Tải bản đầy đủ (.pptx) (35 trang)

chăm sóc, phục hồi chức năng giai đoạn sớm cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 35 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA ĐIỀU DƯỠNG
TRẦN ĐỨC VƯỢNG
Mã SV: B00174
CHĂM SÓC, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GIAI ĐOẠN
SỚM CHO BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI
DO TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH
Người hướng dẫn:
ThS Vũ Duy Chinh
TỔNG QUAN VỀ TBMMN
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nội dung
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHỤC HỒI CHỨC
NĂNG VẬN ĐỘNG CỦA BỆNH NHÂN TBMMN
CHĂM SÓC, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
KẾT LUẬN
ĐẶT VẤN ĐỀ

TBMMN Là một hội chứng thiếu sót chức năng
não khu trú hơn là lan tỏa, xảy ra đột ngột, tồn
tại quá 24 giờ, loại trừ nguyên nhân sang chấn
não.(WTO)

Tỷ lệ người bị mắc căn bệnh này ngày càng gia
tăng trên thế giới và Việt Nam.(Trung Quốc
370/1 vạn dân, Nhật Bản 340-532/1 vạn dân,
Việt Nam 288-416/1 vạn dân).

Để lại các di chứng, thương tật thứ phát cao,


tăng nguy cơ tử vong.

=> Việc phòng ngừa thương tật thứ phát và
phục hồi chức năng cho bệnh nhân là việc vô
cùng quan trọng.
MỤC TIÊU
1. Mô tả các thương tật thứ cấp thường
gặp ở người TBMMN giai đoạn sớm.
2. Lập kế hoạch chăm sóc, PHCN cho
người bệnh liệt nửa người do TBMMN
giai đoạn sớm.
TỔNG QUAN
SINH LÝ TUẦN HOÀN NÃO

Được tưới máu bởi 2 hệ thống:
- Hệ động mạch cảnh trong.
- Hệ động mạch sống nền.

Các nhánh sâu dễ vỡ do chênh lệch
huyết áp.

Các nhánh nông dễ bị lấp mạch do xơ
vữa hay có cục máu đông bít tắc.
=> TBMMN phân làm 2 loại là nhồi máu
não và xuất huyết não

Lưu lượng tuần hoàn não trung bình
49,8 ml/100g não/ phút.

Luôn có nhu cầu ỏn định về oxy và

glucose. Tế bào não không có dự trữ
oxy, còn glucose chỉ đủ cung cấp trong
2 phút
YẾU TỐ NGUY CƠ
-Tăng huyết áp
- Đái tháo đường
- Bệnh tim
- Béo phì
- Nghiện rượu
- Nghiện thuốc lá
- Tai biến thoáng qua
- Tăng lipid máu
- Tăng acid uric máu,
nhiễm khuẩn, yếu tố
di truyền, gia đình…
ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC CỦA TBMMN
TRIỆU CHỨNG LS
- Thay đổi về tri giác, nhận
thức ở các mức độ khác
nhau.
- Khiếm khuyết vận động.
- Các rối loạn cảm giác.
- Rối loạn cơ tròn
- Rối loạn về nuốt
- Rối loạn về nói.
- Rối loạn thần kinh thực
vật và trung tâm điều nhiệt
- Tổn thương các thần kinh sọ.
CÁC THƯƠNG TẬT THỨ
CẤP

- Loét do đè ép
- Teo cơ
- Tình trạng co rút
- Các tổn thương nhiễm
trùng
- Các biến chứng về tim
mạch
- Bán trật khớp vai
- Loãng xương
TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN
CHỨNG
- Tử vong
- Để lại các di chứng:
khiếm khuyết, giảm chức
năng, tàn tật
NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ

Đảm bảo hô hấp

Duy trì huyết áp ổn định

Chống phù não

Thuốc chống đông

Thuốc làm tăng cường tuần hoàn não

Chăm sóc tích cực

Phục hồi chức năng hạn chế di chứng và

các thương tật thứ phát
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ PHỤC HỒI CN VẬN ĐỘNG CỦA BN TBMMN
CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ PHỤC
HỒI CN VẬN
ĐỘNG CỦA BN
TBMMN
Các yếu tố
khác: liệt mềm
kéo dài, tác động
của nhân viên
PHCN; tâm lý BN,
người nhà BN
Tuổi
Tổn thương não
NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CÔNG TÁC
CHĂM SÓC VÀ PHCN CHO BN TBMMN

