Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tiểu luận Hiện trạng môi trường nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.43 KB, 27 trang )

1/ Đặt vấn đề :
Nước ta có hệ thống sơng ngòi dày đặc và nhiều lưu vực sơng rộng lớn.
Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế xã hội đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến mơi
trường các lưu vực sơng. Nhìn chung, chất lượng nước các sơng đã bị ơ nhiễm, có
nơi, có đoạn sơng bị ơ nhiễm nghiêm trọng.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nằm gọn trong lưu vực sơng Đồng Nai,
là vùng có tốc độ phát triển kinh tế cao, đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát
triển chung của cả nước. Hiện nay, đạt được sự cân bằng giữa những vấn đề mơi
trường và phát triển kinh tế, đồng thời tiến tới sự tăng trưởng bền vững đang là vấn
đề nóng đối với lưu vực sơng này.
Đề tài “Hiện trạng mơi trường nước lưu vực hệ thống sơng Đồng
Nai” giúp người viết quan tâm sâu sắc hơn đến bảo vệ mơi trường cho phát triển
bền vững.
2/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tài ngun nước.
Phạm vi nghiên cứu: Chỉ đề cập đến hiện trạng mơi trường nước mặt, các
nguồn gây ơ nhiễm chính, đánh giá cơng tác bảo vệ mơi trường nước, đề xuất các
giải pháp ưu tiên bảo vệ mơi trường nước lưu vực hệ thống sơng Đồng Nai.
3/ Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu đề tài là phương pháp tổng hợp các tài liệu được
lấy từ các nguồn thông tin như thư viện, báo đài, internet. Dựa vào sự phân tích,
tổng hợp, so sánh, đối chiếu các tài liệu để thực hiện đề tài.
Mặc dù đề tài được chuẩn bò khá công phu, nhưng chắc chắn vẫn còn sơ
suất, rất mong được sự góp ý của thầy hướng dẫn và các bạn đồng nghiệp. Tác
giả chân thành biết ơn.
4/ Cấu trúc tiểu luận:
PHẦN MỞ ĐẦU.
PHẦN NỘI DUNG
- Đặc điểm lưu vực hệ thống sơng Đồng Nai.
- Báo động ơ nhiễm nước lưu vực hệ thống sơng Đồng Nai.
- Các thiệt hại do ơ nhiễm nước.


- Tình hình quản lý chất luợng nước.
- Các biện pháp cụ thể bảo vệ mơi trường nước.
PHẦN KẾT LUẬN.
1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT
BOD
5
COD
ĐTM
DO
GDP
KCN
KCX
LVS
LVHTS
NN & PTNT
SS
TCVN
TN & MT
TP
UBND
Bảo vệ môi trường
Nhu cầu ôxy sinh học
Nhu cầu ôxy hóa học
Đánh giá tác động môi trường
Ôxy hòa tan
Tổng sản phẩm trong nước
Khu công nghiệp
Khu chế xuất

Lưu vực sông
Lưu vưc hệ thống sông
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chất rắn lơ lửng
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tài nguyên và Môi trường
Thành Phố
Ủy ban nhân dân
2
MỤC LỤC

Trang
I. ĐẶC ĐIỂM LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI 4
1. Đặc điểm tự nhiên 4
2. Tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm môi trường 5
3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 5
II. BÁO ĐỘNG Ô NHIỄM NƯỚC LVHTS ĐỒNG NAI 7
1. Hiện trạng ô nhiễm 7
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm 13
- Nước thải công nghiệp 13
- Hoạt động của các KCN và KCX 13
- Hoạt động khai thác khoáng sản 14
- Nước thải làng nghề 14
- Nước thải sinh hoạt 15
- Nước thải y tế 16
- Hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản 17
- Hoạt động giao thông vận tải thuỷ 17
- Chất thải rắn 18
- Suy giảm diện tích rừng đầu nguồn 20
- Những tác động có liên quan 20

III. CÁC THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC 21
1. Ảnh hưởng tới con người 21
2. Ảnh hưởng đến nguồn nước cấp 22
3. Ảnh hưởng tới môi trường 22
4. Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế 23
IV. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI LVHTS ĐỒNG NAI 24
V. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC 25
KẾT LUẬN …………………………………………………………………26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………… 27
3
I. ĐẶC ĐIỂM LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI.
1. Đặc điểm tự nhiên.
Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có diện tích phần lưu vực thuộc lãnh thổ
Việt Nam khoảng 37.400 km
2
( chiếm 84,8% tổng diện tích lưu vực). Lưu vực bao
gồm gần như toàn bộ các tỉnh Lâm Đồng, Bình phước, Bình Dương, Tây Ninh,
Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và một phần các tỉnh Đắk Nông, Long An, Bà
Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận (tổng cộng 11 tỉnh, thành phố có liên
quan).
LVHTS Đồng Nai có hình thái cấu trúc theo dạng nhánh cây, bao gồm dòng
chính là sông Đồng Nai phân bố theo trục Đông Bắc – Tây Nam và các nhánh sông
lớn quan trọng cùng đổ nước vào dòng sông chính là sông La ngà (nằm bên trái
dòng chính theo hướng từ thượng nguồn ra cửa sông), sông Bé, sông Sài Gòn và
sông Vàm Cỏ (nằm bên phải).
H. 1
Bản đồ các tỉnh có liên quan LVHTS Đồng Nai
(Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường)
Sông Đồng Nai có dòng chính dài 470 km và có diện tích lưu vực tính đến
thác Trị An là 14.800 km

2
. Sông Sài Gòn có dòng chính dài 256 km, diện tích lưu
vực 4.710 km
2
. Sông Bé có dòng chính dài 344 km, diện tích lưu vực 7.170 km
2
.
Sông La Ngà có độ dài 290 km, diện tích lưu vực 4.100 km
2
. Toàn bộ lưu vực có
266 sông suối với chiều dài từ 10 km trở lên.
Lưu vực đổ nước ra biển tại 2 cửa chính là vịnh Gàng Rái và cửa Soài Rạp.
Vùng hạ lưu và thủy triều có thể ảnh hưởng sâu vào trong lục địa gây nhiễm mặn
4
PHẦN NỘI DUNG
nước. Ảnh hưởng của thủy triều tại sông Sài Gòn đã được ghi nhận tại đập Dầu
Tiếng cách cửa sông tới 148 km và tại chân đập Trị An.
Tổng lượng dòng chảy hàng năm LVHTS Đồng Nai khoảng 36,3 tỷ m
3
trong
đó có khoảng 32 tỷ m
3
phát sinh trong lãnh thổ (chiếm 89% tổng luợng nước trong
lưu vực); lượng dòng chảy năm của sông Bé khoảng 8 tỷ m
3
, sông Sài Gòn khoảng
3 tỷ m
3
, sông Vàm Cỏ và sông La Ngà, mỗi sông khoảng 5 tỷ m
3

