toán quá
trình sản xuất, phải so sánh với dự toán, phải lấy dự toán làm thƣớc đo.
Những đặc trƣng nói trên của ngành xây dựng cơ bản có tác động lớn
đến việc tổ chức kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm nói riêng.
1.1.2. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong đơn vị
xây lắp

Trong công tác chi phí sản xuất xây lắp và giá thành sản phẩm là những
chi tiêu quan trọng luôn đƣợc các doanh nghiệp quan tâm, vì chúng gắn liền
với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức khoa học, hợp lý sẽ tạo
điều kiện cho hạch toán chi phí đúng và chính xác, tính giá thành sản phẩm
xây lắp hợp lý. Có làm tố công tác này, bộ phân kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm mới có thể cung cấp những thông tin chính
xác cho lãnh đạo doanh nghiệp. Qua đó, nhà quản lý có thể phân tích, đánh
4

giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, tình hình sử dụng vật tƣ,
lao động, tiền vốn có hiệu quả, tiết kiệm hay lãng phí, để từ đó có biện pháp
quản lý thích hợp và tìm cách giảm thiểu chi phí sản xuất, hạ giá thành sản
phẩm nhƣng chất lƣợng sản phẩm không giảm để tăng lợi nhuận.
Để thực hiện đƣợc những điều đó thì kế toán cần thực hiện tốt những
nhiệm vụ sau:
- Phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế
phát sinh.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tƣ, lao động, sử
dụng máy thi công và các chi phí khác trên cơ sở dự toán thi công.
- Tính toán chính xác, kịp thời giá thành xây lắp lao vụ hoàn thành của
doanh nghiệp
- Kiểm tra việc thực hiện giá thành của doanh nghiệp theo từng công
trình, hạng mục công trình…
- Xác định đúng đắn công tác xây lắp đã hoàn thành từ đó làm cơ sở để
bàn giao và thanh toán giá trị khối lƣợng công việc đó. Định kỳ kiểm kê và
đánh giá giá thành thi công dở dang theo nguyên tắc đã đinh.
1.2. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.2.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
1.2.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động

sống, lao động vật hóa và các khoản chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp
đã bỏ ra cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm thực hiện lao vụ, dịch vụ
trong một thời kỳ nhất đinh.
1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Trong doanh nghiệp xây dựng có rất nhiều loại chi phí với những nội
dung kinh tế khác nhau do đó đòi hỏi phải có sự phân loại các chi phí.
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung và tính chất kinh tế
Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí của doanh nghiệp xây lắp đƣợc
chia thành các yếu tố sau:
5

- Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm các chi phí nguyên vật liệu chính,
vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, vật tƣ và thiết bị xây dựng cơ bản.
- Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền lƣơng, tiền công phải trả
cho công nhân viên trong doanh nghiệp và các khoản trích trên tiền lƣơng
theo quy định.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm số khấu hao của các tài sản
cố định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính của doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho sản xuất kinh
doanh nhƣ tiền điện, tiền nƣớc…
- Chi phí bằng tiền: Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh nhƣ là tiền tiếp khách, hội họp…
Cách phân loại này có tác dụng
- Cho biết kết cấu của từng yếu tố chi phí để đánh giá tình hình thực
hiện dự toán về chi phí sản xuất cho kỳ sau lập kế hoạch cung ứng đầu vào
nhƣ vật tƣ, lao động, tài sản cố định…
- Lập thuyết minh báo cáo tài chính phần chi phí sản xuất kinh doanh
theo yếu tố.
- Ngoài ra cách phân loại này là cơ sở để lập kế hoạch cân đối trong
toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Là cơ sở giúp nhà nƣớc tính toán đƣợc thu nhập

quốc dân.
Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công cụ kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này nó căn cứ vào mục đính công cụ kinh tế của
chi phí, nơi phát sinh chi phí và đối tƣợng gánh chịu chi phí để chia chi phí
sản xuất ra thành các khoản mục khác nhau. Mỗi khoản mục bao gồm những
chi phí có cùng mục đính, công dụng, cùng nơi phát sinh chi phí và đối tƣợng
chịu chi phí, bao gôm các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí nguyên vật liệu chính, vật
liệu phụ, vật liệu luân chuyển… cần thiết tạo nên sản phẩm xây lắp.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ tiền lƣơng cơ bản, các khoản
phụ cấp theo lƣơng, lƣơng phụ… có tính chất ổn định của nhân công trực tiếp
cần thiết để hoàn thành sản phẩm theo đơn giá xây dựng.
6