Không đúng thời điểm

Việc hướng dẫn cho người nhà bn, cho
cộng đồng cách chăm sóc chưa thật chi
tiết, không có tài liệu kèm theo

Việc tham gia của gia đình và cộng đồng
chưa cao

Việc lượng giá tình trạng bệnh và mức độ

tổn thương vận động chưa được chú ý
đúng mức  quyết định chăm sóc, tập
luyện chưa thật phù hợp
QUY TRÌNH CHĂM SÓC
VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
CHĂM SÓC, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Chiếm vai trò quan trọng trong điều trị bệnh nhân
TBMMN.

Nhận định:
- Các thông tin chung: họ tên, tuổi, nghề nghiệp,
địa chỉ, ngày giờ vào viên.
- Toàn trạng
- Tình trạng tổn thương thần kinh, tâm thần: Liệt
hay không? Rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn….
- Các cơ quan khác:tim mạch, hô hấp, tiêu hoá…
- Các thương tổn thứ phát: loét? Co cơ? Nhiễm
khuẩn…
- Tham khảo hồ sơ bệnh án.
CHẨN ĐOÁN ĐIỀU DƯỠNG
CHẨN ĐOÁN

Giảm khả năng hoạt động
thể lực và giảm khả năng tự
chăm sóc liên quan đến liệt
nửa người giảm nhận thức.

Giao tiếp bằng lời nói bị ảnh
hưởng liên quan đến cản trở

ngôn ngữ.

Nguy cơ tổn thương mất
tính toàn vẹn của da liên
quan đến nằm bất động lâu
ngày và giảm cảm giác
KẾT QUẢ MONG ĐỢI

Dần cải thiện được khả
năng hoạt động thể lực và
tự chăm sóc bản
thân,ngăn ngừa các biến
chứng.

Bệnh nhân sẽ thông tin
được bằng cách thay đổi
phương pháp thông tin và
luyên tập phục hồi được
tiếng nói.

Người bệnh sẽ không bị
tổn thương da hoặc sẽ
phục hồi tổn thương da
nhanh chóng nếu đã có.
CHẨN ĐOÁN ĐIỀU DƯỠNG
CHẨN ĐOÁN

Nguy cơ táo bón liên
quan đến nằm bất
động kéo dài.


Gia đình lo lắng liên
quan đến người nhà
chưa hiểu biết về
bệnh
KẾT QUẢ MONG ĐỢI

Bệnh nhân đi đại tiện
bình thường không bị
táo bón.

Người nhà bệnh nhân
có kiến thức về nguyên
nhân,cách phòng,chăm
sóc, các bài tập thụ
động để tập luyện cho
người bệnh.
LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC

Theo dõi: dấu hiệu sinh tồn, ý thức, thông khí,
tình trạng liệt, thương tổn thứ phát…

Can thiệp y lệnh: thuốc, thực hiện thủ thuật, xét
nghiệm…

Chăm sóc cơ bản:
- Đảm bảo cách chăm sóc đường hô hấp, tránh
nhiễm trùng.
- Đảm bảo dinh dưỡng.
- Chăm sóc về tiết niệu, tiêu hoá, da, mắt.

- Phòng chống loét.
LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC

Phục hồi chức năng hạn chế di chứng:
+ Bố trí giường năm
+ Các vị thế nằm đúng theo mẫu phục hồi
+ Tập vận động thụ động nửa người bên liệt

Giáo dục sức khỏe:
+ Người bệnh và gia đình người bệnh biết
được các nguyên nhân, các yếu tố thuận lợi
gây TBMMN, cách phòng, chăm sóc, theo dõi
người bệnh TBMMN.
+ Hướng dẫn gia đình người bệnh biết cách
tập thụ động người bệnh
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Theo dõi bệnh nhân

Can thiệp y lệnh

Chăm sóc cơ bản

Phục hồi chức năng
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN

Chăm sóc da

Chăm sóc mắt


Vệ sinh răng miệng

Chăm sóc về tiết niệu

Chăm sóc về tiêu hóa

Đảm bảo dinh dưỡng

Phòng chống loét
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Bắt đầu ngay khi có các dấu hiệu ổn định của
TBMMN.