.
LVHTS Đồng Nai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân hóa theo hai mùa rõ rệt
là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đáên tháng 10 chiếm khoảng
85% tổng lượng mưa cả năm.
Lưu vực có rất nhiều đập và công trình điều tiết với hai hồ chứa lớn là hồ Trị
An (phát điện); hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi). Các công trình thủy điện khác là Đơn
Dương, Đại Ninh trên sông Đồng Nai; Thác Mơ, Srok Fuming, Cần Đơn trên sông
Bé; Hàm Thuận và Đa Mi trên sông La Ngà.
Sau khi có công trình Trị An, Dầu Tiếng, lưu luợng trung bình tháng trong
mùa kiệt (các tháng 2, 3, 4) tăng lên 4 tới 5 lần so với trước, lưu lượng mùa lũ ( các
tháng 8, 9, 10) giảm chỉ còn khoảng 50% so với trước khi có công trình.
2. Tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm môi trường.
LVHTS Đồng Nai được biết là khu vực có tài nguyên khoáng sản phong phú
bao gồm vàng, sắt, thiết, kẽm bắt đầu được quan tâm và khai thác trong thời gian
gần đây.
Hệ thống rừng đầu nguồn đóng vai trò rất quan trọng đối với nguồn nước ở
LVHTS Đồng Nai. Tổng diện tích rừng đầu nguồn ở LVHTS Đồng Nai hiện còn
khoảng 950.000 ha, chiếm 18,66% tổng diện tích đất tự nhiên của 9 tỉnh miền Đông
Nam Bộ; trong đó, khoảng 280.000 ha là rừng đặc dụng. Rừng đầu nguồn có ý
nghĩa lớn trong việc duy trì nguồn nước LVHTS Đồng Nai vào mùa khô và chống
lũ quét vào mùa mưa, đồng thời có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ nguồn gen quý và
nơi bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái nhiệt đới. Tuy nhiên, hiện nay
rừng càng ngày càng bị tàn phá nặng nề, không bảo đảm chức năng phòng hộ của
rừng đầu nguồn. Về số lượng, 89% các loại thực vật che phủ rừng phòng hộ là các
loại kém tác dụng về mặt giữ nước, dưới tán rừng thảm mục ít, làm giảm khả năng
điều hòa nguồn nước trong mùa khô cho sông Đồng Nai.
Trong lưu vực hiện có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị sinh thái và
kinh tế cao, lớn nhất là khu bảo tồn sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, diện tích
73.360 ha (đây là khu bảo tồn sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam được
UNESCO công nhận), khu bảo tồn sinh quyển - Vườn Quốc gia Cát Tiên diện tích

73.878 ha. Ngoài ra còn rất nhiều khu rừng đầu nguồn không có những giá trị về
mặt cảnh quan, sinh thái mà còn có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết, bảo
vệ nguồn nước ở lưu vực.
Vùng châu thổ của hệ thống sông Đồng Nai được biết đến là nơi sinh sản của
các loài thủy sản, trong đó sản phẩm từ thủy sản đóng góp một phần đáng kể vào
kinh tế địa phương. Ô nhiễm nước vùng cửa sông sẽ đe dọa nghiêm trọng tới cuộc
sống ngư dân vùng biển.
3. Đặc điểm kinh tế, xã hội.
Tổng dân số của 11 tỉnh thuộc lưu vực năm 2005 khoảng 16,4 triệu người; dân
số thành thị khoảng 7,8 triệu người. Phân bố dân cư trên toàn lưu vực không đồng
đều, có sự khác biệt, mất cân bằng giữa các địa phương, giữa khu vực thành thị và
nông thôn.
Mật độ dân số trung bình lưu vực là 296 người/km
2
, riêng TP. Hồ Chí Minh
5
có mật độ dân số là 2.811 người/km
2
.
H. 2
Dân số các tỉnh thuộc LVHTS Đồng Nai
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2005)
Trên lưu vực sông đang diễn ra quá trình đô thị hóa với tốc độ cao. Tốc độ gia
tăng dân số đô thị trung bình trên toàn lưu vực là 5,5%, trong đó, tốc độ tăng dân số
đô thị cao nhất là tại tỉnh Bình Dương lên tới 15,6%. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu là những tỉnh có tốc độ đô thị hóa cao.
Mặc dù tốc độ đô thị hóa cao nhưng cơ sở hạ tầng như đường giao thông,
bệnh viện, cấp nước phát triển không tương xứng với quá trình này.
LVHTS Đồng Nai là khu vực năng động nhất trong phát triển kinh tế của cả
nước với nhiều ngành nghề đa dạng và phong phú, bao gồm hầu hết các lĩnh vực

sản xuất hiện nay. Các tỉnh Tây Ninh, Long An, Bình Dương, Đồng nai, Bà Rịa –
Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh còn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
đóng góp đến 40% mức thu cho ngân sách nhà nước. Đây là một trong những vùng
kinh tế phát triển với tốc độ cao và bền vững, là vùng động lực tăng trưởng kinh tế
của cả nước.
H. 3
Tăng trưởng sản xuất công nghiệp các tỉnh thuộc LVHTS Đồng Nai
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2005)
Hiện nay trong lưu vực có gần 60 khu công nghiệp và khu chế xuất đang hoạt
động, tập trung chủ yếu ở 6 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam và nằm ở phía hạ lưu của lưu vực. Các địa phương khác đã hình thành một số
khu công nghiệp nhưng tỉ lệ lấp đầy diện tích còn rất thấp. Tỷ trọng ngành công
6
nghiệp trên lưu vực chiếm khoảng 58% GDP ngành công nghiệp của cả nước.
Tổng diện tích đất nông nghiệp sử dụng cho trồng trọt khoảng 1,45 triệu ha
(chiếm 24,3% tổng diện tích). Miền Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên là vùng
trọng điểm phát truển các loại cây công nghiệp dài ngày: cao su, cà phê, chè, điều,
tiêu, mía và các loại cây màu: bắp, củ mì, đậu nành, đậu phộng
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, hoạt động chăn nuôi trong lưu vực rất phát
triển, số lượng gia súc tăng rất nhanh: năm 2001 là 2,7 triệu con, đến năm 2005 số
lượng đạt gần 4,4 triệu con.
Lưu vực có tiềm năng lớn về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản với nhiều
loài có giá trị kinh tế cao như tôm càng xanh, bống mú, cá chìa vôi Tổng diện
tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các địa phương trên lưu vực là khoảng
71.800 ha, sản lượng thủy sản nuôi khoảng 449.000 tấn/năm.
Giao thông vận tải thủy: theo thống kê, đến nay, tập trung tại vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam có 37 cảng lớn nhỏ với khả năng tiếp nhận các tàu từ 1.000 –
30.000 DWT (Nguồn: Báo cáo Quốc gia ô nhiễm biển từ đất liền Việt Nam, 2004).
II. BÁO ĐỘNG Ô NHIỄM NƯỚC LVHTS ĐỒNG NAI.
1. Hiện trạng ô nhiễm.

Trải rộng trên địa bàn nhiều tỉnh, LVHTS Đồng Nai chịu ảnh hưởng mạnh
của nhiều nguồn tác động trên toàn lưu vực. Phần hạ lưu của nhiều sông trong lưu
vực đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó, có đoạn đã trở thành sông “chết”.
Sông Đồng Nai có nhiều đoạn đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là vùng
hạ lưu.
Nước sông Đồng Nai, đoạn từ nhà Máy nước Thiện Tân đến Long Đại - Đồng
Nai đã bắt đầu ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng, đáng chú ý là đã phát hiện
hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995 đối với nguồn loại A. Trong đoạn
sông này, chất rắn lơ lửng thường vượt tiêu chuẩn từ 3 – 9 lần, giá trị COD vượt từ
1,8 – 2,8 lần, giá trị DO thấp dưới giới hạn cho phép.
H. 4
Diễn biến Coliform tại Hóa An trên sông Đồng nai
(Nguồn: Sở TN & MT TP. Hồ Chí Minh, 2005)
Trên đoạn sông từ khu vực trạm bơm cấp nước Hóa An đến trạm Cát Lái, qua
địa bàn TP. Hồ Chí Minh cho thấy chất luợng nước tương đối ổn định từ năm 2001
đến nay; hàm lượng BOD
5
dao động trong khoảng 2 mg/l, đạt tiêu chuẩn chất lượng
7
nước mặt dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Hàm lượng dầu dao động từ 0,025
đến 0,029 mg/l, trong khi TCVN qui định không cho phép dầu hiện diện trong
nguồn nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Ô nhiễn vi sinh ở mức cao tại các
khu vực Hóa An và Cát Lái, nhưng đã có chiều hướng giảm trong vài năm gần đây.
Chất lượng nước sông của khu vực hạ lưu:
Giá trị DO giảm xuống rất thấp, SS vượt từ 2 – 2,5 lần TCVN 5942-1995 (loại
B). Vùng này cũng đã bị nhiễm mặn nghiêm trọng, nước sông ở khu vực này không
thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu.
Hệ thống sông sài Gòn bị ô nhiễm nghiêm trọng, chủ yếu là ô nhiễm chất
hữu cơ, vi sinh và một số nơi đã có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng.
Chất lượng nước trên các đoạn sông trung lưu bị ô nhiễm cục bộ bởi các chất