- Chi phí sử dụng máy thi công: Là chi phí sử dụng máy để hoàn thành
sản phẩm xây lắp. Chi phí khấu hao máy thi công, chi phí thƣờng xuyên máy
thi xông và chi phí khác của máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung: Chi phi trực tiếp khác, chi phí cho bộ phân
quản lý tổ, đội, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn, bảo hiểm thất nghiệp theo tỷ lệ quy định trên tiền lƣơng phải trả công
nhân trực tiếp xây lắp và nhân viên quản lý đội, khấu hao tài sản cố định dùng
cho hoạt động của đội.
Cách phân loại này có tác dụng:
- Giúp cho doanh nghiệp tập hợp đƣợc chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm theo từng khoản mục.
- Giúp cho việc lập kế hoạch giá thành sản phẩm theo kế hoạch và quản
lý chi phí theo định mức.
- Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch
hạ giá thành của doanh nghiệp.
1.2.2. Giá thành và phân loại giá thành xây lắp

1.2.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp
Để tiến hành thi công một công trình hay hoàn thành một lao vụ thì
doanh nghiệp xây lắp phải bỏ vào quá trình thi công một lƣợng chi phí nhất
định. Những chi phí mà doanh nghiệp chỉ ra trong quá trình thi công đó sẽ
tham gia cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành.
Nhƣ vậy, giá thành sản phẩm xây lắp là chi phí sản xuất bao gồm chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy
thi công và chi phí sản xuất chung tính cho từng công trình, hạng mục công
trình hay khối lƣợng hoàn thành đến giai đoạn quy ƣớc đã hoàn thành để đƣa
vào nghiệm tu bàn giao và đƣợc chấp nhận thanh toán.
1.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp
Trong sản phẩm xây lắp, cần phân biệt các loại giá thành công tác xây
lắp
7

- Giá thành dự toán: là tổng số chi phí dự toán để hoàn thành khối lƣợng
xây lắp công trình. Giá thành đƣợc xác định theo định mức và khung giá quy
định.
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành xác định từ những điều kiện cụ thể ở
mỗi đơn vị xây lắp trên cơ sở biện pháp thi công, các đinh mức, đơn giá áp
dụng trong đơn vị. Mối liên hệ giữa giá thành kế hoạch và giá thành dự toán:
Giá thành kế hoạch = giá thành dự toán – mức hạ giá thành dự toán.
- Giá thành thực tế: Là toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành bàn
giao khối lƣợng xây lắp mà đơn vị đã nhận thầu, giá thành thực tế đƣợc xác
định theo số liệu kế toán.
Trong quá trình hoạt động, để đánh giá chính xác trình độ quản lý của
doanh nghiệp, chất lƣợng hoạt động thi công, tình hình thực hiện kế hoạch hạ
giá thành, ngƣời ta cần xem xét so sánh mối quan hệ giữa ba loại giá trên với
nhau.
1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá
trình sản xuất. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đều giống nhau
về chất vì cùng là hao phí về lao động sống, lao động vật hóa mà doanh
nghiệp đã chỉ ra trong quá trình sản xuất, xây dựng để hoàn thành một công
trình, hạng mục công trình. Mối quan hệ này đƣợc biểu hiên qua công thức
sau:
Z= Dđk + C – Dck
Trong đó:
Z: là giá thành sản phẩm
Dđk, Dck: là chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
C: là chi phí phát sinh trong kỳ
Tuy nhiên giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại có sự khác
nhau về lƣợng. Điều đó thể hiện ở các điểm sau
- Chi phí sản xuất luôn tính trong một thời kỳ nhất định còn giá thành
sản phẩm lại liên quan đến cả khối lƣợng xây dựng dở dang kỳ trƣớc chuyển
8

sang nhƣng lại không bao gồm chi phí trực tiếp của khối lƣợng xây dựng dở
dang cuối kỳ.
- Chi phí sản xuất đƣợc tập hợp theo một thời kỳ nhất định còn giá
thành sản phẩm xây dựng là chi phí sản xuất đƣợc tính theo công trình, hạng
mục công trình hay khối lƣợng công tác xây dựng hoàn thành.
1.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.3.1. Đối tƣợng và phƣơng pháp tập hợp chi phí sản suất
1.3.1.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản
xuất cần phải tập hợp nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu
cầu tính giá thành. Việc xác định chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết để
kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Để xác định đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất, trƣớc hết phải căn cứ