Tránh các thương tật thứ cấp cho bệnh nhân.

Hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà tập
PHCN cho bệnh nhân.

Tập PHCN cho bệnh nhân bắt đầu bằng các kỹ
thuật vị thế và các bài tập vận động.

Giáo dục sức khỏe

Đánh giá kết quả
CÁC KỸ THUẬT VỊ THẾ

Bố trí giường nằm cho người bệnh liệt nửa
người: Không để người bệnh nằm về phía bên
liệt sát tường. Tất cả đồ dùng của bệnh nhân để

về phía bên liệt. Không kê đầu giường lên cao
quá. Đệm giường chắc, luôn phẳng để đề phòng
loét do đè ép, tốt nhất là dùng loại đệm mút cao
su xốp.

Các vị thế nằm đúng của người bệnh theo
mẫu phục hồi
NẰM NGHIÊNG SANG BÊN LIỆT

Đầu bệnh nhân có gối đõ, hơi
gấp các đốt sống cổ phía trên.

Thân mình ở tư thế nửa người,
có gối đỡ phía lưng.

Vai bên liệt được đưa ra trước,
tay duỗi 90độ với thân, khớp
khuỷu duỗi, cẳng tay xoay
ngửa, cổ tay, các ngón tay duỗi,
dạng.

Khớp háng chân liệt duỗi, khớp
gối hơi gấp.

Tay lành ở trên thân hoặc trên
gối đỡ phía lưng.

Chân lành có gối đỡ ở phía
trước, ngang mức với thân,
khớp háng và gối gấp

CÁC KỸ THUẬT VỊ THẾ
NẰM NGHIÊNG PHÍA BÊN LÀNH

Đầu bệnh nhân có gối đỡ chắc chắn
như nằm nghiêng về phía bên liệt.

Thân mình vuông góc với mặt giường,
có gối đỡ ở phía lưng.

Tay bên liệt có gối đỡ phía trước
ngang mức với thân, khớp vai và khớp
khuỷu gấp.

Chân liệt có gối đỡ ở phía trước, khớp
háng và khớp gối gấp, hoặc ngang
ngực. Chân lành ở tư thế khớp háng
duỗi, khớp gối hơi gấp.
CÁC KỸ THUẬT VỊ THẾ
CÁC KỸ THUẬT VỊ THẾ
NẰM NGỬA

Đầu bệnh nhân có gối đỡ, mặt nhìn
thẳng hoặc quay sang bên liệt

Vai bên liệt có gối đỡ mỏng đỡ dưới
xương bả vai, có gối mỏng đỡ tay
liệt xoay ngửa duỗi dọc

Hông bên liệt có gối mỏng đỡ dưới
hông giữ khớp háng duỗi.


Chân bên liệt có gối đỡ dưới kheo
giữ khớp gối gấp, gối đỡ phía mắt cá
ngoài giữ cho chân không đổ
Nên hướng dẫn để người bệnh tự lăn trở nếu khó
khăn trong giai đoạn đầu người nhà có thể hỗ trợ
người bệnh lăn trở.
+ Lăn sang bên liệt: nâng tay và chân bên
lành lên. Đưa chân và tay lành về phía bên liệt.
Xoay thân mình sang bên liệt.
+ Lăn sang bên lành: cài tay lành vào tay liệt.
Giúp người bệnh gập gối và háng bên liệt.
Click icon to add picture
CÁC KỸ THUẬT VỊ THẾ
CÁC BÀI TẬP VẬN ĐỘNG

VẬN ĐỘNG THỤ ĐỘNG
Nguyên tắc chung:

Cần phải thực hiện chậm, nhẹ và đều đặn.
Không bao giờ được dùng lực bắt khớp phải vận
động.

Tập từng khớp trong một khoảng thời gian nhất
định và theo thứ tự

Khi tập phải giữ vị trí chi đó ở vị trí chắc chắn,
một tay ở ngay bên phải trên khớp, tay kia phía
dưới khớp để vận động khớp đó được hết tầm.

×