hữu cơ. Đó là khu vực cầu Bến Súc, cửa sông Thị Tính Kết quả quan trắc tại các
khu vực cho thấy, giá trị DO đạt thấp, N – NH
4
+
vượt TCVN 5942-1995 (loại A).
Riêng vùng cửa sông Thị Tính hàm lượng N – NH
4
+
vượt gần 30 lần tiêu chuẩn.
Nước sông bắt đầu bị ô nhiễm từ khu vực cửa sông Thị Tính và tăng dần về
phía hạ lưu. Mức độ ô nhiễm ngày càng tăng trong những năm gần đây: kết quả
quan trắc cho thấy pH và DO xuống rất thấp, đặc biệt là vùng tiếp giáp với khu vực
cầu An Lộc, An Hạ (TP. Hồ Chí Minh) DO không đạt TCVN 5942-1995 (loại B).
Qua kết quả phân tích chất lượng nước từ năm 2000 đến nay, tại các trạm
quan trắc Phú Cường, Bình Phước và Phú An, sông Sài Gòn khu vực TP. Hồ Chí
Minh cho thấy nước sông tại các khu vực này đã bị ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt là ô
nhiễm dầu và vi sinh. Giá trị DO dao động từ 0,7 – 2,7 mg/l, không đạt tiêu chuẩn
chất lượng nước mặt dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt, theo TCVN 5942-1995
(loại A). Các giá trị BOD
5
dao động từ 2 – 6 mg/l, cũng không đạt tiêu chuẩn nước
mặt dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt.
H. 5
Diễn biến BOD
5
tại các trạm trên sông Sài Gòn – khu vực TP. Hồ Chí Minh
(Nguồn: Sở TN & MT TP. Hồ Chí Minh, 2006)
Hàm lượng dầu đo được dao động khoảng 0,03 mg/l, trong khi tiêu chuẩn qui
định không cho phép dầu hiện diện trong nguồn nước dùng làm nguồn cấp nước
sinh hoạt.

8
H. 6
Diễn biến dầu mỡ qua các năm tại một số trạm trên sông Sài Gòn
(Nguồn: Sở TN & MT TP. Hồ Chí Minh, 2006)
Khu vực này cũng bị nhiễm vi sinh (Coliform) ở mức cao, vượt từ 3 – 168 lần
tiêu chuẩn cho phép và có xu hướng tăng dần từ thượng nguồn, khu vực Phú
Cường, về phía hạ lưu, trạm Bình Phước và Cát Lái.
Diễn biến Coliform tại một số trạm trên sông Sài Gòn
(Nguồn: Sở TN & MT TP. Hồ Chí Minh, 2006)
Tại khu vực Nhà Bè - Cần Giờ (phía sau hợp lưu sông sài Gòn và sông Đồng
Nai), khu vực Nhà Bè và Lý Nhơn (trên sông Nhà Bè), Tam Thôn Hiệp (trên sông
Đồng Tranh) và Vàm Cỏ (cửa sông Vàm Cỏ): chất lượng nước sông tại khu vực
Nhà Bè - Cần Giờ không có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ. Giá trị DO và BOD
5
vẫn đạt
tiêu chuẩn chất lượng TCVN 5942-1995 (loại B). Mức độ ô nhiễm dầu có xu
hướng giảm trong những năm gần đây. Ô nhiễm vi sinh vẫn ở mức cao và có chiều
hướng gia tăng so với cùng kỳ các năm trước.
Chất lượng nước của các sông khác trong lưu vực cũng đang bị suy giảm.
Chất lượng nước của một số sông nhánh khác như sông Bé, Đa Nhim – Đa
Dung phần hạ lưu cũng đang diễn biến theo chiều hướng xấu đi. Hàm lượng sắt
trên sông Bé rất cao, vượt TCVN 5942-1995 (loại A) từ 10 – 12,5 lần, điều này
khiến cho việc sử dụng nước sông để cấp nước sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn.
Ngoài ra, vào mùa mưa, nước sông thường rất đục.
Sông Vàm Cỏ đã bị ô nhiễm hữu cơ. Giá trị đo được của các thông số đặc
9
trưng cho ô nhiễm hữu cơ đều tương đối cao, vượt TCVN 5942-1995 (loại A). Khu
vực cầu Kênh Xáng (Tây Ninh, thượng lưu sông Vàm Cỏ Đông) là khu vực chịu ô
nhiễm nặng nhất, trong những tháng cuối năm, giá trị DO thấp hơn TCVN nhiều
lần. Trong khi đó, N-NH

4
+
lại vượt TCVN 5942-1995 (loại A) nhiều lần. Chất
luợng nước sông không cò đảm bảo tiêu chuẩn sử dụng cho mục đích cấp nước.
Diễn biến BOD
5
tại một số khu vực trên sông Vàm Cỏ Tây
(Nguồn: Sở TN & MT Long An, 2006)
Ô nhiễm nhất trong lưu vực, sông Thị Vải có một đoạn sông “chết” dài trên
10 km. Đó là đoạn sông từ sau khu vực hợp lưu Suối Cả - Sông Thị Vải khoảng 2
km đến khu công nghiệp Mỹ Xuân. Nước bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng, có màu
nâu đen và bốc mùi hôi thối kể cả thời gian triều lên và triều xuống. Giá trị DO
thường xuyên dưới 0,5 mg/l (giá trị thấp nhất tại khu vực cảng Vedan 0,04 mg/l).
H. 9
Diễn biến DO dọc theo sông Thị Vải (đợt đo giữa tháng 5/2006)
(Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2006)
Với giá trị DO gần bằng 0 như vậy, các loài sinh vật không còn khả năng sinh
sống. Thông số N-NH
4
+
cũng vượt quá TCVN 5942-1995 (loại B) từ 3 – 15 lần, giá
trị Coliform vượt TCVN (loại B) từ vài chục đến vài trăm lần.
10
H. 10
Diễn biến NH
4
+
tại sông Thị Vải (sau cống xả nhà máy bột ngọt Vedan)
(Nguồn: Sở TN & MT Bà Rịa – Vũng tàu, 2005)
Hàm lượng thủy ngân tại khu vực cảng Vedan, cảng Mỹ Xuân vượt 1,5 – 4

lần, kẽm vượt 3 – 5 lần TCVN 5942-1995 (loại B).
Hệ thống ao hồ, kênh rạch trong khu vực đô thị trên LVHTS Đồng nai đã
bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Ô nhiễm nước mặt tại các kênh rạch nội thành TP. Hồ Chí Minh hiện nay
đang trở thành một trong những vấn đề nổi cộm của lưu vực sông. Khu vực nội
thành của thành phố hiện có 5 hệ thống kênh rạch tiêu thoát nước chính. Hầu hết
các kênh rạch này đã bị ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm vi sinh ở nức cao. Vào mùa
khô, ô nhiễm trở nên đặc biệt nghiêm trọng do khả năng tự làm sạch của thủy vực
kém hơn mùa mưa. Đặc biệt, giá trị Coliform tại hầu hết các kênh rạch đều ở mức
cao, vượt TCVN 5942-1995 (loại B) từ hàng nghìn đến vài chục nghìn lần.
Giá trị Coliform tại các kênh chính của TP. Hồ Chí Minh năm 2005
(Nguồn: Cục BVMT)
Nhiều kênh rạch trong thành phố đã trở thành các kênh nước thải. Tại đây,
giá trị BOD
5
vượt 5 – 16 lần TCVN 5942-1995 (loại B).
11
H. 12
Hàm lượng BOD
5
tại một số kênh rạch của TP. Hồ Chí Minh năm 2005
(Nguồn: Viện Tài nguyên và Môi trường, 2005)
Theo kết quả quan trắc, hệ thống kênh Tân Hóa – Lò Gốm bị ô nhiễm nghiêm
trọng nhất. Giá trị DO xấp xỉ bằng 0, tình trạng này kéo dài rong suốt gần 10 năm
nay cho thấy đây thật sự là hệ thống kênh chết, không còn khả năng tự làm sạch.
Trên suốt chiều dài kênh, không khí hai bên bờ bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi mùi
hôi thối bốc lên từ lòng kênh, một số đoạn có hiện tượng tắc nghẽn kênh do lượng
rác thải ứ đọng quá nhiều.
H. 13
Nhiều nhà máy, khu công nghiệp và cảng được xây dọc sông Thị Vải