vào đặc điểm và công dụng chi phí trong sản xuất. Ở doanh nghiệp xây lắp,
tùy theo cơ cấu tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý sản xuất kinh
doanh mà đối tƣợng hạch toán chi phí có thể là hạng mục công trình, các giai
đoạn công việc của hạng mục công trình hoặc nhóm các hạng mục công
trình… từ đó xác định phƣơng pháp hạch toán chi phí sản xuất.
1.3.1.2. Phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất
Là một phƣơng pháp hay hệ thống các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để
tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tƣợng
hạch toán chi phí.
Có hai phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất:
- Phƣơng pháp tập hợp trực tiếp: Theo phƣơng pháp này đối với các chi
phí phát sinh liên quan trực tiếp dến đối tƣợng tập hợp chi phí nào thì tập hợp
chi phí trực tiếp cho đối tƣợng đó. Phƣơng pháp này đảm bảo tập hợp chi phí
sản xuất cho từng đối tƣợng một cách chính xác, cung cấp số liệu cho việc
tính giá thành của từng công trình, hạng mục công trình và có tác dụng tăng
cƣờng kiểm tra giám sát chi phí sản xuất cho đối tƣợng.
- Phƣơng pháp tập hợp gián tiếp: Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng khi
một loại chi phí khác phát sinh có liên quan đến nhiều đối tƣợng kế toán tập
hợp chi phí sản xuất., hạch toán ban đầu không thể ghi chép riêng cho từng
9

đối tƣợng thì phải lựa chọn phƣơng pháp phân bổ chi phí sản xuất đó cho từng
đối tƣợng tập hợp chi phí. Áp dụng phƣơng pháp tập hợp chi phí gián tiếp
đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau:
Tập hợp chi phí liên quan đến nhiều đối tƣợng.
Xác định hệ số phân bổ trên cơ sở tiêu thức:


Xác định chi phí sản xuất của từng đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất:




1.3.2. Trình tự, phƣơng pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.3.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu thực
tế sử dụng trong quá trình sản xuất nhƣ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,
vật liệu khác sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất hoặc trực tiếp thực hiện các
lao vụ dịch vụ.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm của các doanh nghiệp. Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp thƣờng đƣợc quản lý theo các định mức chi phí do
doanh nghiệp xây dựng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế trong kỳ
đƣợc xác định căn cứ vào các yếu tố sau:
- Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho quá trình sản xuất chế tạo
sản phẩm hoặc thực hiện các lao dịch vụ trong kỳ. Bộ phận giá trị nguyên vật
liệu trực tiếp xuất dùng thƣờng đƣợc xác định căn cứ vào các chứng từ xuất
kho nguyên vật liệu trực tiếp cho các đối tƣợng. Khi phát sinh các khoản chi
phí về nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho, các
chứng từ khác có liên quan để xác định giá vốn của số nguyên vật liệu dùng
cho chế tạo sản phẩm.
Tổng chi phí cần phân bổ

Tổng tiêu thức phân bổ
Hệ số phân bổ

=
Hệ số phân bổ
Tiêu thức phân bổ
cho từng đối tƣợng
Chi phí sản

xuất của từng
đối tƣợng tập
hợp chi phí

=
x
10

- Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại đầu kỳ ở các bộ phận. Đây là
giá trị của bộ phận nguyên vật liệu trực tiếp đã xuất kho cho quá trình sản
xuất ở kỳ trƣớc nhƣng chƣa sử dụng đến đƣợc chuyển sang cho quá trình sản
xuất kỳ này.
- Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp còn lại cuối kỳ ở các bộ phận sản xuất
đƣợc xác định dựa trên phiếu nhập kho nguyên vật liệu không sử dụng hết
hoặc phiếu báo vật tƣ còn lại cuối kỳ ở các bộ phận, phân xƣởng hoặc địa
điểm sản xuất.
- Trị giá phế liệu thu hồi ( nếu có): Đây là giá trị của phế liệu thu hồi
đƣợc tại các bộ phận sản xuất trong kỳ, đƣợc xác đinh căn cứ vào số lƣợng
phế liệu thu hồi và đơn giá phế liệu mà doanh nghiệp đã sử dụng trong kỳ kế
hoạch.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế trong kỳ đƣợc xác định theo công
thức:




Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để sản xuất tại các doanh
nghiệp chủ yếu là chi phí trực tiếp, nên thƣờng đƣợc tập hợp trực tiếp cho
từng đối tƣợng trên cơ sở các “sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
đƣợc mở cho từng đối tƣợng căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật tƣ và báo

cáo sử dụng vật tƣ ở từng bộ phận sản xuất.
Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 –
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Kết cấu chủ yếu của tài khoản này nhƣ sau:
Bên nợ:
- Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế
tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ.
Bên có:
- Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết, nhập lại kho.
Chi phí NVL
trực tiếp thực tế
sử dụng trong
kỳ
Giá trị
NVL
tồn đầu
kỳ
=
+
Giá trị NVL
đƣa vào trực
tiếp chế tạo
sản phẩm
trong kỳ
Giá trị NVL
còn lại cuối
kỳ chƣa sử
dụng
-
-
Giá trị

phế liệu
thu hồi
(nếu có)
11

- Trị giá của phế liệu thu hồi nếu có.
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng cho sản
xuất kinh doanh trong kỳ
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liêu trực tiếp vƣợt trên mức bình
thƣờng.
Tài khoản 621 không có số dƣ.
Sơ đồ 1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp











1.3.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân
trực tiếp sản xuất hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền
lƣơng chính, tiền lƣơng phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo số tiền lƣơng của công nhân sản xuất.
Chi phí về tiền lƣơng (tiền công) đƣợc xác định cụ thể tùy thuộc vào
hình thức tiền lƣơng sản phẩm hay lƣơng thời hạn mà doanh nghiệp áp dụng.

