Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾMÔN kinh tế vi mô đề tài: TẠI SAO TRONG THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG NGƯỜI TA LẠI CHÚ TRỌNG ĐẦU TƯ VÀO VIỆC HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.25 KB, 4 trang )

Nguyễn Văn A, K14501…
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VI MÔ
TẠI SAO TRONG THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG NGƯỜI
TA LẠI CHÚ TRỌNG ĐẦU TƯ VÀO VIỆC HỌC
1
Nguyễn Văn A, K14501…
1. Mô tả sự kiện, hiện tượng
Trong thời kỳ kinh tế phát triển cao, số lượng người đi học có xu hướng giảm
xuống, trong khi đó, khi trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ,
số lượng người đi học lại tăng lên (có thể lấy số liệu của một nền kinh tế trong thời
kỳ tăng trưởng và khủng hoảng để minh chứng, biểu diễn qua các đồ thị, biều đồ
cho sinh động). Phải chăng có mối liên hệ ngược chiều giữa số lượng người đi học
và sự phát triển của nền kinh tế? Theo ý kiến cá nhân của tác giả, trong thời kỳ
khủng hoảng kinh tế, số lượng người đi học sẽ có xu hướng tăng lên xuất phát từ
một số cơ sở lý thuyết sau:
2. Các lý thuyết được vận dụng để giải thích sự kiện, hiện tượng
- Nguyên lý kinh tế học thứ nhất: con người luôn phải đối mặt với sự đánh đổi (trình
bày và giải thích)
- Nguyên lý kinh tế học thứ hai: chi phí của một thứ là cái mà con người phải từ bỏ
đề có được nó (trình bày và giải thích).
- Nguyên lý kinh tế học thứ ba: con người duy lý là con người suy nghĩ ở điểm cận
biên ( trình bày và giải thích).
- Nguyên lý kinh tế học thứ tư: con người phản ứng lại các kích thích (trình bày và
giải thích)
3. Giải thích sự kiện, hiện tượng
Nếu trong giai đoạn bình thường, thông thường một sinh viên đại học khi tốt
nghiệp ra trường, họ có thể tìm kiếm được việc làm, mang lại thu nhập để duy trì
cuộc sống. Tuy nhiên, nếu trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, thì việc tìm được một
công việc ổn định cũng là điểu khó khăn, chứ chưa nói đến việc mở rộng sản xuất
sẽ gặp nhiều khó khăn (vốn, rủi ro),
Chính vì vậy con người phải đối mặt với sự đánh đổi và phản ứng lại các kích


thích: họ đối mặt với quyết định nên mở rộng sản xuất hay dành thời gian, tiền bạc
để đầu tư vào việc học tập. Để xem xét quyết định này, buộc làm họ phải làm phép
so sánh, so sánh giữa lợi ích và chi phí của từng việc.
Đối với việc mở rộng sản xuất:
Lợi ích Chi phí
Một công việc không
chắc chắn do rủi ro nền
kinh tế cao
Chi phí hiện Chi phí đầu tư vào nhà xưởng,
vào nhân công, thuê mặt bằng…
Chi phí ẩn Trong khoảng thời gian đó có
2
Nguyễn Văn A, K14501…
thể đi học, nâng cao kiến thức…
Tổng chi phí Chi phí cơ hội cao
Đối với việc đầu tư vào học tập
Lợi ích Chi phí
Một công việc ổn định
với mức lượng khá
Chi phí hiện Học phí, tiền sách vở, quần
áo…
Chi phí ẩn Trong khoảng thời gian đó có
thể đi làm…
Tổng chi phí Chi phí cơ hội không cao
Qua bảng so sánh trên, ta thấy được lợi ích và chi phí của từng quyết định.
Nên nhớ trong thời kỳ khủng hoảng thì nền kinh tế chứa đựng nhiều rủi ro, vì vậy
việc đi làm, mở rộng sản xuất sẽ làm cho chi phí cơ hội rất cao mà lợi ích của nó thì
cũng chưa chắc chắn đảm bảo là sẽ cao tương ứng. Trong khi đó với việc đầu tư
vào học tập, chi phí cơ hội của nó sẽ thấp hơn trong khi đó lợi ích được đảm bảo vì
khi đã nắm vững được chuyên môn, khi ra trường sẽ có một vị trí công việc phù

hợp với mức lương khá. Chính vì vậy khi so sánh chi phí và lợi ích của từng quyết
định như vậy, với phần lớn những người không ưa thích mạo hiểm họ sẽ quyết định
đầu tư vào việc học.
Bên cạnh đó, với những người có trình độ tương đối cao rồi (đã tốt nghiệp đại
học, hoặc thạc sĩ) họ lại xem xét có có nên đi học tiếp hay không, lúc đó họ lại
quyết định dựa trên nguyên lý thứ 3 (con người duy lý là con người suy nghĩ tại
điểm cận biên)…
Kết luận
Với việc vận dụng 4 nguyên lý kinh tế học về giải thích việc con người ra
quyết định như thế nào, tác giả nhận thấy trong thời kỳ khủng hoảng, con người
thường quyết định đầu tư nhiều hơn cho việc học mà không mở rộng đầu tư cho sản
xuất vì các nguyên nhân sau:
- Chi phí cơ hội của việc học thấp hơn so với chi phí đầu tư mở rộng sản
xuất.
3
Nguyễn Văn A, K14501…
- Lợi ích của việc mở rộng sản xuất khó đo lường và chứa đựng nhiều rủi ro,
trong khi lợi ích của việc học lại rõ ràng và mang tính lâu dài, bền vững
hơn.
- Con người không ưa thích mạo hiểm thường quyết định đầu tư vào việc
học tập nhiều hơn vì chi phí cơ hội của việc học thấp và mang lại lợi ích
lâu dài.
4

×