(Nguồn: Cục BVMT)
Tình hình ô nhiễm một số suối tại các khu đô thị trên LVHTS Đồng Nai
(Nguồn: Báo cáo tổng quan và đánh giá nhận xét về tình hình môi trường và thực
trạng quản lý, bảo vệ nguồn nước ở LVHTS Đồng nai, 2004):
Suối Săn máu (Trung tâm TP. Biên Hoà, Đồng Nai) bị ô hiễm do nước thải
hỗn hợp của TP. Biên Hòa. Nước suối cũng bị ô nhiễm hữu cơ và ô nhiễm vi sinh
nghiêm trọng (giá trị DO chỉ đạt 1,6 mg/l, Coliform vượt 240 lần TCVN 5942-1995
(loại B).
Suối Ba Bò (Thủ Đức, TP. Hồ Chi Minh) bị ô nhiễm hữu cơ do tiếp nhận
nước thải từ KCN Đồng Nai, Sóng Thần (Bình Dương) và từ khu dân cư dọc 2 bên
suối. Giá trị BOD
5
vượt 3,5 lần, DO thấp dưới tiêu chuẩn 5 lần TCVN 5942-1995
(loại B).
12
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm.
Hiện nay, LVHTS Đồng Nai đang chịu áp lực mạnh mẽ của gia tăng dân số,
đô thị hóa và phát triển kinh tế, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Ngoài ra môi trường nước còn chịu tác động mạnh bởi hoạt động phát
triển thủy điện - thủy lợi, việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học và thuốc
bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, hoạt động khai thác khoáng sản, phát triển giao
thông vận tải thủy….
Trong số các nguồn thải có lưu lượng thải lớn, nước thải sinh hoạt và nước
thải công nghiệp đóng góp tỉ lệ lớn nhất, với tải lượng các chất ô nhiễm rất cao.
Nước thải công nghiệp.
Theo thống kê đến hết năm 2004 trên LVS có 9.147 doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp (trong đó TP. Hồ Chí Minh chiếm hơn 60%). Trong số đó, có rất nhiều
cơ sở sản xuất phân tán, nằm xen kẽ trong các khu dân cư, do đó công tác quản lý,
kiểm soát nguồn và lượng thải thường rất khó khăn.
Xét về tổng lượng nước thải, bình quân một ngày, lưu vực sông tiếp nhận

khoảng 480.000 m
3
nước thải từ các khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất công
nghiệp phân tán trên lưu vực.
Hoạt động của các KCN và KCX.
Tính đến giữa năm 2006, trên lưu vực có 56 KCN và KCX đang hoạt động
(chủ yếy tập trung ở các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam), trong số đó
chỉ có 21 khu có hệ thống xử lí nước thải tập trung, còn lại đều xả trực tiếp vào
nguồn nước, gây tác động lớn đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận.
Xử lý nước thải của các KCN và KCX tại TP. Hồ Chí Minh (Nguồn: Sở TN
& MT TP. Hồ Chí Minh): Theo thống kê, các KCN, KCX của TP. Hồ Chí Minh có
tổng lượng nước thải khoảng 30.000 m
3
/ngày. Trong đó chỉ khoảng gần 6.000
m
3
/ngày được xử lý (chiếm gần 20% tổng lượng nước thải). Tuy nhiên, tỉ lệ nước
thải được xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN còn ít hơn nhiều.
H. 14
Tỷ lệ lưu lượng nước thải từ các khu công nghiệp tập trung của một số
tỉnh/thành phố trong LVHTS Đồng Nai
(Nguồn: Viện Môi trường và tài nguyên, 2005)
Các KCN và KCX tập trung đóng góp một lượng lớn nước thải (khoảng
120.000 m
3
/ngày vào LVS. Trong đó, lớn nhất là nước thải từ các KCN và KCX
của Đồng Nai (57,2%), tiếp đó là TP. Hồ Chí Minh (23%) và Bình Dương (9%).
Nguồn tiếp nhận nước thải của các KCN này là khu vực trung lưu và hạ lưu
13
sông Đồng Nai (KCN của Đồng Nai, Bình Dương), sông Sài Gòn (KCN của TP.

Hồ Chí Minh, Bình Dương) và sông Thị Vải (KCN, cảng nước sâu của Đồng Nai,
Bà Rịa – Vũng Tàu). Cùng với lượng lớn nước thải sinh hoạt, nước thải từ các
KCN và các cơ sở công nghiệp phân tán đã gây ô nhiễm nghiêm trọng khu vực hạ
lưu sông Đồng Nai, sông Sài Gòn. Đặc biệt sông Thị Vải đã bị ô nhiễm rất nghiêm
trọng (vùng trung lưu đã trở thành “đoạn sông chết).
H. 15
Tổng hợp nguồn thải từ các khu công nghiệp tại một số tỉnh/thành phố thuộc
LVHTS Đồng Nai
(Nguồn: Viện Môi trường và tài nguyên, 2005; (*) số liệu ước tính)
Hoạt động khai thác khoáng sản.
Hiện nay, hoạt động khai thác khoáng sản phát triển tương đối mạnh trong lưu
vực. Nhóm khoáng sản kim loại tập trung chủ yếu ở khu vực thượng lưu (Lâm
Đồng, Đồng Nai), nhóm khoáng sản phi kim (cát, đá, đất sét…) tập trung ở vùng hạ
lưu (Bình Dương, TP. Hồ Chí Mnnh, Đồng Nai, Long An). Các hoạt động khai
thác đang là một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt (kể cả ô
nhiễm kim loại nặng).
Khai thác quặng Bôxit (Lâm Đồng - thượng nguồn sông Đồng Nai) và khai
thác vàng (khoảng 50 điểm quặng và mỏ vàng tập trung ở phía Bắc tỉnh Đồng Nai,
Lâm Đồng và một phần phía Nam tỉnh Đắk Nông): chủ yếu là hoạt động khai thác
lộ thiên, phương tiện khai thác rất thủ công. Hoạt động khai thác sử dụng đến hàng
trăm nghìn m
3
nước; việc đào bới, rửa xói từ hàng chục đến trăm nghìn tấn đất, thải
ra suối đã làm ô nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai.
Khai thác cát: cát được khai thác là cát bồi tích trên các sông vùng hạ lưu của
lưu vực (chủ yếu là sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, Nhà Bè và Soài Rạp).
Các hoạt động khai thác ở khu vực hạ lưu đã có những ảnh hưởng tới môi trường
nước, đặc biệt việc khai thác cát trên sông Đồng Nai đã dẫn đến hậu quả làm rạn
nứt, sụt lỡ đất hai bên bờ sông.
Nước thải làng nghề.