Số tiền lƣơng phải trả cho nhân công sản xuất cũng nhƣ các đối tƣợng lao
động khác thể hiện trên bảng tính và thanh toán lƣơng, đƣợc tổng hợp, phân
bổ cho các đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền
TK 621
TK 111,112,331
TK 152
TK 154
Trị giá NVL xuất kho
dùng trực tiếp cho sản xuất
TK 152
Trị giá NVL mua
dùng ngay cho sản xuất
Trị giá NVL cuối kỳ chƣa
sử dụng và phế liệu thu hồi
Phân bổ và kết chuyển
chi phí NVL trực tiếp
TK 133
Thuế GTGT
(nếu có)
12

lƣơng.Trên cơ sở các khoản trích theo lƣơng (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
kinh phí công đoàn) tính vào chi phí nhân công trực tiếp đƣợc tính toán căn
cứ vào số tiền lƣơng công nhân sản xuất của từng đối tƣợng và tỷ lệ trích quy
định theo quy chế tài chính hiện hành của từng thời kỳ.
Giống nhƣ chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp thƣờng
là các khoản chi phí trực tiếp nên nó đƣợc tập hợp trực tiếp vào các đối tƣợng
tập hợp chi phí liên quan. Trong trƣờng hợp không tập hợp chi phí trực tiếp
đƣợc thì chi phí nhân công trực tiếp cũng đƣợc tập hợp chung sau đó kế toán
sẽ phân bổ cho từng đối tƣợng theo một tiêu chuẩn phân bổ hợp lý.

Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 – chi
phí nhân công trực tiếp. Kết cấu cơ bản của tài khoản này nhƣ sau:
Bên nợ:
- Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm
Bên có:
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm .
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vƣợt trên mức bình thƣờng.
Tài khoản 622 không có số dƣ.
Sơ đồ 1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp










TK 154
TK 622
Lƣơng chính, lƣơng phụ và các
khoản phụ cấp phải trảcho công
nhân sản xuất
TK 334
BHXH, BHYT, KPCĐ
trích theo lƣơng của công
nhân sản xuất
Kết chuyển chi phí nhân công
trực tiếp sản xuất

Trích trƣớc tiền lƣơng
nghỉ phép của công
nhân sản xuất
TK 338
TK 335
13

1.3.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí trực tiếp phát sinh trong
quá trình sử dụng máy thi công để thực hiện khối lƣợng công việc sản xuất.
Sơ đồ1.3. hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
TK 334 TK 623 TK 154
Tiền lƣơng chính, lƣơng phụ
của công nhân điều khiển MTC
TK 152
Vật liệu xuất dùng cho MTC

TK 153
CCDC xuất dùng cho MTC kết chuyển chi phí sử dụng MTC

TK 214
Khấu hao máy thi công

TK 111, 112
Dịch vụ mua ngoài dành chi MTC
TK 133
Thuế GTGT đƣợc KT

Kế toán sử dụng TK 623 – chi phí sử dụng máy thi công. Kết cấu cơ
bản của tài khoản này nhƣ sau:

Bên nợ:
- Tập hợp chi phí liên quan đến máy thi công
Bên có:
- Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công
14

TK 623 không có số dƣ cuối kỳ.
1.3.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ
cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xƣởng, bộ phận sản
xuất. Chi phí sản xuất chung, bao gồm:
- Chi phí nhân viên phân xƣởng: phản ánh chi phí liên quan phải trả cho
nhân viên phân xƣởng.
- Chi phí dụng cụ sản xuất: phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ sản
xuất dùng cho phân xƣởng sản xuất khuôn đúc, gá lắp, dụng cụ cầm tay…
- Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu dùng chung cho phân
xƣởng, nhƣ vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo dƣỡng tài sản cố định dùng cho
phân xƣởng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài để
phục vụ cho hoạt động của phân xƣởng nhƣ chi phí sửa chữa tài sản cố định,
chi phí điện, nƣớc, điện thoại…
- Chi phí khác bằng tiền: phản ánh chi phí bằng tiền ngoài các khoản
chi phí trên, phục vụ cho hoạt động của phân xƣởng nhƣ chi phí tiếp khách,
hội nghị… ở phân xƣởng.
Chi phí sản xuất chung đƣợc tổ chức tập hợp theo từng phân xƣởng, đội
sản xuất, quản lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí, mặt khác chi phí sản xuất
chung còn phải đƣợc tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi. Cuối
kỳ sau khi đã tập hợp đƣợc chi phí sản xuất chung theo từng phân xƣởng, kế
toán tính toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tƣợng hợp lý. Việc
tính toán xác định chi phí sản xuất chung tính vào chi phí chế biến sản phẩm