Theo số liệu năm 2002, khu vực phía Nam Trung Bộ và Nam Bộ có tổng số
491 làng nghề với 291 xí nghiệp, hợp tác xã sản xuất. Các dạng làng nghề bao gồm:
chế biến thực phẩm, chiếu cói, sơn mài, mây tre, gốm sứ, thêu, dệt, chế biến gỗ, chế
biến kim loại và một số loại hình làng nghề khác. Trong đó làng nghề chủ yếu là
mây tre (27,9%), chiếu cói (19,4%), chế biến gỗ (11,2%), gốm sứ (6,9%)…
Phần lớn các cơ sở tiểu thủ công nghiệp tại các làng nghề có thiết bị, công
14
nghệ đơn giản, mặt bằng sản xuất nhỏ, khả năng đầu tư cho hệ thống xử lý nước
thải rất hạn chế, do đó đã gây ô nhiễm môi trường khá trầm trọng, với những đặc
trưng khác nhau cho mỗi loại hình.
Nước thải sinh hoạt.
Hiện nay trên toàn lưu vực có 77 khu đô thị với dân số khoảng 8,4 triệu người
(chiếm 60% dân số toàn lưu vực). Phân bố các khu đô thị không đồng đều, tập
trung nhiều nhất trên LVS Sài Gòn. Khu vực từ trung tâm TP. Hồ Chí Minh đến
Thị xã Thủ Dầu Một tập trung khoảng gần 6 triệu dân. Tốc độ đô thị hóa nhanh,
trong khi đó hạ tầng kỹ thuật đô thị phát triển không tương xứng, làm gia tăng ô
nhiễm do nước thải sinh hoạt.
Các khu đô thị hàng ngày thải vào hệ thống sông Đồng Nai trung bình khoảng
992.000 m
3
nước thải sinh hoạt. Tất cả các đô thị trên lưu vực sông đều chưa có hệ
thống xử lý nước thải sinh hoạt. Đây là nguồn thải lớn, gây ô nhiễm môi trường lưu
vực, đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ và vi sinh vật.
H. 16
Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thảitại một số làng nghề trong lưu vực
(Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC, 2002)
H. 17
Một số làng nghề điển hình trên lưu vực
(Nguồn: Báo cáo của Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC, 2002)
Trong LVS, TP. Hồ Chí Minh đóng góp lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất

(77,5%). Hạ lưu sông Sài Gòn, đoạn chảy qua trung tâm TP. Hồ Chí Minh, nước
sông đã bị ô nhiệm nghiêm trọng do đây là khu vực tiếp nhận lượng nước thải sinh
hoạt lớn nhất của thành phố.
Đồng Nai là địa phương đóng góp lượng nước thải sinh hoạt lớn thứ hai trong
lưu vực. Hạ lưu sông Đồng Nai là n ơi tiếp nhận chủ yếu lượng nước thải này, đặc
biệt đoạn sông qua thành phố Biên Hòa (tiếp nhận 87% tổng lượng nước thải sinh
hoạt của tỉnh) môi trường nước đã bị ô nhiễm hữu cơ nặng.
Nước thải y tế.
15
Hầu hết các bệnh viện và trung tâm y tế trong LVS đều chưa có hệ thống xử lý
nước thải hoặc đã có nhưng xử lý chưa triệt để.
H. 18
Tải lượng các chất ô nhiễm do nước thải đô thị của một số tỉnh/thành phố
trong LVHTS Đồng Nai năm 2004
(Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005)
H. 19
Tỉ lệ nước thải y tế ước tính theo số giường bệnh của các tỉnh/thành phố trong
LVHTS Đồng Nai
(Nguồn: Niên giám thống kê 2005)
Nước thải y tế tại TP. Hồ Chí Minh (Nguồn: Sở TN & MT TP. Hồ Chí Minh,
2006): Theo thống kê, toàn thành phố có 109 bệnh viện và trung tâm y tế với tổng
lượng nước thải khoảng 17.000 m
3
/ngày, trong đó có khoảng 13.000 m
3
đã được xử
lý (chiếm 78% tổng lượng nước thải). Tuy nhiên, tỷ lệ nước thải bệnh viện được xử
lý đạt tiêu chuẩn 6772-2000 mới chỉ chiếm 26% so với tổng lượng thải.
Lượng nước thải này hầu hết được thải trực tiếp vào hệ thống tiếp nhận nước
thải sinh hoạt và được đưa vào nguồn nước mặt trong LVS. Đây là nguồn tiềm ẩn

nguy cơ lan truyền dịch bệnh qua môi trường nước.
16
Hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Trồng trọt:
LVHTS Đồng Nai hiện có khoảng 1,8 triệu ha đất nông nghiệp (chiếm 48,7%
diện tích toàn lưu vực). Hoạt động canh tác trên lưu vực sông đã gây ảnh hưởng
xấu đến môi trường nước do việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không
đúng quy cách.
Việc khai thác và cải tạo đất phèn trêm một số vùng như Long An, Củ Chi,
Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh), cộng với việc sử dụng phân bón có đặc tính chua
làm gia tăng mức độ axit hóa nước sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông.
Khai thác các vùng đất chua phèn ở hạ lưu LVHTS Đồng Nai: (Nguồn:
Viện Tài nguyên và Môi trường, 2005): Vùng hạ lưu LVHTS Đồng Nai có 351.478
ha đất phèn chiếm tỉ lệ 24,3% đất nông nghiệp (1.448.667 ha). Các vùng đất phèn
đã được khai thác triệt để cho sản xuất nông nghiệp và do đó gây ảnh hưởng rất xấu
tới chất lượng nước vùng hạ lưu các sông Sài Gòn và Vàm Cỏ.
Chăn nuôi:
Lâm Đồng, Bình Thuận và Đồng Nai là những khu vực có hoạt động chăn
nuôi phát triển rất mạnh trong lưu vực.
H. 20
Số lượng gia súc (trâu, bò, lợn) của một số tỉnh thuộc LVHTS Đồng Nai qua
các năm
(Nguồn: Niên giám thống kê 2005)
Tổng lượng nước thải từ hoạt động chăn nuôi trên toàn LVS là khoảng
147.300 m
3
/ngày. Hầu hết lượng nước thải này đều được đổ xuống các nguồn nước
mặt, gây ô nhiễm môi trường.
Nuôi trồng thủy sản:
Hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển rộng trên toàn lưu vực

(nuôi cá bè, nuôi trong ao hồ, hồ chứa nước…). Tổng diện tích nước mặt nuôi trồng
thủy sản của cá địa phương trên toàn lưu vực khoảng 71.800 ha, sản lượng nuôi đạt
xấp xỉ 500.000 tấn/năm.
Nước thải và chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản thường không được
kiểm soát, không qua xử lý mà thải trực tiếp vào môi trường nước, gây tác động
đáng kể đến chất lượng nước mặt trong LVS. Thêm vào đó, các sự cố do tôm, cá
nuôi chết hàng loạt không được xử lý kịp thời cũng là nguồn gây ô nhiễm môi
17
trường nước mặt nghiêm trọng.
Hoạt động giao thông vận tải thủy.
LVHTS Đồng Nai có nhiều sông lớn, rộng, sâu và luồng lạch ổn định, đặc biệt
là khu vực hạ lưu sông Đồng Nai, Sài Gòn, Nhà Bè, Soài Rạp , Vàm Cỏ, Thị
Vải…. Những khu vực này có các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển giao thông
thủy và hệ thống cảng nước sâu trong khu vực.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện có tổng số 37 cảng lớn nhỏ với khả
năng tiếp nhận các tàu từ 1.000 – 30.000 DWT. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ
thống các cảng kéo theo số luợng tàu thuyền gia tăng. Đây là một trong những
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước mặt do việc xả thải dầu cặn và các chất
thải có nguồn gốc dầu mỡ khoáng. Theo nhiều công trình nghiên cứu thì khối lượng
dầu phát sinh trong quá trình vệ sinh các tàu chở dầu chiếm khoảng 0,67% trọng tải
tàu. Hiện nay, các tàu sông thường rửa vệ sinh tàu và đổ thải ngay tại chỗ đã gây ô
nhiễm dầu trên một số sông rạch khu vực hạ lưu của LVS.
Các sự cố tràn dầu đang ngày càng gia tăng do các vụ va chạm, chìm tàu chở
dầu… Đối với tỉnh ven biển như Bà Rịa – Vũng Tàu thì số lượng sự cố tràn dầu
còn lớn hơn vì ngoài hoạt động giao thông vận tải thủy còn có công nghiệp khai
thác dầu khí.
Sự cố tràn dầu tại TP. Hồ Chí Minh từ 2003 – 2005: (Nguồn: Báo cáo Hiện
trạng môi trường TP. Hồ Chí Minh 2005):
- Vụ va chạm giữa tàu Fortune và xà lan chở dầu An Giang ngày 12/1/2003
làm tràn 388 m

3
dầu DO.
- Tai nạn chìm tàu chở dầu Hồng Anh- Cty TNHH Trọng Nghĩa (do gió to
sóng lớn) ngày 20/3/2003 làm tràn 600 tấn dầu FO.
- Tai nạn đâm va vào cầu cảng chở dầu Kasco ngày 21/1/2005 làm tràn 300
m
3
dầu DO.
- Sự va chạm giữa tàu Hồ Tây 1 và xà lan Hàm Luông ngày 06/4/2005 làm
tràn 5,4 m
3
dầu DO.
Sự cố môi trường do vỡ đường ống dẫn dầu vào các bồn chứa xăng dầu tại các
kho cảng nằm ven sông Đồng Nai – Sài Gòn cũng là nguồn gây ô nhiễm môi
trường nước vùng hạ lưu của LVS.
Chất thải rắn.
Vấn đề gia tăng dân số đã kéo theo khối lượng chất thải rắn cũng gia tăng và
gây quá tải về sức chứa đối với các bãi rác. Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm đáng
kể đối với môi trường nước.
Chất thải công nghiệp và các chất thải y tế nguy hại tuy phát sinh với khối
lượng ít nhưng đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.
Trên lưu vực hiện có 73 bãi rác với các quy mô khác nhau đang hoạt động.
Trong đó, chỉ có bãi rác Gò Cát, Phước Hiệp (TP. Hồ Chí Minh) và khu liên hợp
xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương (Bình Dương) về cơ bản đạt yêu cầu bãi chôn
lấp hợp vệ sinh, các bãi rác còn lại đều là những bãi rác không đúng qui cách.
18
H. 21
Lượng rác thải đô thị phát sinh và tho gom của các tỉnh/thành phố
LVHTS Đồng Nai năm 2003
(Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2004)

H. 22
Lượng rác thải công nhiệp nguy hại phát sinh tại LVHTS Đồng Nai
(Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường)
Ô nhiễm nước do nước rỉ rác từ Bãi rác Đông Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
(Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2004): Tổng diện tích của bãi rác này
khoảng 40 ha. Do không được chống thấm nên nước rò rỉ từ rác thấm xuống đất
gây ô nhiễm các tầng nước ngầm. Rất nhiều giếng đào và giếng khoan của dân cư
xung quanh khu vực bãi rác trong vòng cự ly 2 km từ tường bao không còn sử dụng
được vì nước rất đen và bốc mùi hôi thối. Bên cạnh đó nước rò rỉ từ bãi rác (chủ
yếu là từ các hố tích trữ nước rác) ra ngoài hệ thống bờ bao gây thiệt hại nặng nề
đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân: cá nuôi, heo, gà vịt chết, năng
suất hoa màu giảm sút…. Nước rác từ các hố tích trữ (khoảng 200.000 m
3
với nồng
độ COD trung bình từ 40.000 – 50.000 mg/l) chưa được xử lý đạt yêu cầu và không
có lối thoát, hầu như bị thấm hết xuống các tầng nước ngầm. Ngoài ra các sự cố vỡ
bờ bao (xảy ra vào các ngày 2/6/2000, 17/7/2000 và 23/7/2000) làm cho một lượng
lớn nước rác và rác trong bãi rác tuôn tràn ra ngoài, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi
trường xung quanh và làm thiệt hại đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân
dân quanh vùng.
19
Suy giảm diện tích rừng đầu nguồn.
Trong giai đoạn 1990 – 2002, diện tích rừng d\đầu nguồn ở LVHTS Đồng Nai
đã giảm 107.300 ha, tương ứng với mức giảm bình quân hàng năm là 8.942
ha/năm. Hiện ay, diện tích này còn khoảng 950.000 ha (Viện Môi trường và Tài
nguyên, 2003).
Suy giảm diện tích rừng dẫn tới gia tăng nguy cơ xói mòn, giảm khả năng giữ
nước. Nước mưa chảy tràn qua các vùng đất canh tác nông nghiệp mang theo rất
nhiều tác nhân ô nhiễm (bùn, đất phèn, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu…) đã góp
phần gây ô nhiễm môi trường nước của LVS.

Những tác động có liên quan:
LVHTS Đồng Nai có lợi thế địa hình biến đổi, độ dốc cao tạo điều kiện cho
phát triển từ rất sớm các công trình thủy điện. Ngoài ra, việc xây dựng các hồ chứa
ở khu vực thượng nguồn để điều tiết, phân phối lại dòng chảy, phục vụ cho tưới
tiêu nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt, tạo cảng quan môi trường… cũng phát triển
ạnh. Tuy nhiên, những hạot động này cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chế độ thủy văn
ở vùng hạ lưu, từ đó ảnh hưởng đến độ bền vững của đường bờ, gây xâm nhập mặn
cũng như ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của dòng chảy.
H. 23
Tương quan giữa lưu lượng dòng chảy, tải lượng BOD
5
và khả năng tự làm
sạch của các sông chính trên LVHTS Đồng Nai
(Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005)
Đặc tính dòng chảy cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận và tự làm sạch
của dòng sông. Lưu lượng dòng chảy trung bình năm của sông Sài gòn thấp hơn rất
nhiều lần so với các sông khác trong lưu vực, điều này chứng tỏ khả năng tự làm
sạch của sông sài Gòn kém hơn hẳn so với các sông khác. Trong khi đó tải lượng ô
nhiễm trên sông Sài Gòn lại cao hơn rất nhiều lần, do đó mức độ ô nhiễm trên sông
Sài Gòn thường ở mức rất cao.
Tác động của việc thay đổi tính chất dòng chảy (Viện Môi trường và Tài
nguyên, 2005): Đoạn sông Đồng Nai từ Biên Hòa (Đồng Nai) trở lên thượng lưu có
nhiều nơi bị sạt lỡ nghiêm trọng mà một phần nguyên nhân là do năng lượng dòng
nước đi qua hồ Trị An bị thay đổi. Trong tương lai, việc chuyển nước từ sông Bé
sang sông Sài Gòn (sau khi hoàn thành công trình Phước Hòa) sẽ góp phần cải
thiện chất lượng nước tự nhiên của sông sài Gòn vốn đang bị axit hóa nặng nề,
đồng thời còn cho phép cải thiện khả năng tự làm sạch của sông. Tuy nhiên, lượng
20
nước đổ về hạ lưu sông Đồng Nai khi đó sẽ giảm đi, xâm nhập mặn có thể lấn sâu
hơn và mức độ ô nhiễm sẽ tăng cao.