còn phải căn cứ vào mức công suất hoạt động thực tế của phân xƣởng.
Kế toán sử dụng TK 627 – chi phí sản xuất chung, để kê toán tập hợp
và phân bổ chi phí sản xuất chung. Kết câu cơ bản của tài khoản này nhƣ sau:
Bên nợ:
- Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Bên có:
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung (nếu có)
15

- Chi phí sản xuất chung đƣợc phân bổ, kết chuyển vào chi phí chế biến
cho các đối tƣợng chịu chi phí.
- Chi phí sản xuất chung không đƣợc phân bổ, kết chuyển vào chi phí
sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản 627 không có số dƣ và đƣợc mở 06 tài khoản cấp 2 để tập hợp chi
phí:
- Tài khoản 7261 – chi phí nhân viên phân xƣởng
- TK 6272 – chi phí vật liệu
- TK 6273 – chi phí dụng cụ sản xuất
- TK 6274 – chi phí khấu hao tài sản cố định
- TK 6277 – chi phí dịch vụ mua ngoài
- TK 6278 – chi phí khác bằng tiền
Sơ đồ 1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung














TK 627
Tiền lƣơng, phụ cấp các khoản
theo lƣơng phải trả nhân viên
Kết chuyển, phân bổ chi phí sản xuất
chung để tính giá thành sản phẩm
Phế liệu thu hồi nhập kho
Khấu hao tài sản cố định
TK 214
TK 334, 338
Vật liệu dùng cho đội sản
xuất
TK152
Công cụ dụng cụ dùng
cho đội sản xuất
TK 153, 142, 242
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí khác bằng tiền
TK 1331
Thuế GTGT
(nếu có)
TK 152
Trích trƣớc chi phí lớn
hơn số phát sinh
TK 335
TK 154

TK 111, 112, 331
16

1.3.2.5. Tập hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
cuối kỳ
Kế toán sử dụng TK 154 – chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối
kỳ, có kết cấu nhƣ sau:
Bên nợ:
- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Bên có:
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất
- Tổng giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình hoàn
thành bàn giao
- Tổng giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình hoàn
thành chờ tiêu thụ
Sơ đồ 1.5. Chi phí sản xuất và xác định giá trị xây lắp dở dang















TK 154
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp (cuối kỳ)
Tổng giá thành thực tế của CT,
HMCT hoàn thành chờ tiêu thụ
Các khoản ghi giảm CPSX
Kết chuyển chi phí sản xuất
chung (cuối kỳ)
TK 627

TK 621
Kết chuyển chi phí NCTT
(cuối kỳ)
TK622

Kết chuyển chi phí sử
dụng MTC (cuối kỳ)
TK 623
TK 111, 138, 152
Tổng giá thành thực tế
của CT, HMCT hoàn
thành bàn giao
TK 632
TK 155
17


Sơ đồ 1.6. Kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp





























TK 111,112, 331
TK 335
(1)


TK 152
(2)
(3)

TK 133
TK 621
(7)
(5)

TK 334,338
TK 627
TK 622

TK 152,153

TK 154

(12)
(15)
(16)
TK 152
(13)
TK 152
(14)
TK 335
(10)
TK 214
TK 335
(4)
(6)

(8)
(9)
(11)
(17)
(18)
(21)
(19)
(20)
(22)
(23)
TK 152
TK 138
TK 155
TK 157
TK 632
18

(1): NVL xuất kho dùng cho sản xuất;
(2): NVL mua chuyển thẳng để sản xuất.
(3): Thuế giá trị gia tăng trong khâu mua.
(4): Trích trƣớc tiền lƣơng nghỉ phép của công nhân sản xuất.
(5),(6): Lƣơng và các khoản bảo hiểm phải trả cho công nhân sản xuất và
nhân viên quản lý.
(7): Khi thanh toán lƣơng và bảo hiểm cho công nhân và nhân viên quản lý.
(8): VL và CCDC xuất kho phục vụ sản xuất.
(9): Trích trƣớc CP sửa chữa lớn.
(10): Khấu hao tài sản cố định.
(11): Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phục vụ sản xuất.
(12): Trị giá NVL xuất kho chƣa sử dụng cuối kỳ và phế liệu nhập kho.
(13): Kết chuyển CPNVL TT;(14): Kết chuyển CPNC TT.