III. CÁC THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM NƯỚC.
1. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Các con sông là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính cho đô thị và nông
thôn. Đặc biệt người dân ở vùng nông thôn và những người có thu nhập thấp
thường sử dụng trực tiếp nước sông bị các chất gây ô nhiễm nước có nguồng gốc
trong tự nhiên (một số vi sinh vật, kim loại nặng) hoặc từ quá trình sản xuất và sinh
hoạt (hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, dầu, các chất ô nhiễm hữu
cơ…). Đây là nguyên dẫn đến các bệnh đường ruột, phụ khoa, da liễu, thậm chí gây
ra bệnh ung thư…. Nguồn nước ô nhiễm tác động trực tiếp đến con người thông
qua ăn uống và sinh hoạt.
Tác động tích lũy của kim loại nặng và hóa chất bảo vệ thực vật (Nguồn:
Cục Bảo vệ môi trường, 2005): Khi môi trường nước có hàm lượng kim loại nặng
cũng như các hóa chất bảo vệ thực vật vượt mức quy định, những chất này sẽ được
tích lũy trong các loài động thực vật thủy sinh và cây trồng.Thực phẩm này khi
chuyển hóa trong cơ thể con người, các chất nguy hại sẽ được tích tụ, đến khi vượt
ngưỡng cho phép sẽ làm rối loạn chức năng nhiều cơ quan trong cơ thể, có thể dẫn
đến một số bệnh nguy hiểm như gây đột biến gen, ung thư, thiếu máu, các bệnh tim
mạch (cao huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu, viêm tắc mạch ngoại vi, bệnh mạch
vành, thiếu máu cục bộ cơ tim và não), các loại bệnh ngoài da (biến đổi sắc tố, sạm
da, sừng hóa, ung thư da…), tiểu đường, bệnh gan và các vấn đề liên quan tới tiêu
hóa, các rối loạn ở hệ thần kinh hoặc dẫn đến tử vong.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ người dân mắc các bệnh có liên quan đến
nước tại các tỉnh thuộc LVHTS Đồng Nai cũng tương đối cao.
H. 24
Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy tại một số tỉnh trong LVHTS Đồng Nai
(% mắc bệnh trên tổng dân số)
(Nguồn: Bộ Y tế, 2005)
Trong một tỉnh, các huyện/thị có dòng sông bị ô nhiễm đi qua, tỷ lệ mắc các
bệnh trên cũng lớn hơn so với những huyện/thị khác. Tại tỉnh Bình Dương, 3 huyện
Phú Giáo, Dĩ An, Thuận An không chịu ảnh hưởng của nước sông ô nhiễm nên tỷ

lệ mắc bệnh lỵ và tiêu chảy thấp hơn rất nhiều so với các huyện gần sông Sài Gòn
như Bến cát, Dầu Tiếng, Tân Uyên, là những khu vực bị ô nhiễm nước sông tương
đối nặng.
Tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến chất luợng nước mặt tại các xã ven sông
thường cao hơn so với các xã không bị ảnh hưởng của nước sông.
21
H. 25
Tỷ lệ mắc bệnh lỵ và bệnh tiêu chảy của một số huyện/thị tỉnh Bình Dương
năm 2005 (% mắc bệnh trên tổng số dân của huyện/thị)
(Nguồn: Bộ Y tế, 2005)
Trong số những người mắc bệnh liên quan đến nguồn nước thì trẻ em chiếm tỉ
lệ khá cao. Đây là đối tượng nhạy cảm, sức khỏe dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện
môi trường.
Ngoài ra, trong LVS hiện đang tiền ẩn nguy cơ nhiễm bệnh cho cộng đồng do
ảnh hưởng ô nhiễm nước. Theo chuỗi thức ăn, các chất độc hại sẽ tích lũy trong
thực phẩm (rau, cá…) rồi chuyển hóa và tích tụ lâu dài trong cơ thể con người. Nếu
không quản lý hiệu quả, hạn chế việc sử dụng tràn lan hóa chất bảo vệ thực vật,
kiểm soát các nguồn thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp thì nguy cơ nhiễm các
bệnh do ô nhiễm nước sẽ ngày càng tăng.
2. Ảnh hưởng đến nguồn nước cấp.
Tại khu vực đô thị, mặc dù tỉ lệ người dân được sử dụng nước sạch là khá cao
nhưng với những người dân nghèo, khả năng tiếp cận với nước sạch vẫn rất hạn
chế.
Tại khu vực nông thôn, tỉ lệ người dân được sử dụng nước sạch trung bình
toàn quốc năm 2005 là 66%, trong khi đó tỉ lệ này ở LVHTS Đồng Nai là 67%
(Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Bộ NN & PTNT, 2006).
Việc đầu tư hệ thống xử lí nước sinh hoạt cho một hộ gia đình thường vượt
quá mức thu nhập bình quân và mức sống của người dân nông thôn. Dó đó phần
lớn người dân nông thôn khai thác và sử dụng trức tiếp nước sông hoặc các thủy
vực xung quanh phục vụ cho sinh hoạt. Khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm thì đây

chính là yếu tố làm gia tăng bệnh tật của người dân tại các tỉnh phía hạ lưu.
3. Ảnh hưởng tới môi trường.
Sông, suối là nguồn tiếp nhận và vận chuyển các chất ô nhiễm trong nước
mặt. Chất lượng nước mặt có liên quan mật thiết với điều kiện kinh tế - xã hội, môi
trường và hiện trạng sử dụng đất trong lưu vực sông.
Sự thay đổi cấu trúc lòng sông, thảm thực vật hai bên bờ, khả năng thoát lũ,
dòng chảy và môi trường sống của sinh vật cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng
nước.
Nước thải chứa chất hữu cơ có thể thuận lợi cho thực vật phát triển nhưng nếu
vượt quá sẽ gây hiện tượng phú dưỡng, làm giảm lượng oxy trong nước, các loài
thủy sinh bị thiếu oxy dẫn đến một số loài bị chết hàng loạt.
Sự xuất hiện các độc chất như dầu, mỡ, kim loại nặng trong nước sẽ tác động
22
đến động thực vật thủy sinh và dần đi vào chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
Việc xả thải các chất ô nhiễm vào môi trường nước mặt, đặc biệt là vào lúc
triều cường tại các khu vực trung lưu và hạ lưu mang theo lượng thải gây ô nhiễm
quá lớn, không thể kiểm soát đã gây ô nhiễm nặng môi trường.
Ảnh hưởng của ô nhiễm nước sông Thị vải đến hệ sinh thái nước (Nguồn:
Cục Bảp vệ môi trường, 2006): Cả đoạn sông dài khoảng 12 km (từ sau hợp lưu
suối Cả - Sông Thị Vải khoảng 2 km đến khu vực cảng Phú Mỹ, phía sau KCN Mỹ
Xuân) bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Trong khu vực này, các loài tôm cá, thủy
sản hầu như không thể tồn tại và phát triển. Hệ sinh thái nước chỉ còn tồn tại một số
loài động thực vật phù du, nhưng chủ yếu cũng là những loài gây mùi nước, các
loài tảo phát triển chủ yếu cũng là những loài thích nghi với môi trường dinh dưỡng
cao, ưa mội trường nhiều chất bẩn và chính sự phát triển của chúng cũng làm tăng
nguy cơ gây độc cho môi trường nước. Cho đến nay, tình trạng ô nhiễm nước này
vẫn chưa thể giải quyết được.
4. Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế.
Việc sử dụng nước trong LVHTS Đồng Nai hiện nay tập trung vào 3 lỉnh vực
chính: cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp. Lượng nước sử dụng cho

nông nghiệp và sinh hoạt là chính, tuy nhiên tỉ lệ lượng nước sử dụng cho nông
nghiệp trong thời gian tới sẽ giảm để tăng lượng nước sử dụng cho công nghiệp và
sinh hoạt cho phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực. Việc
này tất yếu sẽ dẫn đến những mâu thuẩn, xung đột và tranh chấp quyền lợi giữa các
ngành, địa phương trên toàn lưu vực.
Trong LVS, khi các địa phương ở đầu nguồn có hoạt động gây ô nhiễm nguồn
nước thí khu vực hạ lưu phải gánh chịu hậu quả, dẫn đến những xung đột quyền lợi
giữa các địa phương.
Mâu thuẩn quyền lợi giữa các địa phương trong LVHTS Đồng Nai ( Nguồn:
Dự án môi trường Lưu vực sông Đồng Nai – sài Gòn, 2003): Kho xăng dầu Rạch
Trâu của tỉnh Bình Dương được xây dựng ven sông sài Gòn và nằm ớ phía thượng
lưu so với họng lấy nước của các nhà máy nước Thủ Dầu Một (tỉnh Bìng Dương),
nhà máy nước sông Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minnh). TP. Hồ Chí Minh đã lên tiếng
phản đối gay gắt về dự án này vì lo sợ những hậu quả trong trường hợp xảy ra sự cố
tràn dầu tại kho xăng dầu này. Các bãi chôn lấp rác ở khu vực đầu nguồn các sông
suối cũng gặp phải sự phản ứng quyết liệt của dân chúng. Tỉnh Bình Dương đã phải
ngjiên cứu khảo sát trên 07 vị trí khác nhau để làm khu xử lý rác cho địa bàn Nam
Bình Dương.
IV. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI
LVHTS ĐỒNG NAI.
Liên quan đến quản lý và bảo vệ môi trường LVS, Luật Bảo vệ môi trường
2005 đã đưa ra các điều khoản quy định việc quản lý chất lượng nước và bảo vệ
môi trường nước sông.
Trong thời gian qua, Bộ TN & MT đã đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể
chế về quản lý tài nguyên nước, trình Chính phủ ban hành nhiều Nghị định hướng
dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê
23
duyệt Chiến lược tài nguyên nước quốc gia đến năm 2020; xúc tiến xây dựng quy
hoạch một số lưu vực sông, qua đó tăng cường đáng kể công tác quản lý tài nguyên
nước. Tuy nhiên, việc qui định quản lý lưu vực sông còn có sự chồng chéo, thể

hiện ở chỗ Nghị định 91/200
/NĐ-CP giao Bộ TN & MT quản lý tài nguyên nước, còn Nghị định
86/2004/NĐ-CP lại giao Bộ NN & PTNT quản lý vật thể chứa nước (lưu vực
sông), gây khó khăn cho việc quản lý thống nhất tài nguyên nước.
Mô hình hoạt động phối hợp bảo vệ môi trường ở LVHTS Đồng Nai:
- Tháng 11/2001, đai diện của 11 UBND các tỉnh, thành phố trong kưu vực đã
thỏa thuận và thành lập Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai.
- Ngày 28/12/2001, tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị Chủ tịch UBND
các tỉnh/thành phố trên lưu vực để thảo luận về hợp tác giữa các địa phương trong
việc quản lý nguồn nước toàn lưu vực sông.
- Ngày 21/3/2002, Chính phủ có công văn số 291/CP-KG về việc xây dựng đề
án tổng thể về bảo vệ môi trường nước LVS. Trong đó, Chính phủ giao UBND TP.
Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh trong lưu vực xây dựng Đề án.
Hiện nay, Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn đã xây dựng
xong và đang trình Chính phủ xem xét.
- Tháng 5/2004, Bộ TN & MT đã phối hợp với các địa phương thuộc lưu vực
và các cơ quan khoa học họp bàn triển khai Chương trình BVMT lưu vực sông
Đồng Nai – Sài Gòn.
- Ngày 31/5/2005, Bộ TN & MT và UBND TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với
các địa phương thuộc lưu vực tổ chức Hội nghị bàn tròn đáng giá tình hình thực
hiện cam kết hợp tác bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn.
- Ngày 25/12/2005, Bộ TN & MT cùng các tỉnh trong lưu vực đã đồng thuận
cam kết gồm 8 điểm về các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường trên lưu vực sông.
Theo phân cấp, đến năm 2004, Sở TN & MT tỉnh Đồng Nai đã tổ chức thẩm
định 373 Báo cáo đánh giá tác động môi trường và 770 bản đăng ký đạt tiêu chuẩn
môi trường. Đối với các cơ sở thuộc diện phải kê khai về môi trường, Sở đã cấp
phiếu xác nhận kê khai về môi trường cho 820 cơ sở. (Nguồn: Kỷ yếu tổng kết 10
năm công tác đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam, tháng 12/2004).
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý ô nhiễm môi
trường sông Thị Vải thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu và Đồng nai, Bộ TN & MT đã

phối hợp với UBND 2 tỉnh này tổ chức kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh và
KCN đang hoạt động trên sông Thị Vải. qua kết quả kiểm tra tại chỗ và kết uqả
phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải của 77 cơ sở và KCN cho thấy hầu
hết các cơ sơ sau khi được thẩm định Báo cáo ĐTM hoặc Bản đăng ký đạt tiêu
chuẩn môi trường đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nội dung đã
được phê duyệt hoặc xác nhận; có 49/77 cơ sở đầu tư xây dựng hệ thống xử lý
nước thải nhưng chỉ có 12 cơ sở xử lý đạt TCVN (chiếm 15,6%); 28/77 cơ sở sản
xuất và KCN đã vi phạm các quy định về xả nước thải vượt TCVN gây ô nhiễm
môi trường sông Thị Vải, một số cơ sở và KCN có tải luợng các chất ô nhiễm trong
nước thải lớn; 8/12 KCN chưa xây dựng trạm xử ký nước thải tập trung đáp ứng
yêu cầu xử lý nước thải của các dự án trong KCN, nước thải có nhiều chỉ tiêu ô
nhiễm vượt TCVN.
Bộ TN & MT đã có Quyết định phê duyệt đề cương và tổng dự toán dự án
Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai.
Tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng tàu đã có quy định về phân vùng khai thác,
24
sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.
Cho đến nay, đã có nhiều quy hoạch thủy lợi và thủy điện trên lưu vực sông:
Quy hoạch thủy lợi LVS Đồng Nai; Quy hoạch lũ sông Đồng Nai; Quy hoạch bậc
thang thủy điện trên hệ thống sông Đồng Nai.
Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nướcẩơ địa phương
bước đầu được quan tâm. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ quan Bộ, ngành và
địa phương để giải quyết các vấn đề về LVS còn yếu. Giữa các địa phương trong
cùng lưu vực chưa tìm được tiến nói chung, chưa thống nhất và hợp tác chặt chẽ
trong công tác quản lý môi trường lưu vực.
V. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
NƯỚC LVHTS ĐỒNG NAI.
1. Tập trung xử lý nước thải sinh hoạt tại TP. Hồ Chí Minh và các thành phố
đô thị lớn; nước thải công nghiệp tại các tỉnh trong khu kinh tế trọng điểm phía
Nam như Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà rịa – Vũng Tàu.

2. Kiểm soát chặt chẽ các khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng trong lưu vực:
- Sông Đồng Nai: khu vực cầu La Ngà.
- Sông Sài Gòn: từ cầu Phú Cường đến khu vực Tân Thuận.
- Sông Thị Vải.
- Rạch Tây Ninh, trong thị xã Tây Ninh.
- Các sông, kênh rạch trong nội thành TP. Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, trên sông Đồng Nai: cần kiểm soát chặt chẽ khu vực từ cầu Hóa An
đến cầu Đồng Nai. Trên đoạn này có 3 nhà máy nước lớn.
3. Tạm thời không cho phép đầu tư thêm 5 loại hình công nghiệp có nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo ý kiến của Thủ tướng Chính Phủ, gồm:
chế biến tinh bột sắn, chế biến mủ cao su, sản xuất hóa chất cơ bản (có phát sinh
nước thải công nghiệp), nhuộm, thuộc da. Đồng thời hạn chế cấp phép đầu tư 5 loại
hình công nghiệp khác có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, gồm: công nghiệp xi
mạ, chế biến thủy sản, sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật, sản xuất phân bón (có
phát sinh nước thải công nghiệp) và sản xuất bột giấy trên lưu vực sông Thị Vải.
4. Nhanh chóng thúc đẩy việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường lưu vực
sông Đồng Nai đã trình.
5. Đầu tư nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý môi trường, quản lý
tài nguyên nước.
6. Xây dựng các cơ chế cụ thể để thu hút sự tham gia của tất cả các bên liên
quan trong đó có cộng đồng dân cư trong các quá trình lập quy hoạch, kế hoạch và
triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường LVHTS Đồng Nai.
Trên địa bàn LVHTS Đồng Nai đang diễn ra rất nhiều các hoạt động kinh tế -
xã hội, đạt được nhiều thành tích to lớn, góp phần nâng cao cuộc sống của người
dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng gây ra nhiều hậu quả xấu cho môi trường nói
25
KẾT LUẬN

×