(15): Phế liệu thu hồi nhập kho.
(16): Số trích trƣớc lớn hơn số phát sinh.
(17): Kết chuyển chi phí sản xuất chung.
(18): CPSXC không đƣợc phân bổ mà ghi nhận vào CPSX kinh doanh trong
kỳ.
(19): Phế liệu thu hồi do sản phẩm hỏng.
(20): Bồi thƣờng phải thu do sản phẩm hỏng.
(21): Trị giá thành phẩm nhập kho.
(22): Thành phẩm gửi bán thẳng.
(23): Thành phẩm bán thẳng không qua kho.





19

1.4. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Quá trình sản xuất của các doanh nghiệp là liên tục do đó có sản phẩm
hoàn thành và sản phẩm đang chế tạo tại cùng một thời điểm. Khi hạch toán,
kế toán phải biết đƣợc sự dịch chuyển của chi phí đã bỏ vào sản xuất và tính
đƣợc giá thành sản phẩm trong khi một bộ phận chi phí sản xuất đang nằm
trong sản phẩm dở dang. Chính vì vậy kế toán phải tiến hành đánh giá sản
phẩm dở dang cuối kỳ.
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất,
chế tạo. Chúng đang nằm trong quy trình công nghệ sản xuất, hoặc đã hoàn
thành một vài bƣớc chế biến nhƣng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới
trở thành sản phẩm.
Đánh giá sản phẩm làm dở là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất
mà sản phẩm làm dở đƣợc tiến hành trên hai mặt: hiện vật và giá trị.

1.4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp
Theo phƣơng pháp này, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nguyên vật liệu chính, còn các khoản
chi phí khác đƣợc tính hết cho thành phẩm đã sản xuất trong kỳ.
Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng khi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm và đƣợc bỏ
một lần khi bắt đầu sản xuất. Các chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ và bỏ dần
trong quá trình sản xuất.




Trong trƣờng hợp quy trình sản xuất của doanh nghiệp phức tạp gồm
nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau thì chỉ có sản phẩm dở dang cuối kỳ ở
giai đoạn đầu tiên đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn sản
phẩm dở dang ở các giai đoạn sau phải tính theo chi phí nửa thành phẩm của
giai đoạn trƣớc.
Chi phí sản
xuất dở dang
cuối kỳ
Chi phí sản xuất
dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất
phát sinh trong kỳ
Số lƣợng sản
phẩm hoàn
thành trong kỳ
+

Số lƣợng sản
phẩm dở dang
cuối kỳ
x
Số lƣợng sản
phẩm dở dang
cuối kỳ
=
20

Ƣu điểm: Phƣơng pháp này tính toán đơn giản, khối lƣợng công việc
tính toán ít, chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ đƣợc xác định kịp thời, phục vụ
cho việc tính giá thành sản phẩm nhanh chóng.
Nhƣợc điểm: Phƣơng pháp này cho độ chính xác không cao vì không
tính đến các chi phí chế biến khác.
1.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lƣợng sản phẩm
hoàn thành tƣơng đƣơng
Theo phƣơng pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu toàn bộ
chi phí sản xuất trong kỳ theo mức độ hoàn thành.
- Đối với những chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quá trình sản xuất
nhƣ:
Chi phí nguyên vật liệu chính, NVL TT thì tính theo công thức:






- Đối với những chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất nhƣ: chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì tính cho sản phẩm dở dang

cuối kỳ theo mức độ hoàn thành.


Trong đó:

Chi phí sản xuất
dở dang cuối kỳ
Chi phí sản
xuất dở dang
đầu kỳ
+
Chi phí sản
xuất phát sinh
trong kỳ
Số lƣợng sản phẩm
hoàn thành trong kỳ
+
Số lƣợng sản phẩm
dở dang cuối kỳ
x
Số lƣợng sản
phẩm dở dang
cuối kỳ
=
Số lƣợng sản phẩm
dở dang cuối kỳ đã
quy đổi
=
Số lƣợng sản phẩm
dở dang cuối kỳ

Tỷ lệ chế biến
hoàn thành
x
21








Ƣu điểm: Tính toán chính xác và khoa học hơn phƣơng pháp trƣớc.
Nhƣợc điểm: Khối lƣợng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế
biến hoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp và mang tính chủ quan.
Phƣơng pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lƣợng
sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ nhiều và biến động lớn.
1.4.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức
- Đối với chi phí bỏ một lần ngay từ đầu:



- Đối với chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất:




Ƣu điểm: Phƣơng pháp này tính toán nhanh chóng, thuận tiện, đáp ứng
yêu cầu thông tin tại mọi thời điểm.

Nhƣợc điểm: Phƣơng pháp này có độ chính xác không cao, khó áp
dụng vì thông thƣờng khó xây dựng đƣợc định mức chuẩn xác.
Chi phí sản
xuất dở dang
cuối kỳ
Chi phí sản
xuất dở dang
đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất
phát sinh trong
kỳ
Số lƣợng sản
phẩm hoàn
thành trong kỳ
+
Số lƣợng sản
phẩmdở dang cuối
kỳ đã quy đổi ra sản
phẩm hoàn thành
tƣơng đƣơng
x
Số lƣợng sản
phẩm dở dang
cuối kỳ đã quy đổi
ra sản phẩm hoàn
thành tƣơng
đƣơng
=



Chi phí sản xuất của sản
phẩm dở dang cuối kỳ
giai đoạn i
=
Số lƣợng sản phẩm
dở dang cuối kỳ
giai đoạn i
x
Định mức chi
phí giai đoạn i
Chi phí sản xuất của
sản phẩm dở
dangcuối kỳ giai
đoạn i
=
Số lƣợng sản
phẩm dở dang
cuối kỳ giai
đoạn i
x
Mức độ hoàn
thành của sản
phẩm dở dang
x
Định mức
chi phí giai
đoạn i
22


Áp dụng: Phƣơng pháp này thích hợp với những doanh nghiệp đã xây
dựng đƣợc định mức chi phí hợp lý hoặc sử dụng phƣơng pháp tính giá thành
theo định mức.
1.5. Đối tƣợng và phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm
1.5.1. Đối tƣợng tính giá thành
Là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và
cần phải tính giá thành và giá thành đơn vị.
Xác định đƣợc đối tƣợng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn
bộ việc phải tính giá thành sản phẩm. Nó có ý nghĩa quan trọng, là căn cứ để
kế toán mở các bảng chi tiết tính giá thành và tổ chức công tác tính giá thành
theo từng đối tƣợng phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện
kế hoạch giá thành sản phẩm.
1.5.2. Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm
1.5.2.1. Phƣơng pháp tính giá thành trực tiếp
Đây là phƣơng pháp tính giá thành đƣợc áp dụng chủ yếu trong các
doanh nghiệp xây lắp hiện nay vì sản xuất thi công mang tính chất đơn chiếc.



Nếu đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là cả công trình nhƣng yêu cầu
phải tính giá thành thực tế của từng hạng mục công trình có thiết kế, dự toán
riêng thì trên cơ sở chi phí sản xuất tập hợp phải tính toán phân bổ cho từng
hạng mục công trình theo tiêu chuẩn thích hợp






Giá thành

thực tế
=
Giá trị sản phẩm
dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản
xuất phát sinh
trong kỳ
Giá trị sản
phẩm dở dang
cuối kỳ
-
Hệ số phân bổ
=
Tổng chi phí thực tế của công trình

Tổng chi phí dự toán của công trình
23

1.5.2.2. Phƣơng pháp tính giá thành theo định mức
Phƣơng pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp đạt đƣợc
các điều kiện sau đây:
- Phải tính đƣợc giá thành đinh mức trên cơ sở các định mức và đơn giá
tại thời điểm tính giá thành.
- Vạch ra đƣợc chính xác các thay đổi về định mức trong quá trình thi
công
- Xác định đƣợc các chênh lệch so với định mức và nguyên nhân gay ra
chênh lệch đó.
Khi đó, giá thành thực tế của sản phẩm đƣợc tính nhƣ sau:



1.6. Hình thức sổ kế toán sử dụng cho các công tác tính giá thành sản
phẩm xây lắp
Hình thức sổ kế toán sử dụng cho công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm xây lắp. Tùy hình thức kế toán doanh nghiệp đang áp
dụng mà kế toán sử dụng các loại sổ tập hợp chi phí sản xuất khác nhau.
Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ nhật ký chung thì sổ kế toán để
tập hợp chi phí sản xuất gồm có:
- Sổ nhật ký chung
- Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ kế toán tập hợp
chi phí sản xuất gồm có:
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể sử dụng hình thức nhật ký chứng từ, hình
thức nhật ký sổ cái.
Giá thành thực tế
của sản phẩm
=
Giá thành định
mức của sản
phẩm
+
Chênh lệch do
thay đổi định
mức
Chênh lệch do
thoát ly định

mức
+
24

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG,
THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ DU LỊCH THÀNH CÔNG
2.1. Quá trình hoạt động và đặc điểm kinh doanh của công ty
2.1.1. Lịch sử hình thành
Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng, thƣơng mại dịch vụ và du lịch
Thành Công
Trụ sở công ty: Phòng 2B, tầng 02, nhà 09 tầng, số 39 – Đƣờng Nguyễn
Trãi – Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04.5682074
Mã số thuế: 0102356069
Sau khi đƣợc thành lập vào năm 2007, Nhiệm vụ chính của Công ty là
xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ
thuật, san lấp mặt bằng… Với kế hoạch và định hƣớng tƣơng lai hợp lý, Công
ty đã đi vào ổn định và không ngừng phát triển. Hiện nay, Công ty đang mở
rộng quy mô hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực khác nhƣ dịch vụ và
thƣơng mại.
Công ty cổ phần xây dựng, thƣơng mại dịch vụ và du lịch Thành Công
có đầy đủ năng lực nhân sự, thiết bị và kinh nghiệm trong hoạt động xây
dựng. Có thể tham gia thi công các công trình công nghiệp và dân dụng, hạ
tầng kỹ thuật phức tạp, lập và triển khai các dự án đầu tƣ xây dựng các công
trình trƣờng học, các khu đô thị, khu tổ hợp dịch vụ với quy mô lớn…
Không những thế công ty còn cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực xây
lắp, dân sinh nhƣ cho thuê các phƣơng tiện trong ngành xây dựng, kinh doanh
khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, vận tải hàng hóa, lữ hành nội địa, lữ hành quốc
tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch.

Nhìn lại chặng đƣờng 7 năm phát triển, công ty đã gặt hái đƣợc nhiều
thành công, chứng tỏ đƣợc năng lực hoạt động của mình và tạo uy tín với
khách hàng bằng chất lƣợng của các công trình xây lắp đang và đã hoàn thiện.
Công ty đã trúng thầu nhiều dự án đƣợc chủ thầu đánh giá cao về chất lƣợng
cũng nhƣ tiến độ, tiêu biểu là một số dự án sau: gói thầu XL04 “ xây dựng
trạm hậu cần” công ty liên doanh khai thác mỏ Đông Dƣơng Xanh, gói thầu
25

XL05 “ xây lắp đƣờng điện trung thế đoan nối lƣới quốc gia với trạm biến áp”
dự án xây dựng đài phát hình tại Pặc – song, gói thầu EX3 (Km 19 + 000 –
Km 33 + 000) dự án xây dựng đƣờng ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Những ngày mới thành lập, với vốn điều lệ 7.000.000.000 đồng, công ty
đã gặp những khó khăn về đội ngủ nhân viên, cơ sở vật chất còn ít và thiếu
kinh nghiệm. Hiện nay, Công ty đã sở hữu hệ thống cơ sở vật chất, máy móc
và trang thiết bị hiện đại nhƣ máy xúc, máy san tự hành, máy ủi, máy ép cọc,
xe trộn bê tông, máy hàn, máy bơm…
2.1.2. Quy mô vốn của công ty
Vốn điều lệ ban đầu của công ty: 7.000.000.000 đồng ( bằng chữ: Bảy
tỷ đồng Việt Nam)
Biểu 2.1. Thành phần cổ đông của công ty
STT
Tên thành viên
Giá trị góp vốn
(đồng)
Phần góp vốn
(%)
1
Ông Nguyễn Văn Đồng
1.200.000.000
17,14%

2
Ông Mai Trung Hiếu
1.200.000.000
17,14%
3
Ông Lê Tiến Thông
800.000.000
11,43%
4
Ông Bùi Tiến Luận
600.000.000
8.57%
5
Ông Nguyễn Thanh Tuân
500.000.000
7,14%
6
Ông Nguyễn Hữu Khƣơng
400.000.000
5,714%
7
Ông Mai Xuân Hƣng
400.000.000
5,714%
8
Ông Võ Anh Tuấn
400.000.000
5,714%
9
Ông Lại Minh Long

300.000.000
4,28%
10
Ông Khuất Quang Việt
300.000.000
4,28%
11
Ông Nguyễn Đình Anh
300.000.000
4,28%
12
Bà Hoàng Thị Diệu Linh
200.000.000
2,86%
13
Ông Trƣơng Bá Tự
200.000.000
2,86%
14
Ông Đặng Văn Sơn
200.000.000
2,86%
2.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty
Công ty cổ phần xây dựng, thƣơng mại dịch vụ và du lịch Thành Công
là đơn vị hạch toán độc lập hoạt động theo luật doanh nghiệp và các phƣơng
án, kế hoạch sản xuất kinh doanh do Hội đồng quản trị, ban giám đốc của
công ty phê duyệt. Tổ chức hoạt động của Công ty phải đảm bảo nguyên tắc

×